Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực văn hóa và sự vận dụng của đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: 87
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 87 - 95
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘNG LỰC VĂN HÓA VÀ SỰ VẬN DỤNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Lê Đức Thọ
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
Phạm Đức Thọ
Đại học Sư phạm Hoa Trung, Vũ Hán, Trung Quốc
Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báu
văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong đó, tư tưởng của Người về động lực văn hóa chiếm một vị trí hết sức quan
trọng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là tiền đề, nền tảng để Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng vào việc
phát huy động lực văn hóa trong thời kỳ đổi mới đất nước và hiện nay. Bài viết góp phần nhận thức rõ hơn tư
tưởng Hồ Chí Minh về động lực văn hóa và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
phát triển đất nước từ 1986 đến nay.
Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng Cộng sản Việt Nam; động lực văn hóa.
1. Đặt vấn đề
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng v...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực văn hóa và sự vận dụng của đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
87
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 87 - 95
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘNG LỰC VĂN HÓA VÀ SỰ VẬN DỤNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Lê Đức Thọ
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
Phạm Đức Thọ
Đại học Sư phạm Hoa Trung, Vũ Hán, Trung Quốc
Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báu
văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong đó, tư tưởng của Người về động lực văn hóa chiếm một vị trí hết sức quan
trọng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là tiền đề, nền tảng để Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng vào việc
phát huy động lực văn hóa trong thời kỳ đổi mới đất nước và hiện nay. Bài viết góp phần nhận thức rõ hơn tư
tưởng Hồ Chí Minh về động lực văn hóa và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
phát triển đất nước từ 1986 đến nay.
Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng Cộng sản Việt Nam; động lực văn hóa.
1. Đặt vấn đề
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan
trọng. Nó là sự chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hóa của Việt Nam, của Phương
Đông và Phương Tây, của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế mà cốt lõi là sự kết
hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc. Trong suốt cuộc đời hoạt
động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp xây dựng và phát
triển nền văn hóa mới Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh
về văn hóa nói riêng là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Đồng thời, với sức sống
mãnh liệt, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đã và đang trở thành một bộ phận của nền văn hóa
Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về động lực văn hóa và
sự vận dụng trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là việc làm cần thiết.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực văn hóa
Nhận thức được vai trò của văn hóa với tư cách là động lực đối với tiến trình phát triển
dân tộc, trong quá trình cách mạng, lĩnh vực văn hóa luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan
tâm, phát huy thành một mặt trận đấu tranh cách mạng, một lĩnh vực hoạt động hết sức quan
trọng [5, tr.12]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vừa là sự kế thừa, tiếp thu lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin đồng thời là sự vận dụng, phát triển sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt
Ngày nhận bài: 4/6/2018. Ngày nhận đăng: 11/12/2018
Liên lạc: Lê Đức Thọ; e-mail: ductholevtc007@gmail.com
88
Nam. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về động lực văn hóa được thể hiện ở những nội
dung cơ bản sau đây:
Theo Hồ Chí Minh, văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong
quá trình lịch sử bằng lao động của mình trên cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất
tinh thần. Tháng 8/1943, trong phần cuối của tập Nhật ký trong tù, Người đã viết: “Vì lẽ sinh
tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện
của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn” [7, tr.458]. Văn hóa được thăng hoa từ hơi thở của cuộc sống, từ năng lực, trình độ
và phương thức sống của mỗi cá nhân, cộng đồng. Và đến lượt mình, văn hóa hiện diện trong
mọi hoạt động từ tư duy đến hành động thực tế, từ hoạt động cá nhân đến những vận động xã
hội, từ hoạt động vật chất đến những sáng tạo tinh thần, những phát minh, sáng chế, tạo ra
những giá trị mới của sản xuất vật chất, khoa học - kỹ thuật - công nghệ, văn học – nghệ thuật.
Hồ Chí Minh coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp phát triển,
bởi vì nó mang tính nhân văn, hướng tới những giá trị tốt đẹp của con người trong hành trình
vươn tới chân, thiện, mỹ. Văn hóa đồng nghĩa với cái tốt, cái đẹp; mọi giá trị ngược hoặc trái
với nó là những giá trị phản văn hóa. Hồ Chí Minh coi trọng chân, thiện, mỹ và khích lệ mọi
người vươn tới chúng, khuyên con người đấu tranh loại bỏ những điều phản văn hóa. Mỗi
người có thể quan niệm vai trò, chức năng của văn hóa khác nhau nhưng cách quan niệm của
Hồ Chí Minh là đi thẳng vào cái bản chất nhất của văn hóa là chủ nghĩa nhân văn. Cốt lõi của
nhân văn là thái độ đối với con người. Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của
xã hội Việt Nam, bởi vì nó luôn luôn hướng tới giải phóng con người, đó là mục tiêu cuối
cùng trong sự nghiệp ba giải phóng của Hồ Chí Minh: giải phóng dân tộc; giải phóng xã hội -
giai cấp; giải phóng con người.
Hồ Chí Minh khẳng định vai trò soi đường của văn hóa trong quá trình phát triển, là
nền tảng tinh thần của xã hội. Người đã sớm thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm
đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước, coi văn hóa là một mặt trận và anh chị em
cán bộ hoạt động trên lĩnh vực đó là những chiến sĩ văn hóa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta, theo Hồ Chí Minh là phải “thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và
thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ
thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc” [4, tr.493]. Công lao to lớn của
Hồ Chí Minh là đã đưa văn hóa đi sâu vào quần chúng, tác động như một sức mạnh vật chất,
biến đổi phong hóa, cải tạo con người.
Người chỉ ra các chức năng cao cả của văn hóa, “văn hóa phải soi đường cho quốc dân
đi” [8, tr.64], “văn hóa phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do” [8, tr.65],
“Văn hóa phải sửa đổi được tham ô, lười biếng, phù hoa, xa xỉ” [8, tr.65].Theo Người: tiến
lên chủ nghĩa xã hội phải có cả vật chất lẫn tinh thần, song con người là quyết định; để đưa
89
đất nước đi lên, không thể không đặt trọng tâm vào kinh tế, nhưng chủ thể của hoạt động kinh
tế lại chính là con người và thước đo trình độ con người lại chính là văn hóa. Hồ Chí Minh
khẳng định: “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà
phải ở trong kinh tế và chính trị” [7, tr.246].
Văn hóa góp phần bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp của mỗi
con người. Theo Hồ Chí Minh, văn hóa có chức năng bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình
cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những tư tưởng sai lầm và thấp hèn có thể có trong mỗi
con người. Tư tưởng, tình cảm con người luôn biến chuyển theo hoạt động thực tiễn xã hội, vì
vậy chức năng này phải được tiến hành thường xuyên, nó giúp định hướng cho con người
trong mọi hoạt động xã hội. Văn hóa không chỉ bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và tình
cảm cao đẹp cho con người mà còn góp phần bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp,
những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới chân, thiện, mỹ để không
ngừng hoàn thiện bản thân.
Văn hóa là linh hồn, bản sắc dân tộc. Phải gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc, lấy văn
hóa xưa để bồi đắp văn hóa nay, cho nên phải khôi phục vốn cũ của dân tộc. Từ truyền thống
dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa. Vì
thế, chúng ta phải biết học tập cái hay, cái tốt của văn hóa thế giới trên cơ sở phát huy cái gốc
của văn hóa dân tộc, đừng biến chúng ta thành kẻ bắt chước, thành kẻ vay mượn mà không
trả.“Lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật
có tinh thần thuần túy Việt Nam” [10, tr.350], “cần phải mở rộng kiến thức của mình về văn
hóa thế giới” [9, tr.517], “Phương Đông hay Phương Tây có cái gì hay, cái gì tốt ta phải học
lấy” [10, tr.350]; song điều cốt yếu là “đừng biến ta thành kẻ bắt chước” [9, tr.516], và “đừng
chịu vay mà không trả”, “cái gốc của văn hóa mới là dân tộc”.
Như vậy, quan điểm của Hồ Chí Minh về động lực văn hóa là quan điểm khoa học,
hiện đại và mang tính thực tiễn cao, nhất là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế hiện nay. Vì vậy, chúng ta cần đặc biệt
chú trọng nâng cao tầm nhìn, tầm văn hóa trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước ở tất cả các lĩnh vực khác nhau.
2.2. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực văn hóa
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, là
cơ sở lý luận cho Đảng và nhân dân ta trong nhận thức và giải quyết những vấn đề đặt ra
trong công cuộc xây dựng xã hội mới của nước ta hiện nay. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa có ý nghĩa sâu xa, đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của đất
nước hiện nay. Nó không chỉ là mục tiêu phấn đấu vươn tới những giá trị cao đẹp của cuộc
sống mà còn có vai trò nền tảng, là sức mạnh động lực hết sức to lớn trong phát triển đời sống
kinh tế - xã hội. Văn hóa dân tộc là sức sống của sự phát triển kinh tế - xã hội, là động lực
thúc đẩy mọi hoạt động sống của con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh lấy con người làm trung tâm, mọi công việc nhằm đi đến giải
phóng con người, do vậy, đều là công việc của văn hóa. Hồ Chí Minh là con người văn hóa
90
trong hành động. Chính điều này càng làm đậm thêm, ngời sáng thêm những quan điểm về
văn hóa của Người. Những quan điểm về văn hóa của Hồ Chí Minh là những quan điểm có
giá trị dẫn đường. Vấn đề là vận dụng và phát triển những quan điểm đó vào trong cuộc sống.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa từ lâu đã trở thành kim chỉ nam của Đảng trong sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày nay, toàn cầu hóa không
còn là hiện tượng mới mẽ; nó là một xu thế khách quan mà mọi dân tộc, dù muốn hay không
cũng đều chịu sự tác động của nó. Toàn cầu hóa đang đưa lối sống Phương Tây vào nước ta.
Lối sống ấy, một mặt, tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu,
phụ thuộc, ỷ lại vốn có của người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám
chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại.
Trong xu thế đối thoại giữa các nền văn hóa trên thế giới hiện nay, tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa mãi mãi là ánh sáng soi đường cho dân tộc ta trong quá trình xây dựng “nền
tảng tinh thần của xã hội”. Trước những biến động của tình hình thế giới và khu vực đang tác
động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của dân tộc, một mặt, chúng ta tiếp thu có chọn lọc
những giá trị văn hóa tiên tiến, khoa học, đại chúng. Mặt khác, chúng ta cũng kiên quyết xóa
bỏ những hủ tục, tàn dư, những sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài. Đặc biệt, để văn hóa
tăng thêm sức mạnh dân tộc, góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thì mỗi người dân chúng ta
cần phải giữ gìn nền văn hóa Việt Nam luôn tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển, văn hóa không chỉ là động lực của sự phát triển
kinh tế - xã hội mà còn là nguồn lực hợp thành sức mạnh tổng hợp quốc gia, có vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh và chủ quyền quốc gia,
chống lại mọi mưu toan áp đặt và lợi dụng “sức mạnh mềm của văn hóa” từ bên ngoài để gây
tổn hại đến lợi ích của đất nước và dân tộc. Vì vậy, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa
tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc, bổ sung và sáng tạo các giá trị văn hóa mới, xây dựng và phát
triển các nguồn lực nội sinh của văn hóa Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo các giá trị
văn hóa tiến bộ của nhân loại, nâng cao tinh thần độc lập, tự chủ trong giao lưu và hội nhập
quốc tế là những vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết tốt trong thời gian tới. Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định: “Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và
Tây phương chung đúc lại... Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra
một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay,
trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân
chủ” [10, tr.20]. Như vậy, Nhà văn hóa Hồ Chí Minh có sự thống nhất giữa lý luận, tư tưởng
với hành động, thể hiện rõ trong cuộc sống hàng ngày của một con người, một lãnh tụ. Chúng
ta dễ dàng tìm được truyền thống dân tộc, quê hương, nhưng cũng thấy cả những gì là mới
mẻ, hiện đại trong nhà văn hóa Hồ Chí Minh. Ở Người, những giá trị truyền thống gắn chặt
với hiện đại và hướng về tương lai. Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh, hiện đại nhưng
không bị tan biến vào người khác; tiên tiến nhưng vẫn rất cốt cách Việt Nam.
Ngày nay, cơ chế thị trường đã kéo theo sự phát triển như vũ bão của khoa học - công
nghệ, đem lại cho xã hội nhiều biến đổi to lớn. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và
91
đương nhiên kéo theo sự thay đổi đời sống vật chất và tinh thần. Điều đó có nghĩa là văn hóa
có vai trò to lớn. Văn hóa lành mạnh và không lành mạnh cũng ồ ạt thâm nhập vào. Một số
phần tử vì chạy theo lợi nhuận mà không hiểu tác hại của văn hóa không lành mạnh đã đưa
vào Việt Nam, thâm nhập vào giới trẻ. Nó làm cho một số bộ phận thanh thiếu niên tụt dốc về
văn hóa, đồng thời nó làm suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ đảng
viên, cán bộ, cả cán bộ có chức có quyền. Đó là sự phai nhạt về lý tưởng, không thật sự tin
tưởng vào thắng lợi cuối cùng của con đường cách mạng mà Bác Hồ, Đảng và dân tộc ta đã
lựa chọn - con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là căn bệnh chủ nghĩa cá nhân khá phổ
biến dẫn tới cơ hội, thực dụng, quan liêu, lãng phí, tham ô, chạy chức, chạy quyền, chạy tội,
chạy bằng cấp...
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là đóng góp quan trọng vào việc bổ
sung, làm phong phú thêm kho tàng lý luận thế giới, kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin. Đồng thời, đây là những chỉ dẫn cụ thể, sâu sắc cho Đảng và Nhà nước trong việc
hoạch định đường lối, chủ trương và thực thi chính sách, về văn hóa. Hồ Chí Minh được cả
thế giới tôn vinh là Nhà văn hóa kiệt xuất, không chỉ vì Người đã sáng tạo ra một thời đại mới
và một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn là vì những đóng góp mới của Người vào lý luận
và sự phát triển chung của văn hóa nhân loại.Thực tiễn chứng minh rằng, những luận điểm đó
không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế rất sâu sắc. Đánh giá cao tư
tưởng và những đóng góp của Hồ Chí Minh, Nghị quyết của UNESCO tôn vinh Người là Anh
hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa lớn có đoạn: Những tư tưởng của Người là hiện thân
của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa của mình và tiêu
biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã đem
đến những biến đổi cực kỳ lớn lao cho cuộc sống của con người, trở thành động lực vô cùng
quan trọng đối với sự phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Nhưng cũng chính ở thời điểm
này, nhiều vấn đề tiêu cực và khủng hoảng về xã hội đã nảy sinh trong đời sống, buộc chúng
ta phải nhìn nhận lại yêu cầu phát triển bền vững với vai trò, vị trí đặc biệt về văn hóa. Vì lẽ
đó, trở lại với quan điểm văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển đất nước là một
vấn đề vừa có ý nghĩa chiến lược vừa mang ý nghĩa thời sự quan trọng.
2.3. Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy động lực văn
hóa trong thời kỳ đổi mới đất nước
Tiếp thu những nhận thức quan trọng về vai trò của văn hóa trong kho tàng tri thức
nhân loại, lối sống đề cao văn hóa, đạo đức của dân tộc, Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định vị
trí nền tảng tinh thần của văn hóa, là mục tiêu, là động lực phát triển của đất nước. Trong quá
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định, văn hóa là nền
tảng tinh thần quan trọng, là sức mạnh nội sinh cần phải được phát huy trong sự nghiệp đổi
mới đất nước. Đó là sự kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào phát huy vai
trò động lực của văn hóa ở nước ta hiện nay.
92
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã xác định mục đích của cuộc cách mạng là giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người gắn với xây dựng một nền văn hóa
của dân tộc. Cách mạng giải phóng dân tộc làm hồi sinh các giá trị văn hóa, thúc đẩy văn hóa
dân tộc phát triển. Đó là văn hóa yêu nước, một nền văn hóa tiến bộ và giàu giá trị nhân văn,
văn hóa vì con người. Sự nghiệp giải phóng dân tộc gắn liền với sự nghiệp xây dựng và phát
triển văn hóa.
Bước đột phá trong quan điểm của Đảng về phát huy động lực văn hóa gắn liền với
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986). Đây là đại hội đánh dấu mở đầu thời kỳ đổi
mới, bởi vì, đổi mới theo quan điểm của Đảng ta là đổi mới tư duy trên lĩnh vực kinh tế, chính
trị; đồng thời, đổi mới trong tư duy về vai trò của văn hóa với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đại hội cũng khẳng định vị trí quan trọng của văn hóa trong xây dựng nhân cách, xây dựng lối
sống cho con người. Yếu tố tinh thần của văn hóa một lần nữa được nhấn mạnh, hạt nhân của
văn hóa tinh thần chính là rèn luyện đạo đức cách mạng.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông
qua tại Đại hội lần thứ VII (6-1991) đã xác định nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân
tộc là một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Như vậy, nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là một nhiệm vụ
trọng yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đảng ta đã cụ thể hóa quan điểm trên bằng nhiều nghị quyết và chỉ thị mang tính định
hướng cho quá trình phát huy hơn nữa động lực văn hóa đối với sự phát triển đất nước. Nghị
quyết V của Bộ Chính trị khóa VI (1987), Đảng ta xác định: “Văn hóa là một bộ phận trọng
yếu của cách mạng tư tưởng và văn hóa, là động lực mạnh mẽ, đồng thời là mục tiêu lớn trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [6].
Nghị quyết lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1993) về tình hình
văn hóa, văn nghệ hiện nay và nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ trong những năm trước mắt. Về
phương hướng và những quan điểm cần nắm vững, Đảng ta xác định: “Văn hóa là một động
lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu trong xây dựng xã hội mới” [2,
tr.470]. Hội nghị đã xác định, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.Xác định rõ vai
trò quan trọng ấy, hội nghị cũng đồng thời chỉ ra nhiệm vụ trung tâm của văn hóa, văn nghệ
nước ta là góp phần xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối
sống, có nhân cách cao đẹp, có bản lĩnh vững vàng ngang tầm sự nghiệp đổi mới vì dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh [5, tr.14]. Nghị quyết cũng khẳng định, trong
những năm trước mắt, các hoạt động văn hóa, văn nghệ phải được phát triển lành mạnh,
phong phú, đa dạng, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về đời sống tinh thần của nhân dân;
phấn đấu có nhiều tác phẩm tốt về công cuộc đổi mới, phản ánh những hiện tượng, những
nhân tố, những xu hướng tích cực trong cuộc sống; lấy việc xây dựng và sáng tạo những giá
trị mới, việc bồi dưỡng, bảo vệ và phát huy mọi tài năng làm mục tiêu lớn nhất. Mặt khác,
kiên quyết phê phán những hiện tượng tiêu cực, những khuynh hướng lệch lạc, đấu tranh
93
chống mọi hành động và luận điệu thù địch với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi các tệ
nạn xã hội đang phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc. Cùng với việc phấn đấu đạt được
những mục tiêu nói trên, cần tích cực chuẩn bị điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ nền văn
hóa Việt Nam vào cuối thập kỷ 90, bước vào thế kỷ XXI.
Tại Đại hội lần thứ VIII (1998), Đảng ta khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vì thế chúng ta
cần phải nỗ lực xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là điều kiện cho sự thực hiện lý tưởng cao đẹp
của dân tộc ta là xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh, con người được ấm no,
hạnh phúc.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ V khóa VIII (1998) về xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã xác định: “Văn hóa là
nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế -
xã hội, xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng,
văn minh, con người phát triển toàn diện. Văn hóa là kết quả của kinh tế, đồng thời là động
lực của phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn bó chặt chẽ với đời sống và hoạt động
xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ cương, biến thành
nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển” [1, tr.55]. Nghị quyết ra đời trở thành văn
bản mang tính pháp lý, việc thể chế hóa Nghị quyết tạo điều kiện thuận lợi cho văn hóa phát
triển sâu rộng, hiệu quả trên tất cả các mặt đời sống xã hội, đóng góp vai trò nhiều hơn nữa
cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ổn định. Văn hóa trở thành nhân tố quyết định
để nâng cao chất lượng cuộc sống, để xây dựng đất nước theo mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Hay nói cách khác, văn hóa trở thành nhân tố không thể thiếu trong mục tiêu
phát triển đất nước bền vững, toàn diện.
Tại Hội nghị Trung ương 10 khóa IX (2004) Đảng ta đã kết luận: bảo đảm sự gắn kết
giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với
không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, tạo nên sự phát triển đồng bộ
của ba lĩnh vực trên là điều kiện quyết định cho sự phát triển toàn diện và bền vững đất nước.
Trong Đại hội X của Đảng (2006), vai trò của văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội
trở thành một mục tiêu riêng, “độc lập” với giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ. Văn hóa là
nền tảng tinh thần của xã hội, vì văn hóa có chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực trong
đời sống xã hội mà vai trò cốt tủy là hệ tư tưởng. Vai trò này của văn hóa dưới sự lãnh đạo
của Đảng chắc chắn sẽ phát huy hiệu quả hơn nữa trong nhận thức cũng như trong hành động
của các tổ chức, cá nhân vì mục tiêu tiến bộ xã hội.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011), nhận thức về vai trò của
văn hóa được đúc kết cô đọng hơn, cụ thể hơn, tập trung vào các nội dung cụ thể. Văn hóa
góp phần củng cố và tiếp tục xây dựng mội trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng;
tiếp tục định hướng việc xây dựng nếp sống văn minh trong cưới, việc tang, lễ hội,; cổ vũ
việc triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dục thể hệ trẻ.
94
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (2014) đã kế thừa và phát huy những tinh
hoa lý luận về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, Nhà nước khi chủ trương “Xây
dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ,
thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền
tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển
bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh” [3, tr.46-47], văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Như
vậy, cùng với các nguồn lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, quốc phòng - an ninh,... nguồn
lực văn hóa cũng đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, chi phối, ảnh hưởng và tác động
trực tiếp đến sự phát triển của đất nước.
Đại hội XII của Đảng (2016) đã có sự phát triển, làm sâu sắc và nâng tầm quan trọng
động lực văn hóa trong phát triển, “Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc
của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [4, tr.126].
Trong hơn 30 năm qua, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã giành được nhiều thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có nhiều thành tựu về phát triển văn hóa. Văn hóa là sự
kết tinh và phản ánh sinh động mọi mặt của cuộc sống, là sự kết nối quá khứ, hiện tại và
tương lai. Văn hóa là linh hồn, là động lực sáng tạo vô bờ của dân tộc, là nền tảng tinh thần
của xã hội. Tìm hiểu, xây dựng và phát triển văn hóa có vai trò thúc đẩy to lớn đối với sự phát
triển của đất nước. Trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bên cạnh sức mạnh kinh tế cần
có sức mạnh văn hóa. Vì vậy, để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò động lực của văn hóa đối
với các mục tiêu của Đảng ta đề ra cũng như đối với sự phát triển đất nước, đòi hỏi Đảng và
Nhà nước phải kiên trì chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hóa theo triết lý phát triển
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, Đảng phải không ngừng nâng
cao văn hóa lãnh đạo, phải rèn luyện trí tuệ, bản lĩnh, phẩm chất đạo đức của mình.
3. Kết luận
Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng thực tiễn lãnh đạo và tư duy của mình đã đưa ra những
quan điểm xác định rõ vai trò với tư cách là động lực của văn hóa. Những quan điểm của
Người có giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo. Nó không chỉ là mục tiêu phấn đấu vươn tới những giá trị cao đẹp cho
cuộc sống mà còn có vai trò nền tảng và sức mạnh động lực hết sức to lớn trong phát triển các
bình diện đời sống xã hội. Văn hóa là động lực tinh thần, sức mạnh nội sinh cần được phát
huy tối đatrong thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Quán triệt tư tưởng của Người, Đảng ta
luôn quan tâm phát huy động lực văn hóa trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung
ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia-sự thật, Hà Nội.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn tập, tập 52, Nxb Chính
95
trị Quốc gia-sự thật, Hà Nội.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung
ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
NXB Chính trị Quốc gia-sự thật, Hà Nội.
[5]Nguyễn Thị Ánh Đào (2017), “Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
vào phát huy động lực văn hóa, khoa học, giáo dục trong thời kỳ đổi mới đất nước từ
năm 1986 đến nay”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, 8/2017.
[6] Nguyễn Văn Linh (2001), Về lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật trong công cuộc đổi
mới, Nxb Chính trị Quốc gia-sự thật, Hà Nội.
[7] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[8] Hồ Chí Minh (1997), Về công tác văn hóa, văn nghệ, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[9] Hồ Chí Minh (1981), Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb Văn học, Hà Nội.
[10] Hồ Chí Minh (1997), Về văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội.
HO CHI MINH THOUGHT ONCULTURAL MOTIVATION AND
APPLICATION OF THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM
IN THE INNOVATION PERIOD
Le Duc Tho
Danang Vocational Training College
Pham Duc Tho
Hoa Trung University of Education
Abstract: President Ho Chi Minh is a great thinker. All his ideas area cultural treasure of the
Vietnamese nation, especiallythose of cultural motivation. Ho Chi Minh's thought on culture is the premise and
foundation for the Communist Party of Vietnam to apply in promoting cultural motivation in the innovation
period of the coutry. The article provides a better understanding of Ho Chi Minh's thought about cultural
motivation and the application of the Communist Party of Vietnam in the interval of national development
reform from 1986 to present.
Keywords: Ho Chi Minh thought; the Communist Party of Viet Nam;cultural motivation.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12_le_duc_tho_pham_duc_tho_7568_2167622.pdf