Từ lúa sang tôm: rủi ro, những vấn đề sinh thái và xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long

Tài liệu Từ lúa sang tôm: rủi ro, những vấn đề sinh thái và xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long: 1 TỪ LÚA SANG TÔM: RỦI RO, NHỮNG VẤN ĐỀ SINH THÁI VÀ XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ngô Thị Phương Lan 1. Đặt vấn đề Nguyên tắc tổ chức phát triển (development) đã đóng một vai trò then chốt trong lịch sử thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi vấn đề môi trường trở thành một hậu quả rõ nét của quá trình phát triển thì nguyên tắc này đang được nhìn nhận và đánh giá lại về tính bền vững của nó. Thật vậy, Hughes (1995) cho là trong lịch sử của một quốc gia, một cộng đồng, vấn đề môi trường ít khi nào được đề cập đến mà trong dòng lịch sử đó khái niệm phát triển luôn bao trùm và chi phối. Theo phân tích của Hughes, khái niệm phát triển đồng nghĩa với “sự tăng tưởng kinh tế và tiến bộ kĩ thuật” (trang 4) đã có những hạn chế nhất định trong việc chi phối quan niệm của con người về tương lai và thái độ đối với thế giới tự nhiên. Nguyên tắc này được xây dựng trên niềm tin lạc quan của con người vào khả năng sáng tạo và công nghệ để chinh phục những thá...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ lúa sang tôm: rủi ro, những vấn đề sinh thái và xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TỪ LÚA SANG TÔM: RỦI RO, NHỮNG VẤN ĐỀ SINH THÁI VÀ XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ngô Thị Phương Lan 1. Đặt vấn đề Nguyên tắc tổ chức phát triển (development) đã đóng một vai trò then chốt trong lịch sử thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi vấn đề môi trường trở thành một hậu quả rõ nét của quá trình phát triển thì nguyên tắc này đang được nhìn nhận và đánh giá lại về tính bền vững của nó. Thật vậy, Hughes (1995) cho là trong lịch sử của một quốc gia, một cộng đồng, vấn đề môi trường ít khi nào được đề cập đến mà trong dòng lịch sử đó khái niệm phát triển luôn bao trùm và chi phối. Theo phân tích của Hughes, khái niệm phát triển đồng nghĩa với “sự tăng tưởng kinh tế và tiến bộ kĩ thuật” (trang 4) đã có những hạn chế nhất định trong việc chi phối quan niệm của con người về tương lai và thái độ đối với thế giới tự nhiên. Nguyên tắc này được xây dựng trên niềm tin lạc quan của con người vào khả năng sáng tạo và công nghệ để chinh phục những thách thức của tự nhiên. Đây cũng là ảnh hưởng sâu xa của quan điểm tiến hoá vốn rất phổ biến ở các nước phương Tây vào cuối thế kỉ 19 và trong thế kỉ 20. Chính vì quan điểm tự tin và lạc quan về khả năng của con người nên kết quả là thế giới tự nhiên, và tính bền vững của nguồn tài nguyên khai thác trong suốt một thời gian dài không được chú ý đến. Với những dẫn chứng của sự thất bại của phát triển trong quá khứ từ cuộc cách mạng nông nghiệp ở Ai Cập, thời đại kim khí (age of metals) ở Châu Âu, cách mạng đô thị, Ông đã cho thấy tất cả các cuộc cách mạng đó đều có những bước lùi và những bước lùi này tất cả đều có liên quan đến môi trường, cụ thể như yếu tố khí hậu, tài nguyên, lũ lụt (trang 5-6). Trên cơ sở những bài học trong lịch sử về mối quan hệ giữa phát triển và môi trường, trong bối cảnh môi trường thế giới hiện nay, tác giả đã đưa ra hướng tiếp cận các quá trình sinh thái đối với lịch sử thế giới. Theo hướng tiếp cận này, các sự kiện của con người được đặt trong bối cảnh hệ sinh thái để hướng đến một sự phát triển bền vững chứ không chỉ đơn thuần là những chỉ số tăng trưởng kinh tế. Bền vững không phải là một nền kinh tế tĩnh mà là trong đó việc sử dụng các nguồn tài nguyên khác nhau theo khả năng của hệ sinh thái cung cấp mà không bị tổn thất vĩnh viễn. Trên nền tảng hướng tiếp cận các quá trình sinh thái mà Hughes (1995) đã đưa ra, bài viết cho là bức tranh phát triển ở ĐBSCL hiện đang ở giai đoạn cần một định hướng trong nhận thức về khái niệm phát triển. Hiện nay, sau một thời gian phát triển đạt được những thành tựu kinh tế nhất định, vùng đất này đang phải đối mặt với những vấn đề về tính bền vững của nó.  ThS – NCS, khoa Nhân học. 2 Tập trung phân tích những vấn đề sinh thái và xã hội khi người nông dân chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm thương mại như một mô hình nổi bật thể hiện sự phát triển kinh tế đang diễn ra sôi động tại ĐBSCL, bài viết cho là người nông dân ĐBSCL đang ở trong một môi trường có độ rủi ro cao cả về mặt sinh thái lẫn kinh tế mà đây là kết quả của quá trình xem phát triển (phát triển kinh tế và khoa học kĩ thuật) như nguyên tắc tổ chức then chốt. Kết quả là tại đây đã xuất hiện những thay đổi quan trọng về xã hội như là những đáp ứng của người dân với một xã hội rủi ro. 2. Đồng bằng Sông Cửu Long: cái nhìn từ xã hội rủi ro Rủi ro trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong các lí thuyết văn hoá xã hội kể từ đầu những năm 1980. Khi đề cập đến hiện tượng rủi ro và vai trò của nó trong đời sống xã hội, thuyết risk society (xã hội rủi ro) của Ulrich Beck, một nhà xã hội học người Đức, như là một trong những lí thuyết của thời đại (Lupton et al. 1999 và Zinn 2008). Lí thuyết này, theo quan điểm của Lupton, rõ ràng tương phản với những cách tiếp cận khoa học - kĩ thuật về rủi ro trong việc nó đã quan tâm đến các bối cảnh văn hoá và xã hội rộng lớn hơn mà trong đó khái niệm rủi ro được hình thành và phát triển. Cách tiếp cận xã hội rủi ro được xem như một cách nhìn mới về xã hội đương đại, một xã hội được hình dung qua lăng kính rủi ro. Theo Beck, xã hội của con người hiện nay đang ở giai đoạn hiện đại thứ hai (second modernity) đó là xã hội rủi ro. Khác với giai đoạn hiện đại thứ nhất (first modernity), giai đoạn hiện đại thứ hai này không có cái nhìn lạc quan về tính hiện đại. Hiện đại ở giai đoạn trước được hiểu với những điều tốt đẹp (goods) nó đã đem đến cho con người nhờ vào sự phát triển của khoa học và kĩ thuật. Ở giai đoạn hiện đại thứ hai, hiện đại được nhìn nhận dựa trên “sự phân phối những cái xấu (bads) luân chuyển bên trong và vượt qua các ranh giới khác nhau và những cái xấu này không chỉ giới hạn trong phạm vi một xã hội riêng lẻ”. Những cái xấu này chính là những rủi ro (risks) mà con người đang phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Theo Beck những rủi ro đó “xuất phát từ hành động của con người – của nhà nước, của các nhà khoa học, các nhà kỹ thuật, và các tập đoàn – vốn xem thế giới như một phòng thí nghiệm. (Beck and Willms 2004: 2-3). Những rủi ro môi trường chẳng hạn như ô nhiễm không khí, chiến tranh hóa học, và công nghệ sinh học lan tràn khắp nơi. Xã hội rủi ro là “một giai đoạn phát triển của xã hội hiện đại trong đó các rủi ro xã hội, chính trị, sinh thái và cá nhân là do sự thúc đẩy (momentum) của sự đổi mới (innovation) ngày càng thu hút sự kiểm soát và các thiết chế bảo vệ của xã hội công nghiệp” (Beck 1999:112, Mythen 2004:16). Như vậy, rủi ro ở đây được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Rủi ro không đồng nghĩa với những điều không may do tự nhiên mang đến mà là do chính con người tạo ra. Với đặc điểm tự nhiên là một vùng đồng bằng trù phú, có nhiều sông rạch, thường xuyên được dòng sông Mê Kông bồi đắp phù sa, Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp rất lớn của Việt Nam. Trong bối cảnh ngày càng tham gia mạnh mẽ vào 3 thị trường thế giới, ĐBSCL đã có những thay đổi mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Trong hơn thập kỉ qua, phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đã trở thành một hiện tượng nổi bật của vùng. Với những tiến bộ về khoa học và kĩ thuật, hiện nay, các hoạt động kinh tế đa dạng ngày càng hướng về thị trường. Vùng đất này đã chuyển mạnh mẽ sang sản xuất nông nghiệp giá trị cao. Sản xuất nông nghiệp thương mại ngày càng được gia tăng về quy mô và cường độ. Thật vậy, tuy chỉ chiếm 12% diện tích của cả nước nhưng hàng năm đồng bằng này cung cấp 50% sản lượng lúa gạo, 90% lượng gạo xuất khẩu1, 80% sản lượng thuỷ sản, và 60% lượng thuỷ sản xuất khẩu2 của cả nước. Tuy nhiên, đi cùng với những con số tăng trưởng về kinh tế, bức tranh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp thời gian qua tại đây thường được nhận định với những cụm từ như “tự phát”, “manh mún”, “thiếu đồng bộ” và bộ mặt nông thôn ĐBSCL nổi lên với những hiện tượng “lấy chồng Đài Loan”, “thiếu lao động nông nghiệp”, “điệp khúc trồng – chặt”, “nông dân không đất, nợ nần, túng thiếu” Nông thôn ĐBSCL không còn được hình dung với những khung cảnh nông thôn thi vị lãng mạn của một khung cảnh thôn quê thanh bình với những người dân hiền lành chân chất, quanh năm chỉ biết có công việc đồng ruộng cố hữu mà nơi đây đã có những biến đổi sâu sắc trên nhiều phương diện, đặc biệt là ở khía cạnh sinh thái và xã hội. Trong phương thức mưu sinh tại đây, những thay đổi cũng đã biểu hiện rất sâu sắc mà trường hợp các nông dân nuôi tôm là một điển hình. Tuy ĐBSCL không phải là một xã hội công nghiệp, nhưng nếu xét về sự gia tăng mức độ và nhận thức về rủi ro thì chúng ta cũng có thể xem ĐBSCL như xã hội trong đó rủi ro đang trở thành một hiện tượng nổi bật mà các cư dân tại đây dang phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày của họ. Nuôi tôm: một hoạt động kinh tế rủi ro: việc nuôi tôm kết hợp với trồng lúa đã có từ vài thập kỷ qua ở các tỉnh ven biển ở ĐBSCL3. Tuy nhiên, xét về quy mô và tốc độ phát triển thì chỉ khoảng hơn 10 năm trở lại đây, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực con giống, thức ăn và các loại hoá chất hỗ trợ, phong trào nuôi tôm thương mại để cung cấp cho thị trường đã phát triển mạnh mẽ trên toàn vùng ĐBSCL.4 Với lợi nhuận cao hơn trồng lúa từ 7 đến 10 1 "Đồng bằng sông Cửu Long – Tiềm năng xuất khẩu nông sản còn bỏ ngỏ”, Tạp chí thương mại (Commercial Magazine), Vol 1&2/ 2007, Truy xuất từ www.vst.vista.gov.vn (Website of National Information Center for Science and Technology, Vietnam) 2 Vietnam Economic News, 2008, “The Mekong Delta: a Big Exporter”, In The Mekong Delta Rising with the WTO, Truy xuất từ www.mdec.vn. (Website of The Mekong Delta Economic Cooperation) 3 Chẳng hạn như ở Sóc Trăng, người dân đã bắt đầu nuôi từ những năm 1960 với chỉ vài ha. Đến những năm 1980, diện tích nuôi tôm của Sóc Trăng đã tăng lên đến mấy chục ngàn ha (Đỗ Quang Tiếng Vượng và Lin 2001: 4). 4 Chẳng hạn như ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An, vào năm 1998 diện tích nuôi tôm là 859,85 ha. Tuy nhiên đến năm 2004, diện tích tăng lên đến 2,000 ha (tăng 2,3 lần) (Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Cần Đước, tỉnh Long An năm 2007). Tỉnh Cà Mau là một trong những tỉnh nuôi tôm nhiều của vùng, diện tích nuôi tôm vào năm 2000 là 106.000 ha, đến năm 2007, diện tích tăng lên đến 250.000 ha (tăng 2,3 lần) (Nguồn: “Thăng trầm nghề nuôi tôm ở Tây Nam Bộ”. Ngày 11 tháng 9 năm 2008. Truy xuất từ trang web www.kinhte24h.com). Diện tích nuôi tôm hiện nay ở ĐBSCL là 537.607 ha, chiếm 89,3% tổng diện tích đã thả nuôi của cả nước. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú là 536.800ha, tôm thẻ chân trắng 4 lần, con tôm đã đem lại sự thay đổi cho đời sống người nông dân ở những vùng đất lợ vốn trước đây có điều kiện kinh tế khó khăn do năng suất sản xuất lúa của vùng đất này không cao. Nghề nuôi tôm đã đóng vai trò quan trọng trong hai thập niên qua trong việc giảm nghèo, giải quyết việc làm và tăng nguồn thu ngoại tệ cho Việt Nam (Estelles et al, 2002 trích trong Do Thi Den, Tihomir Ancev và Michael Harris 2007: 2). Ở ĐBSCL, có ba mô hình nuôi tôm chủ yếu: quảng canh, quảng canh cải tiến, và công nghiệp. Với đặc điểm về diện tích, điều kiện sinh thái, nguồn vốn, và kiến thức, các hộ nông dân ở ĐBSCL chủ yếu nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến. Hiện nay, con tôm được nuôi nhiều ở các vùng giáp biển như Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, và Long An. Trong nghề nuôi tôm, môi trường và thị trường là hai yếu tố rủi ro chính và cả hai yếu tố này đều liên quan chặt chẽ đến hoạt động của con người. ĐBSCL hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hoá. Có bằng chứng cho thấy là các nông dân đang phải đối mặt với những rủi ro do con người tạo ra vốn xuất phát từ những hoạt động liên quan đến yếu tố khoa học kĩ thuật ở cả trong nghề tôm và các ngành công nghiệp khác. Do vậy, hiện nay ĐBSCL đang phải đối mặt với những suy thoái môi trường với hơn 220.000 tấn nước thải công nghiệp được thải ra mỗi năm. Ngoài ra, các hoạt động chăn nuôi bao gồm cả nghề tôm và cá cũng góp phần quan trọng trong việc giảm chất lượng môi trường của vùng. Hàng ngày, các hoạt động này thải ra khoảng 22.500 tấn chất thải rắn và 40.000 mét khối chất thải lỏng chưa xử lí vào môi trường nước của vùng. Nhiều con sông trong vùng đã trở nên ô nhiễm nặng nề5. ĐBSCL hiện nay có hơn 130 khu – cụm công nghiệp, hầu hết đều “nằm tiếp giáp sông và chưa có hệ thống xử lý nước thải”. Và một số nhà máy thuộc các ngành nghề dễ gây ô nhiễm lại được “đặt ở đầu nguồn nước”. Ngoài ra, vấn đề “dễ dãi trong thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường” lại là một trong những yếu tố để lôi kéo và thu hút đầu tư.6 Trong nghề tôm, việc tập trung nuôi thâm canh với việc sử dụng nhiều sản phẩm hóa chất đã góp phần làm cho suy thoái thị trường. Công trình nghiên cứu của Environmental Justice Foundation (2003) cho thấy là do nuôi tôm là một ngành công nghiệp tập trung vốn nên thức ăn, thuốc và hóa chất được sử dụng với mức độ cao. Lượng hóa chất và chất thải của nghề tôm làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, các dòng sông và các vùng ven biển. Người ta lo ngại là các loài sinh vật khác và cả con người sống trong những vùng này có thể chịu những tác động nặng nề do môi trường ô nhiễm này. 807ha. Diện tích nuôi tôm sú tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Cà Mau (257.000ha), Bạc Liêu (121.811ha), Kiên Giang (77.218ha), Sóc Trăng (47.597ha), Trà Vinh (25.457ha). (Nguồn: Bộ NNPTNT – “Phát triển vùng nuôi tôm nước lợ: mạnh ai nấy làm”. Ngày 29 tháng 9 năm 2008. Truy xuất từ trang web www.laodong.com.vn) 5The seminar titled “Protecting the Mekong Delta Environment and amid Industrialization and Modernization” held on September 30 th , 2008 in Can Tho, Vietnam. Retrieved on October 2 nd , 2008 from www.thanhniennews.com 6 Ánh Dương - Cao Phong, “ĐBSCL: ‘Bán’ một phần môi trường để công nghiệp hóa?” Ngày 28 tháng 12 năm 2007, Truy xuất từ www.sggp.org.vn 5 Hậu quả trực tiếp của môi trường ô nhiễm cũng được cho là nguyên nhân của những vụ thất bại liên tiếp trong những năm qua. Tỷ lệ thất bại tôm ở ĐBSCL ngày càng gia tăng. Chẳng hạn như ở xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng từ năm 2004 đến 2006 tỷ lệ thất bại tăng từ 30-50%. Đến năm 2007, đặc biệt năm 2008, tỷ lệ tôm chết lên đến hơn 90%.7 Trong nghề tôm, nếu xét nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc suy thoái và hủy hoại môi trường thì nguyên nhân hàng đầu là hoạt động nuôi tôm thương mại. Nhưng nhìn trong một bối cảnh cấu trúc rộng lớn hơn thì chính yếu tố tiêu thụ (consumption) là nguyên nhân sâu xa của sự suy thoái môi trường này. Bảng 1: Các nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới năm 2003 (Nguồn:FAO FISHSTAT trích trong Leung & Engle 2006:6) 50% 7% 7% 10% 10% 16% Thái Lan Trung Quốc Ấn Độ Indonesia Việt Nam Các nước khác Bảng 2: Các nước nhập khẩu tôm lớn trên thế giới năm 2003 (Nguồn:FAO FISHSTAT trích trong Leung, Engle 2006:8) 44% 5% 5% 7% 12% 27% Mỹ Nhật Bản Tây Ban Nha Pháp Ý Các nước khác Bảng 1 và bảng 2 cho thấy, trong mối quan hệ cấu trúc giữa tiêu thụ và sản xuất thì các nước Châu Á là nơi tập trung sản xuất còn các nước Châu Âu và Châu Mỹ là những thị trường tiêu thụ lớn. Chính nhu cầu tiêu thụ này cũng đóng một phần quan trọng cho sự suy thoái môi trường ở các nước sản xuất. Cấu trúc này đã phổ biến ở giai đoạn thứ hai của quá trình mở rộng thuộc địa trên thế giới. Ví dụ điển hình của cấu trúc này liên quan đến môi trường đó là hậu quả của việc sản xuất chuối, cao su và cà 7 Trao đổi với chính quyền địa phương tháng 5 năm 2008 6 phê thương mại ở các vùng nhiệt đới Châu Mỹ La tinh cung cấp cho thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ vào những năm đầu thế kỷ 20. (Xem thêm trong Tucker 2002) Bên cạnh chất thải từ nuôi tôm thâm canh thì việc phá rừng ngập mặn để nuôi tôm cũng là một tác động lớn đến hệ sinh thái. Hệ sinh thái ngập mặn ở Việt Nam phân bố ở bốn vùng riêng biệt: Đông Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, Trung Nam bộ, và Nam bộ, trong đó Nam bộ là nơi có diện tích lớn nhất, tập trung chủ yếu ở vùng bán đảo Cà Mau của ĐBSCL. Rừng ngập mặn có vai trò rất lớn đối với việc điều hòa nguồn nước ngọt cho cả vùng đồng bằng, cung cấp nơi sinh trưởng cho các loài thủy hải sản. Tuy nhiên do quá trình phát quang rừng để nuôi tôm nên diện tích rừng ngập mặn hiện nay đã suy giảm nhiều. Kết quả là hiện nay hiện tượng nước mặn xâm thực ngày càng sâu vào trong đất liền. 8 Đây cũng là tình trạng tương tự ở các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia, Sri Lanka, India. Từ năm 1980 đến năm 2000 tổng diện tích rừng ngập mặn ở bốn quốc gia này bị giảm 28% từ hơn 5 triệu xuống còn 3,6 triệu ha. Và đây cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến việc các quốc gia này phải chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt sóng thần ngày 26 tháng 12 năm 2004.9 Về yếu tố thị trường, bên cạnh các yếu tố liên quan như giá cả đầu vào và tính rủi ro môi trường thì sự gia tăng nhanh chóng của việc sản xuất tôm trong vùng và các quốc gia khác trong khu vực đã dẫn đến tình trạng vượt cung đã càng làm gia tăng tính rủi ro của nghề nuôi tôm. Giá con tôm ngày càng giảm trong khi nguyên liệu đầu vào lại ngày càng tăng. Vụ tôm năm 2008, giá tôm giảm từ 18 đến 30% trong khi đó giá thức ăn cho tôm tăng từ 15 đến 30%. Do vậy, dù có được vụ mùa thì người nông dân vẫn phải chịu thua lỗ nặng.10 Vì thế, mặc dù phương thức mưu sinh mới này dường như dẫn đến những thay đổi tích cực chung về cuộc sống nhưng hoạt động này lại có “mức độ rủi ro đặc biệt cao” (Environmental Justice Foundation 2003:16). Độ rủi ro cao trong nuôi tôm được phản ánh qua mức độ nợ của các hộ nông dân. Lợi ích từ nuôi tôm trong những năm đầu cao, cho phép các nông dân trả hết nợ ban đầu đầu tư nuôi tôm, tăng chất lượng cuộc sống, và mở rộng quy mô nuôi tôm hơn nữa. Nhờ vào lợi ích kinh tế do con tôm đem lại, nhiều hộ gia đình ở ĐBSCL đã có thể sở hữu những căn nhà căn nhà có giá trị vài trăm triệu đồng và mua sắm những vật dụng có giá trị khác.11 Tuy nhiên, hiện nay nông dân lại nợ ngân hàng 8 “Phá rừng ngập mặn: bài học đắng cay sau 25 năm” Ngày 3 tháng 7 năm 2008. Truy xuất từ hoc/Pha-rung-ngap-man-bai-hoc-dang-sau-25-nam/10729233/188/ (Website của Trung tâm báo chí và truyền thông quốc tế - Bộ thông tin và truyền thông) 9 “Press Release: Mangrove loss left Asia vulnerable when tsunami struck”, Ngày 23 tháng 2 năm 2006, Truy xuất từ (trang web của tổ chức NGO, The Environtment Justice Foundation, Anh) 10 “Farming Tiger Shrimp in Mekong Delta”, Ngày 19 tháng 9 năm 2008, Truy xuất từ www.en.china.cn 11 Đây là một chi tiêu đáng kể đối với nông dân vùng ĐBSCL vì chuẩn nghèo tại đây là 200.000 đồng/ người/ tháng. Và thu nhập bình quân đầu người hàng tháng là 627.600 VNĐ. (Nguồn: Statistical handbook of Vietnam of 2007). Truy xuất từ www.gso.gov.vn (website of General Statistic Office of Vietnam) 7 rất nhiều và không có khả năng chi trả.12 Kết quả khảo sát các hộ nuôi tôm ở xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, một trong những tỉnh nuôi tôm nhiều của ĐBSCL vào tháng 6 năm 2006 cho thấy 90% các hộ gia đình của xã này đều đã thế chấp sổ đỏ nhà đất cho ngân hàng. Tổng số nợ quá hạn hiện nay của xã là 25 tỷ đồng13. Các vùng khác của ĐBSCL cũng có tình cảnh tương tự.14 Do đã đổ nhiều vốn đầu tư vào nuôi tôm nên một khi không còn đủ điều kiện để vay ngân hàng nữa, các nông dân quay sang các nguồn cho vay nóng với lãi suất rất cao để tiếp tục đầu tư vào nuôi tôm với hy vọng sẽ lấy lại được vốn và trả hết nợ. Ngoài hậu quả xã hội tiềm ẩn đó là tình trạng nông dân không đất do quá trình chuyển đổi đem đến, do tính chất siêu lợi nhuận của con tôm nên quá trình chuyển đổi này cũng dẫn đến những mâu thuẫn về sử dụng nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên nước. Mâu thuẫn nổi cộm là giữa vùng nuôi tôm và vùng trồng lúa trong cùng một địa phương và mâu thuẫn giữa những người nuôi tôm sử dụng chung một nguồn nước. Hệ thống thủy lợi ở ĐBSCL được xây dựng với mục tiêu tập trung vào phát triển cây lúa cho vùng ngập nước ở ĐBSCL, chẳng hạn như chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau. Kênh ngọt hóa Quản Lộ - Phụng Hiệp (từ Cần Thơ đi Cà Mau) đã làm cho hàng trăm ngàn ha đất nhiễm phèn mặn lưu niên bao đời, hoang hóa thành thâm canh tăng vụ. Nhiều nơi từ độc canh cây lúa mùa một vụ đã tăng lên 2 đến 3 vụ/năm. Các loại cây màu, cây ăn trái cũng phát triển. Nhưng từ khi nhận thấy được tính siêu lợi nhuận của con tôm, người dân ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang đã tự phát phá vỡ các công trình ngọt hóa dẫn nước mặn vào để nuôi tôm mà ngành chức năng, chính quyền địa phương không kiểm soát được. Thậm chí khi đã được chính thức thừa nhận như một mô hình chuyển dịch thì vấn đề nguồn nước trong nghề nuôi tôm vẫn chưa được giải quyết triệt để. Lời kể của một nông dân ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng phác họa được bức tranh về tình trạng này “Xứ này, ban đầu chỉ có vài hộ phá lúa nuôi tôm; nhưng cả cánh đồng đã bị nước mặn tràn vào thì làm sao trồng lúa được nữa. Vả lại, bây giờ nuôi tôm sú mau làm giàu hơn trồng lúa nhiều. Nhưng có một điều rất đau lòng là người nghèo làm gì có vốn nuôi tôm; khi đất bị nhiễm mặn đành phải bỏ hoang hoặc sang, bán. Vì thế, ở đây đã xảy ra nhiều vụ xô xát, kiện tụng mà chính quyền địa phương vẫn chưa giải quyết được”.15 12 Như Giang, Nhật Hồ, Cao Long, “Đồng bằng sông Cửu Long: chúa chổm vì tôm”, Lao Động, ngày 24 tháng 2 năm 2006. Truy xuất từ www.binhthuan.vn (website of Binh Thuan province, Vietnam) 13 Trao đổi với cán bộ địa phương 14 Như Giang, Nhật Hồ, Cao Long, “Đồng bằng sông Cửu Long: chúa chổm vì tôm” (the Mekong Delta: being over head and ears in debts because of shrimp), Lao Động newspaper, dated February 24th 2006. Retrived June 16th 2007 from www.binhthuan.vn (website of Binh Thuan province, Vietnam) 15 “Hệ thống thủy lợi ĐBSCL: Bài 1: Bất cập trong ‘sống chung với lũ’, Báo SGGP ngày 27 tháng 10 năm 2008. Truy xuất từ (website của tỉnh An Giang) 8 Cũng giống như trồng lúa, nước là một yếu tố rất quan trọng trong nuôi tôm. Do tính bất cập của hệ thống thủy lợi nên nhiều nơi ở ĐBSCL việc lấy nước và xả nước đều ở chung một nguồn do vậy rất dễ đến tình trạng lây nhiễm nhanh. Do lợi nhuận, tuy có sự hướng dẫn xử lý tiêu hủy khi tôm bệnh nhưng do tiếc của nên đa phần người dân vẫn xả nước, tháo tôm để bán hy vọng bù đắp được một phần thiệt hại. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến mâu thuẫn giữa những hộ nuôi cận kề nhau. Do tính bấp bênh của nghề nuôi tôm nên hiện thời đây cũng chưa phải là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết nhu cầu lao động tại chỗ. Cũng giống như trồng lúa, nuôi tôm cũng làm theo thời vụ nên lao động trong thời gian nông nhàn là một vấn đề lớn của vùng. Khi người nông dân không thể tự sống trên mảnh đất của mình được thì di dân là một sự lựa chọn tối ưu khác. Kết quả điều tra năm 2006 của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Trung tâm phát triển nông thôn thuộc Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy trong tám xã được khảo sát ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và ĐBSCL thì lao động dưới 40 tuổi không còn, hầu hết lao động đều bỏ lên các đô thị để kiếm việc làm. 90% số người di cư tạm thời và 75% số người di cư dài hạn có động cơ di cư để tìm kiếm việc làm16. Theo đánh giá của giáo sư Tương lai “lao động trẻ bỏ đi cầu thực nơi xa, chỉ có người thất thế và phụ nữ phải ở lại. Đó là những lao động không còn cách nào khác nên phải bám lấy đất nông nghiệp”17. Ở ĐBSCL, sự phát triển kinh tế sôi động của các vùng Đông Nam Bộ như Bình Dương, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh là một lực hút hấp dẫn đối với nguồn nhân lực trẻ tại ĐBSCL. Do thu nhập thấp và công việc không ổn định ở nông thôn, đa phần thanh niên đã chọn con đường di cư lao động. Tuy nhiên, theo đánh giá thì chất lượng của lực lượng lao động ở ĐBSCL tuy chiếm 21,44% lực lượng lao động cả nước nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 83,25%. 18 Sự di cư nguồn lao động trẻ này có những ảnh hưởng nhất định đến đời sống xã hội, tinh thần, và giá trị văn hóa của các cộng đồng cư dân tại địa phương đặc biệt trong việc mất cân bằng về dân số và những tác động xã hội liên quan. Tuy chuyển dịch từ lúa sang tôm chỉ là một gam màu trong bức tranh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐBSCL nhưng ở đây đã thể hiện nhiều vấn đề cần quan tâm trên một bình diện lớn. Nông dân là một lực lượng lao động quan trọng trong xã hội, đã có những đáp ứng rất nhanh nhạy đối với thị trường. Đây là một lợi thế rất lớn cho sự hội nhập của Việt Nam nói chung với thị trường thế giới. Thế nhưng trên thực tế, tính nhanh nhạy này trong những năm qua lại khiến cho người nông dân trở nên dễ bị tổn thương trong một xã hội ngày càng gia tăng tính rủi ro. Những 16 Lê Huy Ngọ, Vũ Trọng Bình, “Nông dân thời công nghiệp hóa”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Số 24-2008, Trang 15 17 Báo Tuổi trẻ, Ngày 10-6 – 2008, trang 3 18 Đào Minh Tuấn “Giải pháp nào cho cư dân vùng biển”. Ngày 13 tháng 10 năm 2008. Truy xuất từ www.baoanhdatmui.vn (Đất mũi online) 9 vướng mắc và tồn tại hiện nay của vùng được lặp đi lặp lại theo tính chu kỳ cho thấy chúng chỉ có thể được giải quyết ở tầm vĩ mô, trong đó qui hoạch và quản lí nông nghiệp là những yếu tố then chốt. TÀI LIệU THAM KHảO 1. Barbier, E., 2004, Shrimp farming and mangrove loss in Thailand, Syndetic Solution, Inc. 2. Barraclough, S. & Finger-Stich, A., 1996, Some ecological and social implications of commercial shrimp farming in Asia. United Nations Research Institute for Social Development 3. Beck, U., 1992, Risk Society: Toward a new modernity. Sage Publications. 4. Beck, U. & Willms, J., 2004, Conversation with Ulrich Beck. Polity Press 5. Đỗ Quang Tiếng Vượng & Lin, K. C., 2001. Rice-shrimp farming in the seawater intrusion zone of the Mekong Delta, Vietnam. ITCZM (The Integrated Tropical Coastal Zone Management at AIT) Monograph No.6. 16 trang 6. Do Thi Den, Ancev, T., & Harris, M., 2007, Technical efficiency of prawn farms in the Mekong Delta, Vietnam. Contributed paper to 51 st Annual Conference, Queentown, NZ. 7. Environment Justice Foundation (EJF), 2003, Risky business: Vietnamese shrimp aquaculture – impacts and improvements. London, UK 8. Estelles, P., Jensen, H, & Sanches, L., 2002, Sustainable development in the Mekong Delta. Centre for Environmental Studies. University of Aarhus. 9. Hughes, J. D., 1995, Ecology and development as narrative themes of world history. Environmental History Review. 19(1):1-16. 10. Huỳnh Phong Tranh, 2008, Đồng bằng sông Cửu Long vào cuộc cạnh tranh toàn cầu. Trong Đồng bằng Sông Cửu Long đồng hành cùng WTO. Vietnam Economic News. Lấy từ website www.mdec.vn. (trang web của diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long), truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2008. 11. Leung, P. & Engle, C. (eds.), 2006, Shrimp culture: economics, market, and trade. Blackwell Publishing. 12. Lupton, D., (ed.), 1999, Risk and sociocultural theory: new directions and perspectives. Cambridge University Press. 13. Nguyễn Thị Song An, 1997, Tổng quát về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nông thôn Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế. số 85. Tháng 11- 1997. Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh truy cập trên website www.ueh.edu.vn 10 14. Tran, Thanh Be, Bach, Tan Sinh, & Miller, F. (2007). Challenges to sustainable development in the Mekong Delta: a regional perspective on important policy issues and research needs. Paper presented at Sumernet Partner Meeting 2007 of Mekong Delta Development Research Institute 15. Tucker, R., 2002, Environmentally damaging consumption: the impacts of American markets on tropical ecosystems in the twentieth century. Trong Princen, T., Maniates, M., Conca, K. (Eds.), Confronting consumption. The MIT Press. 16. Zinn, J. O. (ed.), 2008, Social theories of risk and uncertainty: an ntroduction. Blackwell Publishing.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_ngo_thi_lan_phuong_6677_2151402.pdf
Tài liệu liên quan