Tuyển chọn vi sinh vật đối kháng nấm corynespora cassiicola gây bệnh vàng rụng lá cây cao su

Tài liệu Tuyển chọn vi sinh vật đối kháng nấm corynespora cassiicola gây bệnh vàng rụng lá cây cao su: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  941 TUYỂN CHỌN VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG NẤM CORYNESPORA CASSIICOLA GÂY BỆNH VÀNG RỤNG LÁ CÂY CAO SU Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Ngô Vĩnh Viễn, Hà Viết Cường2, Phạm Thị Dung1, Lê Mai Nhất1, Ngô Thị Thanh Hường1, Nguyễn Nam Dương1, Đỗ Duy Hưng1 (1Viện Bảo vệ thực vật,2Học viện Nông Nghiệp Việt Nam) TÓM TẮT Biện pháp sinh học đóng vai trò quan trọng trong phòng trừ tổng hợp bệnh hại cây trồng theo hướng thân thiện với môi trường nhằm hạn chế lạm dụng thuốc BVTV. Nghiên cứu này đã tuyển chọn một số tác nhân vi sinh vật có hiệu quả ức chế nấm C. casiicola gây bệnh vàng rụng lá trên cao su. Từ 50 mẫu đất và cây cao su thu từ Bình Phước, Đồng Nai, Phú Tho và Lai Châu đã chọn được 8 dòng Trichoderma sp., 4 dòng vi khuẩn nội sinh. Trong điều kiện in vitro các dòng nấm Trichoderma tuyển chọn có hiệu quả ức chê sự phát triển của nấm C. casiicola từ 79,07 – 89,53%, dòng vi khuẩn nội sinh TS1 Bacillus amyloliquefaciens cho hiệu...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuyển chọn vi sinh vật đối kháng nấm corynespora cassiicola gây bệnh vàng rụng lá cây cao su, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  941 TUYỂN CHỌN VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG NẤM CORYNESPORA CASSIICOLA GÂY BỆNH VÀNG RỤNG LÁ CÂY CAO SU Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Ngô Vĩnh Viễn, Hà Viết Cường2, Phạm Thị Dung1, Lê Mai Nhất1, Ngô Thị Thanh Hường1, Nguyễn Nam Dương1, Đỗ Duy Hưng1 (1Viện Bảo vệ thực vật,2Học viện Nông Nghiệp Việt Nam) TÓM TẮT Biện pháp sinh học đóng vai trò quan trọng trong phòng trừ tổng hợp bệnh hại cây trồng theo hướng thân thiện với môi trường nhằm hạn chế lạm dụng thuốc BVTV. Nghiên cứu này đã tuyển chọn một số tác nhân vi sinh vật có hiệu quả ức chế nấm C. casiicola gây bệnh vàng rụng lá trên cao su. Từ 50 mẫu đất và cây cao su thu từ Bình Phước, Đồng Nai, Phú Tho và Lai Châu đã chọn được 8 dòng Trichoderma sp., 4 dòng vi khuẩn nội sinh. Trong điều kiện in vitro các dòng nấm Trichoderma tuyển chọn có hiệu quả ức chê sự phát triển của nấm C. casiicola từ 79,07 – 89,53%, dòng vi khuẩn nội sinh TS1 Bacillus amyloliquefaciens cho hiệu quả ức chế nấm cao nhất đạt 58,6%. Từ khóa: Vi khuẩn nội sinh, B. amyloliquefaciens, C.cassiicola I. ĐẶT VẤN ĐẾ Cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) là cây trồng có giá trị kinh tế cao, hiện đang được phát triển với quy mô lớn ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mủ và gỗ cao su là nguyên liệu rất cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Ngoài ra cây cao su còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái và cải thiện điều kiện kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm ổn định đặc biệt là các vùng miền núi. Trong những năm gần đây, bệnh vàng rụng lá cao su do nấm Corynespora cassiicola gây ra đã trở thành dịch hại nguy hiểm cho nhiều vườn cao su của nước ta, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất cây. Hiện nay bệnh càng trở nên nghiêm trọng cả về mức độ, phạm vi gây bệnh và số lượng các dòng vô tính (dvt) cao su cao sản nhiễm bệnh ngày càng tăng. Nấm có khả năng gây bệnh quanh năm ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây, không những gây bệnh trên lá mà còn gây bệnh trên cả cuống lá và chồi. Trên vườn kinh doanh, bệnh nặng có thể làm cho cây bị chết và giảm sản lượng mủ từ 20 – 25% (Jacob, 2006). Ở nước ta, bệnh xuất hiện lần đầu vào tháng 8 năm 1999 tại trại Thực nghiệm cao su Lai Khê thuộc Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam. Vườn cao su nhiễm bệnh sẽ bị rụng lá nhiều đợt gây chậm sinh trưởng và đôi khi chết cây ở vườn cao su kiến thiết cơ bản và giảm sản lượng đối với vườn cây khai thác, nhiều hộ phải ngưng cạo hoàn toàn bởi nhiều vườn cây trụi lá, mủ cạo kém. Hiện nay nhiều nghiên cứu trên cao su tập trung vào chọn giống cây trồng kháng bệnh và sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ bệnh. Trong bối cảnh khi Việt Nam đã là một thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì việc sử dụng thuốc hóa học quá nhiều để phòng trừ bệnh gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng, sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng, làm tăng dư lượng thuốc trong sản phẩm. Vì vậy việc ưu tiên áp dụng các biện pháp canh tác và sinh học trong quản lý chúng có ý nghĩa to lớn trong việc đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất nông sản hàng hóa an toàn phục vụ nội địa và xuất khẩu ở nước ta. Bài báo này cung cấp các kết quả tuyển chọn các vi sinh vật (vsv) có tiềm năng đối kháng với nấm bệnh vàng rụng lá cao su, nhằm phục vụ cho nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh trên đồng ruộng. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Nấm C. cassiicola được phân lập và làm thuần từ giống cao su RRIV 4 bị nhiễm bệnh. - Nguồn VSV có ích được thu thập và phân lập từ mẫu đất, mẫu lá, thân của các giống: Cao su thực sinh, DK4, PB 260, GT1, RRIV 4, RIMM 600, LH từ các vườn cao su khỏe trong vùng dịch bệnh tại Bình Phước, Đồng Nai, Phú Thọ và Lai Châu. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  942  - Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Viện BVTV, năm 2014 – 2015. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập mẫu đất: Mẫu đất được xử lý trước khi phân lập bằng cách phơi khô ở nhiệt độ phòng 2-3 ngày, sau đó sang qua rây để loại bỏ tạp chất, cho vào túi để phân lập VSV. - Phân lập nấm đối kháng: Các mẫu đất và rễ vùng rễ của cao su thu thập trên đồng ruộng. Mẫu rễ được rửa sạch dưới vòi nước và khử trùng bề mặt bằng cồn 95o trong 30 giây sau đó rửa bằng cồn 75o trong 2 phút, cuối cùng rửa sạch lại 3 lần bằng nước cất khử trùng và cấy vào môi trường WA và PDA. Mẫu đất được pha loãng và cấy trên môi trường TME và PDA. Các mẫu cấy được ủ ở 28oC sau đó được tách thuần trên môi trường PDA. - Phân lập vi khuẩn đối kháng: Theo Chung et al., 2011; Araujo et al., 2002 Mẫu lá, thân cây được rửa sạch dưới vòi nước máy. Cắt nhỏ mẫu rồi tiến hành khử trùng qua cồn 70º trong 1 phút, hypochloride 1% trong 4 phút, cồn 70º trong 30s và rửa lại qua 3 lần nước vô trùng. Nghiễn mẫu trong cối sứ cùng với 5ml nước đã khử trùng, sau đó hút 100 µl vào đĩa petri có chứa môi trường 10% TSA 1,5 g/l Tripton, 0,5 g/l pepton, 1,5g/l NaCl, 15g/l agar, pH 7.3) ở 28oC trong 15 ngày. Mẫu mẫu nhắc lại 3 lần, kiểm tra quan sát và mô tả khuẩn lạc trên môi trường. Tiến hành tách dòng cho đến khi được isolate thuần trên môi trường King’B để tiếp tục đưa vào thử khả năng đối kháng. - Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma sp. với nấm C. cassiicola: được đánh giá theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật: theo phương pháp cấy đối xứng 2 bên: Trên đĩa môi trường PDA, cấy điểm nấm bệnh C. cassiicola cách mép đĩa 3cm, đồng thời cấy điểm nấm đối kháng qua tâm đĩa petri. Ủ ở nhiệt độ phòng. + Chỉ tiêu theo dõi: đường kính tản nấm, Tỷ lệ ức chế (%) theo Vincent (1947) Hiệu quả ức chế (%) = (Dc – Dt) × 100 Dc Dc: Đường kính tản nấm ở công thức đối chứng; Dt: Đường kính tản nấm ở công thức xử lý - Khả năng đối kháng của vi khuẩn có ích với nấm C. cassiicola: theo Chung et al., 2011 và tiêu chuẩn ngành (10TCN: 867-2006). Nấm C. cassiicola được chuẩn bị ở mật độ 106 bào tử/ml. Cấy nấm ở giữa đĩa. Dịch vi khuẩn được chuẩn bị ở 108 cfu/ml sau đó cấy ở 3 điểm đều nhau quanh đĩa petri. Mỗi loại nhắc lại 3 lần, và công thức đối chứng (chỉ cấy nấm Corynespora cassicola). Để trong tủ định ôn 30ºC, đo đường kính vòng vô nấm. Đo đường kính tản nấm và hiệu quả ức chế nấm theo phương pháp của Chung và cộng sự (2011) và tiêu chuẩn ngành (10TCN: 867-2006). - Phương pháp hóa sinh xác định đặc tính sinh hóa của các vsv có tiềm năng đối kháng: Theo phương pháp của Đại học Quốc gia, 2000. - Phương pháp phân loại, định danh vsv có tiềm năng đối kháng - Tính toán số liệu: Số liệu thí nghiệm được thu thập và xử lý bằng excel, sử dụng phần mềm IRRISTAT 4.0. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thu thập và phân lập nấm đối kháng Trichoderma sp. Hầu hết các mẫu đất đem phân lập đều thấy sự hiện diện của nấm Trichoderma sp. Đã thu thập được 92 chủng Trichoderma ký hiệu từ Tr1 đến Tr92. Trong đó 80/92 chủng nấm thể hiện hoạt tính đối kháng với nấm C. cassiicola, trong đó có 8 chủng nấm có mức đối kháng cao chiếm tỷ lệ 8,7%, 23 chủng thể hiện mức đối kháng trung bình chiếm 25,0%, mức đối kháng yếu có số lượng khá cao là 41 chủng, chiếm tỷ lệ 44,6% và không đối kháng là 20 chủng (21,7%). Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  943 Bảng 1. Nguồn nấm Trichoderma sp. có triển vọng đã thu thập được STT Ký hiệu nguồn Xuất xứ nguồn nấm đối kháng cao 1 TR4 Đất trồng cao su giống RRIV4 ở Đồng Xoài – Bình Phước 2 TR54 Đất trồng cao su giống PB 260 ở Nông trường Tân Lợi – Bình Phước 3 TR80 Đất trồng cao su giống LH90/952 ở Đồng Xoài – Bình Phước 4 TR75 Đất trồng cao su giống DK4 ở Đồng Xoài – Bình Phước 5 TR61 Vườn trồng cao su giống GT 1 ở Xìn Hồ - Lai Châu 6 TR13 Vườn trồng cao su giống GT 1 ở Xìn Hồ - Lai Châu 7 TR16 Vườn trồng cao su giống IR 1 ở Xìn Hồ - Lai Châu 8 TR34 Vườn trồng cao su giống RRIM 600 ở Phú Thọ 8 chủng nấm đối kháng Trichoderma có hoạt tính đối kháng mạnh được tiếp tục tuyển chọn và 2 chủng nấm Trichoderma hazzianum và Trichoderma viride đang được sử dụng trong sản xuất chế phẩm tại Bộ môn Bệnh cây đánh giá hiệu lực ức chế nấm C. cassiicola. Kết quả bảng 2 cho thấy, các chủng Trichoderma được tuyển chọn có hiệu lực ức chế từ 79,07 – 89,53% trong đó chủng nấm Trichoderma hazianum của Bộ môn Bệnh cây có hiệu quả ức chế 100%, Bảng 2. Khả năng đối kháng của các chủng nấm đối kháng với nấm C. cassiicola (2014-2015) Chủng nấm đối kháng Đường kính tản nấm C. cassiicola bị ức chế (mm) sau 8 ngày Hiệu quả ức chế (%) Trichoderma hazianum 0,0 100,00 Trichoderma viride 17,7 79,89 TR4 9,1 89,65 TR54 17,2 80,45 TR80 15,2 82,72 TR75 9,0 89,77 TR61 11,2 87,27 TR13 10,3 88,29 TR16 13,1 85,11 TR34 18,4 79,09 Đối chứng 88,0 00,00 Qua theo dõi cho thấy sau 2 ngày cấy truyền cả 2 loại nấm đối kháng và nấm bệnh đều phát triển lan nhanh trên môi trường, giữa vùng nấm gây bệnh và nấm đối kháng hình thành một đường gianh giới rõ. Từ ngày thứ 4 sau khi cấy trở đi, riêng nấm Trichoderma ký sinh sợi nấm Corynespora làm cho nấm này teo dần và chết hoàn toàn. Kết quả ở bảng chỉ ra sau 8 ngày vùng nấm gây bệnh có đường kính tản nấm là 0,0 – 18,4 cm. Ở công thức đối chứng (không có nấm đối kháng) nấm C. cassiicola sinh trưởng và phát triển tốt sau 8 ngày đã đạt đường kính tối đa. Các dòng Trichoderma cho hiệu quả ức chế nấm cao từ 79,07-100% trong điều kiện invitro. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  944  A B C Hình1: Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma sp. đối với nấm Corynespora cassiicola (A: T. hazianum; B: T. viride; C: Trichoderma sp.) 3.2. Phân lập vi khuẩn đối kháng Kết quả phân lập vi khuẩn nội sinh từ 4 giống cao su trồng phổ biến tại Bình Phước đã thu được 52 chủng vi khuẩn đối kháng trong đó 51,92% được phân lập từ phần thân, 34,61% được phân lập từ phần cuống lá và 13,46% chủng được phân lập từ lá (bảng 3). Trong đó 4 chủng có khả năng đối kháng mạnh (đường kính vô nấm (ĐKVN)≥20mm) chiếm 7,7%; 19 chủng có khả năng đối kháng trung bình chiếm 36,5%; 8 chủng có khả năng đối kháng yếu chiếm 15,4%, còn lại là không đối kháng. Bảng 3. Phân lập vi khuẩn nội sinh từ các giống cao su trồng tại Bình Phước (Viện BVTV, 2015) Giống cao su Bộ phận Số chủng phân lập được Khả năng đối kháng +++ ++ + Cây thực sinh Thân 9 2 2 0 Cuống 5 0 2 0 Lá 2 0 1 0 RRIV 4 Thân 8 0 3 1 Cuống 7 0 5 1 Lá 3 1 2 0 ĐK 4 Thân 6 0 1 3 Cuống 2 0 0 2 Lá 1 0 0 0 Lai hoa Thân 4 1 0 1 Cuống 4 0 2 0 Lá 1 0 1 0 Tổng 52 4 19 8 Ghi chú:+++ đối kháng mạnh (ĐKVN ≥ 20mm); ++ đối kháng trung bình (ĐKVN 6 - 19mm); + đối kháng yếu ĐKVN 0 - 5mm) 4 chủng vi khuẩn nội sinh có khả năng đối kháng mạnh ký hiệu TS1, TS2, G2.8, LH và các chủng vi khuẩn B. subtilis, xạ khuẩn Steptomycetes ký hiệu P9.1; B 5.3; A 2.1; P 12.12 được phân lập từ các cây trồng khác như hồ tiêu, cà phê dùng trong sản xuất chế phẩm ở Bộ môn Bệnh cây được đưa vào đánh giá khả năng đối kháng với nấm C. cassiicola Kết quả trong bảng cho thấy, 4 dòng vi khuẩn tuyển chọn có đường kính vòng vô nấm biến động trong khoảng 20,01 – 22,80mm. Trong đó dòng TS1 mức độ đối kháng cao nhất vòng vô nấm đạt 22,80mm, hiệu quả ức chế đạt 58,01%. Sau đó là các dòng G2.8, LH và TS2 vòng vô nấm đạt 20,09 – 21,00mm, hiệu quả ức chế 46,27 – 54,58. 2. Dòng vi khuẩn và xạ Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  945 khuẩn lấy từ bộ môn bệnh cây có dòng P9.1 B. subtilis cho đường kính tản nấm 20,11mm, hiệu quả ức chế 48,09%. Các dòng B 5.3; A 2.1; P 12.12 cho hiệu quả ức chế kém từ 27,86 – 35,11% (bảng 4). Bảng 4. Đánh giá khả năng đối kháng của vi khuẩn, xạ khuẩn với nấm C. cassiicola trong điều kiện invitro (Viện BVTV, 2015) TT KH nguồn Giống VSV Đường kính vòng vô nấm (mm) Mức độ kháng Đường kính tản nấm (mm) Hiệu quả ức chế (%) 1 TS1 VK 22,80 a +++ 36,7 58,01 a 2 TS2 VK 20,09 b +++ 48,7 46,27 e 3 LH VK 20,58 b +++ 42,7 51,14 b 4 G 2.8 VK 21,00 ab +++ 39,7 54,58 b 5 P 9.1 B. subtilis VK 20,11 b +++ 45,3 48,09c 6 B 5.3 B. subtilis VK 17,33 c ++ 56,3 34,50 g 7 A 2.1 Acomycetes XK 9,22 d + 63,0 27,86 f 8 P 12.12 Ascomycetes XK 8,17 d + 56,7 35,11 g 9 Đối chứng - 0,00 - 87,3 0,00 CV% 5,0 1,2 1,8 Ghi chú:+++ đối kháng mạnh (ĐKVN ≥ 20mm); ++ đối kháng trung bình (ĐKVN 6 - 19mm);+ đối kháng yếu ĐKVN 0 - 5mm) Hình 2. Khả năng đối kháng của xạ khuẩn, vi khuẩn đối với nấm Corynespora cassiicola VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  946  3.3. Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của vi khuẩn đối kháng Đặc điểm sinh lý sinh hóa của các vi khuẩn tuyển chọn được mô tả ở bảng 5 Bảng 5. Đặc điểm sinh lý của một số chủng vi khuẩn nội sinh tuyển chọn (Viện BVTV,2015) Chủng Mức độ đối kháng Đặc điểm khuẩn lạc Nhuộm Gram TS1 +++ Khuẩn lạc màu trắng đục, dạng bất định, mép nhăn, có những gợn lồi, nhăn nheo Tím, + TS2 +++ Khuẩn lạc màu trắng đục, sần sùi, mép nhăn nheo, có vòng tròn lồi ở giữa Tím, + LH +++ Khuẩn lạc màu trắng hơi vàng hình tròn, sần sùi, khô, mép nhăn. Tạo vòng tròn nhỏ ở giữa Tím, + G2.8 +++ Khuẩn lạc màu trắng đục, hình tròn nhỏ, mép nhăn. Tạo vòng tròn rộng từ mép ngoài, bên trong lõm Tím, + 3.4. Kết quả xác định đặc tính sinh hóa của các VSV có tiềm năng đối kháng Kết quả thử đặc tính khử nitrat, phân giải nguồn cacbon, tính yếm khí của các vsv đối kháng cho thấy cả 4 chủng phân lập được đều có khả năng đồng hóa các nguồn cacbon như D-glucose; các vsv này đều sống được trong môi trường yếm khí. Các chủng đều sinh trưởng tốt nhất ở 30oC, có khả nặng chịu mặn, phát triển tốt nhất ở nồng độ muối 3-5%, chỉ có dòng LH có khả năng phát triển ở nồng độ muối 7%, tuy nhiên phát triển kém về số lượng và kích thước khuẩn lạc. Bảng 6. Đặc tính sinh lý sinh hóa của các dòng vi khuẩn tuyển chọn (Viện BVTV, 2015) Dòng vi khuẩn đối kháng Vi khuẩn yếm khí (kỵ khí) Khả năng chịu mối Khả năng khử Nitrat Khả năng đồng hóa C Khả năng thủy phân tinh bột NaCl 3% NaCl 5% NaCl 7% Glucose Saccarose TS1 yếm khí +++ +++ - + + + + TS2 yếm khí +++ +++ - + + + + LH yếm khí +++ +++ + + + + + G 2.8 yếm khí +++ +++ + + + + + 3.5. Kết quả giải trình tự gen 16S một số vi sinh vật triển vọng Dựa trên trình tự thu được, kết quả tìm kiếm trên ngân hàng gen và phân tích cây phả hệ đã xác định chủng TS1 thuộc nhóm VSV nội sinh có ích trên lá, thân Bacillus amyloliquefaciens có đoạn đọc trình tự 938bps, chủng TS2 B. amyloliquefaciens có đoạn đọc trình tự 931 và G28 có đoạn đọc trình tự 512. Bảng 7. Kết quả định danh vi khuẩn đối kháng (Viện BVTV, 2015) Tên mẫu Mồi kiểm tra Định danh Trình tự tương đồng TS1 16S Bacillus velezensis Bacillus amyloliquefaciens 100% KX155818.1 100% KX345794.1 TS2 16S Bacillus amyloliquefaciens 99% KU321525.1 LH 16S Kerstersia gyiorum 100% KT366030.1 G28 16S Bacillus amyloliquefaciens Bacillus velezensis 100% KX078078.1 100% KX129843.1 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  947 IV. KẾT LUẬN Đã phân lập được 8 chủng nấm Trichoderma sp. và 4 chủng vi khuẩn nội sinh từ thân lá cao su tại Bình Phước, Phú Thọ, Lai Châu, Đồng Nai. Giải mã trình tự vùng 16S của 4 nguồn VSV phân lập từ thân lá đã chọn được chủng TS1, TS2, G28 thuộc nhóm VSV nội sinh có ích, Bacillus amyloliquefaciens. Các chủng nấm Trichoderma sp. có hiệu quả ức chế nấm từ 67 – 100%, các chủng vi khuẩn nội sinh có hiệu quả ức chế từ 44,2 – 58,6%, đường kính vòng vô nấm từ 20,09 – 22,68 mm. LỜI CẢM ƠN Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp kinh phí thực hiện đề tài mã số 35/2011/HĐ-ĐTĐL “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ tổng hợp để quản lý bệnh vàng rụng lá trên cây cao su tại Đông Nam bộ”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Lân Dũng và cs, 1972. Phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học. 2. Đặng Vũ Thị Thanh, Hà Minh Trung, 1997. Phương pháp điều tra bệnh hại cây trồng nông nghiệp. Phương pháp nghiên cứu BVTV, Quyển 1, 1997. 3. Tuyển tập Tiêu chuẩn nông nghiệp Việt Nam và phân bón tập III, 2001. 4. Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 579:2003. Đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh chảy gôm trên cây có múi. 5. Wen - Chuan Chung, Rey - Shung Wu, Chia- Ping Hsu, Hung-Chang Huang and Jenn-Wen Huang, 2011. Application of antagonistic rhizobacteria for control of Fusarium seedling blight and basal rot of lily Australasian Plant pathology. Vol 40, 3: 269-276. ABSTRACT Study on antagonistic agents to Corynespora cassiicola, which causes yellow leaf fall on rubber Nguyen Thi Bich Ngoc1, Ngo Vinh Vien, Ha Viet Cưong2, Pham Thi Dung1, Le Mai Nhat1, Ngo Thi Thanh Huong1Nguyen Nam Duong1, Do Duy Hung1 Biological control offers an environmentally friendly alternative to the use of fungicides for control plant disease. This study is to select some antagonistic agents that are capable to countervail Corynespora cassiicola, a fungus causes yellow leaf fall disease on rubber plant. From 50 different soil and rubber plant samples in Binh Phuoc, Dong Nai, Phu Tho and Lai Chau, a total of 8 strains of Trichoderma sp. and 4 endophytic bacterial strains viz. TS1, TS2, G28, LH were isolated and purified. In vitro tests indicated that Trichoderma sp. against the C. cassiicola fungus was 79.07 – 89.53%. Endobacteria isolate No TS1. Bacillus amyloliquefaciens expressed the highest ability to decrease the rate of C. cassiicola mycelial growth at 58.6%. Keywords: Corynespora cassiicola, endobacteria, rubber leaf, Trichoderma. Người phản biện: PGS. TS. Nguyễn Văn Viết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_133_5348_2130451.pdf
Tài liệu liên quan