Tuyển chọn giống bơ (persea americana mills.,) tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phục vụ xuất khẩu

Tài liệu Tuyển chọn giống bơ (persea americana mills.,) tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phục vụ xuất khẩu: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  616 TUYỂN CHỌN GIỐNG BƠ (Persea americana Mills.,) TẠI TÂY NGUYÊN VÀ ĐÔNG NAM BỘ PHỤC VỤ XUẤT KHẨU Hoàng Mạnh Cường, Đặng Đinh Đức Phong, Huỳnh Thị Thanh Thủy, Phạm Công Trí, Đặng Thị Thùy Thảo, Trần Tú Trân, Hoàng Thị Ái Duyên, Hoàng Trường Sinh1, Nguyễn Mậu Tuấn, Nguyễn Mai Hương2 1 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên 2 Trung tâm Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng TÓM TẮT Nghiên cứu tuyển chọn giống bơ có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ nhu cầu xuất khẩu đã được tiến hành tại Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng thuộc khu vực Tây Nguyên và Định Quán, Long Khánh thuộc khu vực Đông Nam bộ. Các giống được chọn lọc sẽ được dùng để thay thế các giống bơ cũ, năng suất, chất lượng thấp hiện trổng ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Việc tuyển chọn giống được dựa trên các đặc điểm của giống đáp ứng tiêu chuẩn về thị trường, thương mại UNECE STANDARD FFV-42 và Codex standard for Avocado - Codex stan 197 - 1995. Kết quả tuy...

pdf13 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuyển chọn giống bơ (persea americana mills.,) tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phục vụ xuất khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  616 TUYỂN CHỌN GIỐNG BƠ (Persea americana Mills.,) TẠI TÂY NGUYÊN VÀ ĐÔNG NAM BỘ PHỤC VỤ XUẤT KHẨU Hoàng Mạnh Cường, Đặng Đinh Đức Phong, Huỳnh Thị Thanh Thủy, Phạm Công Trí, Đặng Thị Thùy Thảo, Trần Tú Trân, Hoàng Thị Ái Duyên, Hoàng Trường Sinh1, Nguyễn Mậu Tuấn, Nguyễn Mai Hương2 1 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên 2 Trung tâm Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng TÓM TẮT Nghiên cứu tuyển chọn giống bơ có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ nhu cầu xuất khẩu đã được tiến hành tại Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng thuộc khu vực Tây Nguyên và Định Quán, Long Khánh thuộc khu vực Đông Nam bộ. Các giống được chọn lọc sẽ được dùng để thay thế các giống bơ cũ, năng suất, chất lượng thấp hiện trổng ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Việc tuyển chọn giống được dựa trên các đặc điểm của giống đáp ứng tiêu chuẩn về thị trường, thương mại UNECE STANDARD FFV-42 và Codex standard for Avocado - Codex stan 197 - 1995. Kết quả tuyển chọn đã xác định được 4 giống bơ: TA1, Booth 7 TA40 và Reed. Các giống trên có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất trung bình trên 100 kg/cây/năm (vào năm trồng thứ 10 trở đi), khối lượng quả 310 - 420g, tỷ lệ thịt quả trên 65%, hàm lượng chất khô trên 24%, lipít trên 17%, vỏ dày trên 2,1 mm và có khả năng chín muộn từ tháng 9 - 12 hàng năm. Giống TA1, Booth 7 đã được công nhận chính thức; giống TA40 và Reed được công nhận sản xuất thử. Đây là nguồn vật liệu giống quan trọng phục vụ trực tiếp sản xuất, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Từ khóa: Chọn lọc giống, giống bơ trong nước, giống bơ nhập nội, vật liệu giống. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây bơ Persea americana Mills., thuộc họ Lauraceae (Long não), có nguồn gốc vùng nhiệt đới Trung Mỹ. Ngày nay, bơ được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Châu Á, cây bơ được trồng khá rộng rãi ở Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Indonesia là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới và đứng đầu các nước châu Á về sản xuất bơ. Nước ta nằm trên các đường vĩ tuyến tương tự như Mexico và ở giữa hai nước trồng bơ lớn nhất châu Á là Indonesia và Trung Quốc (đứng thứ 11 trên thế giới), có các điều kiện sinh thái rất thuận lợi cho phát triển cây bơ ở cả hai miền Nam và Bắc. Tây Nguyên và Đông Nam bộ là vùng có điều kiện sinh thái rất thích hợp cho cây bơ sinh trưởng, phát triển, cho năng suất chất lượng tốt và là vùng có tiềm năng sản xuất bơ phục vụ xuất khẩu. Một trong những vấn đề lớn có tính cấp thiết cao hiện nay là làm thế nào để chọn tạo ra những giống bơ mới có chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và thay thế những giống bơ có chất lượng kém trong sản xuất. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn sản xuất, từ năm 2002 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã tiến hành đánh giá, chọn lọc giống từ tập đoàn 26 giống bơ được thu thập từ 4 tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng và 12 giống nhập nội từ Mỹ nhằm xác định được giống phù hợp giới thiệu cho sản xuất. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - 61 giống bơ đã được thu thập năm 2002 và đang được trồng trong vườn tập đoàn và các mô hình trồng thử nghiệm tại Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng. Cần thống nhất vật liệu nghiên cứu, 26 giống trong nước và 12 giống nhập nội; nêu nguồn gốc giống. Địa điểm thí nghiệm - 12 giống bơ nhập nội từ Mỹ và Úc năm 2002. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Bố trí thí nghiệm; mật độ trồng, tóm tắt quy trình chăm sóc. Tóm lại cần có mô tả điều kiện thí nghiệm - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp đo đếm, phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu Các chi tiêu nghiên cứu Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  617 - Mô tả, đánh các giống và giống bơ theo phương pháp của Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế (IPGPI, 1995). Đo đếm, quan trắc các chỉ tiêu về đường kính, chiều cao cây, năng suất,... - Tiêu chuẩn tuyển chọn cây đầu dòng: Được xây dựng trên cơ sở tham khảo tổng hợp tiêu chuẩn về thị trường, thương mại UNECE STANDARD FFV - 42 và Codex standard for Avocado - Codex stan 197 - 1995 của thế giới và giống bơ đạt các tiêu chuẩn chính sau đây: Cây sinh trưởng khỏe, không nhiễm một số bệnh nghiêm trọng như xì mủ gốc, thối gốc, thán thư và năng suất ≥ 50 kg/cây/năm vào năm trồng thứ 10 trở lên. Khối lượng ≥ 300 g, quả tròn đến bầu dục dễ đóng gói. Vỏ dày ≥ 1 mm, dễ bóc khi chín. Hàm lượng chất khô ≥ 19%, tỷ lệ thịt ≥ 68%, màu vàng kem đến vàng đậm, ít hoặc không xơ, hàm lượng lipít ≥ 13%. Hạt đóng khít vào thịt quả nhưng vỏ hạt không dính chặt vào thịt quả, dễ tách hạt khỏi thịt quả khi chín. - Giống bơ trồng trong các thí nghiệm là cây ghép và tất cả các vật liệu giống được ghép trên giống gốc ghép TA44. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu cứu chọn lọc và đánh giá tập đoàn các giống bơ tại Đăk Lăk 3.1.1. Sinh trưởng và phát triển các giống bơ sau 12 năm trồng Bảng 1. Sinh trưởng và phát triển của các giống bơ sau 12 năm trồng TT Giống Đường kính gốc (m) Chiều cao cây (m) Đường kính tán (m) Nhóm hoa 1 TA1 0,29 5,80 5,00 A 2 TA2 0,24 5,50 5,80 B 3 TA3 0,20 4,50 5,40 A 4 TA4 0,27 4,70 6,50 A 5 TA5 0,36 7,20 8,00 B 6 TA6 0,34 5,50 9,00 B 7 TA7 0,25 4,00 5,50 A 8 TA8 0,39 5,70 7,30 B 9 TA9 0,29 4,80 4,00 A 10 TA17 0,27 6,40 7,30 A 11 TA19 0,28 5,60 6,20 A 12 TA20 0,32 6,20 8,00 B 13 TA21 0,33 5,80 8,00 B 14 TA26 0,33 5,10 6,30 B 15 TA31 0,39 5,90 5,90 A 16 TA36 0,27 5,70 7,30 B 17 TA37 0,30 6,00 6,70 B 18 TA39 0,25 4,60 6,50 A 19 TA40 0,24 5,80 6,40 B 20 TA44 0,20 5,50 5,00 A 21 TA45 0,38 5,60 6,30 A 22 TA47 0,23 4,40 5,50 A 23 TA48 0,34 6,00 5,60 A 24 TA50 0,28 6,54 7,10 B 25 TA54 0,25 6,78 5,90 B VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  618 TT Giống Đường kính gốc (m) Chiều cao cây (m) Đường kính tán (m) Nhóm hoa 26 Số 5 0,24 5,10 5,50 B 27 Booth 7 0,30 6,20 8,00 B 28 Hass 0,28 5,80 6,00 A 29 Tiger 0,40 5,80 9,00 B 30 Ardith 0,26 6,00 6,20 A 31 Reed 0,33 6,00 5,50 A 32 Ettinger 0,29 5,60 6,30 B 33 Fuerte 0,25 5,70 6,00 B 34 Sharwill 0,30 4,00 6,30 B 35 GA 0,38 4,60 4,20 A 36 GB 0,33 4,00 5,20 B 37 GC 0,24 3,40 5,60 A Trung bình 0,29 5,45 6,31 CV (%) 18,44 15,25 18,44 Tăng trưởng đường kính gốc, các giống có đường kính trung bình đạt 0,29 m, cây có đường kính gốc lớn nhất đạt 0,40 m và nhỏ nhất đạt 0,20 m. Qua phân tích thống kê cho hệ số biến động khá cao, khoảng 18%, điều này chứng tỏ có sự khác nhau rất lớn về mức độ tăng trưởng về đường kính và các giống sinh trưởng không đồng đều. Tương tự, khả năng phát triển về chiều cao cây cũng cho thấy có sự khác biệt rất lớn giữa các giống trong vườn với độ biến động khá lớn khoảng 15%. Giống có chiều cao lớn nhất đạt trên 7 m thể hiện được ưu thế về chiều cao cây, giống thấp nhất 3,40 m. Về mặt canh tác, đặc điểm về chiều cao cây có thể quyết định đến các hình thức thâm canh hay trồng xen khác nhau. Các giống TA1, TA5, TA17, TA20, TA21, TA31, TA40, TA48, TA50, TA54, Booth 7, Reed và GA có tốc độ sinh trưởng, phát triển mạnh nhất chứng tỏ được ưu điểm vượt trội của các giống này trong điều kiện sinh thái Đăk Lăk. Tuy nhiên việc chọn lọc giống đáp ứng mục tiêu xuất khẩu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố quan trọng hơn như năng suất và chất lượng của giống. Giống có đường kính tán lớn nhất đạt 9 m, nhỏ nhất đạt 4 m và nhìn chung các giống có khả năng phát triển bộ tán khá tốt, đạt trung bình 6,31 m, tuy nhiên có sự khác nhau lớn giữa các giống, phân tích thống kê cho hệ số biến động rất cao, khoảng 18% đã chứng minh sự khác biệt này. Nhóm hoa, đặc biệt rất quan trọng trong chọn giống bởi chúng liên quan đến khả năng thụ phấn và hình thành năng suất của các giống khác nhau. Qua theo dõi cho thấy có 19 giống mang nhóm hoa A và 19 giống mang nhóm hoa B, đây là chỉ tiêu quan trọng để xác định các cặp lai thích hợp cho các thí nghiệm tiếp theo. Bảng 2. Biểu thời gian ra hoa của các giống bơ (tháng) T12 T1 T2 T3 T4 Giống TA2, TA45, TA50, TA54, Fuerte, Sharwill, GC TA1, TA3, TA4, TA6, TA7, TA9, TA17, TA19, TA21, TA47, TA48, Ardith, Booth 7, GA, Hass, Tiger, Số 5 TA20, TA31, TA37, TA39, TA40, TA44, Ettinger, GB TA5, TA8, TA26, TA36, Reed VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  619 Quá trình quan trắc cho thấy; hầu hết các giống bơ ra hoa tập trung vào các tháng 1, 2, 3, 4 và kéo dài khoảng từ 2 đến 3 tháng. Cụ thể, có 7 giống ra hoa vào tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Có 12 giống ra hoa vào tháng 1, 2 và 3. Có 3 giống hoa vào tháng 2, 3 và tháng 4. Có 5 giống ra hoa vào tháng 1 và 2. Có 5 giống ra hoa vào tháng 2 và tháng 4. Có 5 giống ra hoa muộn nhất là vào tháng 3 và tháng 4. Cây bơ rất nhạy cảm với điều kiện môi trường, đặc biệt là thời kỳ phát dục của chúng, trong đó có 3 yếu tố chính là độ ẩm không khí, nhiệt độ và ánh sáng. Vì vậy, thời gian ra hoa của các giống bơ thường biến động theo năm. Đối với địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có mùa khô kéo dài tới 6 tháng, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm kéo theo độ ẩm không khí rất thấp dưới 65%, biên độ nhiệt chênh lệch giữa ngày và đêm rất cao khoảng trung bình 7 - 110C rất thuận lợi cho các giống bơ phân hóa mầm hoa tốt. Tuy nhiên do độ ẩm không khí trong thời kỳ này rất thấp, đặc biệt vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 4 làm cho hiệu quả thụ phấn rất thấp do hạt phấn không nảy mầm trong ống nhụy được và teo đi. Những giống bơ nở hoa muộn trong thời điểm này thường cho năng suất thấp. Một nguyên nhân nữa dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp do cơ chế thụ phấn của các giống bơ rất phức tạp, nhiều giống có khả năng phối hợp chung rất kém, thông thường chỉ nhận phấn bởi một vài giống khác. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cũng khẳng định vấn đề này và cho kết quả tương tự. Bảng 3. Thời gian thu hoạch của các giống bơ (tháng) T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Giống TA6, TA26, TA45 TA7, TA9, TA17, TA19, TA21, TA48 TA1, TA2, TA3, TA4, TA5, TA8, TA20, TA31, TA36, TA37, TA39, TA40, TA44, TA47, Ardith, Ettinger, Fuerte, Hass, Sharwill, Tiger, GC, Số 5 Booth 7, GA, Reed Trong điều kiện Đăk Lăk thông thường cây bơ có 3 thời điểm thu hoạch chính, vụ sớm từ tháng 1 đến tháng 4, rất ít giống cho thu quả vào thời gian này; thời điểm thu hoạch chính vụ chiếm đa số các giống và có số lượng lớn sản phẩm nằm trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 và thời điểm thu muộn vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 12. Trong điều kiện thí nghiệm cho thấy; hầu hết các giống có thời điểm chín chính vụ vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 với 35 giống chiếm 92%, có 3 giống: Booth 7, GA và Reed chín muộn, từ tháng 10 đến tháng 12, chiếm 8%. 3.1.2. Năng suất và chất lượng quả của các giống bơ sau 12 năm trồng Bảng 4. Khối lượng quả và năng suất các giống bơ TT Giống Khối lượng quả (kg) Năng suất (kg/cây) 1 TA1 0,40 68,40 2 TA2 0,61 29,40 3 TA3 0,46 46,50 4 TA4 0,51 42,80 5 TA5 0,41 27,00 6 TA6 0,57 8,80 7 TA7 0,33 62,00 8 TA8 0,28 24,00 9 TA9 0,46 9,50 619 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  620 TT Giống Khối lượng quả (kg) Năng suất (kg/cây) 10 TA17 0,41 42,50 11 TA19 0,35 44,10 12 TA20 0,51 77,50 13 TA21 0,31 167,20 14 TA26 0,44 38,50 15 TA31 0,39 13,20 16 TA36 0,41 18,90 17 TA37 0,36 18,76 18 TA39 0,42 93,00 19 TA40 0,31 111,30 20 TA44 0,53 68,40 21 TA45 0,76 30,44 22 TA47 0,39 51,00 23 TA48 0,50 29,81 24 TA50 0,44 25,97 25 TA54 0,71 67,00 26 Số 5 0,34 0,00 27 Booth 7 0,42 270,00 28 Hass 0,15 0,00 29 Tiger 0,23 0,00 30 Ardith 0,32 9,60 31 Reed 0,36 108,00 32 Ettinger 0,22 88,00 33 Fuerte 0,33 132,00 34 Sharwill 0,19 13,30 35 GA 0,37 74,00 36 GB 0,37 7,20 37 GC 0,19 54,00 Trung bình 0,40 58,00 CV (%) 33,20 92,16 Quá trình theo dõi, đánh giá các giống trong vườn tập đoàn cho thấy hầu hết quả của các giống có khối lượng vừa phải, trung bình khoảng 0,40 kg. Có những giống quả rất lớn đạt khoảng 0,76 kg, song cũng có những giống cho quả nhỏ chỉ đạt 0,15 kg. Khi so sánh về khối lượng quả giữa các giống thể hiện rõ sự khác biệt lớn, hệ số biến động trên 33% thể hiện sự không đồng đều về khối lượng quả giữa các giống bơ trong vườn tập đoàn. Thống kê cho thấy năng suất của các giống chỉ đạt bình quân 58,00 kg/cây. Giống Booth 7 có năng suất cao nhất 270 kg/cây đạt gần gấp 5 lần so với năng suất bình quân và giống có năng suất thấp nhất chỉ đạt 7,20 kg/cây. Các giống Số 5, Hass và Ettinger không cho năng suất do thời gian ra hoa Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  621 của các giống này rất sớm hơn, lệch hoàn toàn so với các giống bơ khác từ 1 - 2 tháng do vậy nguồn phấn rất ít dẫn đến khả năng thụ phấn thấp. Các giống TA1, TA20, TA21, TA7, TA39, TA40, TA44, Booth 7, Reed, Ettinger, Fuerte và GA cho năng suất cao nhất, đạt trên 70 kg/cây và vượt trội so với các giống khác chứng tỏ khả năng thích ứng rất tốt với điều kiện sinh thái Đăk Lăk. 3.1.3. Chất lượng quả của các giống bơ Bảng 5. Chất lượng quả của các giống bơ (%) TT Giống Tỷ lệ thịt Hàm lượng chất khô Đường Lipít Protein 1 TA1 75,49 26,99 1,07 12,79 1,95 2 TA2 73,70 16,80 2,58 6,08 0,70 3 TA3 68,16 23,50 1,40 16,90 1,47 4 TA4 77,70 19,31 2,54 10,88 0,72 5 TA5 72,13 25,50 1,75 15,49 2,36 6 TA6 75,57 26,47 1,82 19,06 1,92 7 TA7 73,11 17,42 2,68 9,42 1,18 8 TA8 73,66 22,03 1,83 15,10 1,14 9 TA9 - - - - - 10 TA17 68,28 22,83 1,66 15,26 1,46 11 TA19 78,84 21,90 1,83 14,37 1,05 12 TA20 - - - - - 13 TA21 69,87 25,25 1,74 15,79 1,26 14 TA26 69,94 16,81 1,95 8,94 1,35 15 TA31 74,24 25,25 1,35 14,96 1,89 16 TA36 71,81 21,73 2,80 13,56 1,61 17 TA37 69,82 19,31 2,60 12,52 0,86 18 TA39 64,23 15,79 2,76 8,55 0,86 19 TA40 66,24 25,50 1,11 19,99 1,83 20 TA44 62,27 21,37 1,96 13,17 1,27 21 TA45 66,50 17,20 - 10,0 - 22 TA47 75,49 15,03 2,39 8,81 1,12 23 TA48 - - - - - 24 TA50 77,70 10,90 - 3,85 - 25 TA54 79,20 25,00 2,10 23,00 2,00 26 Số 5 - - - - - 27 Booth 7 62,21 23,32 2,76 13,78 1,75 28 Hass 56,29 33,08 0,78 23,64 1,66 29 Tiger - - - - - 30 Ardith - - - - - VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  622 TT Giống Tỷ lệ thịt Hàm lượng chất khô Đường Lipít Protein 31 Reed 67,60 23,77 0,64 16,98 1,41 32 Ettinger 59,40 25,88 1,65 17,50 1,34 33 Fuerte 65,40 29,21 0,93 18,69 1,48 34 Sharwill 64,34 31,44 0,75 22,52 2,08 35 GA 57,72 21,85 1,28 14,97 1,76 36 GB 55,77 22,07 1,24 15,87 1,18 37 GC - - - - - Trung bình 69,09 22,42 1,78 14,41 1,45 CV (%) 9,73 21,98 37,59 33,28 29,60 Nguồn: Phòng Phân tích nông hóa - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên năm 2011, 2012, 2013 và 2014. Tỷ lệ thịt quả trung bình của các giống đạt 69,09% là khá cao. Giống TA54 có tỷ lệ thịt cao nhất đạt trên 79%, một số giống còn lại cũng có tỷ lệ thịt quả cao từ 75 - 78%, vượt trội gồm các giống TA1, TA4, TA6, TA19 và TA47. Độ biến động 9,73% không cao chứng tỏ hầu hết các giống có tỷ lệ thịt quả cao và không có sự khác nhau nhiều về chỉ tiêu này. Hàm lượng chất khô một trong yếu tố thể hiện độ sáp của thịt quả bơ, hơn thế trong chọn lọc giống người ta thường rất quan tâm đến chỉ tiêu này vì chúng được xem là một tiêu chí chọn lọc quan trọng nhất. Nhìn chung các giống có hàm lượng chất khô khá cao, trung bình trên 22%, cao nhất đạt xấp xỉ 32% gồm các giống điển hình như Hass, Fuerte và Sharwill. Hệ số biến động 22% cho thấy có sự khác biệt lớn giữa các giống về hàm lượng chất khô và điều này cũng đồng thời cho thấy trong vườn tập đoàn phần lớn các giống bơ có chất lượng kém. Hàm lượng lipít và protein, 2 chỉ tiêu được quan tâm nhiều nhất trong chọn giống vì chúng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng quả bơ. Qua phân tích cho thấy phần lớn các giống có hàm lượng lipít và protein thấp, trung bình hàm lượng lipít chỉ chiếm 14,85% và protein chiếm 1,44%. Giữa các giống có sự khác nhau rất lớn do có độ biến động cao khoảng trên 27% đối với cả 2 chỉ tiêu. Tương tự như vậy, hàm lượng đường cũng chiếm tỷ lệ thấp, trung bình chỉ đạt gần 2% và cũng có sự khác biệt lớn giữa các giống trong vườn tập đoàn. Trong số 37 giống bơ được đánh giá, giống Reed có chất lượng tốt nhất hàm lượng chất khô đạt trên 24%, lipít 17%, căn cứ vào tiêu chuẩn xuất khẩu của thế giới FFV-42, Codex stan 197 và Châu Âu CX/FFV 11/16/5 chỉ có 2 chỉ tiêu quan trọng nhất được đặc biệt quan tâm là hàm lượng chất khô và lipít, các chỉ tiêu phụ còn lại như năng suất, tỷ lệ thịt quả,... không định lượng cụ thể vì trong quá trình canh tác và chế độ chăm sóc khác nhau có thể làm tăng năng suất cũng như chất lượng các giống. 3.2. Nghiên cứu đánh giá khả năng thích ứng các giống bơ tại Tây Nguyên 3.2.1. Sinh trưởng các giống bơ sau 10 năm trồng tại Tây Nguyên Các giống bơ vào tuổi thứ 10 trong điều kiện sinh thái tại Đăk Lăk cho thấy; 2 chỉ tiêu theo dõi là đường kính gốc và chiều cao cây có hệ số biến động rất nhỏ, chỉ khoảng 9 - 10% chứng tỏ các giống có khả năng sinh trưởng tốt và phát triển khá đồng đều, cũng đồng thời thấy rõ các giống tương đối thích hợp với điều kiện sinh thái ở Đăk Lăk. Đường kính gốc trung bình các giống đạt 0,29 m, cao cây trung bình 6,38 m và đối với các giống chọn lọc trong nước có tốc độ sinh trưởng, phát triển khá đồng đều. Tương tự như vậy 2 giống nhập nội đều có sinh trưởng và phát triển ngang nhau đạt trên 0,28 m đối với đường kính gốc và 5,89 m đối với chiều cao cây. Một chỉ tiêu rất quan trọng khác có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố cấu thành năng suất đó là đường kính tán, nhìn chung các giống có mức độ phát triển bộ tán khá tốt, tương đối đồng đều, đường kính tán trung bình đạt 6,17 m, giống TA5 có bộ tán phát triển mạnh nhất đạt 7,49 m và giống Hass Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  623 có bộ tán phát triển yếu hơn đạt 5,13 m. Hệ số biến động trong khoảng 11% cho thấy giữa các giống có khả năng phát triển bộ tán khá đồng đều. Đối với điều kiện sinh thái tại Gia Lai cho thấy; nhìn chung các giống có tốc độ sinh trưởng và phát triển ở mức khá thể hiện ở sự tăng trưởng đường kính gốc 0,20 m, giống TA31, TA44 và giống Hass có đường kính nhỏ nhất 0,18 m, giống Booth 7, TA2 và TA54 có đường kính gốc lớn nhất đạt trên 0,22 m. Chiều cao cây trung bình 5,46 m, giống TA3 và Hass thấp nhất 4,70 m và giống TA54 có chiều cao cây lớn nhất 6,14 m. Tương tự như vậy các giống có đường kính tán trung bình 5,56 m, giống Hass có mức độ phát triển bộ tán yếu nhất 4,32 m và giống TA5 phát triển bộ tán mạnh nhất 6,33 m. Phân tích thống kê cho thấy; ở tất các chỉ tiêu theo dõi là đường kính gốc, chiều cao cây và đường kính tán đều có hệ số biến động thấp dưới 15% chứng tỏ có sự khác nhau nhưng không đáng kể về các chỉ tiêu theo dõi. Đối với điều kiện sinh thái tại Bảo Lộc - Lâm Đồng các giống sinh trưởng và phát triển ở mức khá cũng phần nào chứng tỏ phần lớn các giống có khả năng thích ứng tốt với điều kiện sinh thái trong vùng. Các giống có đường kính gốc trung bình 0,31 m, đối với chiều cao cây 5,12 m và 4,91 m đối với đường kính tán. Phân tích thống kê về tất cả các chỉ tiêu theo dõi có hệ số biến động ở mức rất cao trên 38% và các giá trị sai khác đều lớn hơn nhiều so với lý thuyết cho thấy giữa các giống có sự khác nhau có ý nghĩa rất lớn về khả năng sinh trưởng và phát triển, thể hiện sự thích ứng với điều kiện sinh thái giữa các vùng. Bảng 6. Sinh trưởng các giống bơ sau 10 năm trồng tại Tây Nguyên Tỉnh Giống Đăk Lăk Gia Lai Lâm Đồng Dgốc (m) Hvn (m) Dtán (m) Dgốc (m) Hvn (m) Dtán (m) Dgốc (m) Hvn (m) Dtán (m) TA1 0,28 6,87 5,72 0,21 5,67 4,75 0,31 5,23 4,98 TA2 0,31 7,28 7,10 0,24 6,05 6,04 0,40 5,61 5,77 TA3 0,28 6,00 6,58 0,19 4,69 5,53 0,37 6,06 6,47 TA4 0,22 5,30 5,30 0,20 5,27 6,10 0,37 5,31 5,71 TA5 0,31 7,54 7,49 0,21 5,56 6,33 0,54 7,55 8,16 TA31 0,29 5,66 5,78 0,18 5,23 5,26 0,12 3,88 2,82 TA44 0,30 6,33 6,39 0,18 5,42 5,62 0,12 3,83 3,28 TA47 0,28 5,79 6,31 0,19 5,41 6,06 0,16 3,93 3,35 TA50 0,33 6,47 6,50 0,21 5,99 5,76 0,16 4,47 3,58 TA54 0,30 7,02 5,53 0,22 6,14 5,39 0,17 4,13 2,90 Booth 7 0,28 5,89 6,26 0,22 5,28 5,55 0,58 6,54 7,76 Hass 0,29 6,44 5,13 0,18 4,75 4,32 0,37 4,90 4,08 Trung bình 0,29 6,38 6,17 0,20 5,46 5,56 0,31 5,12 4,91 CV (%) 9,26 10,81 11,52 9,45 8,50 10,46 52,29 22,93 38,12 LSD.05 0,51 0,74 0,85 0,32 0,56 0,55 0,47 0,90 0,98 Ghi chú: Dgốc: Đường kính gốc; Hvn: Cao cây vút ngọn; Dtán: Đường kính tán. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  624 3.2.2. Đặc điểm ra hoa, đậu quả và thời gian thu hoạch các giống Bảng 7. Đặc điểm ra hoa, đậu quả và thời gian thu hoạch Stt Giống Nhóm hoa Thời gian ra hoa, đậu quả Thời gian thu hoạch 1 TA1 A Tháng 1 - Tháng 3 Tháng 7 - Tháng 9 2 TA2 B Tháng 12 - Tháng 2 Tháng 7 - Tháng 8 3 TA3 A Tháng 1 - Tháng 3 Tháng 8 - Tháng 9 4 TA4 A Tháng 1 - Tháng 2 Tháng 6 - Tháng 8 5 TA5 B Tháng 3 - Tháng 4 Tháng 9 - Tháng 10 6 TA31 A Tháng 2 - Tháng 4 Tháng 9 - Tháng 10 7 TA44 A Tháng 2 - Tháng 4 Tháng 9 - Tháng 10 8 TA47 A Tháng 1 - Tháng 2 Tháng 7 - Tháng 8 9 TA50 B Tháng 12 - Tháng 1 Tháng 6 - Tháng 8 10 TA54 A Tháng 1 - Tháng 3 Tháng 6 - Tháng 8 11 Booth 7 B Tháng 1 - Tháng 3 Tháng 10 - Tháng 11 12 Hass A Tháng 1 - Tháng 3 Tháng 8 - Tháng 10 Nghiên cứu thời kỳ vật hậu học của các giống bơ cho thấy; Các giống thường ra hoa và đậu quả bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4. Đối với cây bơ thì nhóm hoa là yếu tố rất quan trọng vì chúng có tính chất quyết định đến khả năng trao đổi phấn, hiệu quả thụ tinh và phương thức trồng trọt. Thông thường, giữa 2 nhóm hoa khác nhau trao đổi phấn với nhau sẽ cho hiệu quả thụ tinh cao, ngăn ngừa khả năng thoái hóa giống và ngược lại. Quá trình quan sát cho thấy, có 08 giống mang nhóm hoa A là TA1, TA3, TA4, TA31, TA44, TA47, TA54 và Hass và các giống còn lại mang nhóm hoa B. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 2 đến 3 tháng, có 07 giống cho thu hoạch muộn là TA1, TA3, TA5, TA31, TA44, Booth 7 và Hass, tức là vào khoảng 8 đến tháng 11 và các giống còn lại cho thu hoạch chính vụ, vào khoảng tháng 6 đến tháng 8. 3.2.3. Năng suất các giống bơ sau 10 năm trồng tại Tây Nguyên Bảng 8. Năng suất các giống bơ sau 10 năm trồng tại Tây Nguyên (kg/cây) TT Giống Tỉnh Đăk Lăk Gia Lai Lâm Đồng 1 TA1 57,33 58,60 51,90 2 TA2 107,97 31,70 21,10 3 TA3 12,31 9,00 57,70 4 TA4 56,53 27,30 57,90 5 TA5 32,44 0,00 78,10 6 TA31 40,95 0,00 0,00 7 TA44 25,97 6,80 0,00 8 TA47 85,80 18,00 0,00 9 TA50 25,60 20,60 0,00 10 TA54 67,00 0,00 0,00 11 Booth 7 86,30 60,00 88,40 12 Hass 16,28 6,60 20,20 Trung bình 49,57 26,51 53,61 CV (%) 59,05 77,51 48,29 LSD.05 26,81 10,02 26,74 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  625 Trong điều kiện sinh thái ở Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk cho thấy tất cả các giống đã cho quả khá đồng đều và có năng suất vượt trội hơn cả so với vùng khác, trung bình 49,57 kg/cây chứng tỏ khả năng thích ứng của các giống này là rất tốt với điều kiện sinh thái ở Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk. Trong khi đó, tại Lâm Đồng chỉ có 7 giống cho năng suất trung bình 53,61 kg/cây và các giống còn lại TA31, TA44, TA47, TA50 và TA54 không có quả do khả năng nhận phấn của các giống này rất kém trong điều kiện khí hậu Bảo Lộc - Lâm Đồng nơi có nhiệt độ không khí vào thời kỳ ra hoa rất thấp dưới 150C vào các thời điểm từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm. Tương tự đối với các giống TA5, TA31 và TA54 trồng trong điều kiện sinh thái ở PleiKu - Gia Lai không cho quả, các giống còn lại có năng suất thấp nhất với trung bình 26,51 kg/cây và có 9 giống cho quả. Tại cả 3 địa bàn nghiên cứu giống Booth 7 cho năng suất cao nhất, rất ổn định với trung bình đạt trên 60 kg/cây/năm và cho thấy tiềm năng về năng suất của giống này tại tất cả các địa điểm thí nghiệm thuộc địa bàn Tây Nguyên. 3.2.4. Thành phần dinh dưỡng thịt quả các giống bơ thông qua phân tích sinh hóa Bảng 9. Một số chỉ tiêu về dinh dưỡng thịt quả TT Giống Tỷ lệ thịt (%) Hàm lượng chất khô (%) Đường (%) Lipit (%) Protein (%) 1 TA1 75,49 26,99 1,07 12,79 1,95 2 TA2 73,70 16,80 2,58 6,08 0,70 3 TA3 68,16 23,50 1,40 16,90 1,47 4 TA4 77,70 19,31 2,54 10,88 0,72 5 TA5 72,13 25,50 1,75 15,49 2,36 6 TA31 74,24 25,25 1,35 14,96 1,89 7 TA44 62,27 21,37 1,96 13,17 1,27 8 TA47 75,49 15,03 2,39 8,81 1,12 9 TA50 77,70 - - - - 10 TA54 79,20 - - - - 11 Booth 7 65,20 23,32 2,76 13,78 1,75 12 Hass 56,29 31,72 0,78 23,16 1,66 Trung bình 71,46 22,88 1,86 13,60 1,49 CV (%) 9,88 21,69 37,44 34,26 36,29 Qua phân tích chất lượng của các giống cho thấy; trung bình về hàm lượng chất khô 22,88 % và lipít 13,60 %. Như vậy, trong tổng số 10 giống được phân tích 04 chỉ tiêu quan trọng liên quan trực tiếp đến chất lượng quả thì chỉ có 03 giống là TA2, TA4 và TA47 có hàm lượng lipít thấp dưới 10 %, các giống còn lại vượt ngưỡng trung bình là 13%. Ngoài 04 giống đã được Cục Trồng trọt công nhận sản xuất thử năm 2011 là TA1, TA3, TA5 và Booth 7 đã xác định thêm được 02 giống TA31 và TA44 có chất lượng khá tốt, vượt so với các giống còn lại. Đây là các giống triển vọng cần được tiếp tục đánh giá theo dõi thêm trong các năm kế tiếp. 3.3. Nghiên cứu đánh giá khả năng thích ứng các giống bơ tại Đông Nam bộ và Tây Nguyên 3.3.1. Khả năng sinh trưởng các giống bơ tại Đông Nam bộ và Tây Nguyên Khả năng tăng trưởng về chiều cao cây trung bình tại Đồng Nai là lớn nhất, tiếp theo tại Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, thấp nhất là Đăk Lăk. Tại Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai và Đồng Nai giống có chiều cao phát sinh trưởng 625 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  626 mạnh nhất là TA6 và TA54; tại Lâm Đồng giống có chiều cao sinh trưởng mạnh nhất là TA6 và Booth 7. Tại cả 5 địa điểm thí nghiệm, giống Reed có tốc độ sinh trưởng khỏe với chiều cao cây trên 3 m và khá đồng đều giữa các địa điểm nghiên cứu thể hiện sự thích ứng khá rộng với nhiều vùng sinh thái khác nhau tại các tỉnh phía Nam và đặc biệt thích hợp với Đồng Nai, vùng có cao độ thấp, nhiệt độ nóng. Bảng 10. Khả năng sinh trưởng về chiều cao của các giống bơ (m) TT Giống Tỉnh Trung bình Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Lâm Đồng Đồng Nai 1 TA6 2,9 g-l 3,93 de 3,48 efg 3,10 ghi 5,30 ab 3,74 a 2 TA36 1,87 m 2,96 g-k 2,53 h-m 2,59 h-l 4,83 bc 3,00 b 3 TA40 2,31 k-m 2,87 g-l 2,72 h-l 2,32 klm 4,52 dc 2,95 b 4 TA54 3,06 g-j 3,90 de 3,20 fgh 2,71 h-l 5,73 a 3,72 a 5 Booth 7 2,36 j-m 3,09 ghi 2,97 g-k 2,85 g-l 3,76 ef 3,01 a 6 Reed 2,25 lm 3,20 fgh 2,48 i-m 2,67 h-l 4,95 bc 3,11 b Trung bình 2,46 d 3,33 b 2,90 c 2,70 c 4,85 a CV (%) 11,08 Bảng 11. Khả năng sinh trưởng về đường kính gốc các giống bơ (cm) TT Giống Tỉnh Trung bình Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Lâm Đồng Đồng Nai 1 TA6 10,04d-g 11,55bcd 9,84 d-i 8,20 h-m 13,57 a 10,64 a 2 TA36 6,62 m 8,54 f-l 8,4 g-l 6,43 m 10,22d-g 8,04 d 3 TA40 8,73 e-k 9,90 d-h 7,88 j-m 7,13 klm 12,90ab 9,31 bc 4 TA54 8,89 e-k 10,28 def 7,90 j-m 7,60 j-m 12,45abc 9,43 bc 5 Booth 7 9,30 e-j 10,43 de 10,16d-g 8,90 e-k 11,13 cd 9,99 ab 6 Reed 8,84 e-k 10,07d-g 6,83 lm 8,08 i-m 11,27bcd 9,02 c Trung bình 8,74 c 10,13 b 8,50 c 7,72 d 11,92 a CV (%) 9,89 Sinh trưởng đường kính gốc tại Đồng Nai là lớn nhất, tiếp theo tại Đăk Nông, Gia Lai, Đăk Lăk, thấp nhất là Lâm Đồng. Tại Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, và Lâm Đồng giống TA6 và Booth7 có đường kính gốc phát trỉển mạnh nhất, tại Đồng Nai là TA6, TA40 và TA54. Đối với giống Reed có xu hướng sự phát triển chậm về đường kính gốc so với các giống khác. Bảng 12. Khả năng sinh trưởng về đường kính tán các giống bơ (m) TT Giống Tỉnh Trung bình Đăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Lâm Đồng Đồng Nai 1 TA6 2,43 e-j 3,25 cd 2,80 de 2,65 e-h 4,35 a 3,10 a 2 TA36 1,73 l 2,35 e-j 2,3 e-j 2,17 f-l 3,23 cd 2,36 cd 3 TA40 2,09 h-l 2,64 e-h 2,16 f-l 1,74 kl 4,07 ab 2,54 c 4 TA54 1,95 jkl 2,45 e-j 2,46 e-j 2,33 e-j 3,25 cd 2,49 c 5 Booth 7 2,19 f-l 2,92 de 2,71 d-g 2,62 e-i 3,62 bc 2,81 b 6 Reed 2,03 i-l 2,33 e-j 1,89 jkl 2,11 g-l 2,73 def 2,22 d Trung bình 2,07 d 2,66 b 2,39 c 2,27 c 3,54 a CV (%) 11,78 Khả năng phát triển về đường kính tán tại Đồng Nai là lớn nhất, tiếp theo tại Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, thấp nhất là Đăk Lăk. Tại Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  627 giống TA6 và Booth 7 có đường kính tán phát triển mạnh nhất, tại Đồng Nai là TA6 và TA54. Như vậy có thể thấy về sinh trưởng 06 giống, nhìn chung tại Đồng Nai các giống sinh trưởng mạnh nhất, tiếp theo tại Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, thấp nhất tại Đăk Lăk. So sánh trung bình 06 giống cho thấy chiều cao trung bình giống bơ TA6 và TA54 mạnh hơn so với các giống khác, giống TA6 và Booth 7 có đường kính gốc trung bình lớn nhất, thấp nhất là giống TA36; đường kính tán trung bình TA6 và Booth 7 lớn nhất, thấp nhất là giống Reed. Mỗi địa điểm khác nhau, qua xử lý thống kê đã cho thấy khác biệt ý nghĩa giữa các giống. 3.3.2. Năng suất và chất lượng các giống Bảng 13. Năng suất của các giống bơ (kg/cây) TT Giống Tỉnh Trung bìnhĐăk Lăk Đăk Nông Gia Lai Lâm Đồng Đồng Nai 1 TA6 6,84 11,4 3,42 - 35,91 14,39 2 TA36 4,51 8,61 - - 5,33 6,15 3 TA40 12,40 20,77 4,65 10,85 37,20 17,17 4 TA54 12,07 13,49 - - 45,44 23,67 5 Booth 7 25,20 14,70 4,62 20,16 46,20 22,18 6 Reed 14,26 25,20 7,20 7,20 56,40 22,05 Trung bình 12,55 15,70 4,97 12,74 37,75 CV (%) 57,52 39,34 32,01 52,47 46,39 Sau hơn 4 năm trồng cho thấy tất cả các giống đã cho quả bói, thu thập năng suất từ các giống trồng tại các vùng sinh thái khác nhau bước đầu cho thấy tại Đăk Nông và Đồng Nai hầu hết các giống bơ đều có năng suất cao hơn 4 địa bàn còn lại, bình quân đạt trên 15 kg/cây, trong đó đặc biệt có 3 giống TA40, TA54, Booth 7 và Reed cho năng suất cao nhất trên 22 kg/cây. Riêng giống Reed có xu hướng năng suất tăng dần theo độ tuổi cây, năm thứ tư đạt trên 56 kg/cây tại Đồng Nai thể hiện khả năng thích ứng cao với vùng có nhiệt độ nóng. Các giống còn lại đã cho quả bói nhưng năng suất không đáng kể. Như vậy bước đầu có thể thấy rằng các giống này có khả năng thích ứng rất tốt với hầu hết các vùng sinh thái khác nhau. Bảng 14. Chất lượng quả của các giống bơ (%) TT Giống Tỷ lệ thịt Hàm lượng chất khô Đường Lipít Protein 1 TA6 75,57 26,47 1,82 19,06 1,92 2 TA36 71,81 21,73 2,80 13,56 1,61 3 TA40 66,24 25,50 1,11 19,99 1,83 4 TA54 79,20 25,00 2,10 23,00 2,00 5 Booth 7 62,21 23,32 2,76 13,78 1,75 6 Reed 67,60 23,77 0,64 16,98 1,41 Trung bình 69,09 22,42 1,78 14,41 1,45 CV (%) 9,73 21,98 37,59 33,28 29,60 Nguồn: Phòng Phân tích nông hóa - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên năm 2015. Đánh giá thành phần dinh dưỡng của các giống bơ trồng thí nghiệm tại địa bàn các tỉnh phía Nam cho thấy, tất cả các giống bơ đều có chất lượng vượt tiêu chuẩn xuất khẩu, trung bình về tỷ lệ thịt trên 69%, chất khô trên 22%, lipít 14%. Đặc biệt về hàm lượng chất khô có 03 giống vượt trội TA6, TA40 và TA54 đạt trên 25%, trong khi đó hàm lượng lipít trong quả của các giống TA6, TA40, TA54 và Reed đạt cao nhất trên 17%. Tuy nhiên xét về mặt thương VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  628 mại, sinh trưởng, mùa vụ, năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh hại thì chỉ có 02 giống TA40 và Reed là vượt trội. Tình hình sâu bệnh hại; với 05 mô hình trồng 2011 ở các địa điểm khác nhau, chưa thấy xuất hiện sâu bệnh hại đáng kể. Tuy nhiên một số mô hình bắt đầu xuất hiện sâu đục thân - con cái đẻ trứng vào các kẽ nứt của vỏ thân cây hoặc vào kẽ nứt ở góc nối giữa các cành, sau khi nở ra, sâu non đục vào phía trong của vỏ cây, sau đó đục vào thân cây tạo đường hầm hướng vào trong và đùn phân như mùn màu trắng hoặc nâu ra bên ngoài nên rất dễ nhận biết khi quan sát; thân cây hoặc cành bị sâu đục từ vết đục trở lên ngọn sẽ chết. Ngoài ra tại Đồng Nai đã xuất hiện bệnh phytophthora ở một vài cây bơ Booth 7, tại Lâm Đồng xuất hiện rầy bông mặt dưới lá và bọ xít muỗi ở mức độ nhẹ. IV. KẾT LUẬN Trong 10 năm, từ 2006 đến 2015 đề tài đã chọn lọc được 12 giống bơ năng suất cao, chất lượng tốt và hình dạng quả đẹp có tính thương mại cao. Đặc biệt, có 02 giống TA1, Booth 7 đã được Cục Trồng trọt công nhận giống chính thức và 02 giống TA40, Reed được công nhận sản xuất thử năm 2016 đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Đây là nguồn vật liệu giống tốt có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu về giống chất lượng cao phục vụ sản xuất và các nghiên cứu tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Codex standard for Avocado - Codex stan 197 - 1995, pp 1 - 6. 2. Descriptors Avocado (Persea Spp) (1995). Characterization, pp 31-39. 3. FAO, Bangkok, Thailand (1999). Expert consultation on avocado production development in Asia and the Pacific, www.agora.home.com 4. Salazar-Garcia, S., E.M. Lord, and C.J. Lovatt (1998), Inflorescence and flower development of the ‘Hass’ avocado (Persea americana Mill.) during “on” and “off”crop years. J. Amer. Soc. Hort. Sci. 123, pp 537-544. 5. UNECE STANDARD FFV-42. Concerning the marketing and commercial quality control of Avocados, Based on document TRADE/WP.7/GE.1/2003/26/Add.6. It includes the changes adopted at the 59th session of the Working Party, pp 1-5. ABSTRACT Selection of avocado variety (Persea americana Mills.,) in the Central Highlands and Southeast for export Hoang Manh Cuong, Dang Dinh Duc Phong, Huynh Thi Thanh Thuy, Pham Cong Tri, Dang Thi Thuy Thao, Tran Tu Tran, Hoang Thi Ai Duyen, Hoang Truong Sinh1, Nguyen Mau Tuan, Nguyen Mai Huong2 1 The Western Highlands Agriculture and Forestry Science Institute of Viet Nam 2 Lam Dong Agroforestry Research & Experiment Center The study on selection of avocado varieties of high yield and good quality for export and replacement of the old varieties with low yield and bad quality has been conducted in Central Highlands including Dak Lak, Gia Lai and Lam Dong provinces and in the Southeast including Dinh Quan and Long Khanh provinces. Based on UNECE STANDARD FFV-42 and Codex standard for Avocado-Codex standard 197-1995 combined with description method proposed by IPGRI, 4 avocado varieties coded TA1, Booth 7, TA 40 and Reed were screened. These varieties are characterized by vigorous growth and development, high yield (100kg per a 10 years old up tree per year), big fruit (314-420g weigh), high pulp ratio (more than 65%), high dry matter content (24% up), high lipid content (17% up), thick peel (2.1mm up) and late harvest (from September to December). TA1 and Booth 7 varieties were recognized as national varieties by Ministry of Agriculture and Rural Development whereas TA 40 and Reed ones were recognized as trial varieties that will contribute well for avocado development in near future. Keywords: Selection, avocado varieties of domestic, introduced promising varieties. Người phản biện: TS. Bùi Quang Đãng 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_179_4107_2130497.pdf
Tài liệu liên quan