Truyền thông mạng công giáo ở Việt Nam hiện nay - Đỗ Thu Hường

Tài liệu Truyền thông mạng công giáo ở Việt Nam hiện nay - Đỗ Thu Hường: Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2016 63 ĐỖ THU HƯỜNG LƯU THỊ KIM QUẾ** TRUYỀN THÔNG MẠNG CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Tóm tắt: Truyền thông mạng truyền thông có vai trò đặc biệt trong việc loan báo tin mừng của Đức Kitô đồng thời thông qua phương tiện truyền thông mạng đời sống Công giáo cũng được biểu hiện rất phong phú. Tuy nhiên, ở hầu hết các trang mạng Công giáo, đời sống Công giáo được thể hiện ở hai khía cạnh đó là: Thứ nhất, thể hiện trong các giáo lý, nghi lễ, và hoạt động của các tín đồ của Công giáo. Thứ hai, mối liên hệ giữa tín đồ với giáo lý, tín điều thể hiện trong việc ứng xử với thế giới thần linh, với đấng tối cao và với các nghi lễ Công giáo. Đó cũng là mối quan hệ giữa các thứ bậc của các tổ chức Công giáo với các chức sắc, các tín đồ; mối quan hệ giữa các thiết chế Công giáo với nhau trong việc thực thi truyền đạo, hành đạo; quan hệ giữa cộng đồng tôn giáo (lớn và nhỏ) với cá nhân tín đồ, giữa các tín đồ với nhau. Từ khóa: Công giá...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyền thông mạng công giáo ở Việt Nam hiện nay - Đỗ Thu Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2016 63 ĐỖ THU HƯỜNG LƯU THỊ KIM QUẾ** TRUYỀN THÔNG MẠNG CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Tóm tắt: Truyền thông mạng truyền thông có vai trò đặc biệt trong việc loan báo tin mừng của Đức Kitô đồng thời thông qua phương tiện truyền thông mạng đời sống Công giáo cũng được biểu hiện rất phong phú. Tuy nhiên, ở hầu hết các trang mạng Công giáo, đời sống Công giáo được thể hiện ở hai khía cạnh đó là: Thứ nhất, thể hiện trong các giáo lý, nghi lễ, và hoạt động của các tín đồ của Công giáo. Thứ hai, mối liên hệ giữa tín đồ với giáo lý, tín điều thể hiện trong việc ứng xử với thế giới thần linh, với đấng tối cao và với các nghi lễ Công giáo. Đó cũng là mối quan hệ giữa các thứ bậc của các tổ chức Công giáo với các chức sắc, các tín đồ; mối quan hệ giữa các thiết chế Công giáo với nhau trong việc thực thi truyền đạo, hành đạo; quan hệ giữa cộng đồng tôn giáo (lớn và nhỏ) với cá nhân tín đồ, giữa các tín đồ với nhau. Từ khóa: Công giáo, truyền thông, mạng, Việt Nam, hiện nay. 1. Dẫn nhập Hơn bao giờ hết, trong xã hội ngày nay, truyền thông mạng đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa cũng như trong đời sống hằng ngày của mỗi người. Người ta cho rằng, thông tin là quyền lực, nếu ai nắm bắt được càng nhiều thông tin, thì càng có cơ hội thăng tiến, có uy thế trong xã hội. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tiếp cận các loại hình truyền thông càng có lợi thế. Truyền thông mạng có vai trò đặc biệt đối với Giáo hội Công giáo. Các phương tiện truyền thông truyền thống: như kể chuyện, rao giảng, chia sẻ, thăm viếng giúp chuyển tải những kinh nghiệm cuộc sống và nhất là những kinh nghiệm niềm tin đến các tín hữu Kitô được số hóa và truyền dẫn qua hệ thống lưu trữ, kết nối và giải mã thông tin qua công nghệ thông tin ngày càng đáp ứng mọi nhu cầu của Giáo hội và giáo dân.  Đại học Nội vụ Hà Nội. ** Đại học Nội vụ Hà Nội. 64 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2016 Đồng thời đời sống Công giáo được thể hiện qua truyền thông mạng cũng rất phong phú và đa dạng. 2. Khái niệm về truyền thông Công giáo, truyền thông mạng Công giáo và đời sống Công giáo Truyền thông Công giáo Giáo hội Công giáo hoàn vũ đã rất quan tâm đến vấn đề truyền thông, tại Công đồng chung Vatican II (1963), đã ban hành “Sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội” thiết lập Ngày Thế giới Truyền thông. Đối với người Công giáo, “Sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội” là một tài liệu mới vì từ xưa tới nay, ngoài một số văn kiện của các giáo hoàng về vấn đề liên quan đặc biệt đến các phương tiện, Giáo hội chưa bao giờ đề cập tới vấn đề truyền thông xã hội một cách đầy đủ và bao quát. Ðây được xem là tài liệu đầu tiên trình bày lập trường của Giáo hội1. Sắc lệnh này không xác định và giải thích những nguyên tắc tín lý về việc truyền thông xã hội. Hay nói cách khác, nó không đưa ra định nghĩa về “truyền thông xã hội”, “truyền thông tôn giáo”, hay “truyền thông Công giáo”. Trái lại, Sắc lệnh mang tính chất cụ thể và mục vụ, tóm lại ở hai phần chính: phần thứ nhất nói về các nguyên tắc luân lý để sử dụng và kiểm soát các phương tiện truyền thông; phần thứ hai hướng dẫn cách tổ chức công việc dùng những phương tiện này trong các hoạt động tông đồ của Giáo hội2. Qua đây cho thấy, Giáo hội Công giáo rất quan tâm vận dụng sự phát triển các phương tiện truyền thông xã hội để làm phương tiện truyền giáo. Truyền thông Công giáo có nhiệm vụ là phải rao giảng Phúc Âm, loan báo Tin Mừng của Đức Kitô; giáo dục tín đồ để mưu cầu cứu rỗi các linh hồn; huấn luyện và hướng dẫn các tín hữu biết dùng những phương tiện truyền thông. Như vậy mục đích của truyền thông Công giáo nói riêng hay truyền thông tôn giáo nói chung là nhằm mục đích truyền giáo. Truyền thông Công giáo nhằm nhấn mạnh khía cạnh “Công giáo” của các hoạt động việc truyền thông trong đời sống Giáo hội. Mục đích của Truyền thông Công giáo là truyền đạt đức tin và các giá trị Tin Mừng, và đó chính là truyền thông Đức Kitô cho thế giới nhờ các hình thức truyền thông do người Công giáo thực hiện, bắt đầu bằng chứng tá đời sống của họ. Như thế truyền thông Công giáo có thể là các hoạt động truyền thông do các thành phần trong Giáo hội đứng ra tổ chức hoặc điều hành, cũng có Đỗ Thu Hường, Lưu Thị Kim Quế. Truyền thông mạng... 65 thể là sự cộng tác của giới Công giáo trong các chương trình truyền thông hữu ích, hoặc là sự dấn thân đơn lẻ của người Kitô hữu trong các hoạt động truyền thông ngoài xã hội Nói cách khác, Truyền thông Công giáo nhắm đến việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội trong tầm tay cho việc rao giảng Tin Mừng và phổ biến các giá trị của nền văn hóa Kitô giáo, làm cho sứ điệp Tin Mừng phù hợp với não trạng và tình cảm của con người hôm nay. Như vậy truyền thông Công giáo được hiểu là hoạt động truyền đạt đức tin và các giá trị Tin Mừng của Đức Kitô cho thế giới nhờ các phương tiện truyền thông do người Công giáo thực hiện. Chủ thể truyền thông Công giáo - Chủ thể truyền thông Công giáo là chính Chúa Cha: Chúa Cha tự mặc khải mình, tự thông truyền mình qua kế hoạch tạo dựng và cứu chuộc muôn loài muôn vật. - Chúa Giêsu Kitô: Con Thiên Chúa xuống thế thực hiện ý định của Thiên Chúa Cha: cứu chuộc, đền tội, tha tội cho mọi người. - Chúa Thánh Thần: tiếp nối và hoàn tất kế hoạch của Chúa Cha và Chúa con: thánh hóa mọi người. Mục đích chính của chủ thể truyền thông Công giáo - Mục đích của Ba Ngôi Thiên Chúa: tự thông truyền tình yêu cho nhau và truyền thông tình yêu cho nhân loại. - Chúa Cha sai con của mình xuống thế gian không phải để luận phạt thế gian, mà để cứu rỗi thế gian. Truyền thông mạng Công giáo: Là hoạt động trao đổi, chia sẻ, truyền đạt đức tin và các giá trị Tin Mừng của Đức Kitô cho thế giới thông qua các trang mạng do người Công giáo thực hiện. Đời sống Công giáo Theo Nguyễn Hồng Dương trong Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam thì đời sống Công giáo được thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, thực hành nghi lễ Rôma; Thứ hai, thể hiện qua các quan hệ của giáo dân với hàng giáo phẩm, tu sĩ, với người đồng đạo, người khác tôn giáo, cũng như vấn đề mô hình tâm lý. Như vậy Đời sống Công giáo được hiểu: 66 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2016 Thứ nhất, thể hiện trong các giáo lý, nghi lễ, và hoạt động của các tín đồ của Công giáo; Thứ hai, quan hệ giữa tín đồ với giáo lý, tín điều thể hiện trong việc ứng xử với thế giới thần linh, với đấng tối cao và với các nghi lễ Công giáo. Đó cũng là quan hệ giữa các thứ bậc của các tổ chức Công giáo với các chức sắc, các tín đồ; quan hệ giữa các thiết chế Công giáo với nhau trong việc thực thi truyền đạo, hành đạo; quan hệ giữa cộng đồng tôn giáo (lớn và nhỏ) với cá nhân các tín đồ, giữa các tín đồ với nhau... 3. Một số nội dung về đời sống Công giáo qua truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay Các trang mạng nói chung và mạng Công giáo nói riêng hiện nay ở Việt Nam rất nhiều và nội dung rất đa dạng, phong phú. Riêng Hội đồng Giám mục Việt Nam có cổng thông tin điện tử chính thức và 7/17 Ủy ban của Hội đồng Giám mục Việt Nam có website riêng. Ở cấp giáo phận, 26/26 giáo phận có cổng thông tin điện tử. Một số giáo phận, các ủy ban của giáo phận, một số dòng tu, hội đoàn, một số giáo xứ có cổng thông tin riêng. Có thể liệt danh sách các trang web có nhiều người truy cập như sau: (Hội đồng Giám mục Việt Nam) (Ủy ban Bác ái Xã hội - Caritas Việt Nam) (Ủy ban Công lý và Hòa bình ) (Ủy ban Giáo lý Đức tin ) (Ủy ban Kinh thánh ) (Ủy ban Mục vụ di dân ) của Ủy ban Mục vụ gia đình ) của Ủy ban Nghệ thuật Thánh) Ngoài ra, còn có nhiều trang mạng Công giáo tiếng Việt khác thu hút đông đảo người truy cập, như: Trang Việt Catholic ( Công giáo Việt Nam ( Dũng Lạc ( Đỗ Thu Hường, Lưu Thị Kim Quế. Truyền thông mạng... 67 Tin Vui Việt Nam (t La Vang UK ( Mạng Lưới cầu nguyện ( Hồn Nhỏ ( Ngoài ra, nhiều dòng tu, hội đoàn Công giáo có trang thông tin điện tử trên Internet. Với Công giáo thì những nội dung truyền thông không chỉ đề cập đến những thông tin về Giáo hội Công giáo thế giới và Giáo hội Công giáo tại Việt Nam (lịch sử, công đồng và thượng hội đồng, phẩm trật và tổ chức trong Giáo hội, Giáo hội trong tình hiệp thông, lịch phụng vụ Roma, số liệu thống kê) mà còn đưa ra thông báo hoặc tin tức (về Giáo hội khắp nơi trong đó có Việt Nam, thánh kinh, giáo lý, thần học, phụng vụ - bí tích, linh mục - chủng sinh, đời sống thánh hiến, giáo dân, bạn trẻ, gia đình, thánh nhạc, văn hóa - nghệ thuật, truyền thông),... Tùy theo mục đích mà các website của các nhóm lập ra có cách thiết kế, đề mục, cách thức đưa tin, hay nội dung bài viết khác nhau. Về thực hiện nghi lễ Roma Nhờ có truyền thông mạng, việc thực hành nghi lễ Roma được cải tiến nhiều về phương pháp. Giáo hội quan niệm phương pháp là một con đường sư phạm để loan báo Tin Mừng. Tin Mừng có một hệ thống tổ chức thành những giai đoạn xác định, rõ rệt. Mạng truyền thông đã giúp Giáo hội đa dạng hóa phương pháp loan báo Tin Mừng. Cụ thể, mạng xã hội cho phép tích hợp các phương thức rao giảng mới như truyền thanh, truyền hình, báo chí. Ví dụ, trên trang mạng xã hội của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tích hợp đủ truyền thanh, truyền hình và báo điện tử cũng như các siêu liên kết đến trang điện tử các giáo phận và các trang của Vatican. Điều này làm cho không gian và thời gian thực hiện nghi lễ cũng như kết nối giữa chức sắc, giáo dân vượt ra ngoài bức tường không gian và thời gian. Có thể thông qua mạng xã hội tôn giáo, không chỉ tín đồ mà người ngoại đạo cũng được cấp quyền truy cập như nhau, như: khai thác các bài viết dưới dạng báo mạng, nghe các audio dưới dạng truyền thanh, xem các video dưới dạng truyền hình. Đặc biệt, những nội dung đăng tải đều được thiết kế dưới dạng tương tác để tín đồ trao đổi thông tin với chức sắc cũng như những người ngoại đạo. Nghiên cứu các trang mạng truyền thông xã hội của Công giáo ở Việt Nam như: hdgmvietnam.org, tgpsaigon.net, tonggiaophanhanoi.org chúng tôi thấy rằng, bên cạnh việc đăng tải những nội dung chính thống, 68 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2016 các trang này còn đăng tải những nội dung của các tôn giáo khác về giáo lý, giáo luật, nghi lễ và các quan điểm về thần học để chức sắc, giáo dân cũng như các nhà nghiên cứu có cơ sở so sánh, đối chiếu. Để thuận tiện trong tương tác cũng như thông báo Tin Mừng, các trang mạng xã hội Công giáo ở Việt Nam đều gắn theo các đường link đến các mạng xã hội toàn cầu như facebook, twiter, google plus. Đặc biệt, các công cụ của các công ty truyền thông ở Việt Nam cũng được link đến như Zig Me, Zalo. Những nội dung liên kết gồm có tin tức, kinh nguyện suy niệm (Phụng vụ Giờ Kinh, Liturgie des Heures, Liturgy of the Hours, Phụng vụ Lời Chúa, 5 phút cho Lời Chúa), thông báo tiện ích như (Bản đồ vị trí cơ sở mục vụ, Lịch phụng vụ Công giáo, Lịch giáo lý dự tòng và hôn nhân, Giờ lễ tại Giáo hạt Chính tòa, Giờ lễ tại TTHH Bằng Sở, Mass in English, Messe en Français và các ngôn ngữ khác). Ngoài ra, các trang còn đăng tải cả tin của các hội đoàn, các dòng tu, thông tin văn hóa Công giáo và dân tộc, như: thơ ca, văn chương, hội họa, sân khấu Các mutilmedia được đính với nội dung vô cùng phong phú nhằm phục vụ hoạt động của chức sắc như video và audio Kinh Thánh, cầu nguyện, cử hành các phép bí tích, lý giải kinh thánh, lý giải cuộc sống Các chức sắc cũng có những trang cá nhân như facebook, Google flus, Zalo để kết nối với Giáo hội Roma, với Giáo hội các nước, các tổng giáo phận, giáo phận, giáo xứ và giáo họ trong nước. Tương tự như vậy, giáo dân cũng có những trang loại này để kết nối với chức sắc và giáo dân khác. Nội dung thông tin trao đổi qua các trang này phổ biến là giải đáp kinh thánh, lịch sử Giáo hội, các phép bí tích, kinh nghiệm cuộc sống. Đặc biệt các trang này còn là cầu nối giữa Công giáo với các tôn giáo khác trong nước. Về Kinh Thánh Trong Thư Mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 2005 với tựa đề “Sống Lời Chúa”, tại số 8, nói về việc tăng cường vai trò ưu tiên của Kinh Thánh, các giám mục nhận định: “Yêu mến Kinh Thánh không chỉ thể hiện qua việc phổ biến sách Kinh Thánh, mà còn là siêng năng đọc Lời Chúa trong đời sống và cho đời sống cụ thể của mình. Nói cách khác, đọc Lời Chúa không những để hiểu về Chúa mà còn để tìm hướng đi cho cuộc đời”. Với nhận định trên, các vị chủ chăn cho thấy lòng “yêu mến Kinh Thánh” là điểm son của người tín hữu. Chính phát xuất từ lòng Đỗ Thu Hường, Lưu Thị Kim Quế. Truyền thông mạng... 69 yêu mến này, mà đã có những nỗ lực không nhỏ trong Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đối với Kinh Thánh, trong đó có nỗ lực phiên dịch và phổ biến Kinh Thánh. Thông qua mục thánh kinh, Hội đồng Giám mục Việt Nam giới thiệu Tông huấn lời Chúa và các bài viết về Đức Giêsu, Hồng ân Thánh thần, thánh thần, mẹ và con cho giáo dân và những người ngoài Công giáo quan tâm. Đây là một trong những cách rao giảng Kinh Thánh cho giáo dân mà không cần phải trực tiếp ở nhà thờ hay các đại chủng viện. Về giáo lý: Ngoài các phương tiện truyền thông truyền thống để truyền giáo thì internet là một trong những công cụ truyền giáo mới được sử dụng. Các trang mạng Công giáo đều đã tiếp cận và sử dụng phương tiện truyền giáo này thông qua việc tuyên truyền và giới thiệu giáo lý với nội dung dễ hiểu thông qua trang mạng của mình. Do công việc, học tập bận rộn, nhà thờ trực tuyến và trang web là công cụ hữu hiệu để thực hiện thánh lễ Rôma. Trang Web của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã xây dựng mục suy niệm lời chúa hàng ngày. Đây là cách mà tín đồ Công giáo có thể thực hiện thánh lễ mà không cần phải trực tiếp đến nhà thờ. Về hoạt động của các thành phần dân Chúa Vượt ra ngoài Công giáo, chức sắc, giáo dân sử dụng mạng xã hội để bày tỏ những quan điểm khác nhau về các vấn đề chính trị xã hội. Ví dụ, tin: “Kết thúc vụ việc, Donald Trump đã dịu giọng với ĐTC Phanxicô”, đăng trên trang conggiao.inform được link vào facebook Công giáo ngày 23/02/2016 thì đến 9 giờ tối ngày 24/02/2016 đã có 1.838 người quan tâm, 41 người chia sẻ. Giáo dân Hoàng Thị Huệ dịch tin bài này ra tiếng Anh và đăng lại trên facebook của mình. Nội dung này sau khi đăng tải trên trang conggiao.inform được hai giờ đã được chuyển sang các trang khác như Conggiao.info @ facebook, Conggiao.info @ Google+, Conggiao.info @ Twitter, Conggiao.info @ Youtube. Nội dung này cũng được các tôn giáo khác chia sẻ như facebook có tên Video Phật giáo Community với 35.962 lượt người quan tâm và chia sẻ. Có thể nói rằng, các trang mạng xã hội còn là công cụ của đối thoại liên tôn giáo, đối thoại đại kết; là công cụ của Ban Mục vụ Đối thoại Liên tôn giáo của các Tổng Giáo phận ở Việt Nam hiện nay, ví dụ, facebook đối thoại liên tôn giáo ở Tp. Hồ Chí Minh, facebook tôn giáo nào tốt nhất ở Hà Nội, trang Chau Micae, trang Tam Pháp ấn, vô ngã, quy y của Phật tử, 70 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2016 Những chủ đề nhảy cảm cũng được chức sắc Công giáo đưa ra nhằm giải thích để giáo dân hiểu, từ đó định hướng suy nghĩ phù hợp với quan điểm của Công giáo. Ví dụ bài: “Tình dục không có tội?” của Lm. Nguyễn Hồng Giáo. Bài được đăng trên trang hdgmvietnam.org. Vị Linh mục này bình luận: “Quả thực, lúc mới nhìn vào đầu đề của bài báo, tôi tự hỏi: Phải chăng người ta muốn cổ vũ cho tự do tình dục, như Phương Tây đã chủ trương cách nay mấy chục năm với cái gọi là cuộc cách mạng tình dục vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70 thế kỷ trước?”. Tác giả còn trình bày quan điểm riêng: “Phần đầu của câu này có thể gây sốc thực sự. Mà quả quyết như thế cũng không đúng lắm! Tình dục không thể đặt hoàn toàn ngang với nhu cầu ăn uống để được coi là “hết sức bình thường” như ăn với uống. Nó là bình thường theo nghĩa nó nằm trong bản tính con người, đó là bản năng do thiên nhiên phú bẩm, nhưng nó vẫn có những điểm khác với nhu cầu ăn uống, đơn giản là không ăn không uống thì chết, không sử dụng tình dục không chết; một đàng liên quan đến lợi ích của nòi giống, một đàng liên quan trực tiếp đến sự sống còn của mỗi người. Vì thế, đưa trẻ sinh ra đã biết bú ngay (y như con gà vừa nở ra đã biết mổ ăn)”. Tác giả đưa ra giải pháp: “Việt Nam là một trong ba nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Đó là một thực trạng đáng lo! Nhưng cũng đáng buồn là trước thực trạng đó, các nhà giáo dục và những người có trách nhiệm khác trong xã hội hầu như chỉ muốn đối phó bằng cách nhấn mạnh vào “tình dục an toàn”, nghĩa là đặt nặng vấn đề “kỹ năng kỹ thuật” hơn là cung cấp một nền giáo dục toàn diện, trong đó bao gồm những khía cạnh nhân học, xã hội, văn hóa, đạo đức và luật pháp”. Thông tin này thu hút 85.673 lượt truy cập và có nhiều ý kiến trái chiều. Có những người đồng ý với quan điểm tình dục trước hôn nhân không có tội, có quan điểm ngược lại. Quan điểm được nhiều người chú ý nhất là: “Từ chối người mình yêu thương chẳng dễ dàng gì, lại từ chối điều mình không thực sự muốn từ chối thì càng khó. Bởi vậy, kinh nghiệm của mình là ngăn chặn mọi cơ hội cho bạn trai ‘gạ gẫm’ sex trước hôn nhân. Cách này dễ hơn nhiều so với việc tìm cách từ chối ham muốn của họ. Chẳng hạn như khi đi chơi thì hai người đừng đưa nhau đến những nơi tăm tối, khuất lấp. Hạn chế những lần chỉ có hai người ở trong phòng; đi du lịch thì đi cùng nhóm bạn. Đặc biệt không bao giờ đặt chân vào khách sạn, nhà nghỉ mà chỉ có hai người”. Như vậy, các trang mạng xã hội là công cụ để các chức sắc định hướng suy nghĩ của giáo dân trên tinh thần cởi mở, dân chủ, đúng đắn. Đỗ Thu Hường, Lưu Thị Kim Quế. Truyền thông mạng... 71 Thông qua các trang này, các tôn giáo một mặt chia sẻ những nội dung về giáo lý, giáo luật, nghĩ lễ của nhau để nghiên cứu, đồng thời bày tỏ quan điểm đồng thuận về đại cục dưới quan điểm đường lối của Đảng, Pháp luật Nhà nước, đường hướng của Giáo hội các tôn giáo. 4. Kết luận Truyền thông là một vấn đề cần được quan tâm, bởi nó có sự ảnh hưởng tới hầu như tất cả mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, cũng như các sinh hoạt trong đời sống con người, trong đó có tôn giáo. Trong các hình thức, truyền thông mạng nổi lên như là công cụ hữ hiệu nhất, là mối dây liên kết con người với nhau, qua đó con người xích lại gần nhau hơn. Nó làm cho cuộc sống con người ngày càng phong phú hơn, tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, truyền thông cũng có những mặt trái của nó, như thông tin một chiều, phiến diện, thông tin thiếu chính xác, hay những thông tin, hình ảnh mang tính kích động, khiêu dâm tạo ra những tư tưởng, suy nghĩ và hành vi thiếu lành mạnh cho một số người, nhất là những người trẻ. Giáo hội Công giáo thừa nhận: “Truyền thông là một phần quan trọng trong diễn đàn rộng lớn hiện nay, nơi người ta chia sẻ cho nhau các tư tưởng và hình thành các thái độ cũng như các giá trị. Điều này muốn nói tới một “thực tế còn sâu xa hơn nữa” chứ không chỉ đơn giản là dùng các phương tiện truyền thông để phổ biến thông điệp Tin Mừng, dù việc làm này quan trọng nhiều đến đâu. Đó là “cũng cần đưa thông điệp Tin Mừng hội nhập vào “nền văn hóa mới” do việc truyền thông hiện nay tạo ra, một nền văn hóa có những cách truyền thông mới bằng những ngôn ngữ mới, những kỹ thuật mới và một khoa tâm lý mới’’3./. CHÚ THÍCH: 1 Hội đồng Giám mục Việt Nam, Sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội Inter Mirifica, (Bản dịch Việt ngữ của Giáo hoàng Học viện Piô X - Tài liệu lưu trữ), Hà Nội. 2 Hội đồng Giám mục Việt Nam, Sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội Inter Mirifica, (Bản dịch Việt ngữ của Giáo hoàng Học viện Piô X - Tài liệu lưu trữ), Hà Nội. 3 Hội đồng Giáo hoàng về truyền thông xã hội, Đạo đức trong quảng cáo, số 22. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Hữu Quang (1997), Xã hội học về truyền thông đại chúng, Đại học Mở - Bán công Tp. Hồ Chí Minh. 72 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2016 2. Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng: Những kiến thức cơ bản, Nxb. Thông tấn, Hà Nội. 3. Nguyễn Việt Nam (2001), Internet Cánh Đồng Truyền Giáo Không Biên Giới, Vietcatholic. 4. Hội đồng Giáo hoàng về truyền thông xã hội, Đạo đức trong Internet, số 3. 5. Hội đồng Giáo hoàng về truyền thông xã hội, Đạo đức trong truyền thông, số 6. 6. Hội đồng Giáo hoàng về truyền thông xã hội, Đạo đức trong quảng cáo, số 22. 7. INTERNET: diễn đàn mới mẻ để loan báo Tin Mừng, ĐGH. Gioan Phaolô II, Vantican, 24.1.2002 8. “Cả thế giới lên mạng”. Bốn mươi năm sau vatican hai nhìn lại. Tài liệu hội thảo, mùa vọng, 2002. 9. Trang web Abstract CATHOLIC ELECTRONIC COMMUNICATION IN VIETNAM AT PRESENT The electronic communication has a crucial role in the proclamation of the gospel of Christ as well as thanks to the electronic communication the Catholic life is plentifully expressed. However, the Catholic life is reflected through most of Catholic websites in two aspects as follows: Firstly, it is as shown in the teachings, liturgy, and activities of the Catholics. Secondly, the relationship between believersand doctrine, dogma embodied in their behaviour towards the divine world, the Supreme Being, and the Catholic rituals. That is also the relationship between the hierarchy of the Catholic organizations and the dignitaries, believers; the relationship among the Catholic institutions in propagating, practicing; the relations between the religious communities and each individual believer, believers. Keywords: Catholicism, electronic communication, Vietnam, present.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf38847_124014_1_pb_1873_2143294.pdf