Tài liệu Trực tràng đôi chẩn đoán phân biệt với u quái vùng cùng cụt: Báo cáo 1 trường hợp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Nhi 16
TRỰC TRÀNG ĐÔI CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
VỚI U QUÁI VÙNG CÙNG CỤT: BÁO CÁO 1 TRƯỜNG HỢP
Trần Ngọc Sơn*, Dương Văn Mai*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Trực tràng đôi là bệnh lý hiếm gặp có thể gây khó khăn trong chẩn đoán điều trị. Chúng tôi báo
cáo 1 ca trực tràng đôi được chẩn đoán trước mổ là u quái cùng cụt.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 1 ca bệnh.
Kết quả: Bệnh nhân nam 2 tháng tuổi, có khối u vùng cùng cụt từ nhỏ. Siêu âm và chụp cộng hưởng từ
thấy hình ảnh khối dạng nang kích thước 3,5 - 6 cm. Bệnh nhân được chẩn đoán trước mổ là u quái vùng cùng
cụt và được phẫu thuật dường sau trực tràng. Trong mổ thấy nang có thành chung với trực tràng, dính vào cơ
thắt hậu môn. Sau khi cắt nang, thấy da và tổ chúc phần mềm quanh hậu môn bị tổn thương có nguy cơ loét,
chúng tôi quyết định làm hậu môn nhân tạo. Kết quả giải phẫu bệnh: hình ảnh mô đại tràng xơ hóa, lành tính.
Chẩn đoán trong và ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trực tràng đôi chẩn đoán phân biệt với u quái vùng cùng cụt: Báo cáo 1 trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Nhi 16
TRỰC TRÀNG ĐÔI CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
VỚI U QUÁI VÙNG CÙNG CỤT: BÁO CÁO 1 TRƯỜNG HỢP
Trần Ngọc Sơn*, Dương Văn Mai*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Trực tràng đôi là bệnh lý hiếm gặp có thể gây khó khăn trong chẩn đoán điều trị. Chúng tôi báo
cáo 1 ca trực tràng đôi được chẩn đoán trước mổ là u quái cùng cụt.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 1 ca bệnh.
Kết quả: Bệnh nhân nam 2 tháng tuổi, có khối u vùng cùng cụt từ nhỏ. Siêu âm và chụp cộng hưởng từ
thấy hình ảnh khối dạng nang kích thước 3,5 - 6 cm. Bệnh nhân được chẩn đoán trước mổ là u quái vùng cùng
cụt và được phẫu thuật dường sau trực tràng. Trong mổ thấy nang có thành chung với trực tràng, dính vào cơ
thắt hậu môn. Sau khi cắt nang, thấy da và tổ chúc phần mềm quanh hậu môn bị tổn thương có nguy cơ loét,
chúng tôi quyết định làm hậu môn nhân tạo. Kết quả giải phẫu bệnh: hình ảnh mô đại tràng xơ hóa, lành tính.
Chẩn đoán trong và sau mổ là trực tràng đôi. Bệnh nhân phục hồi sau mổ tốt và đươc đóng hậu môn nhân tạo sau
1 tháng. Theo dõi sau mổ 8 tháng bệnh bệnh nhân sức khỏe tốt, đại tiện bình thường, siêu âm không thấy tái phát.
Kết luận: Mặc dù hiếm gặp, trực tràng đôi cần được nghĩ tới trong quá trình chẩn đoán khối u dạng nang
vùng cùng cụt ở trẻ em.
Từ khóa: Trực tràng đôi, u quái cùng cụt, chẩn đoán.
ABSTRACT
RECTAL DUPLICATION CYST MIMICKING SACROCOCCYGEAL TERATOMA: A CASE REPORT
AND REVIEW OF THE LITERATURE
Tran Ngoc Son, Duong Van Mai
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 16 – 20
Objectives: Rectal duplication is rare and could be difficult for diagnosis and treatment. We report a case of
rectal duplication preoperatively diagnosed as sacrococcygeal teratoma.
Methods: Retrospective case study and review of the literature.
Results: A 2 months old boy suffered from a sacrococcygeal mass from birth. Ultrasound and MRI showed a
cystic mass 3.5- 6 cm. With preoperative diagnosis of sacrococcygeal teratoma, the patient underwent surgery
with posterior sacral approach. Intraoperatively the cystic mass was found to have common wall with rectum and
adhered to anal sphincter. After resection of the cyst, considering lesion of perianal soft tissue and skin with high
risk of postoperative complication, we decided to make a colostomy. The patient recovered well after the operation
and colostomy was closed a month later. At follow up of 8 months, the child was in good health with normal
defecation, ultrasound showed no recurrence.
Conclusions: Although rare, rectal duplication shoud be considered in diagnostic process for cystic mass in
the sacrococcygeal region in children.
Keywords: Rectal duplication, sacrococcygeal teratoma, diagnosis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng trước xương cùng cụt hay còn gọi là
khoang sau trực tràng là một khoang nằm trong
khung chậu, được giới hạn bởi mặc trước xương
cùng cụt ở sau, trực tràng ở trước, cơ nâng hậu
*Bệnh viện đa khoa Saint Paul.
Tác giả liên lạc: ThS Dương Văn Mai ĐT: 0968193566, Email: maiduongmd89@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 17
môn ở dưới, phúc mạc chậu hông ở trên, niệu
quản và bó mạch chậu ở hai bên. Khoang sau
trực tràng được hình thành từ sự phát triển của
ngoại bì thần kinh, ruột sau và ống sống nên ở vị
trí này có rất nhiều loại mô có nguồn gốc từ cả ba
lá thai(8). Do vậy hình thái lâm sàng cùng rất
phong phú và đa dạng, việc chẩn đoán bệnh
cũng khó khăn. Y văn ghi nhận một số bệnh lý
hay gặp ở vùng này như: các khối u có nguồn
gốc tế bào mầm (u quái – teratoma, u mầm –
germinoma), thoát vị màng não tủy vùng cùng
cụt, u nguồn gốc trung mô (u mỡ, u nang bì, u
hạt, sarcoma cơ vân, sarcoma xương), u nguyên
bào thần kinh, nang trực tràng đôi, các khối viêm
cạnh hậu môn trực tràng. Trong khi u quái vùng
cùng cụt khá thường gặp ở trẻ em thì trực tràng
đôi rất hiếm gặp, đến nay trên thế giới chỉ có
khoảng gần 100 ca được báo cáo trên các báo
tiếng Anh(11). Tại Việt Nam theo tìm hiểu của
chúng tôi chưa thấy có báo cáo nào về trực tràng
đôi ở trẻ em.
Chúng tôi báo cáo 1 ca trực tràng đôi được
phẫu thuật tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
ngày 24/05/2017 với chẩn đoán trước mổ là u
quái cùng cụt.
BÁO CÁO CA BỆNH
Bệnh nhân nam 2 tháng tuổi, biểu hiện có
khối u vùng cùng cụt từ lúc sinh. Trước vào viện
3 ngày gia đình thấy khối u vùng cùng cụt sưng
đỏ tăng dần, bệnh nhân được đưa vào viện.
Khám lúc vào: bệnh nhân tỉnh, không sốt, bụng
mềm, vùng cùng cụt có khối u lệch phải kích
thước 2*3 cm, mật độ mềm, đỏ, đau; thăm trực
tràng: lòng trực tràng không hẹp, thấy một khối
u mật độ mềm nằm phía sau trực tràng. Siêu âm
và chụp cộng hưởng từ thấy hình ảnh khối dạng
nang dịch kích thước 3,5 cm x 6 cm. Xét nghiệm
alpha foeroprotein 255 UI/ml, các xét nghiệm
khác trong giới hạn bình thường.
Bệnh nhân được chẩn đoán trước mổ
U quái vùng cùng cụt và được tiến hành
phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật phát
hiện tổn thương là một nang có thành chung
với trực tràng, dính vào cơ thắt hậu môn và có
chô tới sát da cạnh hậu môn, mặt trong thành
nang giống niêm mạc đường tiêu hóa, nghi
ngờ trực tràng đôi. Sau khi cắt nang thấy da và
tổ chúc phần mềm quanh hậu môn bị tổn
thương còn rất mỏng lại sát hậu môn, có nguy
cơ loét sau mổ, chúng tôi quyết định làm hậu
môn nhân tạo. Sau mổ bệnh nhân phục hồi tốt,
không có biến chứng.
Kết quả giải phẫu bệnh
Trên mảnh sinh thiết là hình ảnh mô đại
tràng có đầy đủ cấu trúc bình thường, niêm mạc
và tuyến mỏng đều, lớp cơ xơ tăng sinh không
đều. Chẩn đoán sau phẫu thuật là trực tràng đôi.
Bệnh nhân ra viện sau mổ 5 ngày và được đóng
hậu môn nhân tạo sau 1 tháng. Theo dõi sau mổ
8 tháng bệnh nhân sức khỏe tốt, đại tiện bình
thường, siêu âm không thấy có nang tái phát.
Hình 1. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ vùng cùng cụt BN Nguyễn Huy P (mã bệnh án: 17059396)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Nhi 18
Hình 2. Hình ảnh trực tràng đôi trong mổ BN
Nguyễn Huy P (mã bệnh án: 17059396)
BÀN LUẬN
Điểm lại y văn trực tràng đôi
Trực tràng đôi là bệnh lý hiến gặp với tỷ lệ
khoảng 5% trong số bệnh lý nang ruột đôi, đến
nay trên thế giới chỉ có khoảng gần 100 ca được
báo cáo trên các báo tiếng Anh(11). Ca bệnh đầu
tiên được Middeldorf báo cáo năm 1885(7). Ladd
và Gross(8) báo cáo 1 trường hợp trực tràng đôi
trong số 18 trường hợp nang ruột đôi, tác giả
cũng phân chia nang ruột đôi thành 2 loại: loại 1
(dạng nang dịch), loại 2 dạng ống. Loại 2A có
đầu tận sát với trực tràng, loại 2B đầu dưới
thông vào trực tràng, loại 2C đầu dưới nang đổ
vào đáy chậu, trên lâm sàng thấy bệnh nhân có
hai lỗ hậu môn, không phải là một đường rò.
Loại 2D là dạng nhiều nang phía sau trực tràng.
Hình 3. Phân loại nang trực tràng đôi(8)
Triệu chứng nang trực tràng đôi phụ thuộc
vào các yếu tố: (1) kích thước khối u, (2) biểu
hiện của đường rò, (3) nang ruột đôi bội nhiễm,
(4) sự xuất hiện niêm mạc dạ dày gây viêm loét,
(5) nang tiến triển ác tính hóa. Phần lớn các
trường hợp trực tràng đôi không có triệu chứng
và được phát hiện tình cờ khi thăm khám hậu
môn trực tràng thấy một khối mềm, ranh giới
không rõ ở mặt sau trực tràng, một số các nang
có biểu hiện nhiễm khuẩn thứ phát và cần chẩn
đoán phân biệt với teratoma vùng cùng cụt bội
nhiễm, áp xe hoặc rò hậu môn. Ở những bệnh
nhi lớn hơn có thể có biểu hiện đau vùng hậu
môn, đi ngoài ra máu, có lỗ rò cạnh hậu môn, có
20% bệnh nhân biểu hiện lỗ rò vùng hậu môn có
chẩn đoán nhầm là rò hậu môn, bệnh tái diễn
nhiều lần. Có một vài báo cáo trực tràng đôi với
những biểu hiện triệu chứng khác nhau. Tác giả
Khushbakht báo cáo 1 trường hợp trẻ nam 4 tuổi
có biểu hiện sa trực tràng, đi ngoài ra máu, thăm
khám trực tràng có khối mật độ mềm, chụp cắt
lớp vi tính thấy hình ảnh nang sau trực tràng(6).
Tác giả M. Zoran(9) báo cáo 1 trường hợp bệnh
nhân 11 tháng tuổi có biểu hiện táo bón và đi
ngoài phân máu, khi thăm khám có khối u nang
đè đẩy trực tràng. Nói chung, biểu hiện lâm sàng
phụ thuộc vào kích cỡ, vị trí nang và tình trạng
nhiễm trùng. Nếu nang to, chèn ép vào trực
tràng có thể gây táo bón, đau bụng hạ vị, nếu
nang chèn ép vào đường tiết niệu thì gây ra
những rối loạn về tiểu tiện.
Do các triệu chứng thường khá mơ hồ nên
chẩn đoán hình ảnh là cần thiết trong mọi
trường hợp nghi ngờ tổn thương. Siêu âm là
thăm dò ít xâm lấn, chi phí thấp, siêu âm có thể
quan sát được tính chất, kích thước khối u và sự
xâm lấn vào tổ chức xung quanh, tuy nhiên
phương pháp này có nhiều hạn chế về độ chính
xác và phẫu thuật viên không nhìn thấy trực
tiếp. Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ là
phương pháp được sử dụng rộng rãi để chẩn
đoán và đánh giá các u mô mềm quanh trực
tràng, đặc biệt là kích thước u và mối liên hệ với
các cấu trúc như trực tràng, bàng quang, xương
cùng cụt và bó mạch chậu. Không có các phương
tiện như vậy thì không thể phẫu thuật được. Tuy
nhiên, do những hạn chế của chụp cắt lớp vi tính
trong đánh giá các mô mềm. Ngày nay, chụp
cộng hưởng từ được áp dụng rộng rãi như một
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 19
tiêu chuẩn chẩn đoán hình ảnh đối với u trước
xương cùng cụt với độ tin cậy cao hơn nhiều so
với cắt lớp vi tính và siêu âm. Độ phân giải cao
đối với u mềm và khả năng cắt theo nhiều
hướng cho phép quan sát được u và giới hạn với
các mô bình thường. Xét nghiệm alpha
feroprotein cũng là một yếu tố giúp chẩn đoán
bệnh đối với những bệnh nhân nghi ngờ
teratoma.
Chẩn đoán xác định trực tràng đôi dựa vào
mô bệnh học với 3 tiêu chí theo Ladd và Gross:
(1) liên tục hoặc tiếp giáp với trực tràng, (2) có 2
lớp cơ trơn, và (3) có niêm mạc trực tràng hoặc
niêm mạc đường tiêu hóa ở những vị trí khác.
Hiếm khi xuất hiện niêm mạc dạ dày hoặc tụy(3).
Chẩn đoán phân biệt với u quái vùng cùng cụt
U quái vùng cùng cụt là một khối u tế bào
mầm có nguồn gốc từ 3 lá phôi thai. Tỷ lệ mắc
1:40000 trẻ, nam: nữ = 3:1. Phần lớn khối u này
lành tính, tỷ lệ ác tính hóa tăng dần theo tuổi.
Biểu hiện bệnh là có khối u vùng cùng cụt, nếu
khối u to chèn ép vào đường tiêu hóa và tiết niệu
có thể gây rối loạn đại tiểu tiện. Siêu âm và chụp
cộng hưởng từ có 25% bệnh nhân có khối u dạng
nang, 75% có khối u dạng hỗn hợp. Xét nghiệm
AFP tăng cao so với tuổi 37,5%(12).
Phân loại u quái vùng cùng cụt theo
Altman(1) chia thành 4 loại:
Loại I (46%) u ở ngoài, tách biệt với vùng
cùng cụt gây biến dạng vùng mông.
Loại II (35%), u nằm ngoài nhưng có một
phần nằm trong tiểu khung.
Loại III (9%) phần lớn u nằm trong tiểu
khung với một khối nhỏ nằm ngoài tiểu khung.
Loại IV (10%), u hoàn toàn nằm trong tiểu
khung. Chẩn đoán sớm và phẫu thuật kịp thời,
cắt bỏ toàn bộ u cho tiên lượng tốt đến 95%.
Với những trường hợp u quái vùng cùng cụt
loại II và loại III, khối u nằm ở vùng cùng cụt
dạng nang dịch sẽ rất dễ nhầm với nang trực
tràng đôi, khác biệt ở chỗ nang trực tràng đôi
trên phim cộng hưởng từ vỏ nang có hình ảnh
niêm mạc dày lên, còn u quái nang vỏ mỏng.
Theo nghiên cứu của Sandesh(10) việc chẩn đoán
phân biệt trực tràng đôi và u quái vùng cùng cụt
bằng chẩn đoán hình ảnh trước mổ là tương đối
khó khăn, tác giả báo cáo 1 trường hợp u quái có
phối hợp với trực tràng đôi. Bệnh nhân được
chẩn đoán trước mổ là u quái, được điều trị hóa
chất 3 đợt, sau đó được tiến hành phẫu thuật,
trong mổ thấy có u quái kết hợp với nang trực
tràng đôi dạng ống (loại 2A).
Việc đưa ra chẩn đoán phân biệt giữa trực
tràng đôi và u quái vùng cùng cụt là khó khăn.
Với bệnh nhân trong nghiên cứu, chúng tôi
nghĩ tới u quái vì: trực tràng đôi hiếm gặp, có
khối u vùng cùng cụt từ nhỏ, không có biểu
hiện ỉa máu như y văn mô tả về trực tràng đôi,
hình ảnh u trên cộng hưởng từ giống u quái
dạng nang loại III. Tuy nhiên trong mổ chúng
tôi đã xác định được chẩn đoán trực tràng đôi
và kết quả giải phẫu bệnh sau mổ đã khẳng
định chẩn đoán này.
Điều trị
Phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn
hàng đầu để điều trị bệnh, mục tiêu cắt bỏ toàn
bộ nang và bảo vệ được chức năng đại tiện(10).
Phẫu thuật cắt bỏ nang trực tràng đôi giúp điều
trị bệnh và phòng các biến chứng có thể gặp
như: nhiễm khuẩn huyết, bội nhiễm nang, hay
nang tiến triển thành ác tính (10). Tác giả
Ballantyne báo cáo 1 trường hợp trực tràng đôi
tiến triển thành ác tính hóa(2).
Tiếp cận nang trực tràng đôi phụ thuộc vào
vị trí của nang. Phẫu thuật đường sau trực tràng
theo đường mổ chữ V ngược được ưu tiên cho
hầu hết các trường hợp vì đường mổ này cho
phép tiếp cận tốt và loại bỏ được hoàn toàn
nang. Với những trường hợp nang lớn, nang ở vị
trí cao, ở phía trước hoặc nang hình ống dài có
thể kết hợp với đường bụng.
Một số chiến lược điều trị như: (1) Mở thông
nang dẫn lưu trong trường hợp bội nhiễm nang,
phẫu thuật cắt nang sẽ được tiến hành sau khi
nang đã ổn định. (2) mổ theo đường trực tràng,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Nhi 20
bệnh nhân được giãn cơ tốt, kéo lộn trực tràng ra
ngoài, mở niêm mạc trực tràng, phẫu tích tách
niêm mạc của nang khỏi trực tràng, sau đó cắt bỏ
nang. (3) tiếp cận qua đường xương cụt, rạch da
theo đường ngang sau hậu môn, có thể cắt bỏ
xương cụt, phẫu tích bộc lộ cắt bỏ nang, tuy
nhiên hiện nay phương pháp này ít được áp
dụng. (4) Phương pháp tiếp cận nang theo
đường mổ chữ V ngược, đỉnh là xương cụt có
hoặc không hết hợp với đường bụng: phương
pháp này hiện nay hay được sử dụng vì cho
phép tiếp cận tốt hơn với nang, và đường mổ
này cũng hữu ích với các tổn thương khác vùng
cùng cụt. Trong quá trình phẫu thuật, trực tràng
có thể được giải phóng đưa lên hoặc mở trực
tràng để cắt hết nang. Đối với những nang to và
dài thì cần có đường mổ bụng kết hợp. Tác giả
M. Zoran(9) phẫu thuật theo đường sau trực tràng
cũng nhận thấy rằng đường mổ thuận lợi hơn và
cho kết quả tốt, bệnh nhân theo dõi sau hơn 3
năm thấy chức năng đại tiểu tiện của bệnh nhân
tốt, không bị rối loạn. Một vài tác giả còn tiến
hành phẫu thuật cắt nang trực tràng đôi qua
đường nội soi ổ bụng, đường mổ này có ưu thế
trong trường hợp nang trực tràng đôi phần lớn
trong ổ bụng, và phẫu thuật nội soi có tính thẩm
mỹ cao hơn(5).
Trong trường hợp của chúng tôi, bệnh nhân
được phẫu thuật theo đường sau trực tràng.
Bệnh nhân nằm tư thế dao díp gập, đường mổ
hình chữ V ngược, bộc lộ xương cụt và có cắt
xương cụt, phẫu tích bộc lộ nang, cắt bỏ hoàn
toàn thành nang tự do, tách và cắt niêm mạc
nang khỏi thành chung với trực tràng (là thành
sau trực tràng). Vì nang trực tràng đôi là lành
tính nên chúng tôi không chủ trương cắt toàn bộ
thành chung của nang với trực tràng (tức là cắt
thành sau trực tràng) mà chỉ cắt phần niêm mạc
nang, tránh nguy cơ ác tính hóa về sau từ tổ chúc
niêm mạc này, đồng thời giảm sang chấn và
giảm các nguy cơ gắn liền với cắt thành trực
tràng. Trong thời gian theo dõi sau mổ, BN của
chúng tôi có có chức năng đại tiện tốt và không
thấy tái phát.
KẾT LUẬN
Mặc dù hiếm gặp, trực tràng đôi cần được
nghĩ tới trong quá trình chẩn đoán khối u dạng
nang vùng cùng cụt ở trẻ em. Phẫu thuật đường
sau trực tràng cắt bỏ hoàn toàn thành tự do của
nang và cắt bỏ niêm mạc nang ở thành chung
với trực tràng có thể là một lựa chọn hiệu quả
trong điều trị nang trực tràng đôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Altman RP, Randolph JG, Lilly JR (1974). Sacrococcygeal
teratoma: American Academy of Pediatrics Surgical Section
Survey-1973. J Pediatr Surg. 9(3), pp.389-98.
2. Ballantyne EW (1932). Sacrococcygeal tumours:
Adenocarcinoma in a cystic congenital embryonal remnat. Arch
Pathol 1932. 14, pp.1-9.
3. Devendra K (2006), "Rectal Duplication and Anal Canal
Duplication ", anorectal Malformations in Children, pp. 343 – 348.
4. Flint R (2004). Rectal duplication cyst presenting as perianal
sepsis: report of two cases and review of the literature. Dis Colon
Rectum. 47(12), pp.2208-10.
5. Hartin CW (2008). Laparoscopic excision of a newborn rectal
duplication cyst. Journal of Pediatric Surgery. 8, pp.1572-1574.
6. Khushbakht S, Ulhaq A (2015). Rectal Duplication Cyst: A Rare
Cause of Rectal Prolapse in a Toddler. J Coll Physicians Surg Pak.
25(12), pp.909-10.
7. Kulkarni B (1995), "Rectal duplication". J pediatr Surg. 41, pp.212 - 216.
8. Ladd WE, Gross RE (1937). Duplications of the Alimentary
Tract. Southern Medical Journal. 30(4), pp.363-372.
9. Marjanovic Z, Djordjevic I (2012). Rectal duplication, rare cause
of constipation - case report. Open Medicine. 7(5), pp.621-623.
10. Parelkar SV et al. (2014). Sacrococcygeal teratoma associated
with hindgut duplication: A case report & amp; review of literature.
Journal of Pediatric Surgery Case Reports. 10, pp.476-479.
11. Puligandla PS (2003). Gastrointestinal duplications. Journal of
Pediatric Surgery. 5, pp.740-744.
12. Trần Ngọc Sơn, Dương Văn Mai (2015). Đánh giá kết quả điều
trị phẫu thuật u quái vùng cùng cụt ở trẻ em tại bệnh viện Nhi
Trung Ương, Y học TP. Hồ Chí Minh. 5(20), tr.180 - 185.
13. Vipul G, Shyam B (2006). Cystic rectal duplication in infants: A
case report and review of literature. Indian association pediatric
surgery. 11, pp.153 -154.
Ngày nhận bài báo: 20/06/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/06/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/08/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- truc_trang_doi_chan_doan_phan_biet_voi_u_quai_vung_cung_cut.pdf