Tuân thủ điều trị ở bệnh nhân lao trong giai đoạn tấn công

Tài liệu Tuân thủ điều trị ở bệnh nhân lao trong giai đoạn tấn công: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 1 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN LAO TRONG GIAI ĐOẠN TẤN CÔNG Nguyễn Thạnh Trị*, Lê Hồng Phước**, Tô Gia Kiên** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh lao là một trong những bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu. Tuân thủ điều trị lao đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh và giảm tỉ lệ lao kháng thuốc. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị giai đoạn tấn công và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ 11/2016 đến 01/2017 trên bệnh nhân lao đang được quản lý tại 3 phòng khám đa khoa và 5 trạm y tế tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Bệnh nhân trên 18 tuổi và đã hoàn thành 2 tháng điều trị tấn công được phỏng vấn mặt đối mặt bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Thông tin thu thập gồm sự tuân thủ điều trị, đặc điểm dân số xã hội, các bệnh lý kèm theo, sự hài lòng về nhân viên y tế...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuân thủ điều trị ở bệnh nhân lao trong giai đoạn tấn công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 1 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN LAO TRONG GIAI ĐOẠN TẤN CÔNG Nguyễn Thạnh Trị*, Lê Hồng Phước**, Tô Gia Kiên** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh lao là một trong những bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu. Tuân thủ điều trị lao đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh và giảm tỉ lệ lao kháng thuốc. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị giai đoạn tấn công và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ 11/2016 đến 01/2017 trên bệnh nhân lao đang được quản lý tại 3 phòng khám đa khoa và 5 trạm y tế tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Bệnh nhân trên 18 tuổi và đã hoàn thành 2 tháng điều trị tấn công được phỏng vấn mặt đối mặt bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Thông tin thu thập gồm sự tuân thủ điều trị, đặc điểm dân số xã hội, các bệnh lý kèm theo, sự hài lòng về nhân viên y tế, dịch vụ y tế; sự hỗ trợ từ phía nhân viên y tế và từ phía gia đình. Kết quả: Tổng cộng có 79 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ nam chiếm 69,6%. Tuổi trung bình là 40,4±16,0 tuổi. Tỉ lệ bệnh nhân được điều trị phác đồ 1 là 96,2%. Tỉ lệ bệnh nhân lao phổi chiếm 88,6%; trong đó 67,1% BK(+). Có 17,7% bệnh nhân có các bệnh khác đi kèm và 51,9% gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Tỉ lệ bệnh nhân lao tuân thủ điều trị là 79,8%. Các yếu tố có liên quan đến tuân thủ điều trị lao là tôn giáo (p=0,007), học vấn (p=0,035) và bệnh đi kèm (p=0,031). Kết luận: Cần thực hiện các nghiên cứu tiếp theo để xác định các rào cản và giải pháp can thiệp giúp nâng cao tỉ lệ tuân thủ điều trị. Từ khoá: Cắt ngang mô tả, tuân thủ điều trị, bệnh lao, giai đoạn tấn công, Bình Dương. ABSTRACT TREATMENT ADHERENCE IN TUBERCULOSIS PATIENTS IN ATTACK PHASE Nguyen Thanh Tri, Le Hong Phuoc, To Gia Kien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1 - 2018: 01 - 08 Background: Tuberculosis (TB) is one of leading causes of death in communicable diseases. Adherence to tuberculosis treatment plays an important role in treating and reducing the prevalence of drug-resistant tuberculosis. Objective: To identify the percentage of patients adhering to TB treatment in attack phase (first 2 months) and factors associated with treatment adherence. Methods: A cross-sectional study was conducted from 11/2016 to 01/2017 on TB patients at three general clinics and five health communes in Ben Cat, Binh Duong province. Patients aged 18+ years and completed the attack phase of TB treatment were face-to-face interviewed using a structured questionnaire. Data collected including adherence status, personal characteristics and co-morbidities; and satisfaction with healthcare workers and health service; supports from family and healthcare workers. Results: A sample of 79 TB patients was recruited (the percentage of men was 69.6%). The mean age was 40.4 ± 16.0 years. The percentage of patients treated by regimen one was 96.2%. The percentage of * Trung tâm y tế thị xã Bến Cát – tỉnh Bình Dương, ** Khoa YTCC, ĐH Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BSCKI. Nguyễn Thạnh Trị ĐT: 0908728036 Email: bacsitri62@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 2 pulmonary TB was 88.6%, of which, 67.1% were BK (+). The prevalence of patients having co-morbidities and experiencing side effects were 17.7% and 51.9%, respectively. The percentage of adherence was 79.8%. Religion (p=0.007), educational level (p=0.035) and co-morbidities (p=0.031) were associated with adherence. Conclusions: Further studies should be conducted to identify barriers and solutions for improving the percentage of patients’ adherence. Keywords: cross-sectional study, adherence, tuberculosis, attack phase, Binh Duong. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lao là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, cao hơn HIV(17). Theo ước tính của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO), trong năm 2015 có khoảng 10,4 triệu ca lao mắc mới và 1,4 triệu người tử vong do bệnh lao(17). Bên cạnh đó, tỉ lệ lao kháng thuốc có chiều hướng diễn biến phức tạp. Năm 2015 thế giới có khoảng 480.000 ca lao đa kháng thuốc mới và tăng thêm 100.000 ca kháng Rifampicin(17). Việt Nam là một nước chịu gánh nặng rất lớn từ bệnh lao, xếp thứ 12 trong 22 nước có gánh nặng bệnh lao lớn nhất và xếp thứ 14 trong 27 nước có tỉ lệ lao đa kháng thuốc và siêu kháng thuốc cao nhất(17). Tỉ lệ lao kháng một loại thuốc tại Việt Nam năm 2011 là 32,7% ở người mắc bệnh lần đầu và 54,2% ở những người bệnh tái phát. Tỉ lệ lao đa kháng thuốc ở 2 nhóm này lần lượt là 4,0% và 23,3%(Error! Reference source not found.). Tỉ lệ lao “siêu kháng thuốc” trong các bệnh nhân lao đa kháng thuốc là 6,0%(11). Bên cạnh đó, chi phí bỏ ra cho bệnh lao năm 2016 là 21 triệu USD(17). Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong chương trình phòng chống lao, tuy nhiên theo WHO, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 20 nước có gánh nặng bệnh lao và tỉ lệ lao đa kháng thuốc lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2016-2020(17). Tuân thủ điều trị lao đóng vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế tình trạng kháng thuốc và cải thiện kết cục điều trị. Các nghiên cứu đã cho thấy không tuân thủ điều trị làm tăng nguy cơ kháng thuốc, kéo dài thời gian bệnh, gia tăng khả năng tái phát và tử vong(7, 11). Tuy nhiên, hiện nay, việc điều trị lao đòi hỏi các bệnh nhân phải được điều trị phối hợp các loại thuốc kháng lao trong 2-3 tháng ở giai đoạn tấn công và 4-6 tháng trong giai đoạn duy trì(3). Điều trị phối hợp thuốc trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ làm gia tăng tần suất xuất hiện cũng như gánh nặng của các phản ứng có hại do thuốc và có thể khiến bệnh nhân bỏ trị, kéo dài liệu trình điều trị(3). Do đó, đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân, qua đó có những biện pháp hỗ trợ cho bệnh nhân trong quá trình điều trị đóng vai trò rất quan trọng. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị trong giai đoạn 2 tháng tấn công, giai đoạn có tỉ lệ tuân thủ điều trị thấp(2, 15) tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Đây là nơi có gánh nặng bệnh lao lớn của tỉnh, với số bệnh nhân lao chiếm trên 13% tổng số bệnh nhân lao của tỉnh (cao thứ 4 trong tổng số 9 huyện/thị xã) và đang có xu hướng gia tăng(14). PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại 3 phòng khám và 5 trạm y tế thuộc thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Tất cả bệnh nhân lao trên 18 tuổi đã tham gia điều trị trong giai đoạn tấn công (2 tháng đầu) theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế năm 2015(3), đang được quản lý tại các phòng khám và trạm y tế thuộc thị xã từ tháng 11/2016 đến tháng 1/2017 được mời tham gia nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu Sau khi đã được giải thích mục tiêu nghiên cứu, bệnh nhân thỏa tiêu chí đưa vào được yêu cầu ký xác nhận vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu. Thông tin được thu thập qua Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 3 phỏng vấn mặt đối mặt dựa trên một bộ câu hỏi soạn sẵn. Các phỏng vấn viên là các chuyên trách quản lý lao của 8 trạm y tế và một nghiên cứu viên của phòng khám đa khoa huyện Mỹ Phước đã được tập huấn về mục tiêu và phương pháp nghiên cứu. Thông tin thu thập gồm thông tin về đặc điểm bệnh nhân; tình trạng bệnh hiện tại (loại bệnh lao, phác đồ đang điều trị, tiền căn lao, bệnh đi kèm, tác dụng phụ); sự tuân thủ điều trị; hài lòng về nhân viên y tế (NVYT) và dịch vụ y tế trong quá trình điều trị, sự hỗ trợ từ phía NVYT và từ phía gia đình. Tuân thủ điều trị được định nghĩa là sự tuân thủ tất cả 7 nội dung: (1) uống đúng các loại thuốc được cấp phát, (2) không mua thêm hoặc bỏ bớt các thuốc, (3) không uống nhầm thuốc lao với các thuốc khác, (4) uống thuốc xa bữa ăn khi bụng đói, (5) không quên uống thuốc, (6) không tự ý dừng uống thuốc và (7) nhận thuốc đều đặn. Sự hỗ trợ từ phía NVYT được định nghĩa là có khi trước khi điều trị người bệnh được NVYT tư vấn về bệnh lao và vấn đề điều trị bệnh lao; NVYT có thực hiện vãng gia theo dõi điều trị và trong quá trình vãng gia có kiểm tra số lượng thuốc; đưa ra lời khuyên điều trị; giáo dục sức khoẻ về bệnh lao cho bệnh nhân; ngoài ra, trong quá trình theo dõi điều trị có khuyên người bệnh uống thuốc đều đặn, đúng, đủ liều; không được bỏ dở điều trị và giải thích về tình trạng bệnh hiện tại cho người bệnh. Sự hỗ trợ từ phía gia đình được định nghĩa là khi người bệnh được gia đình quan tâm đến tình trạng bệnh; quan tâm đến việc uống thuốc điều trị; gặp NVYT để hỏi thăm tình trạng bệnh; cùng đi tái khám, nhận thuốc; động viện điều trị bệnh; chia sẻ sự lo lắng; tìm hiểu về thuốc điều trị lao; nhắc nhở uống thuốc và nhắc nhở đi nhận thuốc. Ngoài phỏng vấn, các phỏng vấn viên hồi cứu hồ sơ quản lý bệnh nhân để thu thập các thông tin về thời gian điều trị bệnh, thời gian điều trị tại cơ sở hiện tại và kết quả xét nghiệm BK của bệnh nhân. Phân tích thống kê Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý bằng Stata 13.0. Các đặc điểm về giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, dân tộc, học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo, tiền sử bệnh lao, các bệnh kèm theo, loại bệnh lao, loại lao phổi, gặp tác dụng phụ, sự tuân thủ điều trị, sự hài lòng của bệnh nhân về NVYT, dịch vụ y tế, sự hỗ trợ của NVYT và sự hỗ trợ của gia đình được mô tả bằng tần số, tỉ lệ. Tuổi trung bình và thời gian điều trị tại trạm được mô tả bằng trung bình ± độ lệch chuẩn; thu nhập, khoảng cách từ nhà tới cơ sở y tế, thời gian điều trị bệnh được mô tả bằng trung vị và khoảng tứ phân vị. Mối liên quan giữa nhóm tuổi, tôn giáo, loại lao phổi, sự hỗ trợ từ gia đình với tuân thủ điều trị được kiểm định bằng phép kiểm chi bình phương (χ2). Phép kiểm chính xác Fisher được sử dụng để xác định mối liên quan giữa giới tính, hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tiền sử bệnh lao, bệnh kèm theo, phác đồ đang điều trị, việc gặp tác dụng phụ, sự hài lòng về thời gian nhận thuốc, thái độ của NVYT, công tác điều trị và sự hỗ trợ của NVYT trong quá trình điều trị với tuân thủ điều trị. KẾT QUẢ Nghiên cứu tiếp cận được 82 bệnh nhân, trong đó 3 bệnh nhân không thỏa tiêu chí chọn mẫu, 79 bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và hoàn thành bộ câu hỏi khảo sát. Đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (n=79) Tần số (n) Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 55 69,6 Nữ 24 30,4 Nhóm tuổi 21- 34 tuổi 33 41,8 35-54 tuổi 35 44,3 ≥55 tuổi 11 13,9 Hôn nhân Kết hôn 60 75,9 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 4 Tần số (n) Tỉ lệ (%) Khác 19 24,1 Dân tộc Kinh 76 96,2 Khác 3 3,8 Học vấn ≤Cấp 2 62 78,5 >Cấp 2 17 21,5 Nghề nghiệp Lao động tay chân 67 84,8 Lao động trí óc 6 7,6 Khác (già, ở nhà) 6 7,6 Tôn giáo Có 48 60,8 Không 31 39,2 Thu nhập (triệu đồng) 10 [7-12] a Khoảng cách tới trạm (km) 3 [1,5-4] a Thời gian điều trị (ngày) 65 [63-70] a Thời gian điều trị tại trạm (ngày) 63 ± 5 b Từng bị lao Đã từng bị 3 3,8 Chưa từng bị 76 96,2 Các bệnh đi kèm Không 65 82,3 Có 14 17,7 Loại bệnh kèm (n=14) Đái tháo đường (có) 5 35,7 Tăng huyết áp (có) 6 42,9 Viêm gan B (có) 1 7,1 Khác c 5 35,7 HIV/AIDS Không 78 98,7 Có 1 1,3 Loại lao Phổi 70 88,6 Lao ngoài phổi 9 11,4 Loại lao phổi (n=70) BK (+) 47 67,1 BK (-) 23 32,9 Phác đồ điều trị Phác đồ 1 76 96,2 Phác đồ 2 3 3,8 Gặp tác dụng phụ Không 38 48,1 Có 41 51,9 Đặc điểm các tác dụng phụ (n=41) Buồn nôn (có) 16 39,0 Vàng da (có) 7 17,1 Mệt mỏi, chóng mặt, ù tai (có) 26 63,4 Ngứa phát ban (có) 22 53,7 Khác d 8 19,5 aTrung vị [khoảng tứ phân vị] bTrung bình ± độ lệch chuẩn cTê tay, sỏi thận, viêm dạ dày, vảy nến, ung thư vú dĐen da, nóng trong người, mắt mờ, chảy máu cam, nhức đầu, nhức tay chân, đau ran ngực, sốt Kết quả cho thấy phần lớn đối tượng nghiên cứu là nam (69,6%), độ tuổi trung bình 40,4±16,0 tuổi (nhỏ nhất là 21 tuổi và lớn nhất là 89 tuổi), trong đó, bệnh nhân trong nhóm tuổi từ 21-34 tuổi và 35-54 tuổi lần lượt là 41,8% và 44,3%. Phần lớn đối tượng là dân tộc Kinh (96,2%), trình độ học vấn dưới cấp 2 (78,5%), nghề nghiệp là lao động chân tay (84,8%) và có theo tôn giáo (60,8%). Thu nhập trung vị trong một tháng của hộ là 10 [7-12] triệu đồng (ít nhất là 3 triệu và cao nhất là 30 triệu), khoảng cách từ nhà đến nơi điều trị có trung vị là 3 [1,5-4] km (ngắn nhất là 0,5 km, dài nhất là 20 km). Thời gian điều trị trung bình tại trạm là 63 ± 5 ngày, ngắn nhất là 54 ngày và dài nhất là 95 ngày. Tỉ lệ bệnh nhân lao phổi là 88,6% và lao ngoài phổi là 11,4%; trong đó, có 2/3 bệnh nhân là lao phổi có BK dương, chỉ có 3,8% bệnh nhân đã từng bị lao. Tỉ lệ bệnh nhân có bệnh đi kèm là 17,7%; trong đó, các bệnh đi kèm phổ biến nhất là tăng huyết áp (42,9%), kế đến là đái tháo đường (35,7%) và 35,7% bệnh nhân có một số bệnh khác theo kèm như tê tay, sỏi thận, viêm dạ dày, vảy nến và ung thư vú. Có một bệnh nhân nhiễm HIV và đang được điều trị ARV. Hầu hết các bệnh nhân lao đang điều trị theo phác đồ 1 (96,2%). Có 41 (51,9%) bệnh nhân gặp tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường gặp nhất là mệt mỏi, chóng mặt, ù tai (63,4%); kế đến là ngứa, phát ban và buồn nôn (39,0%) và vàng da (17,1%). Bảng 2. Sự tuân thủ điều trị, sự hỗ trợ từ NVYT, từ gia đình, sự hài lòng về NVYT và dịch vụ y tế (n =79) Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tuân thủ chung Có 63 79,8 Không 16 20,2 Nội dung tuân thủ Uống đúng các loại thuốc 78 98,7 Không mua thêm, bỏ bớt các thuốc 70 88,6 Uống thuốc xa bữa ăn lúc bụng đói 78 98,7 Không quên uống 74 93,7 Không uống nhằm thuốc lao với 79 100 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 5 Tần số (n) Tỉ lệ (%) thuốc khác Không tự ý dừng thuốc 79 100 Nhận thuốc đều đặn 78 98,7 Chờ đợi để được nhận thuốc điều trị Không hài lòng 9 11,4 Hài lòng 70 88,6 Hài lòng với thái độ NVYT Không hài lòng 5 6,3 Hài lòng 74 93,7 Hài lòng với công tác điều trị của cơ quan y tế Không hài lòng 7 8,9 Hài lòng 72 91,1 Sự hỗ trợ từ NVYT Có 69 87,3 Không 10 12,7 Sự hỗ trợ từ gia đình Có 41 51,9 Không 38 48,1 Tỉ lệ tuân thủ điều trị là 79,8%. Tuy nhiên, 11,4% bệnh nhân mua thêm hoặc bỏ bớt các loại thuốc được cấp và 6,3% đối tượng quên uống thuốc. Tỉ lệ bệnh nhân hài lòng về thời gian chờ đợi để nhận thuốc điều trị là 88,6%, có 93,7% hài lòng về thái độ của NVYT và 91,1% hài lòng về công tác điều trị của cơ quan y tế. Tỉ lệ bệnh nhân nhận được sự hỗ trợ của NVYT là 87,3%; trong khi đó, chỉ có 51,9% người bệnh nhận được sự hỗ trợ từ phía gia đình (xem Bảng 2). Bảng 3. Mối liên quan giữa các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với tuân thủ điều trị (n=79) Đặc tính mẫu Tuân thủ điều trị Giá trị p Có (n=63) Không (n=16) Giới Nam 42 (76,4) 13 (23,6) 0,365 a Nữ 21 (87,5) 3 (12,5) Nhóm tuổi 21- 34 35-54 27 (81,8) 27 (77,1) 6 (18,2) 8 (22,9) 0,876 ≥55 9 (81,8) 2 (18,2) Hôn nhân Kết hôn Khác 48 (80,0) 15 (78,9) 12 (20,0) 4 (21,1) 1,00 a Học vấn ≤Cấp 2 53 (85,5) 9 (14,5) 0,035 a >Cấp 2 10 (58,8) 7 (41,2) Nghề nghiệp Lao động chân tay 54 (80,6) 13 (19,4) 0,837 a Lao động trí óc 5 (83,30) 1 (16,7) Khác (già, ở nhà) 4 (66,7) 2 (33,3) Đặc tính mẫu Tuân thủ điều trị Giá trị p Có (n=63) Không (n=16) Tôn giáo Không 20 (64,5) 11 (35,5) 0,007 Có 43 (89,6) 5 (10,4) Từng bị lao Đã từng 2 (66,7) 1 (33,3) 0,498 a Chưa từng 61 (80,3) 15 (19,7) Loại lao phổi (n=70) BK (+) 37 (78,7) 10 (21,3) 0,764 BK (-) 17 (73,9) 6 (26,1) Bệnh kèm Có 8 (57,1) 6 (42,9) 0,031 a Không 55 (84,6) 10 (15,4) Phác đồ điều trị Phác đồ 1 61 (80,3) 15 (19,7) 0,498 a Phác đồ 2 2 (66,7) 1 (33,3) Gặp tác dụng phụ Có 29 (70,7) 12 (29,3) 0,051 a Không 34 (89,5) 4 (10,5) Chờ đợi để được nhận thuốc Hài lòng 56 (80,0) 14 (20,0) 1,00 a Không ý kiến 7 (77,8) 2 (22,2) Thái độ NVYT Hài lòng 61 (82,4) 13 (17,6) 0,054 a Không ý kiến 2 (40,0) 3 (60,0) Công tác điều trị Hài lòng 59 (91,9) 13 (18,1) 0,143 a Không ý kiến 4 (57,1) 3 (42,9) Sự hỗ trợ từ NVYT Có 56 (81,2) 13 (18,8) 0,415 a Không 7 (70,0) 3 (30,0) Sự hỗ trợ từ gia đình Có 34 (82,9) 7 (17,1) 0,465 Không 29 (76,3) 9 (23,7) Tất cả sử dụng kiểm định chi bình phương trừ khi có chú thích khác. aKiểm định Fisher Tỉ lệ tuân thủ điều trị lao ở những đối tượng có trình độ học vấn ≤cấp 2 cao hơn so với nhóm trên cấp 2 (p=0,035). Tương tự, người bệnh có tôn giáo có tỉ lệ tuân thủ điều trị cao hơn so với nhóm không có tôn giáo (p=0,007); nhóm không có bệnh khác kèm theo cao hơn so với nhóm có bệnh kèm (p=0,031). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tuân thủ điều trị lao ở các nhóm có đặc điểm khác nhau về giới, nhóm tuổi, nghề nghiệp, các đặc điểm về tình trạng bệnh khác cũng như sự hài lòng với NVYT, dịch vụ y tế, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 6 sự hỗ trợ từ phía NVYT và từ phía gia đình (xem Bảng 3). BÀN LUẬN Khảo sát trên 79 bệnh nhân lao cho thấy đa phần bệnh nhân là nam, độ tuổi dưới 55, kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trên bệnh nhân lao được thực hiện trong nước (7, 9, Error! Reference source not found., 11). Đa số bệnh nhân hiện mắc lao phổi có BK dương và đang điều trị phác đồ một theo hướng dẫn của Bộ Y tế(3). Tỉ lệ bệnh nhân có bệnh lý kèm theo và gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị khá cao (lần lượt chiếm 17,7% và 51,9%). Đây là vấn đề rất cần được quan tâm trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Tỉ lệ tuân thủ điều trị của các bệnh nhân lao ở giai đoạn tấn công là 79,8%. Tỉ lệ này có sự khác biệt so với một số nghiên cứu khác được thực hiện tại phòng khám Hai Bà Trưng, Hà Nội(15) và tại tỉnh Bắc Giang(7) với tỉ lệ lần lượt là 88,5% và 36,4%. Sự khác biệt này có thể lý giải do việc sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau trong việc đánh giá sự tuân thủ điều trị. Nghiên cứu này đánh giá sự tuân thủ dựa trên sự tuân thủ sử dụng thuốc, trong khi đó các nghiên cứu trên còn dựa trên việc xét nghiệm định kỳ của các đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu thực hiện tại Bắc Giang(7) đánh giá tuân thủ tất cả giai đoạn điều trị nên có thể dẫn tới sự khác biệt với tỉ lệ tuân thủ trong giai đoạn tấn công của nghiên cứu này. Một số nghiên cứu cho thấy sự tuân thủ điều trị trong giai đoạn duy trì thấp hơn so với giai đoạn tấn công(2,15), trong khi đó, có nghiên cứu cho kết quả ngươc lại(11). Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tuân thủ điều trị của các bệnh nhân chưa cao. Điều này đáng lo ngại vì không tuân thủ điều trị sẽ mang lại những kết cục điều trị không tốt cho bệnh nhân và làm gia tăng tỉ lệ lao kháng thuốc trong cộng đồng(5,6,11). Trong nghiên cứu này, những người có trình độ học vấn ≤ cấp 2 có tỉ lệ tuân thủ cao hơn so với nhóm trên cấp 2 với p=0,035. Kết quả này trái ngược với kết quả của một số nghiên cứu khác khi cho thấy không có mối liên quan giữa trình độ học vấn với tỉ lệ tuân thủ điều trị lao(2,8,12,19,19). Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây cho thấy những bệnh nhân được cung cấp thông tin đầy đủ, được giáo dục về bệnh lao, cũng như có kiến thức tốt về bệnh, thì có tỉ lệ tuân thủ điều trị cao hơn(4,8,12,19,19). Giáo dục sức khoẻ nâng cao kiến thức có thể góp phần tăng tỉ lệ tuân thủ điều trị ở các bệnh nhân lao. Kết quả này cho thấy cần có nghiên cứu xác định rõ mối liên quan giữa trình độ học vấn của bệnh nhân với tuân thủ điều trị. Tỉ lệ bệnh nhân được gia đình hỗ trợ là 51,9% nhưng kiểm định thống kê không cho thấy có liên quan giữa sự hỗ trợ từ gia đình với tới tuân thủ điều trị. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Castelnuovo cho rằng việc không có sự hỗ trợ từ phía gia đình là một yếu tố tiên báo của việc không tuân thủ điều trị của các bệnh nhân lao(4). Tương tự, trong nghiên cứu này, có 87,3% bệnh nhân nhận được sự hỗ trợ từ nhân viên y tế; nhưng kiểm định thống kê cho thấy không có sự liên quan giữa sự hỗ trợ từ phía nhân viên y tế với tuân thủ điều trị; cũng như không có liên quan giữa sự hài lòng đối với NVYT và dịch vụ y tế với tỉ lệ tuân thủ điều trị. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả Woimo, tỉ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân cao hơn 3 lần khi được các NVYT chăm sóc với thái độ thân thiện(19). Bên cạnh đó, tỉ lệ tuân thủ cũng cao hơn khi bệnh nhân hài lòng với dịch vụ y tế(13). Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan về việc gặp tác dụng phụ với tỉ lệ tuân thủ điều trị (p=0,051). Kết quả này khác với một số nghiên cứu khác, khi cho thấy những bệnh nhân gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị có mức độ tuân thủ kém hơn khoảng 2 lần so với nhóm không gặp tác dụng phụ(7,12,19). Nghiên cứu thấy rằng những người có tôn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 7 giáo có tỉ lệ tuân thủ cao hơn người không có tôn giáo (p=0,007); kết quả này khác với một số nghiên cứu khác khi không tìm thấy mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với tôn giáo(1,19). Nghiên cứu cũng cho thấy những người có các bệnh khác đi kèm có tỉ lệ tuân thủ thấp hơn so nhóm còn lại (p=0,031). Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa tuân thủ điều trị lao với các bệnh đi kèm khác, do các nghiên cứu hiện tại chủ yếu khảo sát mối liên quan với tình trạng nhiễm HIV trên bệnh nhân(1,13,19). Do đó, vấn đề này cần được nghiên cứu sâu hơn. Hạn chế của nghiên cứu là xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị bằng bộ câu hỏi phỏng vấn mà không theo dõi được quá trình điều trị của bệnh nhân nên có thể có sai lệch thông tin. Tuy nhiên, nghiên cứu đã tập huấn kỹ năng phỏng vấn cho các nghiên cứu viên để hạn chế thấp nhất các sai lệch thông tin có thể xảy ra trong quá trình thu thập dữ liệu; đồng thời, tra cứu hồ sơ bệnh án để đảm bảo các thông tin về thời gian điều trị bệnh, thời gian điều trị tại cơ sở hiện tại và kết quả xét nghiệm BK của bệnh nhân phù hợp với nhau giữa hồ sơ và câu trả lời của bệnh nhân. Ngoài ra, hạn chế khác của nghiên cứu là chỉ điều tra những bệnh nhân quản lý được tại các cơ sở y tế, do đó, tỉ lệ tuân thủ có thể cao hơn thực tế. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu này cho thấy, tỉ lệ tuân thủ điều trị lao của bệnh nhân trong 2 tháng điều trị tấn công là 79,8%. Các yếu tố có liên quan đến tuân thủ điều trị lao là tôn giáo, trình độ học vấn và bệnh kèm theo. Do đó, cần thực hiện các nghiên cứu tiếp theo để xác định các rào cản và những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao tỉ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân lao trong giai đoạn tấn công. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adane AA, et al. (2013). Non-Adherence to Anti- Tuberculosis Treatment and Determinant Factors among Patients with Tuberculosis in Northwest Ethiopia. PLoS One, 8(11): 78791. 2. Amuha MG, et al. (2009). Non-adherence to anti-TB drugs among TB/HIV co-infected patients in Mbarara Hospital Uganda: Prevalence and associated factors. African Health Sciences, 9(1): 8-15. 3. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán, dự phòng và điều trị bệnh lao, Hà Nội, tr. 45-67. 4. Castelnuovo B (2010). A review of compliance to anti tuberculosis treatment and risk factors for defaulting treatment in Sub Saharan Africa. African Health Sciences, 10 (4): 320-324. 5. Ershova JV, et al. (2014). Evaluation of adherence to national treatment guidelines among tuberculosis patients in three provinces of South Africa. South African medical journal, 104 (5): 362-368. 6. Franke MF, et al. (2008). Risk factors and mortality associated with default from multidrug-resistant tuberculosis treatment. Clinical infectious diseases: an official publication of the Infectious Diseases Society of America, 46 (12): 1844-1851. 7. Hà Văn Như, Nguyễn Xuân Tình (2014). Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao và một số yếu tố liên quan tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện lao và bệnh phổi Bắc Giang năm 2013. Tạp Chí Y học thực hành, 905 (2): 43-47. 8. Ibrahim LM, et al. (2014). Factors associated with interruption of treatment among Pulmonary Tuberculosis patients in Plateau State, Nigeria. 2011. The Pan African medical journal, pp.17:78. 9. Lưu Thanh Tùng (2015). Thực trạng tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của bệnh nhân lao được quản lý tại các Trạm y tế của thị xã Hồng Ngự Tỉnh Đồng Tháp, Luận văn thạc sĩ, Chuyên ngành Y tế Công Cộng, trường Đại học Y tế Công Cộng, tr. 1-79. 10. Nguyen HB, et al. (2016). Prevalence of resistance to second-line tuberculosis drug among multidrug-resistant tuberculosis patients in Viet Nam, 2011. Western Pacific Surveillance and Response Journal: WPSAR, 7 (2): 35-40. 11. Nieuwlaat R, et al. (2014). Interventions for enhancing medication adherence. Cochrane Database of Systematic Reviews, (11): 11. 12. Roy N, et al. (2015). Risk factors associated with default among tuberculosis patients in Darjeeling district of West Bengal, India. Journal of Family Medicine and Primary Care, 4 (3):388-394. 13. Tesfahuneygn G, et al. (2015). Adherence to Anti- tuberculosis treatment and treatment outcomes among tuberculosis patients in 1Alamata District, northeast Ethiopia. BMC Research Notes, 8: 503. 14. Trung Tâm phòng chống Bệnh xã hội Tỉnh Bình Dương (2015). Báo cáo tổng kết công tác phòng chống bệnh xã hội năm 2015 và phương hướng hoạt động năm 2016, tr. 4-19. 15. Uông Thị Mai Loan, Hồ Thị Hiền, Lưu Thị Liên (2009). Thực trạng tuân thủ các nguyên tắc điều trị lao của bệnh nhân lao phổi điều trị tại phòng khám lao Hai Bà Trưng năm 2009. Tạp Chí y tế công cộng, Trường Đại học y tế công cộng Hà Nội, 23 (23): tr. 27-32. 16. WHO (2015) Global Tuberculosis report, 565059_eng.pdf, accessed on 20/06/2017. 17. WHO (2016) Global Tuberculosis report 565394-eng.pdf?ua=1, accessed on 20/06/2017. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 8 18. Widjanarko B, et al. (2009). Factors that influence treatment adherence of tuberculosis patients living in Java, Indonesia. Patient Prefer Adherence, 3: 231-238. 19. Woimo TT, et al (2017). The prevalence and factors associated for anti-tuberculosis treatment non-adherence among pulmonary tuberculosis patients in public health care facilities in South Ethiopia: a cross-sectional study. BMC Public Health, 17 (1):269. Ngày nhận bài báo: 02/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftuan_thu_dieu_tri_o_benh_nhan_lao_trong_giai_doan_tan_cong.pdf