Tài liệu Truyền và bảo mật thông tin: Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 1
TRUYỀN VÀ BẢO MẬT
THÔNG TIN
Nguyễn Văn Khang – Khoa Tin học, ĐHSP Huế
nguyenvankhang@dhsphue.edu.vn
Truyền và bảo mật thông tin 2
Tài liệu tham khảo
1. Phan Đình Diệu. Lý thuyết mật mã và An toàn thông tin,
Đại học Quốc Gia Hà Nội
2. Nguyễn Hữu Tuân, Giáo trình An toàn và bảo mật thông tin,
Trường đại học Hàng hải- Hải Phòng
3. TS. Lê Quy ết Thắng, ThS. Phan Tấn Tài, Ks. Dương Văn
Hiếu, Giáo trình lý thuyết thông tin.
4. Douglas R. Stinson. Cryptography Theory and practice. CRC
Press. 1995.
5. David J.C. Mackey, Information Theory, Infernce, and
Learning Algorithms, CamBridge
6. University Express-2003.
7. G.J.ChaiTin, Algorithmic Information Theory, CamBridge
University Express-1992.
8. Sanford Goldman, Information Theory.
Thông tin và truyền thông tin
Phần I.
MỞ ĐẦU
Chương I.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 2
Truyền và bảo mật thông tin 5
Thông tin
Thông tin l...
98 trang |
Chia sẻ: Khủng Long | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Truyền và bảo mật thông tin, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 1
TRUYỀN VÀ BẢO MẬT
THÔNG TIN
Nguyễn Văn Khang – Khoa Tin học, ĐHSP Huế
nguyenvankhang@dhsphue.edu.vn
Truyền và bảo mật thông tin 2
Tài liệu tham khảo
1. Phan Đình Diệu. Lý thuyết mật mã và An toàn thông tin,
Đại học Quốc Gia Hà Nội
2. Nguyễn Hữu Tuân, Giáo trình An toàn và bảo mật thông tin,
Trường đại học Hàng hải- Hải Phòng
3. TS. Lê Quy ết Thắng, ThS. Phan Tấn Tài, Ks. Dương Văn
Hiếu, Giáo trình lý thuyết thông tin.
4. Douglas R. Stinson. Cryptography Theory and practice. CRC
Press. 1995.
5. David J.C. Mackey, Information Theory, Infernce, and
Learning Algorithms, CamBridge
6. University Express-2003.
7. G.J.ChaiTin, Algorithmic Information Theory, CamBridge
University Express-1992.
8. Sanford Goldman, Information Theory.
Thông tin và truyền thông tin
Phần I.
MỞ ĐẦU
Chương I.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 2
Truyền và bảo mật thông tin 5
Thông tin
Thông tin là một khái niệm trừu tượng, khó định nghĩa chính
xác. Hai định nghĩa về thông tin tiêu biểu:
Thông tin là sự cảm hiểu của con người về thế giới xung quanh
thông qua sự tiếp xúc với nó.
Thông tin là một hệ thống những tin báo và mệnh lệnh giúp loại
trừ sự không chắc chắn (uncertainty) trong trạng thái của nơi
nhận tin. Nói ngắn gọn, thông tin là cái mà loại trừ sự không
chắc chắn.
Định nghĩa đầu chưa nói lên được bản chất của thông tin.
Định nghĩa thứ hai nói rõ hơn về bản chất của thông tin và
được dùng để định lượng thông tin trong kỹ thuật.
Truyền và bảo mật thông tin 6
Thông tin
Thông tin là cái được truyền từ đối tượng này đến đối tượng
khác để báo một “điều” gì đó. Thông tin chỉ có ý nghĩa khi
“điều” đó bên nhận chưa biết.
Thông tin xuất hiện dưới nhiều dạng âm thanh , hình ảnh, ...
Những dạng này chỉ là “vỏ bọc” vật chất chứa thông tin. “Vỏ
bọc” là phần “xác”, thông tin là phần “hồn”.
Ngữ nghĩa của thông tin chỉ có thể hiểu được khi bên nhận
hiểu được cách biểu diễn ngữ nghĩa của bên phát.
Một trong những phương tiện để diễn đạt thông tin là ngôn
ngữ .
Có hai trạng thái của thông tin: truyền và lưu trữ . Môi trường
truyền/lưu trữ được gọi chung là môi trường chứa tin hay
kênh tin.
Truyền và bảo mật thông tin 7
Mô hình quá trình truyền tin
Lý thuyết thông tin nghiên cứu quá trình xử lý
tín hiệu như sau:
Đầu vào (input): nhận tín hiệu từ một lĩnh vực
cụ thể, tức là tín hiệu xuất hiện theo các ký
hiệu (symbol) từ một tập hợp cho trước và
theo phân phối xác suất đã biết.
Tín hiệu được truyền đi trên kênh truyền
(channel) và có thể bị nhiễu cũng theo một
phân phối xác suất nào đó.
Truyền và bảo mật thông tin 8
Mô hình quá trình truyền tin
Kênh truyền có thể được hiểu dưới hai nghĩa:
Dưới nghĩa vật lý: kênh truyền là một hệ thống truyền
tín hiệu (dây dẫn, mạch, sóng, ...) và gây nhiễu tùy
thao chất lượng của hệ thống.
Dưới nghĩa toán học: kênh truyền là các phân phối
xác suất xác định trên lớp các tín hiệu đang xét ở
đầu nhận tín hiệu (output).
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 3
Truyền và bảo mật thông tin 9
Mô hình quá trình truyền tin
Nguồn tin (information source): Là một tập hợp
các tin mà hệ thống truyền tin dùng để lập các
bảng tin hay thông báo (message) để truyền
tin.
Các tín hiệu như âm thanh, hình ảnh.. Là các
hàm liên tục theo thời gian, nguồn tin như thế
gọi là nguồn liên tục (continuous source), các
tin đó được gọi là tin liên tục (continuous
information) và kênh tin được gọi là kênh liên
tục (continuous channel).
Truyền và bảo mật thông tin 10
Mô hình quá trình truyền tin
Các tín hiệu như điện tín, các lệnh điều khiểnlà rời rạc theo
thời gian, nguồn tin như thế gọi là nguồn rời rạc (discrete
source), các tin đó được gọi là tin rời rạc (discrete information)
và kênh tin được gọi là kênh rời rạc (discrete channel).
Các hệ thống liên tục có nhiều nhược điểm như cồng kềnh,
không hiệu quả , và chi phí cao.
Các hệ thống truyền tin rời rạc có nhiều ưu điểm hơn, khắc
phục được những nhược điểm trên của các hệ thống liên tục
và đặ c biệt đang ngày càng được phát triển và hoàn thiện
dần.
Æ Rời rạc hóa các kênh liên tục
Truyền và bảo mật thông tin 11
Mô hình quá trình truyền tin
Rời rạc hóa: Thường một trong hai loại:
Rời rạc hoá theo trục thời gian, còn được gọi
là lấy mẫu (sampling) và rời rạc hoá theo biên
độ , còn được gọi là lượng tử hoá (quantize).
Lấy mẫu Lượng tử hóa
Truyền và bảo mật thông tin 12
Mô hình quá trình truyền tin
Nguồn tin liên tục sau khi được lấy mẫu và
lượng tử hoá sẽ trở thành nguồn rời rạc .
Chúng ta học chủ yếu các nguồn rời rạc.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 4
Truyền và bảo mật thông tin 13
Mô hình quá trình truyền tin
Lý thuyết thông tin được xét ở đây theo quan
điểm của Shannon. Đối tượng nghiên cứu là
một hệ thống liên lạc truyền tin
(communication system) như sơ đồ dưới đây:
Truyền và bảo mật thông tin 14
Lượng tin biết và chưa biết
Một biến ngẫu nhiên (BNN) X luôn mang một lượng
tin nào đó.
Nếu X chưa xảy ra thì X có một lượng tin chưa biết.
Nếu X đã xảy ra thì lượng tin về biến X coi như đã
biết hoàn toàn.
Nếu biết thông tin của một BNN X thông qua BNN Y
đã xảy ra thì ta có thể nói: chúng ta chỉ biết một phần
lượng thông tin của X đó trên cơ sở biết Y.
Truyền và bảo mật thông tin 15
Lượng tin biết và chưa biết
Ta xét ví dụ trò chơi tung một đồng tiền “có đầu hình
– không có đầu hình”.
Tuy nhiên người tổ chức chơi có thể “ăn gian” bằng
cách sử dụng 2 đồng tiền “Thật- Giả” khác nhau sau:
Đồng tiền loại 1 (hay đồng tiền thật): đồng chất có 1 mặt
có đầu hình.
Đồng tiền loại 2 (hay đồng tiền giả ): đồng chất, mỗi mặt
đều có 1 đầu hình.
Mặc dù người tổ chức chơi có thể “ăn gian” nhưng
quá trình trao đổi 2 đồng tiền cho nhau là ngẫu nhiêu
Truyền và bảo mật thông tin 16
Lượng tin biết và chưa biết
Ta thử xét một trường hợp sau: nếu người
chơi lấy ngẫu nhiên 1 đồng tiền và sau đó thực
hiện việc tung đồng tiền đó 2 lần. Qua 2 lần
tung đồng tiền, ta đếm được số đầu hình xuất
hiện.
Dựa vào số đầu hình xuất hiện, ta có thể phán
đoán được người tổ chức chơi đã lấy được
đồng tiền nào.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 5
Truyền và bảo mật thông tin 17
Lượng tin biết và chưa biết
Chẳng hạn: Nếu số đầu hình đếm được sau 2
lần tưng là 1 thì đồng tiền đã lấy được là đồng
tiền thật. Ngược lại nếu số đầu hình đếm được
là 2 thì đồng tiền đã lấy được có thể là thật
hay cũng có thể là giả. Như vậy, ta đã nhận
được một phần thông tin về loại đồng tiền qua
số đầu hình đếm được sau 2 lần tung.
Truyền và bảo mật thông tin 18
Lượng tin biết và chưa biết
Dưới đây là một số bảng phân phối của bài
toán trên:
Gọi BNN X về loại đồng tiền (X=1 hoặc 2).
Khi đó phân phối của X có dạng:
Truyền và bảo mật thông tin 19
Lượng tin biết và chưa biết
Đặt BNN Y là BNN về số đầu hình đếm được
sau 2 lần tung. Khi đó ta có thể xác định được
phân phối của Y với điều kiện xảy ra của X
trong 2 trường hợp sau:
Truyền và bảo mật thông tin 20
Bài tập
Tìm phân phối của Y?
Tính XS X=1 khi Y=2?
Nhớ lại:
Định lý Bayes
Nếu p(y) > 0 thì:
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 6
Truyền và bảo mật thông tin 21
Định lý cơ sở của kỹ thuật truyền tin
Trong “ A New Basic of Information Theory
(1954)”, Feinstein đã đưa ra định lý sau: “Trên
một kênh truyền có nhiễu, người ta luôn có thể
thực hiện một phương pháp truyền sao cho đạt
được sai số nhỏ hơn sai số cho phép (nhỏ bất
kỳ) cho trước đối với kênh truyền.”
Truyền và bảo mật thông tin 22
Minh họa kỹ thuật giảm nhiễu
Giả sử, một thông báo được truyền cần
truyền được mã hóa thành dãy số nhị phân
(0,1). Giả sử 1 bit truyền trên kênh nhiễu với
xác suất ¼
Người ta có thể làm giảm sai lầm khi nhận tin
bằng cách truyền lặp lại 1 bit với số lẻ lần Ví
dụ: truyền lặp lại 3 cho 1 bit cần truyền
Truyền và bảo mật thông tin 23
Minh họa kỹ thuật giảm nhiễu
Sơ đồ truyền tin:
Truyền và bảo mật thông tin 24
Minh họa kỹ thuật giảm nhiễu
Chứng minh, với cách truyền này sai số nhỏ hơn ¼:
Giả sử Xi xác định giá trị đúng hay sai của bit thứ i:
Xi =1 nếu bit thứ i nhận được là sai và
Xi =0 nếu bit thứ i nhận được là đúng.
Theo giả thiết ban đầu của kênh truyền thì phân phối xác suất của Xi có
dạng Bernoulli b(1/4):
Xi 1 0
P 3/4 1/4
Gọi Y ={X1 + X2 + X3 } là tổng số bit nhận sai sau 3 lần truyền
lặp cho 1 bit =>này Y tuân theo phân phối Nhị thức B(p,n), với
p=1/4 (xác suất truyền sai một bit) và q =3/4 (xác suất truyền
đúng 1 bit)
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 7
Truyền và bảo mật thông tin 25
Minh họa kỹ thuật giảm nhiễu
Truyền và bảo mật thông tin 26
Chi phí phải trả cho kỹ thuật giảm
nhiễu
Theo cách thức lặp lại như trên, ta có thể giảm
sai lầm bao nhiêu cũng được (lặp càng nhiều
thì sai càng ít), nhưng thời gian truyền cũng
tăng lên và chi phí truyền cũng sẽ tăng theo.
Truyền và bảo mật thông tin 27
Khái niệm về dung lượng kênh
truyền
Cần phải xác định một thông số cho truyền tin để
đảm bảo sai số chấp nhận được và đồng thời tốc độ
truyền cũng không quá chậm.
Khái niệm “dung lượng” cho phép xác định tốc độ
truyền tối đa của mỗi kênh truyền. Do đó, dựa vào
dung lượng kênh truyền, người ta có thể chỉ ra tốc độ
truyền tin đồng thời với một phương pháp truyền có
sai số cho phép.
Quá trình truyền tin cần có quá trình sinh mã bằng
thiết bị sinh mã (Coding device/ Encoder) và quá
trình giải mã nhờ thiết bị giải mã (Decoding device/
Decoder)
ĐỘ ĐO LƯỢNG TIN
Chương II.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 8
Truyền và bảo mật thông tin 29
II.1. Entropy
Khái niệm entropy
Entropy là một đại lượng toán học dùng để đo
lượng tin không chắc (hay lượng ngẫu nhiên)
của một sự kiện hay của phân phối ngẫu nhiên
cho trước.
Truyền và bảo mật thông tin 30
Entropy của một sự kiện
Giả sử có một sự kiện A có xác suất xuất hiện là p.
Khi đó, ta nói A có một lượng tin không chắc chắn
được đo bởi hàm số h(p) với p ⊆ [0,1]. Hàm h(p)
được gọi là Entropy nếu nó thoả 2 tiên đề toán học
sau:
Tiên đề 1: h(p) là hàm liên tục không âm và đơn điệu
giảm.
Tiên đề 2: nếu A và B là hai sự kiện độc lập nhau, có
xác suất xuất hiện lần lượt là pA và pB. Khi đó, p(A,B)
= pA.pB nhưng h(A,B) = h(pA) + h(pB).
Truyền và bảo mật thông tin 31
Entropy của một phân phối
Xét biến ngẫu nhiên X có phân phối:
X | x1 x2 x3 xM
P | p1 p2 p3 pM
Nếu gọi Ai là sự kiện X=xi, (i=1,2,3,..) thì Entropy của Ai là:
h(Ai)= h(pi)
Gọi Y=h(X) là hàm ngẫu nhiên của X và nhận các giá trị là dãy
các Entropy của các sự kiện X=xi,tức là Y=h(X)={h(p1), h(p2),
, h(pn)}.
Entropy của X chính là kỳ vọng toán học của Y=h(X) có dạng:
H(X)=H(p1, p2, p3, ,pn) = p1h(p1)+p2h(p2)++pnh(pn).
Tổng quát:
Truyền và bảo mật thông tin 32
Tiên đề 3 Tính chất của Entropy
phân phối
Nếu một chọn lựa được chia làm 2, Entropy
gốc phải bằng tổng của các Entropy thành
phần, ví dụ:
Khi đó yêu cầu
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 9
Truyền và bảo mật thông tin 33
Định lý hàm Entropy
Chỉ có hàm H dạng sau mới thỏa mản tính chất hàm
Entropy
Bổ đề: h(p)=-Clog(p).
i
n
i
i ppCXH ∑
=
−=
1
log)(
Truyền và bảo mật thông tin 34
Định nghĩa Entropy
Entropy của BNN X
Entropy của một sự kiện: h(p)=-log(p).
(Sử dụng C=1 )
Cơ số logarit tương ứng với đơn vị tính, thông dụng
Cơ số 2 thì đơn vị tính là bit.
Cơ số 3 thì đơn vị tính là trits.
Cơ số e thì đơn vị tính là nats.
Cơ số 10 thì đơn vị tính Hartleys.
Nếu ta tính đơn vị bit thì
Khi đó: h(p)=-log2(p) và
i
n
i
i ppXH 2
1
log)( ∑
=
−=
Truyền và bảo mật thông tin 35
Ví dụ
Xét BNN X co phân bố như sau:
(quy ước viết log thay cho log2)
Truyền và bảo mật thông tin 36
Bài toán về cây tìm kiếm nhị phân
Giả sử, tìm 1 trong 5 người có tên biết trước sẽ xuất
hiện theo phân phối sau:
Sơ đồ dùng câu hỏi đúng/sai xác định tên:
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 10
Truyền và bảo mật thông tin 37
Bài toán về cây tìm kiếm nhị phân
Theo sơ đồ trên:
Để tìm x1, x2, x3 với xác suất tương ứng là 0.2, 0.3, 0.2 ta chỉ
cần tốn 2 câu hỏi.
Để tìm x4, x5 với xác suất tương ứng 0.15, 0.15 thì ta cần 3
câu hỏi.
Vậy:
Số câu hỏi trung bình là: 2 x (0,2+0,3+0,2) + 3 x (0,15+0,15) =
2.3
Mặt khác: Entropy của X: H(X)= H(0.2, 0.3, 0.2, 0.15,
0.15)=2.27.
Vì số câu hỏi trung bình trong trường hợp này xấp xỉ H(X) nên
đây là số câu hỏi trung bình tối ưu
Truyền và bảo mật thông tin 38
Bài tập
Truyền và bảo mật thông tin 39
II.2. Các tính chất của Entropy
Các tính chất cơ bản
Truyền và bảo mật thông tin 40
Các tính chất cơ bản
Minh họa tính chất 1:
Trong trường hợp BNN X có phân bố đều
Vậy H(X)=-log(1/M)=logM là hàm đơn điệu tăng
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 11
Truyền và bảo mật thông tin 41
Các tính chất cơ bản của Entropy
Minh họa tính chất 2:
Trong trường hợp 2 biến ngẫu nhiên X, Y độc
lập có phân phối đều với BNN X có M sự kiện
và BNN Y có L sự kiện.
Gọi f(M), f(L) lần lượt là Entropy của X, của Y.
Theo tính chất 2 của Entropy ta có
f(ML)=f(M)+f(L)
Truyền và bảo mật thông tin 42
Các tính chất cơ bản của Entropy
Minh họa tính chất 3:
Xét con xúc sắc 6 mặt với phân bố XS:
Nếu ta gom sự kiện x1,x2,x3 thành sự kiện x123 (XS
55%) và x5, x6 thành x56 (XS 20%), ta có bảnh
phân bố X*:
Kiểm tra: H(X) =H(p1+p2+p3, p4 , p5+p6) (BT cho SV)
Truyền và bảo mật thông tin 43
Định lý cực đại của entropy
Định lý: H(p1, p2, ,pM)≤ log(M)
Trong đó: đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi p1== pM= 1/M
Chứng minh
Bổ đề: cho 2 bộ {p1, p2, ,pM} và {q1, q2,,qM} là các bộ số
dương bất kỳ và
Khi đó ta có
Đẳng thức xảy ra khi pi=qi với∀i=1,..,M.
Truyền và bảo mật thông tin 44
Định lý cực đại của entropy
Chứng minh bổ đề
Theo toán học ta có thể chứng minh
ln(x)≤ x-1 với x>0 và đẳng thức đúng khi x=1.
Đặt x= qi/pi Suy ra ln(qi/pi)≤ qi/pi –1 (và đẳng thức
đúng khi qi=pi với mọi i).
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 12
Truyền và bảo mật thông tin 45
Định lý cực đại của entropy
Mặt khác lnx = log2x / log2e (2)
Từ (1) và (2)=>
Đẳng thức xảy ra khi pi=qi với mọi i
Truyền và bảo mật thông tin 46
Định lý cực đại của entropy
Chứng minh định lý
Lấy qi=1/M, từ bổ đề ta có:
Đẳng thức xãy ra khi pi=1/M với mọi i đpcm
Truyền và bảo mật thông tin 47
II.3. Entropy của nhiều biến
Định nghĩa: Giả sử X và Y là 2 biến ngẫu nhiên cho trước với pịj
= p(X=xi,Y=yj) (∀ i=1,..,M và j=1,,L).
Khi đó, Entropy H(X,Y) có dạng:
Tổng quát
Truyền và bảo mật thông tin 48
Ví dụ Entropy của nhiều biến
Cho 2 BNN X và Y độc lập nhau và có các phân phối:
Lập phân phối của P(X,Y)
H(X,Y) =H(0.125, 0.25, 0.125, 0.125, 0.25, 0.125)=2.5 (Bit)
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 13
Truyền và bảo mật thông tin 49
Entropy có điều kiện
Entropy của Y với điều kiện X=xi (i=1,..,M)
được định nghĩa là:
Entropy của Y với điều kiện X xảy ra được
định nghĩa là:
Truyền và bảo mật thông tin 50
Ví dụ Entropy có điều kiện
Xét biến ngẫu nhiên X và biến ngẫu nhiên Y có tương quan
nhau, các phân phối:
Entropy của Y/X=1 và Y/X=2 như sau :
H(Y/X=1)=H(0.25, 0.5 , 0.25)= -0.25 log0.25 –0.5log0.5-0.25 log0.25
=0.5 + 0.5 + 0.5= 1.5 (Bit)
H(Y/X=2)= H(0; 0; 1)= 0 (Bit)
Entropy của Y khi X xảy ra:
H(Y/X)=P(X=1) H(Y/X=1)+ P(X=2) H(Y/X=2)=(0.5x1.5) +
(0.5x0)=0.75 (Bit).
Truyền và bảo mật thông tin 51
Quan hệ giữa H(X,Y) với H(X) và
H(Y) khi X, Y độc lập
Định lý 1: H(X,Y)≤ H(X)+H(Y)
và đẳng thức xảy ra khi X, Y độc lập
Hệ quả:
H(X1, , Xn) ≤ H(X1)++H(Xn)
H(X1,Xn; Y1,,Yn) ≤ H(X1,Xn)+ H(Y1,,Yn)
Truyền và bảo mật thông tin 52
Quan hệ giữa H(X,Y) với H(X) và
H(Y) khi X, Y độc lập
Chứng minh định lý 1:
Ta có
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 14
Truyền và bảo mật thông tin 53
Quan hệ giữa H(X,Y) với H(X) và
H(Y) khi X, Y độc lập
Đặt qij =p(xi)p(yj)=> qij >=p(xi, yj)
Đẳng thức xảy ra khi p(xi, yj)=pij =qij =p(xi)p(yj) hay X , Y độc lập nhau (theo
bổ đề định lý cực đại).
Mặt khác
Từ (1) và (2) => H(X,Y)≤ H(X)+H(Y) và đẳng thức xảy ra khi X, Y độc lập
(đpcm)
Truyền và bảo mật thông tin 54
Quan hệ giữa H(X,Y) với H(X) và
H(Y) khi X, Y tương quan
Định lý 2: H(X,Y)=H(X)+H(Y/X)=H(Y)+H(X/Y).
Định lý 3: H(Y/X)≤ H(Y) và Dấu đẳng thức xảy
ra khi và chỉ khi X và Y độc lập nhau.
Truyền và bảo mật thông tin 55
Chứng minh định lý 2
Tương tự ta có: H(X,Y)=H(Y)+H(X/Y)
Truyền và bảo mật thông tin 56
Chứng minh định lý 3
Từ định lý 1: H(X,Y)≤ H(X)+H(Y)
Từ định lý 2: H(X,Y)=H(X)+H(Y/X)
⇒H(X)+H(Y/X)≤ H(X)+ H(Y)
⇒H(Y/X) ≤ H(Y).
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 15
Truyền và bảo mật thông tin 57
Bài tập
Truyền và bảo mật thông tin 58
II.4. Đo lượng tin (mesure of
information)
Ta xét ví dụ trò chơi tung một đồng tiền “có đầu hình
– không có đầu hình”.
Tuy nhiên người tổ chức chơi có thể “ăn gian” bằng
cách sử dụng 2 đồng tiền “Thật- Giả” khác nhau sau:
Đồng tiền loại 1 (hay đồng tiền thật): đồng chất có 1 mặt
có đầu hình.
Đồng tiền loại 2 (hay đồng tiền giả ): đồng chất, mỗi mặt
đều có 1 đầu hình.
Mặc dù người tổ chức chơi có thể “ăn gian” nhưng
quá trình trao đổi 2 đồng tiền cho nhau là ngẫu nhiêu
Truyền và bảo mật thông tin 59
Các bảng phân phối của bài toán
trên:
Gọi BNN X về loại đồng tiền (X=1 hoặc 2).
Đặt BNN Y là BNN về số đầu hình đếm được sau 2 lần tung
Khi đó ta có các bảng phân phối:
Ta có thể tính dễ dàng phân phối của Y như sau:
Truyền và bảo mật thông tin 60
Nhận xét dựa theo entropy
Từ các bảng phân phối trên, ta có:
Entropy của Y:
H(Y) = H(0.125, 0.25, 0.625) = 1.3 (bit)
Entropy của Y khi biết X
H(Y/X=1) = H(0.25, 0.5 , 0.25)= 1.5 (bit)
H(Y/X=2)= H(0, 0, 1)= 0
H(Y/X)= p(X=1)H(Y/X=1)+ p(X=2)H(Y/X=2) = 0.75
(bit)
Vậy, H(Y) > H(Y/X)
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 16
Truyền và bảo mật thông tin 61
Định nghĩa lượng tin
Định nghĩa: Lượng tin (hay thông lượng) của X khi Y xảy ra là
lượng chênh lệch giữa lượng không chắc chắn của X và
lượng không chắc chắn của X khi Y xảy ra có quan hệ với X.
Ký hiệu: I(X/Y) = H(X)-H(X/Y) là lượng tin đã biết về X khi Y
đã xảy ra.
Chú ý: ta luôn có I(X/Y) = I(Y/X)
Ta có thể hiểu khái niệm này như sau:
X và Y là 2 biến ngẫu nhiên nên chúng có 2 lượng tin không chắc chắn. Nếu X
và Y độc lập, thì X xảy ra không ảnh hưởng tới Y nên ta vẫn không biết gì thêm
về X và X giữ nguyên lượng không chắc chắn của nó. Trong trường hợp này
lượng tin về X khi Y xảy ra là bằng 0.
Nếu Y có tương quan với X thì khi Y xảy ra ta biết hoàn toàn về Y và một phần
thông tin về X. Phần thông tin đó chính là lượng tin đã biết về X nhưng vẫn
chưa biết hết về X. Bài toán ở đây là tính lượng tin đã biết về X khi Y xảy ra.
Truyền và bảo mật thông tin 62
Ví dụ lượng tin
Xét lại ví dụ trên, ta có lượng tin về X khi biết
Y là
I(X/Y)= I(Y/X)= H(Y) – H(Y/X) = 1.3 –
0.75=0.55 (bit).
Truyền và bảo mật thông tin 63
Bài tập
Thực hiện một phép thử con xúc sắc đồng
chất đồng thời với một đồng tiền cũng đồng
chất. Trong đó, con xúc sắc có các mặt điểm
từ 1 đến 6, đồng tiền một mặt có đầu hình và
mặt kia không có đầu hình. Trước tiên thử con
xúc sắc, nếu số điểm ≤ 4 thì tung đồng tiền
một lần, ngược lại thì tung đồng tiền hai lần.
Tính lượng tin về số điểm con xúc sắc khi biết
thông tin về số đầu hình đếm được.
Truyền và bảo mật thông tin 64
Bài tập
Có hai chiếc hộp đựng bi, hộp thứ nhất chứa
hai bi đỏ, một bi vàng, một bi xanh. Hộp thứ
hai chứa một bi vàng và một bi xanh. Lấy ngẫu
nhiên một viên bi trong hộp thứ nhất bỏ vào
hộp thứ hai, sau đó lấy ngẫu nhiên một viên bi
từ hộp thứ hai. Hãy tính lượng tin về màu viên
bi bốc được trong hộp thứ nhất khi biết thông
tin về màu sắc viên bi bốc được trong hộp thứ
hai.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 17
Truyền và bảo mật thông tin 65
Bài tập
An và Bình hẹn gặp nhau. Nếu trời không mưa
thì khã năng An đến điểm hẹn là 90% còn
Bình là 60%. Nếu trời mưa thì khã năng An
đến điểm hẹn là 30% còn Bình là 40%. Giả sử
thời tiết chổ An và Bình là như nhau và xác
suất mưa sẽ là 60%. Hãy tìm lượng tin về thời
tiết khi biết số lượng người đến điểm hẹn
SINH MÃ TÁCH ĐƯỢC
Chương III.
Truyền và bảo mật thông tin 67
III.1. Khái niệm về mã tách được
Đặt vấn đề bài toán sinh mã
Giả sử nguồn tin X xuất hiện và được ghi lại thông qua một
thiết bị đặc biệt. Chẳng hạn như ảnh được ghi lại bằng máy
ảnh, âm thanh được ghi lại bằng máy ghi âm, Qua kênh
truyền, những thông tin này cần phải được mã hóa cho phù
hợp. Để có thể mã hóa người ta cần một bảng chữ cái gồm
các chữ cái quy định trước (chẳng hạn bảng chữ cái la tinh,
bảng mã nhị phân, ). Mỗi giá trị của X sau đó được mã
dưới dạng một dãy hữu hạn các chữ cái và ta gọi dãy hữu
hạn các chữ cái gán cho một giá trị của x là một từ mã.
Truyền và bảo mật thông tin 68
III.1. Khái niệm về mã tách được
Ta xét BNN X={x1, x2, ,xn} có phân phối {p1, p2, , pn} được
quan sát liên tục và độc lập.
Dãy các giá trị nhận được gọi là thông báo (Message) có dạng
xi1xi2xim.
Tập hợp A={a1, a2, , aD} là tập hợp ký tự mã (Code
Characters) hay là bảng chữ cái (Code Alphabet) dùng để
sinh mã.
Một giá trị xi∈ X được gán bởi một dãy hữu hạn các ký tự mã
được gọi là từ mã (Code word).
Tập hợp gồm tất cả các từ mã gán cho tất cả các giá trị của X
được gọi là bộ mã hay bảng mã (Code).
Các từ mã phải khác nhau từng đôi một.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 18
Truyền và bảo mật thông tin 69
III.1. Khái niệm về mã tách được
Bộ mã được gọi là tách được (Decypherable
Coding) nếu như từ một dãy các ký tự mã
nhận được liên tục (được mã hóa từ bộ mã
này), ta luôn luôn giải mã được với kết quả
duy nhất là dãy các giá trị gốc của X.
Truyền và bảo mật thông tin 70
Khái niệm về bảng mã không tách
được
Bảng mã không tách được là bảng mã mà khi mã hóa thông
báo Msg ta sẽ nhận được một dãy các từ mã ws, và khi giải
mã dãy các từ mã ws thì ta có thể nhận được nhiều thông báo
Msg khác nhau.
Ví dụ: Xét biến ngẫu nhiên X={x1, x2, x3, x4} có bảng mã
W={w1=0, w2=1, w3=01, w4=10}.
Giả sử thông báo nguồn có nội dung: x2x3x4x3x2x1.
Khi đó dãy mã tương ứng viết từW: 101100110.
Nếu giải mã từ trái qua phải: x2x1x2x2x1x1x2x2x1.
Nếu giải mã từ phải qua trái, ưu tiên độ dài lớn : x2x3x4x3x4
Nếu giải mã từ trái qua phải, ưu tiên độ dài lớn x4x2x4x3x4
Truyền và bảo mật thông tin 71
Ví dụ bảng mã tách được
Xét biến ngẫu nhiên X={x1, x2} có bảng mã tương ứng
W={w1=0, w2=01}.
Phương pháp giải mã được sử dụng như sau: chỉ giải mã khi
nào đã nhận được đoạn mã với độ dài bằng độ dài của từ mã
dài nhất.
Giả sử dãy mã nhận được là: 0010000101001.
Sử dụng phương pháp giải mã trên ta nhận được duy nhất
dãy thông báo gốc:
x1x2x1x1x1x2x2x1x2.
Nhận xét: Bảng mã tách được là bảng mã mà trong đó không
tồn lại từ mã này là mã khóa từ mã khác, tuy nhiên vẫn có thể
tồn tại từ mã này là tiền tố (phần đầu) của từ mã kia.
Truyền và bảo mật thông tin 72
Giải thuật kiểm tra tính tách được của bảng mã
(Sardinas, Patterson và Abramson)
Bước khởi tạo: Gán tập hợp S0=W.
Bước 1: xác định tập hợp S1 từ S0:
- Khởi tạo S1={}
- Với∀ wi, wj∈ S0, ta xét: nếu wi=wjA (wj là tiền tố của wi) hoặc wj=wi
A (wi là tiền tố của wj) thì thêm A (phần hậu tố) vào S1.
Bước k: xác định tập hợp Sk (k≥2) từ tập hợp S0 và Sk-1:
- Khởi tạo: Sk={}
- Với∀ wi∈ S0 và ∀ vj∈Sk-1, ta xét: nếu wi=vjA (vj là tiền tố của wi)
hoặc vj=wi A thì thêm A vào Sk.
Điều kiện để dừng vòng lặp:
Nếu Sk={} thì dừng và kết luận bảng mã tách được (k≥1).
Nếu tồn tại từ mã wi trong Sk hay Sk ∩S0 ≠ ∅ thì dừng và kết luận bảng
mã không tách được.
Nếu Sk=St<k thì dừng và kết luận bảng mã tách được (k≥1).
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 19
Truyền và bảo mật thông tin 73
Bảng mã prefix
Bảng mã prefix là bảng mã không tồn tại từ mã này
là tiền tố của từ mã khác.
Ví dụ 1: Bảng mã W={w1=10; w2=101; w3=100}
không phải bảng mã prefix vì w1 là tiền tố của w2 và
w3.
Ví dụ 2: Bảng mã W={w1=0, w2=100, w3=101,
w4=11} là bảng mã prefix vì không tồn tại từ mã này
là tiền tố của từ mã khác.
Bảng mã prefix luôn là bảng mã tách được
Truyền và bảo mật thông tin 74
III.2. Quan hệ giữa mã tách được và
độ dài mã
Định lý Kraft
Gọi X={x1, x2,, xM} là biến ngẫu nhiên chứa các giá trị cần
truyền có phân phối là P={p1, p2, , pM}.
A={a1, a2,,aD} là bộ ký tự sinh mã có D chữ cái (D được gọi
là cơ số sinh mã).
Giá trị xi được mã hóa thành từ mã wi có độ dài là ni.
Đặt N={n1, n2,,nM} là tập hợp độ dài các từ mã.
Phát biểu định lý Kraft: Điều kiện cần và đủ để tồn tại bảng
mã prefix với độ dài N={n1, n2,,nM} là:
Truyền và bảo mật thông tin 75
Minh họa định lý Kraft
Ví dụ 1: Bộ mã W={w1, w2, w3} với M=3; n1=1; n2=2;
n3=3; D=2:
Î Tồn tại bảng mã prefix
Ví dụ 2: Bộ mã W={w1, w2, w3} với M=3; n1=1; n2=1;
n3=2; D=2:
Î Không tồn tại bảng mã prefix
Truyền và bảo mật thông tin 76
Cây bậc D cỡ k.
Định nghĩa: Cây bậc D cỡ k là cây có hệ thống nút,
cạnh thỏa điều kiện:
Từ 1 nút có số cạnh đi ra không vượt quá D hay một
nút có không quá D nút con.
Nút cuối cùng (Nút lá) cách nút gốc không vượt quá k
cạnh.
Cây bậc D=2 cở k=3
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 20
Truyền và bảo mật thông tin 77
Sinh mã cho các nút của cây bậc D
cỡ K
Để đơn giản hóa: mỗi nút (trừ nút gốc) được ký hiệu bởi dãy
ký hiệu của nút cha làm tiền tố + một ký tự bổ sung lấy từ tập
hợp {0, 1, 2, , D-1} thay cho bảng chữ cái A={a1, a2, , aD}.
Truyền và bảo mật thông tin 78
Sinh mã cho các nút của cây bậc D
cỡ K
Tính chất:
Các nút (trừ nút gốc) của cây đều được mã
hóa từ bảng chữ cái {0, 1, 2,, D-1}
Mỗi nút (đã mã hóa) có mã của nút kề trước là
tiền tố.
Tổng số các nút lá bằng Dk
Truyền và bảo mật thông tin 79
Thủ tục tạo mã prefix:
Xét N={n1, n2, ,nM} và cơ số sinh mã là D:
Bước 1: Ta xếp thứ tự n1≤ n2 ≤ ≤ nM, xây dựng cây
bậc D cỡ k=nM và sinh mã cho các nút .
Bước 2: Chọn nút bất kỳ trên cây có độ dài n1 gán
cho từ mã w1 và xóa tất cả các nút kề sau nó.
Bước 3: Lặp lại các bước 2 đối với việc chọn các từ
mã còn lại w2, , wM ứng với n2, , nM.
=> Bảng mã W={w1, w2, , wM} là bảng mã prefix.
Truyền và bảo mật thông tin 80
Ví dụ tạo mã prefix:
Xét bảng mã thỏa M=3, D=2, n1=1, n2=2, n3=3.
+ Kiểm tra:
+ Sinh mã cho nút
+ Chọn mã:
• Chọn w1=0 , cắt bỏ các nút
con của nút w1.
• Chọn w2=10, cắt bỏ các nút
con của nút w2.
• Chọn w3=111
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 21
Truyền và bảo mật thông tin 81
III.3. Tính tối ưu của độ dài mã
Định lý Shannon
)Nếu mã tách được không tối ưu thì độ dài của nó sẽ lớn hơn
nhiều so với cận dưới, còn nếu mã tách được tối ưu thì độ dài
trung bình của nó gần với cận dưới.
Truyền và bảo mật thông tin 82
Bảng mã tối ưu tuyệt đối/ tương đối
Bảng mã được gọi là tối ưu tuyệt đối khi
Bảng mã tối ưu tương đối khi:
Truyền và bảo mật thông tin 83
Bảng mã tối ưu tuyệt đối/ tương đối
Ví dụ: xét biến ngẫu nhiên X={x1, x2, x3, x4}
Có phân phối: P={1/2, 1/4, 1/8, 1/8}
Có bảng mã W={w1=0,w2=10,w3=110, w4=111}
Độ dài trung bình từ mã:
Entropy của X: H(X)= H(0.5, 0.25, 0.125, 0.125) = 0.5 +0.5 +
0.375 + 0.375 =1.75
Log2D=1.
Ta có:
=>Bảng mã tối ưu tuyệt đối
Truyền và bảo mật thông tin 84
Điều kiện nhận biết một bảng mã tối
ưu
Định lý (với D=2):
Xác suất pi càng lớn thì độ dài ni của từ mã wi càng nhỏ.
Giả sử p1≥ p2 ≥ ≥ pM thì 2 từ mã tương ứng với 2 giá trị có xác suất
nhỏ nhất có độ dài mã bằng nhau: nM-1 =nM.
Trong các từ mã có độ dài bằng nhau và cùng bằng nM (dài nhất) thì
tồn tại ít nhất 2 từ mã có M-1 ký tự đầu giống nhau và ký tự thứ M khác
nhau.
Ví dụ, xét bảng mã:
W={w1=0, w2=100, w3=101, w4=1101, w5=1110}
Bảng mã trên không phải là bảng mã tối ưu vì 2 từ mã w4, w5
có độ dài lớn nhất =4 ký tự nhưng 3 ký tự đầu khác nhau.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 22
Truyền và bảo mật thông tin 85
Phương pháp sinh mã Huffman
Định lý Huffman
Giả sử X có phân phối xác suất với thứ tự giảm dần sau:
X | x1 x2 xM
P | p1≥ p2 ≥ ≥ pM
Giả sử bảng mã của X là W={w1, w2, , wM-1, wM}.
Đặt xM-1,M={xM-1, xM} có xác suất là pM-1,M=pM-1+pM. và X* = { x1, x2,, xM-
1,M} có phân phối sau:
X* | x1 x2 xM-2 xM-1,M
P | p1 p2 pM-2 pM-1,M
Giả sửW* ={w*1, w*2, , w*M-2, w*M-1,M} là bảng mã tối ưu của X*. Khi mã
nhận được theo quy tắc sau là mã tối ưu cho X đó:
wi=w*i với 1 ≤ i ≤ M-2
wM-1=w*M-1,M + “0”.
wM =w*M-1,M + “1”.
Truyền và bảo mật thông tin 86
Phương pháp sinh mã Huffman
Phương pháp sinh mã Huffman với D=2:
Giả sử X có phân phối xác suất với thứ tự giảm dần sau:
X | x1 x2 xM
P | p1≥ p2 ≥ ≥ pM
Khởi tạo: Đặt M0=M
Bước 1:
Đặt xMo-1, Mo={xMo-1,xMo }
Sắp xếp lại theo thứ tự giảm dần XS ta được dãy phân phối mới có M0-
1 phần tử p1, p2,pMo-2, PMo-1, Mo
Bước 2:
Lưu vết: wMo-1 = wMo-1, Mo + “0” wMo = wMo-1, Mo + “1”
Giảm M0: M0=M0-1, nếu M0<=2 thì kết thúc, nếu không quay lại bước 1
Truyền và bảo mật thông tin 87
Ví dụ phương pháp sinh mã
Huffman
Hãy mã hoá nguồn S = {x1, x2, x3, x4, x5, x6} với các xác suất pi
lần lượt là 0,3; 0,25; 0,2; 0,12; 0,08; 0,05
Bài tập: tínhvà so sánh: và
Truyền và bảo mật thông tin 88
Bài tập
Lập bảng mã nhị phân Huffman cho các phân
phối sau:
Lập bảng mã nhị phân Huffman dùng để mã
hóa đoạn văn bản:
“thoi the thi thoi thi the thoi thi thoi the”
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 23
KÊNH TRUYỀN
Chương IV.
Truyền và bảo mật thông tin 90
IV.1. Kênh truyền rời rạc không nhớ
Khái niệm kênh truyền rời rạc không nhớ
Kênh truyền rời rạc: truyền tuần tự các ký tự
độc lập nhau (hay truyền từng ký tự một),
“Không nhớ” ở đây là chỉ xét mối quan hệ giữa
ký tự truyền và ký tự nhận được tương ứng,
không xét đến mối quan hệ giữa ký tự nhận
được với ký tự nhận được trước đó.
Truyền và bảo mật thông tin 91
Mô hình vật lý
Các qui ước:
- X: là biến ngẫu nhiên có giá trị cần truyền ở đầu truyền.
- Y: là biến ngẫu nhiên chứa giá trị có thể nhận được ở đầu nhận.
- ΓX: là bảng chữ cái sinh mã ở đầu truyền.
- ΓY: là bảng chữ cái giải mã ở đầu nhận.
- X, Y, ΓX, ΓY: đều hữu hạn và rời rạc.
- Truyền rời rạc từng ký tự và nhận cũng rời rạc từng ký tự.
- Ký tự nhận sau không phụ thuộc vào ký tự nhận trước.
Truyền và bảo mật thông tin 92
Mô hình toán học
Ta gọi:
ΓX={x1, x2, , xM} là bộ ký tự sinh mã ở đầu truyền
(input).
ΓY={y1, y2,,yL} là bộ ký tự giải mã ở đầu nhận
(output).
Biến ngẫu nhiên X lấy giá trị (đã mã hóa) trên ΓX và
có phân phối p(X=xi)=p(xi) với i=1,..,M.
Biến ngẫu nhiên Y lấy giá trị (giải mã) trên ΓY và có
phân phối xác suất có điều kiện:
P(Y=yj|X=xi)=p(yj/xi)=pij với j=1,..,L.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 24
Truyền và bảo mật thông tin 93
Mô hình toán học
Gọi A=[pij] là ma trận truyền tin hay mô hình
truyền tin của kênh truyền rời rạc không nhớ.
Với i=1,,M , j=1,,L và pij = p(Y=yj/X=xi) =
p(yj/xi) là XS nhận được giá trị yj khi đã truyền
giá trị xi.
Tính phân phối đầu nhận:
Truyền và bảo mật thông tin 94
Mô hình toán học
Tính phân phối đầu nhận:
Vậy p(yj)= P’X.Aj (1)
Tổng quát: P’Y = P’X.A (2)
Trong đó
- Aj là cột thứ j của A
- P’X = [p(x1), p(x2),., p(xM)].
- P’Y = [p(y1), p(y2),., p(yM)].
Truyền và bảo mật thông tin 95
Ví dụ xác định phân phối đầu nhận
Cho ma trận truyền tin:
Xác suất truyền: p(x1)=0.5 và p(x2)=p(x3)= 0.25.
Ta tìm phân phối của Y :
Ta có: P’X =(0.5, 0.25, 0.25)
Áp dụng công thức (1) ở trên ta được:
p(y1) = P’x .A1 = 0.5*0.5+ 0.25*0.3+0.25*0.2 =0.375
p(y2) = P’x.A2 = 0.5*0.2+ 0.25*0.5+0.25*0.3= 0.3
p(y3) = P’x .A3 = 0.325
⇒ P’Y =(0.375, 0.3, 0.325)
Truyền và bảo mật thông tin 96
Lượng tin trên kênh truyền
Xét ma trận truyền tin như trên
Ta có:
P’X =(0.5, 0.25, 0.25)
P’Y =(0.375, 0.3, 0.325)
Tính các Entropy:
H(Y) = H(0.375, 0.3, 0.325) = 1.58 (bit)
H(Y/X=x1) = H(0.5, 0.2, 0.3)= 1.49 (bit)
H(Y/X=x2) = H(0.3, 0.5, 0.2)= 1.49 (bit)
H(Y/X=x3) = H(0.2, 0.3, 0.5)= 1.49 (bit)
H(Y/X)=p(x1).H(Y/X=x1)+p(x2).H(Y/X=x2)+p(x3).H(Y/X=x3) =
1.49 (bit)
Lượng thông tin truyền trên kênh: I (X/Y)= I (Y/X)= H(Y) -
H(Y/X) = 0,09 (bit)
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 25
Truyền và bảo mật thông tin 97
Định nghĩa dung lượng kênh truyền
Dựa vào ma trận truyền tin A, ta có thể dễ dàng tính
lượng tin trên kênh truyền.
I(X/Y)= H(X)-H(Y/X) = H(Y)-H(X/Y) = I(Y/X)
Ta có I(X/Y)= H(Y)-H(Y/X), trong đó:
H(Y)= H(P’X .A) phụ thuộc vào PX.
H(Y/X) phụ thuộc vào PX
Vậy: I(Y/X) phụ thuộc hoàn toàn vào PX và do đó
I(Y/X) có thể đạt Max với PX xác định nào đó.
Ta định nghĩa dung lượng kênh truyền (bit) là
Truyền và bảo mật thông tin 98
IV.2. Các dạng kênh truyền
Kênh truyền không mất tin
Mô hình: từ tập hợp các giá trị có thể nhận
được ở đầu nhận Y={y1, y2, , yL} được phân
thành M nhóm Bi tương ứng với các giá trị xi ở
đầu truyền và xác suất để truyền xi với điều
kiện đã nhận yj là p(X= xi/Y=yj∈Bi)=1 ( với M
< L ).
Truyền và bảo mật thông tin 99
Kênh truyền không mất tin
Đặc trưng: H(X/Y)=0 Æ biết Y thì biết X
=>I(X/Y)=H(X)=> C=log2M
Truyền và bảo mật thông tin 100
Kênh truyền xác định
Mô hình: từ tập hợp các giá trị có thể truyền ở đầu truyền
được phân thành L nhóm Bj tương ứng với các giá trị có thể
nhận được yj ở đầu nhận và xác suất để nhận yj với điều kiện
đã truyền xi là p(Y=yj /X=xi ∈Bj )=1 (M>L).
Đặc trưng:
H(Y/X)=0. Có nghĩa là
lượng tin chưa biết về Y
khi truyền X bằng 0 hay
khi truyền X thì ta biết sẽ
nhận được Y.
=>C=log2L
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 26
Truyền và bảo mật thông tin 101
Kênh truyền không nhiễu
Mô hình: là sự kết hợp của kênh truyền xác định và
kênh truyền không mất thông tin, truyền nào sẽ nhận
được đúng ký tự đó.
Đầu truyền Đầu nhận
x1 Æ x1
x2 Æ x2
xM Æ xM
Đặc trưng: H(X/Y)=H(Y/X)=0
Dung lượng: C=log2L=log2M
Truyền và bảo mật thông tin 102
Kênh truyền không sử dụng được.
Mô hình: Là kênh truyền mà giá trị đầu nhận
luôn độc lập với giá trị đầu truyền, với mọi
phân bố xác suất đầu truyền.
Đặc trưng: H(X/Y) =H(X); H(Y/X)= H(Y)
Dung lượng: C=0
Ví dụ
Truyền và bảo mật thông tin 103
Kênh truyền đối xứng
Mô hình: là kênh truyền mà ma trận truyền tin
có đặc điểm sau:
Mỗi dòng của ma trận A là một hoán vị của phân
phối P={p’1, p’2, , p’L}
Mỗi cột của ma trận A là một hoán vị của Q={q’1,
q’2, , q’M}
Ví dụ:
Truyền và bảo mật thông tin 104
Dung lượng kênh truyền đối xứng
Xác định C=Max(I(X/Y))=Max(H(Y)-H(Y/X))
H(Y/X)=
Æ
j
L
j
ji
M
i
iii
M
i
i ppxYHxxYHxYHx 'log'),()/()/(
111
∑∑∑
===
−===
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 27
Truyền và bảo mật thông tin 105
Kênh truyền đối xứng
Chú ý: trường hợp kênh 1 bit với nhiễu β
Ma trận truyền tin:
Dung lượng:
C =1+(1-β)log(1-β)+βlogβ
= 1- H(β, 1-β)
0.5 1
β
C
1
Truyền và bảo mật thông tin 106
IV.3. Lược đồ giải mã
Đặt vấn đề bài toán giải mã
Phân tích yêu cầu giải mã:
Khi truyền giá trị xi, ta sẽ nhận được yj. Đối với kênh truyền
không nhiễu thì yj chính là xi. Đối với kênh truyền có nhiễu thì
yj có thể khác xi. Do đó ta cần tìm cách giải mã yj về giá trị xi
khi kênh truyền có nhiễu.
Phép phân hoạch các giá trị ở đầu nhận:
Phép phân hoạch tập các giá trị ở đầu nhập yj∈ Y là phép
phân chia tập Y thành các tập con Bi sao cho:
Truyền và bảo mật thông tin 107
Ví dụ bài toán giải mã
Cho tập các từ mã truyền X và tập các dãy n bit nhận được Y
như sau
X={0000, 0101, 1110, 1011}
Y={0000, 0001, 0010, 0011, 0100, 0101, 0110, 0111,
1000, 1001, 1010, 1011, 1100, 1101, 1110, 1111}
Giả sử ta có thể phân hoạch tập Y thành các tập con Bi như
sau:
B1={0000, 1000, 0001, 0010}
B2={0101, 1101, 0100, 0111}
B3={1110, 0110, 1111, 1100}
B4={1011, 0011, 1010, 1001}
Giả sử nhận yj = 0011 thì giải mã về x4 = 1011 vì yj∈ B4.
Truyền và bảo mật thông tin 108
Sơ đồ truyền tin
Nguồn phát tín hiệu (hay thông báo) với vận tốc R (tín hiệu/giây).
Tín hiệu được mã hóa từ bộ ký tự mã.
Tín hiệu mã hóa được truyền trên kênh với vận tốc V (ký tự/giây)
Tín hiệu truyền trên kênh có thể bị nhiễu với xác suất P(e).
Trước khi nhận, tín hiệu mã hóa được giải mã theo một phương thức tối
ưu và độ chính xác cao nhất có thể có.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 28
Truyền và bảo mật thông tin 109
Sơ đồ truyền tin
Bài toán đặt ra ở đây: tìm giải pháp tạo mã sao
cho sai số đầu nhận có xác suất nhỏ hơn ε bất
kỳ
(ε < P(e)) đồng thời với đồng bộ hóa: vận tốc
phát thông báo ở nguồn R và vận tốc truyền
tải ≤ V
Truyền và bảo mật thông tin 110
Ví dụ
Giả sử kênh truyền từng bit với V=1 bit/s, nguồn phát
thông báo với tốc độ R=2/5 bit/s (R<V).
Xét từng khoảng n = 5 giây.
Tập hợp các tín hiệu khác nhau là 2nR = 4.
Giả sử 4 tín hiệu là m1, m2, m3, m4.
Số bit được phát ra là nR=2 bit và một tín hiệu dạng
mi được kết cấu bởi một dãy các bit.
Quá trình mã hóa các tín hiệu m1, m2, m3, m4 cần chú
ý là: mỗi mi cần được mã hóa với số bit tối đa là
nV=5 bit. Trong 5bit dùng 2 bit mã hóa tín hiệu và 3
bit sửa lỗi
Truyền và bảo mật thông tin 111
Các khái niệm cơ bản:
Từ mã: là dãy n ký tự truyền hay dãy n ký tự nhận đúng.
Bộ mã (S,n): là tập hợp gồm S từ mã với độ dài mỗi từ mã
đều bằng n và được ký hiệu là x(1), , x(s).
Lược đồ giải mã: là một hàm gán cho một dãy n ký tự nhận
được yj một từ mã của bộ mã W ={w1, w2, , ws}. Ký hiệu:
g(yj) = wi
Lược đồ giải mã tối ưu: là lược đồ giải mã sao cho tổng xác
suất truyền sai là nhỏ nhất hay tổng xác suất truyền đúng là
lớn nhất.
Nghĩa là: khi nhận yj thì ta giải mã về w*I sao cho:
P(wi*/yj) = Max{P(wk/yj)} ∀wk∈W
Truyền và bảo mật thông tin 112
Các dạng sai số cơ bản
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 29
Truyền và bảo mật thông tin 113
Phương pháp xây dựng lượt đồ giải
mã tối ưu
Theo công thức Bayes:
Ta có: P(wk/yj) = (p(wk).p(yj/wk)) / p(yj) với (∀wk∈W)
Từ định nghĩa lược đồ giải mã tối ưu:
⇒ tìm wk sao cho P(wk/yj) → Max ⇔ p(wk).p(yj/wk) → Max.
Phương pháp xây dựng lược đồ tối ưu
Bước 0: Khởi tạo các Bi = φ (∀i)
Bước lặp: xét với mọi yj∈Y
+ Tính:
p(w1).p(yj/w1) ; p(w2).p(yj/w2); ; p(wM).p(yj/wM)
+ So sánh các giá trị tính trên và chọn giá trị w*i sao cho
p(w*i).p(yj/w*i)= Max {p(wk).p(yj/wk)} (∀wk∈W)
+ Bi = Bi + {yj} và g(yj) = w*i.
Truyền và bảo mật thông tin 114
Minh họa xây dựng lược đồ giải mã
tối ưu
Cho ma trận truyền tin A và xác suất ở đầu
truyền như sau:
Với p(x1)=1/2; p(x2)=p(x3)=1/4.
Hãy xây dựng lược đồ giải mã tối ưu.
Truyền và bảo mật thông tin 115
Minh họa xây dựng lược đồ giải mã
tối ưu
Xây dựng lược đồ giải mã tối ưu:
Bước 0: B1={}; B2={}; B3={};
Bước 1: Xét y1, ta tính:
p(x1).p(y1/x1)= 1/2.1/2 = ¼; p(x2).p(y1/x2)=1/4.1/3=1/12 p(x3).p(y1/x3)=
1/4.1/6 = 1/24
Do p(x1).p(y1/x1) lớn nhấtÆ B1=B1 +{y1} => B1={y1}.
Bước 2: xét y2, ta tính:
p(x1).p(y2/x1)= 1/2 . 1/3 = 1/6; p(x2).p(y2/x2)= 1/4 . 1/6 = 1/24
p(x3).p(y2/x3)= 1/4 . 1/2 = 1/8
Do p(x1).p(y2/x1) lớn nhấtÆ B1=B1 +{y2} => B1={y1, y2}.
Bước 3: Xét y3, ta tính:
p(x1).p(y3/x1)= 1/2 . 1/6 = 1/12 ; p(x2).p(y3/x2)= 1/4 . 1/2 = 1/8
p(x3).p(y3/x3)= 1/4 . 1/3 = 1/12
Do p(x2).p(y3/x2) lớn nhấtÆ B2=B2 +{y3} => B2={y3}.
Kết quả: Phân hoạch: B1={y1, y2}, B2={y3} và B3={}.
Truyền và bảo mật thông tin 116
Minh họa xây dựng lược đồ giải mã
tối ưu
Lược đồ giải mã tối ưu
Tính các xác suất truyền sai:
Xác suất truyền sai từ mã x1: p(e/x1)=∑p(Y=yj ∉B1/X=x1)=p(y3/x1) =1/6
Xác suất truyền sai từ mã x2: p(e/x2)= ∑ p(Y=yj ∉B2/X=x2) = p(y1/x2) +
p(y2/x2) =1/3+1/6=1/2
Xác suất truyền sai từ mã x3: p(e/x3)= ∑ p(Y=yj ∉B3/X=x3) = p(y1/x3) +
p(y2/x3) + p(y3/x3) =1/6+1/3+1/2=1
Xác suất truyền sai trung bình:p(e)= ∑p(X=xi)p(e/xi)
=p(x1).p(e/x1) + p(x2).p(e/x2) + p(x3).p(e/x3) = 1/2.1/6 + 1/4.1/2 + 1/4.1 =
11/24
Xác suất truyền sai lớn nhất:pm(e) = Max{ p(e/x1), p(e/x2), p(e/x3)} = 1
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 30
Truyền và bảo mật thông tin 117
Bài tập
Truyền và bảo mật thông tin 118
Bài tập
SỬA LỖI
Chương V.
Truyền và bảo mật thông tin 120
V.1. Số học modulo
Định nghĩa: Giả sử a và b là các số nguyên và m là
một số nguyên dương. Khi đó ta viết a ≡ b (mod m)
nếu a-b chia hết cho m . Mệnh đề a ≡ b (mod m)
được gọi là "a đồng dư với b theo modulo m". Số
nguyên m được gọi là mudulus
Giả sử a = q1m + r1 và b = q2m + r2
(0 ≤ r1 ≤ m-1 và 0 ≤ r2 ≤ m-1).
=>a ≡ b (mod m) Ù r1 = r2 .
a ≡ b (mod m) Ù a mod m = b mod m.
Nếu thay a bằng a mod m thì ta nói rằng a được rút
gọn theo modulo m.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 31
Truyền và bảo mật thông tin 121
Số học modulo
Số học đồng dư modulo m: Zm là tập (0, , m-
1) với hai phép toán là + và ×.
Việc cộng và nhân trong Zm được thực hiện
giống như cộng và nhân các số nguyên ngoại
trừ một điểm là các kết quả được rút gọn theo
modulo m.
VD: 11 × 5 trong Z26 ?
11 x 5=55; 55 =2* 26+ 3,
vậy 11 x 5 = 3 trong Z26
Truyền và bảo mật thông tin 122
Số học modulo - các tính chất
1. Phép cộng là đóng: với ∀ a, b ∈ Zm, a+b ∈ Zm
2. Phép cộng là giao hoán, tức là với ∀ a,b ∈ Zm, a+b
= b+a
3. Phép cộng là kết hợp, tức là với ∀ a,b,c ∈ Zm,
(a+b)+c = a+(b+c)
4. 0 là phần tử trung hòa của phép cộng, có nghĩa là
với ∀ a ∈ Zm, a+0 = 0+a = a
5. Phần tử nghịch đảo của phép cộng của phần tử bất
kì (a ∈ Zm ) là m-a, nghĩa là a+(m-a) = (m-a)+a = 0
với ∀a ∈ Zm .
Truyền và bảo mật thông tin 123
Số học modulo - các tính chất
6. Phép nhân là đóng , tức là với ∀ a,b ∈ Zm , ab ∈ Zm
.
7. Phép nhân là giao hoán , nghĩa là với ∀ a,b ∈ Zm ,
ab = ba
8. Phép nhân là kết hợp, nghĩa là với ∀ a,b,c ∈ Zm ,
(ab)c = a(cb)
9. 1 là phần tử trung hòa của phép nhân, tức là với
bất kỳ a ∈ Zm, a×1 = 1×a = a
10. Phép nhân có tính chất phân phối đối với phép
cộng, tức là đối với ∀ a,b,c ∈ Zm , (a+b)c =
(ac)+(bc) và a(b+c) = (ab) + (ac)
Truyền và bảo mật thông tin 124
Một số lưu ý
a (mod N)= (a+N) (mod N)
Ví dụ: -4 (mod 26)=-4+26 (mod 26)=22 (mod 26)
Các tính chất phép mod
(a+b) mod N=(a mod N + b mod N) mod N
ab mod N=(a mod N)(b mod N) mod N
Ví dụ:
(36 +46) mod 26 = (10+20) mod 26=4
310 mod 26=
=(33x33x33x3) mod 26
=(27 mod 26)3 .3 mod 26=3
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 32
Truyền và bảo mật thông tin 125
Các phép toán Modulo 2
Các phép toán trong Modulo 2 (+,-):
0 + 1 = 1 + 0 = 1;
0 – 1 = 1 – 0 = 1;
1 + 1 = 0
1 – 1 = 0;
Phép cộng và trừ giống nhau, thường được ký
hiệu
Truyền và bảo mật thông tin 126
V.2. Mguyên lý khoảng cách nhỏ
nhất hamming
Khoảng cách Hamming
Định nghĩa: cho v1 và v2 là 2 dãy nhị phân dài n bit, ta gọi
khoảng cách Hamming giữa 2 dãy v1,v2 là số bit tương ứng
khác nhau. Ký hiệu: d(v1, v2).
Ví dụ:
v1=10101010
v2=10101111
Ta nhận thấy rằng bit thứ 6 và bit thứ 8 giữa giữa v1 và v2 là
khác nhau nên số bit tương ứng khác nhau giữa v1 và v2 là 2.
Do đó, ta nói khoảng cách Hamming giữa v1 và v2 là 2 hay
d(v1, v2) = 2
Truyền và bảo mật thông tin 127
Kênh truyền đối xứng nhị phân và
lược đồ giải mã tối ưu
Xét kênh truyền đối xứng nhị phân. Giả sử ta truyền
các dãy từ mã nhị phân có độ dài n bits với xác suất
truyền sai 1 bit là β.
Gọi W = {w1, w2,,ws} là tập s từ mã truyền, độ dài
mỗi từ mã đều bằng n bit.
V = {v1, v2,., vn} là tập các dãy n bit nhận được ở
cuối kênh với W có phân phối đều, xác suất để nhận
vj khi truyền wi là p(vj/wi) = pij.
Truyền và bảo mật thông tin 128
Kênh truyền đối xứng nhị phân và
lược đồ giải mã tối ưu
Theo lược đồ giải mã tối ưu ta có: khi nhận vj thì giải mã về
w*i sao cho:
p(w*i/vj) = Max{P(wk/vj)} (∀wi∈W)
Ta có: P(wk/vj) = (p(wk).p(vj/wk)])/p(vj) với (∀wk∈W)
⇒ p(wk/vj) → Max ⇔ p(wk).p(vj/wk) → Max.
Do W có phân phối đều nên:
p(wk/vj) → Max ⇔ p(vj/wk) → Max
Vậy: để tìm w*i sao cho P(w*i/vj) = Max{P(wk/vj)} ta chỉ cần tìm
w*i sao cho P(vj/ w*i) = Max{P(vj/ wk)} (chỉ dựa vào ma trân
truyền tin A)
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 33
Truyền và bảo mật thông tin 129
Quan hệ giữa xác suất giải mã và
khoảng cách Hamming
Giả sử nhận được v:
Xét 2 từ mã w1 và w2 cần chọn để giải mã cho v, độ dài từ mã
là n:
Gọi d1=d(v, w1), d2=d(v,w2).
Xác suất đế nhận v khi truyền w1: p(v/w1)= β d1(1− β)n-d1
Xác suất đế nhận v khi truyền w2: p(v/w2)= β d2(1− β)n-d2
Nếu nhiễu 0 1
Do đó: P(v/w1)>p(v/w2) ⇔ d1 <d2
Nhận xét: xác suất giải mã càng lớn thì khoảng cách
Hamming càng nhỏ.
Truyền và bảo mật thông tin 130
Nguyên lý Hamming
Định lý: trên kênh truyền đối xứng nhị phân với S từ
mã ở đầu truyền có độ dài n bit, lược đồ giải mã tối
ưu có thể thay thế bằng lược đồ giải mã theo khoảng
cách Hamming với nguyên lý: nếu nhận được v, ta sẽ
giải ra w*I sao cho
d(v,w*i)=Min d(v,wk) (với∀wk∈W).
Ví dụ: xét bộ mã W={w1=00000, w2=10011, w3=11100,
w4=01111} . Giả sử nhận được dãy v=01011.
Ta có: d(v,w1)=3; d(v,w2)=2; d(v,w3)=4; d(v,w4)=1.
Vậy v được giải về w4 vì khoảng cách Hamming giữa
v và w4 là nhỏ nhất.
Truyền và bảo mật thông tin 131
Bài tập
1. Cho bộ mã W={w1=000000, w2=101010,
w3=111000, w4=111111} và nhận được dãy
v=010111, khi đó giải mã về từ mã nào? Vì
sao?
2. Cho bộ mã W={w1=000000, w2=010101,
w3=000111, w4=111111} và Nhận được dãy
v=010111, khi đó giải mã về từ mã nào? Vì
sao?
Truyền và bảo mật thông tin 132
V.3. Bổ đề về tự sửa lỗi và cận
Hamming
Đặt vấn đề: một từ mã w dài n bit khi được
truyền tuần tự từng bit có thể sai e bit. Vấn đề
đặt ra là khoáng cách (Hamming) giữa các từ
mã và sai số e quan hệ với nhau như thế nào
để có thể phân biệt tốt nhất đồng thời tất cả
các từ mã? Bổ đề sau xác định quan hệ này.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 34
Truyền và bảo mật thông tin 133
Các dạng lỗi
Giả sử ta truyền từ mã n bit wi∈W ( 1 ≤ i ≤ s) và nhận được
dãy n bit vj ( 1≤ j ≤ 2n).
Các loại lỗi có thể phát hiện sau:
Lỗi có thể tự điều chỉnh:
Trong trường hợp này tồn tại duy nhất từ mã w*i sao cho d(vj,
w*i)= Min d(vj, wk) với∀wk ∈W. => vj được giải mã về w*i
Lỗi chỉ phát hiện không điều chỉnh được:
Trong trường hợp này tồn tại từ mã w*i và w**i sao cho
d(vj, w*i)= d(vj, w**i)=Min d(vj, wk) với∀wk∈W
=> vj không thể giải mã chính xác.
Lỗi không phát hiện được: giải mã ra w*i nhưng khác với wi
đã truyền.
Truyền và bảo mật thông tin 134
Bổ đề:
Xét bộ mã W={w1, w2, , ws} gồm có s từ mã nhị phân dài n bit và 1 số
nguyên dương e.
1. Nếu d(wi, wj) ≥ 2e+1 (với ∀ i≠j ) Khi đó: tất cả các dãy nhận được v có số
bit lỗi ≤ e thì v có thể tự điều chỉnh (hay tự sửa lỗi).
2. Nếu d(wi, wj) ≥ 2e (với ∀ i≠j ) Khi đó: tất cả các dãy nhận được v có số bit
lỗi < e thì v có thể tự điều chỉnh. Tất cả các dãy nhận được có số bit lỗi = e
thì ta chỉ phát hiện là v có lỗi và không thể tự điều chỉnh được.
3. Ngược lại;
Nếu v có số chữ số bit lỗi ≤ e và có thể tự điều chỉnh thì d(wi, wj)≥ 2e+1 (với
∀ i≠j ).
Nếu v có số chữ số bit lỗi ≤ e-1 tự điều chỉnh được và tất cả các tín hiệu với
số chữ số bit lỗi ≤ e được phát hiện thì khoảng cách giữa các từ mã luôn
thỏa: d(wi,wj) ≥ 2e (với∀ i≠j ).
Truyền và bảo mật thông tin 135
Chứng minh
1. Giả sử: d(wi, wj) ≥ 2e+1 với∀ i≠j . Nếu w và w’ có
cùng khoảng cách đối với dãy v thì d(v,w)=d(v,w’)≥
e+1. Vậy , nếu d(v, w*) ≤ e thì v có thể được giải mã
ra w*.
2. Nếu d(wi,wj)≥ 2e với ∀ i≠j, có khả năng có v, w và
w’ với số chữ số lỗi là:
d(v,w)=d(v,w’)=e (d(v,w)+ d(v,w’) ≥ d(w,w’)≥ 2e). Có
thể phát hiện ra các từ mã gần v, nhưng do tồn tại
cùng lúc nhiều từ mã gần nhất với v dẫn đến không
giải mã được.
3. Tương tự.
Truyền và bảo mật thông tin 136
Cận Hamming
Đặt vấn đề: trong tổng số 2n dãy nhị nhân dài n bit có thể
chọn ra bao nhiêu dãy để tạo thành một bộ mã có thể tự điều
chỉnh được e bit lỗi. Định lý cận Hamming cho chúng ta xác
định số từ mã có độ dài n bit với giả thiết: có khả năng tự sửa
được e bit lỗi (điều kiện cần tự sửa lỗi).
Định lý: Nếu bộ mã W có s từ mã có độ dài n bit có thể tự sửa
được e bit lỗi thì
Ghi chú: Cn = n!/(i!*(n-i)!); s là số từ mã
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 35
Truyền và bảo mật thông tin 137
Chứng minh
Xét từ mã nhị phân wi có độ dài n bit và có khả năng tự sửa
được e bit lỗi.
Số dãy vj sai khác với wi từ 0 đến e bit là :
Với s từ mã, tổng số dãy vj có thể tự sửa lỗi là:
(2n là tổng số dãy nhị phân dài n bits)Î
Truyền và bảo mật thông tin 138
Bài tập
Cho n=7 và e=2, hãy áp dụng định lý cận
Hamming cho biêt số từ mã tối đa của bộ mã
W.
Truyền và bảo mật thông tin 139
V.4. Mã kiểm tra chẵn lẻ
Bộ mã kiểm tra chẵn lẻ là bộ mã gồm s=2k từ mã,
trong đó mỗi từ mã có dạng sau:
(Ghi chú: trong một số trường hợp sinh mã theo
phương pháp kiểm tra chẵn lẻ, thứ tự các bit kiểm tra
và các bit thông tin có thể xen kẻ nhau hay theo một
thứ tự khác. Ở đây, ta chọn thứ tự các bit kiểm tra
chẵn lẻ và các bit thông tin như trên để dễ tính toán
nhưng vẫn mất tính tổng quát.
Truyền và bảo mật thông tin 140
Mã kiểm tra chẵn lẻ
Mỗi đoạn mã thông tin có duy nhất một đoạn mã kiểm tra và
được xác định bởi hệ phương trình tuyến tính nhị phân sau:
Gọi A=[aij] =Am x n , aij∈{0,1}, i= 1..m , j= 1..n . Ma trận A được
gọi là ma trận kiểm tra chẵn lẻ có hạng là m (hay Rank(A) =
m).
Lưu ý: ở đây sử dụng phép tính + trong Z2
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 36
Truyền và bảo mật thông tin 141
Mã kiểm tra chẵn lẻ
Cho w’=r1r2rn là một từ mã, w là ma trận viết
theo cột, khi đó A.w=0:
a11 a12 a1n
a21 a22 a2n
am1 am2 amn
r1
r2
rn
X =
0
0
0
Hay:
Truyền và bảo mật thông tin 142
Phương pháp kiểm tra chẵn lẻ
Gọi w’=r1r2rn là từ mã truyền (hay dãy n bit truyền) và
v’=r1r2rn là dãy n bit nhận được.
Qui ước: v’, w’ (lần lượt là chuyển vị của v và w) được viết
theo dòng. Còn v, w được viết theo cột.
Nếu A.v = 0 thì v = w, ta gọi v là chẵn (trường hợp nhận đúng)
Nếu A.v ≠ 0 thì v ≠ w, ta gọi v là lẻ (trường hợp nhận sai).
Ta gọi z = v-w là bộ lỗi giữa v và w. Nghĩa là tại các vị trí z =
{0} thì bit nhận được tương ứng là bit đúng và tại các vị trí z =
{1} thì bit nhận được tương ứng là bit sai (hay bit lỗi).
Ta gọi C = A.z là bộ sửa lỗi (hay bộ điều chỉnh lỗi).
Ta có C = A.z = A.(v-w) = A.v-A.w = A.v⇒ C = A.v = A.z
Tính chất của bộ sửa lỗi: dãy n bit nhận được v và bộ lỗi
tương ứng có cùng bộ điều chỉnh.
Truyền và bảo mật thông tin 143
Phương pháp sinh mã kiểm tra chẵn
lẻ
Giả sử: cho trước ma trận kiểm tra chẵn lẻ A với Rank(A) = m.
Tìm bộ mã chẵn lẻW={w1, w2, w3,,ws}
Bước 0: Xác định các giá trị n, m, k, s
Độ dài của từ mã n= số cột của ma trận A.
Số bit kiểm tra m= số dòng của ma trận A.
Số bit thông tin: k = n-m.
Số từ mã s=2k
Bước i: Tìm các từ mã thứ i (1≤ i ≤ s):
Gọi kpi là triển khai nhị phân k bit của số i
Từ mã cần tìm là: w’i=r1r2..rmkpi
Giải hệ phương trình A.wi=0 để tìm m bit kiểm tra ứng với k bit thông tin
(kpi) đã biết => từ mã wi
Truyền và bảo mật thông tin 144
Ví dụ sinh mã kiểm tra chẵn lẻ
Xây dựng bộ mã kiểm tra chẵn lẻ được sinh từ ma
trận kiểm tra A như sau:
Bước 0:
n=6 (= số cột của ma trận A)
m=3 (= số dòng của ma trận A)
Số bit thông tin k = n – m = 3
=> Số từ mã s=2k=8.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 37
Truyền và bảo mật thông tin 145
Ví dụ sinh mã kiểm tra chẵn lẻ
Bước i: Tìm từ mã thứ i (1≤ i ≤ s):
w’0=r1r2r3000 (000 là triển khai nhị phân k=3 bit của
số i=0)
w’1=r1r2r3001 (001 là triển khai nhị phân k=3 bit
của số i=1)
w’2=r1r2r3010
w’3=r1r2r3011
w’4=r1r2r3100
w’5=r1r2r3101
w’6=r1r2r3110
w’7=r1r2r3111
Truyền và bảo mật thông tin 146
Ví dụ sinh mã kiểm tra chẵn lẻ
Giải hệ phương trình A.w1=0
Truyền và bảo mật thông tin 147
Ví dụ sinh mã kiểm tra chẵn lẻ
Giải hệ phương trình A.w2=0
Truyền và bảo mật thông tin 148
Ví dụ sinh mã kiểm tra chẵn lẻ
Giải tương tự cho các trường hợp còn lại ta
có:
w’0=000000, w’3=110011, w’4=110100,
w’5=111101, w’6=001110, w’7=000111.
⇒W={000000, 001001, 111010, 110011,
110100, 111101, 001110, 000111}
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 38
Truyền và bảo mật thông tin 149
Quan hệ giữa độ dài mã n, số bit
kiểm tra m và số lỗi tự sửa e
Điều kiện cần (Cận Hamming):
Điều kiện cần để bộ mã chẵn lẻ có độ dài n bit có thể tự sửa
được e bit lỗi với k bit thông tin và m bit kiểm tra là:
Điều kiện đủ ( ĐK Vasharmov-Gilbert-Sacks):
Điều kiện đủ để bộ mã kiểm tra chẵn lẻ có độ dài n bit với m
bit kiểm tra chẵn lẻ có thể tự sửa được e bit lỗi là:
Truyền và bảo mật thông tin 150
Ví dụ tìm m nhỏ nhất từ n và e
Giả sử biết trước n=7 và e=1. Tìm số bit kiểm tra tối thiểu cần
thiết của bộ mã chẵn lẻ.
Theo định lý điều kiện cần (Cận Hamming):
m = 1 ⇒ (*) sai.
m = 2 ⇒ (*) sai.
m ≥ 3 ⇒ (*) đúng.
Vậy số bit kiểm tra tối thiểu cần thiết là m = 3.
Truyền và bảo mật thông tin 151
Ví dụ tìm e lớn nhất từ m và n
Giả sử cho trước m=3, k=2. Tìm số bit lỗi lớn nhất có
thể tự sửa e?
Theo định lý điều kiện đủ (ĐK Vassharmov-Gilbert-
Sacks):
Vậy số bit lỗi lớn nhất có thể tự sửa là e = 1.
Truyền và bảo mật thông tin 152
Bài tập
1. Xây dựng bộ mã kiểm tra chẵn lẻ được sinh từ ma trận kiểm tra A như
sau:
2. Tìm bộ mã kiểm tra chẵn lẻ được sinh từ ma trận kiểm tra A như sau:
3. Xét bộ mã kiểm tra chẵn lẻ độ dài 15 bit có thể tự sửa được 1 bit lỗi trên
đường truyền, hãy cho biết số bit kiểm tra chẵn lẻ tối thiểu?
4. Xét bộ mã kiểm tra chẵn lẻ độ dài 8 bit với 4 bit kiểm tra chẵn lẻ. Hãy
cho biết số lỗi tự sửa tối đa của bộ mã?
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 39
Truyền và bảo mật thông tin 153
V.5. Phương pháp sinh mã kiểm
tra chẵn lẻ nhanh
Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết, phương pháp sinh mã kiểm tra chẵn lẻ
giúp ta sinh bộ mã kiểm tra chẵn lẻ với số từ mã tương ứng là
s=2k
Với phương pháp này, ta phải xác định từng từ mã một (bằng
cách giải hệ phương trình tuyến tính nhị phân).
Giả sử: k=10 ta phải xác định s=210=1024 từ mã,Điều này
sẽ mất nhiều thời gian nếu k càng lớn.
ÆVấn đề đặt ra ở đây là tìm ra một phương pháp sinh bộ mã
kiểm tra chẵn lẻ nhanh hơn về mặt thời gian. Phương pháp
sinh mã kiểm tra chẵn lẻ dựa theo lý thuyết nhóm sẽ giải
quyết vấn đề này.
Truyền và bảo mật thông tin 154
Nhóm cộng tính
Nhóm G được gọi là một nhóm cộng tính nếu G có các tính
chất:
-∀ a, b ∈ G ⇒ a+b∈ G ( tính chất cộng).
-∀ a, b, c ∈ G ⇒ a + (b + c)= (a + b) + c ( tc kết hợp).
-∃ ∅ ∈ G sao cho ∅ + a = a + ∅ = a, ∀a∈ G
-∀ a ∈ G ∃ -a∈G : a + (-a)=∅
Nhóm G là nhóm hoán vị (nhóm Aben) nếu
∀a,b∈ G=> a + b = b + a.
Ví dụ:
- Tập hợp các số nguyên với phép + thông thường là nhóm
Aben.
- Tập hợp các số nhị phân có độ dài n bit cùng với phép + trong
Modulo 2 tạo thành nhóm Aben.
Truyền và bảo mật thông tin 155
Tính chất của bộ mã chẵn lẻ
Tính tương đương của bộ mã nhóm cộng tính
và bộ từ mã kiểm tra chẵn lẻ được thể hiện
qua 2 định lý sau:
Định lý 1: tập hợp các từ mã trong bộ mã
kiểm tra chẵn lẻ là một nhóm cộng tính.
Truyền và bảo mật thông tin 156
Tính chất của bộ mã chẵn lẻ
Định lý 2: Nếu tập hợp W là tập các dãy nhị phân với độ dài các dãy cùng
bằng n và W là một nhóm Aben với phép cộng Modulo 2 thì W có thể xem
như một bộ mã kiểm tra chẵn lẻ được sinh ra từ ma trận A có dạng như
sau:
Trong đó:
- Ma trận A có m dòng và n cột.
- Im : là ma trận đơn vị cấp m.
- k: là số dãy nhị phân (hay từ mã) độc lập tuyến tính lớn nhất.
- n: là độ dài của từ mã và m = n-k:
- bij: được xác định bằng cách dựa vào hệ phương trình tuyến tính (*) và k
từ mã độc lập tuyến tính như sau:
w’i=r1r2r3rm rm+1rm+2rn. ) , ∀i =1..k
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 40
Truyền và bảo mật thông tin 157
Phương pháp sinh mã kiểm tra chẵn
lẻ nhanh
Bước khởi tạo: xác định các giá trị n, m, k, s.
Bước 1: sinh k từ mã độc lập tuyến tính (đltt).
Bước 2: cộng tổ hợp các từ mã:
+ Cộng các tổ hợp của 2 từ mã từ k mã đltt
=> có từ mã.
+ Cộng các tổ hợp của 3 từ mã từ k mã đltt
=> có Ck3 từ mã.
+ Cộng các tổ hợp của k từ mã từ k từ mã đltt
=> có từ mã.
Bước 3: Cộng s-1 từ mã đã tìm được để tìm từ mã cuối cùng =>
= 1 từ mã.
Tổng số từ mã s= = 2k từ mã.
Truyền và bảo mật thông tin 158
Phương pháp sinh mã kiểm tra chẵn
lẻ nhanh
Có thể sinh k từ mã độc lập tuyến tính bằng cách:
Lấy k dãy nhị phân k bit chỉ chứa 1 số 1:
L1= 000..001
L2= 000..010
Lk-1= 010..000
Lk= 100..000
Từ đó đi tìm các từ mã dạng r1r2..rmLi
Truyền và bảo mật thông tin 159
Ví dụ sinh mã kiểm tra chẵn lẻ
nhanh
Tìm bộ mã nhóm khi biết trước ma trận kiểm tra:
Bước khởi tạo: n = 6, m = 3, k = 3, s = 2k = 8.
Bước 1: Sinh k = 3 từ độc lập truyến tính:
w’1=001001, w’2=111010, w’3=110100
Bước 2: Cộng tổ hợp các từ mã.
+ Cộng các tổ hợp 2 từ mã đltt:
w’4=w’1+w’2=110011; w’5=w’1+w’3=111101; w’6=w’2+w’3=001110
+ Cộng các tổ hợp 3 từ mã đltt:
w’7=w’1+w’2+w’3=000111
Bước 3: xác định từ mã cuối cùng:
w’0=w’1+w’2+w’3+w’4+w’5+w’6+w’7=000000
Truyền và bảo mật thông tin 160
V.6. Lược đồ sửa lỗi tối ưu
Đặt vấn đề
Trong một hệ thống liên lạc truyền tin, bên cạnh các
yêu cầu thiết bị (như nguồn phát, bộ mã hóa, ênh
truyền, bộ giải mã,) đảm bảo tốt cho việc truyền và
nhận dữ liệu thì còn có các khía cạnh khác như
phương pháp mã hóa và giải mã sao cho tối ưu là
phần rất quan trọng trong hệ thống.
Vấn đề luôn được đặt ra ở đây là làm thế nào để chỉ
ra một phương pháp giải mã tối ưu, có nghĩa hệ
thống phải có khả năng phát hiện và sửa lỗi một cách
chính xác nhất có thể có khi nhiễu xảy.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 41
Truyền và bảo mật thông tin 161
Định nghĩa Hiệp hợp
Gọi W={w1, w2, ,ws} là bộ mã kiểm tra chẵn
lẻ.
V ={v1, v2, , } là tập hợp các dãy n bit có thể
nhận được ở cuối kênh.
Ta gọi một hiệp hợp của W trong V là tập hợp
có dạng z + W (z là bộ lỗi)
Truyền và bảo mật thông tin 162
Ví dụ Hiệp hợp
Xét bộ mã : W={w0=0000, w1=0101, w2=1110, w3=1011}.
Các bộ lỗi một bit khác nhau có thể có là
z={1000, 0100, 0010, 0001}.
ÆCác hiệp hợp ứng với các bộ lỗi 1 bit:
w0 w1 w2 w3
0000 0101 1110 1011
Hiệp hợp 1 1000 1101 0110 0011 (với z1=1000)
Hiệp hợp 2 0100 0001 1010 1111 (với z2=0100)
Hiệp hợp 3 0010 0111 1100 1001 (với z3=0010)
Hiệp hợp 4 0001 0100 1111 1010 (với z4=0001)
Trong đó: hiệp hợp i = wi + zi
Truyền và bảo mật thông tin 163
Lược đồ sửa lỗi theo các hiệp hợp
Bước 1: Lập bảng các hiệp hợp ứng với các bộ lỗi
cần thiết
- Dòng đầu tiên viết các từ mã wi∈W.
- Các dòng tiếp theo ứng với cột w0 = 0000 viết các
bộ lỗi z (các bộ lỗi 1 bit, 2 bit,).
- Các dòng ở cột thứ i được xác định bởi z + wi
Bước 2: Quá trình giải mã :Khi nhận v, ta xác định
cột thứ i chứa v và giải mã về wi tương ứng.
Truyền và bảo mật thông tin 164
Ví dụ lược đồ sửa lỗi theo các hiệp
hợp
Xét ví dụ trước, W={w0=0000, w1=0101, w2=1110, w3=1011}.
Lập bảng hiệp hợp
w0 w1 w2 w3
0000 0101 1110 1011
Hiệp hợp 1 1000 1101 0110 0011
Hiệp hợp 2 0100 0001 1010 1111
Hiệp hợp 3 0010 0111 1100 1001
Hiệp hợp 4 0001 0100 1111 1010
Quá trình giải mã:
+ Giả sử nhận v = 0111. Tra trên bảng các Hiệp hợp ta có v ở cột 1Æ v
được giải mã về w1 = 0101.
+ Giả sử nhận v = 1010. Tra trên bảng các Hiệp hợp ta có v ở cột 2 và cột
3 Æ giải mã không chính xác
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 42
Truyền và bảo mật thông tin 165
Lược đồ sửa lỗi thông qua bộ lỗi
Dựa vào tính chất của bộ sửa lỗi ta có dùng lược đồ
giải mã gồm 2 bước sau:
Bước 1: Lập bảng sửa lỗi: Bộ lỗi (Z) – Bộ sửa lỗi
(C=A*Z).
Bước 2: Quá trình sửa lỗi
- Khi nhận được dãy n bit v ∈V, ta xác định bộ điều lỗi
C cho v với C=A.v
- Tra bảng sửa lỗi để tìm bộ lỗi z0 ứng với C.
- Giải mã w=v+z .
Truyền và bảo mật thông tin 166
Ví dụ lược đồ sửa lỗi thông qua bộ
lỗi
Bộ mã tương ứng được xác định là:
w0=00000, w1=11101
Truyền và bảo mật thông tin 167
Ví dụ lược đồ sửa lỗi thông qua bộ
lỗi
Bước 1: Lập bảng sửa lỗi: Bộ lỗi- Bộ điều chỉnh (e = 1)
+ Bộ 0 lỗi
+ Bộ lối 1 bit
Bước 2: Quá trình sửa lỗi
+ Giả sử nhận v= 11100, tính C = A.v = 1110
+ Tra bảng sửa lỗi để tìm bộ lỗi ứng với C, ta có z0 = 00001
+ Giải mã w = v + z0 = 11100 + 00001 = 11101 = w1
(Ghi chú: z’, C’ là các chuyển vị của z, C)
Bộ điều chỉnh (C’=A.z)Bộ lỗi (z’)
111000001
000100010
001000100
010001000
100010000
000000000
Truyền và bảo mật thông tin 168
Ví dụ lược đồ sửa lỗi thông qua bộ
lỗi
Lược đồ sửa lỗi 2 bit :
Lập bảng sửa lỗi: Bộ lỗi- Bộ điều chỉnh (e = 2)
Bộ lỗi (z’) Bộ điều chỉnh (C’=A.z)
Bộ lỗi 2 bit
(4 Bộ )
(Tất cả các bộ 2 lỗi còn lại có trùng bộ điều chỉnh 1 lỗi hoặc trùng
nhau)
Quá trình sửa lỗi Giả sử nhận v=11011, tính C = A.v = 0011 Tra
bảng sửa lỗi để tìm bộ lỗi z0 ứng với C, ta có z0 = 00110
- Giải mã w = v + z0 =11011 + 00110 =11101 = w1
111100011
001100110
010101010
100110010
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 43
Truyền và bảo mật thông tin 169
Xác suất truyền đúng
Gọi Ni là số bộ lỗi ứng với i lỗi có thể tự sửa, khi đó
xác suất truyền đúng và tự điều chỉnh sẽ là:
Ví dụ: xét trường hợp các ví dụ trên với n= 5 và tự
sửa e = 2 bit lỗi. Áp dụng công thức trên ta có:
Truyền và bảo mật thông tin 170
Bài tập
1. Cho ma trận kiểm tra chẵn lẻ sau:
- Xây dựng bộ mã kiểm tra chẵn lẻ.
- Minh họa lược đồ sửa lỗi thông qua bộ điều chỉnh
trong các trường hợp lỗi 1 bit. Tính xác suất truyền
đúng cho các trường hợp có thể tự sửa được.
Truyền và bảo mật thông tin 171
V.6. Mã Hamming
Mã Hamming là một dạng mã nhóm (mã kiểm tra
chẵn lẻ) được xác định từ ma trận kiểm tra chẵn lẻ A
có dạng sau:
- Cột thứ j của ma trận A là biểu diễn nhị phân m bit (m
là số bit kiểm tra chẵn lẻ) của số j theo qui ước biểu
diễn nhị phân của số j được viết theo thứ tự từ dưới
lên trên (viết theo cột), tương đương với viết từ trái
sang phải (viết theo dòng).
- Các bit ở vị trí 2i ( i = 0, 1, 2, ) được chọn làm bit
kiểm tra.
Truyền và bảo mật thông tin 172
Ví dụ ma trận kiểm tra Hamming
Biểu diễn nhị phân của
số j = 3 có m = 3 bit như
sau:
Viết theo dòng: 011
(viết từ trái sang phải)
Viết theo cột (viết từ
dưới lên) :
Ví dụ 2: ma trận kiểm
tra chẵn lẻ với n=6,
m=3 có thể viết như
sau:
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 44
Truyền và bảo mật thông tin 173
Ví dụ ma trận kiểm tra Hamming
Từ mã Hamming có dạng: w=r1r2r3r4r5r6. Trong
đó, r1r2r4 (vị trí 2i, i=0,1,2 ) là các bit kiểm tra
và r3r5r6 là các bit thông tin
Truyền và bảo mật thông tin 174
Tính chất mã Hamming
Nếu cho trước số bit (m) và số bit lỗi tự sửa
(e) thì số bit tối đa của bộ mã Hamming (n) có
thể được ước lượng từ bất đẳng thức sau:
Truyền và bảo mật thông tin 175
Ví dụ minh họa
Tìm bộ mã Hamming với n = 6 và m =3
Ta có thể viết ngay ma trận kiểm tra chẵn lẻ cho bộ mã Hamming
Từ A ⇒ k = n – m = 3.
Các bit ở các vị trí 1, 2, 4 được chọn làm các bit kiểm tra.
Số từ mã của bộ mã Hamming là s = 2k= 8
w’0=r1r20r400 w’1=r1r20r401 w’2=r1r20r410 .. w’7=r1r21r411
Giải các hệ phương trình: A.w1=0, A.w2=0, A.w3=0
W’={000000, 010101, 100110, 110011, 111000, 101101, 011110, 001011}
Truyền và bảo mật thông tin 176
Ví dụ minh họa
Chú ý, có thể sử dụng phương pháp sinh mã nhanh:
Số từ mã của bộ mã Hamming là s = 2k= 8
Tìm k từ mã độc lập tuyến tính có dạng:
w’1=r1r20r401
w’2=r1r20r410
w’3=r1r21r400
Giải các hệ phương trình: A.w1=0, A.w2=0, A.w3=0 để
tìm w’1, w’2, w’3
Các từ mã còn lại được xác định theo phương pháp
sinh mã nhanh.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 45
Truyền và bảo mật thông tin 177
Bài tập
1. Viết ma trận kiểm tra chẵn lẻ cho bộ mã
Hamming với n = 15.
2. Từ kết quả bài tập 1, hãy tìm k từ mã
Hamming độc lập tuyến tính tương ứng.
3. Xét bộ mã Hamming với số bit kiểm tra cho
trước là m, khi đó:
- Độ dài mã tối thiểu là bao nhiêu?
- Độ dài mã tối đa là bao nhiêu?
Truyền và bảo mật thông tin 178
V.7. Thanh ghi lùi từng bước
Biểu diễn vật lý của thanh ghi lùi từng bước(LTB):
- Fm-1, Fm-2, , F1, F0 : các bit lưu trữ dữ liệu nhị phân.
- am-1, am-2, , a1, a0 : các công tắc (switch) dùng để đóng (=1) hay mở ( =0).
⊕ là bộ làm tính cộng mudulo 2 sau mỗi xung đồng hồ với dữ liệu do các bit
của thanh ghi gửi về.
Quá trình dịch chuyển lùi: sau mỗi xung đồng hồ thì dữ liệu trong bit Fi sẽ
được chuyển về lưu trữ ở bit Fi-1
Truyền và bảo mật thông tin 179
Biểu diễn toán học của thanh ghi
LTB
Gọi x = (x0, x1, , xm-2, xm-1) là giá trị các bit của thanh ghi tại
thời điểm trước khi có nhịp xung đồng hồ.
x’ = (x’0, x’1, , x’m-2, x’m-1) là giá trị các bit của thanh ghi sau
khi có nhịp xung đồng hồ.
Khi đó ta có:
x’0=x1
x’1=x2
x’2=x3
x’m-2=xm-1
x’m-1=a0x0 + a1x1 + + am-1xm-1.
Truyền và bảo mật thông tin 180
Biểu diễn toán học của thanh ghi
LTB
Hay viết theo dạng ma trận
ta có x’ = T.x
Trong đó:
- T: Ma trận vuông cấp m.
- Dòng cuối của ma trận:là
các hệ số: a0, a1, , am-1.
- Gốc trên bên phải: là ma trận
đơn vị cấp m-1.
T được gọi là ma trận đặc
trưng của thanh ghi lùi từng
bước.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 46
Truyền và bảo mật thông tin 181
Biểu diễn toán học của thanh ghi
LTB
Quá trình dịch chuyển lùi từng bước của thanh ghi:
Gọi:
Giá trị của thanh ghi sau 1 xung đồng hồ là x(1)=T.x(0)
Giá trị của thanh ghi sau 2 xung đồng hồ là x(2)=T.x(1)=T2.x(0)
Giá trị của thanh ghi sau 3 xung đồng hồ là x(3)=T.x(2)=T3.x(0)
Truyền và bảo mật thông tin 182
Ví dụ thanh ghi lui từng bước
Cho thanh ghi lui từng bước sau:
Ta có: m=4, a0=1, a1=0, a2=1, a3=0.
ÆMa trận đặc trưng của thanh ghi:
Truyền và bảo mật thông tin 183
Chu kỳ của thanh ghi
Chu kỳ của thanh ghi là số xung nhịp đồng hồ
để thanh ghi lặp lại trạng thái ban đầu. Nghĩa
là nếu x(0) ≠0 và∃ n>0 sao cho x(n)= x(0) thì ta
nói n là chu kỳ của thanh ghi.
Bởi vì số trạng thái của x(i) là hữu hạn (2m) nên
thanh ghi có chu kỳ
Lưu ý: viết x(i)=3 (011) tương ứng
Truyền và bảo mật thông tin 184
Ví dụ tìm chu kỳ của thanh ghi
Ta có: m=4, a0=1, a1=0, a2=1, a3=0.
Nếu khởi tạo x(0)=0001, khi đó:
=> Chu kỳ=6
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 47
Truyền và bảo mật thông tin 185
Ví dụ tìm chu kỳ của thanh ghi
Tương tự:
+ Khi chọn x(0) = 3 thi ta cũng có chu kỳ n = 6.
+ Khi chọn x(0)= 6 thì ta có chu kỳ n = 3.
+ Khi chọn x(0)= 0 thì ta có chu kỳ n = 1.
Truyền và bảo mật thông tin 186
Bài tập
Tìm các chu kỳ của thanh ghi lui từng bước
như hình sau:
Truyền và bảo mật thông tin 187
Đa thức đặc trưng của thanh ghi
LTB
Định nghĩa: đa thức đặc trưng của thanh ghi lui từng bước có
ma trận đặc trưng là T là đa thức có dạng
gm(x)=a0 + a1x+ a2x2+ +am-1xm-1 + xm
với a0, a1, a2,, am-1 là các công tắc của thanh ghi và m là số
bit của thanh ghi
Ví dụ
a0 = 1, a1= 0, a2 = 1, a3 = 0
ÆĐa thức đặc trưng của thanh ghi là:
gm(x)=1 + x2 + x4
Truyền và bảo mật thông tin 188
Quan hệ giữa chu kỳ n, đa thức đăc
trưng và đa thức (xn + 1)
Đa thức (xn+ 1)>= gm(x) luôn chia hết cho đa
thức đặc trưng của thanh ghi gm(x)
Ví dụ: xét lại thanh ghi lui từng bước như như
ví dụ trước có gm(x)=1+x2+x4, chu kỳ n=6 thực
hiện phép chia (x6 + 1):(x4+x2+1) (phép toán
Modulo 2)
x6 + 1
x2x
6 + x4+x2
x4+x2 +1
+1
x4+x2+1
x4+x2+1
0 Chú ý: Hai phép toán và là như nhau
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 48
Truyền và bảo mật thông tin 189
Thủ tục sinh thanh ghi lùi từng
bước
Sinh thanh ghi lùi từng bước với số bit là m và có chu kỳ n:
Bước 1: xác định đa thức đặc trưng của thanh ghi
- Tìm 2 đa thức gm(x)=a0 + a1x+ a2x2+ +am-1xm-1 + xm
và hk(x)=h0 + h1x+ h2x2+ +hk-1xk-1 + xk sao cho
(xn + 1) = gm(x)* hk(x).
- Nếu∃ (xn + 1) = gm(x)* hk(x) thì ta chọn gm(x) làm đa thức đặc
trưng và thực hiện bước 2.
Ngược lại: không tồn tại thanh ghi theo yêu cầu.
Bước 2: xác định thanh ghi từ đa thức đặc trưng
gm(x)=a0 + a1x+ a2x2+ +am-1xm-1 + xm
Truyền và bảo mật thông tin 190
Ví dụ sinh thanh ghi lùi từng bước
Thiết kế thanh ghi có m=4 bit và chu kỳ n=7
Bước 1: Xác định đa thức đặc trưng của thanh
ghi
Ta có (x7 + 1)=(1 + x2 + x3)(1 + x2 + x3 + x4)
Do m=4 nên chọn g4(x) = (1 + x2 + x3 + x4) làm
đa thức đặc trưng của thanh ghi.
Truyền và bảo mật thông tin 191
Tìm gm(x)
Giải pt:
x7+ 1=(x4+a3x3+a2x2+a1x+a0)(x3+h2x2+h1x+h0 )
h2 +a3 = 0
h1+a3h2+a2 = 0
h0+a3h1+a2h2+a1 = 0
a3h0+a2h1+a1h2+a0 =0
a2h0+a1h1+a0h2 =0
a1h0+a0h1 =0
a0h0 =1
a3 =1, a2=1, a1=0, a0=1, h2 =1, h1=0, h0=1
Truyền và bảo mật thông tin 192
V.8. Mã xoay vòng
Định nghĩa mã xoay vòng
Mã xoay vòng là mã kiểm tra chẵn lẻ được
sinh ra từ ma trận kiểm tra chẵn lẻ ứng với chu
kỳ n của thanh ghi lùi từng bước có dạng như:
A=[x(0)| Tx(0)|T2x(0) ||Tn-1x(0) ]
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 49
Truyền và bảo mật thông tin 193
Ví dụ 1
Từ thanh ghi : m=4, a0=1, a1=0, a2=1, a3=0 đã xét, có
chu kỳ n=6:
Khởi tạo x(0)=1 ta có:
A=[x(0) x(1) x(2) x(3) x(4) x(5)]
Ta có n=6, m=3, k=2 ⇒ s = 2k = 22 = 4 từ mã.
Truyền và bảo mật thông tin 194
Phương pháp sinh nhanh bộ mã
xoay vòng
Bước 1: sinh mã xoay vòng đầu tiên
Sinh mã xoay vòng đầu tiên có dạng
w1=a0a1a2am-11000..00
Bước 2: sinh k -1 từ mã độc lập tuyến tính còn lại:
w2= 0a0a1a2am-11000 (dịch vòng w1 sang phải 1 bit).
wk= 00000a0a1a2am-11 (dịch vòng wk-1 sang phải 1 bit).
Bước 3: xác định các từ mã còn lại của bộ mã
Các từ mã còn lại gồm (2k – k từ mã) được xác định bằng
cách cộng tổ hợp của 2, 3, , k từ mã từ k từ mã độc lập
tuyến tính ở trên.
k-1 bit 0
Truyền và bảo mật thông tin 195
Một số đa thức đặc trưng
Bảo mật thông tin
Phần II.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 50
Giới thiệu về bảo mật thông tin
Chương I.
Truyền và bảo mật thông tin 198
I.1. An toàn thông tin
Từ xưa
An toàn bảo mật thông tin đảm bảo bằng
Giao thức, cơ chế
Các điều luật
Thông tin ngày nay phần lớn được lưu và vận
chuyển trên các phương tiện điện tử
Æ phương tiện bảo mật: mật mã học
Truyền và bảo mật thông tin 199
Các phương pháp bảo vệ an toàn
thông tin
Các phương pháp bảo vệ an toàn thông tin
Bảo vệ an toàn thông tin bằng các biện pháp hành
chính.
Bảo vệ an toàn thông tin bằng các biện pháp kỹ thuật
(phần cứng).
Bảo vệ an toàn thông tin bằng các biện pháp thuật
toán (phần mềm).
Biện pháp hiệu quả nhất và kinh tế nhất hiện nay trên
mạng truyền tin và mạng máy tính là biện pháp thuật
toán.
Truyền và bảo mật thông tin 200
Nội dung an toàn thông tin
Tính bí mật: tính kín đáo riêng tư của thông tin
Tính xác thực của thông tin, bao gồm xác thực
đối tác( bài toán nhận danh), xác thực thông
tin trao đổi.
Tính trách nhiệm: đảm bảo người gửi thông tin
không thể thoái thác trách nhiệm về thông tin
mà mình đã gửi.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 51
Truyền và bảo mật thông tin 201
I.2. Mật mã học (cryptology)
Bao gồm:
Mật mã học (cryptography): là khoa học
nghiên cứu cách ghi bí mật và xác thực thông
tin.
Thám mã(cryptanalysis): là khoa học nghiên
cứu cách phá mã hoặc tạo mã giả.
Truyền và bảo mật thông tin 202
I.3. Khái niệm hệ mã mật
(CryptoSystem)
Định nghĩa 1.1
Một hệ mật là một bộ 5 (P,C,K,E,D) thoả mãn các
điều kiện sau:
1. P là một tập hữu hạn các bản rõ có thể.
2. C là một tập hữu hạn các bản mã có thể.
3. K (không gian khoá) là tập hữu hạn các khoá có thể.
4. Đối với mỗi k∈ K có một quy tắc mã ek: P → C và một quy
tắc giải mã tương ứng dk ∈ D.
Mỗi ek: P → C và dk: C → P là những hàm mà:
dk(ek (x)) = x với mọi bản rõ x ∈ P.
Truyền và bảo mật thông tin 203
I.4. Mô hình truyền tin cơ bản
Thông điệp X là bản rõ (Plaintext), được mã hóa với
khóa K1 Æ văn bản mã hóa Y (Ciphertext)
Quá trình giải mã chuyển YÆX sử dụng khóa K2
Truyền và bảo mật thông tin 204
I.5. Luật Kirchoff (1835 - 1903)
Theo luật Kirchoff (1835 - 1903)(một nguyên tắc cơ
bản trong mã hóa) thì: toàn bộ cơ chế mã/giải mã trừ
khoá là không bí mật đối với kẻ địch.
Khi đối phương không biết được hệ mã mật đang sử
dụng thuật toán mã hóa gi ̀ thì việ̣c thám mã sẽ rất
khó khăn. Nhưng chúng ta không thể tin vào độ an
toàn của mật mã chỉ dựa vào giả thiết không chắc
chắn đối phương không biết thuật toán đang sử
dụng.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 52
Truyền và bảo mật thông tin 205
I.6. Phân loại các thuật toán mật mã
học
Phân loại theo khóa và ứng dụng
1. Hệ mật đối xứng (hay còn gọi là mật mã khóa bí mật): là
những hệ mật dung chung một khoá cả trong quá trình mã
hoá dữ liệu và giải mã dữ liệu. Do đó khoá phải được giữ bí
mật tuyệt đối.
2. Hệ mật mã bất đối xứng (hay còn gọi là mật mã khóa công
khai) : Hay còn gọi là hệ mật mã công khai, các hệ mật này
dùng một khoá để mã hoá sau đó dùng một khoá khác để
giải mã. Các khoá này tạo nên từng cặp chuyển đổi ngược
nhau và không có khoá nào có thể suy được từ khoá kia.
Khoá dùng để mã hoá có thể công khai nhưng khoá dùng để
giải mã phải giữ bí mật.
Truyền và bảo mật thông tin 206
I.6. Phân loạ i các thuật toán mật mã
học
Phân loại theo khóa và ứng dụng:
3. Các thuật toán tạo chữ ký điện tử (Digital Signature
Algorithms). Thông thường mỗi hệ chữ ký điện tử
có cùng cơ sở lý thuyết với một hệ mã mật khóa
công khai nhưng với cách áp dụng khác nhau.
4. Các hàm băm (Hash functions). Các hàm băm là các
thuật toán mã hóa không khóa hoặc có khóa va ̀
thường được sử dụng trong các hê ̣ chữ ký điện tử
hoăc các hệ mã khóa công khai, mã hóa mật
khẩu
Truyền và bảo mật thông tin 207
I.6. Phân loại các thuật toán mật mã
học
Phân loại theo cách xử lý dữ liệu vào:
1. Các thuật toán mã hóa khối (DES , AES )
xử lý bản rõ dưới các đơn vị cơ bản là các
khối có kích thước giống nhau.
2. Các thuật toán mã hóa dòng coi bản rõ là một
luồng bit, byte liên tục.
Truyền và bảo mật thông tin 208
I.6. Phân loại các thuật toán mật mã
học
Phân loại theo thời gian ra đời:
1. Mật mã cổ điển (là hệ mật mã ra đời trước
năm 1970)
2. Mật mã hiện đại (ra đời sau năm 1970)
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 53
Truyền và bảo mật thông tin 209
Có hai quan điểm : Độ an toàn tính toán và độ an toàn không
điều kiện
Độ an toàn tính toán
Liên quan đến nỗ lực tính toán để phá một hệ mật
Hệ mật an toàn về tính toán: thuật toán phá tốt nhất cần
ít nhất N phép toán, N rất lớn, thực tế không có hệ mật
nào thỏa mãn
Trên thực tế nếu có một phương pháp tốt nhất phá được
hệ mật này nhưng yêu cầu thời gian lớn đến mức không
chấp nhận được
Có thể quy về bài toán khó
I.7. Quan điểm về độ an toàn của hệ
mật
Truyền và bảo mật thông tin 210
Độ an toàn không điều kiện
Hệ mật an toàn không điều kiện nếu nó không thể bị
phá ngay cả khi không hạn chế khả năng tính toán
⇒ Độ an toàn không điều kiện của một hệ mật không
thể nghiên cứu theo độ phức tạp tính toán mà sẽ
dùng lí thuyết xác suất
I.7. Quan điểm về độ an toàn của hệ
mật
Truyền và bảo mật thông tin 211
Một số kiến thức cơ bản về lí thuyết xác suất
Định nghĩa 1: X và Y là các biến ngẫu nhiên
p(x): xác suất (xs) để X nhận giá trị x
p(y): xs để Y nhận giá trị y
p(x, y): xs đồng thời để X nhận giá trị x và Y nhận
giá trị y.
p(x| y): xs để X nhận giá trị x với điều kiện (đk) Y
nhận giá trị y.
I.9. Quan điểm về độ an toàn của hệ
mật
Truyền và bảo mật thông tin 212
I.9. Quan điểm về độ an toàn của hệ
mật
X và Y được gọi là độc lập nếu
p(x, y) = p(x).p(y), với | x є X và | y є Y.
Quan hệ giữa xs đồng thời và xs có điều kiện được
biểu thị theo công thức sau:
p(x,y) = p(x).p(y|x) = p(y).p(x|y)
Định lý Bayes
Nếu p(y) > 0 thì:
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 54
Truyền và bảo mật thông tin 213
Hệ quả 1
X và Y là các biến độc lập khi và chỉ khi:
p(x|y) = p(x) với mọi x, y.
Độ mật hoàn thiện
Định ngĩa: Một hệ mật có độ mật hoàn thiện nếu: pP(x|y) =
pP(x), với mọi x thuộc P, y thuộc C
Trong đó: pP(x): sx tiên nghiệm để bản rõ xuất hiện
ÆÝ nghĩa: đối phương có bản mã cũng không
thu nhận thông tin gì về bản rõ
I.7. Quan điểm về độ an toàn của hệ
mật
Truyền và bảo mật thông tin 214
Định lý Shannon: Giả sử (P, C, K, E, D) là một hệ
mật, khi đo ́ hệ mật đạt đươc độ mật hoàn thiện khi
và chỉ khi |K| ≥ |C|. Trong trường hơp |K| = |C| = |P|,
hệ mật đạt độ mật hoàn thiện khi và chỉ khi mỗi khoá
K được dùng với xác suất bằng nhau, bằng 1/|K| và
với mỗi x ∈ P, mỗi y ∈ C có một khoá K duy nhất
sao cho eK(x) = y.
Æ Để có độ mật hoàn thiện cần có khóa rất dàiÆ
chuyển giao khóa khó khăn Æ trong thực tế không
có độ an toàn không điều kiện mà chỉ an toàn thực
tế, tức là tùy thuộc thông tin và thời gian cần bảo
mật
I.7. Quan điểm về độ an toàn của hệ
mật
CÁC HỆ MÃ KHÓA BÍ MẬT
Chương II.
Truyền và bảo mật thông tin 216
II.1. Các hệ mã cổ điển
1. Hệ mã đẩy
2. Hệ mã thế vị
3. Hệ mã Affine
4. Hệ mã Vigenere
5. Hệ mã Hill
6. Hệ mã hoán vị
7. Các hệ mã dòng
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 55
Truyền và bảo mật thông tin 217
II.1.1. Hệ mã đẩy (Shift Cipher)
Giả sử không gian bản rõ P là các thông điệp
tạo ra từ bảng chữ cái A, số phần tử của A:
|A|=N
Không gian bản mã C≡P
Để mã hóa: đánh số thứ tự chữ cái 0..N-1
Không gian khóa K=ZN
Mã hóa: Ek(x) = (x + k) mod N.
Giải mã: Dk(y) = (y – k) mod N.
Truyền và bảo mật thông tin 218
II.1.1. Hệ mã đẩy (shift Cipher)
Ví du : với k=3 (hoàng đế La Mã Julius Caesar đã sử
dụng), k ́ý tự A được thay bằng D, B thay bằng E , ...
, W thay bằng Z , ... , X thay bằng A , Y thay bằng B,
Z thay bằng C.
Xâu “ANGLES” sẽ được mã hóa thành “DQJOHV”
Bài tập: Với k=5, C=QFRGFNYFU, tìm P?
Cho C=QEHECUYEHI thông điệp là tiếng việt không dấu
252423221312113210
ZYXWNMLDCBA
Truyền và bảo mật thông tin 219
II.1.1. Hệ mã đẩy (Shift Cipher)
Sử dụng thay thế đơn âm nênÆ phụ thuộc tần suất
của xuất hiện của ngôn ngữ tự nhiên(một số chữ cái
xuất hiện nhiều hơn các chữ khác) Æ người thám
mã có thể sử dụng phương pháp thử các ký tự xuất
hiện nhiều.
Không gian khóa là N nhỏ (bảng chữ tiếng anh
N=26) Æ có thể thám mã bằng phương pháp vét cạn
các khóa
Truyền và bảo mật thông tin 220
II.1.2. Hệ mã thế vị
Cho P =C = Z26;
K chứa mọi hoán vị có thể của 26 kí hiệu 0,1, .
. . ,25
Với mỗi phép hoán vị π ∈K , ta định nghĩa:
eπ(x) = π(x)
và
dπ(y) = π-1(y)
trong đó π-1 là hoán vị ngược của π.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 56
Truyền và bảo mật thông tin 221
Ví dụ mã thế vị
Ví dụ một phép hoán vị π:
Ta có: eπ(D)=A, eπ(J)=Q
TBWQZGOPHAYNX
MLKJIHGFEDCBA
IDJKEUMVCRLFS
ZYXWVUTSRQPON
Truyền và bảo mật thông tin 222
Ví dụ mã thế vị
Hàm giải mã là phép hoán vị ngược:
dπ(A)=D, dπ(Q)=J
tPWXZEHOVYRLD
MLKJIHGFEDCBA
iCAKSUMNQJFGB
ZYXWVUTSRQPON
Truyền và bảo mật thông tin 223
Không gian khóa mã thế vị
Số các hoán vị này là 26!, lớn hơn 4 ×1026 là
một số rất lớn. Bởi vậy, phép tìm khoá vét cạn
không thể thực hiện được, thậm chí bằng máy
tính.
Tuy nhiên, mã thế vị có thể dễ dàng bị thám
bằng các phương pháp dò thử theo tần suất
ký tự.
Truyền và bảo mật thông tin 224
II.1.3. Hệ mã Affine
Các định nghĩa
Giả sử a ∈ Zm, phần tử đảo ứng với phép nhân của a là phần
tử a-1∈ Zm sao cho
aa-1= a-1a=1 (mod m)
Định lý về sự tồn tại của phần tử nghịch đảo : Nếu UCLN(a,
m) = 1 thì tồn tại duy nhất 1 số b ∈Zm là phân tử nghịch đảo
cua a, nghĩa là thỏa mản a.b = (a*b) mod m = 1.
Tập các số nguyên trong Zm là nguyên tố cùng nhau với m gọi
là Zm*
Số lượng các số nguyên trong Zm là nguyên tố cùng nhau với
m ký hiệu là φ(m) (gọi là hàm Euler)
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 57
Truyền và bảo mật thông tin 225
Hệ mã Affine
Không gian bản rõ và bản mã là hình thành từ bảng
chữ cái A. Giả sử |A|=N, khi đó không gian khóa
được xác định:
K={(a,b): a, b ∈ ZN, UCLN(a, N)=1}
Số khóa có thể sử dụng φ(N) *N
Mã hóa:
Đánh thứ tự chữ cái 0, 1, .. N-1
ek(x)=(a*x+b) mod N (ký tự thứ x chuyển thành ký tự thứ
(a*x+b) mod N )
Giải mã:
dk(y)=a-1(y-b) mod N
Truyền và bảo mật thông tin 226
Ví dụ hệ mã Affine
Xét tập chữ cái tiếng Anh (Z26)
Giả sử K = (7,3).
Bản rõ: HOT
Hàm lập mã: ek(x)=7x+3
Các số tương ứnglà 7, 14 và 19. Bây giờ sẽ mã hoá:
Ek(H)= (7 × 7 +3) mod 26 =0
Ek(O)=(7 × 14 + 3) mod 26=23
Ek(T)=(7 × 19 +3) mod 26 =6
=>Bản mã: AXG
Truyền và bảo mật thông tin 227
Ví dụ hệ mã Affine
Giải mã ?
Bản mã: AXG (tương ứng 0, 23, 6)
Ta có: 7-1 = 15 (vì 7*15 mod 26=1)
=>Hàm giải mã: dk(y)=15(y-3)
=15y-45=15y+7
(15*0+7) mod 26=7
(15*23+7) mod 26=326 mod 26=14
(15*6+7) mod 26=19
Truyền và bảo mật thông tin 228
Bài tập
Mối quan hệ giữa các hệ mã đẩy, mã thế vị và
mã Affine?
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 58
Truyền và bảo mật thông tin 229
II.1.4. Mật mã Vigenère
Lấy tên của nhà mật mã học người Pháp Blaise de
Vigenère (1523-1596)
Thông điệp sử dụng bảng chữ cái A. Các ký tự được
đánh số 0, 1, ... N-1, với N =|A|
Không gian khóa K được xác định:
Với mỗi số nguyên dương M , khóa có độ dài M là
một xâu ký tự có độ dài M , K=k1k2kM.
Để mã hóa một bản rõ P: chia P ra làm các đoạn có
độ dài M, chẳng hạn X=x1x2, xM, khi đó:
Ek(X) = (x1 + k1, x2 + k2 , , xM + kM ) mod N
Dk(Y) = (y1 - k1, y2 - k2, , yM - kM) mod N
Truyền và bảo mật thông tin 230
Mật mã Vigenère
Ví dụ
A là bảng chữ cái tiếng AnhÆ N=26
K=“CIPHER”,
Bản rõ P=“THISCRYPTOSYSTEMISNOTSECURE”
Ta có:
K = 2 8 15 7 4 17,
P = 19 7 8 18 2 17 | 24 15 19 14 18 23 | 18 19 4 12 8 18 | 13 14 19 18 4
2 | 20 17 4.
Từ đó:
C = 21 15 23 25 6 8 | 0 23 8 21 22 14 | 20 1 19 19 12 9 | 15 22 8 25 8
19 | 22 25 19
C= “VPXZGIAXIVWOUBTTMJPWIZITWZT”
Truyền và bảo mật thông tin 231
Bài tập
Với tập các ký tự tiếng Anh, cho K=KHOA
Bản mã c=FPSTMOIOXNHRSUVMKAWNR
Tìm bản rõ p?
Truyền và bảo mật thông tin 232
II.1.5. Hệ mã Hill
Do Lester S.Hill đưa ra năm 1929
Không gian bản rõ và bản mã là bảng chữ cái A. Các
chữ cái được đánh số từ 0 đến N-1 (N=|A|)
Với mỗi số nguyên M, khóa là một ma trận vuông
kích thước M, điều kiện là tồn tại ma trận nghịch đảo
của K trên ZN.
Để mã hóa, chia bản rõ thành các xâu có độ dài M.
Mã hóa: C=P*K
Giải mã: P=C*K-1
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 59
Truyền và bảo mật thông tin 233
Hệ mã Hill
Ví dụ: cho hệ ma Hill có M = 2 (khóa là các ma trận vuông cấp
2) và bảng chữ cái là bảng chữ cái tiếng Anh (N = 26). Cho
khóa:
K=
Hay mã hóa xâu P = “HELP” và giải mã ?
Chia P ra làm P1=“HE” (7,4) và P2=“LP” (11,15)
Với P1 = (7 4) ta có C1 = P1 * K = (7 4)
= (7*3+4*2 7*3+4*5 )= (3 15) = (D P)
Với P2 = (11 15) ta có C2 = (11,15)
=(11 4) = (L E)
⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
52
33
⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
52
33
⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
52
33
Truyền và bảo mật thông tin 234
Hệ mã Hill
=> Bản mã thu được: C = “DPLE”.
Để giải mã, cần tính ma trận nghịch đảo K-1 trên Z26
Với K=
định thức: det(K) = (k11*k22 – k21*k12) mod N
Điều kiện det(K)-1 tồn tại, khi đó:
K-1= det(K)-1 *
⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
2221
1211
kk
kk
⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
−
−
1121
1222
kk
kk
Truyền và bảo mật thông tin 235
Hệ mã Hill
Áp dụng:
det(K) = (15 - 6) mod 26 = 9. -> det(K)-1 =3
(vì 9*3=1 (mod 26) )
=> K-1= 3* = =
Quá trình giải mã như khi mã hóa, sử dụng công thức
P=C*K-1
⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
324
235
⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
3*324*3
23*35*3
⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
920
1715
Truyền và bảo mật thông tin 236
II.1.6. Mã hoán vị
Ý tưởng của MHV là giữ các ký tự của bản rõ không thay đổi
nhưng sẽ thay đổi vị trí của chúng bằng cách sắp xếp lại các
ký tự này
Giả sử không gian bản rõ P là các thông điệp tạo ra từ bảng
chữ cái A, số phần tử của A: |A|=N
Không gian bản mã C≡P
Cho m là một số nguyên dương xác định nào đó
Cho K gồm tất cả các hoán vị của {1, . . ., m}. Đối một khoá π (
tức là một hoán vị) ta xác định:
eπ(x1, . . . , xm ) = (xπ(1), . . . , xπ(m))
dπ(x1, . . . , xm ) = (yπ -1(1), . . . , yπ -1(m))
trong đó π-1 là hoán vị ngược của π
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 60
Truyền và bảo mật thông tin 237
Ví dụ mã hoán vị
Giải sử m=6 và khóa là hoán vị π =(3, 5, 1, 6, 4, 2):
Bản rõ SHESELLSSEASHELLSBYTHESEASHORE
Chia 6 nhóm: SHESEL | LSSEAS | HELLSB | YTHESE | ASHORE
Mỗi nhóm 6 chữ cái được sắp xếp lại theo phép hoán vị π, ta có:
EESLSH | SALSES | LSHBLE | HSYEET | HRAEOS
ÆBản mã: EESLSHSALSESLSHBLEHSYEETHRAEOS
Để giả mã, ta làm tương tự, dùng hoán vị ngược π-1:
246153
654321
425163
654321
Truyền và bảo mật thông tin 238
II.1.7. Các hệ mã dòng
Trong các hệ mật nghiên cứu ở trên, các phần tử liên
tiếp của bản rõ đều được mã hoá bằng cùng một
khoá k. Tức xâu bản mã y nhận được có dạng:
y = y1y2. . . = ek(x1) ek(x2 ) . . .
Các hệ mật thuộc dạng này thường được gọi là các
mã khối.
Một quan điểm sử dụng khác là mật mã dòng. Ý
tưởng cơ bản ở đây là tạo ra một dòng khoá z = z1z2
. . . và dùng nó để mã hoá một xâu bản rõ x = x1x2 . .
. theo quy tắc:
y = y1y2. . . = ez1(x1)ez2(x2). . .
Truyền và bảo mật thông tin 239
Hoạt động hệ mã dòng
Giả sử k ∈K là khoá và x = x1x2 là xâu bản rõ. Hàm
fi được dùng để tạo zi (zi là phần tử thứ i của dòng
khoá) trong đó fi là một hàm của khoá k và i-1 ký tự
đầu tiên của bản rõ:
zi = fi (k, x1 ,, xi -1 )
Phần tử zi của dòng khoá được dùng để mã xi tạo ra
yi = eiz(xi). Bởi vậy, để mã hoá xâu bản rõ x1 x2 . . .
ta phải tính liên tiếp: z1, y1, z2 , y2 ...
Việc giải mã xâu bản mã y1y2 có thể được thực
hiện bằng cách tính liên tiếp: z1, x1, z2 , x2 ...
Truyền và bảo mật thông tin 240
Định nghĩa hệ mã dòng
Mật mã dòng là một bộ (P,C,K,L,F,E,D) thoả mãn được các điều kiện sau:
1. P là một tập hữu hạn các bản rõ có thể.
2. C là tập hữu hạn các bản mã có thể.
3. K là tập hữu hạn các khoá có thể (không gian khoá)
4. L là tập hữu hạn các bộ chữ của dòng khoá.
5. F = (f1 f2...) là bộ tạo dòng khoá. Với i ≥ 1
fi : K × P i -1→ L
6. Với mỗi z ∈L có một quy tắc mã ez ∈ E và một quy tắc giải mã tương ứng
dz ∈D , ez : P →C và dz : C →P là các hàm thoả mãn dz(ez(x))= x với mọi bản
rõ x ∈ P.
Ta có thể coi mã khối là một trường hợp đặc biệt của mã dòng trong đó
dùng khoá không đổi: Zi = K với mọi i ≥1.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 61
Truyền và bảo mật thông tin 241
Một số dạng đặc biệt của hệ mã
dòng
Mã dòng được gọi là đồng bộ (synchronous) nếu
dòng khoá không phụ thuộc vào xâu bản rõ, tức là
nếu dòng khoá đựợc tạo ra chỉ là hàm của khoá k.
Khi đó ta coi k là một “hạt giống" để mở rộng thành
dòng khoá z1z2
Một hệ mã dòng được gọi là tuần hoàn (periodic) với
chu kỳ d nếu zi+d= zi với số nguyên i ≥ 1.
Truyền và bảo mật thông tin 242
Ví dụ phương pháp sinh chuổi khóa
1. Mã Vigenère với độ dài từ khoá m có thể coi là mã dòng
tuần hoàn với chu kỳ m. Trong trường hợp này, khoá là K =
(k1, . . . km ). Bản thân K sẽ tạo m phần tử đầu tiên của dòng
khoá: zi = ki, 1 ≤ i ≤ m. Sau đó dòng khoá sẽ tự lặp lại.
Các hàm mã và giải mã được dùng giống như các hàm mã
và giải mã được dùng trong mã đẩy: ez(x) = x+z và dz(y) = y-
z
Các mã dòng thường được mô tả trong bảng chữ nhị phân:
P=C=L=Z2. Æ hàm mã và giải mã chỉ là phép cộng Modulo
2:
ez(x) = x +z mod 2 và dz(x) = y + z mod 2
Truyền và bảo mật thông tin 243
Ví dụ phương pháp sinh chuổi khóa
2. Ví dụ phương pháp sinh chuổi khóa (đồng bộ):
Giả sử bắt đầu với (k1, . . , km ) và zi = ki, với 1 ≤ i ≤ m; với i>m:
m-1
zi+m = ∑ cj zi+j mod 2
j=0
trong đó c0, .., cm-1 ∈ Z2 là các hằng số cho trước.
• Ở đây khoá K gồm 2m giá trị k1, . . , km, c0, . . , cm-1.
• Véc tơ khởi đầu bất kì (k1, . . , km) khác dãy toàn số 0 tạo nên
một dòng khoá có chu kỳ 2m -1 Æ một khoá ngắn sẽ tạo nên
một dòng khoá có chu kỳ rất lớnÆ hạn chế việc thám mã
Truyền và bảo mật thông tin 244
Ví dụ
Giả sử m=4 và chuổi khóa được sinh theo quy
tắc: zi+4=(zi+zi+1) mod 2
Nếu dòng khoá bắt đầu khác vector (0,0,0,0)
Æ dòng khoá có chu kỳ 15.
Ví dụ bắt đầu bằng véc tơ (1,0,0,0), dòng khoá
sẽ là:
1, 0, 0, 0, 1, 0, 0, 1, 1, 0, 1, 0, 1, 1, 1
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 62
Truyền và bảo mật thông tin 245
Thanh ghi hồi tiếp tuyến tính
Thanh ghi hồi tiếp tuyến tính (linear feedback shift register -
LFSR) để tạo dòng khoá bằng phần cứng:
Dùng một bộ ghi dịch có m tầng.
Véc tơ (k1,.., km) dùng để khởi tạo cho thanh ghi dịch.
Ở mỗi đơn vị thời gian, các phép toán sau sẽ được thực hiện
đồng thời:
1. k1 được tính ra dùng làm bit tiếp theo của dòng khoá.
2. k2,.., km sẽ được dịch một tầng về phía trái.
3. Giá trị mới của km sẽ được tính bằng:
m-1
∑ cjkj+1
j=0
+
k2 k3 k4k1
Hình -LFSR cho chuổi khóa zi+4=zi+zi+1 mod 2
Truyền và bảo mật thông tin 246
Mã khóa tự sinh - Autokey
Cho P = C = K = L = Z26
Cho z1 = k và zi = xi-1 (i ≥ 2)
Với 0 ≤ z ≤ 25 ta xác định:
ez(x) = x + z mod 26
dz(y) = y - z mod 26
(x,y ∈ Z26 )
Truyền và bảo mật thông tin 247
Mã khóa tự sinh - Autokey
Ví dụ: Giả sử khoá là k = 8 và bản rõ là “rendezvous”. Trước tiên ta biến đổi
bản rõ thành dãy các số nguyên:
17 4 13 3 4 25 21 14 20 18
Dòng khoá như sau:
8 17 4 13 3 4 25 21 14 20
Bây giờ ta cộng các phần tử tương ứng rồi rút gọn theo modulo 26:
25 21 17 16 7 3 20 9 8 12
Bản mã ở dạng ký tự là: ZVRQHDUJIM
Để giải mã biến đổi xâu kí tự thành dãy số:
25 21 17 16 7 3 20 9 8 12
Sau đó tính:
x1 = d8(25) = (25 – 8) mod 26 = 17
x2 = d17(21) = (21 – 17) mod 26 = 4
Cứ tiếp tục như vậy cho các ký tự tiếp theo.
Lưu ý: Mã dùng khoá tự sinh là không an toàn do chỉ có 26 khoá.
Truyền và bảo mật thông tin 248
II.2. Các hệ mã chuẩn
II.2.1. Hệ DES
II.2.2. Các chuẩn mã dữ liệu nâng cao
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 63
Truyền và bảo mật thông tin 249
II.2.1. Hệ DES
Hệ DES (Data Encryption Standard – chuẩn mã
hóa dữ liệu)
Ban đầu được IBM phát triển
Lần đầu tiên DES được công bố trong Hồ sơ Liên
bang vào ngày 17.3.1975.
Sau nhiều cuộc tranh luận công khai, DES đã được
chấp nhận chọn làm chuẩn cho các ứng dụng vào
5.1.1977.
Được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới
Được trộn bởi các phép thế và hoán vị
Truyền và bảo mật thông tin 250
Đặc tả DES
DES mã hoá một xâu bit x của bản rõ độ dài
64 bit bằng một khoá 56 bit. Bản mã nhận
được cũng là một xâu bit có độ dài 64.
Thuật toán tiến hành theo 3 bước:
B1: Với bản rõ cho trước x, một xâu bit x0 sẽ được xây
dựng bằng cách hoán vị các bit của x theo phép hoán vị
cố định ban đầu IP. Ta viết: x0 = IP(x) = L0R0, trong đó L0
gồm 32 bit đầu và R0 là 32 bit cuối.
Truyền và bảo mật thông tin 251
Thuật toán DES
B2: Sau đó tính toán 16 lần lặp theo một hàm
xác định. Ta sẽ tính LiRi, 1≤ i ≤ 16 theo quy tắc
sau:
Li = Ri-1; Ri = Li-1 ⊕ f(Ri-1, ki)
Trong đó:
⊕ là phép cộng modulo 2 (loại trừ) của hai xâu bit
f là một hàm sẽ được mô tả ở sau
k1, k2, , k16 là các xâu bit có độ dài 48 được tính
như 1 hàm của khóa k (ki chính là một phép chọn
hoán vị bit trong k).
Truyền và bảo mật thông tin 252
Thuật toán DES
Một vòng của phép mã hóa được mô tả như sau:
B3: Áp dụng phép hoán vị ngược IP-1 cho xâu bit
R16L16, ta thu được bản mã y. Tức là
y = IP-1(R16L16) . Hãy chú ý thứ tự đã đảo của L16 và
R16
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 64
Truyền và bảo mật thông tin 253
Thuật toán DES
Mô tả hàm f:
Hàm f có 2 biến vào:
Xâu bit A có độ dài 32
Xâu bit J có độ dài 48
Đầu ra của f là xâu bit có độ dài 32.
Các bước thực hiện:
B1: Biến thứ nhất A được mở rộng thành một xâu bit độ dài 48
theo một hàm mở rộng cố định E. E(A) gồm 32 bit của A (được
hoán vị theo cách cố định) với 16 bit xuất hiện hai lần.
B2: Tính E(A) ⊕ J và viết kết quả thành một chuỗi 8 xâu 6 bit là
B1B2B3B4B5B6B7B8.
Truyền và bảo mật thông tin 254
Thuật toán DES
B3: Bước tiếp theo dùng 8 bảng S1S2,,S8 ( được gọi là
các hộp S ). Với mỗi Si là một bảng 4×16 cố định có các
hàng là các số nguyên từ 0 đến 15. Với xâu bit có độ dài 6
(kí hiệu Bi = b1 b2 b3 b4 b5 b6), ta tính Sj(Bj) như sau:
Hai bit b1b6 xác định biểu diễn nhị phân hàng r của Sj
(0≤ r ≤ 3)
Bốn bit (b2 b3 b4 b5) xác định biểu diễn nhị phân của cột c
của Sj (0≤ c ≤ 15).
Khi đó Sj(Bj) sẽ xác định phần tử Sj(r, c) ; phần tử này viết
dưới dạng nhị phân là một xâu bit có độ dài 4
Bằng cách tương tự tính các Cj = Sj(Bj) , (1 ≤ j ≤ 8).
Truyền và bảo mật thông tin 255
Thuật toán DES
B4: Xâu bit C = C1 C2 C8 có độ dài 32 được hoán
vị theo phép hoán vị cố định P. Xâu kết quả là P(C)
được xác định là f(A, J).
P
Truyền và bảo mật thông tin 256
Thuật toán DES
Phép hoán vị ban đầu IP:
Bảng này có ý nghĩa là bit thứ 58 của x là bit đầu
tiên của IP(x); bit thứ 50 của x là bit thứ 2 của
IP(x)
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 65
Truyền và bảo mật thông tin 257
Thuật toán DES
Phép hoán vị ngược IP-1:
Truyền và bảo mật thông tin 258
Thuật toán DES
Hàm mở rộng E được xác định theo bảng sau:
Truyền và bảo mật thông tin 259
Thuật toán DES
Tám hộp S:
Truyền và bảo mật thông tin 260
Thuật toán DES
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 66
Truyền và bảo mật thông tin 261
Thuật toán DES
Truyền và bảo mật thông tin 262
Thuật toán DES
Phép hoán vị P:
Truyền và bảo mật thông tin 263
Thuật toán DES
Mô tả tính bảng khóa từ khóa k.
Trên thực tế k là một xâu bit độ dài 64, trong đó có
56 bit khóa và 8 bit kiểm tra tính chẵn lẻ nhằm
phát hiện sai.
Các bit ở các vị trí 8, 16, , 64 được xác định sao
cho mỗi byte chứa một số lẻ các số “1”. Bởi vậy,
một sai sót đơn lẻ có thể phát hiện được trong mỗi
nhóm 8 bit.
Các bit kiểm tra bị bỏ qua trong quá trình tính bảng
khóa.
Truyền và bảo mật thông tin 264
Thuật toán DES
Các bước tính bảng khóa DES:
Với một khoá k 64 bit cho trước, ta loại bỏ các bit
kiểm tra tính chẵn lẻ và hoán vị các bit còn lại của k
theo phép hoán vị cố định PC-1. Ta viết: PC-1(k) =
C0D0
Với i thay đổi từ 1 đến 16:
Ci = LSi(Ci-1)
Di = LSi(Di-1)
Với LSi là phép chuyển chu trình sang trái 1 hoặc 2 vị
trí tùy vào i:
Đẩy 1 vị trí nếu i=1,2,9 hoặc 16
Đẩy 2 vị trí đối với các trường hợp còn lại
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 67
Truyền và bảo mật thông tin 265
Thuật toán DES
Truyền và bảo mật thông tin 266
Thuật toán DES
Các hoán vị PC-1 và PC-2:
Truyền và bảo mật thông tin 267
Giải mã DES
Ta thấy rằng trong quá trình mã hoá tại vòng i:
Li=Ri-1
Ri=Li-1 xor f(Ri-1,Ki) ( Với f(Ri-1,Ki)=P(E(Ri) xor Ki))
Tức là ta cũng có:
Ri-1 =Li
Li-1=Ri xor f(Li,Ki)
ÆGiải mã từng khối dữ liệu 64 bit trải qua 16 vòng như quá trình
mã hoá tuy nhiên có sự thay đổi nhỏ:
Đầu vào là bản mã, đầu ra là bản rõ
Các khoá được sinh ra ngược với quá trình mã hoá, tức là sử
dụng lần lượt K16, K15,, K2, K1.
Do ở vòng 16, trước khi khối qua hộp IP-1 L16, R16 được hoán đổi
nên ở vòng 1 của quá trình giải mã ta cũng phải đổi chỗ hai
nửa sau khi khối 64 bit được qua hộp IP,
Truyền và bảo mật thông tin 268
Một ví dụ về DES
Sau đây là một ví dụ về phép mã DES. Giả sử ta mã bản rõ (ở
dạng mã hexa - hệ đếm 16):
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A B C D E F
Bằng cách dùng khoá
1 2 3 4 5 7 7 9 9 B B C D F F 1
Khoá ở dạng nhị phân ( không chứa các bít kiểm tra) là
0001001001101001010110111100100110110111101101111
1111000
Sử dụng IP, ta thu được L0 và R0 (ở dạng nhị phân) như sau:
L0 = 1100110000000000110010011111111
L1 =R0 = 11110000101010101111000010101010
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 68
Truyền và bảo mật thông tin 269
Một ví dụ về DES
E(R0) = 011110100001010101010101011110100001010101010101
K1 = 000110110000001011101111111111000111000001110010
E(R0) ⊕ K1 = 011000010001011110111010100001100110010100100111
S-box outputs = 01011100100000101011010110010111
f(R0,K1) = 00100011010010101010100110111011
L2 = R1 = 11101111010010100110010101000100
E(R1) = 011101011110101001010100001100001010101000001001
K2 = 011110011010111011011001110110111100100111100101
E(R1) ⊕K2 = 000011000100010010001101111010110110001111101100
S-box outputs = 11111000110100000011101010101110
f(R1,K2) = 00111100101010111000011110100011
L3 = R2 = 11001100000000010111011100001001
Truyền và bảo mật thông tin 270
Một ví dụ về DES
Cuối cùng áp dụng IP-1 vào L16,R16 ta nhận được bản
mã hexa là:
8 5 E 8 1 3 5 4 0 F 0 A B 4 0 5
E(R15) = 001000000110101000000100000110100100000110101000
K16 = 110010110011110110001011000011100001011111110101
E(R15) ⊕ K16 = 111010110101011110001111000101000101011001011101
S-box outputs 10100111100000110010010000101001
f(R15,K16) = 11001000110000000100111110011000
R16 = 00001010010011001101100110010101
Truyền và bảo mật thông tin 271
Tranh luận về DES
Khi DES được đề xuất như một chuẩn mật mã, đã có rất nhiều
ý kiến phê phán.
Một lý do phản đối DES có liên quan đến các hộp S.
Các hộp S - chứa đựng thành phần phi tuyến của hệ mật là yếu tố
quan trong nhất đối với độ mật của hệ thống.
Tuy nhiên tiêu chuẩn xây dựng các hộp S không được biết đầy đủ. Một
số người đã gợi ý là các hộp S phải chứa các "cửa sập" được dấu kín,
cho phép Cục An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) giải mã được các thông báo
nhưng vẫn giữ được mức độ an toàn của DES. Dĩ nhiên ta không thể
bác bỏ được khẳng định này, tuy nhiên không có một chứng cớ nào
được đưa ra để chứng tỏ rằng trong thực tế có các cửa sập như vậy.
Truyền và bảo mật thông tin 272
Tranh luận về DES
Phản đối xác đáng nhất về DES chính là kích thước
của không gian khoá: 256 là quá nhỏ để đảm bảo an
toàn thực sự. Nhiều thiết bi chuyên dụng đã được đề
xuất nhằm phục vụ cho việc tấn công với bản rõ đã
biết. Phép tấn công này chủ yếu thực hiện tìm khoá
theo phương pháp vét cạn.
1977, Diffie và Hellman đã gợi ý rằng có thể xây
dựng một chíp VLSI (mạch tích hợp mật độ lớn) có
khả năng kiểm tra được 106khoá/giây. Ætìm toàn bộ
khóa trong khoảng 1 ngày. Ước tính chi phí để tạo
một máy như vậy khoảng 2.107$.
Truyền và bảo mật thông tin - Nguyễn Văn Khang - ĐHSP Huế 69
Truyền và bảo mật thông tin 273
Tranh luận về DES
1993, Michael Wiener đã đưa ra một thiết kế rất cụ
thể về máy tìm khoá. Máy này xây dựng trên một
chíp tìm khoá, có khả năng thực hiện đồng thời 16
phép mã và tốc độ tới 5×107 khoá/giây. Giá của một
khung máy vào khoảng 100.000$ và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieu.pdf