Tương quan giữa chất lượng giấc ngủ và kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Tài liệu Tương quan giữa chất lượng giấc ngủ và kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 163 TƯƠNG QUAN GIỮA CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 Vũ Tường Vi*, Phạm Nhật Tuấn*, Nguyễn Đỗ Nguyên* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Kiểm soát đường huyết (KSĐH) đạt mục tiêu giúp bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) kéo dài thời gian dẫn đến biến chứng và tuổi thọ. Chất lượng giấc ngủ kém là vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Chất lượng giấc ngủ và kiểm soát đường huyết được cho là có liên quan trong một số nghiên cứu nước ngoài. Mục tiêu: Xác định sự tương quan giữa CLGN và KSĐH. Phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang – mô tả được thực hiện trên 236 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đến khám tại phòng khám Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. CLGN được xác định bằng điểm số PSQI (Pittsburgh Sleep Quaily Index) thông qua bộ câu hỏi soạn sẵn; KSĐH được xác định qua ba chỉ số: HbA1c, đường huyết thời điểm cắt ngang, ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tương quan giữa chất lượng giấc ngủ và kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 163 TƯƠNG QUAN GIỮA CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 Vũ Tường Vi*, Phạm Nhật Tuấn*, Nguyễn Đỗ Nguyên* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Kiểm soát đường huyết (KSĐH) đạt mục tiêu giúp bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) kéo dài thời gian dẫn đến biến chứng và tuổi thọ. Chất lượng giấc ngủ kém là vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Chất lượng giấc ngủ và kiểm soát đường huyết được cho là có liên quan trong một số nghiên cứu nước ngoài. Mục tiêu: Xác định sự tương quan giữa CLGN và KSĐH. Phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang – mô tả được thực hiện trên 236 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đến khám tại phòng khám Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. CLGN được xác định bằng điểm số PSQI (Pittsburgh Sleep Quaily Index) thông qua bộ câu hỏi soạn sẵn; KSĐH được xác định qua ba chỉ số: HbA1c, đường huyết thời điểm cắt ngang, dao động đường huyết thông qua bệnh án điện tử. Đối tượng nghiên cứu cũng được phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt về đặc tính dân số xã hội và đặc điểm bệnh ĐTĐ. Hệ số tương quan Pearson được sử dụng để xác định mối tương quan giữa 2 biến số định lượng: điểm PSQI và HbA1c (hoặc đường huyết thời điểm cắt ngang, hoặc dao động đường huyết). Kết quả: Có mối tương quan thuận mức độ yếu giữa HbA1c và điểm PSQI (r=0,264, p<0,01). Các thành phần giấc ngủ như chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan (r=0,175, p=0,03), giai đoạn đi vào giấc ngủ (r=0,260, p<0,01), thời lượng ngủ (r=0,185, p=0,02), hiệu quả thói quen ngủ (r=0,210, p<0,01) và rối loạn ban ngày (r=0,258, p<0,01) cũng có mối tương quan thuận mức độ yếu với chỉ số HbA1c. Không có mối tương quan giữa đường huyết thời điểm cắt ngang cũng như dao động đượng huyết với CLGN. Kết luận: Giữa chất lượng giấc ngủ và chỉ số HbA1c có mối tương quan thuận, mức độ yếu. Tuy nhiên không tìm thấy tương quan có nghĩa thống kê giữa chất lượng giấc ngủ với đường huyết thời điểm thống kê hay dao động đường huyết. Từ khóa: đái tháo đường, kiểm soát đường huyết, chất lượng giấc ngủ, HbA1c ABSTRACT CORRELATION BETWEEN SLEEP QUALITY AND GLYCEMIC CONTROL IN TYPE 2 DIABETES PATIENTS Vu Tuong Vi, Pham Nhat Tuan, Nguyen Do Nguyen * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 163-169 Background: Glycemic control reached the goal to help people with diabetes lengthen the time that leads to complications and longevity. Poor sleep quality is a common problem in older people, especially type 2 diabetic patients (T2D). Sleep quality and glycemic control are thought to be relevant in a number of foreign studies. Objective: To determine the correlation between sleep quality and glycemic control. Methods: A cross-sectional study was conducted among type 2 diabetes patients attending the Endocrinology Clinic of the University of Medicine and Pharmacy (UMP) hospital at Ho Chi Minh City. Sleep quality was assessed using the Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI). Glycemic control was assessed by * Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS Vũ Tường Vi ĐT 0327868106 Email: tuongvivu1994@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 164 hemoglobin A1c (HbA1c), blood glucose level at cross time, oscillation of blood glucose among 1 month. Participants were directly interviewed using an anonymous questionnaire involve socio-demographic factors, characteristics of diseases. Pearson’s correlation coefficient was used to determine the correlation between two quantitative variables: PSQI index and HbA1c (or blood glucose level at cross time, or oscillation of blood glucose among 1 month) Results: There was a slight positive correlation between HbA1c and PSQI index (r = 0.264, p <0.01). Sleep components such as subjective sleep quality (r = 0.175, p = 0.03), Sleep latency (r = 0.260, p <0.01), sleep duration = 0.185, p = 0.02), sleep efficiency (r = 0.210, p <0.01), and daytime dysfunction (r = 0.258, p <0.01) were also positively correlated slightly with HbA1c. There was no correlation between blood glucose as well as oscillation of blood glucose and sleep quality. Conclusions: The quality of sleep and HbA1c correlated positively with the degree of weakness. However, there was no statistically significant association between sleep quality and blood glucose level at cross time as well as oscillation of blood glucose among 1 month. Key words: diabetes, glycemic control, sleep quality, HbA1c ĐẶT VẤN ĐỀ Việc kiểm soát đường huyết tốt là một điều kiện quan trọng trong quản lý và phòng ngừa biến chứng của bệnh ĐTĐ(14). Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA: American Diabetes Association) cho thấy với HbA1c<7% có thể giúp làm giảm biến chứng mạch máu nhỏ, hoặc cả những biến chứng mạch máu lớn nếu vào giai đoạn đầu của bệnh. Cụ thể hơn, theo một số nghiên cứu giảm HbA1c 1% giúp giảm 21% nguy cơ tử vong liên quan đến ĐTĐ, 37% các biến chứng mạch máu nhỏ, và 14% nguy cơ nhồi máu cơ tim(9). ĐTĐ týp 2 chiếm 90% trường hợp bệnh, thường xảy ra trên người lớn. Đối tượng người hơn 40 tuổi thường gặp phải nhiều vấn đề về giấc ngủ như ngủ không ngon, không sâu giấc, mất ngủ, ngủ ngày. Một số vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hoặc không đủ giấc sẽ tác động tiêu cực đến các hoạt động đời sống ban ngày, giảm hiệu suất công việc, tăng tỉ lệ tai nạn, và tỉ lệ sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hay trầm trọng hơn có thể dẫn đến các rối loạn về tâm thần, sa sút trí tuệ, tim mạch(11). Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ (CLGN) kém còn ảnh hưởng đến một số vấn đề về tim mạch, tăng huyết áp, ung thư đại tràng, đáng lưu ý trong đó có ĐTĐ. Nghiên cứu này khảo sát các bệnh nhân đến khám tại phòng khám chuyên khoa nội tiết tại BV ĐHYD TPHCM để tìm hiểu mối liên quan giữa CLGN và kiểm soát đường huyết, thông qua 3 chỉ số HbA1c, đường huyết thời điểm cắt ngang và dao động đường huyết. PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên những bệnh nhân đến khám tại phòng khám Nội tiết, BV ĐHYD TPHCM, có thời gian phát hiện bệnh ít nhất 2 tháng, bệnh nhân không có cả 2 xét nghiệm HbA1c và đường huyết thời điểm cắt ngang sẽ bị loại khỏi nghiên cứu. Phương pháp lấy mẫu có chủ đích được sử dụng trên tổng cộng 236 bệnh nhân. Vào thời điểm cắt ngang, đối tượng được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi soạn sẵn ghi nhận đặc điểm dân số - xã hội, đặc điểm bệnh, điểm PSQI. Tra cứu hồ sơ điện tử tại phòng khám ghi nhận HbA1c, đường huyết thời điểm cắt ngang và đường huyết 1 tháng trước. Các biến số về đặc tính dân số xã hội bao gồm: giới, nhóm tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, BMI. Các biến số về đặc điểm bệnh: thời gian mắc bệnh, biến chứng, loại biến chứng, bệnh mạn tính kèm theo, điều trị bệnh mạn tính, thuốc điều trị, số lần tiêm insulin/ngày. Biến số độc lập điểm PSQI (thang đo CLGN) là biến định lượng, dao động từ 0 – 21 điểm; bao gồm 7 thành phần: chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan, giai đoạn đi vào Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 165 giấc ngủ, thời lượng giấc ngủ, hiệu quả thói quen ngủ, các rối loạn giấc ngủ, dung thuốc ngủ, rối loạn ban ngày. Phiên bản PSQI bằng Tiếng Việt được chuyển dịch có tính tin cậy nội bộ với hệ thống Cronbach’s alpha là 0,789, và tính tin cậy lặp lại khá tốt, độ nhạy và độ đặc hiệu tại điểm cắt 5 lần lượt là 87,8% và 75% khi đánh giá trên đối tượng là người Việt Nam. Biến số phụ thuộc gồm HbA1c, đường huyết thời điểm cắt ngang và dao động đường huyết đều là biến định lượng. Trong đó biến số dao động đường huyết được xác định bằng trị tuyệt đối hiệu số của đường huyết thời điểm cắt ngang và 1 tháng trước (chấp nhận dao động 1 tuần), cả 2 xét nghiệm đều được thực hiện tại BV ĐHYD TPHCM, xác định dựa vào kết quả trong hồ sơ bệnh án điện tử ở bệnh viện. Ngoại trừ HbA1c, các xét nghiệm còn lại đều là xét nghiệm đường huyết đói. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả tần số, tỷ lệ các biến định tính và trung bình, độ lệch chuẩn với các biến định lượng, nếu các biến số định lượng có phân phối không bình thường thì sử dụng trung vị (khoảng tứ phân vị). Hệ số tương quan Pearson được sử dụng để xác định mối tương quan giữa 2 biến số định lượng: điểm PSQI và HbA1c (hoặc đường huyết thời điểm cắt ngang, hoặc dao động đường huyết). Mức độ tương quan được xác định dựa vào giá trị của hệ số tương quan r, dao động từ -1 đến 1. Giá trị r<0 thể hiện 2 đại lượng tương quan nghịch, r>0 thể hiện tương quan thuận. Giá trị càng gần 1 và -1 thì mức độ tương quan càng cao. Trong mối liên quan đơn biến với biến số phụ thuộc (HbA1c, đường huyết thời điểm cắt ngang, dao động đường huyết), những biến số độc lập được đưa vào mô hình đa biến là những biến số có p<0,2. Để báo cáo các mối liên quan có ý nghĩa thống kê sử dụng p < 0,05 và khoảng tin cậy 95% của hệ số tương quan r. KẾT QUẢ Trong 236 bệnh nhân đồng ý tham gia khảo sát có 180 bệnh nhân có 1 trong 3 chỉ số HbA1c, đường huyết đói tại thời điểm phỏng vấn, đường huyết đói 1 tháng trước được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó có 166 bệnh nhân có HbA1c, 173 bệnh nhân có đường huyết tại thời điểm cắt ngang (ĐH2) và 59 bệnh nhân có đường huyết đói 2 thời điểm (cắt ngang và 1 tháng trước). Kết quả của nghiên cứu được phân tích trên tổng mẫu là 180 bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Bảng 1. Đặc điểm dân số - xã hội của mẫu nghiên cứu, tần số (%) Đặc điểm HbA1c (n=166) ĐH thời điểm cắt ngang (n=173) Dao động ĐH (ĐH2 –ĐH1) (n=59) Mẫu chung (n=180) Giới nữ 112 (67) 114(66) 32(54) 118(66) Dân tộc Kinh 158(95) 165(95) 55(93) 172(96) Tuổi 18-<50 tuổi 26(16) 30(17) 11(19) 30(16) 50-<60 tuổi 48(29) 46(27) 14(24) 50(28) 60-<70 tuổi 57(34) 58(33) 16(27) 61(34) ≥70 tuổi 35(21) 39(23) 18(30) 39(22) Nghề nghiệp Lao động chân tay 38(23) 41(24) 13(22) 42(24) Lao động trí óc 30(19) 29(17) 11(19) 31(17) Già, hưu trí 79(48) 84(48) 31(52) 87(49) Thất nghiệp 19(11) 19(11) 4(7) 20(11) Trình độ học vấn Dưới THCS 49(30) 52(30) 16(27) 53(29) Từ THCS trở lên 117(70) 121(70) 43(73) 127(71) BMI (kg/m 2 ) Thiếu cân-Bình thường 77(47) 77(45) 16(27) 78(43) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 166 Thừa cân- Béo phì 89(53) 96(55) 43(73) 102(57) Thu nhập (VNĐ) Dưới 5 triệu 99(60) 101(58) 37(63) 103(59) ĐH: đường huyết Bảng 2. Đặc điểm bệnh ĐTĐ, tần số (%), trừ khi có chú thích khác Đặc điểm HbA1c (n=166) ĐH thời điểm cắt ngang (n=173) Dao động ĐH (n=59) Mẫu chung (n=180) Thời gian phát hiện bệnh 6 (3 – 12) a 6 (3 – 12) a 5 (2 – 14) a 6 (3 – 12) a Có biến chứng 85(51) 90(52) 30(51) 92(51) Loại biến chứng Mạch vành 47(55) 50(56) 19(63) 52(57) Mạch máu não 6(7) 6(7) 3(10) 6(7) Mạch máu ngoại biên 4(5) 5(6) 2(7) 5(5) Thần kinh ngoai biên 46(54) 49(54) 11(37) 49(53) Thận 29(34) 32(36) 13(43) 32(35) Võng mạc 11(13) 12(13) 7(23) 12(13) Có bệnh mạn tính khác 137 (83) 141 (82) 50 (85) 148 (82) Điều trị bệnh kèm 137 (100) 141 (100) 50 (100) 148 (100) Thuốc Không dùng thuốc 2 (1) 3 (2) 1 (2) 3 (1) Chỉ thuốc viên 112 (68) 119 (69) 40 (68) 124 (69) Thuốc viên và Insulin 52 (31) 51 (29) 18 (30) 54 (30) Số lần tiêm Insulin/ngày 2 (1 – 2) a 2 (1 – 2) a 2 (1 – 2) a 2 (1 – 2) a a: Trung vị (khoảng tứ phân vị) ĐH: đường huyết Bảng 3. Mối tương quan giữa điểm chất lượng giấc ngủ với HbA1c (n=166) Các thành phần Hệ số tương quan r P PSQI 0,264 <0,01 TP1: Chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan 0,175 0,03 TP2: Giai đoạn đi vào giấc ngủ 0,260 <0,01 TP3: Thời lượng ngủ (điểm) 0,185 0,02 TP4: Hiệu quả thói quen ngủ 0,210 <0,01 TP5: Rối loạn giấc ngủ -0,027 0,73 TP6: Dùng thuốc ngủ 0,037 0,64 TP7: Rối loạn ban ngày 0,258 <0,01 TP: thành phần p: giá trị p của kiểm định ý nghĩa hệ số tương quan Bảng 4. Mô hình hồi quy đa biến điểm PSQI và HbA1c theo các biến số gây nhiễu (n=166) Yếu tố Hệ số hồi quy KTC 95% P PSQI 0,10 0,04-0,17 <0,01 Giới Nữ 0,48 -0,08-1,04 0,1 Nghề nghiệp Lao động trí óc -0,13 -0,90-0,65 0,75 Già, hưu trí -0,83 -(1,43)-(-0,23) 0,01 Thất nghiệp -0,87 (-1,72)-(-0,03) 0,04 Yếu tố Hệ số hồi quy KTC 95% P Trình độ học vấn 0,03 (-0,53)-0,59 0,92 Thời gian phát hiện bệnh -0,02 (-0,06)-(0,03) 0,50 Biến chứng 0,48 0,08-1,04 0,10 Thuốc Chỉ thuốc viên 1,04 -0,77-2,85 0,26 Thuốc viên và Insulin 2,03 0,14-3,93 0,04 Hằng số 6,01 R 2 0,234 p: giá trị p từ thống kê t Các biến số gây nhiễu được đưa vào mô hình là những biến số trong phân tích đơn biến có p<0,2 gồm: giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thời gian phát hiện bệnh, biến chứng và thuốc. Mô hình này giải thích được 23,4% kết quả chỉ số HbA1c. Bảng 5. Tương quan giữa điểm PSQI và đường huyết thời điểm cắt ngang, dao động đường huyết Các thành phần Hệ số tương quan r P Đường huyết thời điểm cắt ngang 0,13 0,10 Dao động đường huyết 0,10 0,44 p: giá trị p của kiểm định ý nghĩa hệ số tương quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 167 BÀN LUẬN Chỉ số HbA1c và điểm số CLGN PSQI có tương quan thuận có ý nghĩa thống kê (r=0,264), tuy mối tương quan này chưa thật sự chặt chẽ (bảng 3). Các thành phần trong thang điểm PSQI (thành phần 1 chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan, thành phần 2 giai đoạn đi vào giấc ngủ, thành phần 3 thời lượng ngủ, thành phần 4 hiệu quả thói quen ngủ và thành phần 7 rối loạn ban ngày), hầu hết cũng tương quan có ý nghĩa thống kê với HbA1c, ngoại trừ thành phần 5 (rối loạn giấc ngủ) và thành phần 6 (dùng thuốc ngủ) (bảng 3). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu tổng quan hệ thống của Lee và cộng sự năm 2017 khi chỉ ra rằng CLGN kém có liên quan với mức HbA1c cao hơn. Một nghiên cứu khác của Bing-Qian Zhu năm 2014 chỉ ra bệnh nhân ĐTĐ có rối loạn giấc ngủ có tác động tiêu cực lên việc kiểm soát đường huyết(15). Đồng thời, Zhu và cộng sự cũng chỉ ra việc khó vào giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ, và rối loạn ban ngày là các yếu tố nguy cơ của kiểm soát đường huyết kém. Năm 2015, nghiên cứu của Ahmet Keskin chỉ ra rằng HbA1c có liên quan đến rối loạn giấc ngủ, trong đó tương quan của HbA1c và điểm PSQI có ý nghĩa thống kê với r=0,14(5). Tuy nhiên, có nghiên cứu khác lại cho thấy mối tương quan này thực sự không đáng kể hoặc dường như không có, như Onala Telford năm 2018, chỉ có thành phần rối loạn giấc ngủ tương quan với HbA1c(13). Giải thích cho sự tương quan này, về mặt cơ chế thì chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, việc giảm ngủ có liên quan đến đề kháng insulin, tăng sự thèm ăn và dung nạp glucose kém ở những người khỏe mạnh. Giấc ngủ hạn chế được cho là ảnh hưởng đến sự cân bằng năng lượng thông qua việc điều chỉnh sự thèm ăn, tăng thời gian ăn uống cũng như giảm tiêu hao năng lượng. Thêm vào đó, thức dậy về đêm và sự kích thích được liên kết với mức độ thay đổi leptin và kháng leptin dẫn đến rối loạn chức năng của trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận, dẫn đến rối loạn đường máu(8,1,6). Bằng chứng từ một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ thường xuyên một phần cũng như giấc ngủ ngắn kéo dài có liên quan với mức độ giảm của leptin và tăng ghrelin. Trong nghiên cứu đoàn hệ về giấc ngủ ở Wisconsin, giảm nồng độ leptin và tăng ghrelin đã được ghi nhận ở các đối tượng bị thiếu ngủ. Cả hai nội tiết tố này đóng vai trò điều tiết trong việc kiểm soát sự thèm ăn(12). Sự thèm ăn tăng có thể dẫn đến sự gia tăng chỉ số BMI và từ đó tăng việc đề kháng insulin. Ngoài tác động trực tiếp lên chuyển hóa glucose, rối loạn giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến kiểm soát đường huyết thông qua tự chăm sóc không tối ưu bệnh ĐTĐ(2). Trong một nghiên cứu trên 107 bệnh nhân ĐTĐ týp 2, Chasens và các cộng sự đã chứng minh rằng CLGN kém liên quan với các hoạt động tự chăm sóc như tuân thủ thuốc, tập thể dục cũng như chế độ ăn uống, từ đó có thể dẫn đến kiểm soát đường huyết kém hơn (2). Dữ liệu từ nghiên cứu khác của Norma tại Hoa Kỳ cũng cho thấy rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của hoạt động hàng ngày và cảm giác hạnh phúc, bao gồm tâm trạng, mệt mỏi cũng như buồn ngủ ban ngày(3). Chính nghiên cứu này cũng kết luận rằng có mối tương quan thuận mức độ mạnh giữa điểm PSQI và mệt mỏi (r=0,54, p=0,002), trầm cảm (r=0,74, p<0,001)(3). Trong nghiên cứu của Sundaram và cộng sự, các tác giả báo cáo rằng bệnh nhân ĐTĐ týp 2 căng thẳng tâm lý có nồng độ HbA1c cao hơn(10). Như vậy, rõ ràng có cả CLGN và HbA1c đều có liên quan với những cảm xúc tâm lý tiêu cực. Ngoài ra, ĐTĐ là một chứng rối loạn mạn tính với tần suất ngày càng tăng của các biến chứng cấp tính và mạn tính, bệnh suất và tỷ lệ tử vong gia tăng. Nó cũng liên quan đến sự gia tăng rối loạn tâm lý và rối loạn giấc ngủ, cả hai đều làm phức tạp sự kiểm soát chuyển hóa của bệnh ĐTĐ. Buồn ngủ ban ngày gây ra sự suy giảm chung trong vận động, có thể có tác động tiêu cực đến trạng thái tâm lý bệnh nhân ĐTĐ(4). Kết hợp với nhau, loạt các sự kiện tiêu cực có thể đóng góp cho một Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 168 phần cho kết quả đã được trình bày. Đặc điểm về nghề nghiệp như già, hưu trí và thất nghiệp được xem là tác động có ý nghĩa đến kết quả của mô hình. So với nhóm lao động chân tay, nhóm già, hưu trí và thất nghiệp có HbA1c thấp hơn (bảng 4). Người lao động chân tay là nhóm có vận động thể lực nhiều, và vận động thể lực có tác dụng giúp kiểm soát tốt đường huyết (7). Tuy nhiên, nhóm này lại có đường huyết được kiểm soát không tốt. Mối liên quan nghịch này có thể được lý giải với nhiều nguyên nhân khác. Thí dụ, có thể những bệnh nhân thuộc nhóm lao động chân tay không có thời gian cũng như sự quan tâm đúng mức đến việc kiểm soát đường huyết của mình thông qua những hành vi như tuân thủ uống thuốc, ăn kiêng, hoặc tái khám đúng hẹn, và đây là những biến số đã không được kiểm soát trong nghiên cứu này. Những bệnh nhân sử dụng thuốc viên và insulin có HbA1c cao hơn so với nhóm không dùng thuốc (bảng 4). Nhóm không dùng trong nghiên cứu này là nhóm những bệnh nhân đã có dùng thuốc trước đó, nhưng ở thời điểm nghiên cứu không còn dùng thuốc vì đường huyết đã được kiểm soát đạt mục tiêu điều trị nên bác sĩ cho ngừng thuốc. Chỉ định thêm insulin cho bệnh nhân ĐTĐ týp 2 khi việc điều trị bằng thuốc viên không đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết. Từ đó, có thể nhìn thấy sự khác biệt về tình trạng kiểm soát đường huyết ở 2 nhóm đối tượng không dùng thuốc với dùng thuốc viên và insulin. Mô hình này giải thích được 23,4% kết quả chỉ số HbA1c. Tuy khả năng giải thích kết quả HbA1c không thực sự cao, nhưng với quy mô là một nghiên cứu nhỏ và theo hiểu biết của người nghiên cứu thì đây là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, kết quả mô hình giải thích được 23,4% chỉ số HbA1c thực sự khả quan. Kết quả tìm thấy là tiền đề cho những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn trong tương lai, khảo sát chính xác hơn mối tương quan giữa điểm PSQI và HbA1c, từ đó góp phần giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết, và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân. Sau khi kiểm soát các biến số gây nhiễu qua mô hình hồi quy đa biến, mối tương quan giữa CLGN và HbA1c vẫn tồn tại. Điều này một lần nữa khẳng định mối liên quan giữa CLGN và kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, một số yếu tố quan trọng không được kiểm soát trong mô hình này như tuân thủ điều trị, chế độ ăn, tập luyện thể dục. Những điểm hạn chế của nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được thu thập theo phương pháp lấy mẫu có chủ đích trên những bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đến khám tại BV ĐHYD TPHCM nên tính đại diện của mẫu không cao, đồng thời việc loại một số bệnh nhân không có kết quả xét nghiệm cũng ảnh hưởng đến tính chính xác. Nếu có thể thực hiện xét nghiệm trên tất cả bệnh nhân. Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang – mô tả, do đó không thể nói lên được các quan hệ nhân quả giữa CLGN và kiểm soát đường huyết, mà chỉ gợi ý có mối liên quan giữa 2 biến số. KẾT LUẬN Có mối tương quan thuận, mức độ yếu giữa CLGN và HbA1c. Các thành phần chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan (r=0,175, p=0,03), giai đoạn đi vào giấc ngủ (r=0,260, p<0,01), thời lượng ngủ (r=0,185, p=0,02), hiệu quả thói quen ngủ (r=0,210, p<0,01) và rối loạn ban ngày (r=0,258, p<0,01) cũng có mối tương quan thuận mức độ yếu với chỉ số HbA1c. Không có mối tương quan giữa đường huyết thời điểm cắt ngang cũng như dao động đượng huyết với CLGN. Nên chú ý giáo dục sức khỏe về giấc ngủ cho bệnh nhân ĐTĐ týp 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barone MTU, Menna-Barreto L (2011). "Diabetes and sleep: a complex cause-and-effect relationship". Diabetes research and clinical practice, 91 (2):129-137. 2. Chasens E, Korytkowski My, Sereika SM, Burke LE (2013). "Effect of poor sleep quality and excessive daytime sleepiness on factors associated with diabetes self- management". The Diabetes Educator, 39 (1):74-82. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 169 3. da Cunha MCB, Zanetti ML et al (2008). "Sleep quality in type 2 diabetics". Revista latino-americana de enfermagem, 16 (5):850-855. 4. Gozashti MH, Eslami N, Radfar MH, Pakmanesh H (2016). "Sleep pattern, duration and quality in relation with glycemic control in people with type 2 diabetes mellitus". Iranian journal of medical sciences, 41 (6):531. 5. Keskin At, Ünalacak M, Bilge U et al (2015). "Effects of sleep disorders on hemoglobin A1c levels in type 2 diabetic patients". Chinese medical journal, 128 (24):3292. 6. Lee SW, Ng Khuen Yen, Chin WK (2017). "The impact of sleep amount and sleep quality on glycemic control in type 2 diabetes: a systematic review and meta-analysis". Sleep medicine reviews, 31:91-101. 7. Peter AO (2013). "The impact of brief high-intensity exercise on blood glucose levels". Diabetes, metabolic syndrome and obesity: targets and therapy, 6:113. 8. Spiegel K, Leproult R, Van Cauter E (1999). "Impact of sleep debt on metabolic and endocrine function". The lancet, 354(9188):1435-1439. 9. Stratton IM, Adler AI, et al (2000). "Association of glycaemia with macrovascular and microvascular complications of type 2 diabetes (UKPDS 35): prospective observational study". Bmj, 321 (7258):405-412. 10. Sundaram M, Kavookjian J, Patrick J et al (2007). "Quality of life, health status and clinical outcomes in Type 2 diabetes patients". Quality of Life Research, 16 (2):165-177. 11. Szentkirályi A, Madarász CZ, Novák M (2009).. "Sleep disorders: impact on daytime functioning and quality of life". Expert review of pharmacoeconomics & outcomes research, 9 (1):49-64. 12. Taheri S, Lin L, Austin D et al (2004). "Short sleep duration is associated with reduced leptin, elevated ghrelin, and increased body mass index". PLoS medicine, 1 (3):e62. 13. Telford O, Diamantidis CJ, Bosworth HB, Patel UD, et al. (2018). "The relationship between Pittsburgh Sleep Quality Index subscales and diabetes control". Chronic Illness, p. 1-10. 14. The UKPDS Group (1998). "Intensive blood-glucose control with sulphonylureas or insulin compared with conventional treatment and risk of complications in patients with type 2 diabetes (UKPDS 33). UK Prospective Diabetes Study (UKPDS) Group". Lancet, 352 (9131):837-53. 15. Zhu B, Xiao-Mei L, Wang D, Yu X (2014). "Sleep quality and its impact on glycaemic control in patients with type 2 diabetes mellitus". International Journal of Nursing Sciences, 1(3):260-265. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftuong_quan_giua_chat_luong_giac_ngu_va_kiem_soat_duong_huyet.pdf
Tài liệu liên quan