Tài liệu Truy vấn hướng đối tượng dựa trên đồ thị chữ ký nhị phân - Trương Công Tuấn: 59
Truy vấn hướng đối tượng . . .
TRUY VẤN HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG DỰA TRÊN ĐỒ THỊ CHỮ KÝ NHỊ PHÂN
Trương Công Tuấn*, Trần Minh Bảo**
TÓM TẮT
Bài báo xây dựng một mô hình cấu trúc đồ thị để tổ chức lưu trữ chữ ký của các đối tượng
trong cơ sở dữ liệu hướng đối tượng, trong đó các đối tượng được mã hóa và xây dựng dưới dạng
một đồ thị chữ ký, từ đó xây dựng thuật toán để xử lý truy vấn trên đồ thị chữ ký và đề xuất mô
hình ứng dụng.
Từ khoá: hướng đối tượng cơ sở dữ liệu; cơ cấu chỉ số; chữ ký; tập tin chữ ký; đồ thị chữ ký
OBJECT-ORIENTED QUERY PROCESSING BASED BINARY
SIGNATURE GRAPH
ABSTRACT
In this paper, we construct a graph structure model to store object signatures in object-
oriented databases, in which the objects are hash encoded and presented by a signature graph.
Then we built an algorithm to process the query on signature graph and propose an application
model.
Keyword: Object-oriented database; index structure; signature; signature ile; signature graph.
* ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truy vấn hướng đối tượng dựa trên đồ thị chữ ký nhị phân - Trương Công Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
59
Truy vấn hướng đối tượng . . .
TRUY VẤN HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG DỰA TRÊN ĐỒ THỊ CHỮ KÝ NHỊ PHÂN
Trương Công Tuấn*, Trần Minh Bảo**
TÓM TẮT
Bài báo xây dựng một mô hình cấu trúc đồ thị để tổ chức lưu trữ chữ ký của các đối tượng
trong cơ sở dữ liệu hướng đối tượng, trong đó các đối tượng được mã hóa và xây dựng dưới dạng
một đồ thị chữ ký, từ đó xây dựng thuật toán để xử lý truy vấn trên đồ thị chữ ký và đề xuất mô
hình ứng dụng.
Từ khoá: hướng đối tượng cơ sở dữ liệu; cơ cấu chỉ số; chữ ký; tập tin chữ ký; đồ thị chữ ký
OBJECT-ORIENTED QUERY PROCESSING BASED BINARY
SIGNATURE GRAPH
ABSTRACT
In this paper, we construct a graph structure model to store object signatures in object-
oriented databases, in which the objects are hash encoded and presented by a signature graph.
Then we built an algorithm to process the query on signature graph and propose an application
model.
Keyword: Object-oriented database; index structure; signature; signature ile; signature graph.
* PGS.TS. Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. E-Mail: tctuan_it_dept@yahoo.com
** ThS. GV. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM. E-Mail: tmbaovn@gmail.com
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Truy vấn trực tiếp trên các đối tượng trong
cơ sở dữ liệu hướng đối tượng rất tốn kém chi
phí lưu trữ dữ liệu trong quá trình truy vấn
và tốn nhiều thời gian để thực hiện truy vấn
trên hệ thống dữ liệu thực. Bài toán đặt ra là
cần mô tả lại hệ thống dữ liệu đơn giản hơn
và xây dựng cấu trúc dữ liệu tương ứng để có
thể giảm không gian tìm kiếm trong quá trình
thực thi câu truy vấn mà vẫn đảm bảo được
việc truy vấn được các đối tượng cần thiết.
Các phương pháp truy vấn dựa trên chữ
ký nhị phân đã công bố như: truy vấn đối
tượng trên cây chữ ký SD-Tree [3], truy vấn
đối tượng trong cơ sở dữ liệu hướng đối tượng
dựa trên cấu trúc cây chữ ký đối tượng [2], xây
dựng cấu trúc tập tin chữ ký và cây chữ ký [8],
xây dựng cấu trúc đồ thị chữ ký dựa trên tập tin
chữ ký để truy vấn trong cơ sở dữ liệu hướng
đối tượng [9, 12], xây dựng cấu trúc cây chữ ký
để giảm không gian tìm kiếm dữ liệu [1, 2, 7,
10], truy vấn dữ liệu trên tập tin vĕn bản bằng
tập tin chữ ký tuần tự và tập tin chữ ký phân
mảnh [4], tạo chỉ mục truy vấn cho các tập tin
vĕn bản [5, 6], tạo cấu trúc cây chữ cân bằng
và thao tác trên cây chữ ký cân bằng [1, 8],
60
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bài báo sẽ tiếp cận phương pháp tạo chữ
ký cho các đối tượng, từ đó xây dựng cấu trúc
đồ thị để tham chiếu đến cơ sở dữ liệu thực.
Chữ ký nhỏ hơn rất nhiều so với đối tượng
thực, khoảng từ 10% – 20% so với đối tượng
[4, 5, 8]. Chữ ký của các đối tượng sẽ được
lưu trữ trong tập tin chữ ký và qua đó thực
hiện phép truy vấn các đối tượng dựa trên tập
tin chữ ký này. Ngoài ra, để việc tìm kiếm
hiệu quả hơn, cần xây dựng cấu trúc dữ liệu
lưu trữ tập tin chữ ký. Cấu trúc lưu trữ tập
tin chữ ký này có thể dưới dạng các tập tin
chữ ký tuần tự, các tập tin chữ ký phân mảnh,
cấu trúc cây chữ ký, cấu trúc dạng đồ thị chữ
ký, các cấu trúc lưu trữ tập tin chữ ký sẽ
làm giảm không gian tìm kiếm và tối ưu quá
trình truy vấn dữ liệu.
Bài báo mô tả lại hệ thống dữ liệu thực
trở thành một cấu trúc dữ liệu tham chiếu có
không gian tìm kiếm nhỏ hơn để từ đó giảm
thời gian truy vấn dữ liệu và đồng thời cấu
trúc dữ liệu tham chiếu trung gian này có thể
truy vấn ngược lại dữ liệu thực sự. Kết quả
của bài báo sẽ tập trung vào việc xây dựng
cấu trúc lưu trữ tập tin chữ ký dưới dạng đồ
thị chữ ký và thuật toán truy vấn đối tượng
trên đồ thị chữ ký đồng thời xây dựng mô
hình ứng dụng.
Phần đầu của bài báo sẽ giới thiệu khái
quát về chữ ký cho các đối tượng; tiếp theo
bài báo giới thiệu các khái niệm cơ bản về chữ
ký và cấu trúc đồ thị chữ ký; sau đó bài báo
thực hiện xây dựng đồ thị chữ ký và thuật toán
truy vấn đối tượng trên đồ thị chữ ký đồng
thời xây dựng mô hình ứng dụng; phần cuối
cùng là kết luận.
2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ SỞ
2.1. Chữ ký đối tượng
Trong một cơ sở dữ liệu hướng đối tượng,
mỗi đối tượng được biểu diễn bởi một tập các
giá trị thuộc tính. Chữ ký của một giá trị thuộc
tính là một chuỗi bít được mã hóa bằng hàm
bĕm, có độ dài với bít 1 và bít 0. Chữ ký đối
tượng được xây dựng bằng phép toán OR bít
cho tất cả các chữ ký của các giá trị thuộc tính
của đối tượng [1].
Các chữ ký đối tượng của một lớp được
lưu trữ trong một tập tin, gọi là tập tin chữ
ký. Tập tin chữ ký tuần tự SSF (Sequential
Signature File) gồm các chữ ký đối tượng
được lưu trữ tuần tự [1, 3, 8].
Một câu truy vấn chỉ định các giá trị cần
tìm kiếm cũng sẽ được mã hóa thành chữ ký
truy vấn giống như cách mã hóa chữ ký các
giá trị thuộc tính của đối tượng. Lúc đó chữ
ký truy vấn được so sánh đối với mọi chữ ký
đối tượng trong tập tin chữ ký. Có ba trường
hợp có thể xảy ra:
1. Đối tượng phù hợp với câu truy vấn,
nghĩa là đối với mọi tập bít trong chữ ký truy
vấn sq, tập bít tương ứng trong chữ ký đối
tượng s cũng chính là nó, tức là sq ∧ s = sq;
2. Đối tượng không phù hợp với câu truy
vấn, nghĩa là sq ∧ s ≠ sq ;
3. Chữ ký được đối sánh và cho ra một kết
quả phù hợp nhưng đối tượng không phù hợp
với điều kiện tìm kiếm trong câu truy vấn.
Để loại ra trường hợp này, các đối tượng phải
được kiểm tra sau khi các chữ ký đối tượng
được đối sánh phù hợp.
Một ví dụ về chữ ký của đối tượng được
minh họa như hình sau:
Hình 1. Một ví dụ về chữ ký của đối tượng.
61
Truy vấn hướng đối tượng . . .
2.2. Đồ thị chữ ký
Định nghĩa 1. Một đồ thị chữ ký G đối
với tập tin chữ ký S = s
1
.s2sn, trong đó si≠ sj
(i≠j) và |sk| = m với k = 1,, n, là một đồ thị
G = (V, E) sao cho:
1. Mỗi nút v∈V có dạng (p, skip) với p là
con trỏ, trỏ đến chữ ký s trong S và skip là một
số nguyên i không âm, gọi là bước nhảy bít.
Nếu i > 0, bít thứ i của sq sẽ được kiểm tra khi
tìm kiếm. Nếu i = 0, s sẽ được so sánh với sq.
2. Đặt e = (u,v)∈E. Lúc đó e được gán
nhãn là 0 hoặc 1 và skip(u)>0. Đặt skip(u)=i.
Nếu e được gán nhãn là 0 và i>0 thì bít thứ i
của chữ ký được trỏ bởi p(v) là 0. Nếu e được
gán nhãn là 1 và i>0 thì bít thứ i của chữ ký
được trỏ p(v) là 1. Một nút v với skip(u) = 0
thì không có nút con.
Định nghĩa 2. Cho S = s
1
.s2sn là tập tin
chữ ký. Xét si (1 ≤ i ≤ n). Nếu tồn tại dãy
j
1
,, jh sao cho với mọi k ≠ i (1 ≤ k ≤n) ta có
si (j1,, jh) ≠ sk (j1,,jh), lúc đó ta nói si (j1,,
jh) định danh chữ ký si hoặc si (j1,,jh) là một
định danh của si đối với S.
3. XÂY DỰNG ĐỒ THỊ CHỮ KÝ VÀ
THUẬT TOÁN TRUY VẤN ĐỐI TƯỢNG
3.1. Cấu trúc đồ thị chữ ký
Trong tập tin chữ ký có thể sẽ xuất hiện
nhiều chữ ký giống nhau ứng với các đối
tượng có nội dung giống nhau, quá trình truy
vấn cần tìm ra tất cả vị trí xuất hiện của đối
tượng phù hợp. Đồ thị chữ ký G theo định
nghĩa 1 chỉ có thể lưu trữ các chữ ký đơn lẻ
tại nút và cũng không thể lưu trữ được các
chữ ký giống nhau có tham chiếu đến các đối
tượng trong cơ sở dữ liệu. Hơn nữa, việc lưu
trữ danh sách các chữ ký có thể sử dụng cây
S-tree [3, 11] là dạng cây nhiều nhánh cân
bằng tương tự như B+tree, tuy nhiên quá trình
tạo ra cây S-tree và xử lý quá trình tách nút để
cân bằng lại cây tương đối phức tạp, độ phức
tạp của việc tách nút là O(l3), với l là số chữ
ký trên một trang nút lá [11]. Để giải quyết
bài toán lưu trữ cơ sở dữ liệu hướng đối tượng
và lưu trữ các đối tượng gần giống nhau trong
cơ sở dữ liệu hướng đối tượng, cần phải xây
dựng một đồ thị chữ ký Gs có cấu trúc nhị
phân nhưng vẫn có thể lưu trữ được danh sách
các chữ ký và cho phép truy ngược lại vị trí
của dữ liệu tương ứng, ta xây dựng một cấu
trúc Gs như sau:
Định nghĩa 3. Đồ thị chữ ký Gs của lớp
đối tượng có dạng: Gj (rj; v1,, vn), với Gj mô
tả đồ thị chữ ký của lớp đối tượng thứ j, rj là
nút gốc của đồ thị Gj và v1,, vn là các nút của
đồ thị Gj. Mỗi nút u trong đồ thị Gj có dạng:
, với lp(u) là danh sách các
con trỏ tham chiếu đến các vị trí của chữ ký
sig(u) trong tập tin chữ ký của lớp đối tượng
và skip(u) là bước nhảy bít.
Ví dụ như hình vẽ sau đây minh họa tập
tin chữ ký và đồ thị chữ ký:
Hình 2. Tập tin chữ ký và đồ thị chữ ký
Tại mỗi nút của đồ thị chữ ký sẽ lưu trữ
danh sách con trỏ tham chiếu đến các chữ ký
gần giống nhau nhưng có vị trí xuất hiện khác
nhau trong tập tin chữ ký.
3.2. Thuật toán tạo đồ thị chữ ký
Thuật toán tạo ra đồ thị chữ ký được xây
dựng như sau:
Vào: Lớp
Ra: Đồ thị chữ ký
Phương pháp 1. Gen-Gs(lớp)
Begin
62
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
objs = {oj | oj∈ class, j = 1,, n}
Lp(root) = null; Sig
1
= Hashing(o
1
);
Lp(root) = Lp(root) ∪ sig
1
;
root = ;
j = 2;
Bước 1. Tạo chữ ký Sigj = Hashing(oj);
v ← root;
Qua bước 2;
Bước 2. If (v không đánh dấu và skip
(root) ≠ 0) then Qua bước 3;
Else{i ← Skip(v) đánh dấu v;
If (Sigv[i] = 1) then v = v→Right;
Else v = v→Left;
Quay lại bước 2; }
Bước 3.
If (Sigj = Sigv)then
{ Lp(v) = Lp(v) ∪ Sigj;
j ← j + 1; Quay lại bước 1; }
Else{o ← v; s=; Qua bước 4;}
Bước 4.
Gọi k+1 là vị trí khác nhau đầu tiên giữa
Sigj và Sigv;
Thay thế nút v trở thành:
;
If (Sigj[k+1] = 1) then
{v → Right = s; v → Left = o;}
Else {v → Right = o; v → Left = s;}
j ← j + 1; Quay lại bước 1;
End.
Trong thuật toán tạo đồ thị chữ ký, vì mỗi
lớp là hữu hạn có đối tượng, đặt:
objs={oj| oj ∈ class, j = 1,, n}
Do đó, sẽ tạo được tập hữu hạn có chữ ký
đối tượng:
Sig={sigj | sigj = Hashing (oj), j = 1,, n}
Với mỗi giá trị j, thuật toán sẽ duyệt từ nút
gốc của đồ thị Gs để đi tìm nút phù hợp, quá
trình này là hữu hạn vì số nút tạo ra trong đồ
thị Gs là hữu hạn. Nên thuật toán sẽ tìm được
nút phù hợp để đưa chữ ký sigj vào hoặc tạo
ra một nút mới. Vì vậy, sau hữu hạn bước ứng
với giá trị của j = 1,, n thì thuật toán cho kết
quả là một đồ thị chữ ký Gs với các nút trong
u có dạng .
Gọi n là số đối tượng trong một lớp, khi
đó n=|objs|. Đồ thị chữ ký là dạng đồ thị chữ
ký và mỗi lần duyệt đồ thị chữ ký sẽ duyệt
theo nhánh con bên trái hoặc nhánh bên phải,
nên sẽ có 2(k-1) lần duyệt, với k ≈ 0,1,, [log2
n]. Vì có n chữ ký lần lượt đưa vào đồ thị chữ
ký Gs, nên số lần duyệt đồ thị tối đa sẽ là: ≈n.
Tuy nhiên, trong đồ thị chữ ký Gs sẽ lần lượt
kiểm tra số bít trên mỗi chữ ký trong quá trình
duyệt đồ thị, gọi m là chiều dài của mỗi chữ
ký, chi phí của thuật toán tạo ra đồ thị chữ
ký Gs sẽ là n.(2.m). Do đó, độ phức tạp trong
trường hợp này sẽ là O(n.m).
Một ví dụ về tạo đồ thị chữ ký dựa trên tập tin chữ ký hình 2(a) được minh họa như sau:
Hình 3: Tạo đồ thị chữ ký
63
Truy vấn hướng đối tượng . . .
3.3. Thuật toán truy vấn đối tượng trên
đồ thị chữ ký
Sau khi đã tạo ra đồ thị chữ ký Gs, quá
trình truy vấn hướng đối tượng ứng với yêu
cầu truy vấn sẽ được thực hiện. Dữ liệu cần
truy vấn sẽ được bĕm thành dạng chữ ký theo
cùng phương pháp bĕm chữ ký trên đồ thị Gs,
sau đó sẽ tiến hành tìm kiếm trên đồ thị chữ
ký Gs. Kết quả của quá trình tìm kiếm này là
một danh sách các con trỏ liên kết đến vị trí
chữ ký trong tập tin chữ ký của cơ sở dữ liệu
hướng đối tượng tương ứng.
Thuật toán truy vấn chữ ký sig trên đồ thị
Gs được thực hiện như sau:
Vào: Chữ ký sig và đồ thị Gs
Ra: Tập các con trỏ Lp liên kết đến các
chữ ký giống nhau nhưng có vị trí xuất hiện
khác nhau trong tập tin chữ ký.
Phương pháp 2. Search-In-Gs(Gs, sig)
Begin
Lp = ∅; v ← root; S = {v};
Bước 1. If (S = ∅ ) then return Lp;
Else Chọn vj∈ S; S = S \ {vj};
If (vj được đánh dấu) then Qua bước 2;
Else { i ← Skip(vj);
If sig[i] = 0 then
S = S ∪ { vj →right, vj→left};
Else S = S ∪ {vj→left};
Quay lại bước 1;
}
Bước 2. If sig được phủ bởi Sig(vj) then
Lp = Lp ∪ Lp(vj);
Quay lại bước 1;
End.
Đối với phương pháp 2, vì Gs đã tạo ra
trong phương pháp 1 là hữu hạn nên tập S là
một tập hữu hạn chứa các phần tử vj sẽ được
duyệt ở các bước tiếp theo.
Khi duyệt một nút vj ∈S, thì vj sẽ được
loại ra khỏi tập S. Do đó việc duyệt đồ thị
sẽ không quay lại một nút sẽ đi qua. Thuật
toán sẽ đối sánh chữ ký truy vấn và chữ ký
tại các nút. Quá trình đối sánh được thực hiện
trên một hữu hạn các nút của đồ thị Gs. Nên
sau hữu hạn bước thuật toán sẽ cho ra được
kết quả là một danh sách LP gồm các con trỏ
tham chiếu đến các vị trí của chữ ký truy vấn
trong tập tin chữ ký.
Trong phương pháp 2, gọi n là số nút đã
được tạo ra trong Gs, mỗi lần duyệt đồ thị có
thể đi theo hai nhánh của đồ thị Gs nên số lần
duyệt đồ thị sẽ là 2k, với k≈0,1,2,,[log2n].
Khi đó, chi phí quá trình duyệt đồ thị để tìm
kiếm tối đa sẽ là log2n. Trong mỗi lần duyệt
đồ thị sẽ kiểm tra chữ ký tại các nút để thực
hiện bước nhảy bít và thực hiện đối sánh chữ
ký tại các nút, giả sử chiều dài của mỗi chữ ký
là m, chi phí quá trình tìm kiếm trên đồ thị Gs
sẽ là 2mlog2n. Do đó, độ lớn chi phí của thuật
toán sẽ là O(m.logn).
Một ví dụ về tìm kiếm trên đồ thị chữ ký
dựa trên hình 2 được minh họa như sau:
Hình 4: Tìm kiếm trên đồ thị chữ ký
Xét tập tin chữ ký và đồ thị chữ ký trên, giả
sử rằng sq = 1011011 là chữ ký truy vấn, lúc
đó chỉ một phần của đồ thị được tìm kiếm. Để
tìm ra nút v, v được đánh dấu hoặc skip(v) =
0 thì chữ ký của nút v sẽ được kiểm tra tương
ứng với sq. Rõ ràng rằng cách tìm kiếm này
hiệu quả hơn việc tìm kiếm tuần tự vì chỉ cần
kiểm tra 2 chữ ký, trong khi đó phép duyệt tập
tin chữ ký sẽ kiểm tra 8 chữ ký.
64
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG
4.1. Mô hình ứng dụng
Cấu trúc đồ thị chữ ký được lưu trữ hoàn
toàn bên trong bộ nhớ chính, trong trường
hợp này, việc chèn và xóa một chữ ký trên đồ
thị được thực hiện dễ dàng. Tuy nhiên, trong
cơ sở dữ liệu các tập tin thường rất lớn, vì vậy
đồ thị chữ ký sẽ không thể lưu trữ trên bộ nhớ
chính mà phải được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài.
Đối với cơ sở dữ liệu hướng đối tượng, chúng
sẽ được lưu trữ và thực thi trên bộ nhớ ngoài.
Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng có nhiều lớp,
mỗi lớp có nhiều đối tượng. Ứng với mỗi lớp
sẽ được xây dựng thành một cấu trúc đồ thị
chữ ký tìm kiếm, đồng thời mỗi đối tượng này
sẽ tạo ra một chữ ký đối tượng. Chữ ký của
mỗi đối tượng được xây dựng trong mô hình
này có chiều dài 128 bit, đó là sự tổ hợp các
thuộc tính trong một đối tượng. Toàn bộ cơ sở
dữ liệu hướng đối tượng sẽ được phân hoạch
dưới dạng cấu trúc một bảng bĕm gồm các
chữ ký của đối tượng để thực hiện quá trình
truy vấn.
Hình 5: Mô hình cấu trúc lưu trữ đồ thị chữ ký cho cơ sở dữ liệu hướng đối tượng
4.2. Một ví dụ về mô hình cơ sở dữ liệu
hướng đối tượng
Để thực nghiệm truy vấn hướng đối tượng
trên cơ sở dữ liệu hướng đối tượng. Một ví dụ
mô hình cơ sở dữ liệu hướng đối tượng được
đưa ra ở hình 6 đồng thời cũng đưa ra những
quan hệ trên các lớp đối tượng bảng 1. Dựa
trên mô hình này để thực nghiệm cài đặt cơ sở
dữ liệu hướng đối tượng ở mức vật lý.
Bảng 1. Quan hệ các lớp
S.No Class 1 Class 2 Relationship
1 University Dept Composition
2 University Student Aggregation
3 Student Programme Aggregation
4 Dept Instructor Aggregation
5 Student Male Generalization
6 Student Female Generalization
7 Programme Subject Aggregation
65
Truy vấn hướng đối tượng . . .
4.3. Xử lý truy vấn trên cơ sở dữ liệu
hướng đối tượng
Để thực hiện việc truy vấn một đối tượng
trong cơ sở dữ liệu hướng đối tượng, đầu
tiên phải chuyển đổi cơ sở dữ liệu hướng đối
tượng thành cấu trúc dữ liệu như trên, ta thực
hiện như sau:
Bước 1. Thuộc tính của đối tượng được
bĕm thành chữ ký nhị phân và các thuộc tính
tạo thành chữ ký đối tượng.
Bước 2. Các chữ ký đối tượng của cùng
một lớp sẽ tạo thành đồ thị chữ ký.
Bước 3. Tạo danh sách đồ thị chữ ký
tương ứng với từng lớp.
Sau khi có cấu trúc dữ liệu để truy vấn, ta
thực hiện quá trình truy vấn đối tượng trong
cơ sở dữ liệu hướng đối tượng như sau:
Bước 1. Mã hoá từ khóa cần truy vấn
thành chữ ký nhị phân.
Bước 2. Đối sánh chữ ký từ khóa để xác
định thuộc lớp cần truy vấn.
Bước 3. Thực hiện truy vấn chữ ký từ
khóa trên đồ thị chữ ký tương ứng với các lớp
đã xác định.
5. KẾT LUẬN
Trong bài báo này, chúng tôi đã đề xuất
thuật toán tạo đồ thị chữ ký để lưu trữ các
chữ ký đối tượng của cơ sở dữ liệu hướng
đối tượng và thuật toán truy vấn chữ ký đối
tượng trên đồ thị chữ ký. Dựa trên cấu trúc đồ
thị chữ ký đã tạo, bài báo tiến hành đề xuất
mô hình ứng dụng cho cơ sở dữ liệu hướng
đối tượng. Việc truy vấn trên đồ thị chữ ký
diễn ra tương đối nhanh, do đó có thể áp dụng
phương pháp này trong trường hợp truy vấn
các đối tượng dữ liệu lớn như đối tượng dữ
liệu ảnh, các đối tượng multimedia, các đối
tượng trong hệ thống thông tin địa lý,
Hình 6: Một ví dụ mô hình cơ sở dữ liệu hướng đối tượng
66
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Yangjun Chen, Yibin Chen, 2006,On the Signature Tree Construction and Analysis, IEEE Trans.
Knowl. Data Eng., 18(9), 1207-1224.
2. Yangjun Chen, 2004, Building Signature Trees into OODBs, Journal of Information Science and
Engineering, 20(2), 275-304.
3. I.E. Shanthi, R. Nadarajan, 2009, Applying SD-Tree for Object-Oriented Query Processing,
Informatica (Slovenia), 33(2), 169-179.
4. D. L. Lee, Y. M. Kim, G. Patel, 1995, Eficient Signature File Methods for Text Retrieval, IEEE
Trans. Knowl. Data Eng., 7(3), 423-435.
5. Walter W.Chang, Hans J. Schek, 1989, A signature Access Method for the Starburst Database
System, Proceedings of the Fifteenth International Conference on Very Large Database, Amsterdam,
145-153.
6. W. C. Lee, D. L. Lee, 1992, Signature File Methods for Indexing Object-Oriented Database systems,
Proceedings of the 2nd International Computer Science Conference, Hong Kong, 616-622.
7. Yangjun Chen, 2006, On the cost of searching signature trees, Science Direct, Information Processing
Letters, 99(1), 19-26.
8. Yangjun Chen, 2002, Signature iles and signature trees, Elsevier Science, Journal Information
Processing Letters, 82(4), 213-221.
9. Yangjun Chen, Yibin Chen, 2004, Signature File Hierarchies and Signature Graphs: a New
Index Method for Object-Oriented Databases, Proceedings of the 2004 ACM symposium on
Applied computing, Nicosia, Cyprus, 724-728.
10. E.Tousidoua, P. Bozanis, Y. Manolopoulos, 2002, Signature-basedstructuresforobjectswithset-
valued attributes, Elsevier Science, Information Systems, 27(2), 93-121.
11. Y.Chen, 2005, On the Signature Trees and Balanced Signature Trees, Proceedings of the 21st
International Conference on Data Engineering, IEEE Computer Society, Tokyo, Japan, 742-753.
12. P.Mahatthanapiwat, 2010, Flexible Searching for Graph Aggregation Hierarchy, Proceedings of the
World Congress on Engineering 2010, London, UK, 405-409.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18_1847_2145307.pdf