Trường Đại học Tiền Giang đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của Tiền Giang

Tài liệu Trường Đại học Tiền Giang đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của Tiền Giang: 512 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG NHU CẦU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TIỀN GIANG Th.S Võ Văn Sơn Th.S Lương Hồng Thanh TÓM TẮT Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ có nghĩa quyết định đến sự thành bại của chiến lược phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long trở thành một vùng trọng điểm về phát triển nông nghiệp hàng hóa của cả nước. Sau gần 13 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Tiền Giang được xem là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực lớn nhất của tỉnh Tiền Giang và trở thành một trong trường trọng điểm về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Đồng bằng Sông Cửu Long. Bài viết đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Tiền Giang. Từ khóa: nguồn nhân lực, nông nghiệp, Tiền Giang. ất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nông nghiệp, nông thôn cũng đang trong tiến trình này. Các nguồn lực đều được ưu tiên c...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trường Đại học Tiền Giang đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
512 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG NHU CẦU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TIỀN GIANG Th.S Võ Văn Sơn Th.S Lương Hồng Thanh TÓM TẮT Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ có nghĩa quyết định đến sự thành bại của chiến lược phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long trở thành một vùng trọng điểm về phát triển nông nghiệp hàng hóa của cả nước. Sau gần 13 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Tiền Giang được xem là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực lớn nhất của tỉnh Tiền Giang và trở thành một trong trường trọng điểm về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Đồng bằng Sông Cửu Long. Bài viết đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Tiền Giang. Từ khóa: nguồn nhân lực, nông nghiệp, Tiền Giang. ất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nông nghiệp, nông thôn cũng đang trong tiến trình này. Các nguồn lực đều được ưu tiên cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó có nguồn nhân lực giữ vị trí then chốt, quyết định cho sự thành bại của công cuộc đổi mới này. Để nông nghiệp, nông thôn phát triển tốt, tương xứng với kỳvọng phát triển đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, nghĩa là khi đó nông nghiệp, nông thôn đạt mức độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cơ bản, lực lượng lao động trong nông nghiệp và ở nông thôn phải đảm bảo là động lực duy trì và phát triển. Trong nhiều năm qua, Trường Đại học Tiền Giang được xem là đơn vị “đầu tàu” đào tạo nguồn nhân lực lớn nhất của tỉnh Tiền Giang và trở thành một  Thạc sĩ, Trường Đại học Tiền Giang.  Thạc sĩ, Trường Đại học Tiền Giang. Đ 513 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH trong những trường trọng điểm về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Đồng bằng sông Cửu Long, với sứ mạng: “Trường Đại học Tiền Giang đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mang đến cho người học cơ hội nghề nghiệp để thăng tiến”. 1. Từ Viện Đại học Cộng đồng đến Trường Đại học Tiền Giang Tháng 8/1971, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cho thành lập Viện Đại học Cộng đồng đầu tiên ở miền Nam đặt tại tỉnh Định Tường (Tiền Giang) với 2 khoa Sư phạm (có 5 ngành: Việt Văn, Anh Văn, Pháp văn, Toán, Lý - Hóa) và khoa Canh Nông (có 2 ngành Nông Học, Chăn Nuôi - Thú Y). Tính đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975), Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang đào tạo được 3 khóa với 323 sinh viên ngành Sư phạm (Việt Văn, Toán, Lý – Hóa), 121 sinh viên ngành Nông học và 37 sinh viên ngành Chăn nuôi - Thú y. Sinh viên ra trường được bổ nhiệm công tác khắp các tỉnh miền Nam, đáp ứng nhu cầu khai hoang, khôi phục sản xuất và khắc phục hậu quả chiến tranh. Năm 1976, trước yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phía Nam, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 240/CP ngày 06-12-1976 thành lập Trường Dự bị Đại học Tiền Giang trên cơ sở tiếp nhận trang thiết bị, nhân lực của Viện Đại học Cộng đồng. Từ năm 1976 đến năm 1981, Trường Dự bị Đại học Tiền Giang đào tạo 6 khóa với hơn 14.000 học sinh diện chính sách các tỉnh, thành phía Nam. Lớp sinh viên này sau đó được tuyển chọn đào tạo đại học để trở thành nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần cho công cuộc xây dựng đất nước. Năm 1981, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp có Quyết định 470/TCHC ngày 26-6-1981 đổi tên Trường Dự bị Đại học Tiền Giang thành Cơ sở II Trường Đại học Cần Thơ tại Tiền Giang, nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các hợp tác xã, nông trường đã và sẽ được thành lập trong nông thôn vùng của Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh Tiền Giang, Long An và Bến Tre. Từ năm 1981 đến 1984, trường đào tạo hơn 1.000 cán bộ khoa học kỹ thuật hệ tại chức các ngành: Kinh tế, Tài chính, Trồng trọt, Chăn nuôi, Thú y. Ông Dương Công Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học thành phố Hồ Chí Minh nhận xét: “Ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn 514 giải phóng 30/4/1975, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp giao nhiệm vụ cho Trường tiếp tục đào tạo 444 sinh viên. Viện Đại học Tiền Giang (tiền thân của Trường Dự bị Đại học thành phố Hồ Chí Minh) cho đến cuối năm 1977, số sinh viên này tốt nghiệp và được phân công về công tác tại các cơ quan, các tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long. Đây được xem là nguồn nhân lực rất cần cho miền Nam ở thập niên 70 của thế kỷ XX, những năm đầu sau giải phóng” 1 Năm 1984, Cơ sở II Trường Đại học Cần Thơ tại Tiền Giang được đổi tên thành Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng tại chức liên tỉnh hệ đại học theo Quyết định 95/QĐ-TCHC ngày 15/2/1984 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hơn 15 năm hoạt động, Trung tâm đã đào tạo cho các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre và Đồng Tháp hơn 3.500 cán bộ các ngành: Luật, Kinh tế, Tài chính, Quản lý đất đai, Trồng trọt, Bác sĩ thú y, Công nghệ sinh học,... cho các tỉnh của Đồng bằng Sông Cửu Long. Đến năm 2000, trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trẻ phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết định 3635 ngày 30/8/2000 thành lập Trường Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng tại chức liên tỉnh và Trường Công nhân Kỹ thuật Tiền Giang. Từ năm 2001 đến năm 2005, Trường Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang đã đào tạo cho tỉnh Tiền Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long hơn 13.000 học sinh, sinh viên trình độ cao đẳng, trung cấp và liên kết đào tạo trình độ đại học, với các ngành: Kinh tế, Tài chính, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật ô tô, Trồng trọt, Chăn nuôi và Quản lý kinh tế cho cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. TS. Ngô Tấn Lực (Nguyên Hiệu Trưởng Trường Đại học Tiền Giang), cho biết: “Trong 5 năm tồn tại, Trường Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang đã là trung tâm văn hóa, khoa học của tỉnh. Mỗi ngày có vài ngàn người đến học tập, làm việc, hàng đêm thường có khoảng năm trăm sinh viên đến học tin học, ngoại ngữ. Cũng từ đây, vào dịp nghĩ hè mỗi năm, từng đoàn SV tình nguyện về vùng xâu, vùng xa làm vệ sinh kênh mương, xây lại các chiếc cầu, sửa chữa nhà cho bà con diện chính sách, hộ nghèo, tuyên truyền nếp sống văn hóa mới, dạy tin học,Hơn thế nữa, hàng ngàn sinh viên các hệ tốt nghiệp mỗi năm về các cơ quan, doanh nghiệp, khu công nghiệp làm việc. Chúng làm tăng thêm sức mạnh cho nền kinh tế - xã hội 1 Ngô Tấn Lực (2015), Từ Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang đến Trường Đại học Tiền Giang - Bộ máy tổ chức và phương thức đào tạo: tr.26. 515 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH của tỉnh nhà. Đặc biệt, lần đầu tiên Trường hợp tác quốc tế để phục vụ công đồng qua Chương trình phát triển Mê kong (MPDF). Khu dân cư nơi Trường đóng trở thành thị tứ với nhiều loại dịch vụ, ngày càng tấp nập. Nhiều hộ gia đình trở nên giàu có hơn. Trường Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang đã phát triển nhanh chóng từ đội ngũ, đến cơ sở vật chất và số lượng sinh viên; Chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao. Đến năm thứ 5 (2005), Trường đã hoàn thành nhiệm vụ và là nhân tố quan trọng hợp thành Trường Đại học Tiền Giang” 1. Ngày 6/6/2005, bước ngoặt mới được mở ra, được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 132/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Tiền Giang trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Sư phạm và Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang. Tính đến hiện tại (4/2018), Trường Đại học Tiền Giang hiện có có 9 khoa, 8 phòng, 4 trung tâm, 1 tổ bộ môn trực thuộc Ban Giám hiệu và 30 tổ bộ môn trực thuộc khoa. Tính đến tháng 4/2018, Trường có 469 viên chức (01 phó giáo sư, 29 tiến sĩ, 262 thạc sĩ), trong đó 30% cán bộ được đào ở nước ngoài. Trường đang đào tạo gần 10.000 sinh viên thuộc các lĩnh vực: kinh tế, kĩ thuật, nông nghiệp, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, sư phạm. Hầu hết các ngành đào tạo đều đạt tỷ lệ trên 85% sinh viên và có việc làm sau 01 năm tốt nghiệp (năm 2017, tỷ lệ này đạt trên 89%). Trong vòng 13 năm, Trường đào tạo, bồi dưỡng trên 5 vạn lao động góp phần đáng kể vào việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và cơ cấu lại lao động tỉnh Tiền Giang và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. PGS.TS. Võ Ngọc Hà (Bí Thư Đảng ủy, Hiệu Trưởng Trường Đại học Tiền Giang), cho biết: “Nhà trường đã đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực đa cấp, đa ngành theo nhu cầu xã hội. Trong 13 năm qua, Trường Đại học Tiền Giang đã có 23.000 sinh viên trúng tuyển nhập học các bậc học và nhà trường đã cấp bằng chính quy cho 17.000 sinh viên hệ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Liên kết đào tạo và cấp 6.000 bằng sinh viên hệ cao đẳng, đại học không chính quy; Liên kết đào tạo cao học, có 400 bằng thạc sĩ và bồi dưỡng ngắn hạn và đã cấp trên 20.000 giấy chứng chỉ và chứng nhận, với các khối ngành Sư phạm, Kỹ thuật nông nghiệp, Công nghệ thực phẩm, Kỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế và Xây dựng, đã đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh 1 Ngô Tấn Lực (2015), Từ Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang đến Trường Đại học Tiền Giang - Bộ máy tổ chức và phương thức đào tạo: tr.72. 516 Tiền Giang nói riêng và cho vùng cho Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. Những người lao động qua đào tạo nhất định có những đóng góp thiết thực, hiệu quả hơn cho nông thôn mới, cho quê hương, xứ sở mình và sẵn sàng hội nhập để phát triển. Nói chung, nhà trường đã đổi mới hoạt động đào tạo đúng hướng, phù hợp với thực tiễn vùng Bắc sông Tiền, rộng hơn cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”1. Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định 814/QĐ-UBND ngày 24/3/2011 của UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020”. Mục tiêu của Đề án là nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Trường Đại học Tiền Giang đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang mở nhiều lớp đào tạo nghề cho nhân dân nông thôn. Kết quả, Nhà trường đã tổ chức nhiều lớp dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn: Kỹ thuật trồng cây ăn quả (sầu riêng, vú sữa), kỹ thuật trồng, chọn giống và sản xuất giống lúa, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm kỹ thuật nuôi và sản xuất giống thủy sản nước ngọt, Sau 13 năm xây dựng và phát triển, trường đã thực hiện có hiệu quả phương thức đào tạo đa ngành, đa cấp, với nhiều loại hình đào tạo phù hợp với nhu cầu người học; cơ bản hoàn tất chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ; chất lượng đào tạo từng bước được cải thiện, đảm bảo cung cấp nhân lực chất lượng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tháng 4/2017, Trường Đại học Tiền Giang đã được Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) tiến hành kiểm định và đạt chuẩn kiểm định chất lượng. 2. Tiếp tục nâng chất đào tạo và tăng cường liên kết quốc tế để đáp ứng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới PGS.TS. Võ Ngọc Hà (Bí thư Đảng Ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Tiền Giang), cho biết: Nhà trường luôn chú trọng đào tạo những ngành học liên quan 1 Ngô Tấn Lực (2015), Từ Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang đến Trường Đại học Tiền Giang - Bộ máy tổ chức và phương thức đào tạo: tr.193. 517 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH đến sự phát triển kinh tế và xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng. Do Tiền Giang là vùng chuyên về nông nghiệp nên bên cạnh những ngành chủ chốt về nông lâm - thủy sản - khoa học môi trường, Nhà trường còn hướng tới mở rộng đào tạo các ngành về kỹ thuật nhằm thực hiện tốt công nghiệp hóa trong nông nghiệp và hướng tới phát triển nông nghiệp công nghệ cao, như: Khoa học cây trồng, Công nghệ sinh học, Dịch vụ thú y, Phát triển nông thôn, Nuôi trồng thủy sản, Công nghệ thực phẩm, TS Lê Văn Hưởng (Chủ tịch tỉnh Tiền Giang, Chủ tịch Hội Đồng Trường Đại học Tiền Giang), cho biết tỉnh đã có chủ trương giao cho Trường Đại học Tiền Giang đào tạo nguồn nhân lực ở các ngành đào tạo, nhất là nguồn lực khối ngành nông nghiệp để hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh nhà nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. “Thời gian tới, trường hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo chứ không mở rộng đào tạo. Bên cạnh đó, nhà trường còn là đơn vị đi đầu trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ ngành nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Tiền Giang thời gian tới”, PGS.TS. Võ Ngọc Hà cho biết thêm. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân tỉnh Tiền Giang đang là một trong những công tác nổi bật của trường. Trong những năm qua, trường triển khai nhiều đề tài mới các cấp; cán bộ viên chức của nhà trường có hàng trăm bài báo trong và ngoài nước được xuất bản... Đặc biệt, Nhà trường đã có nhiều đề tài khoa học thiết thực phục vụ đổi mới giáo dục đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. “Từ năm 2010 đến năm 2017, Trường đã triển khai thực hiện 150 đề tài các cấp, trong đó cấp Bộ: 1, cấp tỉnh: 11, cấp trường: 137. Đã tổ chức nghiệm thu 150 đề tài, trong đó loại xuất sắc (A): 40, loại tốt (B): 80. Các đề tài nghiên cứu khoa học của viên chức đều tập trung phục vụ cho hoạt động giảng dạy và giải quyết những vấn đề cụ thể về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Trường thực sự trở thành một địa chỉ đáng tin cậy được các địa phương, các tổ chức và doanh nghiệp lựa chọn ký kết các hợp đồng nghiên cứu khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ viên chức nhà trường đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của hoạt động nghiên cứu khoa học của tỉnh Tiền Giang. Nhiều đề tài được triển khai, nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào các lĩnh vực đã tạo ra hiệu quả nhất định trong đời sống 518 kinh tế-xã hội của địa phương như: Nghiên cứu phát triển các vật liệu nano tổ hợp nano composite trên cơ sở hạt từ nano ferit và hạt bạc nano kim loại (MF@Ag) cấu trúc lõi/vỏ nhằm ứng dụng trong các công nghệ diệt khuẩn và diệt nấm mốc; Thiết kế, chế tạo phương tiện thủy chuyên dụng để xử lý cỏ dại, lục bình trên sông, kênh rạch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Chuyển giao quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh cho nông dân huyện Châu Thành; Xác định chỉ số thu hoạch và các phương pháp xử lý, bảo quản sapoche mặc bắc; Sản xuất thử rượu Cẩm đóng chai; Xây dựng quy trình chế biến dừa sấy, xoài sấy dạng bảng mỏng; Chọn giống lúa chống chịu mặn, năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng đổ ngã và rầy nâu thích nghi cho tỉnh Tiền Giang... Bên cạnh đó, nhận thức tầm quan trọng của nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực khối ngành nông nghiệp (Khoa học Cây trồng, Nuôi trồng thủy sản, Dịch vụ thú y, Quản lý đất đai, Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm,..) và sự cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng đào tạo, Nhà trường thường xuyên đổi mới và hội nhập trong đào tạo, gắn lý thuyết với thực hành để trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cho người học khi ra trường đạt hiệu quả cao trong công việc, có năng lực lãnh đạo và thích ứng với thay đổi. Chính vì thế, sinh viên sau tốt nghiệp của Trường Đại học Tiền Giang luôn được các công ty đánh giá cao và tỷ lệ sinh viên ra trường tìm được việc làm luôn đạt 80 - 90%. PGS. TS Võ Ngọc Hà, Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng Trường Đại học Tiền Giang, cho biết thêm: “Trường đặt sứ mệnh đào tạo phải gắn với thực tiễn. Trong nhiều năm qua, trường đã ký hợp tác với hơn 200 công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Chẳng hạn như trường đã ký hợp tác với: Công ty TNHH Royal Foods, Viện Cây ăn quả Miền Nam, Công ty TNHH Esuhai, CLB Doanh nhân Tiền Giang tại thành phố Hồ Chí Minh, đưa sinh viên về thực tập, từ đó nhiều sinh viên của trường khi ra trường được các công ty tuyển dụng, nhiều sinh viên chưa ra trường đã có việc làm ổn định. Nhiều doanh nghiệp đã tặng máy móc cho sinh viên nghiên cứu, học tập. Từ đó, sinh viên vừa được học lý thuyết vừa được thực hành trên các phương tiện máy móc hiện đại”. Đồng thời với thế mạnh truyền thống hợp tác quốc tế, những năm qua trường không ngừng duy trì và thiết lập quan hệ hợp tác với các trường, các viện, tổ chức quốc tế ở nhiều nước trên thế giới như: Đức, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Thái Lan, Indonexia... Tiến sĩ Mary Dorling, giảng viên của tổ chức tình nguyện Úc-AVI, viết: “Làm việc tại Trường Đại học Tiền Giang là 519 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH một trong những thời gian vui nhất của tôi vì nhiều lý do. Trước tiên, tôi đã tìm thấy một trường đại học nhằm vào mục đích cung cấp chất lượng giáo dục tốt nhất cho sinh viên. Có một môi trường đại học tuyệt vời tại Trường Đại học Tiền Giang và lãnh đạo tập trung với mục đích không chỉ cung cấp sự giáo dục tốt nhất có thể cho người dân của tỉnh Tiền giang, mà còn cung cấp giáo dục phù hợp với sự phát triển xã hội, kinh tế và cải thiện tỉnh nhà nói chung. Vì lý do này Trường Đại học Tiền Giang là một tài sản lớn cho tỉnh Tiền Giang”.1 Trong chiến lược phát triển của mình, Trường Đại học Tiền Giang xác định đến năm 2020 phải đạt 4 định hướng cơ bản: (1) Hoàn thành cơ bản dự án xây dựng tại cơ sở mới với cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu chuẩn chất lượng đào tạo; (2) Đạt chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định của Điều lệ trường đại học; (3) Trở thành đầu tàu trong hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh; (4) Là cơ sở đào tạo tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động về tài chính, nhân sự, chương trình đào tạo, học thuật... theo lộ trình phân quyền quản lý giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh Tiền Giang. Với những định hướng và chiến lược phát triển của Trường Đại học Tiền Giang trong đào tạo nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực có ngành nông nghiệp nói riêng sẽ góp phần quan trọng phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới của tỉnh Tiền Giang nói riêng và Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. 3. Kết luận Trường Đại học Tiền Giang được thành lập là kết quả của sự phát triển đã chín muồi của các cơ sở tiền thân cận kề trong tình hình mới, khi nhu cầu nguồn nhân lực xã hội, nhất là nguồn nhân lực về khối ngành nông nghiệp đã xuất hiện sự thừa thiếu rất nghiêm trọng, nhất là thiếu nhân lực có trình độ đại học cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trải qua 13 năm xây dựng và phát triển với nhiều lần chuyển đổi tên trường, các thế hệ nhà giáo và học viên, sinh viên các trường tiền thân và 1 Ngô Tấn Lực (2015), Từ Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang đến Trường Đại học Tiền Giang - Bộ máy tổ chức và phương thức đào tạo: tr. 192. 520 Trường Đại học Tiền Giang hôm nay luôn kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống đã dày công vun đắp. Các giá trị truyền thống ấy là nền tảng vững chắc cho việc xây dựng và phát triển Trường Đại học Tiền Giang theo định hướng “Nghề nghiệp - Ứng dụng”, đã cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Tiền Giang, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà. TÀI LIỆU TAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2010 2. Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang (2015), Niên giám thống kê 2014, Tiền Giang. 3. Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. 4. Ngô Tấn Lực (2015), Từ Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang đến Trường Đại học Tiền Giang - Bộ máy tổ chức và phương thức đào tạo, Trường Đại học Tiền Giang. 5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang (2015), Kế hoạch phát triển Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf40_6224_2207257.pdf
Tài liệu liên quan