Tài liệu Trực khuẩn đường ruột sinh β-lactamase ở người lành mạnh tại nội thành Tp Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chớ Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiờn cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 13
TRỰC KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT SINH β-LACTAMASE
Ở NGƯỜI LÀNH MẠNH TẠI NỘI THÀNH TP HỒ CHÍ MINH
Lờ Kim Ngọc Giao*, Vừ Thị Chi Mai*, Hoàng Thị Phương Dung**, Trần Thị Ngọc Lõm***,
Trần Bớch Ngọc***, Nguyễn Thị Thanh Trỳc ***
TểM TẮT
Đặt vấn đề: Trực khuẩn đường ruột đề khỏng khỏng sinh tăng lờn một cỏch nhanh chúng trờn toàn thế giới,
kể cả cỏc chủng chiếm cư đường tiờu húa người lành mạnh. Thành phố Hồ chớ Minh cú rất ớt nghiờn cứu về vấn
đề này, đặc biệt là E.coli và Klebsiella spp. chứa cỏc gen khỏng thuốc mó húa enzym ESBL, AmpC, carbapenemase.
Đối tượng và phương phỏp nghiờn cứu: Thu thập 713 mẫu phõn tại hộ gia đỡnh ở 3 quận nội thành thuộc
Tp. Hồ Chớ Minh. Phõn lập trờn ChromIDđ, McConkey; tỡm E.coli và Klebsiella theo thường quy. Phỏt hiện
ESBL bằng phương phỏp đĩa đụi, ampC và carbapenemase bằng phương phỏp dựng chất ức c...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trực khuẩn đường ruột sinh β-lactamase ở người lành mạnh tại nội thành Tp Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 13
TRỰC KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT SINH β-LACTAMASE
Ở NGƯỜI LÀNH MẠNH TẠI NỘI THÀNH TP HỒ CHÍ MINH
Lê Kim Ngọc Giao*, Võ Thị Chi Mai*, Hoàng Thị Phương Dung**, Trần Thị Ngọc Lâm***,
Trần Bích Ngọc***, Nguyễn Thị Thanh Trúc ***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trực khuẩn đường ruột đề kháng kháng sinh tăng lên một cách nhanh chóng trên toàn thế giới,
kể cả các chủng chiếm cư đường tiêu hóa người lành mạnh. Thành phố Hồ chí Minh có rất ít nghiên cứu về vấn
đề này, đặc biệt là E.coli và Klebsiella spp. chứa các gen kháng thuốc mã hóa enzym ESBL, AmpC, carbapenemase.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thu thập 713 mẫu phân tại hộ gia đình ở 3 quận nội thành thuộc
Tp. Hồ Chí Minh. Phân lập trên ChromID®, McConkey; tìm E.coli và Klebsiella theo thường quy. Phát hiện
ESBL bằng phương pháp đĩa đôi, ampC và carbapenemase bằng phương pháp dùng chất ức chế. Xác định gen
NDM-1 bằng phản ứng PCR.
Kết quả: Trong quần thể dân cư được khảo sát, 77,7% người lành mang vi khuẩn kháng beta-lactam, trong
đó có đến 17,4% chứa cả 2 loài E coli và Klebsiella tiết enzym kháng thuốc. Trong 552 E coli kháng, 89,9% tiết
ESBL, 10,0% tiết AmpC và 0,1% tiết carbapenemase. 178 Klebsiella spp được phát hiện kháng beta-lactam,
74,7% tiết ESBL, 24,7% tiết AmpC và 0,6% tiết carbapenemase. Phát hiện 1 người mang E.coli có gen NDM-1
trong cộng đồng TP Hồ Chí Minh.
Kết luận: Tỉ lệ người lành mạnh tại Tp.HCM mang vi khuẩn khuẩn kháng beta-lactam ở đường tiêu hóa là
đáng báo động. Cần thiết lập chương trình giám sát đề kháng kháng sinh cho những người lành mạnh tại cộng
đồng và cả những tàng chủ khác như các loài động vật, sông suối, đất đai,...
Từ khóa: ESBL, carbapenemase, AmpC, E.coli, Klebsiella spp., người lành mạnh.
ABSTRACT
BETA-LACTAMASE PRODUCING ENTEROBACTERIACEAE AMONG HEALTHY CARRIERS
IN URBAN HO CHI MINH CITY
Le Kim Ngoc Giao, Vo Thi Chi Mai, Hoang Thi Phuong Dung, Tran Thi Ngoc Lam, Tran Bich Ngoc,
Nguyen Thi Thanh Truc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 13 - 18
Background: Resistance to antimicrobial agents among Enterobacteriacea has been increasing over the
world, including digestive tract colonization in healthy carriers. There is poorly informed of intestinal colonizers,
especially E.coli and Klebsiella spp. in Ho Chi Minh City. No documentary has been shown on healthy carriers of
intestinal Gram-negative bacilli, which produce ESBL, AmpC, and/or carbapenemase enzymes.
Method: 713 stool specimens were collected from home at three urban districts of Ho Chi Minh City, and
then isolated on ChromID®, and McConkey agar. E coli and Klebsiella spp isolates were tested for resistance
against beta-lactams. ESBL were detected by using double disc test. Disc-based inhibitor tests were used for
detection of AmpC, and carbapenemase with the appropriate inhibitors. Identification blaNDM-1 by using
polymerase chain reaction.
Result: Healthy carriers were found in 77.7% of citizen sample. Among them 17.4% have both E coli and
Klebsiella spp which produce resistant enzymes. There are 89.9% isolates of E coli producing ESBL, 10.0%
* BM Vi sinh – Đại học Y Dược Tp.HCM ** BM Vi sinh – Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
*** BM xét nghiệm - Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Kim Ngọc Giao ĐT: 0908779774 Email: legiao2011@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 14
producing AmpC, and 0.1% producing carbapenemase. Among 178 isolates of Klebsiella spp, the ESBL-
producing are of 74.7%, the AmpC-producing are of 24.7%, and 0.6% of the isolates are carbapenemase-
producing. There is one E.coli which has blaNDM-1 in Ho Chi Minh City
Conclusion: Beta-lactamase producing Enterobacteriaceae among healthy carriers in urban Ho Chi Minh
City is highly alarming. An effectual program is essentially needed to contain the situation of antibiotic resistance,
including other reservoirs as animals, rivers, soil
Keyword: ESBL, carbapenemase, AmpC, E.coli, Klebsiella spp., healthy people.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Penicillin, từ khi được Alexander Fleming vô
tình phát hiện năm 1928 đã giúp ngành y một
phương tiện hữu hiệu chống lại các bệnh nhiễm
trùng. Cùng với sự phát triển hàng loạt thuốc
kháng sinh khác nhau, mối liên lạc giữa vi sinh
vật với môi trường và con người cũng thay đổi,
sự đề kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn
nhanh chóng xuất hiện. Tình trạng kháng đa
kháng sinh bắt đầu trở nên trầm trọng với sự
xuất hiện của enzym β-lactamase phổ rộng
(ESBL) gây kháng hàng loạt cephalosporin thế
hệ mới. Mặc dù vi khuẩn kháng thuốc do nhiều
cơ chế nhưng khả năng tiết enzym phá hủy
kháng sinh là cơ chế đáng ngại nhất vì tính lây
lan trong quần thể các loài vi khuẩn. Các enzym
đang được chú ý gần đây là ESBL phá hủy
cephalosporin phổ rộng, ampC ly giải các
cephalosporin và các chất ức chế β-lactamase
như acid clavulanic, sulbactam, tazobactam(8),
carbapenemae ly giải carbapenem và các -
lactam ở nhiều mức độ khác nhau(7).
New Delhi metallo-beta-lactamase, NDM-1
là carbapenemase mới, được phát hiện lần đầu
tiên năm 2009 ở K pneumoniae phân lập từ bệnh
nhân Thuỵ Điển gốc Ấn Độ. Gen mã hoá NDM-1
nằm trên các plasmid khác nhau, có kích thước
tương đối lớn (180 kb ở K pneumoniae và 140kb ở
E coli). Thực nghiệm đã chứng minh nó truyền
qua các vi khuẩn khác một cách dễ dàng(10). Đến
nay, vi khuẩn tiết NDM-1 đã được phát hiện ở
nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Canada, Bỉ,
Pháp, Đức, châu Phi, Úc, Nhật, và Trung Quốc.
Người lành mang trùng (healthy carrier,
germ carrier) là người chứa trữ hoặc có thể lây
truyền một tác nhân gây bệnh nhiễm trùng cho
người khác dù bản thân không biểu hiện triệu
chứng. Tùy thuộc điều kiện cụ thể mà tình trạng
mang trùng có thể ngắn ngủi (tạm thời) hay lâu
dài (mạn tính)(1,6).
Việc khảo sát mức độ tàng chứa vi khuẩn
kháng β-lactam do tiết β-lactamase ở người lành
trong cộng đồng dân cư sẽ bổ sung khía cạnh
dịch tễ học về đề kháng họ kháng sinh này.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 4
mục tiêu sau:
Xác định tỉ lệ người lành mạnh mang E.coli
và Klebsiella spp. kháng beta-lactam.
Xác định tỉ lệ E.coli tiết các enzym ESBL,
AmpC và carbapenemase.
Xác định tỉ lệ Klebsiella spp. tiết các enzym
ESBL, AmpC và carbapenemase.
Xác định tỉ lệ người lành mạnh mang vi
khuẩn có gen NDM-1
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
Đối tượng nghiên cứu
Người lành mạnh thường trú tại các quận
nội thành Tp.HCM.
Cỡ mẫu
Nghiên cứu của Lê Kim Ngọc Giao và cộng
sự cho thấy tỉ lệ nhân viên y tế và sinh viên
mang E. coli tiết ESBL trong đường tiêu hóa là
50,6%(3) chọn p = 0,51; d = 0,05.
Dự kiến thất thoát mẫu khoảng 15% (do tổng
số người trong 1 hộ không được biết chính xác,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 15
chỉ tính trung bình 4 người), chúng tôi dự kiến
thu thập 385 + (385 x 15%) = 443 mẫu phân.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu cụm nhiều bậc.
Bậc 1: chọn ngẫu nhiên 3 quận nội thành: 5, 6
và Tân Bình.
Bậc 2: tại mỗi quận chọn ngẫu nhiên 3
phường.
Bậc 3: tại mỗi phường chọn ngẫu nhiên 20 hộ
gia đình có hộ khẩu thường trú tại phường theo
danh sách do trạm y tế phường cung cấp.
Bậc 4: tất cả các thành viên trong hộ được
mời lấy phân tham gia nghiên cứu (tính trung
bình mỗi hộ có 4 thành viên).
Mẫu phân được thu thập tại hộ gia đình
bằng cách đưa lọ lấy phân.
Tiêu chuẩn nhận mẫu
Người dân thường trú tại TP.HCM.
Tiêu chuẩn loại trừ
Người có bệnh tâm thần, thần kinh.
Người đang bị tiêu chảy ở thời điểm lấy
mẫu.
Người không đồng ý lấy mẫu hoặc không
lấy được mẫu được sau 2 lần quay lại của điều
tra viên.
Kỹ thuật
Mẫu được cấy lên các môi trường phân lập:
ChromID®, môi trường Mac Conkey (MC) để
kiểm chứng. Các hộp thạch được ủ ở 370C trong
18-24 giờ.
Chọn các khuẩn lạc mọc trên ChromID, định
danh theo quy trình thường quy.
Xác định vi khuẩn E. coli, Klebsiella spp. kháng
ESBL bằng kỹ thuật đĩa kháng sinh khuếch tán
trên thạch Muller-Hinton lần lượt với các đĩa
ceftazidime, cefotaxime và
amoxicillin+clavulanic acid.
Xác định vi khuẩn E. coli, Klebsiella spp. tiết
AmpC bằng bộ đĩa AmpC detection của Mast
(UK).
Xác định E. coli, Klebsiella spp. tiết
carbapenemase bằng bộ đĩa carbapenemase
detection của Mast (UK).
Tìm gen NDM-1 của vi khuẩn tiết
carbapenemase bằng kỹ thuật PCR với primer
theo nghiên cứu của Trần Huy Hoàng và cộng
sự(9).
Kp-ndm1-F 5′-ttcgacccagccattggcggcga-3′
Kp-ndm1-R 5′-atgcacccggtcgcgaagctgag-3′
Kiểm tra chất lượng: dùng chủng Klebsiella
pneumoniae ATCC 700603 làm chứng dương
ESBL, chủng Escherichia coli ATCC 25922 làm
chứng ESBL âm, chủng Klebsiella pneumoniae
BAA-1705 làm chứng carbapenemase dương và
chủng Klebsiella pneumoniae BAA-1706 làm chứng
carbapenemase âm.
Xử lý số liệu
Bằng phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 04/2013 đến tháng
12/2015, chúng tôi đã thu thập 713 mẫu phân của
người lành mạnh tại các quận nội thành.
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Về độ tuổi: thấp nhất là 1 tuổi, cao nhất 95
tuổi, trung bình là 29 tuổi.
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu:
Đặc điểm n %
Giới tính
Nam 202 28,3
Nữ 511 71,7
Nghề nghiệp
Công nhân 101 14,1
CBVC 119 16,7
Buôn bán 63 8,8
Nội trợ 123 17,2
Lao động chân tay 66 9,3
Khác (già, trẻ em) 241 33,8
Trình độ học vấn
Cấp 1 91 12,7
Cấp 2 176 24,7
Cấp 3 212 29,7
Cao đẳng, đại học 234 32,9
Nhận xét: 2/3 dân số nghiên cứu là nữ, trình
độ học vấn tương đối cao với cao đẳng, đại học
chiếm 32,9%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 16
Tỉ lệ người lành mạnh mang E.coli và
Klebsiella spp. kháng beta-lactam
Bảng 2: Tỉ lệ người lành mạnh mang E.coli và
Klebsiella spp. kháng beta-lactam
Số loại vi khuẩn N %
1 loại 430 60,3
2 loại 124 17,4
Không có 159 22,3
Tổng cộng 713 100,0
Nhận xét: 77,7% người lành mạnh mang vi
khuẩn kháng beta-lactam ở đường tiêu hóa.
Trong số 554 người mang vi khuẩn kháng beta-
lactam, 120 người mang cả 2 loại vi khuẩn E.coli
và Klebsiella spp., chiếm tỉ lệ 17,4%.
Bảng 3: Số lượng E.coli và Klebsiella spp. kháng beta-
lactam.
N %
E.coli 552 75,6
Klebsiella spp. 178 24,3
Tổng cộng 730 100,0
Nhận xét: có 730 vi khuẩn kháng beta-
lactam, trong đó E.coli chiếm khoảng ¾ số lượng
vi khuẩn.
Tỉ lệ E.coli tiết các enzym ESBL, AmpC và
carbapenemase
Bảng 4: Tỉ lệ E.coli mang ESBL, ampC,
carbapenemase
N %
ESBL 496 89,9
AmpC 55 10,0
Carbapenemase 1 0,1
Tổng cộng 552 100,0
Nhận xét: đối với E.coli, 89,9% sinh men
ESBL, 10% sinh men ampC, men carbapenemase
chỉ chiếm 0,1%.
Xác định tỉ lệ Klebsiella spp. tiết các enzym
ESBL, AmpC và carbapenemase
Bảng 5: Tỉ lệ Klebsiella spp. tiết ESBL, ampC,
carbapenemase
N %
ESBL 133 74,7
AmpC 44 24,7
Carbapenemase 1 0,6
Tổng cộng 178 100,0
Nhận xét: đối với Klebsiella spp., 74,7% sinh
men ESBL. Tỉ lệ sinh carbapenemase lên đến
0,6%. Không có chủng nào mang cả 3 loại men
kháng thuốc.
Kết quả tìm gen carbapenemase NDM-1
Trong 2 chủng vi khuẩn tiết carbapenemase
được làm PCR tìm gen NDM-1 thì 1 mẫu có sự
hiện diện gen NDM-1 với kết quả hình điện di
agarose 2% như bên dưới (sản phẩm PCR của
gen NDM-1 = 495 bp).
Hình 1: kết quả phản ứng PCR tìm carbapenemase
Ghi chú: L = thang DNA; (+) = chứng dương; giếng 18:
E.coli, giếng 19: Klebsiella
BÀN LUẬN
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Chúng tôi đã thu thập tổng cộng 713 mẫu
phân của người lành mạnh cư trú tại các quận
nội thành Tp. Hồ Chi Minh, với đủ độ tuổi từ 1
đến 95, trung bình 29 tuổi. Đây là các mẫu được
chọn ngẫu nhiên, đại diện cho người dân nội
thành Tp.HCM. Trong nghiên cứu này nữ chiếm
2/3 dân số, trình độ học vấn tương đối cao với
cao đẳng, đại học chiếm 32,9%, tương đồng với
kết quả tổng điều tra dân số năm 2010 của thành
phố Hồ Chí Minh.
Tỉ lệ người lành mạnh mang E.coli và
Klebsiella spp. kháng beta-lactam
Kết quả nghiên cứu cho thấy 77,7% người
lành mạnh mang vi khuẩn kháng beta-lactam ở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 17
đường tiêu hóa, cao hơn rất nhiều so với nghiên
cứu trước đây cũng do chúng tôi thực hiện năm
2010 (53,7%)(3) đồng thời cao hơn tỉ lệ ở Thái Lan
(69,3%)(4). Đặc biệt, trong dân số khảo sát có 120
người (chiếm 17,4%) mang cả E.coli và Klebsiella
kháng thuốc trong đường tiêu hóa. Như thế,
77,7% dân số này là nhóm bị chiếm cư bởi vi
khuẩn thụ nhận gen kháng, đến lượt họ trở
thành nguồn phát tán vi khuẩn đề kháng β-
lactam đối với cộng đồng và là nguy cơ lan
truyền nhiễm khuẩn kháng thuốc ở môi trường
bệnh viện một khi họ đi vào cơ sở y tế. Việc điều
trị nhiễm khuẩn cho những đối tượng này là một
thách thức đối với thầy thuốc lâm sàng. Tác giả
O’Fallon và cộng sự cũng tìm thấy 61% trường
hợp có hơn 1 trực khuẩn Gram âm đa kháng,
trong đó 15% có 3-4 vi khuẩn chiếm cư đường
tiêu hóa(5).
Tỉ lệ E.coli tiết các enzym ESBL, AmpC và
carbapenemase
Trong số 552 chủng E.coli kháng beta-
lactam phân lập được, nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy enzym ESBL chiếm đa số (89,9%),
enzym AmpC (10,0%), chỉ 1 chủng mang
enzym carbapenemase (0,1%). ESBL vẫn là
kiểu kháng thuốc chủ yếu của các vi khuẩn
đường ruột phân lập được. Đây là hậu quả của
việc sử dụng rộng rãi các cephalosporin thế hệ
3 trong một thời gian dài. Hiện nay,
carbapenem đã được thay thế để điều trị
những nhiễm trùng nặng. Nếu không có chiến
lược hiệu quả để kiểm soát sử dụng kháng
sinh, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến các dòng
vi khuẩn sinh carbapenemase tăng nhanh.
Xác định tỉ lệ Klebsiella spp. tiết các enzym
ESBL, AmpC và carbapenemase
Tương tự E.coli, trong số 178 chủng
Klebsiella spp. kháng beta-lactam phân lập
được, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
enzym ESBL chiếm đa số (74,7%), enzym
AmpC (24,7%) và có 1 chủng mang enzym
carbapenemase (0,6%). Không có chủng nào
mang cả 3 loại men kháng thuốc.
Đối với carbapenemase, việc xác định sớm
và nhanh nhiễm khuẩn tiết carbapenemase ở
bệnh nhân và cả ở người lành mang khuẩn hết
sức cấp thiết để ngăn ngừa sự tràn lan các mầm
bệnh có sức đề kháng cao này. Xác định sớm
người lành mang khuẩn tiết carbapenemase và
thực thi những chiến lược giám sát đoàn hệ
(cohorting) là những phương cách duy nhất
ngăn chận dịch nhiễm khuẩn bệnh viện do
carbapenemase vốn rất ít hay gần như không có
lựa chọn điều trị(5). Lerner và cộng sự định lượng
mức độ lây nhiễm ra môi trường lân cận bởi
người lành mang Enterobacteriaceae tiết
carbapenemase týp KPC. Nhóm tác giả này nêu
quy luật 20/80 cho rằng 20% người lành mang
KPC chịu trách nhiệm 80% mức lây lan
carbapenemase này ra môi trường(3). Nghiên cứu
của Gijon D và cộng sự thực hiện tại Tây Ban
Nha năm 2012 cho thấy tổng số vi khuẩn đường
ruột tiết carbapenemase ở người không nhập
viện là 0,4%(2). Trong khi đó, nghiên cứu này
trong cộng đồng người lành của chúng tôi cho
thấy, nếu chỉ tính E coli và Klebsiella spp., đã có 2
chủng tiết enzym này, chiếm tỉ lệ 0,3% (2/730).
Gen carbapenemase NDM-1
Như vậy trong 713 người lành mạnh cư trú
tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi chỉ xác
định được 1 người mang vi khuẩn tiết NDM-1,
chiếm tỉ lệ 0,14%. Đây là điều đáng mừng cho
chúng ta vì gen NDM-1 chưa lan truyền rộng
rãi trong cộng đồng dân cư thành phố Hồ Chí
Minh.
Ngoài NDM-1 trong môi trường sống tìm
thấy ở 6 Klebsiella pneumoniae ven sông Kim
Ngưu, một tập thể tác giả khác ở bệnh viện Việt
Đức cũng báo cáo 47 dòng vi khuẩn kháng
carbapenem, chiếm 1,1% trong hơn 4.000 chủng
vi khuẩn đường ruột phân lập trong khoảng từ
tháng 8-2010 đến tháng 12-2012(9). 45/47 tiết
NDM-1 ở 7 loài vi khuẩn khác nhau. Nhóm tác
giả cũng sàng lọc 200 mẫu lấy từ môi trường
bệnh viện và 5 mẫu có NDM-1, gồm 3
Acinetobacter và 2 Enterobacter.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Canton R, Akova M, Carmeli Y et al. (2012), "Rapid evolution
and spread of carbapenemases among Enterobacteriaceae in
Europe", Clin Microbiol Infect, 18 (5), 413-31.
2. Gijón D, Curiao T, Baquero F, Coque T and Cantón R (2012).
Fecal carriage of carbapenemase-producing Enterobacteriaceae:
a hidden reservoir in hospitalized and nonhospitalized
patients. J. Clin. Microbiol, 50(5): 1558-1563.
3. Lê Kim Ngọc Giao và cs (2010). “Trực khuẩn đường ruột tiết
ESBL phân lập ở sinh viên và nhân viên y tế”. Tạp chí Y học
TP.HCM, Tập 14 - Phụ bản số 4: 90 – 93.
4. Luvsansharav UO, Hirai I, Nakata A et al (2012). Prevalence
and risk factors associated with faecal carriage of CTX-M beta-
lactamaseproducing Enterobacteriaceae in rural Thai
communities. J. Antimicrob. Chemother. 67:1769–1774.
5. O'Fallon E., Gautam S., D'Agata EM (2009), "Colonization
with multidrug-resistant gram-negative bacteria: prolonged
duration and frequent cocolonization", Clin Infect Dis, 48 (10),
1375-81.
6. Pitout JD, Nordmann P, Laupland KB et al. (2005),
"Emergence of Enterobacteriaceae producing extended-
spectrum beta-lactamases (ESBLs) in the community", J
Antimicrob Chemother, 56 (1), 52-9
7. Queenan AM, Bush K (2007), "Carbapenemases: the versatile
beta-lactamases", Clin Microbiol Rev, 20 (3), 440-58, table of
contents
8. Thomson KS (2010), "Extended-spectrum-beta-lactamase,
AmpC, and Carbapenemase issues", J Clin Microbiol, 48 (4),
1019-25.
9. Tran HH, Ehsani S, Shibayama K, et al. (2015), "Common
isolation of New Delhi metallo-beta-lactamase 1-producing
Enterobacteriaceae in a large surgical hospital in Vietnam",
Eur J Clin Microbiol Infect Dis, 34 (6), 1247-54.
10. Yong D, Toleman MA, Giske CG et al. (2009),
"Characterization of a new metallo-beta-lactamase gene,
bla(NDM-1), and a novel erythromycin esterase gene carried
on a unique genetic structure in Klebsiella pneumoniae
sequence type 14 from India", Antimicrob Agents Chemother, 53
(12), 5046-54.
Ngày nhận bài báo: 03/02/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/02/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- truc_khuan_duong_ruot_sinh_lactamase_o_nguoi_lanh_manh_tai_n.pdf