Tài liệu “Tuyên ngôn độc lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh một phong cách chuẩn mực, truyền thống và hiện đại - Phạm Ngọc Hàm: 71KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân
tộc Việt Nam đã kề vai sát cánh, kiên cường, bất
khuất trải qua biết bao cuộc chiến tranh trường kỳ,
gian khổ, đầy hy sinh để bảo toàn bờ cõi và nền
độc lập của dân tộc. Từ “Quốc tộ” của nhà sư Đỗ
Pháp Thuận, “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường
Kiệt đến “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi,
đặc biệt là “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945 của
Chủ tịch Hồ Chí Minh – đó là những thiên anh
hùng ca tái hiện lịch sử giữ nước của dân tộc.
PHẠM NGỌC HÀM*
*Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, ✉ phamngocham.nnvhtq@gmail.com
Ngày nhận: 20/4/2017; Ngày hoàn thiện: 03/5/2017; Ngày duyệt đăng: 10/5/2017
“TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP”
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
MỘT PHONG CÁCH CHUẨN MỰC,
TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
Những bản tuyên ngôn đanh thép ấy về độc lập
chủ quyền của dân tộc Việt Nam cũng là những
mốc son chói sáng về chiến công lẫy lừng của
một dân tộc mà sức mạnh được ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu “Tuyên ngôn độc lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh một phong cách chuẩn mực, truyền thống và hiện đại - Phạm Ngọc Hàm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
71KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân
tộc Việt Nam đã kề vai sát cánh, kiên cường, bất
khuất trải qua biết bao cuộc chiến tranh trường kỳ,
gian khổ, đầy hy sinh để bảo toàn bờ cõi và nền
độc lập của dân tộc. Từ “Quốc tộ” của nhà sư Đỗ
Pháp Thuận, “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường
Kiệt đến “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi,
đặc biệt là “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945 của
Chủ tịch Hồ Chí Minh – đó là những thiên anh
hùng ca tái hiện lịch sử giữ nước của dân tộc.
PHẠM NGỌC HÀM*
*Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, ✉ phamngocham.nnvhtq@gmail.com
Ngày nhận: 20/4/2017; Ngày hoàn thiện: 03/5/2017; Ngày duyệt đăng: 10/5/2017
“TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP”
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
MỘT PHONG CÁCH CHUẨN MỰC,
TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
Những bản tuyên ngôn đanh thép ấy về độc lập
chủ quyền của dân tộc Việt Nam cũng là những
mốc son chói sáng về chiến công lẫy lừng của
một dân tộc mà sức mạnh được nhân lên vạn lần
từ khối đại đoàn kết toàn dân, truyền thống nhân
nghĩa, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Nhờ
sức mạnh tổng hợp đó mà dân tộc ta “gậy tầm
vông cũng đánh tan quân bạo tàn.” Nhìn lại lịch
sử, tuy bốn bản tuyên ngôn độc lập với những
hình thức ngôn ngữ và thể tài khác nhau, nhưng
cùng toát lên một chân lý “đất nước Việt Nam là
một, dân tộc Việt Nam là một” và chủ quyền của
TÓM TẮT
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một điển hình, chuẩn mực về đạo đức cách mạng mà còn là
một tấm gương sáng về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. “Tuyên ngôn độc lập” của Người
mang phong cách ngôn ngữ vừa truyền thống, vừa hiện đại, đã kế thừa và phát huy tinh thần của
ba bản tuyên ngôn độc lập trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam. Với lập luận
chặt chẽ, tình tiết mạch lạc, câu từ độc đáo, bản tuyên ngôn đó vừa là sự khẳng định đanh thép chủ
quyền dân tộc, vừa là lời kêu gọi hùng hồn, xứng đáng là một viên ngọc mãi lấp lánh trong Bảo
tàng Lịch sử và Ngôn ngữ Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tiến hành phân tích
“Tuyên ngôn độc lập” dưới góc nhìn ngôn ngữ học trong sự liên hệ với “Quốc tộ”, “Nam quốc
sơn hà”, “Bình Ngô đại cáo”, nhằm góp phần làm rõ tính chuẩn mực trong văn phong của Người.
Từ khóa: hiện đại, ngôn từ, phong cách, Tuyên ngôn độc lập, truyền thống.
72 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
dân tộc Việt Nam là bất khả xâm phạm. Trong
bốn bản tuyên ngôn độc lập đó, “Tuyên ngôn
độc lập” năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đạt đến mẫu mực, hoàn hảo cả về phương diện
chính trị lẫn phương diện văn chương, phương
diện ngôn ngữ, vừa có sự kế thừa truyền thống,
vừa có tính hiện đại, là kết tinh tinh hoa từ các
bản tuyên ngôn trong lịch sử, đồng thời đưa việc
sử dụng “hành động ngôn ngữ” tuyên ngôn trong
giao tiếp chính trị đạt đến mức nghệ thuật.
Từ khi lời “Tuyên ngôn Độc lập” âm vang
giữa Ba Đình lịch sử và truyền đi khắp năm
châu bốn biển đến nay, hơn 70 năm đã trôi qua,
tuyệt tác này đã nhận được sự quan tâm nghiên
cứu của đông đảo học giả. Tuy nhiên, phần lớn
các các bài viết đều nghiêng về góc độ lý luận
chính trị, chẳng hạn như Nguyễn Thường Lạng
với bài viết nhan đề Bản Tuyên ngôn độc lập và
trí tuệ lỗi lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Vũ
Ngọc Am với Thêm hiểu biết về Bản Tuyên ngôn
độc lập lịch sử, Phùng Văn Thiết với Tuyên ngôn
độc lập – Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại,
Nghiên cứu dưới góc độ phê bình văn học và
ngôn ngữ học có thể kể đến tác giả Đinh Văn
Đức với bài Ngôn ngữ bản “Tuyên ngôn Độc
lập” – Một hình ảnh độc lập của tiếng Việt, Yến
Thanh với bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí
Minh từ góc độ tu từ học và nguyên lý đối thoại,
đặc biệt là Hoàng Tuệ với bài viết Phân tích văn
bản “Tuyên ngôn độc lập” đăng trên Tạp chí
Ngôn ngữ số 1 năm 1990, nhân kỉ niệm 100 năm
ngày sinh của Người. Trong bài viết của mình,
Hoàng Tuệ đã sử dụng lí thuyết ngữ pháp văn
bản để tiến hành phân tích nghĩa hiển ngôn và
nghĩa hàm ngôn của văn bản lịch sử này để từ
đó làm nổi bật ý nghĩa sâu sắc của hành động
chính trị của tác giả bản Tuyên ngôn – Chủ tịch
Hồ Chí Minh cũng như sự đóng góp to lớn của
Người đối với sự phát triển và cách tân tiếng nói
dân tộc.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập
trung phân tích văn bản “Tuyên ngôn độc lập”
năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh (gọi tắt là
“Tuyên ngôn độc lập”) dưới góc nhìn ngôn ngữ
học trong mối liên hệ với các bản Tuyên ngôn
Độc lập trước đó, nhằm góp phần khẳng định
tính chuẩn mực, vừa truyền thống, vừa hiện đại
của bản “Tuyên ngôn độc lập” này và thiên tài
sử dụng ngôn từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
như sức chuyển tải phi thường của tiếng Việt.
2. TÍNH TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN
ĐẠI CỦA NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ
TRONG “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP”
Từ “Quốc tộ” (vận nước) đến “Tuyên ngôn
Độc lập” là cả một quá trình tiến triển và hoàn
thiện về mặt nội dung cũng như hình thức các
bản Tuyên ngôn Độc lập của nước ta. “Quốc tộ”
của nhà sư Đỗ Pháp Thuận được coi là Tuyên
ngôn hòa bình đầu tiên của dân tộc Việt Nam,
ra đời trong bối cảnh Lê Hoàn hỏi về vận nước.
Tuyên ngôn hòa bình này vẻn vẹn trong khuôn
khổ một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán:
國祚如藤絡, Quốc tộ như đằng lạc,
南天裏太平。Nam thiên lý thái bình.
無為居殿閣,Vô vi cư điện các,
處處息刀兵。Xứ xứ tức đao binh.
(Vận nước như dây mây quấn quýt, Trong
cõi trời Nam là cả một khung cảnh thái bình.
Sống vô vi trong cung điện. Muôn nơi đều hết
nạn binh đao.)
Tiếp đến bản Tuyên ngôn “Nam quốc sơn
hà” vốn hết sức gần gũi với mọi người dân Việt
Nam vì đã được đưa vào chương trình văn học
trường phổ thông nguyên dạng bản gốc tiếng
Hán và bản dịch tiếng Việt. Đây được coi là bản
Tuyên ngôn độc lập đầu tiên, dưới hình thức là
một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt. Cả hai bản trong
chừng mực nhất định còn mang dấu ấn của tư
tưởng vô vi hay thiên mệnh. Về mặt nội dung
tư tưởng, “Nam quốc sơn hà” đã được nâng lên
một cấp độ cao hơn ước vọng thái bình, là lời
73KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm mang
tính khách quan, quyền bình đẳng với nước lớn,
đồng thời là lời vạch tội, thách thức với mọi thế
lực hắc ám xâm hại chủ quyền lãnh thổ của Việt
Nam. Đến “Bình Ngô đại cáo”, bản Tuyên ngôn
độc lập thứ ba này đã phá vỡ giới hạn về số chữ,
số câu và niêm luật nghiêm ngặt của một bài thơ
thất ngôn tứ tuyệt, đạt tới độ dài 1348 chữ Hán.
Về cấu trúc, “Bình Ngô đại cáo” đã kế thừa và
phát huy tinh thần của “Nam quốc sơn hà”, trở
nên “sung mãn” về nội dung, rõ ràng, đanh thép
về luận điểm và dồi dào, nóng bỏng về chứng cứ,
là sự tái hiện chân thực, sống động cuộc kháng
chiến chống quân Minh trường kỳ gian khổ,
nhưng thắng lợi vẻ vang, chiến tích lẫy lừng.
Nguyên nhân thắng lợi cũng được “Bình Ngô
đại cáo” tổng kết lại một cách đầy đủ, cho phép
ta khẳng định về sự hội tụ đầy đủ các phẩm chất
nhân, trí, dũng của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, bằng mưu phạt tâm công (đánh bằng mưu
và đánh vào lòng), bằng đại nghĩa, chí nhân đã
chiến thắng hung tàn, cường bạo.
Tuy nhiên, chỉ đến “Tuyên ngôn độc lập” của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản Tuyên ngôn này mới
đích thực đạt được sự trọn vẹn cả về hình thức
văn tự và toàn bộ nội dung tư tưởng. Với độ dài
chỉ 1012 tiếng, “Tuyên ngôn Độc lập” vẫn đảm
bảo cấu trúc đầy đủ của một bản tuyên ngôn và
đạt đến đỉnh cao của sự tinh luyện, súc tích. Ở
đây, chúng ta có thể nhận thấy bóng dáng của
cả ba bản tuyên ngôn lịch sử trước đó, nhất là
“Bình Ngô đại cáo”. Đó chính là tính kế thừa
trong “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, đồng thời trong văn bản đó còn có cả
những nét hiện đại của một bản Tuyên ngôn Độc
lập của dân tộc Việt Nam không phải bằng chữ
Hán mà bằng chính tiếng nói, chữ viết riêng của
dân tộc Việt Nam, vượt ra ngoài bờ cõi quốc gia,
đến với quốc tế, khiến cho bốn biển năm châu
đều biết đến một nền độc lập, chủ quyền thiêng
liêng của dân tộc Việt Nam. Nhờ thế mà toàn
thể đồng bào nghe bản Tuyên ngôn đã cùng hô
vang là “Rõ” khi Người hỏi: “Tôi nói đồng bào
nghe rõ không? ” Nhân dân Việt Nam không chỉ
rõ về âm thanh nghe được mà còn rõ cả về nội
dung những tư tưởng chính trị cao sâu trong lời
tuyên ngôn của Người. Từ đó, tư tưởng đã biến
thành hành động cách mạng, toàn dân ta đã nhất
trí đồng lòng, quyết tâm giữ gìn nền độc lập của
dân tộc.
Trước hết, “Tuyên ngôn độc lập” cũng như
“Bình Ngô đại cáo”, “Nam quốc sơn hà” đều mở
đầu bằng việc khẳng định một cách đanh thép
về chủ quyền độc lập của dân tộc. Đó là chân lý
phổ biến, khách quan, rõ ràng, tiền định, không
thể phủ nhận. Riêng với “Tuyên ngôn độc lập”,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay vì dẫn ra “sách
trời” tiệt nhiên định phận tại thiên thư (rành
rành phân định ở sách trời) bằng lời dẫn trong
“Tuyên ngôn Độc lập” của Mỹ năm 1776: Tất
cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.
Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể
xâm phạm được; trong những quyền ấy, có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc, cùng với lời dẫn từ “Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng
Pháp năm 1791: Người ta sinh ra tự do và bình
đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và
bình đẳng về quyền lợi. Ngay từ lời mở đầu bản
Tuyên ngôn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định những câu chữ được chọn lọc, trích dẫn từ
hai bản tuyên ngôn của hai cường quốc là Mỹ và
Pháp ấy là những Lời bất hủ - không bao giờ cũ,
không bao giờ mất giá trị, và là Lẽ phải không
ai chối cãi được. Từ “Nam quốc sơn hà” đến
“Tuyên ngôn Độc lập” là sự chuyển mình từ tư
tưởng dựa vào thế lực huyền bí đến sự dựa trên
cơ sở thực tế khách quan, từ “thần” đến “dân”,
từ “thiên” đến “nhân”. Tính chất “kê cổ” ấy càng
khẳng định chân lý về quyền con người, quyền
được hưởng tự do độc lập đã được thế giới, cổ
kim, đông tây đều thừa nhận, trong đó tất nhiên
có quyền độc lập tự do bất khả xâm phạm của
dân tộc Việt Nam.
74 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
Từ sự khẳng định chân lý độc lập chủ quyền
dân tộc, soi vào thực tiễn lịch sử, “Tuyên ngôn
Độc lập” cũng như “Bình Ngô đại cáo” đã tiến
tới tố cáo tội ác tày trời với những hành vi bạo lực
phi nhân tính, những tham vọng hay đúng hơn là
cuồng vọng cướp nước của kẻ xâm lược. Bằng
việc lặp lại đến 17 lần đại từ xưng hô “chúng” và
4 lần từ xưng hô “bọn”, tác giả “Tuyên ngôn Độc
lập” đã thể hiện rõ thái độ khinh miệt, căm phẫn
đối với kẻ cướp nước nhằm vạch trần âm mưu, thủ
đoạn mị dân của thực dân Pháp hòng cướp nước
ta. Đối với nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã sử dụng đại từ đơn âm tiết ta trong các
kết hợp: dân ta, nước ta, đất nước ta, nhân dân
ta, đồng bào ta, nòi giống ta, thể hiện niềm
kiêu hãnh và tình cảm hết sức gần gũi, gắn bó,
hòa đồng, không hề có khoảng cách giữa người
nói – vị lãnh tụ tối cao của dân tộc với người
nghe là toàn thể nhân dân. Đồng hành với mỗi
đại từ “chúng” hầu hết là những vị từ mạnh như
“trái hẳn”, “tuyệt đối”, “thẳng tay”, “cướp”, “bóc
lột”, “đặt ra”, “nhẫn tâm”, “tắm (trong những
bể máu)”, tạo thành những câu văn liên hoàn,
dồn dập. Mỗi câu là lời tố cáo đanh thép một tội
ác, một âm mưu, một thủ đoạn hết sức tinh vi
của quân xâm lược. Ngoài những từ ngữ xưng
hô, trong “Tuyên ngôn Độc lập” còn xuất hiện
khá nhiều các điệp từ và điệp ngữ khác, như sự
thật là, tự do độc lập, xóa bỏ, tuyên bố, nhất là
sự xuất hiện nhiều lần danh từ quyền xuyên suốt
toàn văn. Chính các điệp từ, điệp ngữ ấy vừa
làm sáng tỏ nội dung, vừa thể hiện thái độ kiên
quyết bảo vệ quyền tự do độc lập của dân tộc, vì
chúng ta có chính nghĩa dựa trên cơ sở sự thật
khách quan không thể phủ nhận. Cũng chính các
điệp từ, điệp ngữ ấy đã tạo cho lời lẽ trong Tuyên
ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh một
âm hưởng ngân vang mãi trong lòng mỗi người
dân, đồng thời góp phần làm nên một bản Tuyên
ngôn ngắn gọn, súc tích, sắc bén, đầy sức thuyết
phục. Cứ thế, chân lý về độc lập chủ quyền của
dân tộc Việt Nam mãi thấm sâu vào lòng người
như một lẽ tự nhiên.
Nếu như “Bình Ngô đại cáo” đã toát lên một
tinh thần nhân nghĩa, lòng khoan dung rộng lớn
của một dân tộc yêu chuộng hòa bình, luôn lấy
chí nhân để thay cường bạo và mở đường hiếu
sinh, thì “Tuyên ngôn Độc lập” vẫn phát huy
truyền thống nhân nghĩa rạng ngời đó, thái độ
khoan hồng và nhân đạo vẫn được nhân dân Việt
Nam sẵn lòng dành cho người Pháp chứ không
phải dành cho bọn thực dân cướp nước.
“Bình Ngô đại cáo” dành một nội dung khá
lớn cho việc tổng kết những chiến thắng vang
dội của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống quân Minh với những tên đất oai hùng Bồ
Đằng, Trà Lân, Ninh Kiều, Đông Đô, Chi Lăng,
Mã Yên, Lạng Giang, Lạng Sơn, Xương Giang,
Bình Than, Lãnh Câu, Đan Xá, Mỗi tên đất
ấy gắn liền với một chiến công, mỗi chiến công
được tái hiện bằng một hình ảnh gợi tả với những
cụm động từ mạnh như sấm vang chớp giật, trúc
chẻ tro bay, máu trôi đỏ nước, nước chảy trôi
chày, xéo lên nhau, khiếp vía, vỡ mật, thây chất
đầy núi, đầm đìa máu đen, Và những ngày
mười tám, ngày hai mươi, ngày hai lăm, ngày
hai tám, dồn dập những chiến công nối tiếp
chiến công. Tất cả khiến cho người đọc ngập
chìm trong khúc khải hoàn ca chiến thắng. Đến
“Tuyên ngôn Độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh
tổng kết chiến thắng của dân tộc ta bằng vẻn vẹn
chỉ một câu 9 chữ với 3 cụm chủ vị Pháp chạy,
Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Chỉ có mấy
chữ đó thôi, thật là giản dị, nhưng cũng thật rõ
ràng, mà lại tổng kết được một cách hết sức bao
quát, đầy đủ thắng lợi của cả cuộc cách mạng lâu
dài “phản đế phản phong” của toàn dân tộc do
Đảng lãnh đạo, đó chính là cơ sở cho chúng ta có
quyền Tuyên ngôn Độc lập để mang lại tự do và
hạnh phúc cho toàn dân tộc. Cách tổng kết chiến
thắng độc đáo đó đã thể hiện một phong cách
Hồ Chí Minh trong chiến lược tiết kiệm ngôn từ,
lời ít, ý nhiều. Kiểu câu phức ngắn gọn, nối kết
75KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
ba sự kiện liền mạch, liên hoàn, mang tính mở
ấy đã khiến cho người đọc hình dung ra một sự
sụp đổ, tan rã của cả một hệ thống chính quyền
đế quốc thực dân phong kiến theo kiểu phản ứng
dây chuyền không thế lực nào có thể cứu vãn,
cuối cùng phải nhường chỗ cho một Chính phủ
lâm thời, khởi đầu một Nhà nước của dân, do
dân và vì dân.
“Tuyên ngôn Độc lập” còn sử dụng những
câu hoặc cấu trúc sóng đôi, phảng phất sắc
màu của văn biền ngẫu, gây ấn tượng mạnh và
sâu cho người đọc và người nghe, như (1) Một
dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp
hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng
về phía phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm
nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải
được độc lập; (2) dân ta nghèo nàn, thiếu thốn,
nước ta xơ xác, tiêu điều; (3) Từ đó dân ta chịu
hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta
càng cực khổ, nghèo nàn; (4) đã giúp cho nhiều
người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho
nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật;
(5) xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký
về Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của
Pháp trên đất nước Việt Nam; (6) tinh thần và
lực lượng, tính mạng và của cải, Song, tính
chất biền ngẫu của những cặp câu này không
hoàn toàn chặt chẽ, trong đó chỉ gồm những từ
ngữ hết sức dễ hiểu như các từ gạch dưới đối với
toàn thể mọi người dân. Nhờ vậy, các câu và từ
ấy đã bổ sung cho nhau, tương tác lẫn nhau, thu
hút sự chú ý của người đọc và người nghe, làm
cho nội dung thông tin cần truyền tải trở nên sinh
động hơn, nổi bật và cũng dễ đi sâu vào lòng
người hơn. Có thể nói, đó là sự “phá cách” của
dạng biền văn truyền thống. Sự hiện diện của
những câu văn này còn góp phần làm cho bản
Tuyên ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang sắc
thái truyền thống, cổ điển và hướng tới tính hiện
đại của văn chương tiếng Việt.
Một điểm nổi bật nữa về mặt cấu trúc văn
bản của “Tuyên ngôn Độc lập” là sự hiện diện
của các từ ngữ đóng vai trò làm thành phần
nối các đoạn mà ngôn ngữ học gọi là các kết
tử, như thế mà, tuy vậy, bởi thế cho nên nối kết
giữa các nội dung, hợp thành một văn bản chính
luận có lập luận chặt chẽ, đầy đủ, hùng hồn.
Tính mạch lạc và logic đã được nổi rõ qua dấu
hiệu kết nối nội dung của các kết tử này. Trong
đó, thế mà, tuy vậy đóng vai trò nối kết hai nội
dung trên dưới có ý nghĩa trái ngược nhau. Sau
khi dẫn ra những Lời bất hủ để khẳng định chân
lý không ai chối cãi được, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã dùng thế mà để vạch trần tội ác đi ngược lại
công lý của thực dân Pháp nhằm cướp đi quyền
tự do của dân tộc Việt Nam. Sau khi tố cáo tội
ác trời không dung, đất không tha của bọn thực
dân Pháp nhẫn tâm, Người lại dùng tuy vậy để
dẫn nêu thái độ khoan dung của một dân tộc yêu
chuộng hòa bình sẵn lòng tha thứ cho chính kẻ
thù của mình khi chúng đã rũ bỏ thú tính, trở
về với nhân tính và làm người Pháp chứ không
phải giặc Pháp. Và kết tử bởi thế cho nên lại
phát huy vai trò nối kết hai nội dung có quan hệ
nhân quả. Một lần nữa, Người khẳng định, việc
xóa bỏ mọi hiệp ước, đặc quyền của Pháp trên
đất nước Việt Nam và tuyên bố với thế giới về
quyền tự do, độc lập của Việt Nam là một tất yếu
khách quan của một dân tộc có sức mạnh chính
nghĩa. “Bình Ngô đại cáo” với một quy mô đồ
sộ hơn cũng đã sử dụng lối liên kết này, nhưng
bằng một lượng kết tử lớn gấp ba lần. Đó là
cái văn (từng nghe), cố (cho nên), khoảnh (vừa
rồi), nại dĩ (lại ngặt vì), nhiên kỳ (thế mà), tốt
năng (trọn hay), toại (bởi thế)...
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình sáng
tác thơ văn cũng như sử dụng ngôn ngữ thường
nhật, luôn nêu cao tấm gương về giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt, khiến cho tiếng Việt
trong các bài viết chính luận, bài phát biểu hay
lời nói thường ngày của Người trở nên giản
76 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
dị, dễ hiểu và gần gũi hơn với đông đảo quần
chúng nhân dân. Khi nói về các tầng lớp nhân
dân trong xã hội, Người không dùng nông dân,
thương nhân mà dùng dân cày, dân buôn. Người
dùng ra khỏi nhà giam, gan góc chống lại, mà
không dùng xuất ngục, vượt ngục, kiên cường
phản kháng, dùng quyền sung sướng để giải
nghĩa cho quyền mưu cầu hạnh phúc. Ngay từ
tiếng gọi thân thương, tha thiết “Hỡi” cất lên
từ đầu bản Tuyên ngôn đến những câu hết sức
đời thường như lời ăn tiếng nói hàng ngày của
người dân Việt Nam cũng được Người vận dụng
vào Tuyên ngôn, như đã trở thành, chứ không
phải. Đó là bản sắc của tiếng nói Việt Nam, là
những lời bình dị dùng để khẳng định chân lý
hiển nhiên mà cao cả về quyền được hưởng tự
do độc lập thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
Kể cả khi phải chuyển dịch từ những văn bản
tiếng nước ngoài, Người vẫn luôn cân nhắc, trau
chuốt từng từ, từng chữ. Đinh Văn Đức trong
bài viết “Ngôn ngữ bản “Tuyên ngôn Độc lập” –
Một hình ảnh độc lập của tiếng Việt ” đã khẳng
định, Hồ Chủ Tịch đã dịch từ “ GOD” thành hai
chữ “Tạo hoá” cực hay và thâm thuý. Thay vì
dịch “Chúa Trời” hay “Thượng Đế”, hai chữ
“Tạo Hoá” vừa gần gũi tâm lý người Việt, vừa
thể hiện chỗ đứng của người viết, vốn theo triết
học của Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng. Điều đó
thêm một lần giúp ta khẳng định, “Tuyên ngôn
Độc lập” đã kế thừa và phát huy tinh thần của
“Nam quốc sơn hà”, từ “thiên thư” sang “tạo
hóa”, đều và càng thể hiện được tính khách quan
về quyền được hưởng tự do độc lập của dân tộc
Việt Nam.
Cuối cùng, “Tuyên ngôn Độc lập” đã khép
lại bằng lời khẳng định đanh thép về quyền
được hưởng độc lập, lòng quyết tâm, ý chí sắt
đá cũng như lời tuyên thệ, niềm tin tưởng tuyệt
đối của cả dân tộc Việt Nam quyết bảo vệ độc
lập chủ quyền. Đồng thời, đó cũng là lời kêu gọi
các nước, các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên
thế giới đứng về phía chính nghĩa, đấu tranh cho
chính nghĩa – dân tộc Việt Nam.
3. KẾT LUẬN
“Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã tiếp thu, kế thừa tinh hoa của các bản
tuyên ngôn độc lập trong lịch sử, đồng thời
đưa giá trị nội dung và nghệ thuật của tuyệt tác
này lên tới đỉnh cao, hoàn mỹ về cấu trúc, tinh
luyện về ngôn từ, sâu sắc về ý nghĩa và đặc biệt
là một phong cách vừa truyền thống, vừa hiện
đại, gần gũi với ngôn ngữ toàn dân, bình dị, dễ
hiểu mà vẫn đầy sức thuyết phục với những lý
lẽ sắc sảo và thực tế rõ rành. “Tuyên ngôn độc
lập” của Người còn là sự tái hiện chân thực lịch
sử và là lời kêu gọi nhân dân yêu chuộng hòa
bình trên toàn thế giới ủng hộ Việt Nam, ủng hộ
cho chính nghĩa, cho quyền sống, quyền được
hưởng tự do của nhân dân thế giới nói chung và
dân tộc Việt Nam nói riêng. Đó cũng là quyết
tâm sắt đá bảo vệ độc lập, tự do của toàn thể
dân tộc Việt Nam. “Tuyên ngôn độc lập” cũng
là một minh chứng về tài năng, về một mẫu mực
sử dụng ngôn từ, khiến cho tiếng Việt từ đây
xứng tầm là tiếng nói của một dân tộc đã chính
thức gỡ bỏ xiềng xích, giành quyền tự do, độc
lập và khẳng định vị thế của mình trên trường
quốc tế. Chính Ngôn ngữ được sử dụng trong
“Tuyên ngôn độc lập” năm 1945 là bằng chứng
hùng hồn, chứng minh cho tiếng Việt từ địa vị
tiếng nói của một dân tộc nô lệ đã chính thức
trở thành ngôn ngữ quốc gia của một Nhà nước
của dân, do dân và vì dân – những người dân đã
thực sự làm chủ đất nước, thực sự được hưởng
Tự do và Độc lập đúng như Lời Tuyên ngôn
Độc lập bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Cư (2005), Bác Hồ viết tuyên ngôn
độc lập, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
77KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
PRESIDENT HO CHI MINH’S INDEPENDENCE DECLARATION - A MODERN
AND TRADITIONAL STANDARD STYLE OF WRITING
PHAM NGOC HAM
Abstract: President Ho Chi Minh is not only a symbol of morality but also a leader in maintaining
the beauty of Vietnamese language. The Declaration of independence is written in both traditional
and morden style and it absorbs the spirit of three previous declarations of independence in the
course of Vietnamese history. The declaration does not only claim the sovereignty of Vietnam
but also contribute as a valuable material in Vietnamese language. In this article, we analyze
the declaration of independence of Vietnam in terms of linguistics and in relation to other three
previous declarations of independence.
Keywords: modern, language, style, The Declaration of independence of Vietnam, tradition.
2. Hoàng Tuệ (2000), Phân tích văn bản “Tuyên
ngôn độc lập”, Tạp chí Ngôn ngữ, Số Tháng 9.
3. Phùng Văn Thiết (2015), “Tuyên ngôn độc
lập – Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại”, Tạp chí
Lý luận Chính trị, số Tháng 8.
4.Tim Hindle (2004), Nghệ thuật thuyết
trình, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
5. <
p0/c7/n20823/Tuyen-ngon-doc-lap-cua-Ho-
Chi-Minh-tu-goc-do-tu-tu-hoc-va-nguyen-ly-
doi-thoai.html>, truy cập ngày 25/2/2017.
6. <
ngon-ngu-ban-tuyen-ngon-doc-lap-mot-hinh-
anh-doc-lap-cua-tieng-viet.html>, truy cập ngày
25/2/2017.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 70_2492_2137255.pdf