Từ kinh nghiệm tranh thủ sự ủng hộ quốc tế trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến việc tập hợp lực lượng trong công cuộc bảo vệ biển, đảo hiện nay

Tài liệu Từ kinh nghiệm tranh thủ sự ủng hộ quốc tế trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến việc tập hợp lực lượng trong công cuộc bảo vệ biển, đảo hiện nay: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0055 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 37-46 This paper is available online at TỪ KINH NGHIỆM TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ QUỐC TẾ TRONG THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNGMỸ CỨU NƯỚC ĐẾN VIỆC TẬP HỢP LỰC LƯỢNG TRONG CÔNG CUỘC BẢO VỆ BIỂN, ĐẢO HIỆN NAY Đỗ Thanh Bình Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo tập trung phân tích chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế (của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước tư bản lớn, các tổ chức quốc tế, các tầng lớp nhân dân thế giới,. . . thông qua các kênh ngoại giao) trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước để tạo nên sức mạnh tổng hợp và giành thắng lợi. Phát huy và vận dụng những kinh nghiệm từ việc tập hợp lực lượng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong bối cảnh mới của tình hình quốc tế và khu vực, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã đổi mới tư duy đối ngoại để tập hợp lực lượng, tìm những điểm song trùng về lợi ích giữa Việt Nam...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ kinh nghiệm tranh thủ sự ủng hộ quốc tế trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến việc tập hợp lực lượng trong công cuộc bảo vệ biển, đảo hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0055 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 37-46 This paper is available online at TỪ KINH NGHIỆM TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ QUỐC TẾ TRONG THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNGMỸ CỨU NƯỚC ĐẾN VIỆC TẬP HỢP LỰC LƯỢNG TRONG CÔNG CUỘC BẢO VỆ BIỂN, ĐẢO HIỆN NAY Đỗ Thanh Bình Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo tập trung phân tích chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế (của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước tư bản lớn, các tổ chức quốc tế, các tầng lớp nhân dân thế giới,. . . thông qua các kênh ngoại giao) trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước để tạo nên sức mạnh tổng hợp và giành thắng lợi. Phát huy và vận dụng những kinh nghiệm từ việc tập hợp lực lượng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong bối cảnh mới của tình hình quốc tế và khu vực, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã đổi mới tư duy đối ngoại để tập hợp lực lượng, tìm những điểm song trùng về lợi ích giữa Việt Nam và quốc tế, từ đó triển khai chính sách quốc tế mới nhằm quy tụ lực lượng quốc tế ủng hộ mình bảo vệ chủ quyền đất nước hiện nay. Từ khóa: Ủng hộ quốc tế, kháng chiến chống Mỹ, tập hợp lực lượng, bảo vệ biển đảo. 1. Mở đầu Nghiên cứu về sự ủng hộ quốc tế trong lịch sử chống xâm lược giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam từ khi có Đảng cộng sản lãnh đạo đã có những bài viết liên quan ở các góc độ khác nhau với những mục tiêu và ý tưởng khác nhau. Xin điểm qua một số bài viết tiêu biểu: Bài Sự thống nhất các lực lượng trong cuộc đấu tranh chống phát xít: Lịch sử và bài học kinh nghiệm của Phan Ngọc Liên – Đỗ Thanh Bình trong cuốn Ý nghĩa thời đại của chiến thắng phát xít Hitle và quân phiệt Nhật Bản, Nxb Thông tin lí luận, Hà Nội, đã đề cập đến sự tập hợp lực lượng quốc tế trong cuộc đấu tranh chống phát xít và rút ra những bài học cho việc bảo vệ lãnh thổ, biên giới cho Việt Nam cuối những năm 70 của thế kỉ XX. Cũng của Đỗ Thanh Bình và Phan Kim Ngọc trong bài Sự ủng hộ và phối hợp đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giữa Đảng cộng sản Đông Dương và Đảng cộng sản Pháp (đến cuối năm 1945) in trong cuốn Tình đoàn kết vô sản Việt – Pháp của Nxb Thông tin lí luận, Hà Nội năm 1986, đã làm rõ sự phối hợp đấu tranh chống thực dân Pháp giữa hai Đảng đến năm 1945. Tổng kết phong trào thế giới ủng hộ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 -1975) đã có một loạt bài nghiên cứu được trình bày trong các hội thảo khoa học và đăng trong cuốn Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, như Thế giới và Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 -1975) Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015 Liên hệ: Đỗ Thanh Bình, e-mail: dothanhbinh1951@yahoo.com 37 Đỗ Thanh Bình và Cuộc đấu tranh của các lực lượng tiến bộ Ấn Độ chống sự xâm lược của Mỹ ở Việt Nam của Đỗ Thanh Bình, Châu Phi và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam của Võ Kim Cương, Mặt trận chống chiến tranh xâm lược của nhân dân Việt Nam và Mỹ của Trần Thị Vinh, Nhân dân Mỹ với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 -1975) của Bùi Ngọc Thạch và Trần Thi Thanh Hương, Phong trào ủng hộ Việt Nam chống Mỹ của nhân dân thế giới của Nguyễn Thị Huyền Sâm và Nguyễn Am,. . . Gần đây cuốn chuyên khảo Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940 – 2010 của GS Vũ Dương Ninh do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2014, trong đó có mục nhỏ đề cập đến hoạt động đối ngoại mở rộng và tăng cường đoàn kết quốc tế đã khái quát thành tựu đối ngoại của Việt Nam với Lào, Campuchia, với các nước xã hội chủ nghĩa và với các tầng lớp nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1975 cũng như cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới lãnh thổ của Việt Nam những năm 1978 – 1979,. . . Nhìn chung các bài viết nêu trên đều phản ánh sự ủng hộ của từng nước hay từng khu vực đối với cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ giành độc lập của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, chưa làm rõ việc Đảng, Chính phủ và nhân dân ta có chính sách cũng như sự chủ động tập hợp lực lượng nhân dân thế giới, chưa tổng kết có tính khái quát hóa kinh nghiệm từ tranh thủ sự ủng hộ quốc tế thời kì chống Mỹ cứu nước có thể vận dụng, phát huy như thế nào những kinh nghiệm ấy trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo ngày nay của Việt Nam. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi đưa ra những tổng kết, đánh giá một cách hệ thống, sâu sắc, có tính lí luận những kinh nghiệm tranh thủ sự ủng hộ của từng khối nước (XHCN, các nước Á, Phi, Mỹ Latinh, các nước tư bản lớn) bằng con đường ngoại giao chính thức, ngoại giao nhân dân, bằng tất cá các kênh ngoại giao mà Việt Nam có thể sử dụng để tranh thủ các lực lượng hòa bình trên thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh của mình. Từ kinh nghiệm đó, bài báo đề cập đến việc Việt Nam phải làm gì ngày hôm nay để tập hợp lực lượng quốc tế trong công cuộc bảo vệ biển đảo. 2. Nội dung nghiên cứu Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi vào lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam cách đây 40 năm. Tuy nhiên, những bài học kinh nghiệm từ thắng lợi của cuộc đấu tranh này cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong số những bài học kinh nghiệm ấy, bài học về tập hợp lực lượng, tận dụng sự ủng hộ quốc tế, tranh thủ sức mạnh của cộng đồng thế giới, biến ngoại lực thành nội lực để bảo vệ đất nước, chủ quyền biển đảo của Việt Nam là cực kì quan trọng và luôn luôn mang tính thời sự cao trong thời đại thế giới phụ thuộc lẫn nhau này. 2.1. Từ những kinh nghiệm tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. . . Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh cuộc Chiến tranh lạnh căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa Đông và Tây, thế giới chia làm hai phe đối đầu nhau. Lúc bấy giờ, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam nhận được sự ủng hộ của phe xã hội chủ nghĩa, của các lực lượng yêu chuộng hòa bình và công lí. Trong khi đó, không ít chính phủ các nước tư bản, đồng minh của Mỹ và các nước khác vì lợi ích của mình hoặc chưa hiểu biết hết về cuộc đấu tranh đòi quyền dân tộc của nhân dân Việt Nam đã thời ơ với cuộc đấu tranh này hoặc đứng về phía Mỹ. Trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp như vậy, để tạo thêm sức mạnh cho cuộc đấu tranh giải phóng, bên cạnh việc khơi dậy nội lực, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng 38 Từ kinh nghiệm tranh thủ sự ủng hộ Quốc tế trong thời kì kháng chiến chống Mỹ... hòa đã tận dụng mọi khả năng, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế để hỗ trợ nội lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cuộc kháng chiến. Nghị quyết Trung ương lần thứ 12 (12 – 1965) của Đảng Lao động Việt Nam đã chỉ rõ: “Cần nắm vững phương châm dựa vào sức mình là chính, nhưng đồng thời phải hết sức tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và viện trợ quốc tế; Mở rộng và tăng cường mặt trân nhân dân thế giới. . . Phải tập hợp được tất cả các lực lượng tiến bộ trên thế giới. . . ” [1;26]. Thực hiện tư tưởng này, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã triển khai chính sách quốc tế của mình ở các khía cạnh khác nhau với các đối tượng khác nhau để quy tụ các lực lượng quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của mình. Trước hết, là một nước trong phe xã hội chủ nghĩa, Chính phủ Việt Nam đã tận dụng cao nhất sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, coi các nước này là chỗ dựa vững chắc [1;640-641] trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có chính sách đoàn kết, thu hút và tranh thủ sự gíup đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. Năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thăm chính thức Trung Quốc, Liên Xô, Mông Cổ; Năm 1957, Người đi thăm tất cả các nước xã hội chủ nghĩa. Trước những thách thức gay gắt trong quan hệ quốc tế, mà tiêu biểu là sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc, Việt Nam đã chủ động đưa ra đường lối đúng đắn nhằm khôi phục khối đoàn kết xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chỗng Mỹ cứu nước [2]. Tại hội nghị Chính trị đặc biệt (3 – 1964), chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Việt Nam sẽ: “tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với các phong trào cộng sản và công nhân thế giới. . . Tăng cường đoàn kết với phong trào giải phóng dân tộc, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới” [3;279-280]. Trong quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc, Việt Nam thường xuyên trao đổi về việc đàm phán Paris để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của họ. Thứ hai, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của chính phủ các nước Á, Phi và Mỹ Latinh. Các nước Á, Phi, Mỹ Latinh chiếm một tỉ lệ đông đảo nhất trong cộng đồng quốc tế, vì vậy thu hút được họ đứng về phía cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam sẽ tạo cho Việt Nam một thế vững chắc, một sức mạnh to lớn. Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, vào ngày 24 – 1 – 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Nhà nước Việt Nam gửi thư đến các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ gần 70 quốc gia trên thế giới để vạch trần âm mưu của cuộc vân động “đi tìm hòa bình” của Johnson và nêu rõ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Với đường lối ngoại giao tích cực, mềm dẻo, thu hút sự quan tâm quốc tế tới cuộc đấu tranh của mình, từ sau Hội nghị Băng Đung (4 – 1955), một loạt các nước Á, Phi và Mỹ Latinh đã từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở các mức độ khác nhau. Trong những năm 50 – 60 của thế kỉ XX, các nước Ấn Độ, Miến Điện, Inđônêsia, Cuba, Ghinê, Mali, Angiêri, Công gô (Brazaville), Giêna, Ai Cập, Campuchia,. . . đã thiết lập quan hệ với Việt Nam từ cấp tổng lãnh sự trở lên. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nhiều nước đã đặt quan hệ ngoại giao hoặc nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam, như Achentina, Singapore, Malaysia,. . . Tính đến cuối năm 1974, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có quan hệ ngoại giao với hơn 90 nước và tổ chức quốc tế. Thứ ba, mở rộng quan hệ và tranh thủ sự ủng hộ của các nước tư bản lớn – vốn là những nước đã đứng về phe Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Từ năm 1973, nhiều nước tư bản đã đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, như Thụy Điển, Canada, Nhật Bản,. . . Bên cạnh đó, đại diện Chính phủ Việt Nam cũng tranh thủ gặp gỡ chính khách, nhà ngoại giao như Ronning (Canada), J. Sainteny (Pháp), Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc U Thant (9 – 1964) và ủng hộ sáng kiến của họ trong việc chấm dứt cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam [4;88-90]. 39 Đỗ Thanh Bình Thứ tư, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân thế giới, các tổ chức quốc tế và phong trào phản chiến ở Mỹ. Một thành công của việc tập hợp lực lượng là việc mở rộng sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến của Việt Nam. Với chủ trương đúng đắn và làm rõ tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng của mình, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân tiến bộ trên thế giới, họ đã đứng cùng nhân dân Việt Nam trên một chiến tuyến. Từ các nhà trí thức có uy tín đến những người dân bình thường ở khắp các châu lục đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dưới các hình thức: mít tinh, biểu tình, hội thảo khoa học, mở phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh,. . . Nhiều cuộc quyên góp tiền bạc, thuốc men, dụng cụ y tế,. . . gửi sang Việt Nam. Ngày 25 – 11 – 1964, Hội nghị quốc tế: “Nhân dân thế giới đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược” được tổ chức tại Hà Nội với 64 đoàn đại biểu của 52 nước và 12 tổ chức quốc tế tham dự, đã biểu thị sự đồng tình với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Phong trào ủng hộ Việt Nam qua các “Tuần Việt Nam”, “Tháng Việt Nam” ở các nước xã hội chủ nghĩa do các Hôi hữu nghị tổ chức mang nhiều hình thức phong phú, như hội thảo khoa học, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật và nhiều hoạt động văn hóa khác,. . . đã truyền bá rộng rãi hình ảnh của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng. Nhiều sáng kiến như phong trào làm thêm giờ để viện trợ cho Việt Nam, quyên góp tiền cho Việt Nam, tự nguyện hiến máu cùng mua sắm các thiết bị y tế gửi sang Việt Nam. Tại các nước tư bản lớn, nhiều “Ủy ban đoàn kết với Việt Nam” đã được thành lập với các hoạt động cụ thể, thiết thực, như quyên góp thuốc men, dụng cụ y tế gửi sang Việt Nam, “những chuyến tàu ủng hộ Việt Nam”, mở tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ phản đối cuộc chiến tranh của Chính phủ Mỹ ở Việt Nam diễn ra sôi nổi trong những năm 60 của thế kỉ XX, những cuộc “Tuần hành về Washington”, “Những ngày toàn quốc phản đối chiến tranh ở Việt Nam”, các cuộc đấu tranh “Mùa Xuân”, “Mùa Thu” lôi kéo hàng triệu người ở hơn 100 thành phố. . . đã gây áp lực lớn đối với nhà cầm quyền. Rõ ràng bản chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cùng với đường lối đoàn kết quốc tế đúng đắn của Việt Nam là cơ sở tạo nên phong trào quần chúng rộng khắp và liên tục ủng hộ Việt Nam. Thứ năm, thành công của việc tập hợp lực lượng quốc tế của Việt Nam không chỉ là thành quả ngoại giao của Đảng, của Nhà nước mà còn là thành quả ngoại giao của nhân dân. Ngoại giao nhân dân đã phát huy mạnh mẽ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngoài các nhà ngoại giao chuyên nghiệp, sự tham gia của các đoàn thể, của các hội hữu nghị và nhiều cá nhân đã góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu về Việt Nam và ủng hộ Việt Nam. Nhờ vậy, trong lịch sử thế giới, ít có cuộc đấu tranh nào lại thu hút được sự đồng tình của nhân dân thế giới rộng rãi, mạnh mẽ, bền lâu và có hiệu quả như trường hợp Việt Nam. Trong hoạt động đối ngoại nhân dân, Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn tính đến một lực lượng không nhỏ người Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Với chính sách đúng đắn của nhà nước Việt Nam, trong những năm kháng chiến, nhiều người đã cống hiến trí tuệ và sức lực cho cuộc vận động ngoại giao, tạo nên hiệu ứng tốt đối với sự thành công của Hội nghị Paris năm 1973. Thứ sáu, trong thời kì Chiến tranh lạnh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nước xã hội chủ nghĩa, trong hoạt động đối ngoại để thu hút lực lượng quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam cũng có những hạn chế do bối cảnh của sự đối đầu Đông – Tây, khi mà tập hợp lực lượng còn nặng về ý thức hệ. Trong quan hệ quốc tế, có những nước, những lực lượng còn đứng giữa hai khối, Việt Nam chưa thu hút được họ đứng về phía mình. Trong bối cảnh như vậy, Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời và đến năm 1969 là Chính phủ Cách mạng 40 Từ kinh nghiệm tranh thủ sự ủng hộ Quốc tế trong thời kì kháng chiến chống Mỹ... lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập, đã hỗ trợ và trở thành mũi giáp công cùng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên mặt trận ngoại giao. Ngày 22 – 3 – 1965, trong tuyên bố năm điểm của mình, Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam đã nêu rõ: nhân dân Miền Nam biết ơn sâu sắc sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lí trên thế giới, tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận mọi sự giúp đỡ, kể cả vũ khí và mọi dụng cụ chiến tranh của bạn bè khắp năm châu. Năm 1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ra đời, lập tức đã có 23 nước cộng nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Từ đây, hai chính phủ của Việt Nam phối hợp hỗ trợ nhau trong cuộc đấu tranh ngoại giao, tập hợp lực lượng„ tranh thủ tối đa sự ủng hộ của quốc tế cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, tạo nên sức mạnh to lớn làm nên sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong lịch sử thế giới, hầu như chưa có trường hợp nào như Việt Nam có tới hai cơ quan ngoại giao đặt tại mỗi nước – Đại sứ quan Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cơ quan đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam – cùng phối hợp tuyên truyền vận động theo phương châm “tuy hai mà một, tuy một mà hai”. Thành công của cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước do nhiều nhân tố, nhưng một trong những nhân tố quan trọng, không thể bỏ qua đó chính là đường lối quốc tế đúng đắn sáng tạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam: tranh thủ, tận dụng, tập hợp các lực lượng quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,. . . Trong thời kì hội nhập sâu rộng hôm nay, đường lối quốc tế của Đảng và Nhà nước ta càng được chú trọng hơn bao giờ hết để phục vụ đắc lực cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc. 2.2. ... Đến việc tập hợp lực lượng quốc tế trong công cuộc bảo vệ biển, đảo hiện nay 2.2.1. Thay đổi nhận thức và tư duy đối ngoại để tập hợp lực lượng quốc tế trong hoàn cảnh mới Sau Chiến tranh Việt Nam (1975), quan hệ đối ngoại và việc tập hợp lực lượng quốc tế của Việt Nam vẫn còn nặng nề về ý thức hệ do ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh lạnh với sự đối đầu Đông – Tây, sự bình thường hóa với Hoa Kỳ vẫn còn là một chặng đường dài ở phía trước, các thế lực phản động quốc tế chống Việt Nam từ ngấm ngầm dần dần trở thành công khai và trắng trợn. Trong bối cảnh đó, Việt Nam rơi vào thế bị bao vây, cô lập nghiêm trọng. Để thoát khỏi tình trạng này, hòa nhập vào thế giới, tạo cơ hội để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, tập hợp lượng lượng,. . . Việt Nam đã điều chỉnh đường lối và chính sách đối ngoại bắt đầu từ năm 1986, đặc biệt từ sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt (1991). Đường lối và chính sách đối ngoại của Việt Nam không còn đứng trên nền tảng ý thức hệ như trước đây nữa, mà đã có sự thay đổi tư duy về hệ thống chính trị quốc tế và các cơ chế vận hành của nó. Từ đây, Việt Nam chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình [5]. Đến Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa VI (5 - 1988), trong tư duy đối ngoại của Việt Nam đã định hướng và chủ trương mở rộng quan hệ với các nước lớn. Thông qua Đại hội IX của Đảng, Việt Nam đã nâng tầm hội nhập quốc tế qua tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”. Và mười năm sau nữa, với sự đóng góp tích cực, có hiệu quả vào các hoạt động quốc tế, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nâng lên: “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Như vậy, cốt lõi trong đường lối đối ngoại của Việt Nam từ Đại hội XI trở đi là “hội nhập toàn diện” vào cộng đồng quốc tế. Điều này có nghĩa là Việt Nam mở rộng các mối quan hệ cả song phương lẫn đa phương, bằng việc làm sâu sắc hơn các mối quan hệ đó thông qua việc thiết lập, nâng cấp mối quan hệ lên tầm “đối tác chiến lược”, “đối tác toàn diện”, “đối tác chiến lược toàn diện”, trước hết là với các nước lớn, các nước có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới Việt Nam. 41 Đỗ Thanh Bình 2.2.2. Cơ sở trong chính sách quốc tế mới của Việt Nam: Những điểm song trùng về lợi ích và tính chất chính nghĩa của cuộc đấu tranh Trong quan hệ với các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế, Việt Nam đã tìm ra những điểm song trùng về lợi ích, khai thác những “điểm đồng”có thể khai thác để tập hợp lực lượng quốc tế. Để tranh thủ được cảm tình và sự ủng hộ quốc tế, vấn đề cốt lõi là phải làm cho thế giới hiểu rõ về Việt Nam, về cuộc đấu tranh chính nghĩa hiện nay (như trong thời kì chống Mỹ cứu nước) và phù hợp về lợi ích khu vực, về lợi ích của các quốc gia trong mục tiêu đấu tranh của Việt Nam. Thực tế diễn biến phức tạp trên Biển Đông năm 2014 vừa quacho thấy không nước nào “hi sinh mình” vì “chủ nghĩa quốc tế”, vì Việt Nam, phần lớn những nước có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ Việt Nam đều có lợi ích ở khu vực gắn với Việt Nam. Trước những tình hình phức tạp trong khu vực, những âm mưu và hành động xâm chiếm, gây nên tranh chấp trên Biển Đông, đe dọa chủ quyền biển, đảo của Việt Nam và quyền lợi của các nước trực tiếp có biển và các nước có quan hệ nhiều mặt với khu vực, Việt Nam và các nước có quyền lợi ở đây kiên quyết phản đối. Bởi vì Biển Đông là tuyến vận tải biển lớn thứ hai thế giới, ước tính mỗi năm giá trị hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy trong khu vực này lên đến 5000 tỉ USD [6]. Có từ 35% đến 40% lượng hàng hóa của thế giới đi qua Biển Đông. Nhiều quốc gia và tổ chức khu vực, quốc tế có lợi ích từ Biển Đông, như 70% tàu chở dầu của Nhật Ban đi qua Biển Đông; 2/3 khí tự nhiên của Hàn Quốc được vận chuyển qua Biển Đông; xuất khẩu của EU tới châu Á là 21,4% thì Đông Á chiếm 18,1%; 34,3% hàng hóa của EU nhập khẩu từ châu Á thì có tới 30,1% từ Đông Á; Mỹ đã nhiều lần tuyên bố họ có lợi ích ở vùng biển này, lợi ích của Mỹ gắn liền với hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và không nước nào được độc chiếm, chi phối Biển Đông [7]. Trong khu vực Đông Nam Á, 4 nước là Philippin, Việt Nam, Malaysia và Brunei có các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông liên quan trực tiếp tới yêu sách “Đường lưỡi bò”của Trung Quốc; đối với ASEAN, Biển Đông gắn với lợi ích hàng đầu của tổ chức này, bởi liên quan trực tiếp tới việc xây dựng môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển và thịnh vượng của khu vực. Như vậy, việc mưu toan chiếm tới 80% diện tích Biển Đông, biến Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc đều đụng chạm tới lợi ích mọi mặt của các nước xa, gần trên thế giới. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam dựa trên cơ sở pháp lí và chứng cứ lịch sử, phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), không xâm phạm tới lợi ích của các nước. Việt Nam chỉ đấu tranh giành lại những phần lãnh thổ, lãnh hải thuộc về Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế. Cuộc đấu tranh đó nhằm mục tiêu bảo vệ hòa bình, an ninh và tự do hàng hải trên Biển Đông, đó là cuộc đấu tranh chính nghĩa, được cộng đồng quốc tế ủng hộ. Sự trùng hợp lợi ích giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế là điều kiện để Việt Nam nhận được sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế, làm chỗ dựa cho cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải hiện nay. Từ kinh nghiệm có được sự ủng hộ của quốc tế trong cuộc kháng chiến chốngMỹ cứu nước cho thấy, trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đường lối đoàn kết quốc tế, quy tụ được nhân tâm thế giới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đường lối đó đã nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lí về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, hiểu rõ chủ trương của Việt Nam giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông dựa trên cơ sở Luật biển năm 1982 và những nguyên tắc ứng xử của ASEAN (DOC/COC), đồng thời nêu cao lợi ích Biển Đông đối với các nước trong khu vực và thế giới, kể cả nhân dân Trung Quốc. 2.2.3. Triển khai chính sách quốc tế mới nhằm quy tụ và tập hợp lực lượng quốc tế để bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc Từ việc đổi mới nhận thức và tư duy đối ngoại cũng như dựa trên cơ sở những lợi ích song trùng và tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh, Việt Nam đang triển khai một số chính sách ngoại giao với 3 vòng: vòng trong gồm ASEAN, các nước láng giềng châu Á; vòng giữa gồm Nhật Bản, Nga, Mỹ, EU, G7,. . . là những nước lớn, có vai trò quan trọng trên trường quốc tế, có tiềm lực kinh tế và trình độ khoa học kĩ thuật,. . . là những nước có ảnh hưởng quan trọng trên thế giới và tương lai của Việt Nam; vòng ngoài gồm Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh,. . . là những nước không ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, nhưng có 42 Từ kinh nghiệm tranh thủ sự ủng hộ Quốc tế trong thời kì kháng chiến chống Mỹ... ý nghĩa trong việc mở rộng quan hệ thương mại trong tương lai [7]. Như vậy, Việt Nam đã đặt vai trò và vị trí của những nước lớn lên một tầm mức cao hơn trước, không còn coi vấn đề ý thức hệ có ý nghĩa quyết định như trước kia nữa; đặt trọng tâm vào các nước lớn có vai trò quan trọng với tiềm lực kinh tế, nền khoa học và công nghệ tiên tiến như Mỹ, Bắc Âu, Tây Âu và Nhật Bản,. . . Với tư duy đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu tối thượng [8], Việt Nam đã mở rộng quan hệ với các nước lớn, hướng tới tạo lập cân bằng lợi ích; tiếp tục đưa quan hệ của mình với các nước láng giềng và khu vực, các đối tác chiến lược, đối tác quan trọng cũng như các bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu và mở rộng hợp tác sang nhiều lĩnh vực,. . .Ngoài các mối quan hệ đã được thiết lập từ trước, từ những năm 90 của thế kỉ XX trở đi, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 140 quốc gia, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, Việt Nam tăng cường hợp tác song phương với Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ bằng các chuyến thăm viếng cấp cao giữa hai bên, từ đó xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các nước đó. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ “đối tác chiến lược”, “đối tác chiến lược toàn diện”, “đối tác toàn diện” với 14 nước, trong đó có 5 nước lớn là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tuy nhiên, hợp tác quốc tế không phải bằng mọi giá, Việt Nam luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu tối thượng, sự hợp tác hai bên cũng có lợi và tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đây chính là tiêu chuẩn để Việt Nam nhận diện ai là bạn, ai là thù, ai là đối tác, ai là đối tượng. Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền thiếp lập quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi,. . . đều là đối tác của Việt Nam; bất kì thế lực nào có âm mưu, hành động chống phá Việt Nam, xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, đều là đối tượng đấu tranh [8]. Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông dưới góc độ đa phương, “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, vừa loại bỏ mưu toan “bẻ từng chiếc đũa” của Trung Quốc, vừa tranh thủ được sự ủng hộ của các cường quốc nhằm tạo sức ép với nước này. Vì vậy, việc tập hợp lực lượng quốc tế trở thành một mục tiêu quan trọng, một việc làm cần thiết hiện nay. Trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam không chỉ dựa vào chứng cứ lịch sử, cơ sở pháp lí mà còn tìm thấy điểm song trùng lợi ích với các nước trong khu vực và các cường quốc. Do thế, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, đồng thuận từ phía Mỹ, Nhật Bản, EU, G7, Ấn Độ, Australia, v.v. . . những nước này phản đối Bắc Kinh ở biển Đông vì họ đang có lợi ích trùng hợp với Việt Nam. Quan điểm ủng hộ phương thức tiếp cận đa phương giữa ASEAN với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông đã được Mỹ nhắc tới nhiều lần trong ARF, rằng Mỹ “sẵn sàng giúp đỡ, tạo điều kiện cho các sáng kiến hợp tác để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông”. Nhận được sự ủng hộ của quốc tế, Việt Nam thành công bước đầu trong việc “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông thông qua Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng (ADMM+) ngày 12 – 10 – 2010: Bộ trưởng 10 nước ASEAN và 8 nước đối thoại (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Nga, Hàn Quốc, Mỹ). Mặc dù Trung Quốc né tránh vấn đề tranh chấp Biển Đông với ASEAN, song điều đó không ngăn cản được các đại biểu tham gia Hội nghị bàn về vấn đề này trong các bài diễn văn của mình. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nhấn mạnh yếu tố tranh chấp Biển Đông là mối đe dọa an ninh khu vực [9]. Việt Nam tìm kiếm sự ủng hộ và quy tụ lực lượng trên các diễn đàn của ASEAN. ASEAN là tổ chức khu vực mà Việt Nam là một thành viên. Đây là chỗ dựa trực tiếp của Việt Nam trong cuộc đấu tranh giữ gìn chủ quyền biển đảo của mình. Việt Nam luôn luôn tìm tiếng nói chung của ASEAN trong các vấn đề khu vực. Đặc biệt là từ năm 2009 đến nay, Việt Nam tranh thủ dư luận, tập hợp lực lượng, thúc đẩy sự đoàn kết trong ASEAN để giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông đã có bước chuyển biến mới trong khối, ASEAN đã có tiếng nói chung, quan điểm chung trong vấn đề Biển Đông. Việc “khu vực hóa vấn đề Biển Đông” trong ASEAN đã góp phần ngăn chặn sách lược “bẻ từng chiếc đũa” của Trung Quốc trong quá trình thôn tính Biển Đông. Tiếng nói chung của ASEAN là chỗ dựa cho những nước trong khu vực mở rộng, thu hút sự chú ý, ủng hộ của thế giới trong cuộc đấu tranh giữ vững hòa bình, an ninh khu vực. Những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam và các nước trong ASEAN đã mang lại những kết quả tốt đẹp. Tháng 7 – 2009, Việt Nam đề nghị thảo luận vấn đề - Trung Quốc đệ trình “Đường 9 đoạn” lên Liên 43 Đỗ Thanh Bình hợp quốc tại các cuộc họp của ASEAN với Trung Quốc như ARF, ASEAN + 1, ASEAN + 3,. . . Mặc dù có những nước trong tổ chức còn e ngại do sức ép từ Trung Quốc, nhưng ASEAN vẫn có tiếng nói chung thể hiện trong Tuyên bố Chủ Tịch của hội nghị cấp cao, của ARF về các sự kiện lớn của tổ chức này [12]. Năm 2010, với cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã đưa vấn đề Biển Đông trở thành trọng tâm thảo luận của ASEAN. Tại diễn đàn ARF ở Hà Nội, lần đầu tiên 18/27 nước đã lên tiếng về vấn đề Biển Đông. Năm 2011, trước việc Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh (2 – 5- 2011), Việt Nam phản đối quyết liệt trên các diễn đàn của ASEAN, thúc đẩy tổ chức này có tiếng nói chung trong vấn đề Biển Đông, trước hết là thuyết phục được Trung Quốc đồng ý thông qua Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC (7 – 2011) và gây sức ép buộc Trung Quốc nhất trí sớm khởi động thảo luận về COC. Năm 2012, do bất đồng trong vấn đề Biển Đông, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM45) không ra được tuyên bố chung tại cuộc họp ngày 13 – 7 -2012 tại Campuchia, nhưng chỉ sau một tuần ASEAN đã đưa ra tuyên bố 6 điểm về vấn đề Biển Đông do nỗ lực ngoại giao của Indonesia. Sau đó, các ngoại trưởng ASEAN đã thông qua được các thành tố cơ bản của COC. Trong nhiệm kì chủ tịch của Brunei, năm 2013, ASEAN đạt được bước tiến trong vấn đề Biển Đông, thể hiện trong tuyên bố của các ngoại trưởng có nhiều điểm mới so với những năm trước đó, và Trung Quốc đã chấp nhận khởi động tiến trình “tham vấn” về COC ở Hàng Châu (Trung Quốc) vào tháng 9 – 2013. Năm 2014, trước diễn biến phức tạp ở khu vực Đông Á do Trung Quốc tạo ra, ASEAN tiếp tục duy trì được sự đoàn kết và có tiếng nói chung bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước tình hình này. Khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tại hội nghị cấp cao ASEAN (5 – 2014) ở Yangon (Myanmar), lần đầu tiên cả 10 nước ASEAN cùng bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc làm này của Trung Quốc. Sau đó, một loạt các hội nghị ngoại trưởng ASEAN +1 với đối tác (8 – 2014) ở Naw Pyi daw (Myanmar) đã toát lên sự đoàn kết của ASEAN trong các vấn đề khu vực. Rõ ràng với sự nỗ lực của Việt Nam và nhiều nước trong ASEAN, mặc dù một số thành viên chịu sức ép từ phía Trung Quốc, nhưng về cơ bản các thành viên của tổ chức này đã đoàn kết, đồng thuận, có tiếng nói chung về vấn đề Biển Đông. Ngoại giao nhân dân đã từng được phát huy trong thời kì kháng chiến chốngMỹ cứu nước, góp phần vào thắng lợi chung của cả dân tộc, nay trong thời kì hội nhập quốc tế, xây dựng và đấu tranh bảo vệ chủ quyển quốc gia, hoạt động đối ngoại nhân dân càng được Đảng và Nhà nước chú trọng. Cách giao tiếp, ứng xử của người dân đã để lại trong lòng du khách nước ngoài những ấn tượng tốt đẹp về đất nước, về con người Việt Nam, góp phần giúp người nước ngoài hiểu biết về tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, an ninh khu vực. Nói tới đối ngoại nhân dân, không chỉ đặt nhiệm vụ cho người dân trong nước mà còn tận dụng cả những người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở 103 nước và vùng lãnh thổ. Tuyệt đại đa số họ hướng về Tổ quốc với mong muốn góp sức vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong thời kì kháng chiến cứu nước, nhiều người trong số họ đã có đóng góp trí tuệ, tiền của cho đất nước, cho cuộc vận động ngoại giao, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Trong thời kì xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đã đóng góp tiền của, tài năng, nhiệt huyết cho dân tộc. Nhiều học giả đã sưu tầm tài liệu, viết bài, tìm bản đồ, tìm những cơ sở pháp lí vững chắc góp sức vào cuộc dấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nhân dân Việt Nam. Họ là một lực lượng không thể bỏ qua. Việc đoàn kết, tập hợp họ lại hướng tới một mục tiêu chung nhằm tạo nên sức mạnh của dân tộc là cần thiết. Chính phủ Việt Nam không chỉ chăm lo tới công tác người Việt Nam ở nước ngoài thông qua một Ủy ban chuyên trách, mà hằng năm vào các dịp Tết Nguyên đán, những người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam đều tổ chức những cuộc gặp gỡ các đại diện và kiều bào ở nước ngoài, vui tết cổ truyền với họ trong bầu không khí đầm ấm và hỏa giải dân tộc. Ngoại giao học giả - thường được gọi là “Kênh 2” được Đảng và Chính phủ Việt Nam chú trọng. Sự tập hợp, tranh thủ lực lượng này là việc làm không thể bỏ qua. Làm tốt công tác này sẽ tạo nên hiệu ứng nhanh chóng và hiệu quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bởi vì mỗi một học giả đều có thể là một “Kênh thông tin”, một người đưa tin đi khắp thế giới. Vì vậy, kể từ năm 2008, khi vấn đề Biển Đông có dấu hiệu “nóng lên”, Việt Nam đã thông qua các hoạt động trao đổi học thuật với các học giả quốc 44 Từ kinh nghiệm tranh thủ sự ủng hộ Quốc tế trong thời kì kháng chiến chống Mỹ... tế về vấn đề Biển Đông để đánh động dư luận. Nhiều cuộc hội thảo khoa học, trao đổi, phỏng vấn với các học giả về vấn đề Biển Đông đã được tổ chức. Lần đầu tiên hội thảo quốc tế về vấn đề Biển Đông được Học viện Ngoại giao và Hội luật gia Việt Nam đồng chủ trì được tổ chức tại Hà Nội (11 – 2008), sau đó được tiến hành hằng năm. Đặc biệt, năm 2014, khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981, các cuộc hội thảo về vấn đề Biển Đông liên tiếp được tổ chức ở Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Thành phố Hồ Chí Minh,. . . Những cuộc hội thảo đó không chỉ khẳng định tính chất chính nghĩa, cở sở pháp lí của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nhân dân Việt Nam mà còn góp phần không nhỏ vào công tác tuyên truyền, vận động sự ủng hộ của dư luận tiến bộ trên thế giới cho công cuộc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Trong quá trình tập hợp lực lượng, Việt Nam tăng cường hội nhập, tranh thủ dư luận quốc tế, coi trọng các tổ chức khu vực và quốc tế, xem đây là các diễn đàn đấu tranh có hiệu ứng nhanh nhất, đưa Việt Nam tới gần quốc tế nhất. Vai trò của Việt Nam ngày càng nâng cao trên trường quốc tế, thể hiện trong việc sớm trở thành các thành viên của các tổ chức quốc tế: UNDP, UNICEF, FAO, UNESCO, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (2008 – 2009), Hội đồng nhân quyền, Ủy ban Di sản quốc tế của Liên hợp quốc; thiết lập quan hệ ngoại giao với EU (1990), Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam – EU (2011), là một trong những nước sáng lập ra Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM), gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), là thành viên thứ 150 của WTO (2006), sớm là thành viên của Phong trào không liên kết, tham gia tích cực và chủ động vào hoạt động của ASEAN, của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), v.v. . . Việt Nam đã tận dụng các tổ chức quốc tế này làm diễn đàn tuyên truyền về cuộc đấu tranh chính nghĩa của mình trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo, đặc biệt là ở Liên Hợp Quốc. Tháng 5 – 2009, Việt Nam và Malaysia đã cùng đệ trình Báo cáo chung về Ranh giới thềm lục địa vượt qua 200 hải lí tại khu vực phía Nam Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc. Việt Nam đã nhiều lần phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của mình tại Liên Hợp Quốc. Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các cơ chế quốc tế theo Công ước luật biển như đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch Đại hội đồng cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương, thành viên của Hội đồng cơ quan quyền lực. Tại các diễn đàn liên quan, đại diện chủ quyền Việt Nam luôn khẳng định các nước phải tuân thủ các qui định trong luật biển và nhấn mạnh chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế. Hằng năm, những người đứng đầu chính phủ đều tham gia Hội nghị an ninh khu vực châu Á (Đối thoại Shangri-la ở Singapore) và khẳng định các nước phải xây dựng lòng tin để giải quyết những vấn đề khu vực, đặc biệt là giải quyết tranh chấp Biển Đông. 3. Kết luận Việc triển khai đường lối đối ngoại độc với chính sách rộng mở, đa phương nhóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, chính sách đoàn kết quốc tế, thu phục nhân tâm, đặc biệt thi hành chính sách đối ngoại mềm dẻo đối với các nước lớn, coi trọng các nước trong khu vực, không ngừng xây dựng, củng cố và nâng tầm các mối quan hệ song phương trên nguyên tắc bảo vệ lợi ích quốc gia, hai bên cùng có lợi đã trở thành nét mới trong đường lối quốc tế của Việt Nam. Quan hệ quốc tế rộng mở, việc tập hợp lực lượng quốc tế không còn nặng nề về ý thức hệ, kiên quyết không đánh đổi chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó [11] mà dựa trên lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia. Điều đó đã giúp Việt Nam tranh thủ được tất cả các lực lượng: các cường quốc hàng đầu thế giới, các nước có chung lợi ích, có chung hoàn cảnh, các nước gần – xa, các tổ chức khu vực và quốc tế, các tầng lớp nhân dân, các chính khách, các học giả, v.v. . . Chính tiếng nói của họ có tính khách quan, thuyết phục, tạo nên luồng dư luận mạnh mẽ, góp phần làm rõ tính chính nghĩa của Việt Nam, cô lập kẻ thủ. Đây chính là chỗ dựa của Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước hiện nay. Trong một thế giới hội nhập, tính quốc tế hóa cao, Việt Nam không thể thiếu chỗ dựa này. Đánh giá về đường lối quốc tế mới của Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer, học viện quốc phòng Australia nhận xét: Việt Nam “đã chứng minh được rằng tiếp cận đa phương trong quan hệ đối ngoại là cách tốt nhất để bảo vệ chủ quyền” [12]. 45 Đỗ Thanh Bình TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2003. Văn kiện Đảng, Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.26, tr.640-641 [2] Thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 9 Khóa III của Đảng Lao động Việt Nam. [3] Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tập 14, tr.279-280 [4] Đảng Cộng sản Việt Nam, 1991. Văn kiện Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.88-90 [5] -trung-quoc-o-bien-dong-875972.htm [6] EU ở đâu trong xung đột Biển Đông? Ngày 10 – 8 – 2012. Nguồn: chinh-tri/84013/eu-o-dau-trong-xung-dot-bien-dong-.html [7] Thông tấn xã Việt Nam. Chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tài liệu tham khảo đặc biệt số 10. [8] Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, 2015. Đón bắt thời cơ, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc đưa đất nước tiếp tục tiến lên. Báo “Thương hiệu và Công luận” số Tết Ất Mùi – 2015. [9] Radio Francais International (RFI) 12 – 10 – 2010. [10] Tuyên bố Chủ tịch ARF (đoạn về Biển Đông), Tham khảo tại: /asia-paci/asean/conference/arf/state0907.pdf. [11] . [12] Carl Thayer. Việt Nam thành công trong vụ giàn khoan như thế nào. /tin-tuc/the-gioi/phan-tich/viet-nam-thanh-cong-trong-vu-gian-khoan-nhu-the-nao-3123679.html . ABSTRACT From the experience of courting international support during the anti-American Resistance war to the creation of a force in protect the sovereignty of the sea and islands The authors of this journal analyse the Vietnamese Communist Party’s policy of courting international support through various diplomatic channels in the anti-American Resistance war. This support, coming from Socialist countries, Capitalist countries, international organizations, and citizens of all classes from around the world, was to create a unified force and win the battle. While developing and applying lessons learned from assembling a force in the Vietnam war, within the new international and regional context, the Vietnamese Communist Party and government proceeded to reform diplomatic thinking to discover overlapping advantages between Vietnam and the world upon which new foreign affairs policies were built and implemented. These new policies served as a major leverage for Vietnam to gain international support and protect its sovereignty. Keywords:Courting international support, anti-American Resistance war, attract forces, protect the sea and islands. 46

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3875_dtbinh2_1899_2178523.pdf
Tài liệu liên quan