Tục Panh khuôn (sửa hồn) của người Thái đen Tây Bắc

Tài liệu Tục Panh khuôn (sửa hồn) của người Thái đen Tây Bắc: 56 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 56 - 61 TỤC PANH KHUÔN (SỬA HỒN) CỦA NGƯỜI THÁI ĐEN TÂY BẮC Lò Bình Minh, Trần Anh Đức, Nguyễn Văn Diệp Trường Đại học Tây Bắc, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên Tóm tắt: Là một tộc người có số dân đông ở nước ta, cũng như các tộc người khác khu vực Đông Nam Á, người Thái quan niệm mọi vật đều có linh hồn, con người có nhiều hồn nhất. Khi hồn bị xúc phạm, bị tổn thương, người ta nhờ cậy Mo đến cúng sửa hồn để cầu mong khoẻ mạnh, an lành, làm ăn phát đạt. Có nhiều hình thức cúng, từ đơn giản đến phức tạp nhưng đều thể hiện tình cảm, niềm tin của đồng bào. Bài viết đề cập đến một số hình thức “panh khuôn” (sửa hồn) rất phổ biến của người Thái Đen Tây Bắc. Ở chừng mực nhất định thì đó là bài thuốc tinh thần, một liệu pháp tâm lý, giúp xua đi những lo âu, mệt mỏi, động viên, an ủi con người. Gạt bỏ đi những yếu tố mê tín, dị đoan, đây là một nét phong tục đẹp từ ngàn đời của người Thái. Trong cuộc sống hiện ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tục Panh khuôn (sửa hồn) của người Thái đen Tây Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
56 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 56 - 61 TỤC PANH KHUÔN (SỬA HỒN) CỦA NGƯỜI THÁI ĐEN TÂY BẮC Lò Bình Minh, Trần Anh Đức, Nguyễn Văn Diệp Trường Đại học Tây Bắc, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên Tóm tắt: Là một tộc người có số dân đông ở nước ta, cũng như các tộc người khác khu vực Đông Nam Á, người Thái quan niệm mọi vật đều có linh hồn, con người có nhiều hồn nhất. Khi hồn bị xúc phạm, bị tổn thương, người ta nhờ cậy Mo đến cúng sửa hồn để cầu mong khoẻ mạnh, an lành, làm ăn phát đạt. Có nhiều hình thức cúng, từ đơn giản đến phức tạp nhưng đều thể hiện tình cảm, niềm tin của đồng bào. Bài viết đề cập đến một số hình thức “panh khuôn” (sửa hồn) rất phổ biến của người Thái Đen Tây Bắc. Ở chừng mực nhất định thì đó là bài thuốc tinh thần, một liệu pháp tâm lý, giúp xua đi những lo âu, mệt mỏi, động viên, an ủi con người. Gạt bỏ đi những yếu tố mê tín, dị đoan, đây là một nét phong tục đẹp từ ngàn đời của người Thái. Trong cuộc sống hiện nay, tục này cần được bảo tồn, duy trì ở những mặt tích cực, nhằm xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ khoá: Người Thái, sửa hồn, tinh thần, phong tục, văn hoá. 1. Những vấn đề chung Người Thái là tộc người đông dân thứ 3 ở nước ta. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số là 1.550.423 người, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Thái sống thành bản trong các thung lũng, ven sông suối. Nghề nghiệp chính của họ là lao động nông nghiệp trồng lúa nước hoặc làm nương rẫy. Kinh nghiệm trồng lúa nước của cư dân Thái được đúc kết trong dân gian là "mương, phai, lái, lín". Dân tộc Thái phân chia thành hai ngành: Thái Đen (Táy Đăm) và Thái Trắng (Táy Đón) cư trú ở những nhóm địa phương khác nhau. Dân số của nhóm Thái Đen tại Việt Nam năm 2002 ước tính khoảng 699.000 người trong tổng số 763.950 người Thái Đen trên toàn thế giới. Địa bàn cư trú chủ yếu ở tỉnh Sơn La, các huyện Tuần Giáo, Điện Biên của tỉnh Điện Biên, một phần huyện Phong Thổ, Sìn Hồ tỉnh Lai Châu...Có một số nhóm địa phương tự nhận mình là Thái Đen (Tay Đăm) là: Tay Mường Vạt (Tay Vạt - ở Yên Châu, tỉnh Sơn La) và Tay Mương Sang (Tay Sang - Mộc Châu - Sơn La). Người Thái Đen quan niệm về con người (phủ cốn) là sự hỗn hợp của nhiều chất cấu thành. Con người có hồn và có xác. “Hồn, theo quan niệm này là do Bà Mụ lấy năm chất "Kẻo, kók, sanh, minh, nén" (cốt, cách, thế, hồn, mệnh) nhào nặn với nhau rồi cho vào khuôn đúc thành chất khí. Hồn vô hình, mắt ta không nhìn thấy được, hồn hình thành trên Mường Trời. Xác được hình thành dưới trần gian, cũng do năm chất tạo thành "nặm, đin, đán, mạy, pháy" (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Xác là chất lỏng, mắt ta nhìn thấy được” [3, tr5]. Sự sống là do hồn với xác kết hợp với nhau, cùng song song tồn tại trong một giai đoạn nhất định. Nếu các dân tộc khác quan niệm “con người là hoa đất” thì người Thái Đen cũng quan niệm con người là chúa tể muôn loài, là cây hoa trần gian “phủ cốn lỏ chảu chom sắt sính mạy tók - lỏ co bók mướng lum” tức con người là hoàn hảo nhất trong các sinh vật dưới trần gian. Ngày nhận bài: 29/3/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016 Liên lạc: Lò Bình Minh- mail: minhkeodt@gmail.com 57 Cũng như nhiều tộc người khác trong vùng, người Thái Đen quan niệm mọi vật đều có “hồn” (vạn vật hữu linh), gọi là “phi khuôn”. Một ngọn núi, một gốc cây, con trâu, con lợn, con gà...đều có “hồn”. Người Thái thường nói: “nhắng pên cốn tai pên phi” (sống làm người, chết thành ma). Khi sống, người ta ai cũng có đầy đủ 80 hồn “sam xíp khuôn mang nả, hả xíp khuôn mang lăng” (ba mươi hồn đằng trước, năm mươi hồn đằng sau). Khi chết, tất cả các “hồn” đều rời khỏi cơ thể, thây người còn lại là xác chết vô tri vô giác. Người Thái quan niệm rằng: khi tắt hơi thở cuối cùng là lúc tất cả 80 hồn rời khỏi xác; người chết, xác không còn nhưng hồn vẫn tồn tại trở về chốn hư vô. Khi tổ chức lễ tang ma (có thể hoả táng hay địa táng) là đối với thân xác, còn hồn phải có lễ đưa tiễn rất cẩn thận và đây mới là thủ tục chính trong lễ tang. Người Thái Đen quan niệm: “Từ khi cất tiếng khóc chào đời đến khi về với ông bà tổ tiên, con người phải trải qua nghiều nghi lễ. Từ lễ đặt tên, buộc chỉ cổ tay đến lễ tiễn hồn về Trời. Về quy mô cũng có những cấp độ khác nhau, nhỏ thì tám khuôn, panh khuôn, lớn thì xên bản, xên mướng. Theo sách chữ Thái cổ còn ghi lại thì có tới gần 50 loại lễ cúng khác nhau” [2, tr2]. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tục sửa hồn, tuy nhiên tục này cũng có nhiều loại: Panh khuôn cốn (sửa hồn người), panh khuôn quái (sửa hồn trâu), panh khuôn hay, khuôn ná (sửa hồn nương, ruộng), panh khuôn ống, đáp (sửa hồn súng, gươm)... Đặc biệt cơ thể con người, mỗi bộ phận đều có “hồn”: có hồn mắt, hồn miệng, hồn tay chân, hồn lục phủ ngũ tạng... Nếu tính ra tất cả có tới 900 hồn! Như vậy, mỗi khi hồn bị xúc phạm, bị đau ốm, bị tổn thương, tai nạn... đều phải “panh khuôn” (sửa hồn). Tục panh khuôn có nhiều cấp độ, từ đơn giản đến phức tạp, tùy theo mức độ sai phạm với hồn nặng nhẹ khác nhau. Người Thái cũng quan niệm: bị đau, ốm yếu bộ phận nào trên cơ thể, tức là hồn của bộ phận đó thất lạc, mải mê đi chơi đâu xa hoặc hồn bị xúc phạm, tổn thươngNhư vậy, muốn khỏi đau ốm, được an lành, làm ăn phát đạt cần phải “tam khuôn” (đọc thần chú), “panh khuôn” (sửa hồn), “hịak khuôn” (gọi hồn) trở về với thể xác như cũ. 2. Các hình thức panh khuôn (sửa hồn) 2.1. Một lễ sửa hồn đơn giản nhất là khi trong đám ma đông người mà vô tình chạm vào đầu của một ai đó, nghĩa là “phít khuôn” (có lỗi với hồn), thì lập tức phải sắm lễ vật cúng sửa hồn cho người đó. Lễ vật và thủ tục khá đơn giản, chỉ một nắm xôi và một miếng thịt cùng đôi lời xin lỗi, cầu chúc cho hồn của người mà mình có lỗi được khỏe mạnh, yên lành. Người được sửa hồn nhận lời xin lỗi, lời cầu chúc và ăn miếng xôi, miếng thịt, thế là mọi việc đã được giải quyết xong. Người ta tin rằng hồn sau khi được sửa sẽ trở lại khoẻ mạnh, bình an. Có lẽ đây là liệu pháp tinh thần để nhận lỗi, xin lỗi, cẩn thận hơn trong mọi hành động, cử chỉ, việc làm. 2.2. Hịak khuôn: Đây là hình thức tìm, gọi hồn nhỏ, chỉ ở dưới trần gian. Nếu người bị ốm, bị nạn ở nơi xa nhà hoặc thầy bói xem ốm vì tổ tiên cần người phục vụ nên gọi đi theo. Cũng có thể hồn nhập theo người thân, họ hàng, người trong bản chết Khi gia chủ có yêu cầu thì Mo sẽ làm lễ “hịak khuôn” (tức gọi hồn về), tổ chức nhập hồn cho người ốm. “Hịak khuôn” như là một lễ nhỏ, thủ tục cũng khá đơn giản, lễ vật chuẩn bị giống như cho “panh khuôn”, chỉ cần chuẩn bị thêm cái túi Thái đựng áo của cả gia đình chủ nhà. Trường hợp con cháu ở xa, không 58 gửi áo đến được thì người ta dùng một sợi lạt tre “hắc khỏ” (bẻ từng đoạn), miệng lẩm bẩm gọi tên người không thể gửi áo, và cho sợi lạt đó vào trong túi. Ngoài ra, còn có một gói cá nướng, một nắm xôi, một quả trứng luộc, một bó đóm tre ngâm dài khoảng hơn mét, một cái “ca xa” (vợt xúc cá), một cái quạt nan. Mo sẽ khoác áo lễ, đội khăn lễ, thắp bó đóm, dùng “ca xa” khua xung quanh nhà, chao đi, chao lại miệng niệm những câu “thần chú” vần vè trong bài cúng để “xỏn khuôn” (xúc, vợt) gọi hồn về. Bài cúng khá dài và được hát lặp lại nhiều lần tùy theo “hồn” lạc nơi xa hay gần, nhưng làm thế nào đó, bài cúng phải hoàn thành khi bó đóm cháy gần hết. Thông thường “hịak khuôn” phải đi đến các nơi (bằng lời khấn) để tìm như: “Các nơi vùng mình đang sinh sống; các Mường vùng Tây Bắc (kèm theo tả cảnh các mường có gì lạ); đi xuống kinh đô của vua ở xuôi (tả cảnh kinh đô phồn hoa, tấp nập); Sau đó đi lên theo sông Đà, đến Suối Rút, lên Mường Sang, Mường Vạt, Mường Hung, Chiềng Cang, Mường Lằm; Rồi sang Viêng Chăn, Luông Pha Băng, quay về Mường Thanh, Mường Muổi, Mường La ra suối tắm hồn, đưa về nhà làm lễ nhập hồn”[1, tr51]. Kết thúc lễ này, Mo hú gọi hồn về và gia chủ cũng hú lên trả lời rằng hồn đã về nhà rồi. Cảm ơn Mo đã gọi được “hồn” về và người ốm sẽ khoẻ mạnh, “hồn” được an lành, hạnh phúc. Mo dụi bó đóm vào bếp, chúc mừng gia chủ an lành, tai qua, nạn khỏi, khoẻ mạnh. Sau đó Mo làm lễ buộc chỉ cổ tay cho mọi người trong gia chủ (là hình thức giữ hồn lại). Riêng người ốm được buộc chỉ cả ở cổ và hai tay. Chỉ buộc có ba màu: đen, nâu, đỏ bện vào nhau. Tuyệt đối không dùng chỉ màu trắng (chỉ màu trắng chỉ dùng trong đám ma). Cuối cùng cả chủ, khách cùng ăn xôi lèn trứng, cá nướng vui vẻ. 2.3. Panh khuôn: Với những người bị ốm nặng, đau nhiều, phụ nữ sau sinh đẻ hoặc người đàn ông phải chịu tang người thân, làm “khươi cốc” (rể gốc) trong đám tang bên ngoại hoặc những công việc đau buồn không mong muốn khác thì lễ “panh khuôn” cần tiến hành rất cẩn thận, phức tạp và lễ vật cũng rất to. Ngày xưa, trong “Hịt khong mương bản” (Luật Mường), Điều XIV: Luật chăm sóc vợ chồng khi đau ốm, ghi rõ: nếu vợ (hoặc chồng) đau ốm mà vợ (hoặc chồng) không chăm sóc chu đáo (hoặc bỏ đi) sẽ bị phạt 35 lạng bạc, kèm theo trâu, rượu cúng hồn cho nhà chồng (hoặc vợ)... Cùng với các tội danh khác, ngoài bị phạt bạc thì đều phải có rượu thịt cúng hồn vía cho người bị hại. Trong những trường hợp như thế này, gia đình người sẽ được sửa hồn cần đi “ban mo” (nhờ Mo) đến làm lễ. Ông, bà Mo thường là những người đứng tuổi, nhiều kinh nghiệm sống và phải nắm chắc các luật lệ, hiểu biết rộng, có khả năng “giao tiếp” với thần linh. Họ làm việc này chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp và dường như họ coi đó là một “nghề”, một sự say mê, “nghề” này là “lộc” của Trời, của Then ban cho. Những người “làm nghề” này phải rất thành tâm, có quá trình học việc rất công phu, lâu dài. Người đến nhờ Mo phải mang theo một bát gạo, một chai rượu, một số tiền làm lễ. Mo sẽ dâng lễ vật lên bàn thờ thắp hương, giở sổ chọn ngày xem có “pót” (hợp) hay không và thống nhất với gia chủ ngày giờ, các lễ vật cần chuẩn bị cho lễ “panh khuôn”. Thủ tục và lễ vật của lễ “panh khuôn” lớn này khá phức tạp và tốn kém. Lễ vật chính “cáy xú, mu pành” (gà đãi, lợn sửa), một con lợn nhỏ, khoảng 20 cân đổ lại, một con gà to và từ 4 - 5 con gà nhỏ, cá sấy, xôi, trứng. Ngoài ra phải có vài cái bánh chưng nhỏ, vài khúc mía, vài quả 59 chuối, trầu cau, một bát gạo, một bát muối, chai rượu, tám đôi đũa, chén rượu, bát con...Mỗi thứ này được đựng trong những cái rổ rá nhỏ khác nhau. Ở một số vùng, bắt buộc đồ lễ phải có một chum rượu cần “lảu xá” - Thứ rượu được ủ men lá, gạo nếp, lèn chặt trong chum vại, khi uống đổ nước vào và mút uống bằng cần trúc. Con lợn sau khi mổ sạch sẽ, được xẻ ra theo quy định riêng: cắt một đường thẳng dọc theo thân từ cằm xuống đến đuôi lợn; thủ lợn được cắt dời ra, dùng mũi dao khía 3 đường trên trán; bốn đùi lợn được cắt khoanh rộng; phần thân con lợn cắt thành ba khúc. Tất cả được cho vào luộc chín, vớt ra xếp bày thành hình con lợn trên mâm lót lá chuối...Có một điều lưu ý: Trong quá trình chuẩn bị mọi thứ cho lễ, mọi người đều phải rất thành tâm, cẩn thận, đặc biệt không được nếm, ăn, ngửi trước người sẽ được sửa hồn. Vì thế, để cẩn thận, người ta thường cho chủ hồn ăn một vài miếng các đồ chuẩn bị, chẳng hạn, một miếng xôi, một miếng thịtTrong số các đồ cần chuẩn bị cho sửa hồn, ngoài những thứ như mô tả, nhất thiết phải có một cái áo đã mặc của người được panh khuôn (còn gọi là “chảu sửa” (chủ áo). Người Thái quan niệm rằng áo đã mặc là nơi trú ngụ của nhiều hồn, trong đó có hồn chính của chủ áo. Mâm cúng sắp xong sẽ được những người thân như vợ, chồng, con cái, anh em, cháu chắt xúm vào bưng trang trọng đặt trên chỗ ngủ của người được “panh khuôn”. Trước khi bắt đầu bài cúng, thầy Mo giới thiệu về tên tuổi, thân thế của người được sửa hồn (panh khuôn) và lý do tại sao lại sửa hồn. Lời của các bài cúng này thuộc về những bài ca nghi lễ, là những lời thơ hoặc những câu vần vè, được chắt lọc, đúc kết qua nhiều thế hệ, thể hiện ước mơ, cầu chúc cho sức khoẻ, động viên tinh thần, quên đi những ốm đau, bệnh tật, những khó khăn, vất vả, mệt nhọc trong cuộc sống. Kin dơ khuôn ơi Tạm dịch: Kin tếnh hua tếnh hang Kin tếnh cáng tếnh lịn Pỉn sảy, tắp pót chu ăn Puông tắp to bău mạy Puống sảy to bău hom Khảu dú cóm kin ban Chương dú bôm, dú pán kin chẹp. “Ăn đi hỡi hồn ơi Ăn cả đầu cả đuôi Ăn cả cằm cả lưỡi Ăn cả ruột gan, phổi Buồng gan như lá cây Buồng ruột như lá hành Cơm ở dỏ ăn thơm Đồ nơi mâm ăn ngon. Lời “Mo khuôn” rất dài, lại được Mo hát lặp lại, nên tuỳ theo cấp độ (người được sửa hồn ốm đau nặng hay nhẹ), thời gian gấp hay thong thả mà Mo hát nhiều hay ít. Mo hát, kể theo một giọng điệu riêng, lên bổng xuống trầm, to nhỏ khác nhau. Người được sửa hồn và ông bà, anh em, con cháu ngồi xung quanh lắng nghe, thả hồn, chìm đắm trong những lời Mo hát. Lúc thì Mo mời các Then trên trời, ông bà tổ tiên xuống ăn cỗ, rồi phù hộ, độ trì cho con cháu mạnh khoẻ, đi lại r dễ dàng, làm ăn phát lộc, giàu có, đạt được những điều mong muốn. Lúc thì Mo an ủi hồn hãy bình yên, an lành, không mải mê, vui thú mà đi chơi xa, không nghe theo những lời xúi bẩy dại dột mà quên đi nhiệm vụ. Có những lúc, Mo còn miêu tả cảnh 60 thiên nhiên giàu đẹp, những nơi phồn hoa vui vẻThỉnh thoảng, Mo còn dùng đồng tiền xu (bạc, hoặc đồng) để tung xấp ngửa, đoán định tương lai, vận mệnh Lễ “panh khuôn” tiến hành được hơn quãng nửa, thì người được sửa hồn bắt đầu ăn uống. Phải ăn thật khoẻ, ăn đủ mọi thứ trong mâm lễ, ăn đến no chán thì thôi. Mo kể đến thứ nào thì “chủ hồn”, bắt đầu ăn thứ đó, nếu không muốn ăn hoặc ăn chán rồi thì dùng đũa chỉ vào thứ đó, coi như đã ăn. Khi “tam” xong, Mo mời người thân trong gia đình đến “pỏn khuôn”, tức là mọi người lấy thức ăn trong mâm lễ bón cho chủ hồn một miếng, kèm theo những lời chúc mừng cho hồn mạnh khoẻ, mọi điều tốt đẹp. Sau đó, Mo và mọi người cùng “quạnh khuôn”, mỗi người ăn một vài miếng cơm, thức ăn, uống một chút rượu. Lễ panh khuôn kết thúc trong không khí vui vẻ, thoải mái. Người ốm đau dường như cũng khoẻ hơn, bớt đau hơn, bởi họ đã trút được những lo âu, phiền muộn, được động viên, an ủi bằng ngững lời lẽ và cử chỉ tốt đẹp. Phải chăng, đó là những thang thuốc tinh thần, những liệu pháp tâm lý đã được người Thái đúc rút qua thời gian dài, qua nhiều thế hệ? Trước đây, buổi lễ thường kéo dài cả ngày, hoặc hơn và rất tốn kém. Ngày nay, thường chỉ diễn ra trong một, hai tiếng, lễ vật cũng được giảm trừ đi rất nhiều. Phần lễ đã xong, gia chủ dành một phần thức ăn ngon nhất, một chai rượu, một ít tiền, quà và những lời cảm ơn chân thành để tạ ơn Mo đã rất vất vả đến làm lễ cho. Cả chủ khách cùng bày mâm, ăn uống, chúc tụng nhau vui vẻ. Đặc biệt, trong lúc ăn cỗ, Mo thường được ngồi ở vị trí trang trọng nhất, là nhân vật trung tâm, được dâng rượu đôi, được nhận những lời cảm ơn, chúc tụng tốt đẹp nhất. Trong lễ Panh khuôn, chủ nhà thường mời anh em, họ hàng và láng giềng đến dự để động viên người được panh khuôn cùng gia đình và tham gia bữa tiệc sau lễ. Đây là dịp để nhiều thành viên trong họ tộc và láng giềng vui vẻ, cố kết cộng đồng. 3. Kết luận Người Thái quan niệm “vạn vật hữu linh” mọi vật đều có linh hồn, con người càng có nhiều hồn, người sống, hồn trú ngụ trong các bộ phận của cơ thể. Người chết đi hồn vía vẫn còn, hồn vía về trú ngụ trên trời, trên Then, có khi hồn vía luôn ở bên cạnh, luôn phù hộ độ trì cho con cháu Bởi vậy con cháu phải thờ cúng, phải cho ăn, phải ghi nhớ công ơnnên thờ cúng càng chu đáo càng yên tâm, khi cúng lễ vật có thể ít, con lợn, con gà có thể nhỏ nhưng cốt ở tấm lòng, cốt phải thành tâm. Gạt đi các yếu tố mê tín, dị đoan, việc thờ cúng tổ tiên, các loại thần linh, lễ sửa hồn là để đáp ứng nhu cầu uống nước nhớ nguồn, nhu cầu tâm linh và cũng để con cháu phấn đấu sống tốt hơn, sống đoàn kết, nhường nhịn, yêu thương lẫn nhau, sống đẹp hơn. Qua việc cúng cũng để giáo dục thế hệ trẻ, con cháu về phong tục tập quán, về kinh nghiệm sống, đối nhân xử thế. Hơn nữa, người được cúng hồn thường được mọi người trong gia đình, anh em bạn bè, con cháu trọng vọng, yêu thương, được ăn no, của ngon vật lạ (nhất là ở các gia đình xưa kinh tế khó khăn, đói rét). Sau lễ cúng, người ta thường tổ chức ăn uống vui vẻ, chúc tụng nhau, bởi vậy, đây là dịp để họ hàng, anh em, con cháu tụ tập, gặp gỡ, trao đổi, truyền lại những kinh nghiệm sống, phong tục tốt đẹp. Trong xã hội hiện đại, chúng ta nên duy trì phong tục này ở những ý nghĩa tích cực của nó. Đó phải chăng là giữ gìn, bảo tồn bản sắc độc đáo của dân tộc. Tất nhiên ta nên giản tiện đi những yếu tố mê tín, dị đoan, cầu kỳ, tốn công, tốn của, mà nên là dịp để gặp 61 gỡ, cố kết cộng đồng, trao đổi tình cảm trong họ hàng, dòng tộc. Đây là những nét văn hoá đẹp, tô điểm thêm cuộc sống ngày nay - vốn bận rộn, nhiều lo toan - để làm giàu nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lò Văn Lả (2012), Lời chiêu hồn của người Thái Đen, Tài liệu sưu tầm. [2]. Quán Vi Miên (2013), Nghi lễ vòng đời của người Thái, Vinh, ngày 24/8/2013, tạp chí Văn hoá Nghệ An, Email: tapchivanhoanghean@yahoo.com [3]. Hoàng Trần Nghịch (2011), Phương thức giáo dục cổ truyền của dân tộc Thái, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Tỉnh Sơn La xuất bản. CUSTOM PANK KHUON (SOUL EDITING) OF THAI ETHNIC MINORITIES IN THE NORTHWESTERN AREA IN VIETNAM Lo Binh Minh, Tran Anh Duc, Nguyen Van Diep Tay Bac University, Dien Bien College Abstract: Being a populous ethnic minorities group in our country, Thai group as well as other ethnic groups in the Southeast Asia, has a concept that everything has its own soul, people have the most soul. When the soul offended, hurt, people will ask Mo for help fix it to pray for health, peace and prosperity. There are some sorts of worship. No matter simple or complex it is, it show the people’s affection and beliefs. The article mentions some forms of Pank Khuon (soul editing) which are very popular among Thai ethnic minorities in the Northwest area. In certain extent, it's all mental medication, psychological therapy which are of great help in dispelling anxiety, fatigue and encouraging, comforting people. Despite of some superstitious factors, this is a nice custom from the thousand generations of the Thai ethnic minorities. It is essential to preserve this custom, maintain the positive aspects, and develop advanced culture imbued with national identity. Keywords: Thai ethnic minorities, soul editing, spirits, customs, culture.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf15_3612_2136062.pdf
Tài liệu liên quan