Tài liệu Từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung đến tiến trình phi tập trung hóa trong hoạt động thủy nông cơ sở: Xã hội học số 4 (84), 2003 21
Từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung
đến tiến trình phi tập trung hóa
trong hoạt động thủy nông cơ sở
Mai Văn Hai
I. Nhìn lại chặng đ−ờng xây dựng hệ thống thủy nông theo cơ chế kế
hoạch hóa tập trung
Cùng với phong trào hợp tác hóa trong sản xuất nông nghiệp, từ đầu thập kỷ
60 của thế kỷ XX, ở các tỉnh miền Bắc, Nhà n−ớc đã phát động phong trào hiện đại
hóa hệ thống thủy nông một cách quy mô và đồng bộ. Với sự hỗ trợ của Nhà n−ớc,
các địa ph−ơng đã không ngừng huy động nhân công xây dựng các loại hồ, đập, các
trạm bơm, đào đắp các loại kênh m−ơng, cải tạo các loại bờ vùng, bờ thửa ... Để hợp
lý hóa việc t−ới tiêu, đồng thời hạn chế đầu t− ngân sách, các mạng l−ới này đ−ợc
thiết kế theo quy mô cấp huyện và dựa theo nhu cầu lý thuyết về n−ớc của các loại
đất gieo trồng. Tính trung bình, cứ trên 1000 ha đất canh tác đ−ợc xây dựng một
trạm bơm, và các trạm bơm nh− vậy có thể phục vụ t−ới tiêu cho khoảng 6-7 xã.
Trên địa bàn mà chún...
8 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung đến tiến trình phi tập trung hóa trong hoạt động thủy nông cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4 (84), 2003 21
Từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung
đến tiến trình phi tập trung hóa
trong hoạt động thủy nông cơ sở
Mai Văn Hai
I. Nhìn lại chặng đ−ờng xây dựng hệ thống thủy nông theo cơ chế kế
hoạch hóa tập trung
Cùng với phong trào hợp tác hóa trong sản xuất nông nghiệp, từ đầu thập kỷ
60 của thế kỷ XX, ở các tỉnh miền Bắc, Nhà n−ớc đã phát động phong trào hiện đại
hóa hệ thống thủy nông một cách quy mô và đồng bộ. Với sự hỗ trợ của Nhà n−ớc,
các địa ph−ơng đã không ngừng huy động nhân công xây dựng các loại hồ, đập, các
trạm bơm, đào đắp các loại kênh m−ơng, cải tạo các loại bờ vùng, bờ thửa ... Để hợp
lý hóa việc t−ới tiêu, đồng thời hạn chế đầu t− ngân sách, các mạng l−ới này đ−ợc
thiết kế theo quy mô cấp huyện và dựa theo nhu cầu lý thuyết về n−ớc của các loại
đất gieo trồng. Tính trung bình, cứ trên 1000 ha đất canh tác đ−ợc xây dựng một
trạm bơm, và các trạm bơm nh− vậy có thể phục vụ t−ới tiêu cho khoảng 6-7 xã.
Trên địa bàn mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong nhiều năm, ngay từ
năm 1964, trạm bơm Lý Văn (huyện Nam Sách - Tỉnh Hải D−ơng) đã có 5 máy trục
xiên với công suất mỗi máy là 18.000m3/giờ và 2 máy trục ngang, công suất mỗi máy
1.000m3/giờ. Ph−ơng thức hoạt động của các trạm diễn ra nh− sau: dựa vào nhu cầu
sử dụng n−ớc của các hợp tác xã, ng−ời phụ trách trạm lập một danh sách theo thứ
tự đã đăng ký, sau đó lịch bơm n−ớc sẽ diễn ra theo kế hoạch đã định sẵn đó. Có thể
nói, lần đầu tiên trong lịch sử, d−ới chế độ mới, chúng ta đã thực hiện đ−ợc đề án
làm thủy nông và cải tạo đồng ruộng một cách đồng bộ, biến −ớc mơ ngàn đời của
ng−ời nông dân thành hiện thực. Đây chính là hệ thống thủy nông hoạt động theo cơ
chế kế hoạch hóa tập trung. Hệ thống này đánh dấu sự mở đầu cho ý t−ởng hiện đại
hóa nông nghiệp theo h−ớng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống thủy nông mới là một b−ớc nhảy vọt mang tính cách mạng trong
lịch sử làm thủy nông ở n−ớc ta. Từ thời điểm này, ng−ời nông dân đã thực sự
đoạn tuyệt với cung cách làm thủy nông một cách thụ động nhờ vào nguồn n−ớc
m−a, n−ớc thủy triều hoặc những l−ợng n−ớc dự trữ ít ỏi trong các ao, hồ, kênh,
rạch có sẵn. Từ nay, mạng l−ới m−ơng máng dọc ngang và các trạm bơm có công
suất lớn có thể giúp ng−ời dân giành lấy thế chủ động trong việc t−ới tiêu cho
đồng ruộng. Ng−ời ta thấy các loại gầu dai, gầu sòng, gầu dây cổ truyền cứ vắng
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung đến tiến trình phi tập trung hóa trong hoạt động thủy nông cơ sở 22
bóng dần rồi mất hẳn trên các cánh đồng của hợp tác để thay vào đó là nguồn
n−ớc từ trạm bơm, theo hệ thống m−ơng nổi, có thể dẫn đến tận các chân ruộng
theo hình thức tự chảy.
Với hệ thống thủy nông mới, chúng ta đã chủ động giải quyết đ−ợc nhiều vấn
đề mà tr−ớc đó ch−a làm đ−ợc:
- Tạo thế chủ động trong việc t−ới tiêu, đồng thời góp phần phòng chống bão
lụt, hạn hán có hiệu quả;
- Phá vỡ thế độc canh, tạo thế thâm canh, tăng vụ, tăng diện tích canh tác;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, cải thiện chất đất, đ−a
tiến bộ khoa học – kỹ thuật, nhất là các loại giống mới vào đồng ruộng, làm tăng
năng suất cây trồng, tăng nhanh sản l−ợng l−ơng thực;
- Trên bình diện xã hội, hệ thống thủy nông mới đã góp phần giải phóng ng−ời
nông dân, đặc biệt là phụ nữ, thoát khỏi cảnh hai s−ơng một nắng trong việc làm
thủy nông theo ph−ơng thức cũ .v.v.
Tuy nhiên, tính từ năm 1963 là năm công cuộc làm thủy lợi đ−ợc tiến hành
đồng bộ ở các làng xã miền Bắc cho đến Khoán 10 (1988), thì sự thử thách đối với hệ
thống đã là 25 năm. Còn nếu tính từ 1978 - thời điểm đ−ợc coi là hoàn thiện các công
trình thủy nông - sự thử thách này cũng đi trọn 10 năm. Với các quãng thời gian ấy,
bên cạnh những mặt tích cực, hệ thống thủy nông hoạt động theo cơ chế kế hoạch
hóa tập trung cũng bộc lộ những nh−ợc điểm nhất định.
Tr−ớc hết, về mặt kỹ thuật, theo sự tính toán của nhiều địa ph−ơng, công
suất của các trạm bơm đều rất thấp, năm cao nhất đạt 57%, năm thấp nhất chỉ có
17,7%. Sự kém hiệu quả về kỹ thuật còn thể hiện ở chỗ, do sự dò rỉ, thẩm thấu hay
bay hơi nên l−ợng n−ớc bị lãng phí rất lớn. Nếu đem so l−ợng n−ớc bơm lên qua đầu
vòi và l−ợng n−ớc đ−ợc t−ới thực tế vào ruộng thì sự hao hụt đạt tới 40-50%. Đấy là
ch−a kể, trong thực tế, công việc ở các trạm bơm chỉ diễn ra dồn dập vào mấy tháng
có mùa vụ, còn những tháng còn lại, các trạm bơm hầu nh− đóng cửa, máy móc bỏ
không còn công nhân thì không có việc làm. Nh− vậy, nếu so với công suất thiết kế,
sự lãng phí ở các trạm bơm đã trở thành vấn đề khá nan giải.
Về mặt kinh tế, ở thời kỳ đầu của quá trình xây dựng, phần lớn các chi phí
về thủy lợi (xây nhà trạm, m−ơng máng, cầu cống, vận hành máy móc...) đều đ−ợc
Nhà n−ớc bao cấp, các hợp tác xã chỉ phải bù lại cho Nhà n−ớc (bằng thóc) một phần
rất nhỏ. Đến 1984, theo Chỉ thị 112 CP, các cơ quan quản lý thủy nông đ−ợc đổi tên
thành các Công ty (hay Xí nghiệp) và có nhiệm vụ tự hạch toán kinh doanh. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân, các công ty luôn bị thất thu thủy lợi phí (do mức đ−ợc
thu thấp theo quy định của Nhà n−ớc; do các địa ph−ơng ký hợp đồng mua n−ớc
nh−ng lại dấu bớt diện tích; rồi do giá thóc thủy lợi phí quy định thấp hơn giá thị
tr−ờng; do chính sách của Nhà n−ớc miễn giảm hoặc xóa bỏ thủy lợi phí khi có thiên
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Mai văn Hai 23
tai, mất mùa v.v.). Trong thực tế hệ thống thủy nông theo cơ chế kế hoạch hóa tập
trung chỉ đóng vai trò nh− một hệ thống con trong hệ thống nông nghiệp nói chung,
các hoạt động của nó, vì vậy, đều mang tính chất phi kinh tế, chúng chỉ có ý nghĩa là
hoàn thành một chức năng trong hệ thống lớn mà thôi. Đ−ơng nhiên là tính chất phi
kinh tế này đã góp phần làm trầm trọng thêm những yếu kém trong sản xuất nông
nghiệp, nhất là đối với nghề trồng lúa n−ớc.
Về mặt xã hội, sự bất cập của hệ thống thủy nông theo cơ chế kế hoạch hóa
tập trung thể hiện ở cả hai cấp độ: cấp độ của toàn hệ thống và cấp độ của từng hợp
tác xã sản xuất nông nghiệp. ở cấp độ thứ nhất, sự bất cập th−ờng xảy ra vào các
mùa cày cấy. Trạm bơm thì chỉ có một, song do xuất phát từ lợi ích riêng t−, hợp tác
xã nào cũng muốn đ−ợc −u tiên cung cấp n−ớc sớm nhất. Thế là ng−ời ta không còn
tôn trọng các quy chế hiện hành nữa. Những đơn vị ở xa nguồn n−ớc tìm cách lấy
lòng lãnh đạo trạm bơm bằng quà cáp hoặc phong bì. Những đơn vị ở gần thì bí mật
phá bờ m−ơng lấy n−ớc khi nguồn n−ớc đi qua địa phận của mình. Lợi dụng tình
hình đó, một số cán bộ của trạm nảy sinh hành vi “móc ngoặc” hoặc lên thói “cửa
quyền”, gây sách nhiễu đối với các hợp tác xã. Những biểu hiện tiêu cực này dẫn đến
những mâu thuẫn triền miên trong toàn hệ thống.
ở cấp hợp tác xã cũng không ít vấn đề đ−ợc đặt ra. Chẳng hạn, theo công thức
chung lúc bấy giờ là cứ có khoảng 100 mẫu (Bắc Bộ) ruộng đất canh tác có 2 ng−ời
phụ trách thủy nông (gọi là các nông giang viên) thì trung bình mỗi hợp tác xã có
chừng 20-25 nông giang viên, đ−ợc chế biến thành một đội độc lập, không trực tiếp
phụ thuộc vào các đội sản xuất. Ai cũng biết, sự ra đời của đội thủy nông có mục tiêu
là chuyên môn hóa đội ngũ lao động theo h−ớng hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, nếu so với tập quán lâu đời của nghề trồng lúa n−ớc thì cơ cấu tổ chức
này lại tỏ ra bất cập. Bởi vì, với một đội thủy nông chuyên trách, thì cho dù có cố
gắng đến đâu, họ cũng không thể nắm vững và đáp ứng t−ờng tận nhu cầu về n−ớc
của cây trồng trên phần ruộng đất rộng lớn của hợp tác xã. Trong khi đó, hầu hết các
nông dân xã viên khác lại không thuộc cơ chế này. Ví nh− Đào Xá - một làng nhỏ
thuộc tỉnh Hải D−ơng – ở thời điểm này có khoảng 250 lao động, nh−ng chỉ có 2 nông
giang viên có nhiệm vụ t−ới tiêu cho gần 100 mẫu ruộng đất của cả làng. Số 248
ng−ời còn lại, vì đ−ợc bố trí làm việc ở các đội sản xuất ngành nghề, chăn nuôi, nên
chẳng ai lo đến chuyện trời nắng hay m−a, ruộng khô hay cạn và cây trồng đang
phát triển thế nào. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung, vô hình chung đã tách tuyệt đại
đa số nông dân ra khỏi việc t−ới tiêu cho đồng ruộng.
Có thể nói, sự bất hợp lý về kỹ thuật, hiệu quả kinh tế thấp, cộng với những
biểu hiện tiêu cực về cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội đã dẫn đến tình trạng trì
trệ, yếu kém và mất ổn định của hệ thống thủy nông hoạt động theo cơ chế kế hoạch
hóa tập trung. Điều này đã báo hiệu cho các cải cách tất yếu, mà thực chất là tiến
trình phi tập trung hóa của hệ thống trong các thời kỳ tiếp theo.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung đến tiến trình phi tập trung hóa trong hoạt động thủy nông cơ sở 24
II. Tiến trình phi tập trung hóa và những vấn đề đặt ra
Nhằm khắc phục những bất ổn trên, từ những năm 1978-1979, với sự chấp
thuận của các trung tâm thủy nông huyện, và bằng nguồn kinh phí tự có, nhiều xã ở
miền Bắc đã lần l−ợt xây dựng các trạm bơm riêng của mình. ở hai huyện Nam Sách
và Thanh Hà (Hải D−ơng), trong năm 1980 mới có 5 trạm bơm cấp xã, đến năm
1990, con số này đã lên đến 101 trạm, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 2 lần.
Khi các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo kiểu cũ bị giải thể hàng loạt thì quá
trình này diễn ra càng nhanh chóng hơn. Ng−ời ta gọi đây là quá trình phi tập trung
hóa trong hoạt động thủy nông ở cơ sở.
Trong tiến trình đổi mới theo xu h−ớng phi tập trung hóa, căn cứ trên các
điều kiện địa lý cũng nh− điều kiện kinh tế - xã hội của riêng mình nhằm phát huy
tối đa năng lực của công trình, mỗi địa ph−ơng đã sáng tạo ra một kiểu tổ chức và
quản lý thủy nông khác nhau. Theo những nghiên cứu mới nhất ở 39 xã thuộc châu
thổ sông Hồng, các hình thức tổ chức và quản lý nh− thế đ−ợc quy vào các mô hình cơ
bản sau đây:
1. Đội thủy nông chuyên trách. Vốn là một bộ phận hợp thành của các hợp tác
xã nông nghiệp tr−ớc đây, nh−ng khi hợp tác xã bị giải thể thì bộ phận này vẫn đ−ợc
giữ lại và hoạt động d−ới sự quản lý của ủy ban nhân dân xã nh− một mô hình quản
lý thủy nông của thời đổi mới.
2. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp không đóng cổ phần. Về thực
chất, đây chỉ là sự chuyển đổi chức năng của hợp tác xã kiểu cũ sang làm dịch vụ
nông nghiệp, nên các hoạt động của mô hình, trong đó có các hoạt động thủy nông
không chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị tr−ờng, mà vẫn lấy việc
phục vụ (theo kiểu phi kinh tế) cho hệ thống nông nghiệp làm mục tiêu hoạt động
chính.
3. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, hoạt động theo ph−ơng thức tự
nguyện, có đóng góp cổ phần. Lấy việc hạch toán kinh doanh làm mục tiêu, nên
ngoài làm dịch vụ thủy nông, các hợp tác xã thuộc mô hình này còn mở rộng phạm vi
sang một số khâu khác của sản xuất nông nghiệp, nh− cung cấp các loại giống mới,
phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh v.v.
4. Hợp tác xã dịch vụ thủy nông chuyên ngành, có mục tiêu kinh doanh và
hoạt động theo ph−ơng thức đóng góp cổ phần. Cùng loại với mô hình này còn có các
tổ chức khác nh− Hội hoặc Hiệp hội của những ng−ời dùng n−ớc. Chức năng của các
Hội hoặc Hiệp hội này là làm cầu nối với các trạm bơm để điều hành n−ớc cho các hộ
nông dân.
Trong 4 mô hình chủ yếu trên thì mô hình 1 (Tổ thủy nông chuyên trách)
chiếm 25,6% và mô hình 2 (Hợp tác xã dịch vụ không đóng cổ phần) chiếm 20,6%. Cả
hai mô hình này, về bản chất, không có gì khác biệt nhiều so với các đội thủy nông
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Mai văn Hai 25
chuyên trách trong các hợp tác xã nông nghiệp thời bao cấp. Đây chỉ là sự thay đổi
tên gọi theo kiểu thay bình mới cho các loại r−ợu cũ, nên không đ−ợc nhiều địa
ph−ơng ứng dụng. Phổ biến hơn cả là mô hình 3 (Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp có đóng
cổ phần), chiếm 46%. Ưu điểm cơ bản của loại hình này là có thể tập trung huy động
vốn cho các đầu t− về thủy nông khi cần thiết. Tuy nhiên, do chức năng làm dịch vụ
tổng hợp nên khi thị tr−ờng có biến động, Ban quản lý rất dễ tập trung nguồn đầu t−
vào các dịch vụ cho lãi suất cao, làm cho nguồn vốn đầu t− cho thủy nông dễ bị sử
dụng sai mục đích, hoặc chí ít cũng bị xem nhẹ. Mô hình thứ t− (Hợp tác xã dịch vụ
thủy nông chuyên ngành) mặc dầu chỉ chiếm 7,7%, song lại là mô hình rất đáng chú
ý. Đây là mô hình tự hạch toán kinh doanh, hoạt động độc lập so với các ngành dịch
vụ khác. Ưu điểm của nó là vốn dành cho hoạt động thủy nông không bị sử dụng sai
mục đích, và hoạt động chỉ chuyên về một khâu nên tính chất chuyên môn hóa đạt
trình độ khá cao.
Nhìn chung, qua 4 mô hình đại diện này, ng−ời ta thấy các hoạt động thủy
nông ở cơ sở đã bắt đầu hòa nhập vào cơ chế kinh tế mới, mà biểu hiện cụ thể là các
hoạt động mang tính chất phi kinh tế theo kiểu bao cấp tr−ớc đây đang giảm dần để
thay vào đó là các hoạt động theo quy luật của nền kinh tế thị tr−ờng có sự điều tiết
của Nhà n−ớc. Về mặt hình thức, việc tổ chức và quản lý của các mô hình này là khá
đa dạng theo các cấu trúc xã hội khác nhau: có khi ở cấp xã hoặc liên xã, có khi ở cấp
thôn hoặc liên thôn, thậm chí có khi chỉ là một nhóm hộ đứng ra thầu để tổ chức và
điều hòa nguồn n−ớc cho cả cộng đồng,v.v
Một biểu hiện nữa cũng không kém phần quan trọng trong sự đổi mới của hoạt
động thủy nông chính là sự tham gia trực tiếp của đông đảo các hộ gia đình nông dân
vào trong hệ thống. Làng Đào Xá đ−ợc dẫn ở trên vẫn là một minh chứng tốt trong
tr−ờng hợp này. Trong thời bao cấp, Đào Xá chỉ có 1 tổ thủy nông với 2 nông giang viên
phụ trách t−ới tiêu cho gần 100 mẫu ruộng của làng. Đến Khoán 10 (1988) cả làng có
192 hộ gia đình, với phần ruộng đất đã đ−ợc giao khoán, thì cả 192 hộ đều trực tiếp
tham gia vào việc t−ới tiêu nh− những “tổ thủy nông chuyên trách”. Nếu lấy bình quân
mỗi hộ có 3 ng−ời (gồm chồng, vợ và một con lớn) tham gia vào hoạt động này thì cả
làng có gần 600 “nông giang viên”. Vậy là, nếu so với tr−ớc đây, số “tổ thủy nông” của
làng đã tăng lên 192 lần, còn số “nông giang viên” tăng gần 300 lần.
Việc đổi mới các hoạt động thủy nông với sự tham gia đông đảo của ng−ời nông
dân có ý nghĩa trên cả hai mặt: quản lý và sản xuất. Về mặt quản lý, khi có sự tham
gia của ng−ời dân, hệ thống sẽ giải quyết đ−ợc nhiều vấn đề quan trọng nh−: n−ớc sẽ
đ−ợc phân phối hợp lý và sử dụng tiết kiệm; cả ng−ời quản lý và ng−ời sử dụng đều
biết cái gì đang xảy ra trong hệ thống; làm giảm chi phí quản lý, giảm các hiện t−ợng
tham ô, hối lộ; công tác tu sửa công trình cũng nh− chất l−ợng dịch vụ đ−ợc giám sát
tốt hơn; các tổ chức quản lý không mất nhiều thời gian cho việc thu thủy lợi phí v.v. Về
mặt xã hội, sự đổi mới theo xu h−ớng phi tập trung hóa không chỉ khắc phục đ−ợc
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung đến tiến trình phi tập trung hóa trong hoạt động thủy nông cơ sở 26
nh−ợc điểm của thời kỳ bao cấp là tách tuyệt đại đa số nông dân ra khỏi hoạt động t−ới
tiêu, mà còn là sự kết hợp tốt nhất giữa trồng trọt, thủy lợi và việc khai thác các nguồn
lực d− thừa, tạo thêm công ăn việc làm, kích thích năng lực sáng tạo của ng−ời dân
trên chính mảnh ruộng đã đ−ợc giao quyền sử dụng lâu dài của họ. Do những chuyển
biến tích cự đó, trong những năm gần dây, trên phạm vi cả n−ớc, hệ thống thủy nông
đã gặt hái đ−ợc nhiều thành tựu đáng phấn khởi: mở rộng diện phục vụ t−ới tiêu lên
hơn 7 triệu ha cây trồng các loại, góp phần quan trọng làm cho năng suất và sản l−ợng
l−ơng thực không ngừng tăng lên, đ−a n−ớc ta từ một n−ớc thiếu gạo trở thành một
n−ớc có thừa gạo để xuất khẩu (xếp hàng thứ hai trên thế giới).
Mặc dù những lợi ích của tiến trình phi tập trung hóa trong hoạt động thủy
nông cơ sở, đặc biệt khi có sự tham gia của ng−ời dân, là rất rõ ràng, song sự chuyển
biến này ch−a thực sự triệt để, nhất là nhìn từ ph−ơng diện tổ chức và quản lý. Rất
dễ dàng nhận thấy là, cho đến nay ở nhiều địa ph−ơng việc đổi mới tổ chức và quản
lý vẫn ch−a đ−ợc tiến hành một cách đồng bộ, ch−a có sự khép kín ở cả hai phía: một
phía là các Công ty khai thác công trình và phía kia là những ng−ời sử dụng sản
phẩm đặc biệt là “n−ớc”. Sự đổi mới thiếu triệt để này đã tạo ra một khoảng trống,
làm cho một số hệ thống nhỏ rơi vào tình trạng ch−a có chủ quản lý, một số kênh
m−ơng thuộc các hệ thống vừa và lớn bị bỏ ngỏ, không có chủ hoặc có chủ nh−ng
không phải là chủ thực sự. Nhiều hệ thống công trình, nhất là các công trình nhỏ
không có vốn đầu t− bảo d−ỡng, hoặc có đầu t− nh−ng chất l−ợng xây dựng thấp và
thiếu đồng bộ. Cũng có nhiều công trình tr−ớc đây thiết kế t−ới cho lúa, nay chuyển
mạnh sang phục vụ đa canh, đa dạng hóa cây trồng, song vẫn ch−a kịp bổ sung, cải
tạo và nâng cấp cho phù hợp với chức năng mới. Sự chậm trễ của tiến trình đổi mới
không chỉ làm cho các công trình xuống cấp, mà sự hoạt động của hệ thống cũng
không thể đạt hiệu quả cao. Theo nhiều tài liệu, tính bình quân cả n−ớc, hệ thống
thủy nông mới đảm bảo tuới chủ động đạt 50-60% so với năng lực thiết kế (thậm chí
lúc thấp nhất chỉ đạt 27%) .v.v ..
Những bất cập này đang đòi hỏi các tổ chức quản lý n−ớc cũng nh− các cơ
quan khoa học cần tiếp tục nghiên cứu để có các giải pháp khắc phục.
III. Mấy nhận xét tổng quát
Ng−ợc trở lên, chúng ta đã xem xét quá trình xây dựng hệ thống thủy nông cơ
sở suốt từ những năm 60 của thế kỷ XX đến nay. Có thể chia quá trình này thành
hai chặng lớn: chặng đầu đi từ việc làm thủy nông nhỏ, hoạt động theo kiểu thụ động
và tự phát của từng hộ hoặc nhóm hộ gia đình đến việc chủ động và tự giác xây dựng
một hệ thống thủy nông có đủ sức mạnh trong việc t−ới và tiêu, hoạt động theo cơ
chế kế hoạch hóa tập trung, và chặng thứ hai lại đi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung
đến tiến trình phi tập trung hóa. Đến đây, cần trở lại một số nét chính.
1. Sống trong điều kiện của một đất n−ớc thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, chúng
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Mai văn Hai 27
ta rất hiểu, rằng không có một cơn nắng hạn nào chỉ đổ xuống một thôn một xóm,
cũng không có trận bão lụt nào chỉ dừng lại ở một làng hay một xã. Ng−ợc lại, kinh
nghiệm đã cho thấy, những tai họa do thiên nhiên mang đến th−ờng là trên một
vùng rộng lớn, không chỉ là một huyện, một tỉnh mà có khi diễn ra trong phạm vi
nhiều tỉnh, thậm chí là cả n−ớc. Trong khi đó, muốn xây dựng một hệ thống thủy
nông tầm cỡ để có thể tự chủ trong việc t−ới tiêu thì không nói gì đến một xóm một
làng, mà đến một xã hoặc dăm ba xã cũng khó có thể đảm đ−ơng nổi. Bởi vậy, chủ
tr−ơng xây dựng hệ thống thủy nông có quy mô lớn và hoạt động theo cơ chế kế
hoạch hóa tập trung là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn.
Trong thực tế, sự ra đời của hệ thống thủy nông mới cùng với những tác động
tích cực của nó đến quá trình sản xuất và đời sống của ng−ời nông dân trong thời kỳ
hợp tác xã bao cấp đã minh chứng cho sự cần thiết và đúng đắn đó. Có thể khẳng
định rằng, với hệ thống thủy nông mới, chúng ta đã có một b−ớc tiến v−ợt bậc, đem
lại sự thay đổi về chất trong lịch sử làm thủy nông ở n−ớc ta.
Tuy nhiên, trong những b−ớc đi ban đầu, vì quá tập trung cho cái chung, cái
tổng thể, chúng ta đã không chú ý đầy đủ đến cái riêng, cái đặc thù của từng yếu tố
trong cùng hệ thống. Mặt khác, trong thiết kế tổng thể, chúng ta cũng mới chỉ dựa
trên các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật, chứ ch−a thấy hết vai trò của nhân tố xã hội,
ch−a có sự kết hợp giữa kinh tế, kỹ thuật và xã hội. Nhìn trên l−ợc đồ, rất dễ dàng
nhận thấy hai đơn vị xã hội quan trọng là làng và hộ gia đình đã hoàn toàn bị tách rời
khỏi hệ thống. Chính vì vậy, mặc dù đã đạt đ−ợc những thành tựu đáng kể, song cuối
cùng hệ thống này đã rơi vào khủng hoảng, dẫn đến một hệ quả không tránh khỏi là
phải chấp nhận những cải cách theo xu h−ớng phi tập trung hóa ở thời kỳ tiếp theo.
2. Nếu lấy năm 1980 làm mốc đánh dấu sự mở đầu cho sự đổi mới theo xu h−ớng
phi tập trung hóa trong hoạt động thủy nông cơ sở, thì đến nay, tiến trình này diễn ra đã
hơn hai thập kỷ. Trong khoảng thời gian này, ngành thủy nông đã giải quyết đ−ợc
những vấn đề khá cơ bản nh− khắc phục đ−ợc những thiếu sót và bất cập của mô hình
quản lý kế hoạch hóa tập trung nh−: đã có sự kết hợp giữa thủy nông và trồng trọt, giữa
đơn vị kinh tế, kỹ thuật với các đơn vị xã hội, đã mở đ−ờng cho sự tham gia ngày càng
đông của ng−ời nông dân và gia đình họ vào trong hệ thống v.v Nh−ng, song hành với
những chuyển biến tích cực ấy, ngành thủy nông cũng đang vấp phải không ít khó khăn.
Điều cần nhấn mạnh ở đây là những khó khăn của tiến trình phi tập trung hóa lại
th−ờng vận hành ng−ợc chiều với những khó khăn của thời kỳ hoạt động theo cơ chế kế
hoạch hóa tập trung, và điều này cũng là một tất yếu khách quan.
Nh− đã nói, trong tiến trình đổi mới, căn cứ vào các điều kiện cụ thể của
mình, mỗi địa ph−ơng d−ờng nh− đều muốn sáng tạo ra một mô hình quản lý riêng,
do đó các mô hình này rất đa dạng. Không ai phủ nhận sự đa dạng trong phát triển.
Nh−ng nếu nhân danh sự đa dạng để chỉ quan tâm đến cái riêng, cái đặc thù thì lại
dễ rơi vào tình trạng mạnh ai nấy làm và dễ quên đi mối liên hệ thống nhất với cái
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung đến tiến trình phi tập trung hóa trong hoạt động thủy nông cơ sở 28
chung, cái tổng thể, dễ quên đi toàn bộ hệ thống. Tình trạng mạnh ai nấy làm trong
phạm vi nhỏ bé của mình không chỉ dẫn đến tình trạng một số kênh m−ơng thuộc
các hệ thống vừa và lớn bị bỏ ngỏ, một số hệ thống nhỏ không đ−ợc đầu t−, chất
l−ợng xây dựng thấp và thiếu đồng bộ, mà còn kéo theo tình trạng có nhiều kiểu cơ
chế khác nhau cùng song song tồn tại: cơ chế “xin - cho”, cơ chế hạch toán kinh
doanh, rồi cơ chế nửa “xin-cho” nửa hạch toán kinh doanh,.v.v Những khác biệt và
bất bình đẳng này đang làm cản trở tiến trình đổi mới của toàn ngành thủy nông
Để giải quyết vấn đề đang đặt ra trên đây, cố nhiên là cần tạo ra một cơ sở
thống nhất cho sự nảy nở các mô hình khác nhau. Cơ sở thống nhất đó không gì khác
hơn là hệ thống chính sách quản lý thủy nông phải đ−ợc đổi mới kịp thời và đồng bộ,
thậm chí phải đi tr−ớc một b−ớc. Nói cách khác, để tiến trình đổi mới cơ chế quản lý
thủy nông diễn ra nhịp nhàng và đồng bộ, dù trong phạm vi làng xã, vẫn không thể
thiếu đ−ợc sự điều tiết ở cấp vĩ mô của Nhà n−ớc.
Tài liệu tham khảo
1. Mai Văn Hai - Bùi Xuân Đính, Thủy lợi và quan hệ làng xã, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997
2. Báo cáo kết quả điều tra thủy lợi khu vực Nam Sách - Thanh Hà và ph−ơng h−ớng hoàn
chỉnh thủy nông 1973, l−u tại Phòng Thủy lợi, huyện Nam Thanh.
3. Mai Văn Hai, Participation des agricultaurs aux travaux d’irrigation depuis le contrat 10,
trong cuốn agriculture familiale et gestion des ressources du milieu dans le bassin du
fleuve Rouge, Maison d’Edition de l’agriculture, 1999, trang 25-38.
4. Jean-Philippe Fontenelle, Decentralisation de l’hydraulique agricol du delta du fleuve
Rouge, trong cuốn agriculture familiale et gestion des ressources du milieu dans le bassin
du fleuve Rouge, Maison d’Edition de l’agriculture, 1999, trang 211-226.
5. Nguyễn thị Hồng Loan, Các hình thức quản lý thủy nông hiện có tại Nam Thanh – Hải
H−ng, 1997. Tài liệu đánh vi tính, l−u tại Ch−ơng trình đồng bằng Sông Hồng.
6. Ngô Chí Hoạt - Phan Thanh Toản, Ph−ơng h−ớng phát triển thủy lợi và quản lý tài
nguyên n−ớc đến 2010 để đảm bảo an toàn l−ơng thực của Việt Nam vào thế kỷ 21, Tạp
chí Thủy lợi, số 1+2/2000, trang 5-6.
7. Đoàn Thế Lợi, Chính sách giá n−ớc và vấn đề đổi mới mô hình tổ chức quản lý ở các hệ
thống thủy nông, Tạp chí Thủy lợi, số 1+2/2000, trang 16-17.
8. Nguyễn Đình Thịnh. Đẩy mạnh việc củng cố và phát triển thủy nông ở cấp cơ sở có sự
tham gia của nông dân, Tạp chí Thủy lợi, số 3+4/2000, trang 5-7.
9. Phan Thanh Toản và Nguyễn Hồng Khanh, Tuyên Quang - mô hình chuyển giao quyền
quản lý t−ới cho nông dân có hiệu quả, Tạp chí Thủy lợi, số 9+10/2000, trang 48-49.
10. Tô Nh− Phong, Vấn đề thủy lợi phí ở Tuyên Quang, Tạp chí Thủy lợi, số 11+12/2000,
trang 56-57
11. Trần Tiến Đệ. Đổi mới chính sách, cơ chế đầu t− xây dựng và quản lý công trình thủy lợi,
Tạp chí Thủy lợi, số 11+12/2000, trang 20-27.
12. Phan Nh− Hải. Thành tựu của sự nghiệp thủy lợi và những nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ
mới. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 1/2000, trang 59-62.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so4_2003_maivanhai_9934.pdf