Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi với sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay - Dương Trọng Hạnh

Tài liệu Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi với sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay - Dương Trọng Hạnh: 30 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0066 Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 30-36 This paper is available online at TƯ TƯỞNG “NHÂN NGHĨA” CỦA NGUYỄN TRÃI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI NƯỚC TA HIỆN NAY Dương Trọng Hạnh Trung tâm Thư viện - Thiết bị, Trường Đại học Hoa Lư Tóm tắt. Bài viết trình bày và phân tích một số biểu hiện tư tưởng nhân nghĩa cốt lõi của Nguyễn Trãi và bài học rút ra đối với nước ta hiện nay. Từ đó, tác giả khẳng định rằng, tư tưởng nhân nghĩa là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Nguyễn Trãi. Tư tưởng nhân nghĩa của Ông đã góp vào việc nâng tầm tư duy truyền thống của người Việt Nam hướng đến chủ nghĩa nhân đạo cao cả và tư tưởng này cần được kế thừa, phát huy trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Tư tưởng, tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi, sự nghiệp đổi mới. 1. Mở đầu Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là một triết lí sâu sắc, cốt lõi, bao trùm n...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi với sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay - Dương Trọng Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0066 Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 30-36 This paper is available online at TƯ TƯỞNG “NHÂN NGHĨA” CỦA NGUYỄN TRÃI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI NƯỚC TA HIỆN NAY Dương Trọng Hạnh Trung tâm Thư viện - Thiết bị, Trường Đại học Hoa Lư Tóm tắt. Bài viết trình bày và phân tích một số biểu hiện tư tưởng nhân nghĩa cốt lõi của Nguyễn Trãi và bài học rút ra đối với nước ta hiện nay. Từ đó, tác giả khẳng định rằng, tư tưởng nhân nghĩa là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Nguyễn Trãi. Tư tưởng nhân nghĩa của Ông đã góp vào việc nâng tầm tư duy truyền thống của người Việt Nam hướng đến chủ nghĩa nhân đạo cao cả và tư tưởng này cần được kế thừa, phát huy trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Tư tưởng, tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi, sự nghiệp đổi mới. 1. Mở đầu Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là một triết lí sâu sắc, cốt lõi, bao trùm nhiều khía cạnh: Là thương dân, vì dân, an dân; là sự khoan dung, độ lượng; là lí tưởng xây dựng đất nước thái bình; là hệ thống các quan điểm của triết lí nhân sinh, xã hội, chính trị và triết lí quân sự, ngoại giao Tư tưởng đó kế thừa quan điểm nhân nghĩa Nho giáo, nhưng đã được mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng dân tộc, trở thành tư tưởng tiêu biểu của truyền thống tư tưởng Việt Nam. Đã có một số công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, như: “Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi” của Trần Ngọc Ánh, Võ Thị Kim Ánh [1]; “Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Nguyễn Trãi” của Doãn Chính và Bùi Trọng Bắc [3]; “Người dân và người cầm quyền trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm” của Tiến sĩ, Phó trưởng khoa Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội [4]; “Về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi” của Lương Minh Cừ và Nguyễn Thị Hương [5]; .... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó chưa đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Vì vậy, qua bài viết này, tác giả bước đầu tìm hiểu về ý nghĩa giá trị tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đối với quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi Thứ nhất, nhân nghĩa là một đường lối chính trị, một chính sách cứu nước và dựng nước. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không phải là một thứ đạo lí chung chung, mà là một tư tưởng hành động, là đường lối phục vụ đất nước. Quan niệm về nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi có phạm vi rộng lớn hơn so với Nho giáo. Nếu Nho giáo, quan niệm nhân nghĩa gắn với mục đích phục vụ giai cấp thống trị “bình thiên hạ” không phải bằng vũ lực, mà bằng đạo đức (đức trị), theo một trật tự Ngày nhận bài: 9/8/2018. Ngày sửa bài: 19/8/2018. Ngày nhận đăng: 2/10/2018. Tác giả liên hệ: Dương Trọng Hạnh. Địa chỉ e-mail: dthanh.dnb@gmail.com Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi với sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay 31 đẳng cấp khắc nghiệt (trên - dưới, vua - tôi, cha - con, chồng - vợ). Nhân nghĩa chỉ là đạo của đấng trượng phu, bậc quân tử, chứ không phải của những kẻ tiểu nhân, tức là đông đảo quần chúng thuộc các tầng lớp dưới, thì đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là cơ sở của đường lối chính trị, của chính sách cứu nước và dựng nước; là nguyên tắc trong việc giải quyết các tình huống do thực tiễn đất nước đặt ra. Ở đây, nhân nghĩa có vai trò là phương pháp luận của mọi suy nghĩ và hành động, là chiều sâu của nhận thức, tư duy, tư tưởng. Thứ hai, nhân nghĩa gắn chặt với tư tưởng vì dân và an dân, cứu dân. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là phải “an dân”, “dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”, “đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”. Nguyễn Trãi đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa. Trước hành động bạo ngược của kẻ thù đối với dân, Nguyễn Trãi đã lên án tố cáo tội ác của chúng bằng những lời lẽ đanh thép “bọn có phận sự chăn dắt dân, thì không thấy chữ (phủ dân) làm cốt yếu, mà chỉ vụ lợi, tham nhũng. Bọn tướng súy thì không lấy chữ (vệ dân) làm cốt yếu, lại đi lộng hành, lăng ngược. Cho đến cả bọn hoạn quan cũng tha hồ đi vơ vét áp bức lương dân, thu nhặt vàng ngọc” [14, tr. 575]. Vì vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”, tức lo diệt quân cướp nước và bán nước, phải nhận thức được và hoạt động, đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người”, nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy “đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo”. Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Nhân nghĩa giống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái”, “trời trăng đã mờ mà lại trong” [3, tr. 35]. Trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân, vì vậy phải cứu nước để cứu dân, đem lại thái bình, hạnh phúc cho dân, cho nước. “Làm việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Nổi binh cứu dân trước lo trừ bạo” [6, tr. 515]. Ở đây, có thể thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt lên trên tư tưởng nhân nghĩa của Khổng - Mạnh và có sự sáng tạo, phát triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa gắn kết biện chứng với tư tưởng thuận dân, an dân là một yêu cầu cao, một hoài bão lớn, một mục đích chiến lược cần phải đạt tới. Thứ ba, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở lòng thương người, ở sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù. Có thể nói, đây là nét độc đáo riêng có trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, trước hết thể hiện ở lòng yêu thương con người sâu sắc. Ông kêu gọi đấu tranh để bảo vệ con người, cuộc sống, hạnh phúc cho con người. Song, đối với kẻ thù, đã chủ trương không giết để hả giận tức thời, mà còn tạo điều kiện cần thiết cho chúng rút về nước một cách an toàn và không mất thể diện. Điều đó, một mặt thể hiện tinh thần nhân nghĩa, khoan dung, tha thứ; mặt khác, tạo ra sức mạnh thần kỳ để cảm hóa kẻ thù, cảm hóa cả những người lầm đường, lạc lối trót làm tay sai cho giặc để cải tà quy chính. “Thần vũ không giết, ta thể lòng trời để tỏ hiếu sinh. Tham chính Phương Chính, nội quan Mã Kỳ được cấp năm trăm chiếc thuyền đã vượt biển về mà còn hồn kinh phách lạc. Tổng binh Vương Thông được cấp mấy ngàn ngựa, đã về nước mà còn ngực đập chân run. Chúng đã sợ chết tham sống mà thực muốn cầu hòa, Ta lấy toàn quân làm cốt mà cho dân được nghỉ” [12, tr. 81]. Khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Trãi là dân yên vui, nước hoà bình. Do đó, để bảo toàn tính mạng cho nhân dân, cần “dùng binh cốt lấy bảo toàn cả nước làm trên hết. Đức lớn hiếu sinh, nghĩ vì kế lâu dài của Nhà nước, tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh. Sửa hòa hiếu cho hai nước. Tắt Dương Trọng Hạnh 32 muôn đời chiến tranh. Chỉ cần vẹn đất, cốt sao an ninh” [14, tr. 87]. Đó là tinh thần nhân đạo cao cả và triết lí nhân sinh sâu sắc của Ông. Trong thư gửi Vương Thông, Ông viết: “Cầu đường sửa xong, thuyền ghe sắm đủ, thuỷ lục hai đường, tuỳ theo ý muốn, đưa quân ra cõi, yên ổn muôn phần” [11, tr.135]. Chiến lược đánh giặc cứu nước, cứu dân, “mở nền thái bình muôn thuở” bằng tấm lòng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có ý nghĩa to lớn cả về mặt lí luận và thực tiễn. Điều đó, một mặt thể hiện việc kết thúc một cuộc chiến tranh tàn khốc do kẻ thù gây ra; mặt khác, nó đã dập tắt được ngọn lửa hận thù dân tộc - nguồn gốc gây nên những cuộc chiến tranh báo thù không bao giờ chấm dứt. Thứ tư, ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình, bên trên vua sáng tôi hiền, bên dưới không còn tiếng giận oán sầu. Hoài bão của Nguyễn Trãi là xây dựng Đại Việt thành một quốc gia giàu mạnh, có “văn trị”, “quốc phú binh cường”, một xã hội có “vua sáng”, “tôi hiền” và mọi phép của nhà nước phải thuận lòng dân, “không lấy điều muốn của một người mà cưỡng ép nghìn muôn người khác phải theo” [13, tr. 42]. Do đó, Ông luôn quan tâm đến đời sống của dân chúng và mong muốn mọi người đều được an cư, lạc nghiệp, đều được ấm no, hạnh phúc, “nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận, sầu than”. Một xã hội an bình, “Vua tôi cùng cày, không đắp bờ chia ranh giới, không phân ra uy quyền, đẳng cấp, không biết giặc cướp, không ai xâm lấn ai, mọi người gần gũi, yêu thương nhau, nền nếp ấy kéo dài mấy nghìn năm vẫn y nguyên như một” [13, tr. 42]. Thứ năm, nhân nghĩa thể hiện ở tư tưởng hòa bình. Tư tưởng hòa bình của Nguyễn Trãi được thể hiện, trước hết, ở việc Ông đã lên án mạnh mẽ chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh phi nghĩa (chiến tranh xâm lược) và khát vọng được sống trong hòa bình. Tư tưởng hòa bình không chỉ thể hiện trong suy nghĩ của Ông mà còn thể hiện trong hành động thực tiễn. Song, muốn có hòa bình, thì trước hết, phải đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, đem lại nền hòa bình thực sự và lâu dài cho cả dân tộc. Tư tưởng hòa bình không chỉ là sự mưu cầu thái bình, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam, mà còn là mong muốn mang lại “nền thái bình muôn thuở cho nhân dân hai nước Đại Việt và Trung Hoa. Chính vì vậy, khi giặc xin hàng, Nguyễn Trãi chủ trương không giết mà hơn nữa còn cấp cho phương tiện, lương thực để chúng rút quân về nước. Việc làm này của Ông đã góp phần to lớn trong việc đặt cơ sở nền móng để xây dựng tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kết tinh những tư tưởng tiến bộ, những giá trị tinh thần và văn hóa của dân tộc ta từ buổi đầu dựng nước cho đến thế kỷ XV. Tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi vận dụng thành công và phát triển rực rỡ trong sự nghiệp giải phóng đất nước, tạo nên một bước tiến mới trong lịch sử tư tưởng của dân tộc ta. Nội dung cơ bản tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là lòng yêu nước thương dân, ý thức độc lập tự chủ, lòng nhân ái và ước vọng thái bình, quan hệ hòa hiếu giữa các dân tộc” [13, tr. 36 - 37]. 2.2. Ý nghĩa tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay Qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để đất nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp, tạo ra nhiều thời cơ và thách thức đối với nước ta. Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á và rộng hơn là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, là một khu vực năng động nhất thế giới, đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn. Cuộc cách mạng Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi với sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay 33 khoa học - kỹ thuật hiện đại diễn ra mạnh mẽ trên thế giới đã tạo ra xu thế khách quan của thời đại, xu thế toàn cầu hóa. Điều đó, thúc đẩy các nước vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế ngày càng được nâng cao. Thời cơ, vận hội phát triển mở ra rộng lớn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt, bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn tồn tại, trong đó đáng quan tâm là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới; nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá nước taSự nghiệp đổi mới càng đi vào chiều sâu, càng đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề mới cả về lí luận và thực tiễn. Vì vậy, việc vận dụng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta hiện nay. 2.2.1. Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng quần chúng nhân dân là chủ thể của lịch sử luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng và vận dụng sang tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng xã hội mới hiện nay. Ngay từ Đại hội lần thứ VI, Đảng đã rút ra bốn bài học quan trọng, trong đó có bài học “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động” [7, tr. 29]. Vì vậy, Đảng đã khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, trong đó lấy trọng tâm là đổi mới kinh tế, giải phóng mọi nguồn lực sản xuất hiện có trong quần chúng nhân dân, phát huy hơn nữa quyền làm chủ của quần chúng nhân dân trong đời sống xã hội. Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tình hình mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội được Đảng xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong các kỳ Đại hội lần thứ VII, VIII, IX, X, XI, XII Đảng luôn coi trọng phát huy nguồn sức mạnh của quần chúng nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp đổi mới, nhất là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội lần thứ X, đã phát triển hoàn chỉnh hệ thống các chủ trương, chính sách nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và nhấn mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định và đồng thuận xã hội. Những thành tựu đạt được là minh chứng rõ ràng của sức mạnh quần chúng nhân dân. Quá trình đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có nhân dân tham gia, nhân dân đồng tình hưởng ứng để tạo thành một sức mạnh tổng hợp của sự đoàn kết toàn Đảng, toàn dân vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng” [9, tr. 65]. Qua những năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra bài học kinh nghiệm quan trọng: “Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân”. Rút ra bài học kinh nghiệm đó không chỉ là sự tổng kết của lịch sử dân tộc, của quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và của quá trình đổi mới đất nước, mà còn là kim chỉ nam cho định hướng phát triển trong tương lai của dân tộc. 2.2.2. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng phải xuất phát từ quyền lợi và lợi ích của nhân dân. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân là vấn đề mà Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm thực hiện. Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của Dương Trọng Hạnh 34 nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân. Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Cũng do nhân dân hưởng ứng đường lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu, vượt qua biết bao khó khăn, thử thách mà công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu ngày hôm nay” [8, tr. 73]. Vì vậy, thực hiện đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân. Xa rời, đi ngược lợi ích của nhân dân, đổi mới sẽ thất bại. Cần phải phát huy cao quyền làm chủ, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Cần có những hình thức, cơ chế để phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực sự là chủ thể của quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia góp ý kiến trong mọi khâu của quá trình, từ việc đưa ra quyết định đến tổ chức thực hiện. Xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Đại hội XII, Đảng đã quan tâm sâu sắc đến quyền lợi, lợi ích của nhân dân, đặc biệt là các tầng lớp, bộ phận yếu thế trong xã hội, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước” [10, tr.135 - 136]. 2.2.3. Coi việc chăm lo đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân là nhiệm vụ chính trị trung tâm, là thước đo và tiêu chí đánh giá sự hoàn thành trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi nào người dân còn đói nghèo, cuộc sống chưa được no ấm, nơi nào dân còn chưa được hạnh phúc, nơi nào còn để nhân dân phải lo cái ăn, cái mặc và nơi nào chưa bảo đảm được y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và nhà ở thì nơi đó tổ chức Đảng và chính quyền chưa hoàn thành tốt chức trách và nhiệm vụ của mình trước nhân dân. Quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định chăm lo đời sống nhân dân là một trong những mục tiêu then chốt của cách mạng. Trong hơn 30 năm đổi mới, các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước luôn hướng tới đem lại hạnh phúc cho con người, bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững. Điển hình là công cuộc xóa đói giảm nghèo của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh từ 59% năm 1993 (theo chuẩn nghèo cũ) xuống còn 3,0% năm 2016 (theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011 - 2015). GDP trên đầu người đã vượt qua mức thu nhập trung bình thấp (2.215 USD/ người/ năm) vào năm 2016. Đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện cả kinh tế, xã hội và môi trường đang từng bước đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai. Những thành quả phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc đã góp phần xây dựng xã hội bình an, hạnh phúc, tươi đẹp. 2.2.4. Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn khẳng định phương châm và định hướng lớn của hoạt động đối ngoại là: Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Đại hội XII của Đảng đã đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều thuận lợi để phát triển đất nước. Phương hướng chung được Đảng ta xác định là: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi với sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay 35 hội chủ nghĩa. Giữ gìn hoà bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Đảng ta xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; đồng thời là sự thể hiện nhận thức, đánh giá của Đảng ta về vai trò to lớn của công tác đối ngoại trong tình hình mới. 2.2.5. Coi trọng mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Nhằm phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được trong hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm: Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Trên cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Các mối quan hệ song phương và đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chủ trương mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Việc tìm hiểu và vận dụng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi sẽ góp phần giúp chúng ta thực hiện tốt những chủ trương, đường lối của Đảng về thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đại đoàn kết dân tộc, xóa bỏ định kiến, mặc cảm, hận thù, hướng về tương lai, cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự nghiệp xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; chủ động hội nhập quốc tế, hội nhập với nền văn minh nhân loại theo tinh thần giữ vững độc lập và định hướng phát triển xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 3. Kết luận Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nội dung cốt lõi trong toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học - chính trị của Ông. Tư tưởng ấy có phạm vi rộng lớn, vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường, đạt tới mức độ khái quát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệ chính trị, là nguyên tắc quan trọng trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia, dân tộc. Không chỉ có ý nghĩa to lớn trong thế kỷ XV, mà tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, một mặt, tạo nên một dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam; mặt khác, còn có ảnh hưởng sâu rộng đến thực tiễn chính trị của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đó thực sự là bài học quý giá góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu của cách mạng, trên cơ sở tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng hợp tác quốc tế thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Ngọc Ánh, Võ Thị Kim Ánh, 2013. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo. Nxb Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. [2] Doãn Chính, 2009. Về tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi. Tạp chí Triết học, số 9, tr. 35. [3] Doãn Chính và Bùi Trọng Bắc, 2015. Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Nguyễn Trãi. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Dương Trọng Hạnh 36 [4] Nguyễn Bá Cường, 2012. Người dân và người cầm quyền trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tạp chí Triết học, số 3(250), tháng 3. [5] Lương Minh Cừ và Nguyễn Thị Hương, 2007. Về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Tạp chí Triết học, số 11 (198). [6] Đại việt sử ký toàn thư, Nxb Thời đại, Hà Nội. [7] Đảng Cộng sản Việt Nam, 1987. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [8] Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [9] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [10] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [11] Nguyễn Hữu Sơn, 2007. Nguyễn Trãi - Về tác gia và tác phẩm. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội [12] Nguyễn Trãi, 1976. Toàn tập. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [13] Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, 1982. Kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [14] Ức Trai, 1972. Quyển hạ, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn. ABSTRACT Nguyen Trai’s “The Humanistic Ideas” with the cause of innovation in our country nowadays Duong Trong Hanh Center For Library and Equipments, Hoa Lu University The paper presents and analyzes some of the main elements of Nguyen Trai's humanist ideas and lessons learned for our country today. Then, the writer asserted that humanistic thought is one of the important contents of Nguyen Trai's ideology. His humanistic ideology has contributed to raising the traditional thinking of Vietnamese people towards the noble humanism and this idea should be inherited and promoted in the cause of innovation in our country today. Keywords: Ideas, humanist ideas, Nguyen Trai, the cause of innovation.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5347_4_duong_trong_hanh_3885_2122849.pdf
Tài liệu liên quan