Tài liệu Tư tưởng thân dân trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn - Đinh Thị Phương Thu: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0007
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 47-53
This paper is available online at
TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG VĂN HỌC THỜI KHỞI NGHĨA LAM SƠN
Đinh Thị Phương Thu
Trường Trung học Phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt. Tư tưởng thân dân là một nội dung quan trọng của văn học trung đại Việt Nam.
Tư tưởng này được thể hiện đậm nét trong sáng tác văn chương của các tác giả trung đại
thế kỉ XV. Đặt vấn đề nghiên cứu tư tưởng thân dân trong văn học thời khởi nghĩa Lam
Sơn, người viết không chỉ muốn lí giải một vấn đề lớn đặt ra trong lịch sử và có ý nghĩa
trong đời sống xã hội mà còn góp phần tìm hiểu tác giả và sự phát triển của văn học trung
đại Việt Nam. Phạm vi tìm hiểu của chúng tôi là các tác giả tham gia cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn: Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân.
Từ khóa: Tư tưởng thân dân, văn học, khởi nghĩa Lam Sơn.
1. Mở đầu
Tư tưởng thân dân xuyên suốt tiến trình phát tr...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng thân dân trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn - Đinh Thị Phương Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0007
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 47-53
This paper is available online at
TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG VĂN HỌC THỜI KHỞI NGHĨA LAM SƠN
Đinh Thị Phương Thu
Trường Trung học Phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt. Tư tưởng thân dân là một nội dung quan trọng của văn học trung đại Việt Nam.
Tư tưởng này được thể hiện đậm nét trong sáng tác văn chương của các tác giả trung đại
thế kỉ XV. Đặt vấn đề nghiên cứu tư tưởng thân dân trong văn học thời khởi nghĩa Lam
Sơn, người viết không chỉ muốn lí giải một vấn đề lớn đặt ra trong lịch sử và có ý nghĩa
trong đời sống xã hội mà còn góp phần tìm hiểu tác giả và sự phát triển của văn học trung
đại Việt Nam. Phạm vi tìm hiểu của chúng tôi là các tác giả tham gia cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn: Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân.
Từ khóa: Tư tưởng thân dân, văn học, khởi nghĩa Lam Sơn.
1. Mở đầu
Tư tưởng thân dân xuyên suốt tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc. Tiếp nối
truyền thống của văn học thời Trần, tư tưởng thân dân được thể hiện phong phú trong thơ văn thời
khởi nghĩa Lam Sơn. Các trí thức thời Lê đã ý thức rõ về vai trò, sức mạnh to lớn của người dân,
họ không chỉ thương dân, gần dân mà còn trọng dân, ơn dân. Họ khao khát thực hiện hoài bão,
lí tưởng giúp dân, giúp nước, đem trí lực của kẻ sĩ mà mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.
Nghiên cứu về tư tưởng thân dân trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn là một vấn đề còn bỏ ngỏ,
chưa có nhiều tư liệu, công trình nghiên cứu hay bài viết tìm hiểu vấn đề một cách chuyên sâu.
Có hướng nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam chủ yếu là đánh giá sự tác động, ảnh hưởng
của Nho giáo đến tư tưởng và văn học Việt Nam, trong đó có đưa ra một vài nhận xét khái quát.
Có hướng nghiên cứu về sự phát triển của lịch sử văn học Việt Nam nhưng chủ yếu là những giáo
trình nên mới chỉ chạm đến vấn đề ở mức độ sơ lược hoặc điểm qua một số tác giả tiêu biểu ở mỗi
giai đoạn. Có hướng nghiên cứu về tác gia văn học, đặc biệt là các tác gia lớn, trong đó chúng tôi
thấy tập trung nhiều nhất ở tác gia Nguyễn Trãi mà chưa có các tác giả khác đại diện cho văn học
thời khởi nghĩa Lam Sơn. Một số luận văn, bài viết những năm gần đây như: Khảo cứu triết lí về
nhân dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam [2], Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi [3], Tư tưởng
thân dân từ Nguyễn Phi Khanh đến Nguyễn Trãi [12], Tư tưởng thân dân từ thơ thời Lý đến thơ
thời Trần [6], Tư tưởng thân dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đến đầu thế kỉ XX [4], Đặc trưng
quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Trãi [13], Chữ “dân” trong di cảo văn chương
của Nguyễn Trãi [1] là những tư liệu nghiên cứu đã ít nhiều đề cập đến vấn đề nhưng chủ yếu là
nói về Nguyễn Trãi như đại diện chói sáng nhất của văn học thời kì này. Tiếp thu những nguồn tư
liệu của người đi trước, bài viết của chúng tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu sự phát triển tư tưởng thân
dân trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn từ Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân đến Nguyễn Trãi.
Ngày nhận bài: 15/11/2017. Ngày sửa bài: 27/11/2017. Ngày nhận đăng: 25/1/2018.
Liên hệ: Đinh Thị Phương Thu, e-mail: thuphuoctung@gmail.com.
47
Đinh Thị Phương Thu
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Từ tư tưởng thân dân trong sáng tác của Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn
Nguyễn Mộng Tuân, không rõ năm sinh năm mất, tự là Văn Nhược, hiệu là Cúc Pha, người
làng Viên Khê, Đông Sơn, Thanh Hóa. Ông sống cùng thời và đỗ Thái học sinh cùng khoa với
Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn (1400). Nguyễn Mộng Tuân tham gia nghĩa quân Lam Sơn khi cuộc kháng
chiến đang bước vào thời kì tổng phản công, được Lê Lợi tin dùng vào việc văn từ. Dưới các triều
Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, ông đã cùng Nguyễn Trãi và Lý Tử Tấn làm giám khảo các khoa thi
Hội. Thời Lê Nhân Tông ông có đi đánh Chiêm Thành, được phong chức Tả nạp ngôn, tước Vinh
Lộc đại phu. Có để lại tập thơ Cúc Pha gồm 143 bài thơ chữ Hán và 40 bài phú chữ Hán mà nổi
tiếng là những bài Chí Linh sơn phú, Lam Sơn giai khí phú, Tẩy giáp binh phú,...
Là một người đã từng tham gia vào cuộc kháng chiến, cùng nghĩa quân Lam Sơn trải qua
những trận chiến đấu hiểm nghèo và anh dũng, đã hòa nhịp sống gian nan cùng nhân dân đánh
giặc, Nguyễn Mộng Tuân hiểu rõ rằng một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên sức mạnh
chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh đó chính là được
sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân. Tài năng và đức lớn của Lê Lợi là đã tạo nên được một:
“Đội quân tình thiết cha con, thân cùng cam khổ,/ Tướng sĩ sức dư hùng hổ, sắt luyện tâm
can”/ “Đưa nhân dân lên chăn ấm chiếu êm, xây nên hạnh phúc;/ đặt nước nhà như đá Bàn non
Thái, vững nghiệp hưng long” (Chí Linh sơn phú - Phú núi Chí Linh) [11].
Nguyễn Mộng Tuân đã phát biểu lên quan điểm của cả một thế hệ trí thức, muốn thực hiện
lý tưởng của mình ở ngay cõi đời này, muốn thiết thực giúp ích cho dân tộc, cho nhân dân:
Hảo tương quốc luận tư thâm ý,/ Hà tất Bồng, Doanh nhập mộng tư (Nên đem việc nước
bàn bạc để giúp them ý tốt,/ Chẳng cần mơ mộng cảnh thần tiên) (Du hồ - Đi chơi hồ) [11].
Nhà thơ luôn gắn cảm xúc về cảnh đẹp của đất nước với nguyện ước cho dân lành được
hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trong bài thơ Du hồ kì 2 Nguyễn Mộng Tuân viết:
Ngự lâu nhai xứ diệu nan danh (Lâu đài cung điện cảnh như tranh
Phổ bác uyên tuyền sướng đạo tình Man mác lâng lâng thoả tính tình
Phong thụ mạt hà thiên nhất sắc Pha ráng ngọn bàng trời một sắc
Lô hoa hoà tuyết nguyệt tam canh Hoa lau lẫn tuyết nguyệt ba canh
Băng hồ triệt để vô tiêm trĩ Ánh hồ trong suốt sâu ba lớp
Đan quế phi hương bất tận thanh Vị quế hương bay khắp thị thành
Mông phúc kinh sư dư sự nhĩ Ơn đội phúc về nơi đế khuyết
Nguyện tương ân trạch bái thương sinh Những mong ơn huệ thấu dân lành) [11].
Trong bài thơ chữ Hán khác Dân thủy (Dân và nước) [10], ông viết:
Đãng đãng dân tình dị khứ lưu, (Tuồn tuột dân tình dễ đi mà cũng dễ ở,
Tín tai như thủy hoặc trầm phù Quả đúng như là nước dễ chìm mà cũng dễ nổi.
Quần sinh tụ tán doanh hư thế,
Sự tụ hợp lại hay sự tan đi mất của dân chúng cũng
giống như cái thế đầy và vơi của nước,
Chúng chí tong vi thuận nghịch lưu
Sư tuân theo hay sự chống lại của dân chúng cũng
giống như dòng nước xuôi hoặc dòng nước ngược).
48
Tư tưởng thân dân trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn
Và nếu dân đã giống như nước, thì phải biết thuận theo sức dân như là thuận theo sức nước.
Thuận theo dân thì mọi việc sẽ trôi chảy. Được lòng dân thì như đi thuyền mà được xuôi dòng
nước. Nói về nhiệm vụ của kẻ cầm quyền trị nước, Nguyễn Mộng Tuân đòi hỏi như sau:
Tiên tri giá sắc gia đồ trị, (Trước hết lo việc cày cấy để mưu thêm việc bình trị,
Vô hiệu du điền trí túc cung.
Không theo đuổi việc săn bắn, đi tới chỗ nghiêm chỉnh kính
đạo trời.
Phần cẩm do lai tri hữu tố, Đốt gấm đi thì mới biết cái chất của vải,
Trí quân diệc khả thị vô cùng Hết lòng giúp vua thì mới có thể thấy việc lớn vô cùng)
(Đề vô dật dồ [10]
Như vậy làm vua thì phải biết đến sinh kế của dân, chăm lo nghề nông, không săn bắn, sợ
ngựa xe và quân sĩ giày xéo đồng tiền, biết kính đạo trời vốn không dung sự phá hoại, còn như làm
bề tôi thì phải cần kiệm và hết lòng giúp vua lo việc nước mà không biết thế nào là giới hạn của
phận sự. Đó là một tư tưởng có ý nghĩa tích cực và tiến bộ.
Thiết tha yêu nước, thương dân, Nguyễn Mộng Tuân luôn luôn nghĩ đến tu dưỡng phẩm
chất “tiên ưu hậu lạc”. trong bài thơ chữ Hán Cảnh chẩm (Chiếc gối tỉnh ngủ [11]), ông viết:
Tiên sinh cự tẩm cảm cầu an, (Tiên sinh ở trong nhà mà nào dám cầu được an thân,
Cảnh chẩm tong lại nhập mộng
nan.
Dùng cái gối tỉnh ngủ cho nên khó đi vào giấc mộng say.
Tâm thủ bất khi niên khất khất, Giữ cho bụng dạ không giả dối năm năm gắng sức mình,
Tình tri vô quyện tự can can. Biết rằng tấm lòng chẳng mệt mỏi luôn luôn sợ sai phạm).
Lúc nào ông cũng lo rằng chưa làm hết sức mình (Mạn thuật):
Chức chuyết miếu đường tàm
hậu lạc,
(Góp vào công việc Nhà nước, tự thẹn rằng mình mà cũng
dự vào hàng những người vui sau thiên hạ
Dân đầu mãn hác thiết tiên ưu.
Nhân dân bị rơi vào vực lầm than, tấm lòng gắn với mối lo
trước thiên hạ) [11].
Nguyễn Mộng Tuân khiêm tốn mà lo rằng mình không có đóng góp xứng đáng với nước,
với dân, (Mạn thuật [7]) nhưng ông lại rất tự hào vì:
Điểm kiểm nhất sinh công dụng xứ, (Kiểm điểm cái chỗ có ích của đời mình,
Nguyên lai đoan bất vị thân mưu Ấy là ở chỗ không hề mưu toan điều gì cho riêng mình).
“Không hề mưu toan điều gì cho riêng mình”, “tự thẹn rằng mình mà cũng dự vào hàng
những người vui sau thiên hạ”, “tấm lòng gắn với mối lo trước thiên hạ”, Nguyễn Mộng Tuân xứng
đáng với phẩm chất mà Chu Văn An đã từng nêu cao, mà Nguyễn Trãi cùng với nhiều trí thức dân
tộc thế kỉ XV ngày càng làm cho tốt đẹp hơn.
Cùng với Nguyễn Mộng Tuân, và sau Nguyễn Trãi, thì Lý Tử Tấn cũng là một tác giả lớn
phản ánh được tư tưởng thân dân rất tiêu biểu cho văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn. Lý Tử Tấn
(1378 - 1457) hiệu Chuyết Am, người làng Triều Đông, huyện Thường Tín (Hà Tây), đậu thái học
sinh năm 1400, cùng khoa với Nguyễn Trãi và Vũ Mộng Nguyên, nhưng không làm quan với nhà
49
Đinh Thị Phương Thu
Hồ. Ông cũng là tác giả lớn đầu đời Lê, ông giúp việc đắc lực cho Lê Lợi trong cuộc kháng chiến
chống giặc Minh, trải qua ba triều vua được trọng dụng. Tác phẩm của ông có Chuyết Am thi tập,
đã mất, hiện còn 5 bài phú chép trong Quần hiền phú tập và 73 bài thơ chép trong Toàn Việt thi
lục. Trong bài Xương giang phú, Lý Tử Tấn đã nhấn mạnh đến vai trò của dân trong việc thành bại
của đất nước, “giữ dân” cốt yếu không phải ở hùng binh mà ở nhân nghĩa, đạo đức. Than ôi!/ Có
đức, công mới lớn,/ Có người, đất mới linh./ Giữ nước, không cốt ở hiểm yếu,/ Giữ dân không cốt
ở hùng binh [10].
Cũng giống như Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn đều giúp việc đắc lực cho Lê Lợi trong thời
gian kháng chiến. Đến khi nước nhà giải phóng, hai ông cũng như nhiều trí thức yêu nước khác
đều phấn khởi tin tưởng rằng đất nước giờ có vua sáng tôi hiền, nhân dân sẽ được an cư lạc nghiệp,
“đạo thánh” được sáng tỏ. Nguyễn Mộng Tuân nói lên hoài bão muốn cho dân được no ấm: Ca
khúc gió nam để giúp đỡ/ Đưa dân ta lên cõi thọ giàu/ (Huân phong cầm phú) [10]. Thì Lý Tử Tấn
lại nhấn mạnh cốt cách của kẻ đại sĩ phu trong đời thịnh. Trong các bài như Tảo mai phú, Quảng
cư phú, Dục Nghi phú,. . . ông thường bàn về đạo nhân mà kẻ sĩ đại phu phải bảo vệ. Trong bài
Quảng cư phú ông viết: Nào có biết đạo nhân đối với người,/ Không gì là không có, không phút
nào khác đâu./ . . . / Lễ nhạc hình chính, không nhân là không vững,/ Giáo hóa mệnh lệnh, không
nhân là là không truyền [7].
Theo ông, kẻ đại sĩ phu có nhiệm vụ “lấy nhân dựng nước, lấy nhân trị dân”. Cùng trong
bài phú về núi Chí Linh, bốn tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Trình Thuấn
Du đều đề cao triết lí vì dân, nhờ có “thịnh đức”, “đại đức” của chủ tướng Lê Lợi nên đã tạo nên
chiến thắng giặc Minh. Theo Nguyễn Trãi “thịnh đức” là ở chỗ “giữ vẹn nước là hơn, lo dân yên là
trọng”. Theo Nguyễn Mộng Tuân, “đại đức” là ở chỗ “đưa nhân dân lên chăn ấm chiếu êm chẳng
khổ, đặt nước nhà như đá bàn non Thái không lay”.
Với lòng yêu mến người dân, Lý Tử Tấn luôn luôn tìm thấy niềm vui trong cuộc sống bình
dị của nhân dân. Trong bài thơ Sơ thu (Đầu mùa thu) ông viết:
Hòe thủ âm âm đạc phấn tường, (Cây hòe đo bóng trên tường phấn,
Hà hoa niểu niểu phiến tân hương. Hoa sen dịu dàng phả hương thơm mới.
Nhất phần thu sắc quân thiên sắc, Một phần sắc thu pha với sắc trời,
Tứ cố sơn quang tiếp thủy quang. Bốn bề ánh núi tiếp liền ánh nước.
Tứ giải hàm hoàng sơ thướng đoạn, Cua đỏ tía ngậm gạch vàng đã chui vào rọ,
Hương duyên đái lục sảo thiêm nhương. Phật thủ thơm đượm màu xanh, dần dần thêm múi.
Tôn tiền hữu tửu tu hành lạc, Trong hồ có rượu hãy cứ vui uống,
Mạc đãi đông ly cúc nhị hoàng Chẳng cần đợi giậu đông nảy cúc vàng) [7].
Phong vị yêu mến của quê hương và khuynh hướng tìm về cuộc sống bình dị, dân dã của
nhân dân trong bài thơ của Lý Tử Tấn gợi cho ta những vần thơ của Nguyễn Trung Ngạn (thế kỉ
XIV) về nhộng chín, cua béo, và rất giống với những vần thơ của Nguyễn Trãi về quả núc nác, giậu
mồng tơi, bè rau muống, luống dọc mùng hay là của Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỉ XVI) về canh cua
rốc, măng trúc, giá đỗ,. . . Ở những nhà nho ẩn dật, tâm lí tìm về chỗ dựa trong nhân dân dường
như đó cũng là niềm tự hào vì mình đã hiểu lẽ trời, tìm được an nhiên, thấy niềm vui cuộc sống.
2.2. Đến tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi
Nói đến Nguyễn Trãi là nói đến ngôi sao sáng nhất của bầu trời văn học lúc đương thời, ở
Nguyễn Trãi, tư tưởng thân dân được biểu hiện một cách trung thành và mạnh mẽ nhất, tiến bộ
50
Tư tưởng thân dân trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn
nhất. Nguyễn Trãi không chỉ thương dân, trọng dân mà còn ơn dân sâu nặng. Tấm lòng ưu quốc ái
dân “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông” của Nguyễn Trãi thể hiện trong toàn bộ sự nghiệp cứu
quốc cũng như sự nghiệp văn học của ông. Chắc chắn rằng, Nguyễn Trãi mà chúng ta còn được
đọc hôm nay chỉ là một phần trước tác của ông, tuy nhiên, ngay khi chỉ căn cứ vào số ít tác phẩm
đó, chúng ta cũng có thể khẳng định rằng, so với tất cả các tác giả cầm bút lông trong lịch sử văn
chương nước nhà, Nguyễn Trãi là người nói đến chữ “dân” nhiều lần nhất, ở nhiều tác phẩm khác
nhau nhất, với những sắc thái ý nghĩa phong phú nhất. Ông nói đến chữ “dân” khi đi cùng Lê Lợi
trong cuộc kháng chiến cũng như trong buổi đầu xây dựng vương triều, với tư cách là người phát
ngôn của cuộc kháng chiến hay của vương triều đã đành, nhưng ông cũng nói đến chữ “dân”, trong
những bài thơ bàn luận về lẽ thành bại của triều đại Hồ Quý Ly, và sau này, khi đã tạm về làm chí
sĩ ở Côn Sơn, ông lại nói đến chữ “dân” khi bộc bạch nỗi lòng. Chữ “dân” đã đi cùng ông trong
suốt những năm tháng của một cuộc đời chìm nổi, vĩ đại và thương đau. Ở đây, trong khuôn khổ
bài viết, chúng tôi khảo sát tư tưởng thân dân chủ yếu ở trước tác của ông thời khởi khởi nghĩa
Lam Sơn.
Thơ văn của Nguyễn Trãi như một thứ vũ khí chiến đấu cho Tổ quốc, cho nhân dân. Quân
trung từ mệnh tập vẫn thường được ca ngợi là tập văn chính luận có tính chiến đấu mạnh mẽ như
mười vạn quân, nhưng tìm hiểu tác phẩm này ta còn thấy khi luận chiến với kẻ thù, Nguyễn Trãi
luôn xuất phát từ tấm lòng thương xót muôn dân phải chịu cảnh đọa đày, dưới sự thống trị hà khắc
của giặc Minh. Trên nhiều trang thư, nhà chí sĩ đã thảng thốt nói lên điều đó: “Phương Chính, Mã
Kỳ chuyên làm hà ngược, sinh linh lầm than, thiên hạ ta oán, đào phần mộ ở ấp ta, bắt vợ con của
dân ta, người sống bị hại, người chết ngậm oan. . . ” (Thư số 35). [9]. Nhiều lúc, nhà chí sĩ không
trình bày mà nêu câu hỏi, nhằm xoáy vào tâm trí đối phương nỗi thống khổ của nhân dân: “. . . đại
nhân là vị nguyên soái có văn học, há lại không biết muôn dân có tội gì mà lại nỡ để cho gặp tai
họa lâu đến mãi trăm năm mà không dứt ư?” (Thư số 16) [9]. Là một người tham gia lãnh đạo
phong trào kháng chiến, Nguyễn Trãi nói về sức mạnh nhân dân với tất cả lòng xót xa, tin tưởng.
Ông lại vạch rõ rằng giặc sẽ thất bại và nghĩa quân Lam Sơn tất sẽ thắng lợi, vì một bên thì “hại
dân”, một bên thì “yên dân”. Trong suốt tập văn luận chiến, tuy vẫn là lí lẽ, nhưng nó luôn luôn in
đậm dấu ấn tâm hồn Ức Trai, nó nhẹ nhàng mà thấm vào từng chữ từng câu, làm cho câu văn trở
nên thiết tha, nóng bỏng và ở đâu cũng nén kín một ước muốn cháy bỏng: đất nước được dứt cảnh
đao binh, nhân dân được thái bình. Ông thường nêu cao sức mạnh của dân để răn đe kẻ địch ngoan
cố. Sau này trong các tờ chiếu nhân danh nhà vua nói với thái tử và các quan lại, ông thường nhắc
đến dân như là đối tượng phải quan tâm chăm sóc, như là sức mạnh phải biết coi trọng và dựa vào,
phải ơn dân. Trong bài Hậu tự huấn để răn bảo thái tử, Nguyễn Trãi viết “Mến người có nhân là
dân, Mà chở thuyền và lật thuyền cũng là dân” [7]. Cũng ý ấy lại được nhắc đến trong bài Quan
hải: Phúc chu thủy tín dân do thủy (Làm lật thuyền, mới biết dân như nước).
Trong bài thơ Nôm Bảo kính cảnh giới (bài 57), [7] ông viết: Đọc sách thời thông đòi nghĩa
sách,/ Đem dân mựa nữa mất lòng dân.
Trong bài thơ chữ HánMạn hứng, ông viết: Nụy ốc thê thân kham độ lão,/ Thượng sinh tại
niệm độc tiên ưu (Nhà nhỏ, nương thân có thể qua tuổi già,/ Lúc nào cũng nghĩ đến dân, riêng ôm
mối tiên ưu).
Trong bài thơ chữ Nôm Trần tình (bài 1), [10] ông viết: Quốc phú, binh cường, chăng có
chước/ Bằng tôi nào thừa ích chưng dân.
Trong bài thơ chữ Hán Quan duyệt thủy trận, [10] ông viết: Thánh tâm dục dữ dân hưu tức,/
Văn trị chung tu trí thái bình (Lòng vua muốn để dân yên nghỉ,/ Văn trị nên xây dựng thái bình).
Thật rõ ràng, tư tưởng thân dân, trọng dân, tình cảm thương dân, ý chí vì dân là nội dung
51
Đinh Thị Phương Thu
quán xuyến trong thơ văn Nguyễn Trãi. Khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, Nguyễn
Trãi đã viết Bình Ngô đại cáo - tác phẩm văn học chính luận kiệt xuất của nền văn học dân tộc.
Tác phẩm là bản anh hùng ca của thời đại mà cũng là một bản Tuyên ngôn Độc lập. Tư tưởng thân
dân là một điểm sáng rực rỡ của tác phẩm. Mở đầu Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi viết: Việc nhân
nghĩa cốt ở yên dân,/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo [10].
Hai chữ “yên dân” là điều mà Nguyễn Trãi luôn luôn theo đuổi. Kế thừa truyền thống tốt
đẹp từ các triều đại đi trước, Nguyễn Trãi đã nâng quan điểm thân dân lên một mức cao hơn và coi
việc chăm lo cho quyền lợi của dân là nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước. Dân là ai? Dân
chủ yếu là ai? Có thể tìm giải đáp ở câu: Sào dựng lên làm cờ, tụ họp bốn phương dân cày phu
tráng, Rượu hòa suối cùng uống, trên dưới sĩ binh một dạ cha con. “Dân cày phu tráng” là dịch từ
chữ “manh lệ” (yết can vi kì, manh lệ chi đồ tứ tập) [10], tức là người làm ruộng và người đi ở. Họ
là tất cả những người lao khổ lúc bấy giờ, họ là số đông đảo nhất. Tụ họp họ dưới cờ nghĩa, làm
thành sức mạnh lớn của cuộc kháng chiến là chiến lược của những người lãnh đạo khởi nghĩa Lam
Sơn. Tấm lòng ưu ái đối với dân, đối với “manh lệ” bốn phương được Nguyễn Trãi diễn đạt trong
hai câu văn sục sôi ngọn lửa căm hờn quân xâm lược: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi
con đỏ xuống dưới hầm tai vạ [10].
Nhiệt tình vì nước, vì dân bao giờ cũng mãnh liệt tràn trề như nước ngày đêm không ngừng
chảy ra biển Đông. Suốt đời ôm mối tiên ưu, cho đến lúc già Nguyễn Trãi vẫn không hề dám mong
có lúc được ngả lưng an cật để nghỉ ngơi. Nguyễn Trãi cho đến bạc đầu vẫn không nguôi nỗi lo
nước, thương dân.
3. Kết luận
Tư tưởng thân dân của các tác giả thời khởi nghĩa Lam Sơn đã được thể hiện một cách sâu
sắc và tiến bộ, nó không phải là nhận thức mơ hồ, chung chung mà nảy sinh từ thực tiễn. Nêu cao
sức mạnh và vị trí, vao trò của dân, thương dân, trọng dân, ơn dân các tác giả thời kì này đã phản
ánh thực tế của lịch sử cũng như yêu cầu của lịch sử. Tư tưởng thân dân được khơi lên từ mạch
nguồn văn học Lí - Trần đến thời này đã nâng lên một bước tiến mới, thể hiện sâu sắc trong thơ
văn của ba tác giả Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân - bộ ba đỗ đồng khoa, bộ ba cùng
tham gia kháng chiến và bộ ba cùng sáng tác thơ phú với những ý tứ, tình cảm giống nhau. Và, đạt
đến đỉnh cao rực rỡ nhất trong tư tưởng tiên tiến của thời đại đó là Nguyễn Trãi. Chúng tôi sẽ tiếp
tục có những bài viết, công trình nghiên cứu riêng về tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi qua thơ
văn của ông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Quý Bích, 2006. Chữ “dân” trong di cảo văn chương của Nguyễn Trãi. PhongDiep.net.
[2] Trương Quốc Chính, Nguyễn Thuý Vân, 2007. Khảo cứu triết lí về nhân dân trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam,
viet.html.
[3] Doãn Chính, 2009. Về tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi. Tạp chí Triết học, số 9 (220),
tr.28-40.
[4] Trần Thị Hương, 2012. Tư tưởng thân dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đến đầu thế kỉ XX.
Luận văn Thạc sĩ Triết học, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
[5] Bùi Văn Nguyên, 1979. Tư liệu tham khảo Văn học Việt Nam, Tập II, Từ thế kỉ XI đến giữa thế
kỉ XVIII.
52
Tư tưởng thân dân trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn
[6] Lại Thị Thanh Nguyên, 2014. Tư tưởng thân dân từ thơ thời Lý đến thơ thời Trần. Luận văn
Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Khoa Văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
[7] Đinh Gia Khánh (Chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, 1998. Văn học Việt Nam (Thế kỉ
X - nửa đầu thế kỉ XVIII). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[8] Đinh Gia Khánh, Bùi Văn Nguyên và nhiều tác giả, 1976. Hợp tuyển Văn học Việt Nam từ thế
kỉ X - XVIII. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[9] Nhiều tác giả, 1980. Nguyễn Trãi khí phách và tinh hoa dân tộc. Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
[10] Nhiều tác giả, 1976. Nguyễn Trãi toàn tập. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[11] Đinh Gia Khánh, Bùi Văn Nguyên và nhiều tác giả, 1976. Hợp tuyển Văn học Việt Nam từ
thế kỉ X - XVIII. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[12] Nguyễn Thị Giang, 2007. Tư tưởng thân dân từ Nguyễn Phi Khanh đến Nguyễn Trãi. Luận
văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Khoa Văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[13] Lã Nhâm Thìn, 2002. Đặc trưng quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Trãi. Tạp
chí Văn học, số 10, tr.45-48.
ABSTRACT
Pro-people ideology in literature during Lam Son Revolution
Dinh Thi Phuong Thu
HUS High School for Gifted Students -Vietnam National University, Hanoi
The pro- people ideology is an important content of Vietnamese medieval Literature. This
idea was clearly characterized in the works of XV century writers. Setting the research topic on
the pro-people ideology in literature during Lam Son revolution, we desire not only to find out the
answer to the impact of the historical context on medieval literature and social life but also learn
about writers and their contribution to the development of Vietnamese medieval Literature. The
range of researching is writers participating in Lam Son revolution as: Nguyen Trai, Ly Tu Tan,
Nguyen Mong Tuan.
Keywords: Pro-people ideology; literature, Lam Son Revolution.
53
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5060_dtpthu_7767_2123610.pdf