Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền
20:37' 31/08/2004 (GMT+7)
Hồ Chí Minh - người khai sinh nước Việt nam dân chủ cộng hoà, trực tiếp
đứng đầu Nhà nước đó trong 24 năm, đã lãnh đạo nhân dân ta nhằm thực
hiện sứ mệnh lịch sử: giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và đưa đất
nước đi lên con đường ấm no hạnh phúc, sánh vai với các nước tiên tiến
trên thế giới.
Chúng ta có thể tự hào về dân tộc ta đã sản sinh ra con
người vĩ đại, đã kế thừa và phát huy những tư tưởng của
các bậc tiền bối như “nước lấy dân làm gốc” hay “người
đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” và “vận
nước thịnh hay suy, mất hay còn là do sức mạnh của dân
quyết định” (Nguyễn Trãi) trong truyền thống dân tộc; đã
xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam; từ sự tiếp thu
tinh hoa văn hoá nhân loại và những thành quả về Nhà
nước pháp quyền của nhiều quốc gia tiên tiến; vận dụng sáng tạo những kinh
nghiệm và lý luận đó vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền
20:37' 31/08/2004 (GMT+7)
Hồ Chí Minh - người khai sinh nước Việt nam dân chủ cộng hoà, trực tiếp
đứng đầu Nhà nước đó trong 24 năm, đã lãnh đạo nhân dân ta nhằm thực
hiện sứ mệnh lịch sử: giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và đưa đất
nước đi lên con đường ấm no hạnh phúc, sánh vai với các nước tiên tiến
trên thế giới.
Chúng ta có thể tự hào về dân tộc ta đã sản sinh ra con
người vĩ đại, đã kế thừa và phát huy những tư tưởng của
các bậc tiền bối như “nước lấy dân làm gốc” hay “người
đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” và “vận
nước thịnh hay suy, mất hay còn là do sức mạnh của dân
quyết định” (Nguyễn Trãi) trong truyền thống dân tộc; đã
xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam; từ sự tiếp thu
tinh hoa văn hoá nhân loại và những thành quả về Nhà
nước pháp quyền của nhiều quốc gia tiên tiến; vận dụng sáng tạo những kinh
nghiệm và lý luận đó vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và
vì dân ở Việt Nam.
Có thể nói quá trình đi tìm đường cứu nước của Người cũng là quá trình tìm
kiếm một nhà nước mới phù hợp với đất nước Việt Nam, với dân tộc Việt Nam,
bởi lẽ trong mọi cuộc cách mạng, vấn đề chính quyền nhà nước luôn luôn là vấn
đề cơ bản.
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh sống trong cảnh nước mất nhà
tan, từng chứng kiến cảnh nhân dân ta bị áp bức, bóc lột nặng nề dưới chế độ hà
khắc, bất chấp luật pháp của bọn thực dân Pháp và phong kiến Nam triều. Khi bôn
ba nơi hải ngoại, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các nước phương Tây, ý
tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền đã xuất hiện ở Hồ Chí Minh. Bởi vậy khi
có điều kiện thể hiện ý tưởng ấy của mình, Người đã chớp thời cơ, đấu tranh để
có được trước hết những quyền của người dân ghi trong pháp luật.
Năm 1919, Hội nghị Vécxây họp sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Người đã
gửi Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị gồm 8 điều, trong đó có 4 điều
liên quan tới vấn đề pháp quyền. Cụ thể là:
Điều 1: Yêu cầu ân xá đối với tất cả chính trị phạm.
Điều 2: Đòi cải cách nền công lý ở Đông Dương nhằm đảm bảo cho người bản
xứ được hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người châu Âu. Người nói:
“Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ hưởng những
đảm bảo về mặt pháp luật như người châu Âu”.
Điều 7: Đòi thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
Điều 8: Đòi có đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ cử ra tại Nghị viện
Pháp.
Và Người đã chuyển bản yêu sách trên thành “Việt Nam yêu cầu ca” để phổ biến
rộng rãi cho mọi người, trong đó có hai câu:
“Bảy xin hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”
Sau khi tìm được con đường cứu nước, Người đã tổ
chức, lãnh đạo nhân dân ta giành lấy tự do độc lập cho Tổ
quốc. Ngay từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, sau khi
Nhật đảo chính Pháp, Hồ Chí Minh đã chủ trương “thành
lập chính quyền cách mạng” ở các căn cứ địa, các khu
giải phóng lúc bấy giờ. Đến đầu tháng Tám 1945, mặc dù
tình hình lúc đó hết sức khó khăn, Người đã kiên quyết
triệu tập Đại hội quốc dân ở Tân Trào, cử ra Uỷ ban dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên lễ đài
trong ngày 2/9/1945.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các
thành viên Chính phủ đầu tiên.
tộc giải phóng Việt Nam - một tổ chức tiền chính phủ ra đời đảm bảo tính hợp
pháp của chính quyền mới. Tháng 8 năm 1945, Hà Nội và các địa phương trong
toàn quốc khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Trước khi quân Đồng
minh đổ bộ vào Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày
2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình để tuyên bố với toàn thế giới và quốc dân
đồng bào sự “khai sinh” của nước Việt Nam mới - nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà. Chính phủ lâm thời đã ra mắt trước quốc dân Việt Nam và thế giới. Tuyên
ngôn độc lập là văn kiện chính trị đặc biệt, khẳng định rằng: Dân tộc Việt Nam
bằng sức mạnh kỳ diệu của mình đã giành được độc lập tự do và kiên quyết bảo
vệ quyền tự do và độc lập ấy. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời là hợp
hiến, hợp pháp. Chính phủ lâm thời là hợp pháp, hợp công lý.
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chí Minh đề ra 6 nhiệm vụ cấp
bách, trong đó nhiệm vụ thứ 3 là: “Phải có một hiến pháp dân chủ” và đề nghị sớm
tổ chức tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Đó là việc tiếp tục xây
dựng một Nhà nước pháp quyền, một Nhà nước dân chủ, hợp pháp, một Nhà
nước thực sự đại diện cho nhân dân, do toàn dân bầu cử ra và quản lý xã hội
bằng pháp luật. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước được thực hiện ngày
6 tháng 1 năm 1946 và đã bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt nam dân chủ
cộng hoà.
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng Hiến pháp và pháp luật, khẳng
định pháp luật của nước ta là ý chí chung của nhân dân, của dân tộc Việt Nam.
Người yêu cầu các cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức nhà nước từ Trung ương
đến địa phương phải gương mẫu chấp hành pháp luật và Đảng cầm quyền cũng
phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Người rất coi trọng
việc đưa Hiến pháp và pháp luật vào thực hiện có hiệu quả trong cuộc sống.
Hiến pháp đầu tiên (1946) của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã thể hiện tư
tưởng này của Hồ Chí Minh. Người yêu cầu Nhà nước ta phải là nhà nước có bộ
máy hành chính mạnh, có hiệu lực, điều hành bằng pháp luật; mọi quyền dân chủ
phải được thể chế trong hiến pháp, trong các bộ luật và đòi hỏi công dân phải tuân
theo.
Hồ Chí Minh đòi hỏi tính nghiêm túc không trừ một ai trong thi hành pháp luật, nhất
là cán bộ ngành tư pháp càng phải nêu cao tinh thần “Phụng công, thủ pháp, chí
công vô tư”. Người nói: “Về việc Chính phủ liêm khiết, thì Chính phủ hiện thời đã
cố gắng liêm khiết lắm. Nhưng trong Chính phủ, từ Hồ Chí Minh cho đến những
người làm việc ở các uỷ ban làng hiện đông lắm và phức tạp lắm. Dù sao Chính
phủ cũng đã hết sức làm gương. Và nếu làm gương không xong thì sẽ dùng pháp
luật mà trị những kẻ ăn hối lộ- đã trị, đương trị và sẽ trị
cho kỳ hết.”
Đặc biệt, trong tư tưởng trị nước của Hồ Chí Minh có sự
kết hợp nhuần nhuyễn giữa “pháp trị” và “đức trị”. Người
nói: “Không xử phạt là không đúng, song chút gì cũng
trừng phạt là không đúng”. “Nhà nước phải vừa giáo dục
vừa sử dụng pháp luật để cải tạo họ, giúp đỡ họ trở nên
lương thiện”.
Xây dựng và củng cố nhà nước pháp quyền, yêu cầu mọi
người sống và làm việc tuân thủ pháp luật là nội dung
chủ đạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước. Người nói: “ Pháp lụât của ta
là pháp luật thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân
dân lao động. Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Mỗi người có tự
do của mình, nhưng phải tôn trọng tự do của người khác. Người nào sử dụng
quyền tự do của mình quá mức mà phạm đến tự do của người khác là phạm pháp”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền đã được phát triển trong quá
trình hoạt động cách mạng của Người. Người đã dành không ít tâm trí, nghị lực để
xây dựng một Nhà nước kiểu mới - Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì
dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Việt
Bắc.
Hồ Chí Minh nói: “Nhà nước của ta là Nhà nước của dân”, “Bao nhiêu quyền hạn
đều là của dân”, "Vận mệnh quốc gia trong tay nhân dân."
Nội dung đầu tiên, cơ bản nhất về Nhà nước của dân trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, là thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Dân bầu ra chính quyền Nhà
nước ở Trung ương và chính quyền các cấp. “Tất cả quyền bính trong nước là của
toàn thể nhân dân Việt Nam. Việc nước là việc chung, mỗi một người con Rồng
cháu Tiên, bất kỳ già trẻ, gái trai, giàu nghèo, nòi giống, tôn giáo đều phải gánh
vác một phần” và bản thân Người đã hoạt động không mệt mỏi nhằm thức tỉnh
toàn dân tộc phát huy cao nhất sức mạnh của trí tuệ, tài năng và nghị lực vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền, sự thống nhất của dân tộc Việt Nam.
Ngay sau ngày thành lập nước, Người yêu cầu tổ chức “càng sớm càng hay
cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”. Người nhấn mạnh : “Tổng
tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có
đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những
người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có
quyền đi bầu cử...”. Lần đầu tiên tất cả công dân Việt Nam có quyền bầu cử và
ứng cử. Đây quả là điều hết sức mới mẻ đối với nhân dân lao động Việt Nam.
Cuộc Tổng tuyển cử diễn ra thành công vào ngày 6 tháng 1 năm 1946 và sau đó
Quốc hội chính thức tổ chức ra bộ máy nhà nước đã thể hiện tư tưởng Hồ Chí
Minh trên thực tế, huy động toàn thể nhân dân tham gia quản lý đất nước, nhân
dân đóng vai trò làm chủ đất nước.
Chính quyền là vấn đề cốt tử của cách mạng, mà chính sách bầu cử, ứng cử là
để cho toàn dân giải quyết vấn đề đó, tính lập hiến trong việc hình thành bộ máy
nhà nước: tự do hay hạn chế; bình đẳng hay phân biệt; giả hay thật; áp đặt hay tự
do lựa chọn; cũng là một chuẩn mực để xem xét bộ máy chính quyền thực sự của
dân hay không. Với ý nghĩa đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tổng tuyển cử là
một dịp cho toàn thể quốc dân lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác
công việc nước nhà. Có như thế dân mới thực hiện được nguyện vọng và ý chí
của mình. Đồng thời cũng xuất phát từ nhu cầu cấp bách của tình hình phải
chuyển từ Chính phủ lâm thời sang chính thức để đối phó với những âm mưu của
kẻ thù định xoá nền độc lập và chính quyền non trẻ của nước ta lúc bấy giờ. Đó
thực sự là một ý tưởng tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một nhà nước của
dân.
Đối với Hồ Chí Minh, xây dựng một nhà nước của dân
không chỉ trong ý tưởng, trong thiết kế, mà bằng hành
động thực tiễn của Người. Trước vận mệnh của đất nước
hiểm nghèo, “ngàn cân treo sợi tóc”, để đoàn kết dân tộc
và giữ vững chính quyền nhân dân non trẻ, Người đã đề
nghị bổ sung 70 ghế đại biểu quốc hội cho Việt Nam Quốc
dân Đảng. Đây là một sáng kiến kịp thời của Chủ tịch Hồ
Chí Minh để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, nhằm
tập hợp lực lượng, lôi kéo các đảng phái, các tầng lớp xã
hội tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước.
Được sự uỷ nhiệm của Quốc hội, trong “Lời tuyên bố sau khi thành lập Chính
phủ mới”, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Chính phủ mới phải tỏ rõ tinh thần đại
đoàn kết, không phân đảng phái...Kết quả là, có những vị có tài năng nhận lời
tham gia Chính phủ: như Cụ Huỳnh, vì tuổi già sức yếu mà cố từ, nhưng vì tôi lấy
đại nghĩa mà lưu Cụ, Cụ cũng gắng ở lại. Lại có nhiều vị đứng ngoài sẵn sàng ra
sức giúp đỡ: như Cụ Bùi Bằng Đoàn, linh mục Phạm Bá Trực...Dầu ở trong hay
ngoài Chính phủ, ai nấy đều hứa sẽ cố gắng làm việc, một lòng vì nước, vì dân...
Tôi có thể tuyên bố trước Quốc hội rằng, Chính phủ này tỏ rõ cái tinh thần quốc
dân liên hiệp, là một Chính phủ chú trọng thực tế và sẽ nỗ lực làm việc, để tranh
thủ quyền độc lập và thống nhất lãnh thổ cùng xây dựng một nước Việt Nam mới.
Chính phủ này là Chính phủ toàn quốc, có đủ nhân tài Trung, Nam. Bắc tham gia”
Bác Hồ thǎm hỏi chiến sỹ thi đua
Phạm Trung Pồn, bị mù cả hai mắt
nhưng đã có nhiều sáng kiến cải tiến
nông cụ.
Quyền bính của nhân dân cũng được thể hiện rõ trong việc nhân dân có quyền
kiểm tra, kiểm soát và bãi miễn đại biểu. Người nhắc nhở: “Chính phủ ta là Chính
phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân.
Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc kiểm soát và phê bình để làm tròn
nhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung thành, tận tuỵ của nhân dân”.
Để nhân dân có thể kiểm tra, kiểm soát , Người yêu cầu cơ quan nhà nước phải
có cách tổ chức thuận tiện cho nhân dân thực hiện quyền của mình, tránh “cửa
quyền”, hách dịch, chống “lạm quyền”, “đứng trên dân”, “đè đầu cưỡi cổ,ức hiếp
dân”, thực hiện quyền khiếu tố của nhân dân, đảm bảo quyền tự do dân chủ của
nhân dân. Người thường nhắc nhở: Nạn lãng phí, tham ô, là do bệnh quan liêu,
mệnh lệnh trong công tác của các cấp lãnh đạo ở các cơ quan nhà nước gây
ra...Vì vậy, cần có cơ quan thanh tra nhà nước, chẳng những chống lãng phí tham
ô mà còn chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh để giúp đỡ các cơ quan nhà nước cải
tiến công tác, giữ gìn kỷ luật, thực hành dân chủ, góp phần củng cố bộ máy nhà
nước. “Đồng bào có oan ức, có thắc mắc mới khiếu nại. Ta giải quyết tốt các khiếu
nại, đồng bào thấy Đảng và Chính phủ quan tâm lo lắng đến họ, do đó mối quan
hệ giữa quần chúng nhân dân với Đảng và Chính phủ được củng cố tốt hơn.”
Người còn nói: “Từ ngày thành lập Chính phủ, trong nhân viên còn có nhiều
khuyết điểm. Có người là quan cách mạng, chợ đen, chợ đỏ, mưu vinh thân phì
gia...Xin đồng bào hãy phê bình, giám sát công việc chính phủ.”
Hồ Chí Minh yêu cầu: Để nhà nước thực sự là của dân thì cán bộ nhà nước phải
thường xuyên thực hiện phê bình và tự phê bình, lấy ý kiến tín nhiệm hay không
tín nhiệm, khen, chê rõ ràng. Vì theo Người: kiểm soát, giám sát là một nguyên tắc
để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân: nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Nguyên tắc ấy đảm bảo quyền kiểm soát
của nhân dân đối với đại biểu của mình. Những người trong bộ máy các cấp phải
là “công bộc của dân, do dân cử ra trực tiếp hay gián tiếp thực thi quyền lực của
dân, là người phục vụ nhân dân”. bản thân Hồ Chí Minh tự nhận là “Người lính già
vâng mệnh lệnh của quốc dân ra mặt trận”.
Nhận thức rõ vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nhà
nước do dân. Điều đó có nghĩa là dân không chỉ lập ra Nhà nước mà còn phải
tham gia vào công việc quản lý nhà nước, Người nói: “Nước ta là nước dân chủ,
địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ...". “Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung
ương do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.”
Bao nhiêu nhiệm vụ, quyền hạn đều của dân, xây dựng đất nước trách nhiệm
của dân. Trong Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc
hội khoá I ngày 18 tháng 12 năm 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Người nói: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Hội đồng nhân
dân là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương. Dân bầu ra người đại diện cho
mình và sử dụng cơ quan quyền lực thông qua người đại diện đó, đồng thời dân
có quyền kiểm soát, giám sát người mình bầu ra và bãi miễn khi họ không làm tròn
sự uỷ thác.
Nhà nước do dân tức là dân phải tham gia vào công việc của nhà nước. Quốc
hội nước ta tuy vị trí cao nhất song không phải là cơ quan tập trung tất cả quyền
lực. Khi xuất hiện những công việc liên quan đến vận mệnh của quốc gia, thì sẽ
được đưa ra nhân dân giải quyết, nếu ba phần tư tổng số đại biểu của quốc hội
đồng ý (điều 22 Hiến pháp 1946).
Hội đồng nhân dân được xem như là một cơ quan tự quản của dân, do dân địa
phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương.
Nhà nước do dân tức là mọi công việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của
quần chúng nhân dân. Do đó, phải phát huy vai trò của mặt trận, các đoàn thể
trong công tác quản lý Nhà nước và xã hội, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề
nhân dân thảo luận, phát huy sáng kiến và tìm cách giải quyết các vấn đề của đất
nước. Người nói: “Dân như nước, mình như cá”, “lực lượng nhiều là ở dân hết”,
“công việc đổi mới, xây dựng đất nước là trách nhiệm của dân”. Do vậy, Nhà
nước muốn điều hành, quản lý xã hội có hiệu lực, hiệu quả, nhất định phải dựa
vào dân, dựa vào sáng kiến và trí tuệ của dân. “Đem tài dân, sức dân, của dân làm
lợi cho dân...Chính phủ chỉ giúp kế hoạch cổ động.”
Nhà nước do dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là dân tự làm, tự lo việc, thông
qua các mối quan hệ trong xã hội, qua các đoàn thể, chứ không phải Nhà nước
bao cấp, lo thay dân, làm cho dân thụ động, ỷ lại, chờ đợi. Người cho rằng: “Làm
việc gì cũng phải có quần chúng tham gia bàn bạc, khó đến mấy cũng trở nên dễ
dàng và làm được tốt...
Dễ mười lần không dân cũng chịu
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”.
Chính vì vậy, Nhà nước do dân xây dựng và làm chủ, đặt dưới sự kiểm tra và
kiểm soát của nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn là Nhà nước tin dân, mọi
lực lượng đều ở nơi dân, do dân nắm mọi quyền hành. Nhà nước tin dân, dân tin
ở sự lãnh đạo của Nhà nước thì việc gì cũng làm được.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước vì dân là Nhà nước phục vụ lợi ích của
nhân dân, đảm bảo quyền dân chủ rộng rãi và có hiệu quả trong đời sống xã hội.
Đây là tư tưởng nhất quán, nổi bật trong đời hoạt động của Người từ những năm
bôn ba ở nước ngoài cho đến khi trở thành lãnh tụ tối cao của dân tộc Việt Nam,
của Nhà nước Việt Nam.
Chỉ sau hơn một tháng thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trong thư
“Gửi các Uỷ ban nhân dân, các bộ, tỉnh, huyện và làng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nhắc nhở: “Chúng ta hiểu rằng, các cơ quan Chính phủ từ toàn quốc cho đến các
làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác công việc chung cho dân, chứ
không phải đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật.
Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm.
Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh.”
Bản thân cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về một con người
suốt đời phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Người yêu cầu mọi quy định của
pháp luật đều phải vì dân, cán bộ từ Trung ương đến địa phương phải hết lòng,
hết sức phục vụ nhân dân, phải thực sự gương mẫu, thực sự trong sạch, phải lo
trước thiên hạ và hưởng sau thiên hạ, thực hành tiết kiệm, liêm chính, chí công
vô tư.
Sau khi Nhà nước Việt Nam mới ra đời (1945), Người đã nhìn thấy trước một
loạt các vấn đề phức tạp xuất hiện ở một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất đình
trệ. Trong hoàn cảnh đó, dễ nảy sinh những tệ nạn tham nhũng, lãng phí, quan
liêu. Đề phòng tệ nạn đó, Người nêu bật những đòi hỏi trên đối với người cán bộ là
có ý nghĩa rất thiết thực. Bản thân Hồ Chí Minh là con người không có tham vọng
quyền lực, chức vụ của Người đảm nhiệm là trọng trách mà Người phải gánh vác
trước nhân dân, đất nước mà thôi...”Tôi tuyệt nhiên không muốn công danh phú
quý chút nào, bây giờ phải gánh vác chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi
phải cố gắng làm...Bao giờ đồng bào cho tôi lui thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một
sự ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ nơi có non xanh nước biếc, để câu cá,
trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính
líu gì đến vòng danh lợi.”
Đây quả là điều tuyệt vời trong đạo đức Hồ Chí Minh. Người nhận thấy rõ rằng
những kẻ quá ham muốn quyền lực sẽ dẫn đến tình trạng chuyên quyền, độc
đoán, sa vào chủ nghĩa cá nhân, làm cho nhà nước biến dạng. Nhà nước kiểu mới
không cho phép như vậy. Nói chuyện với đồng bào trước lúc sang Pháp đàm phán
với Chính phủ Pháp về nền độc lập của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh bày tỏ: "Cả
đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho lợi ích của Tổ quốc và hạnh phúc của
nhân dân. Khi tôi ẩn nấp nơi núi non, ra vào chốn tù tội, xông pha nơi hiểm nghèo
vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, giành được chính quyền, uỷ thác
tôi gánh vác việc của Chính phủ, tôi lo lắng ngày đêm, nhẫn nhục, cố gắng là vì
mục đích đó.“
Trong cuộc họp đầu tiên của Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc sau tháng
8 năm 1945, Người nêu rõ mục tiêu của Nhà nước là:
1.”Làm cho dân có ăn
2. Làm cho dân có mặc
3. Làm cho dân có chỗ ở
4. Làm cho dân có học hành”
Người còn nói: “Chúng ta hy sinh phấn đấu để giành độc lập. Chúng ta đã tranh
được rồi...Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì
tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà
dân được ăn no, mặc đủ.”
Nhà nước vì dân không chỉ biết làm lợi cho dân mà còn phải kính dân. Người
nói: “Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Trong lời dạy
của Người thể hiện rõ sự kế thừa có sáng tạo các tư tưởng của những bậc tiền
bối: Dân là gốc, là quý và phải đối đãi dân như thế nào thì dân mới kính mến, yêu
nhà cầm quyền.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước vì dân còn là nhà nước sống trong lòng
dân, tạo sự công bằng cho dân, đặt lợi ích của Nhà nước gắn chặt với lợi ích của
quần chúng nhân dân. Như vậy, Nhà nước ta do dân xây dựng, phải là Nhà nước
hoạt động vì lợi ích của con người. Con người ở đây trước hết là nhân dân lao
động nói chung, bao gồm công nhân, nông dân, trí thức và các giai tầng xã hội
khác trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Các giai cấp, tầng lớp ấy là lực lượng của
toàn dân tộc, là những người chung lưng đấu cật cho sự nghiệp chấn hưng dân
tộc, gắn vận mệnh của mình với vận mệnh dân tộc. Vì dân, vì con người, vì sự
nghiệp thúc đẩy tiến bộ của con người, của dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong
tư tưởng Hồ Chí Minh.
Để có được một Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, Hồ Chí Minh luôn
luôn nhắc nhở phải xây dựng một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, đấu
tranh với những bệnh tật như tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vi
phạm quyền và lợi ích của nhân dân lao động.
Nhà nước vì dân còn là Nhà nước có trách nhiệm trước dân. Nhiều lần Người
căn dặn: “bất cứ việc gì cũng vì lợi ích của nhân dân mà làm và chịu trách nhiệm
trước nhân dân”. “Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến
đời sống của nhân dân, nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là
Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là
Đảng và Chính phủ có lỗi.”
Trong lịch sử, tư tưởng Nhà nước “lấy dân làm gốc” đã sớm xuất hiện ở những
nhà lãnh đạo, những nhà chính trị lớn. Nhưng đến Hồ Chí Minh, tư tưởng về Nhà
nước của dân, do dân và vì dân được phát triển sâu sắc, phong phú về nội dung,
với chất lượng mới, trở thành một quan điểm khoa học, nhân đạo về bản chất nhà
nước mới - Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Nếu như nước “lấy dân làm gốc” là tư tưởng chính trị truyền
thống thì đến Hồ Chí Minh, tư tưởng ấy được diễn đạt trong một
mệnh đề chủ động hết sức giản dị, tự nhiên: "Dân là gốc nước"
đúng như mấy câu thơ của Người:
“Gốc có vững thì cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”
Ngày nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt
Nam xã hội chủ nghĩa và lấy tư tưởng về nhà nước pháp quyền của
dân, do dân và vì dân của Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng cho
chúng ta trong công cuộc xây dựng đó.
Với những kết quả đạt được trong qúa trình đổi mới, cũng như những khó khăn,
tồn tại quả hơn 18 năm đổi mới, hoàn thiện nhà nước theo hướng xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến quá
trình đổi mới đất nước nói chung. Thực tế cho thấy, vấn đề đổi mới và hoàn thiện
nhà nướ chiện nay là công việc còn khó khăn cả về lý thuyết và thực tiễn. Điều đó
đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần có những bước đi và giải pháp vừa
khẩn trương, vừa vững chắc trong hiện thực, tiếp tục cải cách triệt để hơn nữa tổ
chức và hoạt động của Nhà nước để đáp ứng được tình hình mới của đất nước
trong quá trình chấn hưng dân tộc và hội nhập hiện nay.
PGS.TS Lê Doãn Tá
Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hcm_nha_nuoc_phap_quyen_3969_2167472.pdf