Tài liệu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, chặng đường 40 năm: DIỄN ĐÀN – SỰ KIỆN
Với mỗi người Việt Nam yêu nước, ngày 30/4/1975 là ngày lịch sử trọng đại. Đó là ngày hoà
bình trở lại trên cả nước; Bắc, Nam sum họp một nhà. Cũng từ đây, cả nước cùng nhìn về một
hướng, cùng đi chung một con đường để cùng nhau bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của hoà
bình, độc lập thống nhất, và đi lên CNXH. Trong bối cảnh đó, nhiều ngôi trường mới mọc lên hoặc
hình thành từ việc kế thừa, chuyển đổi từ cơ sở đào tạo của chế độ cũ. Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ
thuật Cần Thơ hiện nay là một trong số những trường như thế. Trải qua chặng đường 40 năm với
nhiều cam go thử thách, nhiều lần thay đổi về qui mô tổ chức cũng như nhiệm vụ chính trị được giao,
Trường đã từng bước ổn định và ngày càng phát triển cả về qui mô cũng như chất lượng đào tạo,
góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực ĐBSCL.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT CẦN THƠ,
CHẶNG ĐƯỜNG 40 NĂM
Nguyễn Hồng Gấm
Khởi đầu và sự chuyển mình lịch sử
Nă...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, chặng đường 40 năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DIỄN ĐÀN – SỰ KIỆN
Với mỗi người Việt Nam yêu nước, ngày 30/4/1975 là ngày lịch sử trọng đại. Đó là ngày hoà
bình trở lại trên cả nước; Bắc, Nam sum họp một nhà. Cũng từ đây, cả nước cùng nhìn về một
hướng, cùng đi chung một con đường để cùng nhau bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của hoà
bình, độc lập thống nhất, và đi lên CNXH. Trong bối cảnh đó, nhiều ngôi trường mới mọc lên hoặc
hình thành từ việc kế thừa, chuyển đổi từ cơ sở đào tạo của chế độ cũ. Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ
thuật Cần Thơ hiện nay là một trong số những trường như thế. Trải qua chặng đường 40 năm với
nhiều cam go thử thách, nhiều lần thay đổi về qui mô tổ chức cũng như nhiệm vụ chính trị được giao,
Trường đã từng bước ổn định và ngày càng phát triển cả về qui mô cũng như chất lượng đào tạo,
góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực ĐBSCL.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT CẦN THƠ,
CHẶNG ĐƯỜNG 40 NĂM
Nguyễn Hồng Gấm
Khởi đầu và sự chuyển mình lịch sử
Năm 1975, trường Trung học Nông Lâm Súc (tiền thân là trường Canh Nông thực hành được
thành lập từ năm 1957) được đổi tên thành trường Trung học Nông nghiệp Hậu Giang. Đội ngũ cán
bộ, giáo viên được kết hợp từ 2 nguồn: thầy cô lưu dụng tại chỗ và thầy cô tăng cường từ miền Bắc
vào. Toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy được chuyển giao từ trường Nông lâm súc cũ.
Khoác lên mình chiếc áo mới, Trường bắt tay ngay vào đào tạo thế hệ lao động trẻ vừa hồng vừa
chuyên phục vụ cho công cuộc cải tạo kinh tế - xã hội XHCN. Nhiệm vụ chủ yếu của Trường lúc
này là đào tạo cán bộ, kỹ thuật viên có trình độ trung cấp chuyên nghiệp trong lĩnh vực nông
nghiệp với 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi (canh nông và mục súc trước đây). Đến năm 1979,
Trường tiếp nhận đào tạo thêm ngành cơ khí nông nghiệp từ trường Nông lâm súc Sóc Trăng nhập
về, đồng thời cũng mở rộng đào tạo sang lĩnh vực kinh tế với ngành Kinh tế nông nghiệp trình độ
trung cấp. Năm 1987, Trường liên kết với trường Trung cấp thủy sản Tp Hồ Chí Minh để mở thêm
ngành Chế biến nông sản và sau đó là nuôi trồng thủy sản. Như vậy, sau 12 năm hoạt động, từ 2
ngành đào tạo ban đầu, Trường đã nâng tổng số ngành đào tạo lên 6 gồm các lĩnh vực nông
nghiệp, thủy sản, kinh tế nông nghiệp và cơ khí nông nghiệp, đã cung cấp hàng ngàn cán bộ và kỹ
DIỄN ĐÀN – SỰ KIỆN
thuật viên phục vụ nguồn nhân lực cho công cuộc cải tạo nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã
hội của cả vùng ĐBSCL. Năm 1993, tiếp tục với những thay đổi mới: một mặt, Trường đổi tên
thành trường Trung học Nông nghiệp Cần Thơ (vì tỉnh Hậu Giang lúc bấy giờ được tác ra thành 2
tỉnh mới là Sóc Trăng và Cần Thơ theo Nghị quyết 10 Quốc hội khóa VIII ngày 26 tháng 12 năm
1991), đồng thời chuẩn bị cho bước chuyển mình mới - trở thành trường Trung học Kinh tế - Kỹ
thuật Cần Thơ.
Nhằm tăng cương năng lực đào tạo cũng như khai thác hiệu quả hơn trang thiết bị và đội ngũ
cán bộ giảng dạy cho các trường, ngày 15 tháng 4 năm 1994 UBND tỉnh Cần Thơ đã ban hành
Quyết định số 753/QĐ-UBND sát nhập hai trường Trung học Kinh tế Cần Thơ và Trung học Nông
nghiệp Cần Thơ thành một và lấy tên gọi mới là Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Cần thơ, lấy
cơ sở của trường Trung học Nông nghiệp Cần Thơ trước đây làm cơ sở chính. Thông qua việc sáp
nhập này, Trường nhận được sự đầu tư tập trung hơn của địa phương về cơ sở vật chất, đội ngũ
giảng dạy và từ đó lĩnh vực đào tạo cũng được mở rộng và đa dạng ngành nghề hơn. Đến năm
2004, theo Quyết định số 4764/QĐ.BGD&ĐT-TCCB, ngày 25 tháng 8 năm 2004 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ trực thuộc UBND thành phố Cần Thơ
được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường trung học Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Việc nâng cấp
này đã tạo điều kiện để trường mở rộng qui mô và ngành nghề đào tạo. Hiện tại, Trường đào tạo
16 ngành ở bậc cao đẳng và 18 ngành ở bậc trung cấp chuyên nghiệp.
Những thành tựu nổi bật
Mặc dù quá trình phát triển đi lên của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ là cả một
chuỗi dài các biến cố thay đổi, nhưng dưới sự lãnh đạo chỉ đạo sát sao, kịp thời của UBND Thành
phố, Bộ Giáo dục & Đào tạo, các cấp, các ngành cộng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ viên chức,
giảng viên, Nhà trường đã từng bước vượt qua những khó khăn, trở ngại và thu được nhiều thành
tựu đáng kể. Có thể lướt qua một số thành tích tiêu biểu của Trường như sau:
Về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, giảng viên
Ngay từ ngày đầu hình thành, Trường đã xác định con người là nguồn lực cực kỳ quan trọng
và là yếu tố quyết định sự thành công của mình nên luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực cả
về số lượng lẫn chất lượng. Nếu trường Trung học nông nghiệp Hậu Giang với qui mô tổ chức nhỏ
gọn, đơn giản đủ đảm bảo quản lý hơn 50 cán bộ giáo viên có trình độ tốt nghiệp đại học trở lại và
phục vụ đào tạo cho ba ngành trồng trọt, chăn nuôi và cơ khí nông nghiệp, thì hiện nay Trường đã
xây dựng được một bộ máy tổ chức hoàn chỉnh theo mô hình quản lý đào tạo đa cấp liên thông ở
cả 2 khối ngành kinh tế và kỹ thuật nông nghiệp. Đội ngũ cán bộ, giảng viên hiện tại có nhiều
kinh nghiệm, đạt chuẩn về chất lượng và đủ số lương theo yêu cầu của nhiệm vụ mới. Hiện tại
Trường có 206 biên chế, trong đó có 162 biên chế là giảng viên cơ hữu. Về trình độ chyên môn:
trên đại học chiếm tỷ lệ 71,7% trong đó có 10 tiến sĩ, 12 nghiên cứu sinh,109 thạc sĩ.
Phát triển nguồn nhân lực qua 40 năm xây dựng Trường
Chức danh, trình độ, học vị Biến động qua các thời kỳ
1975 1994 2004 2009 2014
Tổng số biên chế
- Cán bộ quản lý và văn phòng
- Cán bộ giảng dạy
80
25
55
91
24
68
102
24
78
150
39
111
206
56
162
+ Tiến sĩ
+ Thạc sĩ
+Tốt nghiệp đại học
+ Khác
0
0
{ 80
0
0
{91
0
6
{96
01
60
{50
08
109
45
04
(Nguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, 55 năm hình thành và phát triển)
DIỄN ĐÀN – SỰ KIỆN
Về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy
Cơ sở vật chất và trang thiết bị đảm bảo là nguồn lực cơ bản góp phần cho thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị của Trường. Do vậy, Trường luôn tranh thủ sự đầu tư từ nhiều nguồn (địa
phương, trung ương và xã hội hóa) để phát triển. Hiện tại, Trường có 2 cơ sở đào tạo, thực hành
thực tập, với tổng diện tích là 12,3 ha. Trong đó, Cơ sở 1 là khu hành chánh bao gồm khu Hiệu bộ,
khu giảng đường và khu nhà ở sinh viên với diện tích 4,06 ha, tọa lạc tại số 9 đường Cách Mạng
Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ và Cơ sở 2 dùng làm khu thực nghiệm
gồm khu thực thành, khu giảng đường và khu nghiên cứu chuyển giao công nghệ với diện tích 8,24
ha tọa lạc tại số 99 đường Nguyễn Văn Cừ nối dài thuộc xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP
Cần Thơ. Trường đã đầu tư hoàn thiện 08 dãy phòng học với 54 phòng học lý thuyết, trong đó có
28 phòng với sức chứa từ 40-60 sinh viên, 14 phòng có sức chứa từ 61-100 sinh viên, 12 phòng có
sức chứa từ 101-150 sinh viên. Ngoài ra, Trường còn tổ chức riêng 04 phòng chuyên dùng cho Hội
thảo khoa học, 01 Hội trường lớn có sức chứa 500 chỗ. Hầu hết các phòng học này đều được trang
bị đầy đủ các phương tiện nghe, nhìn đủ chuẩn để đáp ứng cho hoạt động giảng dạy, hội thảo, hội
nghị....Bên cạnh đó, Trường còn đầu tư xây dựng 02 phòng thực hành ngữ âm (Lab và
Multimedia); 04 phòng thực hành máy vi tính với 200 máy các phòng thực hành cho ngành Quản lý
đất đai, Chế biến thủy sản, Nuôi trồng thủy sản, Trồng trọt, Chăn nuôi thú y.... Trường còn có 1
Thư viện truyền thống với hơn 10.000 bản sách chuyên ngành bao trùm tất cả các lĩnh vực khoa
học, kỹ thuật, đời sống xã hội; 1 Thư viện điện tử với hệ thống máy tính và hệ thống phần mềm
quản lý hiện đại đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học tập của học sinh sinh viên và cán bộ giáo
viên tại trường; 1 nhà thi đấu đa năng đạt tiêu chuẩn quốc gia; nhà ở sinh viên với công suất thiết
kế 1000 chỗ ở được đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ...
Về công tác tuyển sinh và đào tạo
Về qui mô tuyển sinh và đào tạo, hàng năm Trường đều mở rộng nguồn đào tạo và năng lực
đào tạo để tuyển sinh với chủ trương ổn định đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp, dành nguồn lực
đào tạo tăng dần bậc cao đẳng, phấn đấu đạt chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và đào tạo cho phép. Kết
quả, quy mô đào tạo của trường không ngừng tăng dần qua mỗi năm. Chỉ tính riêng hệ chính qui
giai đoạn 2005 - 2014, qui mô đào tạo tăng 2,24 lần (bậc cao đẳng tăng 3,16 lần và bậc trung cấp
chuyên nghiệp tăng 1,62 lần). Đặc biệt, ngay từ năm 1995 Trường mở thêm hệ vừa làm vừa học và
liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, nhìn chung số lượng tuyển sinh có xu hướng ngày càng giảm
do mức độ cạnh tranh giữa các trường trong khu vực ngày càng gay gắt. Ngoài ra, Trường cũng đã
mạnh dạn tìm nguồn liên kết để mở thêm bậc đại học hệ vừa làm vừa học tại cơ sở trường. Qui mô
tuyển sinh đối tượng này có biến động theo từng năm.
Qui mô tuyển sinh và đào tạo giai đoạn 2005 - 2014
Chỉ tiêu 2005 2007 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng số 2540 2898 2178 2863 3255 3182 3254 3092
Chính qui
- Cao đẳng
- THCN
1028
414
614
1354
785
569
1489
918
571
1842
941
901
2452
1216
1236
2640
1280
1360
2320
1122
1198
2305
1308
997
VLVH
- Cao đẳng
- THCN
1332
0
1332
1070
577
493
249
136
113
392
260
132
77
77
0
45
45
0
270
270
0
135
0
135
Liên thông 0 224 134 358 273 101 189 152
Liên kết 0 250 306 271 453 396 475 500
Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm
Trong chặng đường 40 năm hình thành và phát triển, Trường đã đào tạo gần 8 vạn cán bộ
chuyên môn về kinh tế và kỹ thuật nông nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực cho tỉnh Hậu Giang,
DIỄN ĐÀN – SỰ KIỆN
thành phố Cần Thơ mà còn cả vùng đồng bằng sông Cửu Long từ Long An đến Cà Mau. Và không
ít trong số đó ngày hôm nay họ đã trở thành cán bộ lãnh đạo, doanh nhân thành đạt trên khắp cả
nước.
Về công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Ngay từ khi nâng cấp lên trường Cao đẳng, Trường tập trung ưu tiên cho nghiên cứu giảng
dạy, xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, bài giảng với nội dung sát với nhu cầu xã
hội và nhà tuyển dụng; nghiên cứu áp dụng phương pháp dạy học tích cực một cách phù hợp. Đồng
thời, Trường cũng tạo điều kiện để cán bộ giảng viên tham gia nghiên cứu các đề tài cấp
tỉnh/thành phố và cao hơn. Đến nay, tất cả các ngành học đều có chương trình đào tạo theo phương
pháp mới, hầu hết các học phần chủ yếu của các ngành, chuyên ngành đào tạo của Trường đều có
đầy đủ bài giảng, giáo trình; nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng và thực hành, thực tập môn học
được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Trường có 5 đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố đã
được nghiệm thu và chuyển giao với tổng mức kinh phí thực hiện trên 2 tỷ đồng.
Mặt khác, nhằm góp phần nâng cao năng lực giảng dạy cho giảng viên cũng như từng bước
áp dụng hiệu quả phương pháp dạy học mới vào thực tiễn, hàng năm Trường đều tổ chức hội thi
giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở và cử giáo viên tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và
toàn quốc. Trong thời gian qua, Trường đã có 55 giáo viên đạt “Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở”, 09
giáo viên đạt “Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố” và 12 giáo viên đạt “Giáo viên dạy giỏi toàn
quốc”. Ngoài ra, Trường cũng đã có 03 giáo viên được Nhà nước công nhận danh hiệu“Nhà giáo
ưu tú”..
Với kết quả đạt được như trên, Trường Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ nhiều năm liền là đơn vị
dẫn đầu trong phong trào thi đua yêu nước cũng như gương mẫu trong “học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” và nhận được nhiều phần thưởng cao quí từ lãnh đạo của Đảng,
chính quyền địa phương, đoàn thể, bộ ngành Trung ương và Chính phủ. Điển hình như: 4 năm liên
tục nhận cờ thi đua của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ vì đạt danh hiệu Đơn vị thi đua xuất sắc, hạng
Nhì và nhất Cụm; 55 lượt cá nhân và tập thể nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND Tp Cần Tho; 15
lượt cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp thành phố; 20 Lượt cá nhân và tập thể nhận Bằng
khen Chính phủ; 5 Tập thể và cá nhân vinh dự được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động
hạng nhì và hạng ba... Ngoài ra, còn nhiều Bằng, giấy khen và danh hiệu cao quí khác được các
cấp bộ Đảng, Công đoàn, Đoàng thanh niên CSHCM tặng cho các tập thể và cá nhân thuộc
Trường đã có thành tích tốt trong các phong trào và thực hiện nhiệm vụ được giao.
Những trăn trở và kỳ vọng
Mặc dù thành tựu của Trường trong 40 năm qua là không nhỏ, nhưng so với yêu cầu nhiệm
vụ mới và sự mong mỏi của xã hội thì vẫn còn nhiều điều cần suy nghĩ như: chất lượng đào tạo của
Trường vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng; tỷ lệ học sinh sinh viên tốt nghiệp ra
trường không tìm được việc làm thích hợp còn khá cao, dẫn đến lãng phí xã hội và xoáy mòn hình
ảnh cũng như uy tín của Trường; đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên đã được cải thiện nhiều
nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới. Còn quen theo lối mòn, thụ động, thiếu
nhiệt huyết và trách nhiệm với nghề nghiệp tạo ra lực cản cho quá trình đổi mới quản lý cũng như
phương pháp dạy học của nhà Trường...Tuy nhiên, hội nhập quốc tế và khu vực để phát triển đã
trở thành xu thế tất yếu, khách quan; cả nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và phát triển nền kinh tế tri thức. Chính từ đó mà đòi hỏi mỗi cán bộ, giảng viên phải
không ngừng nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp để đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Với kết quả đạt được qua 40 năm hoạt động, điều kiện
và năng lực đào tạo hiện tại, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ sẽ tiếp tục tiến lên phía
trước, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết nhất trí, tiếp tục đổi mới, khắc phục khó khăn, đẩy
DIỄN ĐÀN – SỰ KIỆN
mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Và đây cũng là nền tảng vững chắc để Nhà trường tự tin
vững bước và kỳ vọng vào thương hiệu mới “trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ”. Để làm
được điều này, Trường cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý theo hướng tinh gọn, hiệu quả đổi mới
triệt để phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, hiện đại; tăng cường đội ngũ giảng viên có
trình độ, năng lực và tâm huyết với nghề; hoàn thiện hệ thống các chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm
đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao cộng nghệ và nâng cao đời sống vật
chất cũng như tinh thần cho tập thể.
Tóm lại, sau 40 năm xây dựng và phát triển, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đã
luôn thể hiện tính năng động, sáng tạo, chủ động vượt mọi khó khăn thử thách để hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ chính trị được giao, từng bước khẳng định được vị thế của mình trong sự nghiệp giáo
dục và đào tạo của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Trường đã đào tạo và cung cấp
hàng vạn cán bộ, nhân viên có chuyên môn kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội địa
phương và khu vực. Mừng đất nước tròn 40 năm hòa bình, thống nhất và đi lên Chủ nghĩa xã hội
cũng chính là niềm vui Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ vượt qua chặng đường 40 năm
thay da đổi thịt. Phát huy những thành tựu đã đạt được thời gian qua, cộng với điều kiện thuận lợi
trên nhiều mặt trong thời gian tới, Trường cao đẳng tiếp tục nỗ lực phấn đấu vươn lên bằng tất cả
quyết tâm và nội lực để đáp ứng tốt hơn nữa sự kỳ vọng của xã hội, cũng như sớm trở thành
Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ. Với vị thế mới này, Trường sẽ đóng góp
xứng đáng hơn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của cả nước, cung ứng nguồn nhân lực có chất
lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của TP Cần Thơ và khu vực ĐBSCL trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_can_tho_chang_duong_40_nam_5712_2198560.pdf