Trường Frankfurt hay là sự phê phán đối với thực chứng luận từ quan điểm của “Lý thuyết phê phán”

Tài liệu Trường Frankfurt hay là sự phê phán đối với thực chứng luận từ quan điểm của “Lý thuyết phê phán”: Xã hội học số 3 (103), 2008 3 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Trường Frankfurt hay là sự phê phán đối với Thực chứng luận từ quan điểm của “Lý thuyết phê phán” Bùi Quang Dũng Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, chủ nghĩa Marx đã được thừa nhận như một học thuyết xã hội quan trọng và gợi ra nhiều cuộc nghiên cứu về xã hội. Học thuyết Marx không chỉ phát triển mạnh mẽ trong phong trào xã hội chủ nghĩa châu Âu mà còn có tác động mạnh tới đời sống khoa học xã hội, đặc biệt là kinh tế học và xã hội học. Sự tiến triển của tư tưởng Marxist thời kỳ này bị ảnh hưởng bởi hai điều kiện. Thứ nhất là tình hình chính trị xã hội ở châu Âu trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai là phong trào tư tưởng nhằm chống thực chứng luận. Chiến tranh thế giới và tình hình châu Âu những năm sau chiến tranh đã tạo ra những khung cảnh mới cho sự phát triển của chủ nghĩa Marx. Sự phổ biến rộng rãi học thuyết của Marx lúc này thể hiện ở việc giới nghiên ...

pdf10 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trường Frankfurt hay là sự phê phán đối với thực chứng luận từ quan điểm của “Lý thuyết phê phán”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 3 (103), 2008 3 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Trường Frankfurt hay là sự phê phán đối với Thực chứng luận từ quan điểm của “Lý thuyết phê phán” Bùi Quang Dũng Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, chủ nghĩa Marx đã được thừa nhận như một học thuyết xã hội quan trọng và gợi ra nhiều cuộc nghiên cứu về xã hội. Học thuyết Marx không chỉ phát triển mạnh mẽ trong phong trào xã hội chủ nghĩa châu Âu mà còn có tác động mạnh tới đời sống khoa học xã hội, đặc biệt là kinh tế học và xã hội học. Sự tiến triển của tư tưởng Marxist thời kỳ này bị ảnh hưởng bởi hai điều kiện. Thứ nhất là tình hình chính trị xã hội ở châu Âu trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai là phong trào tư tưởng nhằm chống thực chứng luận. Chiến tranh thế giới và tình hình châu Âu những năm sau chiến tranh đã tạo ra những khung cảnh mới cho sự phát triển của chủ nghĩa Marx. Sự phổ biến rộng rãi học thuyết của Marx lúc này thể hiện ở việc giới nghiên cứu hàn lâm muốn vận dụng quan điểm Marxist trong những lĩnh vực nghiên cứu cụ thể; kết quả thu được từ những bộ môn khoa học xã hội khác nhau làm xuất hiện nhu cầu về một “khoa học xã hội chung” nhằm thống nhất các kết quả đó. Theo quan điểm của nhiều học giả, “chủ nghĩa duy vật lịch sử” có thể đóng vai trò đấy; giới nghiên cứu châu Âu đều nhận thấy ảnh hưởng sâu sắc của những quan điểm Marxist đối với sự phát triển của xã hội học với tư cách là một cách nhìn mới về hiện thực xã hội. Và có lẽ không ở đâu mà nhận thức này về tầm quan trọng của chủ nghĩa Marx lại rõ rệt như vậy ở nước Đức. Tại Đức, lý thuyết của Marx ảnh hưởng quan trọng đối với Tonnies và Simmel trong cách phân tích của các ông về quan hệ xã hội, về bước quá độ từ nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế tiền tệ. Tonnies chịu ảnh hưởng nhiều của Marx và ông cho rằng Marx là nhà triết học xã hội sâu sắc nhất, người đã phân tích một cách toàn diện phương thức sản xuất tư bản. Còn tác giả của Triết lý về Tiền tệ hẳn đã tiếp thu không ít những phân tích của Marx trong những suy nghĩ về các chức năng xã hội của tiền tệ. Lý luận Marxist thời kỳ này, thay vì nhấn mạnh tới sự phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản như là nhân tố cho bước quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, tập Trường Frankfurt hay là sự phê phán đối với Thực chứng luận từ quan điểm của... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 4 trung vào phân tích tính tích cực chính trị và ý thức giai cấp. Trong cuốn sách Lịch sử và ý thức giai cấp (Lukacs, 1923) chủ nghĩa Marx được quan niệm như một triết học phê phán, là thế giới quan của giai cấp vô sản cách mạng. Cách nhìn này là tương tự với cách đặt vấn đề của Antonio Gramsci (1891-1937) coi lý thuyết Marxist như là triết học của thực tiễn, chứa đựng tất cả nhũng yếu tố cần thiết để xây dựng một thế giới quan trọn vẹn, có khả năng hướng dẫn giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chính trị. Năm 1923, một phong trào triết lý và xã hội kết hợp với tên một Viện nghiên cứu được thành lập tại Trường Đại học Frankfurt nước Đức. Một nhóm những nhà tư tưởng cộng tác với Viện nghiên cứu xã hội Frankfurt đã đề xuất quan niệm chủ nghĩa Marx như một lý thuyết phê phán, đối lập với Thực chứng luận. Nỗ lực của các nhà triết học trường Frankfurt nhằm đi sâu hơn vào nghiên cứu những cơ sở của lý luận Marxist và dựa vào đó tiến hành phê phán những tư tưởng mới nhất trong triết học và khoa học xã hội. Lý thuyết phê phán Trong thập niên 30, Horkheimer (1895-1973) đã trình bày trong tập san đại học về những luận điểm cốt yếu của lý thuyết phê phán, theo đó thì chỉ có một sự thay đổi căn bản về lý thuyết và thực hành mới chữa được những căn bệnh của xã hội hiện đại. Tất cả những học thuyết một chiều đều bị phê phán. Năm 1934, viện nghiên cứu đóng cửa, Horkheimer và những thành viên quan trọng khác như Theodor Adorno (1903-1969) và Herbert Marcuse (1898-1979) di cư sang Mỹ và tái lập trường phái ở New York nhằm tiếp tục những cương lĩnh nghiên cứu đã xác lập từ thời gian ở nước Đức. Một số tác phẩm quan trọng xuất hiện trong giai đoạn này: Lý tính và cách mạng (1941) của Marcuse, Phép biện chứng của thời đại ánh sáng của Adorno và Horkheimer (1947), Những luân lý tối thiểu (1951) của Adorno và công trình viết chung giữa Adorno và những người khác: Tính cách của kẻ độc đoán (1950). Hướng nghiên cứu mới do Horkheimer, người đứng đầu trường Frankfurt, trình bày trong bài viết Lý luận truyền thống và lý luận phê phán (1937), cho thấy những nguyên tắc của lý luận Marxist đã được coi là cơ sở để tiến hành công tác phê phán đối với thực chứng luận, hình thái tập trung nhất của lý luận truyền thống. Những người lãnh đạo của trường Frankfurt, nhất là Horkheimer, quan tâm đến những vấn đề phương pháp luận và triết học trong khoa học xã hội. Từ quan điểm của các học giả này thì vấn đề trung tâm là sự đối lập giữa chủ nghĩa Marx với tư cách lý thuyết phê phán với các quan điểm thực chứng luận trong các khoa học xã hội, bắt nguồn từ sự phát triển của khoa học và kỹ thuật thời đại Khai sáng. Đó là mối quan tâm lý luận chủ yếu nhất của của trường Frankfurt được trình bày khá đầy đủ trong cuốn Lý tính và cách mạng (Marcure, 1941). Theo tinh thần này, lý thuyết phê phán hoàn toàn đối lập với thực chứng luận xã hội học, thứ khoa học tìm kiếm những quy luật nhằm duy trì các quan hệ xã hội thống trị. Bùi Quang Dũng Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 5 Đóng góp quan trọng nhất của trường Frankfurt là sự khám phá đối với “phép biện chứng khai sáng”. Trong thế kỷ ánh sáng ở châu Âu, lý tính khoa học đã đóng một vai trò quyết định ở việc phát triển tự do khi nó thách thức các giáo điều tôn giáo và chế độ chuyên chế chính trị. Mặt khác, theo các nhà triết học Frankfurt, thì hình thức đặc thù của lý tính, tính hợp lý công cụ của hiệu năng và công nghệ, đã trở thành nguồn của tình trạng mất đi tự do trong thời đại tư bản chủ nghĩa. Khoa học và công nghệ không còn đóng vai trò giải phóng trong việc phê phán các định chế xã hội, mà trở thành một hình thức mới của sự nô dịch. Các tư tưởng giáo điều của thuyết duy khoa học đã tuyệt đối hoá hiện trạng và nó sử sự với xã hội với tính cách một “bản chất thứ hai”, như là cái để điều khiển chứ không phải là cái phải biến đổi bằng cách mạng. Do đó, dưới ảnh hưởng của thực chứng luận, tư duy xã hội trở thành cái có “tính một chiều”. Kết quả là, chiều phê phán, với cái nghĩa là sự phản tư duy lý đối với các giá trị xã hội, bị bá quyền tư tưởng triệt tiêu. “Sự phê phán nội tại”, phương pháp tư tưởng có nguồn gốc từ Marx và Hegel, là hạt nhân của tiếp cận liên ngành của trường Frankfurt đối với các khoa học xã hội. Với tư cách là những người mong muốn áp dụng chủ nghĩa Marx vào thực tiễn, các học giả trường Frankfurt rất quan tâm tới dự án cách mạng nhằm giải phóng nhân loại. Không chỉ đơn giản phê phán trật tự xã hội tư sản bằng một loạt những giá trị áp đặt từ bên ngoài, họ tìm cách phê phán các định chế xã hội bằng chính các giá trị nội tại của chúng. Tương tự như khái niệm của Gramsci về chủ nghĩa Marx với tính cách triết học thực tiễn, khái niệm lý thuyết phê phán hàm ý về một sự nhấn mạnh tới vai trò năng động của nhận thức; lý luận được xác định như một thực tế độc lập và có giá trị phê phán trong việc biến đổi xã hội. Những điểm then chốt của lý thuyết phê phán được gồm trong các khái niệm: Chân lý, Tính phổ biến và Giải phóng. Sự phê phán nội tại này cung cấp cho các nhà triết học lập trường vững vàng cho sự xét đoán các định chế xã hội. Sự phê phán nội tại này là khả hữu, vì như Horkheimer nhận xét, luôn có một sự căng thẳng không thể quy giản giữa khái niệm và hiện thực. Điều đó có nghĩa là, trong nhiều cấu trúc xã hội khác nhau, không tránh khỏi mâu thuẫn giữa những cái gọi là “dân chủ” hay “tự do’ với sự tồn tại thực sự của chúng. Khoảng trống này giữa tồn tại và bản chất, hay giữa cái bề ngoài và hiện thực, đối với các học giả trường Frankfurt, chứng tỏ rằng các khái niệm không diễn đạt được hết thực tiễn . Đối với các nhà tư tưởng của trường Frankfurt thì chủ nghĩa Marx là một hình thức tư duy xã hội học hoàn toàn mới, có tính cách mạng, là vì nó quan tâm tới thực tiễn con người, vấn đề ý nghĩa và sự giải phóng xã hội khỏi những căn bệnh của thời đại tư sản. Cơ sở cho nhận thức luận của trường Frankfurt là khái niệm của Hegel về tính tổng thể và biểu hiện của nó thành quy luật xã hội và lịch sử. Trong khi nhiều nhà tư tưởng cho rằng sự tồn tại của hiện thực khách quan được phản ảnh trong ý thức con người; thì đối với trường Frankfurt, hiện thực lại là cái được sáng tạo thông Trường Frankfurt hay là sự phê phán đối với Thực chứng luận từ quan điểm của... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 6 qua thực tiễn còn chủ thể và khách thể thống nhất biện chứng. Cách nhìn này làm phong phú hơn cho nhận thức luận khi nó bác bỏ tính một chiều của nhận thức. Một trong những cố gắng về lý luận của trường Frankfurt là chứng minh tính chất ảo tưởng của truyền thống lý thuyết muốn bảo vệ tính khách quan khoa học lại vừa muốn phục vụ cho trạng thái xã hội hiện hữu. Lý luận truyền thống gồm tất cả những gì đang phù hợp với xã hội tư sản và khoa học tư sản. Horkheimer trong các bài viết của mình đã chứng minh rằng tính chất tự do của khoa học là một điều giả tạo trong bối cảnh xã hội hiện đại với những quan hệ giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp! Cùng với các học giả khác, ông ta bác bỏ dứt khoát cái gọi là tính độc lập của tư duy khoa học, theo quan điểm của l y luận truyền thống. Lý thuyết phê phán khẳng định mối liên hệ hữu cơ giữa tri thức và lợi ích; tri thức không phải là sản phẩm tự nó mà đòi hỏi sự sáng tạo tích cực của người trí thức. Các nhà triết học trường Frankfurt đề xuất khái niệm đã được uốn nắn về người trí thức, theo đó thì chỉ là trí thức những ai có khả năng phát hiện ra tính chất tiêu cực và những mâu thuẫn bên trong xã hội tư sản. Phê phán thực chứng luận, Horkheimer khẳng định rằng mục đích của khoa học thực chứng là tri thức “thuần túy” chứ không phải hành động. Trong khi lý thuyết phê phán dựa trên thực tiễn, thì lý luận truyền thống (thực chứng luận) lại tách rời tư tưởng với hành động; nó dành ưu tiên cho quan sát hơn là tưởng tượng và đi theo phương pháp của các khoa học tự nhiên trong việc phân tích những sự kiện xã hội. Tri thức do đó được biến thành một thứ tách rời, thậm chí đứng trên hành động của con người. Nhưng kiểu nghiên cứu khoa học như thế là không hiện thực; trong thực tế, người nghiên cứu luôn luôn nằm trong những quan hệ xã hội nhất định. Khoa học thời đại tư sản, bao gồm cả khoa học xã hội, bị gắn liền hữu cơ với sự kiểm soát về kỹ thuật, sự thống trị công nghệ và tính duy lý. Sự phân biệt về nguyên tắc giữa lý thuyết phê phán và lý luận truyền thống do đó chính là việc bác bỏ cái ảo tưởng tư sản về nhà khoa học độc lập và một thứ tri thức khách quan, trung tính về chính trị. Trường Frankfurt khẳng định rằng các phương pháp của khoa học xã hội phải tương ứng với đối tượng của nó. Vì đối tượng không tĩnh tại và không ở bên ngoài mà hình thành thông qua hành động của con người, cho nên phương pháp khoa học phải xuất phát từ những khái niệm và nguyên lý của chính đối tượng, chứ không từ cái bề ngoài của hiện thực. Các khái niệm không đồng nhất với đối tượng vì chúng nhằm phát hiện cả những khuynh hướng thường xuyên lẫn liên hệ của đối tượng với cái toàn thể rộng hơn. Truyền thống xã hội học từ Durkheim, Tonnies đến Weber đều cố gắng sử dụng những tri thức nhân loại học hay triết lý để biện minh cho thái độ xa lánh của họ đối với cuộc đấu tranh giai cấp. ý tưởng cho rằng cái thế giới suy tư của nhà khoa học có thể tách rời cuộc sống hiện thực rất đặc trưng cho lý luận truyền thống. Với tư cách là người tuyên ngôn cho lý thuyết phê phán, Horkheimer phê bình gay gắt nguyên tắc tự do đánh giá của lý luận truyền thống và nhấn mạnh vào tính khuynh hướng của tri Bùi Quang Dũng Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 7 thức khoa học xã hội. không có lý luận xã hội học nào mà lại không chứa đựng quyền lợi chính trị. Horkheimer đã định nghĩa lại về chủ nghĩa duy vật lịch sử là lý luận có tính phê phán, đồng thời khẳng định tính thống nhất giữa triết học và các khoa học xã hội. Các nhà triết học Frankfurt bác bỏ luận đề nổi tiếng trong môn xã hội học nhận thức (của Mannheim) cho rằng tri thức liên quan với một tình huống lịch sử đặc thù , là vì theo họ lập luận này hủy hoại sự phân biệt cốt yếu giữa tri thức “đúng” và “sai lầm”. Họ hoài nghi cái ý niệm về một thứ xã hội học nhận thức vì nó đồng nhất xã hội học với chủ nghĩa thực chứng, thuyết bất khả tri và tương đối luận. Cần nhấn mạnh rằng lý luận phê phán của trường Frankfurt không chỉ đơn giản là những luận điểm có tính hàn lâm mà, một cách năng động hơn, đấy là thái độ của con người trước thực tế xã hội. Theo tinh thần của Marx, lý luận phê phán không chỉ dừng lại ở công việc phê bình mà hơn thế, nó nhằm vào việc kiến tạo một cấu trúc xã hội mới. Việc các nhà lý luận của trường Frankfurt sử dụng lại các khái niệm Marxist về giai cấp và đấu tranh giai cấp khẳng định thêm nỗ lực của họ trong việc phê phán mọi mưu toan tái sản xuất các quan hệ xã hội tư sản đang thống trị. Theo các nhà lý luận của trường Frankfurt thì hành động cách mạng là hành động gắn liền với những quyền lợi có tính giải phóng, nó khác với những quyền lợi nhóm, bởi tính phổ biến của nó. Tình trạng khó khăn của cách mạng vô sản tại các nước tư bản phát triển, theo họ, là kết quả của sự thống trị của nền văn hóa công nghiệp đối với văn hóa đại chúng và ý thức xã hội. Lấy lại một quan điểm của Weber, họ nhấn mạnh rằng “tính duy lý công cụ” (hình thức) thống trị nền văn hóa phương Tây và mục đích của nó nhằm hạn chế hành động của con người bằng khoa học phi nhân tính và kỹ thuật. Các học giả trường Frankfurt đặt vấn đề: bằng cách nào mà những lý tưởng của thời đại ánh sáng như Tự do, Công lý lại có thể dẫn tới một xã hội tuân thủ và hệ thống cực quyền kiểu phát xít? Câu trả lời theo họ nằm ở chính sự căng thẳng nội tại của chủ nghĩa duy lý thời đại ánh sáng, giữa cái ý niệm phổ biến của khoa học nó giải phóng cá nhân ra khỏi sự cưỡng chế của huyền thoại với những mục đích thực chứng của khoa học trong nền văn hóa của thuyết vị lợi. Sự căng thẳng này được phản chiếu trong sự phát triển của bản thân xã hội tư sản. Thực vậy, nguyên lý hạch toán và hệ thống hóa đã duy lý hóa nền văn hóa, biến khoa học và lý tính thành những phương thức thống trị về kỹ thuật, nó báo hiệu sự suy yếu của cá nhân. Nhìn chung, thế hệ đầu của trường Frankfurt đã không thành công trong việc phát triển một nền xã hội học tuơng ứng về xã hội hiện đại, về mối liên hệ giữa chủ nghĩa tư bản với tính cách hệ thống và sự khác biệt cấu trúc của nó với việc xuất hiện khu vực dân sự như là lĩnh vực riêng, độc lập với nhà nước. Habermas và lý thuyết phê phán Sự áp đặt những giới hạn đối với lý trí trong triết học thực chứng là cái mà hai thế hệ của trường Frankfurt từ Horkheimer, Adorno và Marcure tới Habermas Trường Frankfurt hay là sự phê phán đối với Thực chứng luận từ quan điểm của... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 8 phê phán. Lập trường phê phán quan điểm duy nghiệm và thực chứng luận về mặt này vốn là một trong những mối quan tâm sâu sắc nhất của lý thuyết phê phán. Nếu chỉ có một yếu tố đơn nhất thống trị trong lý thuyết phê phán, thì đó là việc bảo vệ lý tính được hiểu theo nghĩa của Hegel và triết học Đức. Trong những năm sáu mươi, các nghiên cứu của Trường Frankfurt khá phổ biến và rất có ảnh hưởng trong giới nghiên cứu khoa học xã hội. Những khái niệm văn hóa công nghiệp và con người một chiều, lý thuyết về chủ nghĩa tư bản hiện đại bị thống trị bởi tính duy lý phi nhân tính, do trường Frankfurt đề xuất, có lẽ có giá trị phân tích đối với xã hội hiện đại hơn là các trào lưu lý luận khác. Tuy nhiên, như Habermas về sau này nhận xét, những nguyên lý phân tích do Hokheimer va Adorno đề xuất đã thừa nhận một thứ mục đích luận làm cơ sở cho sự phê phán đối với tính duy lý tư bản chủ nghĩa. Tính phức tạp lịch sử và thực tiễn đa dạng của thế giới hàng ngày bị bỏ qua và quy giản về sự phản ảnh ý thức hệ của văn hóa công nghiệp. Có lẽ không có nhà khoa học xã hội nào từ sau thời Weber lại có thể phối hợp một sự hiểu biết thấu đáo đời sống xã hội hiện đại với một cách tiếp cận có hàm ý sâu sắc về lý thuyết và phương pháp như Jurgen Habermas. Habermas xúc tiến mạnh hơn nữa dự án giải phóng xã hội của trường Frankfurt bằng cách hướng lý thuyết phê phán tách ra khỏi tính bi quan cố hữu nơi các nhà triết học thế hệ đầu tiên của trường Frankfurt. Một trong những luận đề trung tâm của trường Frankfurt là các xã hội tư bản tương tự như nhau về cấu trúc và hệ tư tưởng, bị một bộ máy nhà nước tập trung thống trị và chúng tạo thành một phần hữu cơ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhìn chung, lý thuyết phê phán cố gắng phân tích nhà nước bằng những khái niệm liên quan tới hệ thống kinh tế; nó cho rằng nhà nước tái sản xuất những điều kiện xã hội cần thiết cho tích lũy tư bản và cho sự thống trị giai cấp. Một thứ lý luận quy giản như thế không thỏa mãn Habermas, mặc dầu ông trong các phân tích của mình đã vay mượn nhiều yếu tố trong lý thuyết về nhà nước của trường Frankfurt. Các phân tích về xã hội hiện đại của Habermas kết hợp chặt chẽ nhiều khái niệm của lý thuyết phê phán: tri thức có giới hạn về lợi ích; mục đích của lý luận xã hội là giải phóng chứ không phải kiểm soát về kỹ thuật; khoa học và công nghệ ngày càng gắn với sản xuất và quản lý; ý thức xã hội biến thành cái có tính kỹ trị; vai trò giải phóng của lý tính bị biến thành hiệu quả về kỹ thuật là cái liên quan tới phương tiện chứ không phải mục đích; thắng lợi của tính hợp lý hình thức trước tính hợp lý vật chất. Đối với Habermas, xã hội tư sản là hệ thống tư bản nhà nước tập trung và điều hành cao độ. Lĩnh vực công điều hòa giữa xã hội và nhà nước trong chủ nghĩa tư bản thế kỷ XIX đã suy yếu đi cùng với sự tăng trưởng của công nghệ và chế độ quan liêu. Các thể chế hoạt động nhằm truyền đạt dư luận công chúng biến thành thứ hàng hoá có thể mua bán. Habermas cho rằng lý thuyết xã hội phải gồm nhập cả lối phân tích nhấn mạnh tới hành động lẫn hệ thống, chủ thể và cấu trúc. Do thế, trong Bùi Quang Dũng Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 9 phân tích của mình, ông sử dụng nhiều khái niệm thuộc về các hệ thống lý luận khác nhau, từ Marx, Mead tới Piaget và Parsons. Nghiên cứu tính hợp pháp phải bao gồm những cấu trúc khách quan như nhà nước và kinh tế, cũng như các nguyên do và khuôn mẫu truyền thống. Habermas tìm cách hòa khái niệm xã hội học về khủng hoảng vào lý thuyết phê phán và xác định ba tiểu hệ thống: kinh tế, chính trị quản lý, xã hội văn hóa. Những xu hướng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản hậu kỳ có thể xuất hiện tại những điểm khác nhau trong hệ thống xã hội và chúng không có tính chất kinh tế thuần túy. Habermas chú tâm nhiều tới các xu thế khủng hoảng và vấn đề tính hợp pháp của nhà nước; ông nêu ra bốn xu hướng khủng hoảng có thể có: i) Khủng hoảng kinh tế; ii) Khủng hoảng tính duy lý; iii) Khủng hoảng tính hợp pháp; iv) Khủng hoảng động cơ. Chủ nghĩa tư bản hậu kỳ tạo ra sự thay đổi trong các khuôn mẫu động cơ đặc trưng cho sự phát triển lịch sử của xã hội tư sản. Khủng hoảng động cơ xuất hiện khi hệ thống xã hội văn hóa (giá trị hướng tới lao động chẳng hạn v.v) không còn hoạt động để xã hội hóa cá nhân thành các vai trò, chức nghiệp và thể chế văn hóa . Khủng hoảng tính duy lý xuất hiện khi hệ thống quản lý không điều hòa và hoàn thành những mệnh lệnh của hệ thống kinh tế. Chính tại giai đoạn này mà khủng hoảng về tính hợp pháp xuất hiện. Hệ thống xã hội phụ thuộc vào sự chấp nhận rộng rãi các nguyên tắc và điều luật, vào các khuôn mẫu hòa hợp và tính đồng nhất xã hội khiến các tác nhân phải thừa nhận tính “chính đáng” của trật tự chính trị. Nhưng nếu văn hóa bị tư nhân hóa thông qua hệ tư tưởng tiêu thụ thì nó có nguy cơ tách rời quá trình xã hội hóa và ngừng hoạt động để hòa nhập hệ thống nhân cách với hệ thống xã hội. Lý thuyết của Habermas dựa trên tiền đề của trường Frankfurt về sự suy yếu của khu vực công và đời sống công cộng bị phi chính trị hóa. Về mặt lịch sử, xã hội tư sản đã tạo ra những cấu trúc động cơ thích ứng từ hệ thống xã hội văn hóa của nó. Nhưng cùng với sự phát triển của hệ thống nhà nước tập trung, ngày càng tăng lên sự kiểm soát từ trung tâm. Hệ thống nhà nước sản xuất ra các giá trị hệ tư tưởng để biện minh cho các cấu trúc hiện tồn. Từ đó xuất hiện vấn đề: bộ máy nhà nước tư sản sẽ đối mặt với những vấn đề nan giải vốn là nguồn gốc của sự hội nhập xã hội như thế nào. Đó là khủng hoảng tính hợp pháp. Khủng hoảng hệ thống vừa là khủng hoảng kinh tế vừa là khủng hoảng tính hợp lý, trong khi khủng hoảng tính hợp pháp là khủng hoảng hội nhập xã hội. Nếu hệ thống bị coi là có nhược điểm thì tính hợp pháp của nó sẽ bị đặt thành vấn đề và khủng hoảng động cơ sẽ tiếp theo. Vấn đề tính hợp pháp của chủ nghĩa tư bản xuất hiện do sự phân tách giữa các tiểu hệ thống khác nhau với tính chất yếu ớt của lĩnh vực xã hội văn hóa. Habermas cho rằng xã hội phải được xét đồng thời như là hệ thống và thế giới sự sống (life world) và ông định nghĩa thế giới sự sống như là địa hạt của văn hóa, nhân cách, ý nghĩa và tượng trưng, tóm lại, là toàn bộ những cái cấu thành cơ sở của Trường Frankfurt hay là sự phê phán đối với Thực chứng luận từ quan điểm của... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 10 truyền thông. Mặc dù lấy lại nhiều quan điểm của các nhà tiên phong, Habermas vẫn bác bỏ tư tưởng của trường Frankfurt về một hệ thống xã hội thoát khỏi mọi mâu thuẫn cấu trúc . Thật vậy, thế giới sự sống sinh ra các tiềm năng mâu thuẫn với mệnh lệnh hệ thống dưới hình thức của những phong trào xã hội. Các tác nhân tìm kiếm sự hiểu biết lẫn nhau bằng lý trí thực sự trong ngôn ngữ và hành động. Đối với Habermas, đặc trưng của xã hội hiện đại là việc tách rời thế giới sự sống ra khỏi hệ thống. Trong xã hội nguyên thủy các cấu trúc thân tộc không tách rời các lực lượng kinh tế, còn trong xã hội hiện đại các thể chế kinh tế phân biệt với cấu trúc thân tộc. Do xã hội hiện đại tiến hóa nên khả năng hòa hợp xã hội thông qua thế giới sự sống cũng tăng lên trên cơ sở truyền thông chứ không phải bằng hệ thống mệnh lệnh. Do thế, các mệnh lệnh hệ thống, dựa trên quan liêu hóa và kinh tế tiền tệ, thường xuyên đe dọa “chiếm cứ” thế giới sự sống. Kết cục là luôn có một sự căng thẳng giữa thế giới sự sống và hệ thống. Habermas nỗ lực kết hợp khoa học với đạo đức (sự kiện và giá trị) bằng cách phát triển một môn xã hội học chính trị thực nghiệm cho phép phê phán những hệ quả chính trị của chủ nghĩa thực chứng. Đồng thời, ông cố gắng khôi phục lại cuộc đối thoại giữa khoa học xã hội thực nghiệm với lý thuyết phê phán nhằm đạt tới sự phát triển cho cả hai bộ môn. Còn hơn thế nữa, Habermas đã đem lại cho lý thuyết phê phán một tính chất mới và nền tảng thực nghiệm khi dẫn nó thoát ra khỏi mối liên hệ gữa ý thức và xã hội, hướng tới sự phân tích có tính phê phán đối với hoạt động truyền thông. Trái với tính yếm thế nơi các học giả trường Frankfurt, Habermas nỗ lực bảo vệ tự do của lý tính. Đồng tình với luận điểm của các nhà tiên phong về một sự huỷ hoại khởi nguồn từ việc thống trị của tính hợp lý công cụ trong đời sống xã hội, mặt khác ông lại thừa nhận lợi ích của khoa học hiện đại và công nghệ. Giải pháp mà ông đề xuất nhằm thay thế lối tư duy một chiều không phải là chối bỏ tính hiện đại mà là phát triển một diễn ngôn hợp lý về những mục tiêu của xã hội hiện đaị. Môn xã hội học chính trị của Habermas phát triển như là việc xác lập lại lập trường triết học nói trên; và để làm điều này, Habermas đã tiến hành phân tích lại quan điểm duy vật lịch sử mà ông luôn coi trọng. Habermas cho rằng giới nghiên cứu Marxist đương thời đã không lưu tâm đúng mức tới hoạt động truyền thông khi họ hạn chế nó ở các mối quan hệ giai cấp. Sự giới hạn này, theo ông, chứng tỏ giới nghiên cứu có một thái độ thiếu phê phán đối với sự thống trị công nghệ và hệ tư tưởng duy khoa hoc . Habermas gắn kết sự phê phán nội tại các biểu hiện ngôn từ với quan điểm duy vật lịch sử; ông cố gắng chứng minh rằng văn hoá xã hội tiến triển không chỉ thông qua sự tăng cường kiểm soát công nghệ đối với tự nhiên một cách hợp lý, mà còn bằng cách phát triển tính hợp lý về truyền thông. Tù đó, tính hợp lý công cự và tính hợp lý truyền thông tạo thành những hình thức bổ xung của “cơ chế học hỏi” xã hội. Như thế, vấn đề tính hiện đại sẽ không phải là câu chuyện Bùi Quang Dũng Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 11 khoa học và công nghệ tự bản thân nó, mà là ở sự kiện tính hợp lý công cụ che lấp tính hợp lý truyền thông trong đời sống xã hội. Nói cách khác, trong các xã hội công nghiệp phát triển, các hình thức kiểm soát về mặt kỹ thuật không còn bị hướng dẫn bởi các giá trị xã hội. Quá trình ra quyết định dân chủ bị giảm thiểu khi các chuyên gia kỹ trị bóp méo thế giới khách quan, và khi mà các công dân bị gạt ra khỏi quá trình ra quyết định chính trị. Giải thích về hoạt động truyền thông, Habermas cho rằng mỗi hành động ngôn từ có thể xem như hàm y một nhu cầu phổ biến dựa trên sự trao đổi tự do và việc làm sáng tỏ y nghĩa. Nói cách khác, sự phê phán nội tại đối với hoạt động ngôn từ giả định rằng thông tin không bị bóp méo do sự khác biệt quyền lực giữa các chủ thể phát ngôn. Như thế, hoạt động truyền thông của con người hoàn toàn là nhu cầu tụ do và bình đẳng. Bằng hình thức phê phán nội tại này ( phù hợp với phương pháp luận của trường Frankfurt), Habermas cố gắng chứng minh tính minh xác tiềm năng của tri thức giải phóng, như là sự thách thức đối với bá quyền của tri thức công cụ. Mục tiêu của l y luận về truyền thông của Habermas do đấy có tính đảng một cách rõ nét. Bằng cách chứng minh rằng không có thứ tri thức nào là “tự do về giá trị” mà luôn có tính lợi ích, và rằng hoạt động truyền thông của con người cần phải xuất hiện một cách tự do không bị những khác biệt quyền lực xã hội bóp méo, Habermas tìm cách thủ tiêu tính hợp pháp của cái quy tắc hạn chế khoa học xã hội ở việc khám phá ý nghĩa hơn là đạt tới các mục tiêu duy lý của đời sống xã hội. Habermas đồng ý với các nhà tiền phong của trường Frankfurt rằng khoa học và công nghệ như một sự biện minh cho tính hợp pháp của sự thống trị trong đời sống hiện đại. Mặt khác, ông lại lý luận rằng khoa học và công nghệ có một vai trò thực sự trong đời sống, dầu rằng giá trị và vịêc áp dụng là khác nhau. Như thế, các loại tri thức rất khác nhau nhưng đều bổ xung cho “ sự quan tâm về mặt tri thức”. Thực vậy, “tri thức công cụ” , dựa trên năng lực dự phóng, thể hiên mối quan tâm tới sự kiểm soát về mặt kỹ thuật; “tri thức chú giải học” thể hiện mối quan tâm việc minh xác sự thấu hiểu liên chủ thể. Cuối cùng, “tri thức có tính giải phóng” , thể hiện rõ nhất ở việc tự minh xác ý thức của mình (self- clarification) là cái xuất hiện một cách tự do trong bối cảnh truyền thông không định hướng trong phân tâm học. Trong bối cảnh của một “khu vực công” có tính dân chủ, thì việc tự minh xác này sẽ có một sự tuơng đương có tính xã hội vĩ mô dưới dạng phê phán về hệ tư tưởng, nếu không gian này không bị huỷ hoại bởi sự thống trị của giới ưu tú và việc ra quyết định mang tính kỹ trị. Tri thức giải phóng do đó quan tâm tới việc vượt bỏ ảo tưởng về vật hoá (reification), dù là dưới hình thái rối loạn thần kinh ở cấp độ tâm lý học hay là hệ tư tưởng ở cấp độ xã hội. Đối lâp lại với nhứng giả thuyết thực nghiệm có thể kiểm chứng về quá trình khách quan hoá, hiệu lực của tri thức giải phóng có thể chỉ do những người hưởng lợi quyết đinh. Hiệu lực này tồn tại trong chừng mực các chủ thể nhận thấy mình ngày càng thoát khỏi sự ràng buộc. Do thế, vấn đề trung tâm của xã Trường Frankfurt hay là sự phê phán đối với Thực chứng luận từ quan điểm của... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 12 hội hiện đại là bá quyền của tri thức công cụ, là cái, dù thích hợp trong lĩnh vực tự nhiên, được dùng để khách quan hoá và thao túng các liên hệ xã hội. Tri thức công cụ do đấy che giấu những hình thái giải thích và có tính giải phóng của tri thức, vốn cũng là căn bản cho việc hướng dẫn đời sống xã hội Từ quan điểm của lý thuyết phê phán, khái niệm “chủ nghĩa thực chứng” có một ý nghĩa rộng hơn và đa nghĩa hơn so với phần lớn những trào lưu lý luận khác. Việc sử dụng thuật ngữ này phải được hiểu trên cơ sở những nỗ lực của trường Frankfurt trong việc phê phán khuynh hướng phát triển của nền văn hoá phương Tây kể từ thời khai sáng. Những người sáng lập phong trào khai sáng đã thay thế huyền thoại bằng tri thức và đem áp dụng tri thức đó vào kỹ thuật học; làm như vậy, họ đã chuẩn bị con đường cho sự thống trị của văn hoá hiện đại bằng tính hợp lý kỹ thuật và theo quan điểm của các học giả trường Frankfurt, đó chính là sự phá hoại lý tính. Phong trào khai sáng đã tạo ra một hình thức thống trị mới, bị che giấu bởi chính triết học của nó. Sự rút gọn tư tưởng vào một bộ máy toán học hạn chế việc phân tích thế giới một cách sâu sắc vốn là đặc tính của các nền triết học phi thực chứng; lý thuyết phê phán là sự bảo vệ chính những truyền thống triết học đó. Tài liệu tham khảo 1. Athusser L. For Marx. London: Allen Lane 1969 2. Aron R. Les etapes de la pensee sociologique. Paris, Gallimard 1967 3. Borgatta Edgar F. and Borgatta Marie L. Encyclopedia of Sociology (volume1), New York Macmillan Publishing Company, 1991. 4. Honederich T. Hành trình cùng triết học. Nhà xuất bản văn hoá thông tin, Hà Nội, 2002 5. Konig R. Sociology. Flammarion, Paris 1967 6. Korte H. Nhập môn lịch sử xã hội học. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 1997. 7. Marshall G. (Edit) A Dictionnary of Sociology. New York, Oxford University Press, 1998. 8. Swingewood A. A Short History of Sociological Thought. The Macmillan press LTD, 1991. 9. Turner J. The Structure of Sociological theory. London, Wadsworth publishing Company 1998.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso3_2008_buiquangdung_7615.pdf
Tài liệu liên quan