Tài liệu Truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ đầu thế kỉ XX: Những vấn ề về xuất bản, biên soạn và phân loại: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017
119
Truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ u th
Những vấn ề về xuất bản, biên soạn và phân loại
Verse-narrative written in Vietnamese romanized script in the South of Vietnam in
the early 20
th
century: Publishing, editing and classifying
ThS. Dương Mỹ Thắm,
Trường Đại học Văn Hiến
Dương My Tham, M.A.,
Van Hien University
Tóm tắt
Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ được xuất bản, tái bản với số lượng
lớn và bày bán phổ biến khắp các hiệu sách với giá bình dân. Thời đó, truyện thơ Quốc ngữ được người
dân Nam Kỳ lục tỉnh yêu chuộng. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử và nhu cầu thưởng thức của người
dân thay đổi nên về sau ít ai còn lưu giữ loại truyện thơ này. Vì vậy, việc tìm kiếm tư liệu gặp rất nhiều
khó khăn. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi giới thiệu khái quát những vấn đề xuất bản, tình hình tư
liệu và trên cơ sở đó phân loại truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ theo cách riên...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ đầu thế kỉ XX: Những vấn ề về xuất bản, biên soạn và phân loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017
119
Truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ u th
Những vấn ề về xuất bản, biên soạn và phân loại
Verse-narrative written in Vietnamese romanized script in the South of Vietnam in
the early 20
th
century: Publishing, editing and classifying
ThS. Dương Mỹ Thắm,
Trường Đại học Văn Hiến
Dương My Tham, M.A.,
Van Hien University
Tóm tắt
Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ được xuất bản, tái bản với số lượng
lớn và bày bán phổ biến khắp các hiệu sách với giá bình dân. Thời đó, truyện thơ Quốc ngữ được người
dân Nam Kỳ lục tỉnh yêu chuộng. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử và nhu cầu thưởng thức của người
dân thay đổi nên về sau ít ai còn lưu giữ loại truyện thơ này. Vì vậy, việc tìm kiếm tư liệu gặp rất nhiều
khó khăn. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi giới thiệu khái quát những vấn đề xuất bản, tình hình tư
liệu và trên cơ sở đó phân loại truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ theo cách riêng.
Từ khóa: truyện thơ, Quốc ngữ, Nam Kỳ, phân loại.
Abstract
In the early decades of the 20th century, verse-narrative written in Vietnamese Romanized script in the
south of Vietnam was published and republished massively and sold in most of the bookstores with the
reasonable price. Accordingly, the verse-narative was appreciated by readers from the six southern
provinces. Because of historical conditions and the change of readers’ taste, however, only few people
have stored this type of verse-narative. Therefore, it is challenging to search for its documentation. This
paper aims to present the overview of publishing issues and the literary resources, from which verse-
narrative written in Vietnamese Romanized script in the south of Vietnam is classified in a different way.
Keywords: verse-narrative, Vietnamese Romanized script, Southern Vietnam, classification.
Truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ được
viết bằng chữ Quốc ngữ, chủ yếu sử dụng
thể thơ lục bát và xuất bản ở Sài Gòn từ
cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX.
Truyện được sáng tác dựa vào truyện dân
gian Việt Nam, truyện thơ Nôm, tuồng, tích
Trung Quốc, truyền thuyết Phật giáo và sự
kiện có thực ở Nam Kỳ. Người viết dùng từ
“Nam Kỳ” trong khái niệm truyện thơ
Quốc ngữ Nam Kỳ là muốn đặt truyện thơ
Quốc ngữ vào đúng bối cảnh lịch sử giai
đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Gắn
liền với sự ra đời và phát triển truyện thơ
Quốc ngữ là hình thức diễn xướng nói thơ.
Để hình thức nói thơ ngày càng hấp dẫn
người nghe, trong quá trình biên soạn
TRUY N THƠ QUỐC NGỮ NAM KỲ U TH NHỮNG VẤN Ề VỀ XUẤT BẢN, BIÊN SOẠN VÀ PHÂN LOẠI
120
truyện thơ Quốc ngữ, các “tác giả” đã kết
hợp hình thức nói thơ với hình thức nghệ
thuật tuồng. Sự pha trộn này đã tạo nên một
bộ phận mới trong thể loại truyện thơ Quốc
ngữ Nam Kỳ, đó là thơ tuồng. Truyện thơ
Quốc ngữ Nam Kỳ bao gồm cả truyện thơ
Quốc ngữ và thơ tuồng Quốc ngữ được
xuất bản ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.
Sau khi giới thiệu hình thức xuất bản
truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ, bài viết s
trình bày khái uát tình hình tư liệu, trên cơ
sở đó phân loại truyện thơ uốc ngữ Nam
Kỳ theo cách riêng.
1. Hình thức xuất bản truyện thơ
Quốc ngữ Nam Kỳ
Vào những năm đầu thế kỷ XX, các
nhà in ở Nam Kỳ bắt đầu uan tâm đến
việc xuất bản truyện thơ. Đây là loại sách
được in bằng chữ quốc ngữ, giá bán từ
0$20 (hai mươi xu) đến 0$60 (sáu mươi
xu) một quyển tuỳ theo độ dày, mỏng, trơn
hay có hình. Vào thời điểm này, 1 tạ lúa
(68 kilos) có giá từ 2$00 (hai đồng) đến
hơn 3$00, tùy theo thời điểm được mùa
hay mất mùa (1). Như vậy, để mua 1 quyển
thơ người ta phải bán từ 6 đến 18 ký lúa.
Điều rất thú vị là trong suốt gần 4 thập kỷ
giá lúa ngày càng tăng nhưng giá truyện
thơ vẫn giữ nguyên sau mỗi lần tái bản. Có
những cuốn tái bản hơn 10 lần, kể cả thay
đổi nhà xuất bản, chủ bổn, người biên
soạn nhưng vẫn giữ nguyên giá ban đầu,
như trường hợp thơ Vân Tiên (có hình), tái
bản lần thứ 13 nhưng giá vẫn giữ nguyên là
0$60. Đến thập niên 50, mỗi quyển thơ có
giá trung bình là 2$00.
Thơ thường được in khổ 16cm x 24cm,
dày từ 16 đến 30 trang (kể cả bìa). Đặc biệt,
nếu có xen k hình v hoặc pha lẫn các hình
thức tuồng thì mỗi cuốn có thể dày đến 100
trang. Thơ bán rất chạy, số lượng mỗi lần in
có thể từ 1.000 đến 3.000 bản. Nhiều quyển
thơ tái bản đến lần thứ 6, thứ 7 như Thoại
Khanh Châu Tuấn, Lâm Sanh Xuân Nương,
Phạm Công Cúc Hoa, Quan Âm diễn ca,
Nàng Út, Con Tấm con Cám, thơ Sáu Nhỏ,
Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê; thậm chí
có những quyển tái bản lần thứ 12, 13 như
thơ Vân Tiên, thơ Sáu Trọng.
Hình thức trình bày các quyển thơ cơ
bản giống nhau. Trang bìa được in bằng
giấy màu loại mỏng, có hình minh họa một
cảnh nào đó trong truyện. Góc trên bên
phải của trang bìa là giá quyển thơ, góc
trên bên trái là số lần tái bản. Nhưng đến
thập niên 50, hầu hết trên trang bìa của các
quyển thơ không có số lần tái bản, và một
số quyển không in giá bán như những
quyển thơ đã in đầu thế kỷ XX. Tên thơ
thường được in bằng hai loại văn tự, là Hán
văn và Quốc ngữ, hoặc chữ Nôm và Quốc
ngữ, đôi khi cũng có những trường hợp đặc
biệt kết hợp cả ba loại văn tự: Hán, Nôm và
quốc ngữ. Ngay dưới tên truyện thơ thường
ghi rõ "bổn cũ soạn lại", "bổn cũ diễn
chánh", "soạn y bổn Nôm", hay "tân soạn"
và tên người soạn, người đứng ra xuất bản.
Cuối trang bìa là tên, địa chỉ nhà in và năm
xuất bản được ghi bằng hai loại văn tự
quốc ngữ và Pháp văn. Bìa sau thường in
danh mục các thứ thơ, tiểu thuyết, tuồng,
cải lương đã và s xuất bản. Càng về sau,
trang bìa càng được thiết kế đơn giản hơn,
bỏ bớt chữ Hán, Nôm, tên truyện thơ được
thể hiện bằng Quốc ngữ.
Truyện thơ uốc ngữ đã được xuất bản
ở Nam Kỳ với số lượng khá lớn, song do
yếu tố thời gian và những biến cố lịch sử
nên chúng còn được lưu giữ không nhiều
tại các Thư viện quốc gia Việt Nam, Thư
viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh và Thư viện Khoa học Xã hội
vùng Nam Bộ. Truyện thơ uốc ngữ được
các nhà in xuất bản thành các tập sách độc
DƯƠNG MỸ THẮM
121
lập. Ngoài ra còn có các tác phẩm được in
thành nhiều kỳ trên các báo, tạp chí như:
Lục súc tranh công, Nhị thập tứ hiếu trên
Gia Định báo. Hiện nay, Thư viện quốc gia
Việt Nam đang là nơi lưu giữ truyện thơ
quốc ngữ nhiều nhất và chủ yếu dưới hình
thức vi phim.
Hiện tại, chúng tôi sưu tầm được gần
200 tập thơ. Trong đó, trừ những tập tái
bản có cùng tựa đề, tác giả người biên soạn
và nhà in, hiện đã thu thập được 156 tác
phẩm, như: Bá Ấp Khảo loạn cung, Bá Nha
Tử Kỳ, Bạch Viên Tôn Các, Cậu Hai
Miêng [Miên], Cha Hồ Chú Nhẫn, Chàng
Chuột Lệ Tiên, Chàng Nhái Kiển Tiên thơ,
Chàng Nhái (thơ), Chiêu Quân cống Hồ,
Đào Trinh Luông Sanh, Đỗ Thập Nương,
Đơn Hùng Tín, Dương Ngọc thơ, Hạng Võ
biệt Ngu Cơ, Hậu Chàng Nhái, Hậu Con
Tấm con Cám, Hậu Hoàng Trừu, Hậu
Lang Châu, Hậu Nàng Út, Hậu Phạm
Công, Hậu Thạch Sanh, Hậu Vân
Tiên, Hoàng Trừu, Lâm Sanh Lâm Thoại,
Lâm Sanh Xuân Nương, Lang Châu thơ,
Lang Châu toàn truyện, Lục Vân Tiên thơ,
Lưu Bình Dương Lễ, Lý Công thơ, Lý Thi
Ân Đào Báo Nghĩa, Mục Liên Thanh Đề,
Nam Kinh Bắc Kinh, Nàng Chuột trinh tiết,
Nàng Út, Ngọc Cam Ngọc Khổ, Nhị thập
tứ hiếu, Nữ trung báo oán, Ông phò nhị
tẩu, Phạm Công Cúc Hoa, Phan Công thơ,
Phàn Lê Huê phá Hồng Thuỷ trận, Phụng
Kiều Lý Đáng, Phụng Nghi Đình, Quan Âm
diễn ca, Quan Công phục Huê Dung, Sáu
Trọng thơ, Sử Công, Tam Nương thơ, Tam
Tạng thỉnh kinh đông độ, Tề Thiên Đại
Thánh loạn thiên đình, Thạch Sanh Lý
Thông, Thằng Lảnh bán heo, Thơ đi
Tây, Thơ mài gươm dạy vợ, Thơ Mụ Đội,
Thơ phật tổ ra đời, Thơ Sáu Nhỏ, Thoại
Khanh Châu Tuấn, Tiên Bửu thơ tuồng,
Tiết Cương khởi nghĩa, Tiết Đinh San
cầu Phàn Lê Huê, Tiết Giao đoạt ngọc,
Tống Tử Vưu (thơ), Tống Tử Vưu truyện,
Trần Đại lang, Trần Minh khố chuối, Trần
Sanh Ngọc Anh, Triệu Tử Long Đương
Dương Trường Bản, Trò Đông thơ, Trụ
Vương mê Đắc Kỷ, Trương Ngộ thơ, Tứ
đại kỳ thơ, Văn Doan diễn ca, Văn Doan
thơ, Vân Tiên cờ bạc, Võ Tòng sát tẩu, Xử
án Quách Hoè Ngoài ra cũng có nhiều
bản khác trùng tên với các tác phẩm kể trên
nhưng khác tác giả và nhà in.
Tất nhiên, số tác phẩm đã tìm được
chưa phản ánh đầy đủ tình hình xuất bản
truyện thơ uốc ngữ lúc bấy giờ, nhưng về
cơ bản đã ít nhiều bao quát gần hết số tác
phẩm mà các nhà in cũng như độc giả khi
ấy quan tâm. Chỉ còn một số ít truyện thơ
Quốc ngữ Nam Kỳ đã được giới thiệu trên
các trang bìa sau của các truyện thơ, trên
báo mà hiện nay chúng tôi chưa tìm được,
ví như Thơ Năm Tỵ, Thơ Bảy Tài, Hạnh
Nguyên cống Hồ, Thơ giết chó khuyên
chồng, Bùi Kiệm kiện Phú Loan, Đơn
Nguyệt Nga kêu oan cho Bùi Kiệm
2. Truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ
nhìn từ phương thức biên soạn
Qua khảo sát thông tin trên trang bìa
của các tập truyện thơ, chúng tôi thấy hầu
hết các tác phẩm đều được miêu tả phẩm
cách của nó như: "Bổn cũ soạn lại", "bổn
cũ diễn chánh", "soạn y bổn Nôm", "soạn
theo bổn Nôm", "thơ mới", "thơ hậu"
Căn cứ vào nghĩa của các cụm từ và
phương thức biên soạn tác phẩm, chúng tôi
tạm phân loại truyện thơ Quốc ngữ thành 4
nhóm: Phiên âm từ truyện Nôm (Soạn y
bổn Nôm), bổn cũ soạn lại (dọn lại, sửa
lại), viết tiếp (thơ hậu), sáng tác (thơ
mới). Theo chúng tôi, cách phân loại theo
nhận thức của người xưa về bản chất tác
phẩm cần được tham chiếu với nguồn văn
liệu của chúng để có một cái nhìn r hơn
TRUY N THƠ QUỐC NGỮ NAM KỲ U TH NHỮNG VẤN Ề VỀ XUẤT BẢN, BIÊN SOẠN VÀ PHÂN LOẠI
122
về truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ.
Ưu điểm của cách phân loại theo
phương thức biên soạn, miêu tả bản chất
tác phẩm của người xưa là tính lịch sử của
nó, cho ph p sử dụng lại các từ, ngữ mà
các tác giả người biên tập truyện thơ uốc
ngữ đã dùng. Cách phân loại này s làm
nổi bật công việc và ý thức của những
người đặt thơ, biên soạn, xuất bản thơ thời
bấy giờ.
2.1. Phiên âm từ truyện Nôm (Soạn y
bổn Nôm)
Qua khảo sát văn bản, cho thấy "soạn
y bổn Nôm" có nghĩa là tác phẩm này được
soạn lại từ truyện thơ Nôm và người soạn
tuyệt đối trung thành với bản Nôm. Nói
cách khác, họ chỉ làm công việc của người
phiên âm Nôm ra quốc ngữ. Người làm
công việc này đầu tiên là Trương Vĩnh Ký.
Ông đã phiên âm, chú giải những truyện
thơ Nôm ra uốc ngữ như : Kim Vân Kiều
truyện (1875), Lục súc tranh công (1887),
Phan Trần (1889)(2). Tiếp theo Trương
Vĩnh Ký là Trương Minh Ký: ông cũng đã
phiên âm các truyện thơ Nôm ra quốc ngữ
và đăng trên Gia Định báo, như : Lục súc
tranh công (đăng từ số 2, ngày 13/1/1891),
Nhị thập tứ hiếu (đăng từ số 49, ngày
8/12/1896).
Truyện thơ uốc ngữ Lục Vân Tiên
xuất bản bằng uốc ngữ là một ví dụ điển
hình cho loại “soạn y bổn Nôm”. Chúng tôi
sưu tầm được 7 tác phẩm Lục Vân Tiên,
trong đó có 3 tác phẩm là "bổn cũ soạn lại
có hát nam hát khách", 1 tác phẩm là "bổn
cũ diễn chánh" và 3 tác phẩm còn lại là
"soạn y bổn cũ", "soạn y bổn Nôm" hoặc
"bổn cũ soạn lại". Trong số này, chúng tôi
quan tâm nhóm 3 tác phẩm "soạn y bổn
Nôm". Tác phẩm đầu tiên là truyện thơ
quốc ngữ Lục Vân Tiên do nhà in Phạm
Văn Thình tái bản lần thứ 13 vào năm
1942. Trên trang bìa chính của tác phẩm
này có ghi rõ tác giả là cụ Đồ Chiểu. Ngoài
ra họ còn sử dụng cụm từ "soạn y bổn
Nôm" đặt ngay dưới tên tác phẩm. Các
thông tin trên cho chúng ta thấy được tác
phẩm này có nguồn gốc từ bản Nôm của
Nguyễn Đình Chiểu và trong quá trình biên
soạn ra tác phẩm này người soạn đã tuyệt
đối trung thành với bản Nôm. So sánh với
Truyện Lục Vân Tiên do các nhà nghiên
cứu như: Ca Văn Thỉnh và Nguyễn Quang
Tuân phiên âm thì bản “soạn y bổn Nôm”
có nội dung hoàn toàn trùng khớp. Vậy
chúng tôi có thể khẳng định “soạn y bổn
Nôm” là phiên âm tác phẩm từ chữ Nôm ra
quốc ngữ.
Hai tập Lục Vân Tiên còn lại được nhà
in Bảo Tồn in lần thứ nhất, năm 1928 do
Phạm Văn Thơm chịu trách nhiệm xuất
bản; và tác phẩm được nhà in Xưa Nay in
lần thứ 3, năm 1929 do Phạm Văn Thình
chịu trách nhiệm xuất bản. Trên trang bìa
của cả 2 tác phẩm này đều dùng cụm từ
"bổn cũ soạn lại" nhưng ở trang bìa phụ lại
dùng cụm từ "soạn y bổn cũ". Ngoài những
khó khăn vì không xác định được văn bản
nguồn mà 2 tác phẩm này sử dụng và
không tiếp cận được văn bản Nôm, chúng
tôi còn gặp vấn đề khác. Đó là việc dùng
các cụm từ "bổn cũ soạn lại", "soạn y bổn
cũ" không thống nhất trong cùng một tác
phẩm. Trong trường hợp này, “bổn cũ soạn
lại” có thể có nghĩa là phiên ra uốc ngữ
một tác phẩm vốn viết bằng chữ Nôm, việc
“soạn lại” này chỉ là chuyển đổi hệ thống
văn tự ghi ch p tác phẩm. Xét về mặt nội
dung lẫn hình thức, 2 tác phẩm này giống
hoàn toàn với tác phẩm Lục Vân Tiên của
Nguyễn Đình Chiểu đã được hiệu đính và
in trong Từ điển truyện Lục Vân Tiên(3)
hoặc Nguyễn Đình Chiểu toàn tập(4). Vậy
chúng ta có thể tạm kết luận mức độ trung
DƯƠNG MỸ THẮM
123
thành của 2 tác phẩm này với bổn Nôm của
Nguyễn Đình Chiểu gần như tuyệt đối. Vì
vậy, chúng tôi tạm xếp 2 tác phẩm này vào
loại "soạn y bổn Nôm".
Năm 1928, Nhà in Xưa nay xuất bản
truyện thơ uốc ngữ Lâm Sanh Xuân
Nương. Trên trang bìa chính có ghi r đây
là bản in lần thứ nhất, giá 30 xu, người
xuất bản là Lê Văn Tịnh. Ở bìa phụ Lê Văn
Tịnh có dùng cụm từ "soạn y bổn cũ" và
ông nhắc lại một lần nữa bằng cụm từ
"soạn y bổn Nôm" trước khi bắt đầu câu
thơ đầu tiên. Cụm từ "soạn y bổn cũ" hay
"soạn y bổn Nôm" đều khẳng định đây là
truyện thơ được soạn lại từ truyện thơ Nôm
và người soạn tuyệt đối trung thành với
bản gốc và chỉ phiên âm Nôm ra quốc ngữ.
Tuy nhiên, chúng tôi không thấy thông tin
nào về người phiên âm hay biên soạn tác
phẩm này.
Đối với loại truyện thơ "soạn y bổn
Nôm", trên trang bìa của các tác phẩm
thường không thể hiện thông tin về tác giả
mà chỉ có người đứng ra chịu trách nhiệm
xuất bản, trừ trường hợp duy nhất là tác
phẩm Lục Vân Tiên (1942) có ghi rõ tên tác
giả (cụ Đồ Chiểu). Dựa vào trường hợp
này, chúng ta có thể thấy những người xuất
bản cho rằng tác giả của truyện thơ loại
này là tác giả của văn bản Nôm. Như vậy,
việc các tác phẩm khác không ghi rõ tên
tác giả có l vì chúng được phiên âm từ
những truyện thơ Nôm khuyết danh. Vậy
người phiên âm Nôm ra quốc ngữ là ai,
phải chăng chính là người xuất bản? Xét về
bản chất, loại truyện thơ này là những
truyện được phiên âm Nôm ra quốc ngữ,
mức độ trung thành với bản gốc là tuyệt
đối nên chắc chắn người chịu trách nhiệm
xuất bản không thể chỉ nghe hoặc đọc ở
đâu đó, ghi lại, rồi đứng ra xuất bản. Họ
phải là người trực tiếp phiên âm hoặc ít ra
là người cuối cùng hoàn chỉnh văn bản. Vì
những l trên, chúng tôi tạm thời xem
người xuất bản truyện thơ "soạn y bổn
Nôm" là ngư ph n t ph .
Bên cạnh đó, còn có một số truyện thơ
Quốc ngữ được soạn lại từ truyện thơ Nôm
nhưng “tác giả” không được gọi là người
soạn hay người chép ra quốc ngữ như
thường lệ mà được gọi là "dịch giả". Theo
chúng tôi, nhiều khả năng chữ "dịch" ở đây
có nghĩa là chuyển tác phẩm từ loại văn tự
này sang văn tự khác, và công việc chính
của các "dịch giả" là phiên âm Nôm ra
quốc ngữ. Các "dịch giả" Nguyễn Đức
Lương, Lê Duy Thiện và Nguyễn Kim
Đính thực chất là người phiên âm truyện
thơ Nôm sang quốc ngữ.
2.2. Bổn cũ soạn lại
Trong Từ điển từ ngữ Nam Bộ của
Huỳnh Công Tín, cụm từ "bổn cũ soạn lại"
có nghĩa là “giữ nguyên cái đã có, thực hiện
theo cái cũ”(5). Với nghĩa này thì cụm từ
"bổn cũ soạn lại" rất gần nghĩa với cụm từ
"soạn y bổn Nôm". Theo chúng tôi “bổn cũ
soạn lại” không chỉ là thực hiện theo cái cũ
mà là tác phẩm được soạn lại từ truyện thơ
Nôm, người biên soạn “tác giả” có thể dựa
vào cốt truyện có sẵn để thêm bớt, thay đổi
một vài tình tiết, nhân vật hoặc thay đổi câu
chữ thậm chí có thể thêm vào các hình thức
tuồng để sáng tạo ra một tác phẩm mới.
Khảo sát trên các trang bìa của truyện
thơ Quốc ngữ Nam Kỳ, cụm từ "bổn cũ
soạn lại" là được dùng nhiều nhất, bên
cạnh đó chúng tôi tìm thấy những cụm từ
khác có nghĩa rất gần như "bổn cũ dọn lại",
"bổn cũ sửa lại", "bổn cũ diễn chánh",
"soạn theo bổn Nôm". Xét về nghĩa, theo
Đại Nam quốc âm tự vị, từ dọn có nghĩa "là
sắp đặt, bài trí"(6); sửa có nghĩa là "lặp lại,
làm lại, sắp đặt làm cho chính đính, tề
chỉnh"(7). Như vậy, các truyện thơ uốc
TRUY N THƠ QUỐC NGỮ NAM KỲ U TH NHỮNG VẤN Ề VỀ XUẤT BẢN, BIÊN SOẠN VÀ PHÂN LOẠI
124
ngữ dùng cụm từ "bổn cũ dọn lại", "bổn cũ
sửa lại" đều thuộc loại truyện thơ "bổn cũ
soạn lại". Đối với các truyện thơ sử dụng
cụm từ "soạn theo bổn Nôm", vừa nghe
ua người đọc có thể nghĩ đây là loại
truyện thơ "soạn y bổn Nôm", nhưng khi
phân tích nghĩa của từng từ thì rõ ràng từ
"y" và từ "theo" có nghĩa khác nhau. Một
đằng là giữ nguyên vẹn, trung thành tuyệt
đối với văn bản Nôm, một đằng là kế thừa
văn bản Nôm và không nhất thiết phải giữ
nguyên văn bản gốc, tức có thể bổ sung,
sửa chữa theo ý muốn chủ quan của người
soạn. Vậy loại truyện thơ có sử dụng cụm
từ "soạn theo bổn Nôm" cũng được xếp
vào loại truyện thơ "bổn cũ soạn lại".
Về nghĩa của cụm từ "bổn cũ diễn
chánh", theo Đại Nam quốc âm tự vị từ
diễn có nghĩa là "rộng"(8); chánh có nghĩa
là "việc chánh, ngay thật, chắc chắn"(9).
Thực tế, các truyện thơ có sử dụng cụm từ
"bổn cũ diễn chánh" như : Đào Trinh
Luông Sanh, Lục Vân Tiên, Nam Kinh Bắc
Kinh, Thạch Sanh Lý Thông là những
truyện được soạn lại từ truyện thơ Nôm,
người soạn giữ lại cốt truyện thêm bớt,
thay đổi tình tiết, câu chữ để tạo nên các
tác phẩm mới. Vậy, các truyện thơ này
cũng được xếp cùng nhóm với loại truyện
thơ "bổn cũ soạn lại".
Trên trang bìa tác phẩm Tống Tử Vưu
do nhà in Đông Pháp xuất bản lần thứ nhất
năm 1929 và tác phẩm Trần Đại Lang
cũng do nhà in Đông Pháp xuất bản lần thứ
nhất năm 1929, hoặc tác phẩm cùng tên
Trần Đại Lang do nhà in Phạm Văn Cường
xuất bản năm 1928 đều ghi "Dịch truyện
Tàu" ngay dưới tên tác phẩm. Cuối mỗi
trang bìa đều ghi thêm "Nguyễn Kim Đính
dịch và xuất bản". Vậy cụm từ "Dịch
truyện Tàu" ở đây có nghĩa là gì? Có phải
là Nguyễn Kim Đính đã dùng khả năng
ngôn ngữ của mình để thuật lại bằng tiếng
Việt thông ua hệ văn tự uốc ngữ nội
dung "truyện Tàu" (truyện Trung Quốc)
vốn được viết bằng Hán văn. Hay nói cách
khác liệu có phải Nguyễn Kim Đính đã
chuyển thể các truyện Trung Quốc có tên
là Tống Tử Vưu, Trần Đại Lang dưới dạng
nguyên tác chữ Hán sang truyện thơ uốc
ngữ? Trong trường hợp này, theo chúng tôi
Nguyễn Kim Đính chỉ là người phiên âm
truyện thơ Nôm ra uốc ngữ, chứ không hề
làm công việc của người dịch. Vì tác phẩm
Tống Tử Vưu của Nguyễn Kim Đính giống
hoàn toàn với Tống Tử Vưu truyện của
Huỳnh Tịnh Của. Điều này có nghĩa nó
cũng được xếp vào loại "Bổn cũ soạn lại"
và việc tác giả dùng cụm từ "Dịch truyện
Tàu" chỉ thể hiện tác phẩm này có nguồn
gốc từ truyện Trung Quốc.
Trong số các truyện thơ uốc ngữ mà
chúng tôi sưu tầm được có một số truyện
thơ không sử dụng các cụm từ "bổn cũ
soạn lại", "bổn cũ dọn lại", "bổn cũ sửa
lại". Tuy nhiên, dựa vào bản chất của loại
truyện thơ "bổn cũ soạn lại", chúng tôi đưa
ra hai yếu tố chính để làm cơ sở phân loại.
Thứ nhất truyện phải được soạn lại từ
truyện thơ Nôm; thứ hai, trên trang bìa thể
hiện rõ truyện đã được diễn ra quốc ngữ,
chép ra quốc ngữ, soạn lại và thêm thắt bởi
những “tác giả” cụ thể.
2.3. Sáng tác (Thơ mới)
Theo Đại Nam quốc âm tự vị, Thơ có
nghĩa “là sách, chuyện” (Thư 書), hay “chữ
nghĩa hoặc lời nói đặt ra có câu có vần theo
điệu văn chương” (Thi 詩)(10). Đối với
truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ, người ta
dùng chữ Thơ (書)có nghĩa là chuyện để
đặt tên cho tác phẩm. "Thơ mới" là truyện
thơ được sáng tác mới hoàn toàn bằng chữ
DƯƠNG MỸ THẮM
125
quốc ngữ, tức nội dung cốt truyện không
dựa vào truyện thơ Nôm. Trong trường hợp
này, truyện thơ Quốc ngữ được trực tiếp
biên soạn theo truyện cổ tích, tuồng, tích,
tiểu thuyết Trung Quốc hay các sự kiện
lịch sử - xã hội Việt Nam mà không qua
truyện thơ Nôm. Cách đơn giản nhất để
nhận biết "Thơ mới" là dựa vào các chữ
dùng trên trang bìa của mỗi cuốn thơ, như :
"thơ mới", "tân soạn". Đối với các truyện
thơ không sử dụng những từ, ngữ quen
thuộc trên thì chúng ta cần phải dựa vào
cốt truyện để phân loại chúng. Những
truyện thơ uốc ngữ được soạn trực tiếp từ
truyện cổ tích, tiểu thuyết Trung Quốc
hoặc được sáng tác dựa vào các sự kiện
lịch sử của Việt Nam không thông qua
truyện thơ Nôm đều là "thơ mới". Trên
trang bìa của những truyện này thường thể
hiện rõ tên tác giả tức "người đặt thơ".
2.4. Viết tiếp (Thơ hậu)
"Thơ hậu" là truyện thơ uốc ngữ
được sáng tác mới hoàn toàn. Tác giả "Thơ
hậu" lấy kết thúc truyện của "bổn cũ soạn
lại" làm mở đầu cho câu chuyện tiếp theo,
đặc biệt cốt truyện được họ sáng tạo dựa
vào sự tưởng tượng của bản thân tạo nên
một tác phẩm hoàn toàn mới từ nội dung
đến hình thức. Qua tên gọi của tác phẩm,
chúng ta rất dễ nhận biết các truyện thơ
quốc ngữ thuộc nhóm "Thơ hậu", vì tác giả
thường lấy chữ "hậu" kết hợp với tên "bổn
cũ soạn lại" của nó, như Hậu chàng
Nhái, Hậu Lang Châu, Hậu Nàng Út, Hậu
Phạm Công, Hậu Thạch Sanh, Hậu Vân
Tiên, Hậu con Tấm con Cám, Hậu Hoàng
Trừu, Hậu Vân Tiên Tuy nhiên, cũng có
những trường hợp ngoại lệ khác như tác
phẩm Cha Hồ chú Nhẫn. Đây là truyện thơ
quốc ngữ thuộc nhóm "Thơ hậu", nội dung
được kể tiếp theo truyện Chàng Lía. Đối
với trường hợp này, chúng ta phải dựa vào
nội dung tác phẩm mới có thể nhận biết
chúng thuộc nhóm "Thơ hậu".
3. Phân loại truyện thơ Quốc ngữ
Nam Kỳ theo nguồn gốc thể tài
Hiện nay, chúng tôi có gần 200 truyện
thơ uốc ngữ Nam Kỳ, phong phú về nội
dung, đa dạng về hình thức. Để thuận lợi
cho việc nghiên cứu, trước hết người viết
phải phân loại chúng theo từng nhóm. Các
nhà nghiên cứu về truyện thơ Nôm đã có rất
nhiều ý kiến khác nhau trong việc phân loại
truyện thơ Nôm. Họ dựa vào các tiêu chí
khác nhau để chia truyện thơ Nôm thành
các loại sau: “Truyện Nôm bình dân”,
truyện Nôm bác học” (phong cách sáng
tác), “truyện Nôm khuyết danh”, “truyện
Nôm hữu danh” (tác giả)... Đối với truyện
thơ Quốc ngữ, chúng tôi xét thấy s không
thể phân chia theo tiêu chí phong cách sáng
tác, vì tất cả những tác phẩm mà chúng tôi
đang có đều là những truyện có nội dung
mang đậm tính chất uần chúng và nghệ
thuật hết sức mộc mạc, giản dị. Nếu căn cứ
vào mối quan hệ với tác giả để phân loại
truyện thơ Quốc ngữ, chúng tôi e rằng s
không hợp lý vì ngoài truyện thơ Lục Vân
Tiên, số tác phẩm còn lại mà chúng tôi đang
có đều là những truyện thơ khuyết danh. Vì
vậy, chúng tôi chọn cách phân loại theo
nguồn gốc thể tài để phân loại truyện thơ
Quốc ngữ Nam Kỳ. Cách phân loại này
giúp chúng ta thấy được thi pháp, phong
cách của từng thể tài. Theo đó, truyện thơ
Quốc ngữ Nam Kỳ có mấy loại sau:
Truyện thơ ổ tích, truyện thơ truyền
thuyết Phật giáo, truyện thơ tuồng tích
Trung Quốc, truyện thơ th i sự.
3.1. Truyện thơ cổ tích
Chúng tôi dùng khái niệm truyện thơ
cổ tích là để chỉ các loại truyện được kể
bằng văn vần có nội dung cốt truyện từ
chuyện xưa, tích cũ được lưu truyền trong
TRUY N THƠ QUỐC NGỮ NAM KỲ U TH NHỮNG VẤN Ề VỀ XUẤT BẢN, BIÊN SOẠN VÀ PHÂN LOẠI
126
dân gian Việt Nam. Truyện thơ cổ tích có
nội dung khá rộng, gồm nhiều loại đề tài
với nhiều kiểu nhân vật khác nhau, như:
truyện các nhân vật dũng sĩ, các nhân vật
tài giỏi, thông minh, truyện về các nhân vật
ngốc nghếch, các nhân vật bất hạnh, như:
người mồ côi, người em út, người con
riêng, người nghèo khổ, người quái dị hình
dạng, truyện về các con vật nói năng và
hành động như con người, truyền thuyết về
các anh hùng thảo dã... Chủ đề quen thuộc
của truyện thơ cổ tích là chính nghĩa thắng
gian tà, thiện thắng ác. Các vấn đề này
được các tác giả dân gian thể hiện một cách
độc đáo, sống động trên cơ sở kế thừa nội
dung và hình thức nghệ thuật của truyện cổ
tích. Truyện thơ cổ tích chiếm số lượng lớn
trong danh mục tác phẩm truyện thơ Quốc
ngữ xuất bản ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX,
như: Cha Hồ Chú Nhẫn, Chàng Chuột Lệ
Tiên, Chàng Nhái Kiển Tiên thơ, Chàng
Nhái, Đào Trinh Luông Sanh, Dương Ngọc
thơ, Hậu Chàng Nhái, Hậu Con Tấm con
Cám, Hậu Hoàng Trừu, Hậu Lang Châu,
Hậu Nàng Út, Hậu Phạm Công, Hậu
Thạch Sanh, Hậu Vân Tiên, Hoàng Trừu,
Lâm Sanh Lâm Thoại, Lâm Sanh Xuân
Nương, Lang Châu thơ, Lang Châu toàn
truyện, Lục súc tranh công, Lục Vân Tiên
thơ, Lưu Bình Dương Lễ, Lý Công thơ, Lý
Thi Ân Đào Báo Nghĩa, Nam Kinh Bắc
Kinh, Nàng Chuột trinh tiết, Nàng Út,
Ngọc Cam Ngọc Khổ, Nữ trung báo oán,
Phạm Công Cúc Hoa, Phan Công thơ, Sử
Công, Tam Nương thơ, Thạch Sanh LýN
Thông, Thằng Lảnh bán heo, Thơ mài
gươm dạy vợ, Thơ Mụ Đội, Thoại Khanh
Châu Tuấn, Tiên Bửu thơ tuồng, Trần
Minh khố chuối, Trần Sanh Ngọc Anh, Trò
Đông thơ, Trương Ngộ thơ, Văn Doan diễn
ca, Văn Doan thơ
Vì vậy, để thuận lợi cho việc nghiên
cứu, chúng tôi tiếp tục phân loại truyện thơ
cổ tích thành nhiều nhóm nhỏ, như: truyện
thơ cổ tích thần kỳ, truyện thơ cổ tích thế
sự, truyện thơ cổ tích loài vật.
3.1.1. Truyện thơ cổ tích thần kỳ
Truyện thơ cổ tích thần kỳ kể lại
những sự việc xảy ra trong đời sống gia
đình và xã hội con người; mà ở đó những
xung đột, mâu thuẫn trong gia đình, như:
xung đột giữa anh chị em (Chàng Nhái
Kiển Tiên, Chàng Chuột Lệ Tiên, Nàng
Út...), xung đột giữa dì ghẻ con chồng,
giữa chị em cùng cha khác mẹ (Con Tấm
con Cám), xung đột có tính bi kịch về hôn
nhân, gia đình (Thoại Khanh Châu Tuấn,
Phạm Công Cúc Hoa, Lâm Sanh Xuân
Nương...) được giải quyết nhờ vào lực
lượng siêu nhiên. Những ông Tiên, ông
Bụt... luôn đứng về phía thiện, trợ giúp cho
nhân vật đau khổ, đang gặp bế tắc để đưa
họ tới hạnh phúc. Đây là nhóm tác phẩm
chiếm số lượng lớn nhất trong danh mục
truyện thơ cổ tích.
3.1.2. Truyện thơ cổ tích thế sự
Truyện thơ cổ tích thế sự khác loại
truyện thơ cổ tích thần kỳ ở chỗ, truyện kể
lại những sự kiện khác thường ly kỳ nhưng
những sự kiện này được rút ra từ thế giới
trần tục của con người, không có hoặc rất ít
yếu tố thần kỳ. Trong truyện thơ cổ tích thế
sự yếu tố thần kỳ không có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của câu chuyện.
Nhân vật trung tâm thường chủ động và
tích cực hơn so với nhân vật trung tâm
trong truyện thơ cổ tích thần kỳ. Những
mâu thuẫn, xung đột trong truyện thơ cổ
tích thế sự được giải quyết theo logic của
hiện thực và thỉnh thoảng nhân vật trung
tâm không nhận được “cái kết có hậu”. Các
tác phẩm như: Cha Hồ chú Nhẫn, Hoàng
Trừu, Lưu Bình Dương Lễ, Mài gươm dạy
vợ, Nữ trung báo oán, Thằng Lảnh bán
DƯƠNG MỸ THẮM
127
heo, Thơ Chàng Lía, Trương Ngộ, Thơ Văn
Doan, Văn Doan diễn ca... đều thuộc nhóm
truyện cổ tích thế sự.
3.1.3. Truyện thơ cổ tích loài vật
Truyện thơ cổ tích loài vật là loại
truyện kể bằng văn vần có tính chất thế
sự, mượn chuyện về loài vật để nói bóng
gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người,
nhằm nêu lên bài học luân lí. Truyện thơ
cổ tích loài vật có số lượng hạn chế nhất
trong danh mục truyện thơ Quốc ngữ Nam
Kỳ, như: Nàng Chuột trinh tiết, Lục súc
tranh công.
Truyện thơ cổ tích là kết quả sáng tạo
của các tác giả dân gian. Họ đã sáng tạo
bằng cách chỉnh lý, lắp ghép các tình tiết,
các môtip có sẵn trong kho tàng truyện cổ
dân gian để tạo thành một câu chuyện hoàn
toàn mới. Trong quá trình biên soạn truyện
thơ cổ tích, tác giả dân gian đã “sửa đổi lại
mới” rất nhiều nội dung. Nội dung câu
chuyện trong truyện thơ cổ tích đã được cụ
thể hóa, nhân vật dù mang lý tưởng nhưng
cũng bắt đầu có tâm lý, tính cách, lời thoại
cũng nhiều hơn Tuy nhiên, sự sáng tạo
ấy dù nhiều hay ít cũng không thể vượt ra
ngoài khuôn khổ của chuyện xưa, tích cũ.
3.2. Truyện thơ truyền thuyết Phật giáo
Truyện thơ truyền thuyết Phật giáo là
loại truyện dân gian được kể bằng văn vần
có các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng nhưng
lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra
trong thời gian tôn giáo và thuộc nhóm đề
tài Phật giáo. Dựa vào danh mục các tác
phẩm truyện thơ Quốc ngữ xuất bản ở Nam
Kỳ đầu thế kỷ XX, chúng ta thấy có một số
tác phẩm là truyện thơ truyền thuyết Phật
giáo, như: Mục Liên Thanh Đề, Quan Âm
diễn ca, Thơ Phật Tổ ra đời
3.3. Truyện thơ tuồng tích Trung Quốc
Truyện thơ tuồng tích Trung Quốc là
loại truyện được kể bằng văn vần có cốt
truyện bắt nguồn từ những tích truyện cổ
Trung Quốc được lưu truyền trong dân
gian hoặc những vở tuồng được lấy ra từ
tiểu thuyết Trung Quốc. Qua khảo sát trong
danh mục truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ,
truyện thơ tuồng tích Trung Quốc là nhóm
tác phẩm chiếm số lượng lớn thứ 2 sau loại
truyện thơ cổ tích, như: Bá Ấp Khảo loạn
cung, Bá Nha Tử Kỳ, Bạch Viên Tôn Các,
Chiêu Quân cống Hồ, Đỗ Thập Nương,
Đơn Hùng Tín, Hạng Võ biệt Ngu Cơ, Nhị
thập tứ hiếu, Ông phò nhị tẩu, Phàn Lê
Huê phá Hồng Thuỷ trận, Phụng Kiều Lý
Đáng, Phụng Nghi Đình, Quan Công phục
Huê Dung, Tam Tạng thỉnh kinh đông độ,
Tề Thiên Đại Thánh loạn thiên đình, Tiết
Cương khởi nghĩa, Tiết Đinh San cầu Phàn
Lê Huê, Tiết Giao đoạt ngọc, Tống Tử
Vưu, Tống Tử Vưu truyện, Trần Đại Lang,
Triệu Tử Long - Đương Dương Trường
Bản, Trụ Vương mê Đắc Kỷ, Tứ đại kỳ thơ,
Võ Tòng sát tẩu, Xử án Quách Hoè
Trên trang bìa của các quyển thơ
Đương Dương Trường Bản, Triệu Tử Long
đoạt ấu chúa, Quan Công phục Huê Dung,
Quan Công phò nhị tẩu... đều ghi “đặt theo
tích truyện Tam quốc” và đặt tên trùng khít
với các vở tuồng Đương Dương Trường
Bản, Quan Công phục Huê Dung trong
quyển Tuồng Tam Quốc (1930), chủ bút
Đặng Lễ Nghi, chủ bổn Phạm Văn Thình,
nhà in Xưa Nay, in lần thứ tư, 42 trang.
Khi đặt thơ, tác giả không đơn thuần lấy
trọn vẹn một chương, một hồi trong tiểu
thuyết Tam Quốc để sáng tạo nên tác phẩm
mà là dựa theo tích truyện được nhiều
người biết đến, giống với cách mở đầu và
kết thúc của các vở tuồng. Tất cả những
điều này gợi cho chúng tôi, phải chăng các
tác giả truyện thơ đã sáng tạo trên nội dung
của những vở tuồng nhiều hơn là từ những
trang viết của tiểu thuyết?
TRUY N THƠ QUỐC NGỮ NAM KỲ U TH NHỮNG VẤN Ề VỀ XUẤT BẢN, BIÊN SOẠN VÀ PHÂN LOẠI
128
Trong danh mục truyện thơ tuồng, tích
Trung Quốc có một số tác phẩm nếu chỉ
dựa vào nội dung thì không thể xác định
được nguồn gốc vì nội dung cốt truyện của
chúng rất giống với loại truyện thơ cổ tích.
Trường hợp Trần Đại Lang, hiện tại chúng
tôi có 6 bản trong đó có 2 bản do Nguyễn
Kim Đính dịch có ghi rõ trên trang bìa
“dịch truyện Tàu”. Tống Tử Vưu cũng là
một trường hợp tương tự, vì vậy, chúng tôi
căn cứ vào nguồn văn liệu có trên trang bìa
của văn bản. Hiện nay, chúng tôi có 6 bản
Tống Tử Vưu, trong đó bản Nguyễn Kim
Đính (1929), nhà in Đông Pháp in lần thứ
1, tại Gia Định gồm 16 trang có ghi rõ trên
trang bìa cụm từ “Dịch truyện Tàu”. Dù
không tìm được nội dung cốt truyện của
Trần Đại Lang và Tống Tử Vưu được lấy
từ tích truyện nào nhưng cũng đủ để khẳng
định hai tác phẩm trên là những truyện thơ
Quốc ngữ có nguồn gốc từ tích truyện của
Trung Quốc.
Ngoài ra, cũng có trường hợp người
soạn truyện thơ nêu nguồn gốc của truyện
bắt nguồn từ tác phẩm của Trung Quốc,
nhưng thực tế kiểm nghiệm lại không đưa
ra kết uả tương đồng. Mở đầu truyện thơ
Nữ trung báo oán có câu: “Trải xem Kim
cổ kỳ quan” khiến người đọc hiểu là tác giả
biên soạn truyện này dựa theo Kim cổ ỳ
quan nhưng thực tế trong Kim cổ kỳ quan
lại không có truyện nào như thế. Trường
hợp này, có thể hiểu là người viết chỉ
mượn tên tác phẩm Kim cổ kỳ quan cốt để
dẫn truyện. Vì vậy, chúng tôi dựa vào nội
dung cốt truyện và tạm xếp Nữ trung báo
oán vào nhóm truyện thơ cổ tích thế sự,
chờ khảo sát thêm.
3.4. Truyện thơ thời sự
Bên cạnh truyện thơ cổ tích, truyện thơ
truyền thuyết Phật giáo, truyện thơ tuồng
tích Trung Quốc, ở Nam Kỳ còn xuất hiện
các loại truyện thơ có cốt truyện bắt nguồn
từ hiện thực lịch sử- xã hội ở Việt Nam
được gọi là truyện thơ thời sự như: Cậu
Hai Miêng [Miên], Sáu Trọng thơ, Thầy
Thông Chánh, Thơ đi Tây, Thơ Sáu Nhỏ,
Vân Tiên cờ bạc Người làm thơ ghi lại
những sự kiện xảy ra theo như họ trông
thấy hoặc nghe kể. Chuyện xảy ra nghe
được thế nào người ta ghi lại thế ấy, chỉ
thêm vào đôi chút ý kiến chủ quan hoặc
một số chi tiết cho truyện thêm hấp dẫn
chứ không hề tự ý dựng lên cốt truyện.
Trong danh mục truyện thơ Quốc ngữ
Nam Kỳ có một trường hợp đặc biệt là thơ
Vân Tiên cờ bạc. Đây là tác phẩm nhại
truyện thơ Lục Vân Tiên nhằm phê phán tệ
nạn cờ bạc trong xã hội lúc bấy giờ một
cách hài hước. Vì vậy, chúng tôi xếp Vân
Tiên cờ bạc vào nhóm truyện thơ thời sự.
Tóm lại, truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ
là loại truyện được người dân Nam Kỳ lục
tỉnh yêu chuộng vào những thập niên đầu
thế kỷ XX. Truyện được xuất bản, tái bản
với số lượng lớn và bày bán phổ biến khắp
các hiệu sách với giá bình dân. Tuy nhiên,
do điều kiện thời gian và nhu cầu thưởng
thức của người dân thay đổi nên về sau ít ai
còn lưu giữ loại truyện thơ này. Vì vậy,
việc tìm kiếm tư liệu gặp rất nhiều khó
khăn. Dựa vào phương thức biên soạn, các
thông tin trên trang bìa, người viết chia
truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ thành bốn
nhóm chính: "Soạn y bổn Nôm", "Bổn cũ
soạn lại", "Thơ mới" và "Thơ hậu". Trong
đó, nhóm tác phẩm “Soạn y bổn Nôm” về
bản chất là phiên âm Nôm ra chữ Quốc
ngữ, tác giả người phiên âm không chủ ý
thêm bớt, hay chỉnh sửa nội dung tác
phẩm. Nhóm thứ 2 “bổn cũ soạn lại” là
nhóm chiếm số lượng đa số trong danh
mục truyện thơ Quốc ngữ Nam Kỳ. Đây là
nhóm tác phẩm được độc giả ưu chuộng
DƯƠNG MỸ THẮM
129
nên được tái bản nhiều lần. Chúng tôi đặc
biệt quan tâm và hứng thú với nhóm tác
phẩm “Thơ mới” và “Thơ hậu”. Hai nhóm
tác phẩm này góp phần tạo nên sự phong
phú và đa dạng về nội dung, hình thức và
phương thức biên soạn truyện thơ Quốc
ngữ Nam Kỳ.
Bên cạnh đó, người viết còn kết hợp
cách phân loại truyện thơ Quốc ngữ Nam
Kỳ theo nguồn gốc thể tài với cách phân
loại theo phương thức biên soạn. Sự kết
hợp này giúp người đọc có cái nhìn toàn
diện về nguồn gốc truyện thơ Quốc ngữ
Nam Kỳ.
Chú thích:
1. Nông cổ mín đàm, số 199 năm thứ 4, ngày
13/7/1905.
2. Bằng Giang (1992), Văn học Quốc ngữ ở
Nam ỳ 1865 – 1930. Nxb Trẻ, TP.HCM,
trang 43.
3. Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Khắc Thuần
(2004), Từ điển truyện Lục Vân Tiên, Nxb
Thanh Niên, trang 27.
4. Ca Văn Thinh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn
Thạch Giang (1980), Nguyễn Đình Chiểu toàn
tập, tập 1, Nxb. Đại học và Trung học chuyên
nghiệp, trang 93-176.
5. Huỳnh Công Tín (2007), Từ điển từ ngữ Nam
Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, TP.HCM, trang
198.
6. (8), (9) Huình Tịnh Paulus Của (1895), Đại
Nam quốc âm tự vị, tập 1, Imp. Rey, Curiol &
C
ie
, Sài Gòn, trang 241, 234, 143.
10. Huình Tịnh Paulus Của (1896), Đại Nam
quốc âm tự vị, tập 2, Imp. Rey, Curiol & C
ie
,
Sài Gòn, trang 313, 403.
Ngày nhận bài: 07/9/2017 Biên tập xong: 15/10/2017 Duyệt đăng: 20 10 2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13_0021_2215065.pdf