Tài liệu Tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng về đổi mới giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 22 (47) - Thaùng 11/2016
89
Tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng về đổi mới giáo dục ở
Việt Nam đầu thế kỷ XX
Huynh Thuc Khang’s ideas of educational innovation in Vietnam during the early
twentieth century
NCS. Nguyễn Hữu Sơn
Học viện Khoa học Xã hội
Nguyen Huu Son, Ph.D. student.
Graduate Academy of Social Sciences
Tóm tắt
Bài viết trình bày những quan điểm của Huỳnh Thúc Kháng về đổi mới nền giáo dục Việt Nam vào đầu
thế kỷ XX trong bối cảnh xã hội Việt Nam có nhiều biến động, đan xen giữa các yếu tố thủ cựu và cách
tân, giữa cựu học với tân học Đó là những quan điểm về mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục và
phương pháp giáo dục với tư cách cốt lõi, cơ bản của một nền giáo dục hiện đại mà xã hội Việt Nam cần
phải thay đổi. Từ đó, rút ra giá trị và ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong tư tưởng giáo dục của Huỳnh Thúc
Kháng đối với đường lối đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: quan điểm, quan...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng về đổi mới giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 22 (47) - Thaùng 11/2016
89
Tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng về đổi mới giáo dục ở
Việt Nam đầu thế kỷ XX
Huynh Thuc Khang’s ideas of educational innovation in Vietnam during the early
twentieth century
NCS. Nguyễn Hữu Sơn
Học viện Khoa học Xã hội
Nguyen Huu Son, Ph.D. student.
Graduate Academy of Social Sciences
Tóm tắt
Bài viết trình bày những quan điểm của Huỳnh Thúc Kháng về đổi mới nền giáo dục Việt Nam vào đầu
thế kỷ XX trong bối cảnh xã hội Việt Nam có nhiều biến động, đan xen giữa các yếu tố thủ cựu và cách
tân, giữa cựu học với tân học Đó là những quan điểm về mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục và
phương pháp giáo dục với tư cách cốt lõi, cơ bản của một nền giáo dục hiện đại mà xã hội Việt Nam cần
phải thay đổi. Từ đó, rút ra giá trị và ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong tư tưởng giáo dục của Huỳnh Thúc
Kháng đối với đường lối đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: quan điểm, quan điểm của Huỳnh Thúc Kháng, quan điểm đổi mới giáo dục.
Abstract
This paper presents Huynh Thuc Khang’s ideas on educational innovation in the context of Vietnamese
society during the early twentieth century, which changed rapidly and contained mixtures of conflicting
elements such as Confucian and Western educational philosophies, traditional and modern ethical
values. Huynh Thuc Khang believed that Vietnam needed new education with new objectives, new
content, and new methods, focusing on building up core abilities and values for modern people. By
pointing out humanistic values of Huynh Thuc Khang’s thoughts on education, the article provides
experiences for the comprehensive educational innovation in Vietnam today.
Keywords: ideas, ideas of Huynh Thuc Khang, ideas about educational innovation.
Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), sinh
tại làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang
Thượng, huyện Hà Đông, phủ Thăng Bình
(nay là thôn Thạnh Bình, xã Tiên Cảnh,
huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam). Ông
nổi tiếng thông minh, học giỏi, đỗ đầu kỳ thi
Hương năm 1900 và đến năm 1904 đỗ Tiến
sĩ kỳ thi Hội. Ông không ra làm quan mà đi
dạy học, tìm đọc nhiều sách báo có nội dung
tư tưởng mới, nuôi ý chí canh tân đất nước.
Sau này ông trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ
trong Chính phủ cách mạng liên hiệp, rồi
Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa khi Chủ tịch Hồ Chí Minh lên
đường đi thăm nước Pháp năm 1946.
Quá trình hình thành tư tưởng của
90
Huỳnh Thúc Kháng về đổi mới giáo dục
theo khuynh hướng dân chủ tư sản chịu
ảnh hưởng từ nhiều nguồn, đặc biệt là tư
tưởng Canh Tân ở thế kỷ XIX và các Tân
thư, cùng những thành tựu của văn minh
phương Tây truyền bá vào Việt Nam đầu
thế kỷ XX.
1. Những điều kiện, tiền đề lý luận
hình thành tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng
về đổi mới giáo dục
Về điều kiện lịch sử, đầu thế kỷ XX
nền giáo dục Nho giáo phong kiến ở Việt
Nam từng bước suy tàn và đánh dấu sự
chấm dứt bằng kỳ thi cuối cùng do triều
Nguyễn tổ chức vào năm 1919. Mặt khác,
sự du nhập phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa vào Việt Nam theo cùng bước
chân xâm lược của thực dân Pháp nhằm
thay thế cho một nền sản xuất lạc hậu với
phương thức sản xuất phong kiến thô sơ, tự
cung tự tiêu “khép kín” đã tồn tại hàng
ngàn năm. Sự thay đổi nền sản xuất xã hội
là một tất yếu của lịch sử, phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa làm thay đổi toàn bộ
các quan hệ kinh tế - xã hội Việt Nam
truyền thống trong đó có vấn đề về giáo
dục. Giáo dục Việt Nam đứng trước những
đòi hỏi bắt buộc phải đổi mới, xóa bỏ nền
giáo dục Hán học bảo thủ, lạc hậu, giáo
điều sang một nền giáo dục hiện đại và
thực dụng (nghĩa là giáo dục phải làm sao
đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã
hội, nhất là người học sau quá trình đào tạo
thì phải thực hành và ứng dụng tri thức, kỹ
năng vào trong thực tiễn). Huỳnh Thúc
Kháng là một trong những nhà Nho yêu
nước đi tiên phong trong công cuộc đổi
mới tư duy với nguyện vọng xây dựng một
xã hội mới, nâng cao hiểu biết cho quần
chúng nhân dân, từng bước tiến tới thoát
khỏi sự lệ thuộc và sự áp bức của thực dân
xâm lược, khôi phục lại nền độc lập của
dân tộc bằng sự tự lực, tự cường.
Ngay từ khi còn nhỏ, Huỳnh Thúc
Kháng đã thẫm đẫm tinh thần, cốt cách
người “quân tử”qua quá trình tích lũy nền
giáo dục Nho giáo phong kiến lâu đời của
gia tộc, dòng họ. Với kết quả đỗ Đình Tam
Giáp, đồng Tiến sĩ khi 28 tuổi (1904), thỏa
được nguyện vọng của gia đình (học hành,
thi cử, đỗ đạt) nhưng tự trong tư tưởng của
ông đã có những chí hướng đổi khác: “Lâu
nay chí kỳ vọng của gia nghiêm cốt ở thi
đỗ đại khoa, nay thế là đạt mục đích, còn
việc làm quan chẳng phải là điều mong
muốn. Vì thế, sau khi đỗ Tiến sĩ, liền cáo
bệnh ở nhà làm điếu ông” [Chương Thâu –
Phạm Ngô Minh, 2010: 1455]. Bởi vì
trong những năm trưởng thành học hành đỗ
đạt thì cũng là những năm Huỳnh Thúc
Kháng tận mắt chứng kiến cảnh nước mất
nhà tan, triều đình quy hàng thực dân Pháp
xâm lược, người người nhà nhà ly tán bởi
loạn lạc, còn sĩ phu trung nghĩa theo Chiếu
Cần Vương chống giặc. Tuy phong trào
Cần Vương thất bại nhưng đã để lại những
dấu ấn sâu sắc không thể nào quên trong
tâm trí của ông. Lần đầu tiên Huỳnh Thúc
Kháng đã phê phán giới trí thức Nho học
trước những đổi thay của thế giới: “Chiến
tranh Trung Nhật vang động thế giới, thế
mà sĩ phu trong nước chôn đầu vào khoa
cử, ôm quyển ống, lều, chiếu, xem bảng
vào trường, chen lấn náo nhiệt chẳng biết
thế giới có việc gì, rõ kỳ quái!”. Không chỉ
giới sĩ phu mà cho đến quan lại triều đình
cũng với thái độ bạc nhược khi: “Tôi cùng
các bạn thí sinh ngụ tại Kinh đô hơn cả
tháng, có yết kiến một vài quan lớn cùng
nhà trưởng giả, nhưng thỉ chung chẳng
nghe đề cập đến hiện trạng Trung Nhật, đủ
thấy cảnh bế tắc quá sức cũng là một việc
kỳ” [Chương Thâu – Phạm Ngô Minh,
2010: 1452]. Tuy nhiên, điều đó không có
91
nghĩa là tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng
hoàn toàn đi theo cái bảo thủ của tinh thần
“trung quân ái quốc” mà bước đầu đã có
những suy nghĩ mới về thời cuộc, về thời
đại mới trong mối liên hệ Việt Nam với
khu vực và thế giới.
Về tiền đề lý luận, bên cạnh những ảnh
hưởng, tác động của hoàn cảnh lịch sử xã
hội, tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng về
đổi mới giáo dục xuất phát trên cơ sở tiếp
thu những tư tưởng canh tân của các nhà
Nho yêu nước đi trước ở thế kỷ XIX cùng
với quan điểm canh tân trong các tân thư
được truyền bá từ các quốc gia lân bang
như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan
Đặc biệt, sau khi Việt Nam đã trở thành
thuộc địa nửa phong kiến của Pháp, sự du
nhập làn sóng văn minh phương Tây thông
qua các giao lưu thương mại đã buộc xã
hội Việt Nam có những thay đổi. Điều này
góp phần vào năng lực tiếp thu “tự giác”,
chủ động của Huỳnh Thúc Kháng. Tất cả
tạo thành động lực thôi thúc ông có những
chuyển biến đổi mới về nhận thức và hành
động nhằm canh tân nền giáo dục đất nước:
Trước hết là, tư tưởng Canh Tân Việt
Nam thế kỷ XIX chủ yếu từ các nhà Nho
không phải là tầng lớp quan lại của triều
đình. Trong đó, trước những thay đổi của
tình thế đất nước và thế giới, Nguyễn Lộ
Trạch là người có tư tưởng đổi mới đất
nước nhiều mặt được Huỳnh Thúc Kháng
quan tâm nhất. Ông đã nhận thấy được ở
trong tư tưởng canh tân của Nguyễn Lộ
Trạch một sự nhạy bén với thời cuộc: “cái
lòng lo đời và cái khí ngạo đời”, nhưng
cũng rất buồn và thở than cho số phận sự
nghiệp tư tưởng của Nguyễn Lộ Trạch:
“Con nhà quan ở đất Huế, học thức như
ông mà thủy chung ôm lòng nhiệt thành
đến chết, cái tội chung của xã hội hủ bại ta
không sao tránh được” [Chương Thâu -
Phạm Ngô Minh, 2010: 1505]. Huỳnh Thúc
Kháng đã tiếp nhận tư tưởng canh tân một
cách tự nhiên theo dòng chảy của lịch sử,
từng bước chuyển đổi nhận thức của mình
từ lối tư duy bảo thủ theo ý thức hệ phong
kiến Nho giáo sang lối tư duy năng động,
tích cực đổi mới trước những thay đổi của
thời đại: “Canh tân là một cái sự thực trong
lịch sử loài người về đường tấn bộ, không
ngả nào tránh khỏi, song lúc phát sanh ra,
thường thường bởi thời thế yêu cầu một
cách cần thiết, chính là cái cớ còn mất
sống chết của một quốc gia một dân tộc, mà
không phải là điều ngẫu nhiên có cũng
được mà không cũng được,” [Chương
Thâu - Phạm Ngô Minh, 2010: 314].
Song song với tư tưởng canh tân của
những nhà tư tưởng yêu nước Việt Nam đi
trước là sự truyền bá của tân thư vào Việt
Nam vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Tân thư là những tài liệu, sách vở của
nhiều tác giả như Khang Hữu Vi, Lương
Khải Siêu, Đàm Tự Đồng, Nghiêm Phục,
Tôn Trung Sơn, v.v.. từ sự thành công của
công cuộc cải cách ở một số quốc gia Châu
Á như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc do
giới trí thức yêu nước khởi xướng tiếp thu
những tư tưởng tiến bộ và thành tựu văn
minh của tư bản phương Tây. Nội dung tân
thư đề cập tới yêu cầu phải cải cách thể chế
chính trị, đổi mới tổ chức hoạt động kinh
tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, v.v.. theo
đường lối như các nước tư bản phương Tây
nhằm mục đích đổi mới tư duy, tự lực, tự
cường bảo vệ nền độc lập và tạo ra sự phát
triển mới. Người ta bắt đầu được nghe nói
tới lối học mới, và làm quen dần với khoa
học - kỹ thuật của phương Tây. Điều này
đã làm cho Huỳnh Thúc Kháng bắt đầu có
những biến chuyển tư tưởng, tiếp thu văn
hóa mới của khu vực và phương Tây, mở
ra một thời kỳ mới trong tư tưởng của ông:
92
“như trong buồng tối bỗng chợt thấy tia
ánh sáng lọt vào, những học thuyết mới
“cạnh tranh sinh tồn”, “nhân quyền tự do”,
gần chiếm cả cái chủ tịch môn học khoa cử
ngày trước, mà một tiếng sét nổ đùng, có
sức kích thích mạnh nhất, thấu vào tâm não
người Việt Nam ta là “trận chiến tranh
1904” (Nhật Bản thắng Nga)” [Huỳnh
Thúc Kháng, 2000: 107]. Huỳnh Thúc
Kháng đã thay đổi cách nghĩ, cách nhìn và
hành động thực tiễn (1906): “cùng các
thân hào bằng hữu đề xướng chung vốn lập
thương cuộc tại Phố (Hội An - Faifoo)
cùng lập trường học, hội nông, trồng quế
Tùy theo phong khí biến đổi trong nước,
nào ăn mặc theo Âu Tây, cúp tóc, náo nhiệt
một thời” – điều này làm cho “bọn thủ cựu
ngó nghiêng cặp mắt” [Chương Thâu –
Phạm Ngô Minh, 2010: 1456]. Ông đã góp
phần vào xung đột ngày càng gay gắt giữa
hai giới cựu học và tân học bằng một tinh
thần hết sức cầu thị: “mua nhiều sách
báo mới (của Trung Quốc mới xuất bản),
ngày rằm mỗi tháng họp giảng diễn thuyết
một lần, mở một nhà học, rước thầy về
dạy chữ Tây và Quốc ngữ cho con em”
[Chương Thâu - Phạm Ngô Minh, 2010:
1457].
Trước những tác động của điều kiện,
hoàn cảnh lịch sử về tư tưởng lý luận canh
tân của các bậc tiền nhân và dòng chảy của
tân thư, Huỳnh Thúc Kháng đã thể hiện sự
tiếp thu một cách “chủ động” bằng chính
năng lực nội tại cá nhân. Ngay cả đối với
những giá trị tiến bộ của văn minh phương
Tây, trong thời gian lao tù Côn Đảo suốt 13
năm (1908 – 1921), Huỳnh Thúc Kháng đã
tự mình học Pháp ngữ nhằm tiếp cận
những giá trị, thành tựu văn hóa Pháp. Quá
trình giúp việc cho các quan cai ngục
người Pháp đã góp phần vào quá trình xây
dựng cơ sở lý luận cho sự hình thành quan
điểm đổi mới giáo dục sau đó của Huỳnh
Thúc Kháng bằng cách: “mang theo một
quyển Pháp – Việt từ điển của Trương
Vĩnh Ký, một quyển Lecture language, và
một quyển mẹo (Grammaire) mỗi giờ
làm việc xong, vào khám thì học chữ Tây...
cùng nhau nghiên cứu, có hiểu biết Pháp
văn nhiều ít” và dù chỉ tạm dừng ở chỗ
“đọc sách hiểu nghĩa, đặt câu và phiên
dịch, biết được đại khái” nhưng cũng đủ
cho thấy tinh thần canh tân tiếp cận tư
tưởng mới của phương Tây. Ông tiếp thu
lối làm việc của Tây khi được đưa từ
buồng giam tù chính trị lên giúp việc
phòng giấy Tham biện (Directeur): “lúc
mới vào không hiểu gì cả. Nhưng dần dần
rồi tìm ra mối manh, thấy rõ người Tây về
mặt sổ sách, biên chép, số mục thứ lớp, cái
gì ra vào cùng ghi ngày tính tháng, có môn
loại rành rẽ, nhân đó được môn học thực
nghiệm về mặt làm việc tập sự”[Chương
Thâu – Phạm Ngô Minh, 2010: 837 – 839].
Điều đặc biệt trong nhận thức của Huỳnh
Thúc Kháng khi xác định ở tù còn là “đi
học” ở nơi mà ông gọi là “thiên nhiên học
hiệu”. Thời gian này đã làm cho tư tưởng
của ông không ngừng được mở rộng,
phong phú thêm về mặt kiến thức cũng như
nhận thức về các vấn đề thời đại khi tiếp
xúc với văn minh phương Tây thông qua
việc tự học Pháp ngữ và làm việc cho cai
ngục người Pháp.
Những điều kiện và tiền đề tư tưởng
trên đã góp phần hình thành những tư
tưởng của Huỳnh Thúc Kháng về đổi mới
giáo dục với nội dung mang đậm tính đặc
sắc của riêng ông.
2. Nội dung tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng
về đổi mới giáo dục ở Việt Nam đầu thế
kỷ XX
Trên cơ sở những yếu tố tác động của
điều kiện lịch sử và tiền đề tư tưởng,
93
Huỳnh Thúc Kháng đã có những nhận thức
tích cực, nhạy bén trước những biến
chuyển của thời cuộc. Ông đã đưa ra quan
điểm phải đổi mới thay thế nền giáo dục
phong kiến lạc hậu bằng việc tiếp thu
những thành tựu văn minh của giáo dục
phương Tây và những cải cách tiến bộ ở
các quốc gia khác trong khu vực.
Trước hết, Huỳnh Thúc Kháng tuy
xuất thân là một Nho sĩ đỗ đạt khoa cử của
triều Nguyễn nhưng nhận thức rõ được tình
cảnh “nô lệ” ở chốn quan trường dưới sự
cai trị của thực dân Pháp nên ông cự tuyệt
nhận chức quan. Đồng thời từ sự tiếp thu,
ảnh hưởng của tư tưởng Canh tân đất nước
và Tân thư từ bên ngoài mà ông có sự thay
đổi nhận thức, phê phán nền giáo dục Nho
học phong kiến lỗi thời, bảo thủ và trì trệ.
Trong bối cảnh cuối thế kỷ XIX, nền giáo
dục phong kiến đang dần suy thoái cùng
với sự du nhập và từng bước hình thành hệ
thống giáo dục phương Tây hiện đại thì
một bộ phận không nhỏ tầng lớp trí thức
Nho học chủ yếu vẫn “trung thành” với tứ
thư - ngũ kinh, với cầm - kỳ - thi - họa
được xác định là nhân cách, lẽ sống của
người quân tử, khinh miệt “kẻ tiểu nhân”.
Sự chi phối của nền giáo dục phong
kiến Nho học đối với người học không còn
được như trước mà tùy thuộc vào khả năng
nhận thức của người học trước những
chuyển biến của thời đại về khoa học, kỹ
thuật và mục đích của bản thân người học
không còn xác định việc học hành đỗ đạt
làm quan, tuyệt đối trung thành dưới sự cai
trị của chế độ quân chủ chuyên chế nữa.
Huỳnh Thúc Kháng phê phán quyết liệt
nền giáo dục phong kiến bởi sự bảo thủ về
nội dung, giáo điều về phương pháp và hư
vô về kỹ năng, thực hành làm cho mục tiêu
của người học không rõ ràng. Dù rằng,
trong tâm thức của người Việt bao đời nay
luôn hướng tới việc: “ “đi học cốt để làm
quan”, vì cái tánh đó cha truyền con nối,
trước bày nay làm, dầu cho ngày nay phép
học phép thi đổi ra cách mới, công chiến
thương chiến giặc tới bên chưn, mà người
đi học trong nước vẫn ôm cái hy vọng “làm
quan” là chủ chốt.” [Chương Thâu – Phạm
Ngô Minh, 2010: 281]. Từ đó, ông chỉ trích
việc người học chỉ có một lối thoát mà
đồng thời là tham vọng duy nhất trên con
đường học vấn: có được một vị trí chốn
quan trường: “Người hạng nào cũng có thể
mong làm nên quan được, nhưng đã lên
đến bực quan thì đối với dân “nhứt tự cách
trùng sơn” trong khoảng quan dân bỗng
nhiên sinh ra xa nhau như trời và vực
Quan là rất quý mà dân là rất tiện, trong xã
hội ai cũng hăm hở mong quan, từ khi mới
để trái đào cắp sách đi học cũng đã mang
cái mộng tưởng làm quan trong não”. Điều
này là dễ hiểu, bởi dưới chế độ quân chủ
chuyên chế phong kiến thì triều đình phải
đặt ra chế độ khoa cử nhằm bó buộc và
lung lạc những kẻ sĩ, chỉ nhằm một mục
đích duy nhất là bảo vệ quyền lợi của giai
cấp cầm quyền, Huỳnh Thúc Kháng đã chỉ
rõ: “sĩ phu mà đã đi vào đường ấy thì
không những không khi nào nghị luận đến
quyền quân chủ mà lại là những phần tử
tận trung tận tín, làm vây cánh rất mạnh mẽ
cho triều đình.” [Chương Thâu – Phạm
Ngô Minh, 2010: 493].
Bên cạnh việc cho rằng tất cả mọi cái
đều có chung một cái gốc là Hán học xưa
cũ gây ra: “học thuyết tôn quân, gốc
trong Hán học mà Hán học đã thành ra tro
tàn, thì tâm lý tôn quân trong xã hội cũng
theo mà nguội lạnh, muốn tôn quân quyền
mà bỏ Hán học ấy là một điều trái ngược”
[Chương Thâu – Phạm Ngô Minh, 2010:
521]; Huỳnh Thúc Kháng cũng phê phán
việc học trước đây thực chất không ngoài
94
mục đích “phục vụ” cho tầng lớp quan lại,
triều đình phong kiến, vì mục tiêu là “vinh
thân, phì gia”, nên ông cho rằng: “Nếu như
ngày trước học Hán văn, chăm chú vào
khoa danh lợi lộc, cốt làm sao cho đạt được
cái mục đích “thi đỗ làm quan”; thì ngày
nay cốt sao cho dựt được tấm bằng để kiếm
việc làm, mà việc làm ấy không ngoài
phạm vi thân gia.” [Chương Thâu – Phạm
Ngô Minh, 2010: 591]. Quan điểm về giáo
dục của Huỳnh Thúc Kháng đã thoát khỏi
những phạm trù của Nho giáo (vốn dĩ lấy
quá trình tu dưỡng đạo đức, nhân cách con
người làm trung tâm cũng như lấy việc tận
trung phục vụ chính quyền phong kiến và
dựa vào nó là cớ “sinh nhai, phì gia, vinh
thân” cho cá thân, gia đình, dòng họ”)
chuyển sang một phạm trù mới xác định
người học là trung tâm của sự phát triển xã
hội, phát huy vai trò lao động của con
người trong phát triển kinh tế, đó là:
Về mục đích của giáo dục, Huỳnh
Thúc Kháng cho rằng giáo dục phải làm
cho người học có đầy đủ tri thức và kỹ
năng để đáp ứng được việc làm trong xã
hội, nuôi sống bản thân, gia đình góp phần
vào phát triển kinh tế đất nước. Ông đề cao
vai trò của tân học, xóa bỏ cựu học nhưng
đồng thời cũng chỉ ra giáo dục phải biết
xác định mục tiêu cụ thể là thực hành nghề
nghiệp đáp ứng yêu cầu lao động xã hội.
Đồng thời, trong điều kiện xã hội mới tập
trung đến yếu tố nghề nghiệp, việc làm thì
Huỳnh Thúc Kháng lưu ý đối với quần
chúng nhân dân cần có sự lựa chọn việc
học tập sao phù hợp với bản thân, năng lực
và đáp ứng được cái thực tiễn, chớ vì “tâm
lý” chạy theo đám đông mà theo học không
hiểu biết gì vừa mất công vừa mất thời gian
lãng phí vô ích: “Nói cho rõ là học cái hay
bỏ cái dở mà lựa chọn lừa lọc rất cẩn thận,
không có cái “theo mù” và chỉ tô cái vỏ bề
ngoài như lối học của người Nam ta”
[Chương Thâu – Phạm Ngô Minh, 2010:
610]. Những nhận xét của ông thật xác
đáng và sâu sắc với xã hội Việt Nam hiện
nay của thế kỷ XXI khi không ít người học
chưa xác định rõ nhu cầu, năng lực của bản
thân cũng như yêu cầu kỹ năng nghề
nghiệp của xã hội đối với từng lĩnh vực
việc làm mà học tập cốt chỉ để lấy mảnh
bằng đại học nhằm dễ xin việc vào trong
“biên chế nhà nước” cũng như chạy theo
“thị hiếu sính bằng cấp” dẫn đến tình trạng
“thất nghiệp” tràn lan sau khi tốt nghiệp
hoặc làm việc trái với ngành, nghề đã được
đào tạo: “những quyền lợi của người làm
quan, cách đối đại đặc biệt với những học
sinh thi đậu, đã gây cho dân ta ngày nay
một cái tâm lý “học để đi thi” không khác
gì cái tâm lý của sĩ phu xưa vậy” [Chương
Thâu – Phạm Ngô Minh, 2010: 495].
Vì vậy, Huỳnh Thúc Kháng nhấn
mạnh ngay từ đầu người dân cần nhận thức
rõ việc xác địch mục đích học tập, khoa cử
là như thế nào, xác định dựa trên thực tế
điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất
nước chứ không phải chạy theo lối học
mới, theo đám đông mà không hiểu biết gì.
Huỳnh Thúc Kháng chú trọng đến mục
đích giáo dục kỹ năng nghề nghiệp, tính
chuyên môn hóa như quan điểm từ truyền
thống của ông cha là “nhất nghệ tinh, nhất
thân vinh”. Ông cho rằng, giáo dục phải
chú trọng đến mặt ứng dụng, thực hành với
tư cách là một nghề phù hợp với khuynh
hướng, năng khiếu của mỗi người và xã hội
đang cần: “Trong nước, người nào cũng
phải biết một nghề. Kỹ nghệ là nghề, khảo
cứu là nghề, trước thuật cũng là nghề.
Muốn công nghệ được thịnh, giáo sư phải
biết trọng khiếu riêng của thiếu niên Học
thuật mà càng chuyên môn, thời cuộc tấn
hóa mới càng chóng thịnh.” [Chương Thâu
95
– Phạm Ngô Minh, 2010: 268]. Mục đích
của giáo dục mới theo Huỳnh Thúc Kháng
không phải là con đường học để đi thi, để
đỗ đạt làm quan, mà là học để có tri thức,
có kỹ năng, hiểu biết nghề nghiệp làm việc
trong xã hội, nuôi sống bản thân, nuôi sống
gia đình và góp phần phát triển xã hội.
Về nội dung giáo dục, theo Huỳnh
Thúc Kháng xác định cốt lõi cần đào tạo về
kỹ năng ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết)
và tri thức hiểu biết về khoa học, kỹ thuật
cho người học trong bối cảnh xã hội phát
triển mới:
Nếu như trước đây việc dạy kỹ năng
ngôn ngữ (gồm: tiếng nói và chữ viết) chủ
yếu tập trung vào dạy chữ Hán, thực hiện
trên cơ sở dạy Tam tự kinh hay Minh tâm
bảo giám mang tính kinh điển nhằm thực
hành lễ nghi đạo đức trong gia đình, dòng
họ, cộng đồng thì nay tập trung dạy Quốc
ngữ thông qua dạy lịch sử Việt Nam và thế
giới, địa lý, bác vật (khoa học tự nhiên),
toán pháp. Ông coi chữ Quốc ngữ là tiếng
mẹ đẻ: “vẫn nhận chữ Quốc ngữ là tiếng
nước nhà, làm nền cho môn học phổ
thông” [Chương Thâu – Phạm Ngô
Minh, 2010: 574]. Mặt khác, Huỳnh Thúc
Kháng đã có sự nhận thức rất tiến bộ trước
bối cảnh thời đại khi xác định chữ Pháp là
chìa khóa cho việc tiếp thu văn hóa, văn
minh phương Tây: “hoàn cảnh sanh hoạt
của nước ta ngày nay, chữ Pháp là cần
nhứt” [Chương Thâu – Phạm Ngô Minh,
2010: 574], bởi vì mọi giao thương với khu
vực và thế giới của Việt Nam lúc bấy giờ
chủ yếu đều thông qua sự bảo hộ của chính
quyền thực dân Pháp. Điều đó có ý nghĩa
như ngày nay, khi Anh ngữ trở thành công
cụ giao tiếp thông dụng cho mọi hoạt động
giao lưu hội nhập quốc tế đòi hỏi phải xác
định giáo dục kỹ năng tiếng Anh trở thành
ngoại ngữ thứ hai cho mọi người, như ông
từng viết: “Giáo dục nhất định theo sự tất
yếu trên đường sanh hoạt một dân tộc”
[Chương Thâu – Phạm Ngô Minh, 2010:
575]. Tuy nhiên, Huỳnh Thúc Kháng vốn
dĩ xuất thân là một nhà Nho chịu ảnh
hưởng của nền Hán học nên ông không phủ
nhận những giá trị tích cực của việc học
tập chữ Hán mới tư cách là công cụ trong
ghi chép của nước ta suốt mất ngàn năm
qua cũng như mối quan hệ giao lưu Việt –
Hoa trên nhiều lĩnh vực văn hóa – kinh tế
cho nên: “mù chữ Hán vẫn có điều bất
tiện” [Chương Thâu - Phạm Ngô Minh,
2010: 573].
Bên cạnh đó, vai trò của tri thức khoa
học kỹ thuật không chỉ với tư cách là làm
thay đổi nhận thức của người học mà còn
giúp cho kế sinh nhai nghề nghiệp người
học trong thực tiễn đời sống xã hội mới
cũng không kém phần quan trọng trong nội
dung giáo dục theo quan điểm của Huỳnh
Thúc Kháng. Ông cho rằng, có ngôn ngữ
rồi thì mới đọc và học được những tri thức
khác, do đó việc tiếp thu tri thức khoa học
chính là sự mở rộng hiểu biết của tư duy
làm cho tư tưởng con người được tự do
không lệ thuộc vào sự “ngu muội” thiếu
hiểu biết, lạc hậu, hạn hẹp về tầm nhìn,
tính tích cực, sáng tạo được mở rộng: “Học
giới nước ta không có tư tưởng tự do,
không có năng lực sáng tạo, mất hẳn tính
chất phán đoán, chỉ một mực nhắm mắt
theo mù làm nô lệ cho người xưa”
[Chương Thâu – Phạm Ngô Minh, 2010:
269]. Do đó mà ông nhận định: “muốn
tư tưởng được tự do, thời tâm trí phải biết
tự lập mới được. Tự lập nghĩa là tự mình
xét, tự mình tin phải có não khảo cứu
phải lấy khoa học làm chủ nghĩa” [Chương
Thâu – Phạm Ngô Minh, 2010: 269].
Trong quá trình học thì người học cần phải
có tư duy khoa học để nghiên cứu tìm tòi
96
nội dung của môn học trong thực tiễn, đó là
căn cứ vào thực tiễn, lý tính chứ không mơ
hồ, chủ quan, cảm tính. Huỳnh Thúc
Kháng đã chỉ ra hạn chế của nội dung học
tập rập khuôn, máy móc và thậm chí là sáo
rỗng của nền giáo dục phong kiến là:
“Ngày trước học Hán văn, đọc sách làm
văn, theo lối từ chương không cần biết đến
thực dụng học văn của thánh hiền là thế
nào, nên mài miệt theo mậu thuyết Tống
nho mà hết ngày” [Chương Thâu – Phạm
Ngô Minh, 2010: 591].
Nội dung giáo dục theo quan điểm của
Huỳnh Thúc Kháng vừa thể hiện tính hai
mặt lại vừa thống nhất trong một quá trình,
đó là: học ngôn ngữ, tập chữ viết làm công
cụ, cơ sở để học tập tri thức khoa học, kỹ
thuật, tiếp cận được với những thông tin
mới mẻ của thế giới nhằm nâng cao nhận
thức tư duy, làm cho tư tưởng tích cực,
sáng tạo, gắn với thực tiễn đời sống xã hội,
đất nước và thời đại.
Về phương pháp giáo dục, muốn thực
hiện được nội dung mới của giáo dục là đào
tạo kỹ năng ngôn ngữ và tri thức khoa học
kỹ thuật, Huỳnh Thúc Kháng cho rằng phải
đi từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp,
nghĩa là phải có tính hệ thống liên thông từ
tiểu học, trung học và phổ thông rồi đến
“chuyên môn”, ngày nay chính là giáo dục
phổ thông (mầm non, tiểu học, trung học)
và giáo dục chuyên nghiệp (trung cấp – cao
đẳng – đại học). Mà giáo dục phổ thông
chính là nền tảng cơ bản để người học có
cơ sở tiếp thu những bậc học cao hơn, cho
nên trong giáo dục việc đầu tiên là có
phương pháp hệ thống: “có chuyên môn
mà không có phổ thông lại là một điều
hại vì không có học thức phổ thông thời
“không có não tổng hợp” Giáo dục phổ
thông bởi cớ ấy mà thành một việc trọng
yếu.” [Chương Thâu – Phạm Ngô Minh,
2010: 268]. Ngoài ra, phương pháp giáo
dục còn phải là gắn liền giữa lý thuyết với
thực hành, trong đó chú trọng đến ứng
dụng thực nghiệm khi Huỳnh Thúc Kháng
chỉ ra thực trạng người học: “ra ở đời, nhiều
điều có học mà vô dụng, nhiều điều xã hội
cần lại không biết” [Chương Thâu – Phạm
Ngô Minh, 2010: 269]. Quan điểm này của
Huỳnh Thúc Kháng có một ý nghĩa lớn cho
đến ngày nay với thực trạng giáo dục Việt
Nam vẫn chưa có sự gắn kết thực sự giữa
nhà trường với xã hội, hay nói cách khác là
đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của xã
hội. Nguyên nhân một phần là sự ảnh
hưởng của nền giáo dục phong kiến hàng
ngàn năm theo lối: “trích cú tầm chương,
chú thích từng câu từng chữ trong thánh
kinh hiền truyện để tô vẽ cho đạo lý tôn
quân, cách học ấy rất là áp chế tư tưởng,
thúc phược tinh thần chính là thích hợp
với cái nhu cầu của nhà quân chủ để bảo trì
quyền uy của mình và khu hết cả sĩ phu
trong nước vào cái đường tối tăm chặt hẹp
có lợi cho mình.” [Chương Thâu – Phạm
Ngô Minh, 2010: 492]. Phương pháp giáo
dục này đã làm cho người học trở nên thụ
động: về mặt tư duy người học tiếp thu theo
hướng “một chiều”, đánh mất đi tính phản
biện “đa chiều” của tư tưởng; về mặt hành
vi người học rập khuôn theo quan điểm
người dạy và nội dung sách vở mà không
chú ý đến tính sinh động của hoàn cảnh
thực tiễn xã hội luôn thay đổi. Vì lẽ đó, ông
yêu cầu phải: “Học đường phải dọn đường
cho xã hội mới được. Muốn thế, phải: a)
dạy thực hành (pratique) trước rồi dạy lý
luận (theorie) sau; b) dùng phép thực
nghiệm (experience) để dạy hơn là dùng
sách.” [Chương Thâu – Phạm Ngô Minh,
2010: 269]. Từ đó, ông chỉ ra lối học với tư
duy phản biện của người phương Tây là:
“nhờ cái mối tư tưởng tự do mà phát đạt
97
rất sớm. Tư tưởng được tự do, nên phàm
nhà hiền triết, sáng lập và phát minh được
cái thuyết gì thì làm ra sách vở, công bố
cho người đời tha hồ biện bác phê bình.
Nhờ lối biện bác phê bình ấy mà chân lý
càng bày tỏ ra, không bị cái gì che lấp”
[Chương Thâu – Phạm Ngô Minh, 2010:
505]. Mặt khác, từ thực tiễn từ thực tiễn
bản thân mình, Huỳnh Thúc Kháng khẳng
định vai trò quan trọng nhất của phương
pháp giáo dục là tự học, tự nghiên cứu. Ông
cho rằng: “muốn tư tưởng được tự do,
thời tâm trí phải biết tự lập mới được”,
đồng thời chỉ rõ: “học đường là nơi “dọn
đường” cho xã hội, nên học đường phải
luyện tập não khảo cứu cho thiếu niên”
[Chương Thâu – Phạm Ngô Minh, 2010:
269]. Như vậy, trong các quan điểm đổi
mới về phương pháp giáo dục, Huỳnh Thúc
Kháng đã thể hiện tư duy biện chứng xác
định các phương pháp quan trọng là: giáo
dục phải có phương pháp hệ thống từ thấp
lên cao, từ đơn giản đến phức tạp; cần gắn
liền giữa lý thuyết với thực hành, chú trọng
phương pháp thực nghiệm với người học;
và xác định tầm quan trọng quả phương
pháp tự học, tự nghiên cứu đối với người
học trong quá trình giáo dục nâng cao.
3. Kết luận
Dù chưa xây dựng một cách đầy đủ và
hoàn thiện thành một hệ thống các vấn đề
của giáo dục Việt Nam hiện đại đầu thế kỷ
XX trước sự lụi tàn của nền giáo dục Nho
giáo phong kiến nhưng Huỳnh Thúc Kháng
xuất phát từ tấm lòng yêu nước, thương
dân, từ sự nhạy cảm với chính trị và thời
cuộc, ảnh hưởng bởi những tư tưởng Canh
tân của các bậc tiền nhân và nội dung của
các tân thư được truyền bá vào Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cùng với
những giá trị tiến bộ của văn hóa, văn minh
phương Tây, trở thành người tuyên truyền,
phổ biến quan điểm về một nền giáo dục
mới cho quần chúng nhân dân. Đó là một
cuộc cách mạng trong quá trình chuyển
biến nhận thức của ông từ một nền giáo
dục phong kiến sang một nền giáo dục mới
trên cơ sở tiếp thu những tư tưởng mới
mang khuynh hướng dân chủ tư sản. Quan
điểm của Huỳnh Thúc Kháng về đổi mới
giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XX khác
hoàn toàn với giáo dục phong kiến Nho
giáo truyền thống và mang một ý nghĩa sâu
sắc đối với sự phát triển mới có tính bước
ngoặc của dân tộc đó là:
Thứ nhất, xác định mục đích giáo dục
gắn với nhu cầu thực tiễn phát triển nghề
nghiệp, việc làm của con người trong xã hội;
Thứ hai, nội dung giáo dục tập trung
vào việc đổi mới tư duy tiếp cận với thành
tựu văn minh, tri thức khoa học, kỹ thuật
trên cơ sở nền tảng về ngôn ngữ dân tộc là
Quốc ngữ và hội nhập với thế giới bằng
Pháp ngữ;
Thứ ba, xóa bỏ phương pháp giáo dục
mang tính truyền thụ “một chiều”, đề cao
tính phản biện “đa chiều” của tư duy và
gắn liền với hiện thực xã hội, gắn lý thuyết
với thực hành, thực nghiệm mang tính ứng
dụng nghề nghiệp.
Tư tưởng đổi mới giáo dục của Huỳnh
Thúc Kháng thực sự mang tính thời đại cho
đến tận ngày nay, chỉ cần nhìn vào nền
giáo dục thì có thể nhận diện được một dân
tộc, một quốc gia bởi vì: “giáo dục là
người thợ để vẽ ra bức tranh văn minh.
Ảnh hưởng ra bề ngoài, cuộc trị an ở bề
trong, nhiều hay ít, thịnh hay suy, nguyên
nhân chính ở giáo dục.” [Chương Thâu –
Phạm Ngô Minh, 2010: 269]. Do đó, trong
thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, việc tiếp tục
thực hiện Nghị quyết chuyên đề về “đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
98
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế” số 29-NQ/TW ngày 04
tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI và tư tưởng chỉ đạo
Đại hội XII của Đảng về “tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của
giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát
triển phẩm chất, năng lực của người học”
với trọng tâm xác định là phải đổi mới mục
tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp
giáo dục theo hướng tinh giảm, thiết thực,
phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành
nghề là hết sức cần thiết, cấp bách. Những
vấn đề đổi mới giáo dục được Huỳnh Thúc
Kháng đề ra từ đầu thế kỷ XX vẫn còn
nguyên giá trị, ý nghĩa rất cần được tiếp
thu và kết hợp thực hiện trong quá trình
đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI,
Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế, số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11
năm 2013, Hà Nội.
2. Chương Thâu - Phạm Ngô Minh (2010),
Huỳnh Thúc Kháng Tuyển tập, Nxb Đà Nẵng.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện
Đại hội lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia
Sự thật, Hà Nội.
4. Huỳnh Thúc Kháng (2000), Huỳnh Thúc
Kháng tự truyện và thư gửi Kỳ ngoại hầu
Cường Để, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
5. UBND Tỉnh Quảng Nam (2012), Thân thế và
sự nghiệp cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876 –
1947), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. UBTWMTTQVN-Hội KHLS Việt Nam
(1997), Chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng,
Hà Nội.
Ngày nhận bài: 10/10/2016 Biên tập xong: 15/11/2016 Duyệt đăng: 20/11/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 167_8323_2215218.pdf