Tài liệu Tự động hóa quá trình thiết lập ổn định liên lạc thông tin viba của tổ hợp tên lửa bờ Bastion: Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 303
TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH THIẾT LẬP ỔN ĐỊNH LIÊN LẠC
THÔNG TIN VIBA CỦA TỔ HỢP TÊN LỬA BỜ BASTION
Cao Đức Sáng, Vũ Hải Hà*, Nguyễn Trọng Khuyên
Tóm tắt: Cải tiến, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng sử dụng, để phát huy sức mạnh
của hệ thống phòng thủ tên lửa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Quân đội ta
hiện nay. Một trong những nhiệm vụ này là nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu cho tổ
hợp tên lửa bờ Bastion, trong đó tự động hóa quá trình thiết lập ổn định liên lạc thông tin
Viba có vai trò hết sức quan trọng đảm bảo rút ngắn thời gian chuẩn bị trong tập luyện
cũng như chiến đấu. Để làm rõ vấn đề này bài báo sẽ trình bày về hoạt động của hệ
thống điều khiển thủ công hiện tại, trên cơ sở đó đề xuất cấu hình hệ thống mới cho quá
trình thiết lập ổn định liên lạc thông tin viba.
Từ khóa: Thông tin Viba; Tích hợp hệ thống; TECTEP.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, quân độ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự động hóa quá trình thiết lập ổn định liên lạc thông tin viba của tổ hợp tên lửa bờ Bastion, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 303
TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH THIẾT LẬP ỔN ĐỊNH LIÊN LẠC
THÔNG TIN VIBA CỦA TỔ HỢP TÊN LỬA BỜ BASTION
Cao Đức Sáng, Vũ Hải Hà*, Nguyễn Trọng Khuyên
Tóm tắt: Cải tiến, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng sử dụng, để phát huy sức mạnh
của hệ thống phòng thủ tên lửa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Quân đội ta
hiện nay. Một trong những nhiệm vụ này là nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu cho tổ
hợp tên lửa bờ Bastion, trong đó tự động hóa quá trình thiết lập ổn định liên lạc thông tin
Viba có vai trò hết sức quan trọng đảm bảo rút ngắn thời gian chuẩn bị trong tập luyện
cũng như chiến đấu. Để làm rõ vấn đề này bài báo sẽ trình bày về hoạt động của hệ
thống điều khiển thủ công hiện tại, trên cơ sở đó đề xuất cấu hình hệ thống mới cho quá
trình thiết lập ổn định liên lạc thông tin viba.
Từ khóa: Thông tin Viba; Tích hợp hệ thống; TECTEP.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, quân đội ta đang đẩy mạnh hiện đại hóa, cải tiến Vũ khí trang bị kỹ thuật, việc
hiện đại hóa được thực hiện trên nhiều góc độ, như tăng tính cơ động, nâng cao độ chính xác,
rút ngắn thời gian chuẩn bị đưa vũ khí vào sẵn sàng chiến đấu, nâng cao hiệu quả chiến đấu.
Với tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước, Quân ủy trung ương và Bộ Quốc phòng,
Quân chủng Hải quân được ưu tiên hiện đại hóa đã phát triển mạnh mẽ cả về tổ chức, lực
lượng và vũ khí trang bị, trong đó có tổ hợp tên lửa bờ Bastion hiện đại, có uy lực tác chiến
cao, là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
Trong tổ hợp tên lửa bờ Bastion có tổ hợp rada bờ Monolit-B gắn trên xe ra đa, việc trao đổi
dữ liệu giữa các xe rada được thực hiện qua hệ thống thông tin Viba. Để hệ thống được nhanh
chóng đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu thì việc cải tiến hệ thống thiết lập ổn định thông tin
Viba là rất cần thiết. Trong thời gian qua lữ đoàn 681 Quân chủng Hải Quân đã có giải pháp cải
tiến truyền động tầm hướng của anten Viba, việc này đã giải quyết phần nào bài toán rút ngắn
thời gian chuẩn bị và sẵn sàng chiến đấu của hệ thống tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng được hết
trước những yêu cầu ngày càng cao của chiến tranh hiện đại. Để tiếp nối nghiên cứu nâng cấp
cải tiến cho hệ thống thiết lập thông tin Viba, dưới đây nhóm nghiên cứu trình bày giải pháp tích
hợp hệ thống xử lý số liệu và điều khiển anten dựa trên công nghệ điều khiển tự động tiên tiến
đang được triển khai để áp dụng cho các đơn vị trong Quân chủng Hải quân.
2. GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ỔN ĐỊNH
THÔNG TIN LIÊN LẠC VIBA HIỆN TẠI
Trong hệ thống tổ hợp tên lửa bờ Bastion, để tổ hợp rađa Monolit-B làm việc trong chế độ
thụ động tính toán ra được các thông số mục tiêu khi phát hiện thì cần thiết phải trao đổi dữ
liệu lẫn nhau giữa các xe rađa. Việc trao đổi dữ liệu giữa hai xe được thực hiện qua hệ thống
thông tin Viba ЦPPC MИK-PЛ11. Khi hệ thống thông tin Viba làm việc thì việc điều khiển
2 anten của hệ thống Viba hướng chính xác vào nhau được thực hiện. Để hiệu chỉnh anten
Viba hiện tại bao gồm 2 quá trình là hiệu chỉnh thô và hiệu chỉnh tinh [1, 2, 6]:
- Hiệu chỉnh thô: Chỉnh thô Anten được thực hiện bằng cách quay anten của hệ thống Viba
đi các góc (± 1800) được lấy tham số từ HACY( trạm chỉ huy mặt đất) gồm: góc quay ngang,
góc quay dọc. ( để chỉnh thô An ten cần phải tháo các đai ốc hãm, khi chỉnh Anten xong phải
Điều khiển & Tự động hóa
C. Đ. Sáng, V. H. Hà, N. T. Khuyên, “Tự động hóa quá trình thiết lập tên lửa bờ Bastion. ” 304
vặn xiết chặt các đai ốc hãm lại); Việc hiệu chỉnh thô này được thực hiện bởi trắc thủ trước
khi nâng anten của hệ thống Viba.
- Hiệu chỉnh tinh: Trắc thủ dùng cà lê vặn các đai ốc tinh chỉnh góc lệch ngang, góc lệch
dọc của Anten (± 70), vừa chỉnh vừa xem mức tín hiệu trên bộ TECTEP (bộ kiểm tra tín hiệu
cộng hưởng). Khi hiệu chỉnh được tín hiệu đầu vào đảm bảo thì tiến hành vặn chặt các đai ốc
hãm, tháo bộ TECTEP, vặn chặt nắp bảo vệ.
Quá trình điều khiển định hướng cánh sóng của thông tin Viba để thiết lập đường truyền tín
hiệu và dữ liệu hiện nay đang thực hiện thủ công bằng tay do 1 trắc thủ thông tin trèo lên cột
anten Viba để điều khiển, điều này xảy ra nhiều hạn chế:
+ Thời gian chuẩn bị hiệu chỉnh phục vụ cho thiết lập thông tin Viba thường lớn hơn 18
phút. Đôi khi mất rất nhiều thời gian (có thể đến hàng giờ) cho công tác định hướng cánh sóng
thiết lập thông tin Vi ba để đưa tổ hợp ra đa vào làm việc, huấn luyện, chiến đấu.
+ Nguy cơ mất an toàn cao do trắc thủ phải trèo lên để thực hiện hiệu chỉnh thủ công
định hướng cánh sóng thông tin Viba trên cột anten cao 12m so với mặt đất.
Hình 1. Thông tin Viba trên xe Ra đa của tổ hợp tên lửa bờ Bastion.
Trong đó các bộ phận trên anten được đánh số như sau: 1. Gương nhôm Parabôn; 2. Thép
gá gương; 3. Thiết bị quay Anten; 4. Bộ chỉnh căng; 5. Êcu điều chỉnh; 6. Vòng kẹp giữa; 7.
Thanh ép. Với cơ cấu như vậy nên việc điều chỉnh tín hiệu liên lạc thông tin Viba vẫn phải
điều chỉnh bằng tay và cần phải cải tiến để quá trình này được tự động hóa [2, 6].
3. SƠ ĐỒ CẤU TRÚC HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG THIẾT LẬP THÔNG TIN VIBA
Qua phân tích hoạt động của thông tin Viba trong tổ hợp tên lửa bờ Bastion, chúng ta thấy
việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống tự động thiết lập liên lạc thông tin Viba cho tổ hợp
tên lửa bờ Bastion là rất cần thiết, nhằm đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện chiến tranh
hiện đại.
Giải pháp được đưa ra là: Chế tạo hệ thống điều khiển tự động nhằm giảm các hạn chế đã
nếu và tăng khả năng thiết lập ổn định liên lạc thông tin Viba, hệ thống được lắp đặt trên hai
xe rađa của tổ hợp tên lửa bờ Bastion. Thiết bị đáp ứng kịp thời yêu cầu về rút ngắn thời gian
tiến hành hiệu chỉnh liên lạc thông tin Viba, tăng độ chính xác trong quá trình hiệu chỉnh, tự
động hóa quá trình thiết lập thông tin Viba, đảm bảo an toàn cho trắc thủ khi khi làm việc, đơn
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 305
giản trong quá trình thao tác sử dụng. (Anten viba tự động quay trong dải ±90 độ kênh hướng
và ±10 độ kênh tầm). Chính vì vậy giải pháp mà bài viết đề cập đến có tính ứng dụng cao, đáp
ứng được nhu cầu cấp thiết của đơn vị.
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc hệ thống tự động thiết lập thông tin viba.
Nối
ghép
cơ
khí
Động cơ
tầm
Bộ công suất động
cơ tầm
Modul đo
góc tầm
Modul điều khiển
đc tầm
Hạn biên
tầm
Bộ công suất động
cơ hướng
Modul đo
góc hướng
Động cơ
hướng
Modul điều khiển
đc hướng
La bàn
Khối định vị
vệ tinh
φ, λ, h
Hạn biên
hướng
TECTEP
Thu thập số
liệu
Khối giao diện
điều khiển
Anten
Viba
PV
dB
Tín hiệu từ
xe 2
Hình 3. Sơ đồ cấu trúc 1 kênh hệ thống tự động thiết lập thông tin viba.
Hệ thống điều khiển hoạt động như sau:
Điều khiển & Tự động hóa
C. Đ. Sáng, V. H. Hà, N. T. Khuyên, “Tự động hóa quá trình thiết lập tên lửa bờ Bastion. ” 306
Hệ thống tự động thiết lập thông tin Viba bao gồm ăng ten Viba gắn với hệ thống điều
khiển tự động tìm kiếm, bám mức tín hiệu đầu vào là lớn nhất (bao gồm cả thiết bị kiểm tra tín
hiệu cộng hưởng TECTEP).
Trước hết, hệ thống bao gồm hệ cơ khí (hình 4) đảm bảo cơ cấu truyền động theo góc
phương vị và góc tầm hoạt động với độ mịn cao, quay đều, không bị giật cục.
Hình 4. Kết cấu cơ khí cải tiến của hệ thống điều khiển anten viba.
Các bộ phận trên hệ thống điều khiển anten được đánh số như sau: 1. Gương nhôm
Parabôn; 2. Tấm gá gương; 3. Trục Anten; 4. Trục đỡ bảo vệ; 5. Hộp số bánh răng – trục vít;
6. Động cơ phương vị; 7. Động cơ tầm.
Khối xác định thông tin về vị trí và định hướng thực của ăng ten theo cả hai góc phương vị,
góc tầm. Trong đó, Tọa độ vị trí của mỗi an ten Viba chủ yếu được cung cấp bởi khối định vị
vệ tinh GPS (Xác định kinh độ λ; vĩ độ φ và độ cao h) và cảm biến từ trường (la bàn số để xác
định hướng anten) để điều khiển định vị thô ban đầu, và bộ kiểm tra tín hiệu cộng hưởng
TECTEP (đối với tinh chỉnh và đồng bộ hướng anten) [3].
Khối động truyền động bao gồm động cơ servo với độ chính xác cao cho điều khiển góc
phương vị và động cơ dây căng hành trình dùng cho điều khiển góc tầm của anten Viba. Dựa
trên tính toán về góc phương vị Bắc thật và vị trí thực tế, bộ điều khiển sẽ ra lệnh chuyển dịch
anten theo cả hai hướng phương vị và tầm đến vị trí yêu cầu (chỉnh thô). Sử dụng các thuật
toán phân tích, điều khiển để mức tín hiệu đầu vào là lớn nhất (kết hợp bộ kiểm tra tín hiệu
cộng hưởng) đảm bảo cho hệ thống hai anten hướng chính xác vào nhau, định hướng cánh
sóng và thiết lập thông tin Viba.
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 307
Trong quá trình hiệu chỉnh, trắc thủ chỉ cần thao tác bật nguồn hệ thống, nạp thông tin tọa
độ trạm viba thứ hai (nhận thông tin qua bộ đàm) , và ấn nút hiệu chỉnh; hệ thống sẽ tự động
điều khiển , dò tìm, bám theo hướng cực đại của tín hiệu thu được và thiết lập thông tin Viba.
4. XÂY DỰNG THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN
Thuật toán điều khiển của hệ thống tự động điều khiển thiết lập thông tin Viba được trình
bày trong lưu đồ ở hình 5.
Bắt đầu
Khởi tạo các giá trị về vị trí, tọa độ của 2
xe Rađa
Tính toán góc phương vị Bắc thực
Tính toán lượng điều khiển chỉnh thô cho
anten trên 2 xe
Tinh chỉnh và đồng bộ hướng anten
Mức tín hiệu đầu
vào lớn nhất?
Kết thúc
No
Yes
Dừng điều chỉnh anten khi đến vị trí sơ
bộ
So sánh tín hiệu đầu vào anten qua thiết
bị TECTEP
Hình 5. Lưu đồ thuật toán điều khiển hệ thống tự động thiết lập thông tin viba.
Để giải bài toán xác định khoảng cách giữa hai xe và góc giữa đường thẳng nối hai xe với
phương Bắc thực của trái đất có rất nhiều phương pháp như sử dụng công thức Haversine, sử
dụng định lý Cosin trong lượng giác cầu, phương pháp xấp xỉ hình chữ nhật hay phương pháp
điểm giữa. Các phương pháp này chỉ là gần đúng khi coi trái đất là hình cầu, bởi thực tế trái
đất là một hình ellipsoid nhẹ (hình cầu dẹt).
Như ta đã biết khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm trên hình cầu là cung trong của vòng
tròn lớn đi qua 2 điểm này và có tâm là tâm hình cầu [4].
Điều khiển & Tự động hóa
C. Đ. Sáng, V. H. Hà, N. T. Khuyên, “Tự động hóa quá trình thiết lập tên lửa bờ Bastion. ” 308
Khoảng cách giữa A và B lúc này được xác định theo công thức tính độ dài của cung tròn
(hình 6):
Rd (1)
Trong đó, R là bán kính của hình cầu (với trái đất R ≈ 6371km),
Ѳ – góc trung tâm (góc giữa tâm hình cầu và cung tròn AB) tính theo radian.
Hình 6. Định luật cosin cho tam giác trên mặt cầu.
Giả sử, xe 1 ở vị trí điểm A có kinh độ là λ1, vĩ độ ϕ1. Xe 2 ở vị trí điểm B có kinh độ là
λ2, vĩ độ ϕ2. Xét tam giác hình cầu ABN, trong đó N là điểm cực Bắc ta sẽ có độ lớn góc của
các cạnh tam giác ABN là:
;
2
ˆ
1
NOA ;
2
ˆ
2
NOB .ˆ 12 BNA (2)
Lưu ý, độ lớn kinh độ vĩ độ các điểm A,B phải được chuyển sang radian.
Theo định luật cosin cho tam giác trên mặt cầu [5] ta được:
)ˆcos()ˆsin()ˆsin()ˆcos()ˆcos(cos)ˆcos( BNANOBNOANOBNOABOA (3)
)cos()
2
sin()
2
sin()
2
cos()
2
cos(cos 122121
(4)
)cos(coscossinsincos 122121 (5)
Khi đó góc trung tâm Ѳ sẽ được xác định theo công thức cosin cho hình cầu [4]:
))cos(coscossinarccos(sin 122121 (6)
C là điểm tính toán có tọa độ với vĩ độ ϕ1 trùng với vĩ độ của xe 1và kinh độ λ2 trùng với
kinh độ của xe 2. Áp dụng công thức (1) và (2) ta tính được độ dài các đoạn thẳng AC và BC.
Do khoảng cách truyền dẫn tối đa của liên lạc Viba chỉ trong khoảng 50km trong trường
hợp ít vật cản nên khi đó khoảng cách AB giữa 2 xe Rađa là đủ nhỏ so với đường cong hay
bán kính của trái đất. Từ đó ta có thể áp dụng lý thuyết lượng giác phẳng vào bài toán xác định
góc như hình 5.
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 309
Hình 7. Minh họa vị trí theo kinh độ vĩ độ của 2 xe Ra đa.
Góc β của tam giác vuông ACB được xác định theo công thức:
arctan(a/b)
1 1 1 1 2 1
1 2 1 2
arccos(sin sin cos cos cos( )
arctan
arccos(sin sin cos cos cos(0)
(7)
Góc β là góc vô hướng được tính trong tam giác vuông ABC ttheo công thức (7) có đơn vị
là radian. Quy đổi về độ khi đó góc βAB là góc phương vị thật của đường thẳng AB nối 2 xe
với hướng Bắc thật qua điểm A được tính theo quy ước về dấu như sau:
∆λ=λ1- λ2; <0, ∆φ=φ1-φ2
Nếu ∆λ<0, ∆φ<0 (góc phần từ thứ I hình 6) khi đó βAB= β
Nếu ∆λ>0, ∆φ<0 (góc phần từ thứ II hình 6) khi đó βAB= -β
Nếu ∆λ>0, ∆φ>0 (góc phần từ thứ III hình 6) khi đó βAB= -(180-β)
Nếu ∆λ0 (góc phần từ thứ IV hình 6) khi đó βAB= 180-β
Ứng dụng GPS xác định tọa độ từ đó tính toán ra góc phương vị Bắc thật kết hợp với la
bàn sẽ đưa ra được lượng hiệu chỉnh cần thiết cho anten trên 2 xe để chúng sơ bộ hướng vào
nhau hoàn thành bước chỉnh thô.
Để thực hiện tinh chỉnh đồng bộ hướng anten ta thực hiện theo các bước sau [6, 7]:
Bước thứ nhất, xe thứ nhất tiến hành hiệu chỉnh, ghi nhận hướng thay đổi của tín hiệu sau
đó đưa anten về hướng lớn nhất.
Bước thứ hai, dừng hiệu chỉnh xe thứ nhất, sang hiệu chỉnh xe thứ 2 để xác định điểm gặp
của 2 búp sóng là phía trên hay phía dưới.
Bước thứ ba, đưa hai búp sóng của hai xe về trùng với đường cân bằng.
Khi hiệu chỉnh búp sóng hai xe về đường cần bằng thu được tín hiệu đầu vào đảm bảo
mức cường độ tín hiệu đầu vào là lớn nhất tại vị trí của hai xe và đảm bảo nằm trong khoảng -
90dBm đến -40dBm (đây là khoảng cường độ tín hiệu cho thấy sóng liên lạc là khỏe) thì dừng
hiệu chỉnh anten, kết thúc quá trình thiết lập ổn định liên lạc thông tin Viba [7].
Điều khiển & Tự động hóa
C. Đ. Sáng, V. H. Hà, N. T. Khuyên, “Tự động hóa quá trình thiết lập tên lửa bờ Bastion. ” 310
5. KẾT LUẬN
Như vậy, hệ thống sau khi tích hợp có khả năng điều khiển theo hai chế độ, bằng tay và tự
động. Ở chế độ bằng tay, các trắc thủ điều chỉnh anten và xác định góc dựa theo kinh nghiệm
quan sát từ thiết bị đo tín hiệu cộng hưởng. Trong chế độ tự động, hệ thống có khả năng tự
động điều khiển, dò tìm, bám theo hướng cực đại của tín hiệu thu được và thiết lập thông tin
Viba giúp đơn giản hóa thao tác của trắc thủ trong quá trình vận hành, rút ngắn thời gian
chuẩn bị, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Thiết bị РРС МИК-РЛ11,Р1-В2-М26-К11-А10, Hướng dẫn sử dụng 464655.404 РЭ -
Quân chủng Hải Quân.
[2]. Quy trình thiết lập kết nối thông tin Viba - Quân chủng Hải Quân 2012.
[3]. Đỗ Hương Giang, Bùi Đình Tú, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Hữu Đức, La bàn 2D ứng
dụng trong các trạm thu vệ tinh di động, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự
nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 4 (2015), pp. 9-14.
[4]. Евтихов Владимир, МПУ, Москва, Россия; Евтихов Макар, ГБОУ, Москва,
Россия, Использование функции гаверсинусов в расчетах ориентации географических
объектов.
[5]. W. Gellert, S. Gottwald, M. Hellwich, H. Kästner, and H. Küstner, The VNR Concise
Encyclopedia of Mathematics, 2nd ed., ch. 12 (Van Nostrand Reinhold: New York, 1989).
[6]. Nguyễn Hữu Xuân, Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị điều khiển định hướng cánh sóng
dò tìm và thiết lập liên lạc của thông tin vi-ba tổ hợp ra đa Monolit, Thuyết minh đề tài
NCKH - Đoàn 681 Quân chủng Hải Quân.
[7]. Thiết bị điều khiển đồng bộ hướng an ten Viba trong tổ hợp MONOLIT-B, Thuyết minh kỹ
thuật và hướng dẫn sử dụng 464655.404 РЭ – Lữ đoàn 681 - Quân chủng Hải Quân 2014.
ABSTRACT
AUTOMATIC SETUP PROCESS FOR THE VIBA CONTACT INFORMATION
OF THE “BASTION” COASTAL DEFENCE MISSILE SYSTEM
To promote the strength of the missile defense system, improving, modernizing and
enhancing the quality of use is one of the most important tasks of our army today. One
of these tasks is to improve the combat readiness for the Bastion missile system, in
which automatic setup process for the Viba contact information plays an important
role in shortening preparation time for training as well as fighting. In order to clarify
this issue, the article will present the operation of the current manual control system.
On that basis, a new system configuration for the Viba automatic setup process will
be proposed.
Keywords: The viba contact information; System integration; TECTEP.
Nhận bài ngày 20 tháng 12 năm 2018
Hoàn thiện ngày 07 tháng 3 năm 2019
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 3 năm 2019
Địa chỉ: Viện Tự động hóa KTQS;
* Email: vuhatdh@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35_sang_5738_2150188.pdf