Tài liệu Tự chủ Đại học và vấn đề đặt ra đối với trường Đại học Sư phạm Hà Nội: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0136
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 111-117
This paper is available online at
TỰ CHỦ ĐẠI HỌC VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMHÀ NỘI
Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Vân Anh
Hoàng Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Tự chủ đại học vừa là một xu thế, vừa là một yêu cầu tất yếu hiện nay đối với
quản lí nhà nước về giáo dục đại học cũng như đối với hoạt động quản lí và lãnh đạo của
mỗi nhà trường. Các lĩnh vực cơ bản của tự chủ đại học bao gồm: tự chủ về mặt tổ chức và
nhân sự, tự chủ về mặt tài chính và tự chủ về mặt học thuật, với ba mức độ - tự chủ thấp, tự
chủ trung bình và tự chủ cao. Hiện nay, dưới sự giám sát của nhà nước, các cơ sở giáo dục
đại học cần chủ động phát huy vai trò tự chủ và trách nhiệm xã hội của mình để có không
gian hành động chủ động, ứng phó hiệu quả với những thay đổi liên tục của môi trường,
không ngừng nân...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự chủ Đại học và vấn đề đặt ra đối với trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0136
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 111-117
This paper is available online at
TỰ CHỦ ĐẠI HỌC VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMHÀ NỘI
Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Vân Anh
Hoàng Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Tự chủ đại học vừa là một xu thế, vừa là một yêu cầu tất yếu hiện nay đối với
quản lí nhà nước về giáo dục đại học cũng như đối với hoạt động quản lí và lãnh đạo của
mỗi nhà trường. Các lĩnh vực cơ bản của tự chủ đại học bao gồm: tự chủ về mặt tổ chức và
nhân sự, tự chủ về mặt tài chính và tự chủ về mặt học thuật, với ba mức độ - tự chủ thấp, tự
chủ trung bình và tự chủ cao. Hiện nay, dưới sự giám sát của nhà nước, các cơ sở giáo dục
đại học cần chủ động phát huy vai trò tự chủ và trách nhiệm xã hội của mình để có không
gian hành động chủ động, ứng phó hiệu quả với những thay đổi liên tục của môi trường,
không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo theo yêu cầu của xã hội. Trong bối
cảnh nói trên cùng với những yêu cầu của đổi mới giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội cần chú trọng đến yêu cầu nâng cao năng lực tự chủ, đặc biệt trong các lĩnh vực về tài
chính, hoạt động tổ chức, nhân sự và học thuật. Nâng cao hiệu quả của tổ chức quản lí bên
trong nhà trường cùng với những chính sách đặc thù giúp nhà trường mở rộng quyền tự chủ
là hai mặt của vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.
Từ khóa: Tự chủ, tự chủ đại học, tự chủ tài chính, tự chủ nhân sự, tự chủ học thuật.
1. Mở đầu
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Sự phát triển nhanh
chóng của khoa học công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực
giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục đại học phải đổi mới. Xuất phát từ yêu cầu nêu trên, Đảng và
Nhà nước đã ban hành các chủ chương, chính sách nhằm thay đổi cơ chế quản lí, phát triển hệ
thống giáo dục đại học công lập đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Có thể nói, các chủ
chương và chính sách của nhà nước về lĩnh vực quản lí giáo dục đại học trong hai thập niên gần
đây đều hướng tới việc gia tăng sự phân cấp trong quản lí, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo
dục đại học, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị nhà trường.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà Nước đối với
ngành sư phạm, miễn giảm học phí cho sinh viên. Nguồn kinh phí đào tạo vì vậy chủ yếu vẫn dựa
vào ngân sách nhà nước. Với lí do đó người ta dễ dàng cho rằng, tự chủ không phải là vấn đề quan
trọng đối với trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Tự chủ đại
học là vấn đề rộng lớn bao trùm lên vấn đề tài chính. Bên cạnh tài chính còn có tự chủ về hoạt
Ngày nhận bài: 22/8/2016. Ngày nhận đăng: 21/9/2016.
Liên hệ: Nguyễn Vũ Bích Hiền, e-mail: hiennvb@hnue.edu.vn.
111
Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Vân Anh, Hoàng Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Minh Nguyệt
động tổ chức nhà trường, tự chủ nhân sự và tự chủ học thuật. Bài viết này muốn đi sâu phân tích
các nội dung tự chủ đại học từ đó nhận diện những vấn đề đặt ra cho trường Đại học sư phạm Hà
Nội trong thời gian tới.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm tự chủ đại học
Giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học là khâu trọng yếu nhất trong cải cách
quản trị đại học ở tầm hệ thống. Tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức
quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Điều này không chỉ được
thể hiện ở tầm chủ trương, quan điểm chỉ đạo hoạt động giáo dục đại học mà đã được cụ thể hóa
thông qua việc xây dựng hành lang pháp lí tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam
được phát huy quyền tự chủ của mình.
Tự chủ đai học là sự tự do của một cơ sở đào tạo đại học trong việc điều hành các công việc
của mà không có sự chỉ đạo hoặc tác động từ cấp chính quyền nào (dẫn theo [3]).
Tự chủ đại học thường được đánh giá dưới hai góc độ: tự chủ học thuật và tự chủ thể chế
(dẫn theo [3]). Tự chủ học thuật là yếu tố cơ bản của đào tạo đại học trong một xã hội dân chủ, là
việc đảm bảo cho giảng viên được tự do truyền đạt kiến thức và tiến hành nghiên cứu khoa học
không chịu bất kì sự chi phối nào từ bên ngoài. Tự chủ thể chế là điều kiện cho phép một tổ chức
đào tạo đại học điều hành hoạt động của tổ chức mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Cần lưu ý
rằng, tự chủ của cơ sở đào tạo đại học hoàn toàn không có nghĩa là nó nằm ngoài sự chi phối của
luật pháp, nó là tự chủ có điều kiện và các điều kiện này được xác định bởi mối quan hệ giữa nhà
nước, xã hội và cơ sở đào tạo đại học.
Khi nghiên cứu đánh giá về mức độ tự chủ tại nhiều quốc gia trên thế giới, các học giả tuy
có những bộ tiêu chí khảo sát khác nhau nhưng đều thống nhất lựa chọn các tiêu chí: (1) tự chủ về
mặt tổ chức và nhân sự, (2) tự chủ về mặt tài chính, (3) tự chủ về mặt học thuật.
Tự chủ về mặt tổ chức nhân sự nhấn mạnh vào khả năng các trường đại học có thể tự chủ
trong việc thiết lập cơ cấu tổ chức và kiểm soát, cũng như phương thức lựa chọn kiểu lãnh đạo.
Tự chủ về tài chính nhấn mạnh vào khả năng các trường đại học có thể chủ động trong việc
công bố học phí, khả năng huy động vốn từ thị trường tài chính, khả năng đầu tư cho những sản
phẩm tài chính, khả năng phát hành cổ phiếu và trái phiếu, khả năng làm chủ sở hữu đất đai nhà
xưởng mà họ chiến hữu hay không.
Tự chủ về học thuật nhằm xác định khả năng ra quyết định của các cơ sở đào tạo đại học
về chiến lược phát triển, sứ mệnh, khả năng giới thiệu hoặc ngừng một chương trình đào tạo nào
đó, khả năng quyết định về cấu trúc và nội dung của các chương trình đào tạo, cũng như vai trò và
trách nhiệm của các cơ sở đào tạo đối với việc đảm bảo chất lượng của các chương trình đào tạo
và các cấp đào tạo, và cuối cùng là khả năng quyết định về số lượng và điểm nhập học của các cơ
sở đào tạo [3].
Có thể thấy ba nhóm tiêu chí này đã bao phủ toàn bộ những vấn đề có liên quan tới các hoạt
động quản lí ở cấp nhà trường.
2.2. Tự chủ về hoạt động tổ chức nhà trường
Tự chủ về hoạt động tổ chức nhà trường bao gồm việc thiết lập bộ máy quản lí, cơ cấu các
đơn vị học thuật của nhà trường và xác định mô hình quản lí tương ứng.
112
Tự chủ đại học và vấn đề đặt ra đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Mức độ tự chủ của trường đại học trong việc xây dựng cơ cấu các đơn vị học thuật trực
thuộc nhà trường được thể hiện ở 3 cấp độ:
- Mức độ tự chủ thấp nhất: Các văn bản pháp quy quy định số lượng, tên và phạm vi lĩnh
vực học thuật của từng khoa chuyên ngành, của các trường và các học viện. Các tổ bộ môn được
thành lập bởi trường đại học nhưng cần phải được thông qua cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục
đại học.
- Mức độ tự chủ trung bình: Các văn bản pháp quy cung cấp những hướng dẫn cho việc
thành lập các đơn vị học thuật trực thuộc trường đại học. Các trường đại học phải tuân theo những
hướng dẫn bắt buộc cho việc thành lập cơ cấu các đơn vị học thuật. Tuy nhiên, trong những trường
hợp này, các văn bản pháp quy không quy định về số lượng và tên gọi của các đơn vị học thuật.
- Mức độ tự chủ cao nhất: Các khoa và các tổ chức học thuật khác trong nhà trường có
quyền độc lập khá cao và ít chịu sự kiểm soát của các cơ quan chủ quản. Ở một số quốc gia, các
khoa chuyên môn có quyền quyết định cấu trúc các tổ bộ môn một cách độc lập khỏi sự kiểm soát
của trường đại học.
Về cơ cấu khung của bộ máy quản lí nhà trường, mức độ tự chủ cao hay thấp được thể hiện
ở mức độ tham gia của các cơ quan quản lí nhà nước vào việc ban hành các quy định thành lập cơ
cấu khung của bộ máy quản lí trường đại học. Cơ cấu khung của bộ máy quản lí luôn luôn được
cơ quan chủ quản nhà nước quy định. Tuy nhiên, các trường đại học có thể tự chủ trong việc hoàn
thiện cơ cấu đó. Ví dụ, thành phần các tổ chức trong nhà trường được quy định trong các văn bản
pháp quy, nhưng các trường đại học có thể tự quyết định về số lượng của các tổ chức đó.
Thẩm quyền của trường đại học trong việc quyết định bộ máy lãnh đạo là một trong những
chỉ dẫn quan trọng trong lĩnh vực tự chủ về tổ chức. Bộ máy lãnh đạo trường đại học thường bao
gồm những thành viên thuộc nhà trường như hiệu trưởng, hiệu phó, trưởng phòng quản trị hành
chính và các trưởng khoa. Trong một số trường hợp, có những quy định cụ thể về thành phần và
năng lực của mỗi nhóm thành viên. Một trong những nội dung cũng rất quan trọng về tổ chức bộ
máy lãnh đạo là việc bổ nhiệm hiệu trưởng.
Thành phần không kém phần quan trọng trong cơ cấu bộ máy quản trị đại học là sự tham
gia của các thành viên bên ngoài nhà trường: nên có hay không và việc lựa chọn các thành viên
này là do nhà trường hay do cơ quan quyền lực bên ngoài chỉ định. Thủ tục bổ nhiệm những thành
viên bên ngoài nhà trường vào bộ máy quản trị nhà trường thường được tiến hành theo 2 cách:
hoặc là do nhà trường tự bổ nhiệm hoặc là do cơ quan quyền lực cấp trên, có thể là Bộ Giáo dục.
Việc cơ cấu những thành viên bên ngoài nhà trường trong bộ máy quản trị tạo nên một phần quan
trọng cho việc tăng cường trách nhiệm giải trình cho các cơ sở đại học tự chủ. Điều này sẽ hình
thành nên nội dung quan trọng trong xu hướng cải cách quản trị đại học hiện nay.
Ở Việt Nam, Luật Giáo dục đại học quy định về Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường
đại học, học viện công lập gồm: a) Hội đồng trường; b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường cao
đẳng, trường đại học; giám đốc, phó giám đốc học viện; c) Phòng, ban chức năng; d) Khoa, bộ
môn; tổ chức khoa học và công nghệ; đ) Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công
nghệ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; e) Phân hiệu (nếu có); g) Hội đồng khoa học và đào
tạo, các hội đồng tư vấn. Trường đại học cũng được quyền tự chủ nhất định trong việc tách, nhập,
thành lập những đơn vị trực thuộc [6].
Dựa vào đây có thể thấy trường Đại học Sư phạm Hà Nội có mức tự chủ trung bình về cơ
cấu các đơn vị học thuật trực thuộc trường và bộ máy hành chính. Mức độ tự chủ này đủ cho nhà
trường chủ động cấu trúc lại cũng như phát triển các bộ phận, đơn vị trực thuộc theo nhu cầu, điều
kiện phát triển thực tế của nhà trường trong bối cảnh đổi mới, hội nhập hiện nay. Vấn đề cần giải
113
Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Vân Anh, Hoàng Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Minh Nguyệt
quyết là xây dựng được một bộ máy hành chính hiệu quả, không quá cồng kềnh và tạo điều kiện
phát triển cho các khoa theo quy mô đào tạo và xu hướng phát triển chuyên môn học thuật.
2.3. Tự chủ nhân sự
Tự chủ nhân sự đối với các trường đại học gắn liền với ba chức năng cơ bản của quản lí nhân
sự, bao gồm: thu hút nguồn nhân sự; tự chủ trong đào tạo, phát triển chuyên môn nghiệp vụ và duy
trì, sử dụng nhân sự. Theo Thomas Estermann và Terhi Nokkala, ở trường đại học, tự chủ nhân sự
tập trung nhiều vào tuyển dụng đội ngũ cán bộ giảng viên cũng như thống nhất về các điều kiện
làm việc. Theo đó, vấn đề tự chủ nhân sự không tách rời mà có mối liên hệ chặt chẽ với tự chủ về
tài chính và tự chủ về học thuật. Hai tác giả cũng đưa ra 3 chiều đo cơ bản để có thể so sánh về tự
chủ về nhân sự ở các trường đại học, đó là: các thủ tục liên quan đến việc bổ nhiệm đội ngũ giảng
viên cao cấp; tình trạng của đội ngũ nhân viên và mức lương trả cho cán bộ giảng viên [8].
Đối với Việt Nam, Luật Giáo dục Đại học năm 2012 quy định các trường tự chủ đối với
các hoạt động chủ yếu thuộc lĩnh vực tổ chức và nhân sự, trong đó quy định cụ thể nhiệm vụ và
quyền hạn của trường đại học trong lĩnh vực này gồm: Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lí, xây
dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí, viên chức, người lao động. Tự chủ nhân sự ở
đại học giữa Việt Nam có những khoảng cách nhất định, đặc biệt trong một số lĩnh vực như chế độ
đãi ngộ và bổ nhiệm giảng viên cao cấp [6]. Giữa các văn bản pháp quy quy định về vấn đề nhân
sự trong trường đại học vẫn còn những điểm chưa thống nhất khiến các trường gặp khó khăn nhất
định trong việc thực hiện quyền và phát huy năng lực tự chủ.
Trong bối cảnh hiện nay, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bên cạnh việc phát huy hơn nữa
năng lực tự chủ nhân sự thông qua việc xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng
yêu cầu đào tạo giáo viên thời kì hội nhập; lựa chọn và áp dụng những phương thức phù hợp trong
đánh giá đội ngũ cán bộ giảng viên nhân viên góp phần nâng cao hiệu quả làm việc; cải thiện môi
trường làm việc tạo động lực cho đội ngũ giảng viên, nhân viên; xây dựng chế độ, chính sách đãi
ngộ hợp lí. . . Bên cạnh đó, với tính chất của trường một sư phạm trọng điểm, nhà trường cũng cần
có chiến lược nâng cao vị trí xếp hạng của nhà trường để làm cơ sở cho việc mở rộng, nâng cao
quyền tự chủ nhân sự của nhà trường.
2.4. Tự chủ tài chính
Trường đại học tự chủ tài chính là nhà trường được tăng/trao quyền ra các quyết định về
huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính. Quản lí tài chính trong các trường đại học được trao
quyền tự chủ về tài chính là mô hình quản lí đòi hỏi sự phân quyền, sự tham gia của số đông vào
quá trình ra quyết định, đây là cơ chế quản lí linh hoạt dựa trên quy luật cung – cầu trong giáo dục
nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu về phát triển giáo dục.
Trong tự chủ tài chính, Hiệu trưởng nhà trường được quyết định một số mức chi quản lí, chi
hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc. Quyết định đầu
tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó,
các trường đại học công lập sẽ xây dựng quy trình quản lí và quy chế chi tiêu nội bộ để quản lí tài
chính hiệu quả trong khuôn khổ pháp luật hiện hành để thực hiện được nhiệm vụ của mình tốt hơn.
Chủ động tìm nguồn, kiểm soát các khoản chi, tự chủ về các hoạt động của trường trên cơ sở đó
tự chủ về tài chính. Thực hiện được quan điểm này, từng bước các trường công lập nâng cao chất
lượng giảng dạy, xây dựng thương hiệu của mình.
Như vậy, trao quyền tự chủ về tài chính là việc giao quyền quản lí phần lớn ngân sách cho
114
Tự chủ đại học và vấn đề đặt ra đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nhà trường, cho phép họ tự quyết định các khoản chi, mua sắm, tiết kiệm và có quyền chuyển số
tiền dư sang năm sau. Đương nhiên việc trao quyền này kèm theo trách nhiệm giải trình trước xã
hội của nhà trường. Điểm mới của phương thức quản lí này là nhằm tạo điều kiện cho nhiều người
tham gia vào các hoạt động của nhà trường, làm cho trách nhiệm đối với chất lượng giáo dục trở
thành trách nhiệm chung của tất cả mọi người, không phải chỉ là trách nhiệm riêng hiệu trưởng
hay của một nhóm người nào đó trong nhà trường.
Về nội dung, quản lí tài chính trong các trường đại học công lập tự chủ được xác định gồm
các nội dung sau: (i) Lập kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách theo định hướng tự chủ; (ii) Tổ
chức bộ máy QLTC nhà trường theo hướng mở, có sự tham gia của các đối tượng có liên quan;
(iii) Chỉ đạo, khai thác và sử dụng các nguồn lực tài chính theo dự toán và quy chế chi tiêu nội bộ;
(iv) Kiểm soát và giám sát các hoạt động tài chính; (v) Hiệu trưởng thực hiện tự chịu trách nhiệm
(thực hiện trách nhiệm báo cáo, giải trình với các đối tượng có liên quan).
Thể theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự
chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập được dựa trên mức
độ tự chủ về tài chính của các đơn vị cả về chi thường xuyên và chi đầu tư. Theo đó, căn cứ vào
mức độ tự đảm bảo kinh phí chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập được phân
chia thành 4 loại: (i) đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, (ii) đơn
vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên, (iii) đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần
chi thường xuyên, (iv) đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Chiếu theo
nghị định này Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện được trao quyền tự chủ ở mức thứ ba: đơn vị
sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên [1].
Đồng thời với việc được trao quyền tự chủ về tài chính, các đơn vị cũng được trao quyền
tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy nhân sự và mức độ tự chủ được quy định tương
ứng với từng loại hình đơn vị sự nghiệp công lập. Trên nguyên tắc các đơn vị tự đảm bảo kinh phí
hoạt động càng nhiều thì mức độ tự chủ càng cao để khuyến khích các đơn vị tăng thu, giảm dần
bao cấp từ ngân sách nhà nước, trong đó có bao cấp tiền lương. Các đơn vị sẽ được khuyến khích
chuyển dần sang các loại hình đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo chi thường
xuyên và chi đầu tư.
Như vậy, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh và khả năng nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho
nhà trường trong từng giai đoạn cụ thể mà có thể lựa chọn phương thức quản lí thích hợp. Việc
thực hiện chính sách xã hội hóa một cách hợp lí cùng với việc kết hợp linh hoạt các nguồn tài
chính trong đó tranh thủ nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp, mở rộng nguồn thu từ hoạt động sự
nghiệp như phát triển các hệ đào tạo ngoài sư phạm, các loại hình đào tạo phi chính quy, thực hiện
các lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đáp ứng nhu cầu xã hội, tăng cường khả năng nghiên cứu và
đào tạo của đội ngũ cán bộ giảng viên nhắm tới tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu thực hiện các
đơn đặt hàng của nhà nước về nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo có thể là những biện pháp
nhằm đảm bảo nguồn tài chính, giúp cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát triển theo hướng
bền vững.
2.5. Tự chủ học thuật
Khi gắn với giáo dục đại học, môi trường học thuật được hiểu là môi trường trong đó diễn
ra hoạt động học thuật, bao gồm: các hoạt động nghiên cứu, trao đổi học thuật. Để có được những
giá trị này, cơ sở giáo dục đại học phải có quyền tự chủ cao, được quyền tự quyết định các hoạt
động học thuật [2].
Theo tài liệu “Xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong trường đại học” của Cục
115
Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Vân Anh, Hoàng Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, các nội dung cơ bản của môi trường học thuật bao
gồm: 1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch và đầu tư thích đáng cho các hoạt động học thuật phù hợp
với sứ mạng, nguồn lực và định hướng phát triển của cơ sở giáo dục đại học; 2. Thực hiện quyền tự
chủ và trách nhiệm xã hội với hoạt động học thuật; 3. Khuyến khích hoạt động hợp tác, chia sẻ học
thuật giữa các thành viên trong và ngoài cơ sở giáo dục đại học; 4. Thực hiện liên tục bồi dưỡng,
phát triển học thuật cho các thành viên của cơ sở giáo dục đại học; 5. Thực hiện hoạt động truyền
bá học thuật theo những quan điểm giáo dục tiên tiến và phù hợp với thời đại một cách chất lượng
và hiệu quả cao [7].
Các hoạt động học thuật trong trường đại học có thể kể một cách cụ thể bao gồm hoạt động
dạy và học, trao đổi, nghiên cứu. Do đó, khái niệm môi trường học thuật cũng có thể được định
nghĩa là môi trường trong đó diễn ra các hoạt động học thuật: các hoạt động dạy và học, nghiên
cứu, trao đổi theo những quan điểm và phương pháp giáo dục, nghiên cứu tiên tiến, tôn trọng các
tiêu chuẩn đạo đức trong chuyên môn.
Với nhiều trường đại học trên thế giới, môi trường học thuật được xem là yếu tố thể hiện
chất lượng đào tạo của nhà trường, là điều đầu tiên để thu hút người học đến với nhà trường và
cũng là yêu cầu đầu tiên mà người học phải làm quen, thích ứng khi tham gia vào môi trường giáo
dục của nhà trường.
Tự chủ học thuật gắn bó chặt chẽ với vấn đề tự chủ chuyên môn của giảng viên. Vấn đề tự
chủ chuyên môn của giảng viên có thể nói là một trong những định hướng quan trọng để phát triển
chất lượng đội ngũ giảng viên trong trường đại học. Theo tác giả Hoàng Thị Kim Huệ, “tự chủ
nhấn mạnh về tinh thần trách nhiệm, và năng lực tư duy phê phán và khả năng tự định hướng cá
nhân trong mối quan hệ hợp tác, cùng tham gia. Cách nhìn này chú ý đến sự phù hợp giữa hành
vi tự chủ và những giá trị như tính trách nhiệm, tinh thần hợp tác,. . . đi đôi với việc bồi đắp một
thái độ sống tích cực” [4]. Năng lực tự chủ chuyên môn của giảng viên là khả năng tự định hướng
chuyên môn và phát triển nghề nghiệp bằng con đường học tập suốt đời, năng lực nhận thức những
rào cản đối với hoạt động dạy học và sẵn sàng vượt qua những rào cản đó bằng cách thức phù hợp
nhằm biến những thách thức đó thành cơ hội để phát triển từ đó giúp sinh viên hình thành năng
lực tự chủ của chính mình. Bên cạnh đó, đặc trưng của môi trường giảng dạy đại học là môi trường
mang tính học thuật cao, khuyến khích tự do học thuật và mỗi giảng viên không chỉ có chức năng
giảng dạy mà còn là một chuyên gia trong một chuyên ngành sâu thuộc một lĩnh vực khoa học đã
yêu cầu năng lực tự chủ chuyên môn của giảng viên cần bao hàm những tính chất như: tính độc
lập, tính phê phán, chiều sâu của tư duy và kĩ năng xác lập, thực hiện và đánh giá việc thực hiện
mục tiêu phát triển chuyên môn.
3. Kết luận
Đổi mới quản lí nhà nước về giáo dục theo hướng trao quyền tự chủ gắn với trách nhiệm
báo cáo giải trình là một trong những giải pháp quan trọng để tạo ra môi trường lành mạnh cho các
nhà trường có thể phát triển chủ động, bình đẳng và đúng hướng. Đối với các cơ sở giáo dục đại
học ở Việt Nam, đặc biệt là các trường công lập, tự chủ vừa là xu thế chung, vừa là yêu cầu khách
quan và cấp thiết để mỗi nhà trường có thể tồn tại, phát triển và hội nhập. Trong đó, dưới sự giám
sát của nhà nước, các cơ sở giáo dục đại học cần chủ động phát huy vai trò tự chủ và trách nhiệm
xã hội của mình trên các lĩnh vực cơ bản như tài chính, hoạt động tổ chức của nhà trường, nhân sự
và học thuật. Đây là những điều kiện quan trọng để các trường có không gian hành động chủ động,
ứng phó hiệu quả với những thay đổi liên tục của môi trường, không ngừng nâng cao chất lượng
và hiệu quả đào tạo theo yêu cầu của xã hội.
116
Tự chủ đại học và vấn đề đặt ra đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, để có
thể khẳng định và giữ vững vai trò của trường sư phạm trọng điểm thì yêu cầu nâng cao năng lực tự
chủ, đặc biệt trong các lĩnh vực về tài chính, hoạt động tổ chức, nhân sự và học thuật là hết sức cần
thiết. Trong đó, nâng cao hiệu quả của tổ chức quản lí bên trong nhà trường cùng với những chính
sách đặc thù giúp nhà trường mở rộng quyền tự chủ là những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chính phủ, Nghị định Số: 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công
lập, ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015.
[2] Lê Văn Hảo, 2015. Xây dựng bộ tiêu chí và khung phát triển văn hóa chất lượng trường đại
học. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, tập 31, số 2, tr. 50-58.
[3] Nguyễn Thị Thanh Hồng, Nguyễn Danh Nguyên, 2012. Thực trạng tự chủ tại các trường đại
học công lập Việt Nam trong những năm gần đây: Một nghiên cứu thực chứng. Tạp chí Kinh
tế và Phát triển, số 180, tr. 107-112.
[4] Hoàng Thị Kim Huệ, 2012. Nghiên cứu tự chủ chuyên môn của giảng viên theo tiếp cận quản
lí hài hòa. Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 39, tr. 32-36.
[5] Lê Đức Ngọc & ctv, 2011. Bàn về mô hình văn hóa chất lượng cơ sở giáo dục đại học. Kỉ
yếu hội thảo "Văn hóa chất lượng trong trường đại học”, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 52-60.
[6] Quốc hội, 2012, Luật số: 08/2012/QH13, Giáo dục đại học, han hành ngày 18 tháng 6 năm
2012.
[7] 7.
6.pdf (Truy cập ngày 13/9/2016).
[8] Thomas Estermann và Terhi Nokkala, 2009, University Autonomy In Europe I - Exploratory
Study, European University Association, pp. 27-31.
ABSTRACT
University Autonomy and The Requirement for Hanoi National University of Education
Nguyen Vu Bich Hien, Nguyen Van Anh, Hoang Thi Kim Hue, Nguyen Thi Minh Nguyet
Faculty of Educational Management, Hanoi National University of Education
University autonomy has been a trend and also a current indispensable requirement for state
management of higher education as well as for the management and leadership of each school.
The basic areas of university autonomy include institutional and human resources autonomy,
financial autonomy and academic autonomy, covering low, average and high levels. Currently,
under the supervision of the state, higher education institutions need to actively show the role
of their autonomy and accountability to take proactive actions, to respond effectively to the
changes, and to constantly improve the quality and effectiveness of training from society. In
such a context, together with the requirements of education reform, Hanoi National University
of Education should focus on building capacity of autonomy, particularly in the areas of finance,
organizational activities, training and personnel management. Improving the efficiency of the
management organization within school and designing specific policies to increase autonomy are
two sides of the issue, which should be thoroughly considered.
Keywords: University Autonomy, Organisational Autonomy, Financial autonomy, Staffing
autonomy, Academic Autonomy.
117
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4459_nvbhien_9831_2131873.pdf