Tài liệu Trực khuẩn gram âm không lên men đường trong các bệnh nhiễm khuẩn và sự đề kháng kháng sinh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 149
TRỰC KHUẨN GRAM ÂM KHÔNG LÊN MEN ĐƯỜNG
TRONG CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
Nguyễn Thanh Bảo*, Lê Thị Ánh Phúc Nhi*, Võ Thị Tuyết Nga*, Đỗ Thị Diệu Linh*, Đặng Thanh Bình*
TÓM TẮT
Mở đầu: Trực khuẩn Gram âm không lên men là tác nhân quan trọng trong nhiễm khuẩn bệnh viện những
năm gần đây. Yêu cầu về tỷ lệ nhiễm và tình hình đề kháng kháng sinh của nhóm vi khuẩn này tại bệnh viện Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh được đặt ra.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn và tỷ lệ đề kháng do trực khuẩn Gram âm không lên men.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chủng trực khuẩn Gram âm không lên men phân lập được tại
bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM từ 6/2015 đến 6/2017. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: có 1562 chủng trực khuẩn Gram âm không lên men được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ phân lập là
12,1%. Vi khuẩn P. aeruginosa chiếm 36,49% (n=570), A. baumannii chiếm 2...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trực khuẩn gram âm không lên men đường trong các bệnh nhiễm khuẩn và sự đề kháng kháng sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 149
TRỰC KHUẨN GRAM ÂM KHÔNG LÊN MEN ĐƯỜNG
TRONG CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
Nguyễn Thanh Bảo*, Lê Thị Ánh Phúc Nhi*, Võ Thị Tuyết Nga*, Đỗ Thị Diệu Linh*, Đặng Thanh Bình*
TÓM TẮT
Mở đầu: Trực khuẩn Gram âm không lên men là tác nhân quan trọng trong nhiễm khuẩn bệnh viện những
năm gần đây. Yêu cầu về tỷ lệ nhiễm và tình hình đề kháng kháng sinh của nhóm vi khuẩn này tại bệnh viện Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh được đặt ra.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn và tỷ lệ đề kháng do trực khuẩn Gram âm không lên men.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chủng trực khuẩn Gram âm không lên men phân lập được tại
bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM từ 6/2015 đến 6/2017. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: có 1562 chủng trực khuẩn Gram âm không lên men được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ phân lập là
12,1%. Vi khuẩn P. aeruginosa chiếm 36,49% (n=570), A. baumannii chiếm 26,24% (n=410), B. cepacia chiếm
14,79% (n=231), S. maltophilia chiếm 7,92% (n=124), các vi khuẩn khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Nhóm vi khuẩn này
thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi (59,8%), bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện (86,88%), có tỷ lệ phân lập nhiều
nhất trong bệnh phẩm đàm (55,69%) và máu (28,93%). Chủng P.aeruginosa đề kháng cao với nhóm Quinolone
và Carbapenem (trên 50%), kháng Ceftazidime, Cefoperazone/sulbactam khoảng 30% nhưng còn nhạy cảm cao
với Piperacillin/tazobactam, Colistin (kháng dưới 10%). Chủng A. baumannii đề kháng cao các kháng sinh nhóm
Cephalosporine thế hệ ba, nhóm Quinolone, Cabarpenem, Aminoglycoside (kháng trên 70%) chỉ còn nhạy cảm
với Colistin, Cefoperazone/sulbactam (kháng dưới 10%).
Kết luận: Nhóm trực khuẩn Gram âm không lên men đường ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
nhiễm khuẩn bệnh viện. A. baumannii là tác nhân chính trong viêm phổi bệnh viện, viêm phổi liên quan thở máy
với tỷ lệ đề kháng rất cao với hầu hết các nhóm kháng sinh, chỉ còn nhạy cảm với Cefoperazone/sulbactam và
Colistin. P.aeruginosa đề kháng cao với nhóm Quinolone và Carbapenem nhưng còn nhạy cảm cao với
Piperacillin/tazobactam và Colistin.
Từ khóa: Trực khuẩn Gram âm không lên men, đề kháng kháng sinh.
ABSTRACT
NONFERMENTATIVE GRAM-NEGATIVE BACILLI IN INFECTIOUS DISEASE
AND THEIR ANTIBIOTIC RESISTANCE
Nguyen Thanh Bao, Le Thi Anh Phuc Nhi, Vo Thi Tuyet Nga, Do Thi Dieu Linh, Dang Thanh Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 149 - 154
Background: Nonfermentative gram-negative bacilli have emerged as a major cause of nosocomial
infections. This study was undertaken to know the prevalence of nonfermenters isolated at University
Medical Center HCMC.
Objective: To determine the prevalence of nonfermenters isolated from different clinical samples and their
susceptibility profile.
Method: All nonfermentative gram-negative bacilli were isolated from all kinds of samples at University
Medical Center HCMC from 6/2015 to 6/2017. Descriptive cross-sectional study.
*Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Thị Ánh Phúc Nhi ĐT: 0938077642 Email: lethianhphucnhi2909@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 150
Results: 1562 nonfermentative gram-negative bacilli were included in our study. The prevalence of
nonfermenters was 12.1%. They were P. aeruginosa (36.49%), A. baumannii (26.24%), B. cepacia (14.79%), S.
maltophilia (7.92%) and others nonfermenters with low percentage. Nonfermenters are more common in older
patients (59.8%), nosocomial infections (86.88%), with the highest isolated prevalence in sputum (55.69%) and
blood (28.93%). P. aeruginosa showed high resistance to Fluoroquinolones and Cabarpenem (above 40%),
Ceftazidime and Cefoperazone/sulbactam (about 30%), high sensitivity with Piperacillin/tazobactam (resistance
9.57%) and Colistin (resistance 1.43%). A. baumannii showed high resistance to Cephalosporine,
Fluoroquinolones, Cabarpenem, Aminoglycoside (above 70%); only sensitivity with Colistin, Cefoperazone /
sulbactam (resistance below 10%).
Conclusions: Nonfermentative gram-negative bacilli have emerged as a major cause of nosocomial
infections. A. baumannii is the main agent causing nosocomial infections, ventilator-associated pneumonia
with very high resistance to most antibiotic groups. P. aeruginosa showed sensitivity with
Piperacillin/tazobactam and Colistin.
Keywords: nonfermentative gram-negative bacilli, antibiotic resistance.
MỞ ĐẦU
Trực khuẩn Gram âm không lên men là
nhóm vi khuẩn không thể sử dụng glucose như
là nguồn năng lượng hoặc chỉ có thể phân hủy
carbohydrate qua quá trình oxy hóa hơn là quá
trình lên men. Chúng sống hoại sinh khắp nơi
trong tự nhiên đặc biệt trong đất và nước. Trước
kia, người ta cho rằng độc lực của chúng thấp và
thường từ nhiễm khuẩn cộng đồng nên không
nặng và còn nhạy cảm với nhiều kháng sinh
thông thường. Song ngày nay, một khi nó trở
thành vi khuẩn thường trú trong môi trường
bệnh viện và xâm nhập vào cơ thể người bệnh
hoặc nhân viên y tế, chúng trở nên có độc lực cao
và kháng với hầu hết với các loại kháng sinh
điều trị. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt
Nam đều cho thấy trực khuẩn Gram âm không
lên men là tác nhân quan trọng gây nhiễm
khuẩn bệnh viện kháng ở mức cao nhiều kháng
sinh(2,3,4,7,8,9). Liệu tại bệnh viện Đại học Y Dược
TP. Hồ Chí Minh, tình hình nhiễm và đề kháng
kháng sinh của nhóm vi khuẩn này có xảy ra
tương tự? Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Trực khuẩn Gram âm không lên men trong các
bệnh nhiễm khuẩn và sự đề kháng kháng sinh”
nhằm mục tiêu:
Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn do trực khuẩn
Gram âm không lên men đường.
Xác định tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các
chủng trực khuẩn Gram âm không lên men
thường gặp.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện tại
bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ
tháng 6/2015 đến tháng 6/2017.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả chủng trực khuẩn Gram âm không lên
men phân lập được từ tất cả các loại bệnh phẩm.
Phương pháp nghiên cứu
Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn trên môi trường
Eosin Methylen Blue, Blood agar.
Định danh vi khuẩn trên các môi trường
sinh hóa theo hướng dẫn quy trình kỹ thuật
của Bộ Y Tế (2013) và bộ kít API 20NE của
Hãng Bio-Mérieux.
Làm kháng sinh đồ của chủng trực khuẩn
Gram âm không lên men phân lập được bằng
phương pháp Kirby-Bauer, sử dụng môi
trường Mueller Hinton và đĩa giấy kháng sinh
của công ty Nam Khoa, đọc kết quả theo tiêu
chuẩn CLSI 2017.
Thu thập dữ liệu nghiên cứu và xử lý thống
kê bằng SPSS 16.0.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 151
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của A.baumannii
Hình 1. Tình hình đề kháng kháng sinh của A.baumannii
Khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa
Hình 2. Tình hình đề kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2015
đến tháng 6/2017 có 1562 chủng trực khuẩn
Gram âm không lên men được phân lập, định
danh và làm kháng sinh đồ, chúng tôi ghi nhận
các kết quả sau:
Bảng 1. Sự phân bố chủng trực khuẩn Gram âm
không lên men theo giới
Giới Tần số Tỷ lệ (%)
P > 0,05
Nam 817 52,3
Nữ 745 47,7
Tổng 1562 100%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 152
Bảng 2. Sự phân bố chủng trực khuẩn Gram âm
không lên men theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Tần số Tỷ lệ (%)
P < 0,05
Dưới hay bằng 15 tuổi 31 1,9%
16-40 tuổi 158 10,1%
41-60 tuổi 438 28,2%
Trên 60 tuổi 935 59,8%
Tổng 1562 100%
Bảng 3. Sự phân bố chủng trực khuẩn Gram âm
không lên men theo bệnh phẩm
Bệnh phẩm Đàm Máu Mủ, dịch Nước tiểu Tổng
Số chủng 870 452 165 75 1562
Tỷ lệ (%) 55,69% 28,93% 10,56% 4,82% 100
P<0,05
Bảng 4. Sự phân bố chủng trực khuẩn Gram âm
không lên men theo loại nhiễm khuẩn
Loại nhiễm khuẩn Tần số Tỷ lệ (%) P
Nhiễm khuẩn bệnh viện 1357 86,88
<0.05 Nhiễm khuẩn cộng đồng 205 13,12
Tổng số 1562 100
Bảng 5. Sự phân bố chủng trực khuẩn Gram âm
không lên men theo loài
Vi khuẩn Tần số Tỷ lệ (%)
Pseudomonas aeruginosa 570 36,49%
Acinetobacter baumannii 410 26,24%
Burkholderia cepacia 231 14,79%
Stenotrophomonas maltophilia 124 7,92%
Acinetobacter lwoffii 42 2,68%
Pseudomonas spp 31 1,98%
Burkholderia pseudomallei 24 1,54%
Sphingomonas paucimobilis 16 1,02%
Acinetobacter spp 16 1,02%
Sphingomonas spiritivorum 15 0,97%
Burkholderia gladioli 15 0,97%
Burkholderia glathei 15 0,97%
Alcaligenes faecalis 12 0,77%
Moraxella catarrhalis 10 0,65%
Pseudomonas alcaligenes 10 0,65%
Ochrobactrum anthropi 9 0,58%
Janthiobacterium lividum 6 0,38%
Achromobacter xylosoxidans 6 0,38%
Tổng 1562 100
Bảng 6: Tỷ lệ phân lập của chủng trực khuẩn Gram
âm không lên men trong tổng số vi khuẩn phân lập
được tại bệnh viện
Chủng vi khuẩn Số lượng Tỷ lệ (%)
Vi khuẩn đường ruột 6460 50,04
Cầu khuẩn Gram dương 4779 37,02
Chủng vi khuẩn Số lượng Tỷ lệ (%)
Trực khuẩn Gram âm không lên men 1562 12,1
Vi khuẩn khác 109 0,84
Tổng 12909 100
BÀN LUẬN
Trước đây, nhóm vi khuẩn không lên men
thường không quan tâm nhiều vì ít gặp và
thường gây nhiễm khuẩn nhẹ. Nhưng ngày nay,
nhóm vi khuẩn này thường trú trong môi trường
bệnh viện, chúng trở nên có độc lực cao và
kháng với hầu hết với các loại kháng sinh điều
trị(9). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
tỷ lệ phân lập chủng vi khuẩn Gram âm không
lên men là 12,1% là không hề nhỏ. Điều này
chứng tỏ nhóm vi khuẩn này ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong nhiễm khuẩn bệnh viện
và các bác sĩ lâm sàng cần chú ý đến nhóm vi
khuẩn này nhiều hơn.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy sự
phân bố chủng trực khuẩn Gram âm không lên
men theo nhóm tuổi, theo bệnh phẩm và theo
loại nhiễm khuẩn có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê. Các chủng trực khuẩn Gram âm không
lên men thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi
(59,8%), bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện
(86,88%). Chủng vi khuẩn này có tỷ lệ phân lập
nhiều nhất trong bệnh phẩm đàm (55,69%) và
máu (28,93%). Điều này phù hợp với các nghiên
cứu trong và ngoài nước rằng chủng vi khuẩn
này đang nổi lên như là tác nhân quan trọng
trong nhiễm khuẩn bệnh viện(4,5,9).
Sự phân bố chủng trực khuẩn Gram âm
không lên men theo loài cho thấy vi khuẩn P.
aeruginosa chiếm tỷ lệ cao nhất 36,49% (n=570),
tiếp theo là A. baumannii chiếm tỷ lệ 26,24%
(n=410), B. cepacia chiếm tỷ lệ 14,79% (n=231),
S. maltophilia chiếm tỷ lệ 7,92% (n=124), các vi
khuẩn khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Kết quả này
phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài
nước, khi mà A.baumannii và P.aeruginosa là
hai tác nhân hàng đầu trong nhiễm khuẩn
bệnh viện(1,5,6,8,10). B. cepacia và S. maltophilia là
hai tác nhân ít được đề cập đến trong các
nghiên cứu trước đây thì những năm gần đây
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 153
chúng trở thành tác nhân quan trọng trong
tình hình nhiễm khuẩn của bệnh viện(9). Ngoài
bốn tác nhân thường gặp kể trên chúng tôi còn
ghi nhận một số chủng trực khuẩn Gram âm
không lên men ít gặp như Acinetobacter lwoffii
(n=42), Pseudomonas spp (n=31), Burkholderia
pseudomallei (n=24), Sphingomonas paucimobilis
(n=16), Acinetobacter (n=16), Sphingomonas
spiritivorum (n=15), Burkholderia gladioli (n=15),
Burkholderia glathei (n=15), Alcaligenes faecalis
(n=12), Moraxella catarrhalis (n=12),
Pseudomonas alcaligenes (n=10), Ochrobactrum
anthropi (n=9), Janthiobacterium lividum (n=6),
Achromobacter xylosoxidans (n=6). Các nghiên
cứu trong và ngoài nước cũng cho thấy các
chủng vi khuẩn này rất ít gặp và thường gây
nhiễm khuẩn huyết trên cơ địa có sức đề
kháng kém, nằm viện lâu ngày, có thủ thuật
xâm lấn(7,8).
Khảo sát hai tác nhân quan trọng trong
nhóm vi khuẩn Gram âm không lên men cho
thấy mức độ đề kháng kháng sinh cao. Vi khuẩn
P.aeruginosa đề kháng cao với nhóm Quinolone
và Carbapenem (trên 50%), kháng Ceftazidime,
Cefoperazone/sulbactam khoảng 30% nhưng còn
nhạy cảm cao với Piperacillin/tazobactam
(kháng 9,57%), Colistin (kháng 1,43%). Tỷ lệ đề
kháng kháng sinh của vi khuẩn A.baumannii rất
cao, các báo cáo trong và ngoài nước đều cho kết
quả tương tự. Trong nghiên cứu này, A.
baumannii đề kháng cao các kháng sinh nhóm
Cephalosporine thế hệ ba, nhóm Quinolone,
Cabarpenem, Aminoglycoside (kháng trên 70%)
chỉ còn nhạy cảm với Colistin,
Cefoperazone/sulbactam (kháng dưới 10%). Tình
trạng này gióng lên hồi chuông báo động về tình
hình đa kháng nghiêm trọng của A.baumannii
gây khó khăn cho công tác điều trị. Hiện nay,
trong các hướng dẫn đều khuyến cáo điều trị
A.baumannii kháng carbapenem bằng
Cefoperazone/sulbactam, Colistin, điều này phù
hợp với kết quả trong nghiên cứu này và là cứu
cánh cho các nhà lâm sàng khống chế các tác
nhân đa kháng(2,4,5,9,10).
KẾT LUẬN
Nhóm trực khuẩn Gram âm không lên men
đường ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
nhiễm khuẩn bệnh viện với 4 loại vi khuẩn
thường gặp là P. aeruginosa (36,49%), A.
baumannii (26,24%), B. cepacia (14,79%), S.
maltophilia (7,92%). Ngoài ra các loại vi khuẩn
Gram âm không lên men hiếm gặp khác cũng
được phân lập như Sphingomonas, Alcaligenes
faecalis, Moraxella catarrhalis, Ochrobactrum
anthropi, Janthiobacterium lividum, Achromobacter
xylosoxidans,. A. baumannii là tác nhân chính
trong viêm phổi bệnh viện, viêm phổi liên quan
thở máy với tỷ lệ đề kháng rất cao với hầu hết
các nhóm kháng sinh, chỉ còn nhạy cảm với
Cefoperazone/sulbactam và Colistin. P.aeruginosa
đề kháng cao với nhóm Quinolone và
Carbapenem (trên 50%), kháng Ceftazidime,
Cefoperazone/sulbactam khoảng 30% nhưng còn
nhạy cảm cao với Piperacillin/tazobactam
(kháng 9,57%), Colistin (kháng 1,43%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Behnia M, et al. (2014), “Nosocomial and ventilator-associated
pneumonia in a community hospital intensive care unit: a
retrospective review and analysis”, BMC Research Notes,
accessed on
date 10/11/2017
2. Chung DR, Song JH, et al. (2011), “High Prevalence of
Multidrug-Resistant Nonfermenters in Hospital-acquired
Pneumonia in Asia”, American journal of respiratory and critical
care medicine, 184, pp.1409-1417.
3. Herkel T, Uvizl R, Doubravska L, et al (2016), “Epidemiology
of hospital-acquired pneumonia: Results of a Central European
multicenter, prospective, observational study compared with
data from the European region”, Biomed Pap Med Fac Univ
Palacky Olomouc Czech Republic, doi: 10.5507/bp.2016.014, 160
(3), pp.448-455.
4. Hoàng Doãn Cảnh, Vũ Lê Ngọc Lan và cộng sự (2014), “Tình
hình kháng kháng sinh của Pseudomonas aerigunosa phân lập
trên bệnh phẩm tại Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí
Khoa Học ĐHSP TPHCM, số 61, tr.156-163.
5. Nguyễn Xuân Vinh và cộng sự (2014), “Đặc điểm lâm sàng và
cận lâm sàng của viêm phổi bệnh viện do vi khuẩn
Acinetobacter baumannii ở người cao tuổi tại bệnh viện Thống
Nhất”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 18 (1), tr.312-317.
6. Phạm Thị Ngọc Thảo, Trần Thị Thanh Nga và cộng sự (2016),
“Xác định nồng độ ức chế tối thiểu mic90 của các vi khuẩn gây
viêm phổi bệnh viện tại bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y Học TP.
Hồ Chí Minh, tập 20 (1), tr.76-84.
7. Rattanaumpawan P, Ussavasodhi P, et al (2013),
“Epidemiology of bacteremia caused by uncommon non-
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 154
fermentative gram-negative bacteria”, BMC Infectious Diseases,
13:167 doi:10.1186/1471-2334-13-167.
8. Rit K, et al. (2013), “Prevalence and Susceptibility Profiles of
Nonfermentative Gram-negative Bacilli Infection in a Tertiary
Care Hospital of Eastern India”, Indian Journal of Clinical
Practice, 24 (5), pp. 451-455.
9. Rosenthal VD, Maki DG, et al (2014),“ International
Nosocomial Infection Control Consortium (INICC) report, data
summary of 43 countries for 2007-2012. Device-associated
module”, American journal of infection control, 42 (9), pp.942-956
10. Trần Minh Giang, Trần Văn Ngọc (2016), “Acinetobacter
baumannii đa kháng: kết quả từ nghiên cứu lâm sàng trên bệnh
nhân viêm phổi thở máy”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập
20 (1), tr.96-103.
Ngày nhận bài báo: 16/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- truc_khuan_gram_am_khong_len_men_duong_trong_cac_benh_nhiem.pdf