Tài liệu Tuyển chọn và phát triển giống lúa cực sớm để thâm canh tăng vụ, né lũ, mặn cho tỉnh Trà Vinh: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
228
TUYỂN CHỌN VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA CỰC SỚM
ĐỂ THÂM CANH TĂNG VỤ, NÉ LŨ, MẶN CHO TỈNH TRÀ VINH
Trần Đình Giỏi, Lê Thị Dự và Phạm Văn Sơn
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long
SUMMARY
Research on rice variety selection with short growth duration for intensive
cultivation, to increase crops/year and to avoid floods as well as salinity
for rice cultivation in Tra Vinh province
Twenty nine new rice varieties with short growth duration bred and selected by Cuu Long Delta Rice
Research Institute were used as materials for variety testing and evaluation in salt effected soil area of
Da Loc, Chau Thanh and alluvial area with three rice crops per year of Binh Phu, Cang Long, Tra Vinh, in
both dry and wet seasons of 2009-2010. These varieties were screened for resistance to Brown Plant
Hopper (BPH), Leaf Blast, and grain quality analysis. At least 2 rice varieties were found with very early
maturity, high yield, resistant to BPH, Lea...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuyển chọn và phát triển giống lúa cực sớm để thâm canh tăng vụ, né lũ, mặn cho tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
228
TUYỂN CHỌN VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA CỰC SỚM
ĐỂ THÂM CANH TĂNG VỤ, NÉ LŨ, MẶN CHO TỈNH TRÀ VINH
Trần Đình Giỏi, Lê Thị Dự và Phạm Văn Sơn
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long
SUMMARY
Research on rice variety selection with short growth duration for intensive
cultivation, to increase crops/year and to avoid floods as well as salinity
for rice cultivation in Tra Vinh province
Twenty nine new rice varieties with short growth duration bred and selected by Cuu Long Delta Rice
Research Institute were used as materials for variety testing and evaluation in salt effected soil area of
Da Loc, Chau Thanh and alluvial area with three rice crops per year of Binh Phu, Cang Long, Tra Vinh, in
both dry and wet seasons of 2009-2010. These varieties were screened for resistance to Brown Plant
Hopper (BPH), Leaf Blast, and grain quality analysis. At least 2 rice varieties were found with very early
maturity, high yield, resistant to BPH, Leaf Blast, good grain quality, and suitable for 3 crops per year of
Tra Vinh alluvial area, such as OM5451 and OM8923. Three other rice varieties were ditermined with
early maturity (95-100 days), high yield, and adaptation with 3-4 month salt effected soil area of Tra
Vinh province. They were OM6976, OM6377 and OM5464. The studies on nitrogen supplied dose for
these new rice varieties were conducted, and the dose of 60-80 kgN/ha suitable to group of very early
rice varieties (OM5451 and OM8923) in wet season were defined, while the early maturity varieties had
good response to 80 kgN/ha dose. In dry season, the 80 kgN/ha dose was appropriate to very early rice
varieties, and the early varieties were suitable to 100 kgN/ha dose. Seed rate density of these rice
varieties were also surveyed in both dry and wet seasons. The seed rate from 50-125 kg/ha did not
affect to yield yield components and grain yield of all these 5 varieties, but the seed rate of 75-100 kg/ha
was recommended to prevent weed competition and damage by snail. Demonstration of new rice
varieties with the suitable seed rate (80 kg/ha) and appropriate nitrogen dose (80 kgN/ha in wet season)
gave high economic effect, increasing benefit from 4,5-17,1 million VND in compared to habit cultivation
of farmer. Varieties OM6976, OM5464, OM8923 and OM5451 cultivated as recommendation of the model
gave 10 million VND benefit.
Keywords: Very early rice variety, intensive rice cultivation, increasing rice crop per year, escape
from flood, avoidance of salinity.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trà Vinh là một trong các tỉnh đồng bằng
ven biển, chịu ảnh hưởng bởi sự giao thoa giữa
sông và biển. Hệ thống sông rạch chằng chịt kết
hợp với chế độ triều biển Đông làm nên chế độ
bán nhật triều không đều của tỉnh. Diện tích tự
nhiên của Trà Vinh là 229.500ha, trong đó có
149.300ha đất nông nghiệp (Tổng cục thống kê
năm 2009). Hàng năm có khoảng 90% diện tích
đất tự nhiên trong phạm vi 30 km tính từ biển
trở vào của tỉnh bị nhiễm mặn. Độ mặn bình
quân là 4‰. Hiện tượng nhiễm mặn thường bắt
đầu từ tháng 12, lên cao nhất vào tháng 4 và kết
thúc vào tháng 6 (theo Tri thức Việt: tổng quan
tỉnh Trà Vinh). Mặc dù địa hình rất phức tạp,
sản xuất lúa vẫn là giữ vai trò chủ đạo trong cơ
Người phản biện: TS. Nguyễn Thúy Kiều Tiên.
cấu kinh tế của tỉnh Trà Vinh. Năm 2010, diện
tích trồng lúa của tỉnh trong cả 3 vụ/năm là
232.700ha, sản lượng lúa đạt 1.156 nghìn tấn.
Trong đó diện tích lúa mùa đạt 91.800ha (Niên
giám thống kê, 2010) tập trung ở vùng nhiễm
mặn 5 - 6 tháng của Cầu Ngang, Duyên Hải và
một ít ở Trà Cú, Châu Thành. Diện tích sản xuất
lúa còn lại chủ yếu tập trung ở vùng nhiễm mặn
3 - 4 tháng của Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Ngang,
Châu Thành và vùng nhiễm mặn 2 tháng/năm
của Cầu Kè, Càng Long.
Để phát triển ổn định 2 vùng lúa chủ lực này
với việc sử dụng giống lúa cao sản cực sớm,
chúng tôi thực hiện đề tài “Tuyển chọn, phát
triển giống lúa cực sớm để thâm canh tăng vụ, né
lũ, mặn cho tỉnh Trà Vinh” nhằm đánh giá khả
năng thích nghi của các giống lúa mới ngắn ngày
tại 2 vùng trồng lúa chủ lực của tỉnh Trà Vinh.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
229
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
Vật liệu thí nghiệm gồm 29 giống lúa mới chọn tạo tại Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) thuộc nhóm A0 và A1 khảo nghiệm Viện (bảng 1).
Bảng 1. Nguồn gốc của các giống lúa thực hiện trong đề tài
TT Tên giống Tổ hợp lai TT Tên giống Tổ hợp lai
1 OM4097 OM997-6/OM2395 16 OM6677 M22/AS996
2 OM4101 OM997-6/IR56279 17 OM6691 OM1706/OMCS2000
3 OM4126 OM3536/ST1 18 OM6693 OM723/OM1643
4 OM4128 OM3405/Thơm1 19 OM6695 OM997-6/OM3536
5 OM4218 OM2031/MTL250 20 OM6699 OM3536/OM3240
6 OM5243 OM3536/IR64 21 OM6916 OM4900/OM5472
7 OM5244 OM3536/ĐS20 22 OM6932 OM4088/OM5472
8 OM5245 OM3536/OM2008
9 OM5451 Jasmine/OM2490
23 OM6976
IR68114/OM997//
OM2718///OM2886
10 OM5464 OM3432/OM2490 24 OM6992 Khang dân/OM2512//AS996
11 OM5490 OMCS2000/OM2490 25 OM8108 M362/AS996
12 OM5871 OMOM6162ĐB 26 OM8923 OM4059NCM
13 OM6016 OM4495/OMCS3 27 OM8928 OM3536/AS996
14 OM6377 IR64/Type3-123 28 OMCS2000 đc OM1738/MRC19399
15 OM6511 M12/IR64 29 OMCS2009 OM1314/OM2514/OM2514
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Tuyển chọn giống lúa cực sớm
Thí nghiệm khảo nghiệm được thực hiện tại
2 điểm đại diện cho 2 tiểu vùng sinh thái khác
nhau, huyện Càng Long và Châu Thành, Trà
Vinh (CL, CT-TV). Sau mỗi vụ khảo nghiệm loại
bỏ giống xấu, bổ sung giống mới để có được số
giống như sau:
Vụ Thu Đông (TĐ) 2009 khảo nghiệm 20
giống tại CL, CT-TV.
Vụ Đông Xuân (ĐX) 2009 - 2010 khảo
nghiệm 20 giống lúa tại CL, CT-TV.
Vụ Hè Thu (HT) 2010, khảo nghiệm 16
giống lúa tại CL, CT-TV.
Phương pháp: Thí nghiệm được bố trí theo
khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, số công
thức bằng số giống tùy theo mỗi vụ khảo nghiệm.
Diện tích ô thí nghiệm là 20m2, khoảng cách cấy:
15 20cm. Công thức phân bón: 100:60:40kg N-
P2O5-K2O/ha cho vụ ĐX, 80:60:40kg N-P2O5-
K2O/ha cho vụ HT và TĐ. Các biện pháp canh tác
khác áp dụng theo quy trình khảo nghiệm chung
của tiêu chuẩn ngành 10 TCN-340-98.
Các chỉ tiêu theo dõi: Thời gian sinh trưởng
(TGST), chiều cao cây, số bông/m2, số hạt
chắc/bông, khối lượng 1000 hạt, năng suất thực
tế (tấn/ha).
Xử lý số liệu trên Excel và phân tích thống
kê bằng phần mềm IRRISTAT.
Thanh lọc rầy nâu, đạo ôn theo phương pháp
của IRRI (1996) và phân tích phẩm chất hạt gạo
theo các phương pháp của Govindaswami và
Ghose (1969), Little và ctv. (1958), Tang và ctv,
(1991) và Sadavisam và Manikam (1992).
2.2.2. Nghiên cứu biện pháp canh tác cho các
giống lúa mới tuyển chọn
2.2.2.1. Thí nghiệm phân bón
Phương pháp: Thí nghiệm được thực hiện
trong 2 vụ, HT2010, ĐX2010 - 2011.
Kiểu bố trí: Lô phụ 3 lần lặp lại trên nền
60:40kg (P2O5:K2O)/ha,
Lô chính: Gồm 5 giống lúa: OM6976,
OM8923, OM5464, OM5451 và OM6377
Lô phụ: Gồm 03 mức phân đạm là 120-100-
80kg N/ha cho vụ Đông Xuân và 100-80-60kg
N/ha cho vụ Hè Thu.
Diện tích ô: 25m2. Diện tích toàn ruộng thí
nghiệm: 2000m2.
Các chỉ tiêu theo dõi và xử lý số liệu: Như
mục 2.2.2.2.
2.2.2.2. Thí nghiệm mật độ sạ
Phương pháp: Thí nghiệm được thực hiện
trong 2 vụ, HT2010, ĐX2010 - 2011.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
230
Kiểu bố trí: Lô phụ với 03 lần nhắc lại.
Lô chính: gồm 5 giống lúa: OM6976,
OM8923, OM5464, OM5451 và OM6377.
Lô phụ: gồm 04 mật độ sạ: 50; 75; 100 và
125 kg/ha.
Phân bón: ĐX: 100-60-40kg (N-P2O5-
K2O)/ha, HT: 80-60-40kg (N-P2O5-K2O)/ha)
Diện tích ô: 25m2. Diện tích toàn ruộng thí
nghiệm: 2000m2.
Các chỉ tiêu theo dõi và xử lý số liệu: Như
mục 2.2.2.2.
2.2.3. Trình diễn mô hình các giống lúa triển vọng
Trình diễn mô hình 6 giống lúa triển vọng,
kết hợp các biện pháp canh tác, xác lập quy trình
thâm canh của các giống lúa mới được chọn
(0,35ha 3 giống 2 điểm = 2ha).
Phương pháp: Các giống trình diễn được thực
hiện bằng phương pháp sạ hàng với mật độ 80
kg/ha. Mỗi giống 3500m2, bón phân theo công thức
80:60:40kg (N:P2O5:K2O)/ha. Các biện pháp canh
tác khác áp dụng theo quy trình khảo nghiệm chung
của tiêu chuẩn ngành 10 TCN-340-98.
Ruộng nông dân thực hiện theo quy trình
nông dân là sạ lan với mật độ 125kg giống/ha,
bón phân theo công thức 95:95:60kg
(N:P2O5:K2O)/ha, sử dụng giống OMCS2000.
Các chỉ tiêu theo dõi: Năng suất thực tế, tính
kháng rầy nâu, đạo. Đánh giá năng suất và hiệu
quả kinh tế của các giống lúa chọn trình diễn so
với ruộng của nông dân.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu, tuyển chọn giống lúa
cực sớm
3.1.1. Kết quả khảo nghiệm 20 giống lúa mới tại
Càng Long và Châu Thành, tỉnh Trà Vinh vụ
Thu Đông 2009
Kết quả khảo nghiệm (bảng 2) cho thấy, các
giống phát triển tương đối tốt, trong điều kiện
cấy, TGST biến động từ 89 - 95 ngày, như vậy
trong điều kiện sạ TGST sẽ ngắn hơn khoảng 5
ngày. Xét theo yêu cầu của đề tài hầu hết các
giống đều đạt TGST < 90 ngày.
Bảng 2. Đặc tính nông học và phản ứng sâu bệnh của các giống lúa mới
tại huyện Càng Long và Châu Thành vụ TĐ 2009
Tính kháng (cấp) Năng suất (tấn/ha)
TT Tên giống TGST (ngày)
Rầy nâu (cấp) Đạo ôn (cấp) Càng Long Châu Thành
1 OM8923 92 5 5 4,87* 4,89*
2 OM5464 95 4 3 4,78* 4,93*
3 OM4101 90 4 4 4,77* 3,80
4 OMCS2009 89 4 3 4,75* 4,87*
5 OM5451 91 3 5 4,72* 4,87*
6 OM4097 92 5 4 4,56 4,13
7 OM5245 94 3 5 4,45 4,56
8 OM4218 92 4 4 4,24 4,88*
9 OM6693 95 5 3 4,22 4,20
10 OM6916 90 4 4 4,15 3,20
11 OM6511 92 4 6 4,06 4,07
12 OM4126 95 5 9 4,03 4,07
13 OM5244 95 4 6 4,02 4,00
14 OM5490 93 5 7 4,01 4,00
15 OMCS2000 Đ/C 95 5 7 4,01 4,13
16 OM5243 90 5 7 3,97 3,90
17 OM6699 93 5 4 3,88 3,87
18 OM6992 94 4 3 3,86 4,86
19 OM6695 93 4 7 3,79 3,70
20 OM4128 91 4 4 3,25 4,20
CV (%) - - - 11,02 11,04
LSD.05 - - - 0,70 0,74
LSD.01 - - - 0,91 0,99
Ghi chú: * là khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% so với đối chứng, tính kháng rầy nâu và đạo ôn thanh lọc trong điều
kiện nhân tạo.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
231
Năng suất các giống ở cả Càng Long và Châu
Thành đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ở
huyện Càng Long, có tới 4 giống lúa cực sớm cho
năng suất cao hơn, khác biệt có ý nghĩa so với
giống đối chứng OMCS2000 là: OM8923 (4,87
tấn/ha), OM4101 (4,77 tấn/ha), OMCS 2009 (4,75
tấn/ha) và OM5451 (4,72 tấn/ha). Các giống này
đều chống chịu với rầy nâu và đạo ôn tốt, kháng
rầy nâu và đạo ôn ở cấp 3 - 5 nên rất triển vọng
cho vùng đất 3 vụ lúa/năm của tỉnh Trà Vinh.
Ở huyện Châu Thành, kết quả khảo nghiệm
cho thấy, giống lúa ngắn ngày chống chịu mặn
OM5464 cho năng suất cao nhất đạt 4,93 tấn/ha
cao hơn giống đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05.
Trong nhóm các giống lúa cực sớm cũng có tới 4
giống cho năng suất cao hơn và khác biệt có ý
nghĩa với đối chứng là OM8923 (4,89 tấn/ha),
OM4218 (4,88 tấn/ha), OM5451 và OMCS2009
cùng đạt 4,87 tấn/ha. Cả 5 giống này đều kháng
rầy nâu và đạo ôn cấp 3 - 5.
3.1.2. Kết quả khảo nghiệm 20 giống lúa lúa
mới tại Càng Long và Châu Thành, tỉnh Trà
Vinh vụ ĐX 2009 - 2010
Kết quả khảo nghiệm (bảng 3) cho thấy, các
giống phát triển tương đối tốt, TGST của hầu hết
biến động từ 89 - 95 ngày (lúa cấy), như vậy nếu sạ
thẳng TGST sẽ ngắn hơn khoảng 5 ngày, đều thuộc
nhóm cực sớm. Riêng 2 giống OM6976 và
OM8108 thuộc nhóm ngắn ngày (100 và 96 ngày).
Bảng 3. Đặc tính nông học và phản ứng sâu bệnh của các giống lúa mới
tại Càng Long và Châu Thành Vụ ĐX 2009 - 2010
Tính kháng (cấp) Năng suất (tấn/ha)
TT Tên giống TGST (ngày) Rầy nâu Đạo ôn Càng Long Châu Thành
1 OM6976 100 3 4 6,99* 6,69*
2 OM6377 95 5 3 6,86* 6,67*
3 OM4218 90 5 4 6,78* 6,64*
4 OM8923 90 5 3 6,64* 6,68*
5 OM5464 93 3 3 6,55* 6,65*
6 OM5451 90 3 2 6,53* 6,11
7 OM8108 96 5 5 6,40 5,12
8 OM6916 90 5 4 6,40 5,84
9 OM6677 99 5 3 6,30 6,63*
10 OM6693 90 5 5 6,10 4,82
11 OM6691 93 5 5 6,10 4,75
12 OM5871 90 7 4 6,10 4,01
13 OM5490 90 5 9 6,10 5,75
14 OM4101 89 4 4 5,90 4,24
15 OM8928 92 5 4 5,70 5,82
16 OMCS2000 Đ/C 93 5 7 5,70 6,00
17 OM5245 92 5 5 5,50 5,36
18 OM4126 91 5 6 5,30 4,83
19 OM6016 90 5 4 5,00 6,12
20 OM6699 89 5 5 5,00 4,84
CV (%) - - - 8,3 8,81
LSD.05 - - - 0,82 0,63
Ghi chú: * là khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% so với đối chứng, tính kháng rầy nâu và đạo ôn thanh lọc trong điều
kiện nhân tạo.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
232
Năng suất các giống khảo nghiệm tại Càng
Long và Châu Thành đều khác biệt có ý nghĩa
thống kê. Ở Càng Long có tới 15 giống cho
năng suất cao hơn đối chứng OMCS2000 nhưng
chỉ có 6 giống là khác biệt có ý nghĩa với đối
chứng, trong đó có 3 giống lúa cực sớm là
OM4218 (6,78 tấn/ha), OM8923 (6,64 tấn/ha)
và OM5451 (6,53 tấn/ha). Các giống lúa còn lại
thuộc nhóm ngắn ngày chống chịu mặn gồm
OM6976 (6,99 tấn/ha), OM6377 (6,86 tấn/ha)
và OM5464 (6,55 tấn/ha). Cả 6 giống này đều
kháng rầy nâu và đạo ôn cấp 2 - 5.
Ở Châu Thành có 6 giống cho năng suất cao
hơn và khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% với đối chứng
OMCS2000, trong đó chỉ có 2 giống cực sớm là
OM8923 (6,68 tấn/ha) và OM4218 (6,64 tấn/ha).
Các giống còn lại đều thuộc nhóm ngắn ngày,
chống chịu mặn như: OM6976 (6,96 tấn/ha),
OM6377 (6,67 tấn/ha), OM5464 (6.65tấn/ha) và
OM6677 (6,63 tấn/ha). Các giống này cũng đều
chống chịu rầy nâu và đạo ôn cấp 3-5.
3.1.3. Kết quả khảo nghiệm 16 giống lúa tại
Càng Long và Châu Thành, tỉnh Trà Vinh vụ
Hè Thu 2010
Do có một số giống khác nhau giữa bộ giống
cho các tiểu vùng sinh thái nên kết quả bảng 4
tổng hợp cho 18 giống nhưng mỗi huyện chỉ có
16 giống được khảo nghiệm. Thời gian sinh
trưởng các giống lúa hầu hết thuộc nhóm cực
sớm (89 - 95 ngày, lúa cấy), các giống lúa còn lại
thuộc nhóm ngắn ngày (95 - 98 ngày) như
OM6976, OM6677, OM6699 và OM6377, nhưng
có khả năng chịu mặn tốt nên cũng rất cần thiết
cho vùng nhiễm mặn 3-4 tháng cho mục tiêu sản
xuất ổn định 2 vụ lúa.
Bảng 4. Đặc tính nông học và phản ứng sâu bệnh của các giống lúa mới
tại Càng Long và Châu Thành, vụ HT 2010
Tính kháng (cấp) Năng suất (tấn/ha)
TT Tên giống TGST (ngày)
Rầy nâu Đạo ôn Càng Long Châu Thành
1 OM5451 90 5 2 5,83** 4,23
2 OM5464 93 3 5 5,81** 4,63*
3 OM6976 98 5 5 5,72** 4,61*
4 OM5490 93 5 9 4,70** -
5 OM8923 90 5 3 4,64** 4,55*
6 OM6377 95 5 5 4,64** 4,72**
7 OM8928 92 5 4 4,50 4,54*
8 OM6916 90 5 6 4,15 4,24
9 OM4218 91 3 4 4,14 3,31
10 OM6932 89 5 7 4,43 4,03
11 OM6699 95 5 6 4,12 3,30
12 OM6693 94 5 5 4,11 4,01
13 OMCS2000 đc 93 5 7 3,90 4,01
14 OM6677 98 5 9 3,71 3,13
15 OM4101 90 5 7 3,40 3,33
16 OMCS2009 92 5 5 3,23 4,00
17 OM6016 95 5 4 - 3,01
18 AS996 102 4 4 - 4,00
CV (%) - - - 9,51 8,56
LSD.05 - - - 0,51 0,50
LSD.01 - - - 0,67 0,67
Ghi chú: * là khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%, ** là khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với đối chứng, tính kháng
rầy nâu và đạo ôn thanh lọc trong điều kiện nhân tạo tại Bộ môn Côn trùng và Bệnh cây, Viện Lúa ĐBSCL.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
233
Năng suất các giống ở cả Càng Long và
Châu Thành đều có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở mức 0,01. Ở Càng Long có tới 12
giống cho năng suất cao hơn giống đối chứng
OMCS2000, trong đó 6 giống cho năng suất cao
hơn và khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%, gồm 2
giống lúa cực sớm OM5451 (5,83 tấn/ha),
OM8923 (4,64 tấn/ha) và 4 giống lúa ngắn ngày
OM5464 (5,81 tấn/ha), OM6976 (5,72 tấn/ha),
OM5490 (4,40 tấn/ha) và giống OM6377
(4,64 tấn/ha). Các giống này đều kháng rầy nâu
và đạo ôn cấp 3 - 5, riêng OM5490 nhiễm đạo
ôn cấp 9 trong điều kiện thanh lọc nhân tạo.
Năng suất các giống ở Châu Thành biến
động từ 3,01 - 4,72 tấn/ha, trong đó có 5 giống
khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng
OMCS2000 nhưng chỉ có 1 giống là thuộc nhóm
cực sớm đó là OM8923 (4,40 tấn/ha). Các giống
còn lại đều thuộc nhóm ngắn ngày, chống chịu
phèn mặn tốt gồm: OM6377 (4,72 tấn/ha),
OM5464 (4,63 tấn/ha), OM6976 (4,61 tấn/ha) và
OM8928 (4,42 tấn/ha).
Sau 3 vụ khảo nghiệm tại 2 vùng đất lúa chủ
lực của tỉnh Trà Vinh cho thấy, các giống
OM4101, OM4218, OM5490, OM6677 và
OM8928 chỉ cho năng suất cao hơn đối chứng ở
1 - 2 vụ khảo nghiệm trên 1 trong 2 điểm thí
nghiệm trong khi các giống OM5464, OM6377,
OM6976 và OM8923 cho năng suất cao hơn đối
chứng ở tất cả các vụ và trên cả 2 điểm thí
nghiệm. Riêng giống OM5451 cho năng suất cao
hơn đối chứng ở cả 3 vụ trên vùng đất phù sa
huyện Càng Long nhưng lại không khác biệt với
đối chứng trong 2 vụ ở vùng đất nhiễm mặn
huyện Châu Thành. Từ kết quả này đã xác định
được 2 giống lúa cực sớm OM5451 và OM8923
cho năng suất cao (6 - 8 tấn/ha), ổn định, chống
chịu rầy nâu, đạo ôn, thích hợp cho vùng đất phù
sa 3 vụ lúa của tỉnh Trà Vinh. Riêng giống
OM8923 còn thích hợp cả trên vùng đất nhiễm
mặn của tỉnh. Ngoài ra có thể phát triển các giống
lúa ngắn ngày, chống chịu phèn mặn tốt, năng
suất cao và phẩm chất tốt cho vùng nhiễm mặn 3
- 4 tháng/năm của Trà Vinh như: OM5464,
OM6976 và OM6377. Cả 5 giống trên đều được
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công
nhận giống Quốc gia tháng 12 năm 2011.
3.1.4. Kết quả phân tích phẩm chất gạo các
giống lúa triển vọng
Kết quả phân tích phẩm chất hạt một số
giống lúa triển vọng cho thấy, hầu hết các giống
đều có phẩm chất tốt, tỷ lệ xay chà cao, tỷ lệ gạo
lức từ 76,7 - 82,1%, cao nhất là giống OM6932
(82,1%), thấp nhất là OM6916 (76,7%); tỷ lệ gạo
trắng biến động từ 62,3 - 73,7%, cao nhất là
giống OM6677, thấp nhất là OM6916; tỷ lệ gạo
nguyên dao động từ 21,1 - 61,1%, cao nhất là
giống OM6677 và thấp nhất là OM6916. Hình
dạng hạt gạo tất cả đều thuộc dạng thon dài, tỷ lệ
dài/rộng biến động từ 3,0 - 3,5cm. Chiều dài hạt
gạo hầu hết các giống thuộc hạt gạo dài (6,80 -
7,16cm), ngoại trừ giống OM6904 thuộc chiều
dài trung bình (6,30cm). Độ bạc bụng các giống
hầu hết dưới 10% trừ các giống OM5464
(39,7%), OM4218 (38,5%), OM10037 (27%) và
OM6904 (19%). Hầu hết các giống đều thuộc
dạng mềm cơm, hàm lượng amylose trung bình
(23 - 25%) trừ một số giống cơm hơi cứng như
OM5464 và OM6377.
3.2. Kết quả nghiên cứu các biện pháp canh
tác cho các giống lúa mới
3.2.1. Ảnh hưởng của các mức phân đạm đối
với các giống lúa mới
3.2.1.1. Ảnh hưởng của các mức phân đạm
đối với các giống lúa mới vụ HT2010
Thử nghiệm 3 mức phân đạm là 60-80-
100 kg/ha trên nền phân phân bón 60-40 kg/ha
P2O5-K2O cho 5 giống lúa OM5451, OM5464,
OM6377, OM6976 và OM8923, vụ HT2010
(bảng 5) cho thấy, bón 60 - 100kg N/ha không
làm cho các thành phần năng suất (số bông/m2,
số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt) của cả
5 giống lúa có sự khác biệt ý nghĩa với nhau.
Bón 80kg N/ha cho năng suất cao nhất (2,66
tấn/ha) khác biệt có ý nghĩa với năng suất ở mức
100kg N/ha nhưng lại không khác biệt với mức
60kg N/ha.
Bảng 5. Ảnh hưởng của các mức phân đạm đến sinh trưởng và năng suất lúa vụ HT2010
Mức phân (kg N/ha) Chiều cao cây (cm) Số bông/m
2 Số hạt chắc/bông KL 1000 hạt (g) Tỷ lệ lép (%) NS (tấn/ha)
60 101,5 352,5 52,4 26,43 31,69 2,27 ab
80 101,5 366,1 55,8 26,95 29,75 2,66 a
100 102,2 346,7 54,0 27,08 32,09 1,91 b
P giống 0,09136 0,10085 0,00258 0,000004 0,06022 0,00130
P mức phân 0,54560 0,53123 0,66320 0,136676 0,43928 0,00434
P tương tác 0,34498 0,00110 0,48293 0,080493 0,18242 0,33471
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
234
3.2.1.2. Ảnh hưởng của các mức phân đạm
đối với các giống lúa mới vụ ĐX2010 - 2011
Kết quả thử nghiệm 3 mức phân đạm 80-100-
120 kg/ha trên nền phân bón 60-40 kg/ha P2O5-
K2O cho 5 giống lúa ở vụ ĐX2010 - 2011 (bảng
6) cũng cho kết quả tương tự. Bón 120kg N/ha đã
làm giảm cho số hạt chắc/bông, tăng tỷ lệ lép,
giảm khối lượng 1000 hạt và giảm năng suất. Bón
120kg N/ha cho năng suất thấp nhất (5,55 tấn/ha)
khác biệt có ý nghĩa với năng suất ở 2 mức phân
còn lại. Có sự tương tác giữa giống và các mức
phân đạm. Giống OM6976 có xu hướng tăng năng
suất khi tăng lượng phân bón từ 80-100kg N/ha và
đây cũng là công thức cho năng suất cao nhất
(7,33 tấn/ha), sau đó năng suất lại giảm xuống khi
bón 120kg N/ha (6,78 tấn/ha). Tương tự như vậy
giống OM6377 cũng cho năng suất cao nhất ở
mức phân 100kg N/ha (6,2 tấn/ha) và cho năng
suất thấp nhất khi bón 80kg N/ha (4,87 tấn/ha).
Giống OM5451 chịu phân ít hơn nên cho năng
suất cao nhất ở mức phân 80kg N/ha (6,2 tấn/ha),
trong khi giống OM8923 lại cho năng suất như
nhau ở 2 mức phân thấp 80-100kg N/ha và cao
hơn năng suất ở mức phân 120kg N/ha.
Bảng 6. Ảnh hưởng của các mức phân đạm đến sinh trưởng và năng suất lúa vụ ĐX2010 - 2011
Mức phân
(kg N/ha)
Chiều cao cây
(cm) Số bông/m
2 Số hạt chắc/bông KL 1000 hạt (g) Tỷ lệ lép (%) NS (tấn/ha)
80 100,4 268,4 72,7a 27,41a 19,29c 5.89a
100 100,5 256,7 72,0a 27,44a 21,42b 6.09a
120 101,1 252,3 69,8b 26,58b 23,44a 5.55b
P giống 0,00332 0,01402 0,00025 0,00000 0,00000 0,000004
P mức phân 0,73643 0,29236 0,00005 0,00000 0,00000 0,002451
P tương tác 0,55163 0,37579 0,00002 0,00000 0,00000 0,016291
3.2.2. Kết quả nghiên cứu về mật độ sạ cho các
giống lúa mới
3.2.2.1. Ảnh hưởng của mật độ sạ đối với
các giống lúa mới vụ Hè Thu 2010
Kết quả nghiên cứu 4 mật độ sạ trên 5 giống
lúa vụ HT2010 (bảng 7) cho thấy, sạ hàng với
mật độ từ 50 - 125kg giống/ha không làm khác
biệt cho sự sinh trưởng và năng suất lúa của cả 5
giống lúa OM6976, OM5451, OM5464, OM8923
và OM6377. Tăng mật độ sạ từ 50 tới 125kg
giống/ha có chiều hướng tăng số bông/m2, tăng tỷ
lệ hạt lép nhưng giảm số hạt chắc/bông, kết quả
đồng nhất ở cả 5 giống. Tuy nhiên, do điều kiện
ruộng thí nghiệm đồng nhất, dễ quản lý ốc bươu
vàng và cỏ dại trên diện tích nhỏ nên sự cân đối
giữa số bông/m2 và số hạt chắc/bông giúp cho
năng suất không có khác biệt giữa các mật độ.
Tùy thuộc vào điều kiện đất đai, quản lý ốc bươu
vàng và cỏ dại, có thể sử dụng mật độ sạ từ 75 -
100 kg/ha để giảm công cấy dặm và cho hiệu quả
kinh tế cao.
Bảng 7. Ảnh hưởng của mật độ sạ đến sinh trưởng và năng suất lúa vụ HT2010
Mật độ (kg/ha) Chiều cao cây (cm)
Số chồi
tối đa Số bông/m
2 Số hạt chắc/bông
KL 1000 hạt
(g)
Tỷ lệ lép
(%) NS (tấn/ha)
50 103 684d 496b 70a 25,6 23,2b 3,68
75 103 761c 503b 64ab 25,8 24,2ab 3,83
100 102 854b 524ab 67a 26,0 25,5a 3,91
125 102 943a 555a 59b 25,8 25,2a 3,89
P giống 0,1428 0,7265 0,0154 0,2695 0,0000 0,6642 0,0000
P mật độ 0,7182 0,0000 0,0022 0,0170 0,1218 0,0268 0,0733
P tương tác 0,0562 0,3528 0,1622 0,1805 0,3008 0,8715 0,9966
3.2.2.2. Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng
suất của các giống lúa mới vụ ĐX2010 - 2011
Tương tự như kết quả nghiên cứu ở vụ
HT2010, mật độ sạ từ 50 - 125kg giống/ha trong
vụ Đông Xuân 2010 - 2011 (bảng 8) cũng không
tạo sự khác biệt về sinh trưởng và năng suất của
cả 5 giống lúa OM6976, OM5451, OM5464,
OM8923 và OM6377. Tăng mật độ sạ từ 50 tới
125kg giống/ha chỉ làm tăng số chồi tối đa lúc 35
ngày sau sạ nhưng không tăng bông/m2. Tuy
nhiên, để hạn chế cấy dặm do thiệt hại bởi ốc
bươu vàng và tăng sức cạnh tranh với cỏ dại
trong điều kiện canh tác lúa trên diện rộng thì
mật độ thích hợp cho sạ hàng ở cả 2 vụ Đông
Xuân và hè thu là 75 - 100kg giống/ha.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
235
Bảng 8. Ảnh hưởng của mật độ sạ đến sinh trưởng và năng suất lúa vụ ĐX2010 - 2011
Mật độ (kg/ha) Chiều cao cây (cm)
Số chồi tối
đa Số bông/m
2 Số hạt chắc/bông
KL 1000 hạt
(g)
Tỷ lệ lép
(%) NS (tấn/ha)
50 104 616d 474 83 28,4 14,3 7,06
75 103 704c 489 79 28,4 14,7 7,18
100 102 789b 511 80 28,3 13,7 7,12
125 101 890a 518 80 28,4 14,1 6,84
P giống 0,1808 0,0347 0,1234 0,0879 0,0000 0,0004 0,0060
P mật độ 0,0569 0,0000 0,1158 0,8164 0,2384 0,9081 0,1046
P tương tác 0,1154 0,4913 0,2532 0,0737 0,0243 0,1712 0,9349
3.3. Kết quả trình diễn các giống lúa triển vọng
Kết quả các giống trình diễn đều cho năng
suất cao hơn đối chứng ruộng nông dân tự sản
xuất từ 400 - 1500 kg/ha ở vùng phù sa và 2.300
- 2.500 kg/ha ở vùng nhiễm mặn.
Bảng 9. Hiệu quả kinh tế của mô hình so với ruộng của nông dân tính trên 1ha
Chỉ tiêu so sánh OM5451 OM6932 OM6904 Ruộng Đ/C1 OM6976 OM5464 OM8923 Ruộng Đ/C2
Năng suất (tấn/ha) 5,8 5,2 4,7 4,3 7,0 6,9 6.8 4,5
Giá bán (đồng) 6.000 6.000 6.000 6.000 6.000 6.000 6.000 6.000
Tổng thu nhập (triệu đồng) (1) 34,80 31,20 28,20 25,80 42,00 41,40 40,80 27,00
Chi phí lúa giống (triệu đồng) 0,80 0,80 0,80 1,25 0,80 0,80 0,80 1,25
Chi phí phân bón (triệu đồng) 4,64 4,64 4,64 6,26 4,64 4,64 4,64 6,26
Chi phí công lao động (triệu đồng) 5,50 5,50 5,50 5,50 5,50 5,50 5,50 5,50
Chi phí thuốc BVTV (triệu đồng) 3,53 3,53 3,53 3,53 3,53 3,53 3,53 3,53
Chi phí bơm nước (triệu đồng) 1,20 1,20 1,20 1,20 1,20 1,20 1,20 1,20
Tổng chi phí (2) 15,67 15,67 15,67 17,74 15,67 15,67 15,67 17,74
Giá thành sản xuất 1 kg lúa (đồng) 2.702 3.013 3.334 4.126 2.239 2.271 2.304 3.942
Lợi nhuận = (1) - (2) 19,13 15,53 12,53 8,06 26,33 25,73 25,13 9,26
Chênh lệch lợi nhuận so với Đ/C 11,07 7,47 4,47 - 17,07 16,47 15,87 -
Ghi chú: Đ/C1 là ruộng nông dân vùng đất phù sa, Đ/C2 là ruộng nông dân vùng đất nhiễm mặn 3 - 4 tháng/năm.
So sánh hiệu quả mô hình trình diễn các
giống lúa so với ruộng nông dân cho thấy, do
năng suất các giống trình diễn cao hơn năng suất
ruộng nông dân nên tăng thu nhập từ 2,4 - 9,0
triệu đồng/ha cho mô hình ở vùng phù sa và
tăng 13,8 - 15,0 triệu đồng/ha cho mô hình ở
vùng nhiễm mặn 3 - 4 tháng/năm; Chi phí sản
xuất của ruộng mô hình thấp hơn ruộng nông
dân, nên lợi nhuận từ ruộng mô hình trình diễn
các giống lúa triển vọng trên vùng đất phù sa
cao hơn ruộng đối chứng của nông dân từ 4,5 -
11 triệu đồng/ha và tăng 15 - 17 triệu đồng/ha
cho mô hình trên vùng nhiễm mặn so với ruộng
nông dân. Các giống OM66976, OM5464,
OM8923 và OM5451 chăm sóc theo mô hình
tăng lợi nhuận hơn 10 triệu đồng/ha so với
ruộng nông dân.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Đã xác định được 2 giống lúa cực sớm thích
hợp cho điều kiện canh tác tỉnh Trà Vinh là
OM5451 và OM8923 và 3 giống lúa ngắn ngày
(95-100 ngày), thích hợp cho sản xuất ổn định 2
vụ lúa vùng nhiễm mặn 3-4 tháng của Trà Vinh
như: OM6976, OM6377, OM5464.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
236
Nghiên cứu các mức phân đạm đã xác định
được mức phân 60 - 80kg N/ha là thích hợp cho
các giống cực sớm (OM5451 và OM8923) ở vụ
HT và TĐ, trong khi các giống lúa ngắn ngày
(OM6976, OM5464 và OM6377) lại thích hợp
với mức phân 80kg N/ha. Trong vụ ĐX các giống
lúa cực sớm thích hợp ở mức phân 80kg N/ha và
các giống ngắn ngày thích hợp với mức phân
100kg N/ha.
Nghiên cứu các mật sạ cho thấy, ở cả 2 vụ
Hè Thu và Đông xuân, mật độ sạ từ 50 - 125kg
giống/ha không ảnh hưởng đến các thành phần
năng suất và năng suất lúa của cả 5 giống
OM6976, OM5451, OM5464, OM8923 và
OM6377. Tùy thuộc vào mặt bằng và điều kiện
đất đai, việc quản lý ốc bươu vàng và cỏ dại, có
thể sử dụng mật độ sạ từ 75 - 100 kg/ha để giảm
công cấy dặm và làm cỏ.
Kết quả trình diễn các giống lúa triển vọng
cho thấy, sử dụng các giống lúa mới kết hợp gieo
sạ với mật độ hợp lý (80 kg/ha) và bón phân đạm
vừa phải (80kg N/ha ở vụ Hè Thu) cho hiệu quả
kinh tế cao, tăng lợi nhuận từ 4,5 - 17,1 triệu
đồng so với ruộng đối chứng của nông dân. Các
giống OM6976, OM5464, OM8923 và OM5451
chăm sóc theo mô hình tăng lợi nhuận hơn 10
triệu đồng/ha.
4.2. Đề nghị
- Tiếp tục nhân rộng mô hình để nhân nhanh
những giống lúa thích hợp với hai vùng sản xuất
lúa chủ lực của tỉnh Trà Vinh, nhằm phát triển ổn
định 2 - 3 vụ lúa/năm.
- Xác định cơ cấu mùa vụ thích hợp tùy theo
thời gian xâm nhập mặn và ngập lũ của từng địa
phương để khai thác thế mạnh của những giống
lúa đã được tuyển chọn từ kết quả đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Govindaswamy, S. and Ghose, A.K (1969). The
time of harvest, moisture content and method of
drying on milling quality in rice. Oryra. 6: 54 - 56.
2. IRRI (1996). Standard Evaluation System for rice.
Los Banos Phillipinnes.
3. IRRI (2002). Standard evaluation system for rice.
pp: 15 - 38.
4. Little, R. R. Hilder, G.B. and Dawson, E.H (1958).
Differentical effect of dilute alkali on 25 varieties of
milled white rice, Cereal chem. 35: 111 - 126.
5. Sadavisam and Manikam (1992). Biochemical
method for agricultural science. Wiley Easten New
Delhi, India.
6. Tang, S.X. Khush, G.S, and Juliano, B.O (1991).
Genetic of gel consistency in rice, India J. Genet. 70:
69 - 78.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_76_8039_2130163.pdf