Từ các biến thể phiên - Chuyển tên riêng nước ngoài tới một giải pháp thống nhất trong tiếng Việt - Dương Xuân Quang

Tài liệu Từ các biến thể phiên - Chuyển tên riêng nước ngoài tới một giải pháp thống nhất trong tiếng Việt - Dương Xuân Quang: 63KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v 1. MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng nước ta liên tục xuất hiện các tên riêng nước ngoài, từ tên các chính khách, tên các siêu sao cho tới tên các ngọn núi, con sông, thành phố, khu vực,.... Với nhu cầu được tiếp cận với nguồn tri thức phong phú và dồi dào của một nền học vấn tiên tiến và hiện đại, không ngừng toàn cầu hóa, người Việt đã có nhiều cách để chuyển hóa những tri thức của nhân loại tới gần hơn với Việt Nam, trong đó có việc “bản địa hóa” các tên riêng nước ngoài trong các văn bản tiếng Việt (phiên âm và chuyển tự). DƯƠNG XUÂN QUANG* *Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội, ✉ dxquang1111@gmail.com Ngày nhận bài: 05/7/2017; ngày hoàn thiện: 17/8/2017; ngày duyệt đăng: 15/11/2017 TỪ CÁC BIẾN THỂ PHIÊN - CHUYỂN TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI TỚI MỘT GIẢI PHÁP THỐNG NHẤT TRONG TIẾNG VIỆT Đến những năm 1990, trên thế giới có ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ các biến thể phiên - Chuyển tên riêng nước ngoài tới một giải pháp thống nhất trong tiếng Việt - Dương Xuân Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
63KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v 1. MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng nước ta liên tục xuất hiện các tên riêng nước ngoài, từ tên các chính khách, tên các siêu sao cho tới tên các ngọn núi, con sông, thành phố, khu vực,.... Với nhu cầu được tiếp cận với nguồn tri thức phong phú và dồi dào của một nền học vấn tiên tiến và hiện đại, không ngừng toàn cầu hóa, người Việt đã có nhiều cách để chuyển hóa những tri thức của nhân loại tới gần hơn với Việt Nam, trong đó có việc “bản địa hóa” các tên riêng nước ngoài trong các văn bản tiếng Việt (phiên âm và chuyển tự). DƯƠNG XUÂN QUANG* *Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội, ✉ dxquang1111@gmail.com Ngày nhận bài: 05/7/2017; ngày hoàn thiện: 17/8/2017; ngày duyệt đăng: 15/11/2017 TỪ CÁC BIẾN THỂ PHIÊN - CHUYỂN TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI TỚI MỘT GIẢI PHÁP THỐNG NHẤT TRONG TIẾNG VIỆT Đến những năm 1990, trên thế giới có gần 5.000 ngôn ngữ, trong đó có khoảng 1/10 ngôn ngữ có chữ viết (Nguyễn Văn Khang, 2007). Song không có một ngôn ngữ nào ngay từ đầu đã có đủ vốn từ ngữ mà đều cần phải “vay mượn” một số từ ngữ mới từ tiếng nước ngoài. Hình thức phổ biến của việc nhập từ ngữ mới là phiên âm, nghĩa là ghi đúng hoặc gần đúng âm của từ nước ngoài bằng các âm, vần của bản ngữ. Ngoài ra còn có cách chuyển tự từ tiếng nước ngoài sang bản ngữ nếu hệ kí tự không giống nhau hoặc giữ nguyên dạng hình thức văn tự của yếu tố nước ngoài. Vì vậy, những biện pháp giúp từ ngữ của một ngôn ngữ gia nhập hệ thống của một ngôn ngữ khác được gọi chung là phiên – chuyển tiếng nước ngoài. TÓM TẮT Việt Nam đang mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế. Hàng ngày, hàng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng đều không ngừng xuất hiện các tên riêng nước ngoài, từ tên các chính khách, tên các siêu sao cho tới tên các ngọn núi, con sông, thành phố, khu vực,. Song một thực tế đang tồn tại là trong tiếng Việt không có cách phiên – chuyển thống nhất đối với cùng một tên riêng trong các văn bản. Căn cứ từ hiện trạng phiên – chuyển tên riêng nước ngoài trong tiếng Việt với những hình thức khác nhau, chúng tôi tập trung phân tích những mặt mạnh và yếu của từng phương thức phiên – chuyển, từ đó đưa ra một mô hình phiên – chuyển khả dụng. Từ khóa: chuẩn hóa, chuyển tự, phiên âm, phiên chuyển, tên riêng nước ngoài 64 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Chính sách ngôn ngữ của nhà nước ta là nhất quán, luôn coi trọng việc xây dựng và phát triển tiếng Việt. Tuy nhiên, dường như chính sách ngôn ngữ mới dừng lại ở việc quản lý vĩ mô mà chưa có sự quan tâm thích đáng tới từng vấn đề vi mô cơ sở. Việc phiên – chuyển tên riêng nước ngoài là một ví dụ. Mặc dù đã có một số văn bản quy định như:“Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt” của Bộ Giáo dục – Đào tạo (05- 3-1984), “Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa” của Bộ Giáo dục – Đào tạo (03-3-2003),... nhưng thực trạng cách phiên – chuyển tên riêng nước ngoài ở nước ta bấy lâu nay vẫn chưa thống nhất. Mỗi tờ báo, mỗi cuốn sách, mỗi đơn vị... đều có những cách phiên – chuyển của riêng mình. 2. THỰC TRẠNG VIỆC PHIÊN – CHUYỂN TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Năm 2000, Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa thư Việt Nam đã đưa ra “Quy định chính tả tiếng Việt và phiên – chuyển tiếng nước ngoài”, song quy định này chưa thực sự đi vào thực tiễn đời sống. Nó mới chỉ là một khuyến nghị chung chứ chưa phải là một văn bản pháp quy chính thức mang tính bắt buộc. Vì vậy vẫn chưa thể giải quyết được những tranh cãi dai dẳng trong học giới về vấn đề phiên – chuyển tên nước ngoài sang tiếng Việt. Cùng một tên người, cùng một địa danh nhưng có nhiều cách phiên – chuyển khác nhau sang tiếng Việt. Điều này, nếu tinh ý, chúng ta có thể thấy ngay trên các tờ báo phát hành hàng ngày, rất gần gũi với cuộc sống. Ví dụ, chỉ riêng tên thủ đô của nước Nga (tên gốc nguyên ngữ là Москва) có thể được phiên – chuyển thành nhiều dạng thức như Moskva (theo phương thức chuyển tự từ hệ chữ Kirin sang hệ chữ Latin), Moscow (theo từ mượn gốc Anh), Moscou (theo từ mượn gốc Pháp), Mạc Tư Khoa (theo âm Hán Việt), Matxcơva, Mát–xcơ–va.... Mỗi tờ báo, mỗi tạp chí, mỗi cuốn sách có cách phiên – chuyển khác nhau, thậm chí trong cùng một tuyển tập, mỗi tác giả lại có cách phiên – chuyển riêng của mình. Việc phiên – chuyển tên riêng nước ngoài trong các văn bản tiếng Việt đang tồn tại một sự thiếu đồng bộ, không thống nhất. Xét về hình thức, trong các văn bản tiếng Việt có thể thấy được ba xu hướng phiên – chuyển tên riêng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt: (1) Viết theo nguyên ngữ hoặc chuyển sang hệ chữ Latin. Nếu nguyên ngữ không dùng bảng chữ cái Latin (chữ Ả rập hoặc chữ Kirin) thì dùng phương pháp chuyển tự để chuyển sang hệ chữ Latin. Các báo Công an nhân dân, An ninh thế giới, An ninh Thủ đô, Lao Động, Đại đoàn kết, Tiền Phong, Thanh niên, Thời báo kinh tế Sài gòn, các tạp chí khoa học,... chủ yếu dùng hình thức này. Ví dụ: Indonesia, Singapore, Iraq, Tehran, Venise, Massachusetts, Albert Einstein, Fidel Castro, Bill Clinton.... (2) Phiên âm theo âm và vần của tiếng Việt, dựa vào cách đọc tên riêng ấy của nguyên ngữ. Ở dạng phiên – chuyển này có hai hình thức được tiếng Việt sử dụng. Một là viết liền các âm tiết. Các tài liệu của Thông tấn xã Việt Nam, báo Hoa học trò phiên âm theo âm, vần tiếng Việt và viết liền các âm tiết. Ví dụ: Inđônêxia, Palextin, Irắc, Bátđa, Casơmia, Xinhgapo, Oasinhtơn, Sêchxpia, Giôn Kenơđi,.... Hai là viết rời các âm tiết và có dấu gạch nối giữa các âm tiết. Báo Nhân dân và báo Hà Nội mới chủ yêu phiên âm theo cách này. Ví dụ: I-rắc, Ác- hen-ti-na, Pa-lét-tin, Ma-sa-chu-sét, Xư-tốc-hôm, Giê-ru-xa-lem, Cô-i-dư-mi, Giôn Ken-nơ-đi... (3) Ngoài hai hình thức trên, tiếng Việt còn sử dụng một hình thức khác nữa như một truyền thống và quen thuộc từ lâu đời. Đó là hình thức dùng âm Hán Việt để Việt hóa các tên riêng của Trung Quốc hoặc các tên riêng của phương Tây đã được tiếng Hán phiên – chuyển. Hiện tượng này đã diễn ra trong suốt mấy trăm năm qua, ước khoảng từ thế kỷ XVI, khi phương Đông bắt đầu có những 65KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v giao lưu mạnh mẽ đầu tiên với phương Tây. Các tên riêng ấy như Lư Thoa (Rousseau), Liệt Ninh (Lenin), Nã Phá Luân (Napoleon), Pháp (Pháp Lan Tây – France), Đức (Đức Ý Chí – Deutsche), Anh (Anh Cát Lan – England), thành Nhã Điển (thành Athen), Nữu Ước (New York), Bắc Kinh, Chu Ân Lai,.... Quả thực, các biến thể phiên – chuyển tên riêng nước ngoài trong tiếng Việt là một hiện tượng phức tạp, vì bản chất cùng nhằm một mục đích nhưng lại có quá nhiều biểu hiện hình thức khác nhau. Sự khác biệt này tạo nên một thực trạng không thống nhất như hiện nay trong tiếng Việt. Tuy nhiên, do chưa có một phương án quản trị ngôn ngữ chính thức nào của nhà nước nên hiện tượng không thống nhất này vẫn tiếp tục diễn ra phụ thuộc quan điểm của từng cá nhân. 3. PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC PHIÊN – CHUYỂN ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG Trước khi trình bày một cách phiên – chuyển mà cá nhân người viết cho rằng khả dĩ sử dụng, chúng tôi muốn chỉ ra những hạn chế của các hình thức phiên – chuyển mà tiếng Việt đang sử dụng. Thứ nhất, nhằm chỉ rõ những hình thức ấy là chưa thỏa đáng và vì vậy cần xây dựng một hình thức phiên – chuyển mới, phù hợp với nhu cầu của thực tế và cũng không quá phi khoa học (tại sao lại là “không quá”, vì việc phiên – chuyển phải hướng tới quảng đại quần chúng, mà đôi khi quần chúng chỉ cần “gần đúng” và dễ hiểu, dễ thuộc chứ không cần chính xác và chi tiết như các nhà khoa học trong các lĩnh vực chuyên sâu). Thứ hai, từ cơ sở những hạn chế được chỉ ra rõ ràng, chúng ta sẽ có cơ sở để xây dựng một cách phiên – chuyển tên riêng nước ngoài sang tiếng Việt phù hợp, loại bỏ được những nhược điểm của các hình thức đang được sử dụng. Về hình thức viết theo nguyên ngữ hoặc chuyển tự sang hệ chữ Latin với các ngôn ngữ không cùng hệ chữ, tưởng chừng khoa học và hiện đại nhưng hình thức này bộc lộ một hạn chế rất lớn trong quá trình thâm nhập đời sống. Cần phải nhất quán rằng việc phiên – chuyển tên riêng nước ngoài sang tiếng Việt không phải chỉ nhằm phục vụ một lượng nhỏ những cá nhân biết ngoại ngữ. Bởi rõ ràng, họ là những người biết ngoại ngữ, họ thừa khả năng để hiểu những tên riêng đó mà chẳng cần phải phiên – chuyển gì cả. Mục đích phiên – chuyển hướng tới phải là quảng đại quần chúng. Đối tượng này là những người không biết ngoại ngữ và vì không biết nên mới cần phải được phiên – chuyển. Vì vậy, nếu để nguyên ngữ cũng chẳng khác nào không phiên – chuyển gì cả. Hình thức thứ hai, phiên âm theo âm và vần của tiếng Việt, dựa vào cách đọc tên riêng ấy của nguyên ngữ nhằm hạn chế những nhược điểm của hình thức thứ nhất nhưng cũng bộc lộ một vài điểm cần bàn. Thứ nhất, hình thức phiên âm tạo nên một tên riêng phi chuẩn. Người đọc đôi khi sẽ không hiểu nhân vật đó là ai, địa danh đó ở đâu dù thực tế họ rất quen thuộc. Nguyên do bởi vì, người Việt Nam (hay bất kỳ người nước nào) khó lòng đọc chuẩn được tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Và dù cố gắng phiên âm đến đâu, chúng ta cũng không dễ gì phiên âm chuẩn xác được do số lượng chữ cái tiếng Việt không đủ để phiên âm tên riêng của nhiều nước trên thế giới. Bảng chữ cái tiếng Việt có 29 kí tự trong khi bảng phiên âm quốc tế IPA có tới 118 kí tự, một sự chênh lệch đáng chú ý. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của nhiều nước là tổng hợp, hòa kết, thậm chí là chắp dính, một chữ của họ gồm nhiều âm tiết viết liền. Trong khi đó, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, một chữ là một âm tiết. Do đó, khi phiên âm các từ đa tiết của các ngôn ngữ khác sang tiếng Việt sẽ có hiện tượng một chữ vốn là một khối viết liền được viết thành các âm tiết tách dời nhau. Điều này, khiến cho ngay cả người bản ngữ cũng gặp khó khăn khi nhận dạng, thậm chí đôi khi còn không dám chắc chắn, đây có phải là tên riêng của nước mình không. Hạn chế của cách phiên âm thô sơ này chính là việc không thể hội nhập với quốc tế trong giao lưu và hợp tác. Đồng thời, với cách phiên âm có phần “tùy hứng” này rất nhiều trường hợp làm 66 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI biến dạng tên riêng bởi người Việt mô phỏng cách đọc nguyên ngữ nhưng người bản ngữ không đọc thế. Một loạt tên riêng của các ngôn ngữ Âu châu có âm lướt như Toulouse, Venezia, Gorki nhưng sang tiếng Việt được phiên bỏ hết các âm lướt ấy (đọc thành Tu–lu, Vơ–ni, Goóc–ki). Hình thức thứ ba, hình thức Việt hóa tên riêng nước ngoài, chủ yếu thông qua từ Hán Việt, tuy ngày nay được chấp nhận do một số địa danh như Pháp, Đức, Tây Ban Nha,.... được sử dụng lâu dài nên đã nhập vào vốn từ tiếng Việt nhưng thực tế cho thấy đây là một phương pháp tùy tiện và không hề dựa trên cơ sở khoa học ngôn ngữ để phiên âm. Ngoại trừ những tên riêng có nguồn gốc Hán tự, việc Việt hóa tên các nhân vật nổi tiếng trên thế giới (không phải người Trung Quốc) hoàn toàn không thành công, bởi cách Việt hóa thông qua từ Hán Việt đã làm biến dạng tên tuổi các nhân vật ấy cả về cách viết và cách đọc. Tên tuổi mỗi con người gắn bó chặt chẽ với dòng họ, quê hương, đất nước, có ý nghĩa thiêng liêng với dân tộc mà họ đã làm rạng danh, do đó sự khác biệt này gây ra một trạng thái tâm lý không được thoải mái với người tiếp xúc. Hơn nữa, người tiếp nhận nếu không am hiểu Hán Việt sâu sắc thì cũng sẽ rất khó để hiểu được các danh nhân ấy là ai. Ví dụ: Ba Nhĩ Trát Khắc (Balzac), Mã Khắc Tư (Marx), Cam Địa (Gandhi),.... Do hạn chế này mà dần dần hình thức này đang được thay thế, thậm chí một lượng lớn các từ phiên âm theo hình thức này vốn phổ biến trong khoảng nửa đầu thế kỷ XX trở về trước, hiện nay đã biến mất khỏi kho từ vựng tiếng Việt. 4. XÁC ĐỊNH MỘT CÁCH PHIÊN – CHUYỂN TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI SANG TIẾNG VIỆT PHÙ HỢP Trên cơ sở phân tích những hạn chế của các hình thức phiên – chuyển tên riêng nước ngoài đang tồn tại trong tiếng Việt, bài viết xác lập một cách phiên – chuyển tổng hợp, hài hòa và phù hợp với yêu cầu khách quan của thực tế sử dụng. Trước khi có một văn bản pháp quy chính thức của Nhà nước về cách phiên – chuyển tên riêng nước ngoài trong các văn bản tiếng Việt, chúng ta cần hoàn chỉnh một cách phiên – chuyển hợp lý. Như cách định danh “phiên – chuyển” vẫn được công nhận rộng rãi từ rất lâu nay, chúng tôi xây dựng quy tắc phiên – chuyển của mình trên tinh thần ưu tiên việc giữ nguyên ngữ, phần quan trọng nhất của một tên riêng nước ngoài. Giáo sư Cao Xuân Hạo đã giải thích về sự hữu dụng của việc viết nguyên dạng tên riêng nước ngoài: “chủ trương phiên âm đưa đến một kết quả đáng buồn là người đọc sách báo bị bắt buộc phải vừa viết sai lại vừa đọc sai; chứ nếu viết nguyên dạng, ít ra ta cũng còn có được một mặt chắc chắn đúng: mặt chính tả, là mặt quan trọng nhất” (Cao Xuân Hạo, 2003, tr.119). Tuy nhiên, do đối tượng sử dụng tiếng Việt không thuần nhất mà phong phú dựa theo trình độ dân trí của cộng đồng. Vì lý do này mà người viết muốn phân định hai bậc của mô hình phiên – chuyển tên riêng tiếng nước ngoài trong các văn bản tiếng Việt dựa theo đối tượng. Bậc 1: Đối tượng chuyên sâu Tên theo nguyên ngữ hay tên được chuyển sang hệ chữ Latin Ở bậc 1 này, việc sử dụng tên nguyên ngữ hay tên được chuyển sang hệ chữ Latin (đối với những tên riêng không cùng hệ chữ) là điều hiển nhiên cần triệt để áp dụng đối với môi trường học thuật của những đối tượng có chuyên môn sâu. Song bên cạnh đó là đối tượng quảng đại quần chúng có trình độ phổ thông, cùng với tên nguyên ngữ, chúng ta nên mở ngoặc để chú phiên âm, giúp người đọc hiểu và phát âm được các tên riêng đó. Những trường hợp, trong tiếng Việt chấp nhận cách Việt hóa bằng âm Hán Việt, chúng ta sẽ để từ Việt hóa ấy trong ngoặc như một phần chú về cách đọc. 67KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v Bậc 2: Đối tượng phổ thông Tên theo nguyên ngữ hay tên được chuyển sang hệ chữ Latin (Tên phiên âm hoặc tên Việt hóa) Ví dụ: Leningrad (Lê-nin-gơ-rát) Washington (Oa-sinh-tơn) Wu Yi (Ngô Nghi).... (1) Thành phần dùng nguyên ngữ là thành phần quan trọng vì mang tính thống nhất cao và cũng là xu hướng của nhu cầu hội nhập trong tương lai. Thành phần này không chỉ đơn thuần là việc mang nguyên tên riêng trong ngôn ngữ ấy lắp vào tiếng Việt mà còn cả hình thức chuyển tự từ các hệ chữ khác sang hệ chữ Latin. Cần hiểu rằng, mỗi nhân vật, mỗi địa danh đã vượt tầm quốc gia để vươn ra thế giới đều không tầm thường. Những tên riêng ấy, đôi khi là cả một niềm tự hào của những đất nước, những dân tộc đã sản sinh ra. Khi phiên – chuyển sang tiếng Việt, chúng ta đặc biệt cần tôn trọng. Đó không chỉ là sự tôn trọng bản sắc cá nhân, dân tộc đơn thuần mà còn mang ý nghĩa nhất định trong giao lưu quốc tế. Chúng ta không thể phiên – chuyển theo lối làm “biến dạng” đến mức độ mà chính người bản ngữ cũng không nhận ra nổi đó là tên riêng của ngôn ngữ mình. Nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt coi trọng cách viết tên riêng, bởi trong ngôn ngữ của họ có quá nhiều phương ngữ, vì vậy, cách phiên âm là khác nhau ứng với sự ảnh hưởng phương ngữ của từng vùng. Vì thế, chúng ta cần phải viết nguyên dạng các tên riêng nước ngoài. Bên cạnh đó, đây cũng là một cách để quốc tế hóa, đưa tiếng Việt lại gần với những chuẩn mực ngôn ngữ thế giới. Thế giới đang liên kết, Việt Nam đang hội nhập, chúng ta không thể đem cách đọc của người Việt, cách phiên âm của tiếng Việt ra trường quốc tế, chúng ta cần một mẫu chung chuẩn mực mang tính quốc tế. Trên thế giới, xu hướng để nguyên dạng tên riêng là phổ biến. Ở các xuất bản phẩm bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp, tên riêng như Việt Nam, Hồ Chí Minh hay Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp đều được để nguyên dạng và nếu có thay đổi chỉ là bỏ dấu thanh điệu (cho thuận tiện với những ngôn ngữ không có thanh điệu) mà thôi. Một khía cạnh khác, khi nhìn vào ứng dụng thực tiễn, chúng ta viết nguyên dạng các tên riêng nước ngoài, người Việt dần sẽ quen và khi đi ra nước ngoài, thấy những tên tuổi ấy, hẳn nhiên sẽ không còn cảm giác ngỡ ngàng, xa lạ. Chúng ta sẽ bớt hoảng hốt nhiều nếu được làm quen với Goethe (Gớt), Mo- zart (Mô-da),.... chứ không phải chỉ những phiên âm thuần túy Gớt, Mô-da,.... Tuy nhiên, khái niệm “dùng nguyên ngữ” không phải lúc nào cũng được tuân thủ nghiêm cẩn. Do ảnh hưởng của tiếng Anh, một ngôn ngữ dùng hệ chữ Latin để ký âm, nên rất nhiều tên riêng của một số ngôn ngữ cũng dùng hệ chữ Latin để ký âm bị “quên lãng” trong các văn bản tiếng Việt. Ví dụ như thủ đô của cộng hòa Czech (Séc) nên được viết là “Praha” theo chính văn tự của họ, nhưng nhiều văn bản tiếng Việt lại ưa dùng Prague do đã khúc xạ qua tiếng Anh. Ngoài ra, cũng cần có một vài biện giải thêm về việc chuyển tự sang hệ chữ Latin đối với tên riêng của các ngôn ngữ mà văn tự sử dụng các hệ ký tự khác. Vì sao quan điểm của bài viết lại có phần “ưu ái” với hệ chữ Latin? Lý do đơn giản nằm ở việc dùng hệ chữ Latin làm trung gian là một giải pháp tiết kiệm. Với tầm ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và văn hóa của các cường quốc sử dụng hệ chữ Latin làm văn tự như Anh/Mỹ, Pháp, Đức, gần như tất cả các tên riêng trên thế giới đều được chuyển tự tương ứng sang hệ chữ Latin. Hơn nữa, với việc sử dụng chữ Quốc ngữ, một hình thức dùng hệ chữ Latin để ghi âm tiếng Việt, văn bản tiếng Việt có một ưu thế rất lớn. (2) Thành phần phiên âm cũng được chúng tôi nhắc tới như một sự bổ sung cách đọc cho người Việt với tư tưởng lấy người bản ngữ làm trung tâm. Đây là một giải pháp hướng tới quần chúng. Ưu điểm nổi bật nhất của hình thức này là người Việt Nam thuộc mọi trình độ văn hóa, hễ 68 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI biết đánh vần là có thể đọc được. Tuy nhiên cần chú ý rằng, dấu ngoặc trong mô hình của chúng tôi là chú thích cách đọc. Việc chú thích cách đọc này là cần thiết với trình độ dân trí chưa quá cao của Việt Nam. Với những người không biết ngoại ngữ sẽ khó đọc nổi các tên riêng dài như kiểu Massa- chusetts (Ma-sa-chu-sét) hay các tên riêng mà cách đọc khác xa cách viết như Eisenhower (Ai-xen- hao).... Thành phần này sẽ có vai trò phổ cập cho những đối tượng không có ngoại ngữ. Đồng thời với cách phiên âm tương đối gần với nguyên ngữ theo quy tắc ngôn ngữ học sẽ phần nào định hướng cách đọc cho những tên riêng còn tranh cãi. Ví dụ, cách phiên – chuyển tên vị thủ tướng Anh rất nổi tiếng Churchill (Sớcsin) sẽ giúp cho những người vẫn phát âm Sơ-chin, Chu-chin, Chúc-chin... thay đổi. Mặc dù vậy, quan điểm của bài viết cũng chỉ xem phiên âm như một giai đoạn quá độ khi một phần không nhỏ người Việt vẫn chưa được phổ cập ngoại ngữ. Đến một thời điểm, dân trí Việt Nam đã lên cao thì những cái ngoặc phiên âm cách đọc này trở nên rườm rà và vô nghĩa. Tuy nhiên, cũng cần biện luận thêm về sự lựa chọn cách phiên âm. Như trên đã đề cập, về phiên âm, hiện nay Việt Nam ta có hai biến thể: một là viết liền các âm tiết (Crưm) và hai là viết rời các âm tiết có gạch nối (ví dụ như Cờ-rưm). Người viết ủng hộ biến thể thứ hai như một hình thức phiên âm ổn định hơn. Nguyên do bởi nếu dùng phiên âm viết liền âm tiết sẽ dẫn tới một sự méo mó trong tiếng Việt. Ví dụ như thành phố nổi tiếng ở miền Viễn đông của Nga, Vladivostok được phiên âm thành Vlađivốtxtốc, nhưng rõ ràng tiếng Việt đâu có âm đầu “vl” và “xt”, đồng thời cũng thật xa lạ với “vốt” mặc dù chính tả tiếng Việt không bắt lỗi cách ghép vần như vậy. Hệ quả là nhiệm vụ quan yếu hướng tới phổ thông đại chúng của “dấu ngoặc” phiên âm bị vi phạm nghiêm trọng. Giả sử như một đất nước ở Trung Phi được phiên âm thành Côngô thì người Việt sẽ đọc thành gì Cô- ngô, Công-ô hay Côn-gô? (3) Các tên riêng được Việt hóa, chủ yếu có cơ sở từ cách đọc âm Hán Việt, là một đặc trưng của tiếng Việt. Dù rằng những tên danh nhân khắp thế giới (ngoại trừ người Trung Quốc) đã bộc lộ những hạn chế trong quá trình phiên dịch nhưng không phải vì vậy mà phủ nhận tất cả những ưu điểm của phương thức phiên – chuyển này. Chúng ta cũng phải thừa nhận, các tên nhân vật người Trung Quốc và một loạt tên địa danh được Việt hóa từ tiếng Hán thực sự trở nên quen thuộc với tiếng Việt. Việc dân tộc hóa tên riêng nước ngoài không phải cá biệt ở Việt Nam. Ở Nhật Bản hay Triều Tiên cũng có hiện tượng mượn cách phiên âm trong tiếng Hán để Hán Nhật hóa, Hán Triều hóa các tên riêng ấy. Ở Ý, các họa sĩ thời Phục hưng đều được Pháp hóa. Ví dụ, dùng Leonard de Vinci (tiếng Pháp) thay cho Leonardo da Vinci (tiếng Ý),.... Ở Anh, một loạt thành phố trên thế giới được Anh hóa như Naples thay cho Napoli (Ý), Munich thay cho München (Đức),.... Đó là chưa kể những tên riêng của Trung Quốc được dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt thông qua kho từ vựng Hán Việt giúp cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn những tên riêng ấy, chứ không chỉ đơn thuần là việc phiên – chuyển cơ giới “word by word”. Bởi kho từ vựng Hán Việt từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người Việt. Bằng cảm thức ngôn ngữ, với những tên riêng được Việt hóa sẽ gợi thêm những ý nghĩa hàm chứa được ẩn tàng trong chính Hán văn. Ví dụ như: Bắc Kinh là kinh đô ở phương Bắc, Xuân Thành là thành phố của mùa xuân, Trung Quốc là đất nước ở trung tâm,.... Lưu ý rằng, các tên riêng ấy phải là những tên riêng có ý nghĩa trong tiếng Hán (tên người Hán, địa danh Trung Quốc,...) chứ không phải là những tên riêng được Trung Quốc phiên – chuyển sang chữ Hán từ những tên riêng ngoại lai theo hình thức phỏng âm. Như vậy, chẳng khác nào chúng ta dịch lại lần hai, đã sai chệch lại càng máy móc hơn. Tuy nhiên, trong xu thế quốc tế, không thể không nối kết hình thức Việt hóa với hình thức để nguyên ngữ, vì hai bộ phận sẽ tương hỗ bổ sung cho nhau. Sẽ rất khó khăn để hiểu và để đọc nếu ta chỉ chuyển tự Latin một tên riêng của người Trung Quốc như Ye Jianying hay Wen Jiabao, mà không Việt hóa thành Diệp Kiếm Anh hay Ôn Gia Bảo. Nhưng nếu chúng ta chỉ biết dạng Việt hóa thì cũng 69KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v sẽ khó khăn khi tìm hiểu họ bằng những ngôn ngữ ngoài tiếng Việt. Bởi vậy, quan điểm nhất quán đối với trường hợp Việt hóa những tên riêng Hán Việt là có chọn lọc. Những tên riêng đã được Việt hóa thông qua cách đọc Hán Việt và tham gia vào kho từ vựng tiếng Việt (như Đông Nam Á, Tây Ban Nha, Ba Tư, Vân Nam,.... thậm chí còn được rút gọn thành Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Ý,...) thì nên được dùng độc lập như một từ tiếng Việt và thực tế từ lâu nay người Việt đã xem chúng như những từ thuần Việt, các nhà từ điển học cũng đã xếp chúng vào từ điển, bách khoa thư như những mục từ tiếng Việt. Còn lại những tên riêng khác (tên riêng nước ngoài được người Trung Quốc phỏng âm), chúng ta nên lại gần với nguyên gốc của tên riêng ấy chứ không nhất thiết phải như những thế kỷ trước nhìn thế giới qua lăng kính của người Trung Quốc mà sao phỏng – phiên chuyển tới hai lần. Tóm lại, rất cần một thái độ hài hòa kết hợp những ưu điểm của các hình thức lại với nhau để hạn chế nhiều nhất được những nhược điểm. Từ đó để xây dựng một cách phiên – chuyển tên riêng nước ngoài phù hợp với đại bộ phận người Việt nhưng cũng đảm bảo tinh thần văn hóa dân tộc và thuận lợi trong hội nhập quốc tế. 5. KẾT LUẬN Tiếng Việt dù phong phú và giàu đẹp tới đâu cũng rất cần sử dụng những từ có nguồn gốc tiếng nước ngoài, đặc biệt là tên riêng. Xuất phát từ suy nghĩ đó, bài viết đưa ra đề xuất về hai mô hình phiên – chuyển tên riêng nước ngoài sang tiếng Việt. Mô hình thứ nhất với đối tượng chuyên sâu cần sớm thống nhất dùng tên riêng theo nguyên ngữ. Còn mô hình thứ hai hướng tới đối tượng đại chúng với thành phần tên riêng theo nguyên ngữ, cùng phụ chú tên riêng đã được phiên âm sang tiếng Việt hoặc tên riêng đã được Việt hóa theo âm Hán Việt (nếu có). Theo chúng tôi, cách phiên – chuyển này có thể ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn. Bởi mô hình không chỉ hạn chế được những nhược điểm của các hình thức phiên – chuyển hiện đang tồn tại mà còn phát huy được những ưu điểm của từng hình thức. Thành phần giữ nguyên ngữ tên riêng phù hợp với xu thế tôn trọng giá trị văn hóa dân tộc và từ đó tạo cơ sở vững vàng cho quá trình hội nhập quốc tế. Thành phần phiên âm sang tiếng Việt như một thành phần của thời ký quá độ khi nhiều người Việt chưa rành ngoại ngữ để trợ giúp cách phát âm các tên riêng gần với cách phát âm của nguyên ngữ. Thành phần tên riêng được Việt hóa là một trường hợp riêng có của những tên riêng gốc Hán rất cần được bảo lưu, bởi chúng giúp người Việt hiểu sâu sắc hơn tên riêng đó theo hướng lý giải văn tự gắn với suy tư về văn hóa. Bằng những kiến giải của mình, bài viết xác lập một mô hình phiên – chuyển trên riêng nước ngoài sang tiếng Việt nhằm góp phần hạn chế thực trạng thiếu thống nhất đang xảy ra khi sử dụng tên riêng nước ngoài trong tiếng Việt. Thực tế cho thấy, những quy định chặt chẽ về phương thức phiên – chuyển tên riêng nước ngoài sang tiếng Việt là một nhiệm vụ cấp bách, rất cần được quan tâm. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi những văn bản pháp quy chính thức của Nhà nước, mỗi người Việt cũng nên hiểu bản chất hiện tượng và nhất quán thực hiện mỗi khi cầm bút./. Tài liệu tham khảo: 1. Hoàng Thị Châu (2007), “Địa danh nước ngoài trên bản đồ thế giới: Khái niệm, thuật ngữ và phương thức nhập nội địa danh”, Tạp chí Địa chính, số 1, Hà Nội. 2. Đinh Văn Đức (2012), Ngôn ngữ học đại cương – Những vấn đề quan yếu, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Cao Xuân Hạo (2003), Về cách viết và cách đọc tên riêng nước ngoài trên văn bản tiếng Việt in trong Tiếng Việt – văn Việt – người Việt, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 70 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017 v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI VARIANTS OF TRANSCRIPTION - TRANSLITERATION OF FOREIGN PROPER NAMES: A UNIFIED SOLUTION OF TRANSLATION IN VIETNAMESE DUONG XUAN QUANG Abstract: Vietnam is opening up, exchanging and integrating into the international world. Every day, on the mass media foreign proper names become more and more common, such as: the names of politicians, celibrities and the names of mountains, rivers, cities, etc. However, there is a fact that in Vietnamese language Transcription – Transliteration of foreign proper names is not persistant. Based on the status of the transcription – transliteration of foreign proper names in Vietnamese with various forms, this article focuses on analyzing each form of transcription - transliteration. Then a unified solution of translation of proper names in Vietnamese will be suggested. Keywords: standardization, transliteration, transcription, foreign proper name Received: 05/7/2017; Revised: 17/8/2017; Accepted for publication: 15/11/2017 5. Nguyễn Văn Khang (2003), Kế hoạch hóa ngôn ngữ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 7. Phạm Quỳnh (2005, tái bản), Thượng Chi văn tập, NXB Văn học, Hà Nội. 8. Hà Học Trạc (2010), Lịch sử lý luận và thực tiễn phiên – chuyển các ngôn ngữ trên thế giới, NXB Tri thức, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf95_264_2137280.pdf
Tài liệu liên quan