Tài liệu Trụ niệu và tổn thương thận cấp do sắc tố: Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3* 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 16
TRỤ NIỆU VÀ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP DO SẮC TỐ
Bùi Thị Ngọc Yến*, Trần Thị Bích Hương*
TÓM TẮT
Trụ niệu được hình thành tại ống thận xa với chất nền là protein Tamm-Horsfal và tên trụ dựa vào các
thành phần hiện diện trên trụ. Sự hiện diện của trụ niệu bất thường là bằng chứng của bệnh lý tại thận. Tổng
quan nhằm trình bày (1) các loại trụ niệu: chẩn đoán và ý nghĩa lâm sàng; (2) tổn thương thận cấp do sắc tố bao
gồm myoglobin, hemoglobin và bilirubin mà việc khảo sát trụ niệu giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán.
Từ khóa: trụ niệu, tổn thương thận cấp do sắc tố
ABSTRACT
PIGMENT- INDUCED ACUTE KIDNEY DISEASE
Urinary casts were formed in distal tubules with the Tamm-Horsfal protein matrix and the names of casts
based on the components presented in the cast. The finding of aBNormal casts were the indirectly evidence of
kidney disease. This review described (1) Urinary ca...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trụ niệu và tổn thương thận cấp do sắc tố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3* 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 16
TRỤ NIỆU VÀ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP DO SẮC TỐ
Bùi Thị Ngọc Yến*, Trần Thị Bích Hương*
TÓM TẮT
Trụ niệu được hình thành tại ống thận xa với chất nền là protein Tamm-Horsfal và tên trụ dựa vào các
thành phần hiện diện trên trụ. Sự hiện diện của trụ niệu bất thường là bằng chứng của bệnh lý tại thận. Tổng
quan nhằm trình bày (1) các loại trụ niệu: chẩn đoán và ý nghĩa lâm sàng; (2) tổn thương thận cấp do sắc tố bao
gồm myoglobin, hemoglobin và bilirubin mà việc khảo sát trụ niệu giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán.
Từ khóa: trụ niệu, tổn thương thận cấp do sắc tố
ABSTRACT
PIGMENT- INDUCED ACUTE KIDNEY DISEASE
Urinary casts were formed in distal tubules with the Tamm-Horsfal protein matrix and the names of casts
based on the components presented in the cast. The finding of aBNormal casts were the indirectly evidence of
kidney disease. This review described (1) Urinary casts: diagnosis and clinical significance; (2) Pigmented acute
kidney disease secondary to myoglobin, hemoglobin and bilirubin which the cast examination played the
important role in diagnosis.
Keywords: urinary cast, pigment-induced acute kidney disease
MỞ ĐẦU
Trụ niệu (urinary cast) là khuôn đúc của ống
thận. Sự hiện diện trụ niệu với số lượng tăng bất
thường hoặc xuất hiện các trụ bệnh lý là bằng
chứng bệnh lý tại thận.
Mục tiêu của tổng quan này nhằm trình bày:
(1) các loại trụ niệu: chẩn đoán và ý nghĩa lâm
sàng, (2) Bệnh thận gây ra do sắc tố bao gồm các
sắc tố nội sinh như hemoglobin, myoglobin và
muối mật, mà việc khảo sát trụ niệu giữ vai trò
quan trọng trong chẩn đoán.
TRỤ NIỆU: KỸ THUẬT KHẢO SÁT VÀ Ý
NGHĨA LÂM SÀNG
Quá trình hình thành trụ niệu
Trụ có 2 thành phần chính: protein nền và
các thành phần trong trụ.
Protein nền
chủ yếu là protein Tamm-Horsfall, và một số
loại protein khác như albumin, globulin,
Trong điều kiện bình thường, protein Tamm-
Horsfal (là protein có kích thước rất nhỏ, đường
kính chỉ khoảng 14-15 nm) được tế bào biểu mô
ống thận bài tiết với lượng nhỏ < 150mg trong 24
giờ. Trong điều kiện bệnh lý với một số thay đổi
như giảm áp lực dòng nước tiểu, tăng áp lực
thẩm thấu nước tiểu, tăng nồng độ albumin,
protein trong nước tiểu, các protein này kết dính
nhau ở ống thận với khuôn đúc là ống lượn xa
và ống góp tạo thành trụ niệu.
Các thành phần khác
Như thành phần thoái hóa, mảnh vỡ tế bào,
tế bào nguyên vẹn hoặc tinh thể Dựa vào hình
dạng, kích thước, chất nền và các thành phần
khác của trụ niệu để định danh, phân loại trụ.
Kỹ thuật khảo sát trụ niệu
Quy trình khảo sát cặn lắng: Lấy 10ml nước
tiểu tươi (khảo sát trong vòng 1h sau đi tiểu),
quay li tâm, bỏ 9,5 ml, lấy 0,5ml cặn, lắc đều, trải
trên lame, quan sát dưới kính hiển vi quang học.
Quan sát ở quang trường (QT) 10 để xác định (a)
có hay không có trụ niệu, (b) số lượng trụ trung
*Phân môn Thận, Bộ Môn Nội, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Bùi Thị Ngọc Yến ĐT: 0938052189 Email: ngocyenbuithi2012@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 17
bình đếm trên ít nhất 20 QT 10. Quan sát ở QT 40
để xác định bản chất của trụ. Riêng trụ hồng cầu
do dễ vỡ khi quay li tâm, nên có thể dùng
phương pháp cô đặc nước tiểu bằng giấy lọc để
lấy cặn lắng giúp làm tăng tỷ lệ phát hiện trụ
hồng cầu lên gấp 6 lần (từ 8,4% lên đến 52,6%
trong nghiên cứu 249 bệnh nhântiểu máu)(3).
Các loại trụ niệu
Trụ niệu được phân thành 2 nhóm chính:
- Trụ không tế bào gồm: trụ hyalin, trụ hạt,
trụ sáp, trụ mỡ, trụ rộng, trụ sắc tố.
- Trụ tế bào gồm trụ hồng cầu, trụ bạch cầu,
trụ tế bào biểu mô và trụ vi khuẩn.
Ngoài ra còn trụ hỗn hợp là sự kết hợp của
các loại trụ hoặc kết hợp có trụ và tinh thể.
Người bình thường có thể có trụ hyaline, trụ hạt
với số lượng ít, 1-2/QT 10. Các trụ này trở thành
trụ bệnh lý khi gia tăng số lượng. Ngược lại, sự
xuất hiện của các loại trụ khác như trụ mỡ, trụ
hồng cầu ... dù chỉ 1 trụ cũng mang ý nghĩa bệnh
lý (Bảng 1, Hình 1).
Bảng 1: Đặc điểm các loại trụ niệu(17)
Tên trụ Thành phần trụ * Đặc điểm nhận diện Ý nghĩa lâm sàng
A- TRỤ KHÔNG TẾ BÀO
Trụ trong
(Hyalin cast)
(Hình 1A)
Chủ yếu Protein Tamm –
Horsfall và các loại
protein khác
Hai cạnh song song, bờ rõ, đầu tù, bề mặt
nhăn, cấu trúc mịn, mức phản xạ ánh
sáng gần bằng xung quanh, dễ bỏ sót
Bình thường, 1-2 trụ hyaline/QT 10.
Bệnh lý: >3 trụ/QT10 BN tiểu protein.
Trụ hạt
(Granular cast)
(Hình 1B)
Các hạt có nguồn gốc từ
các lysozyme tế bào biểu
mô ống thận, của bạch
cầu.
Trụ có các hạt có cấu trúc từ mịn đến thô.
Hình dạng xì gà, có độ phản xạ ánh sáng
cao hơn trụ hyaline nên dễ quan sát hơn.
Bình thường: 1-2 trụ hạt/QT 10.
Bệnh lý: > 3 trụ/QT10
Hoại tử ống thận, viêm, nhiễm trùng
tại thận.
Trụ hạt nâu bùn
(Muddy brown cast)
Các hạt từ các tế bào ống
thận hoại tử hàng loạt.
Trụ hạt thô, màu nâu sậm. Bệnh lý: hoại tử ống thận cấp.
Trụ mỡ
(Fatty cast)
(Hình 1-C)
Các giọt lipid trên chất
nền của trụ.
Hạt mỡ trong trụ, có phản xạ ánh sáng
cao, kèm thể bầu dục (oval body) là
những tế bào biểu mô ống thận chứa
những giọt mỡ.
Bệnh lý: hội chứng thận hư.
Trụ sáp
(Waxy cast)
(Hình 1-D)
Giai đoạn cuối cùng của
sự thoái hóa của trụ tế
bào.
Khúc xạ cao hơn trụ hyalin, gồm những
mảnh với các đầu hình răng cưa và các
rãnh xung quanh.
Liên quan bệnh lý tại thận, nhưng
không đặc trưng bệnh lý cụ thể.
Trụ rộng
(Broad cast)
Xuất hiện dưới dạng trụ
hạt và dạng sáp.
Đường kính lớn hơn trụ thông thường,
trên 2 lần đường kính neutrophil.
Dãn rộng các ống thận do tăng hoạt
động bù trừ của nephron còn lại.
Trụ sắc tố
(Pigment cast)
Sắc tố mật, heme,
melanin trên chất nền.
Trụ hyaline, trụ hạt hoặc trụ sáp, nhuộm
màu sắc tố đặc trưng.
Bệnh tắc mật, ly giải cơ vân, tán
huyết.
B- TRỤ TẾ BÀO
Trụ hồng cầu
(Hình 1-E)
Hồng cầu biến dạng trên
protein nền.
Trụ hồng cầu có thể ở dạng những mảnh
vỡ, (cần phân biệt với cụm của hồng cầu).
Xác nhận tiểu máu từ cầu thận.
Trụ bạch cầu Đại đa số trụ bạch cầu
chứa neutrophil.
Trụ có chứa bạch cầu. Viêm nhiễm trùng hoặc không nhiễm
trùng.
Trụ tế bào biểu mô
(Hình 1-F)
Các tế bào biểu mô kết
dính trên bề mặt hoặc
bên trong chất nền.
Trụ chứa tế bào biểu mô, trụ hạt nâu bùn
là trụ hạt dơ, màu nâu.
Tổn thương tế bào biểu mô ống
thận, hoại tử ống thận.
* thành phần trụ ngoài chất nền protein Tamm- Horsfall
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3* 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 18
A B C
D E F
G H I
Hình 1: Một số loại trụ niệu(17). (A) Trụ hyaline, (B) Trụ hạt mịn; (C) Trụ mỡ; (D) Trụ sáp; (E) Trụ hồng cầu,
(F) Trụ tế bào biểu mô; (G) Trụ bilirubin; (H) Trụ hemoglobin; (I) Trụ myoglobin
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP DO
MYOGLOBIN
Định nghĩa
Ly giải cơ vân (rhabdomyolysis) là hội chứng
lâm sàng gây ra khi cơ vân bị tổn thương (sau
chấn thương hoặc không do chấn thương) và
phóng thích các thành phần của cơ vào tuần
hoàn. Trong đó, tổn thương thận cấp (AKI) là
biến chứng nặng nhất của hội chứng này và gặp
trong 15-33% BN ly giải cơ vân. AKI do ly giải cơ
chiếm 7-10% các trường hợp AKI(19).
Cơ chế bệnh sinh
Myoglobin là thành phần chính được phóng
thích trong hội chứng ly giải cơ vân. Myoglobin
là 1 protein gắn kết oxy và sắt với trọng lượng
phân tử 17500 Dalton, trong mô cơ, có ái lực cao
với oxy hơn hemoglobin và hỗ trợ các tế bào cần
năng lượng. Bình thường, myoglobin được lọc
qua màng đáy cầu thận, được tái hấp thu tại ống
thận gần và lượng nhỏ bài tiết ra nước tiểu
(20µg/L nước tiểu). Myoglobin gây tổn thương
thận cấp qua ba cơ chế như co mạch thận, tạo
thành trụ bít lòng ống thận và tác dụng độc trực
tiếp của myoglobin lên các tế bào ống thận(11,15).
Tính trạng co mạch thận, giảm lưu lượng máu
thận do giảm thể tích và pH nước tiểu thấp thúc
đẩy gắng kết giữa protein Tamm-Horsfall và
myoglolin để tạo thành trụ xảy ra mạnh và
nhanh hơn(13,20).
Nguyên nhân
Ngoại trừ sau chấn thương dập nát cơ
nhiều, ly giải cơ vân không do chấn thương
thường xảy ra ở người lớn (do mắc phải) hơn
trẻ em (do di truyền liên quan đến thiếu hụt
enzyme chuyển hóa)(18).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 19
Ly giải cơ vân mắc phải
Vận động thể lực gắng sức, sốc nhiệt, hội
chứng chèn ép và chấn thương.
Các rối loạn chuyển hóa muối, nước, bệnh lý
nội tiết, thiếu máu.
Nhiễm trùng, sốt cao ác tính.
Độc chất, thuốc, điện giật.
Ly giải cơ vân do di truyền
Bệnh cơ chuyển hóa do các rối loạn oxy hóa
mỡ, chuyển hóa ty thể, tân tạo đường/hủy
đường, purine nucleotide cycle, con đường
phosphate pentose.
Biểu hiện lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng của ly giải cơ vân dựa
vào tam chứng điển hình bao gồm (1) đau cơ, (2)
yếu cơ và (3) nước tiểu sậm màu(6,9). Tuy nhiên
tam chứng này chỉ gặp trong <10% các BN ly
giải cơ vân và >50% BN ly giải cơ vân nhưng
không đau cơ. Tổn thương thận cấp là biến
chứng do ly giải cơ vân nặng và liên quan đến
tiên lượng xấu. Nước tiểu màu nâu đỏ do
myoglobin là một dấu hiệu đặc trưng, nhưng
do chỉ biểu hiện trong 1/2 trường hợp, nên khi
không có dấu hiệu này không giúp loại trừ
chẩn đoán ly giải cơ vân(4,13).
Cận lâm sàng
Creatinine kinase
Tăng ít nhất 5 lần bình thường, bắt đầu tăng
trong 2 đến 12 giờ sau khi bắt đầu tổn thương cơ
và đạt đến tối đa trong 24 đến 72 giờ, giảm sau 3
đến 5 ngày.
Xét nghiệm que nhúng nước tiểu
"Máu" dương tính giả với cả Hb và myoglobin.
Định lượng myoglobin niệu
Do là 1 monomer không liên kết protein có
thời gian bán hủy chỉ 2-3 giờ, nên myoglobin
máu có thể về bình thường sau 6-8 giờ.
Myoglobin bắt đầu hiện diện trong nước tiểu khi
myoglobin huyết tương >1,6 mg/dL, nhưng chỉ
phát hiện được khi myoglobin niệu >100-
300mg/dL. Que nhúng (orthotolidine) nước tiểu
có thể phát hiện myoglobin niệu ở ngưỡng 0,5
đến 1 mg/dL. Tiểu myoglobin do ly giải cơ có thể
bị bỏ sót nếu lượng myoglobin không đủ,
chuyển hóa nhanh và có độ thanh thải lớn.
Myoglobin niệu ít nhạy để chẩn đoán ly giải cơ,
25- 50% BN ly giải cơ vân có myoglobin niệu âm
tính (Bảng 2).
Bảng 2. Các đặc điểm nước tiểu và huyết tương trong
các bệnh lý gây nước tiểu màu đỏ
Đặc điểm Ly giải
cơ
Tán
huyết
Tiểu
máu
Huyết tương màu đỏ - + -
Que nhúng benzidine dương tính + + +
Hiện diện hồng cầu/vi thể nước tiểu - - +
Tăng nồng độ creatine kinase trong máu + - -
Mô bệnh học thận
Trụ myoglobin có màu sáng, đục, khúc xạ
hoặc hồng, đỏ sậm, nâu sáng trên nhuộm HE.
Khi nhuộm Trichrome Masson, trụ myoglobin có
hình chuỗi đỏ đậm fussin. Tế bào biểu mô ống
lượn xa và ống góp cũng dương tính với các
phẩm nhuộm. Khoảng 10% mẫu sinh thiết thận
có kèm lắng đọng calcium oxalate hoặc
phosphate(1,10) (Hình 2).
A B
Hình 2: Trụ myoglobin trên mẫu mô sinh thiết thận. A: Nhuộm Hematoxylin Eosin, B: Nhuộm miễn dịch myoglobin
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3* 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 20
Điều trị
Ngay khi chẩn đoán, quan trọng nhất là
phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây AKI như
giảm thể tích, tắc nghẽn ống thận, acid nước tiểu
và phóng thích gốc tự do(18). Một khi BN đã vào
hoại tử ống thận cấp, điều trị chỉ còn chạy thận
nhân tạo và phòng ngừa tăng kali máu.
Các bước trong phòng ngừa và điều trị AKI do
ly giải cơ(2,18)
Bù dịch
Bù dịch khẩn cấp bằng nước muối sinh lý với
tốc độ khoảng 400ml/giờ(2), điều chỉnh tốc độ
200-1000ml/giờ tùy theo lâm sàng, áp lực tĩnh
mạch trung tâm, nước tiểu sao cho nước tiểu đạt
khoảng 3ml/kg/giờ. Tránh dung dịch chứa
lactate hoặc kali, nếu pH nước tiểu <6,5, xen kẽ
mỗi lít NaCl 0,9% với 1 lít dextrose 5% hoặc
NaCl 0,45% thêm 100ml bicarbonate để giảm
toan, giảm hình thành trụ myoglobin trong ống
thận và giảm nguy cơ tăng kali máu. Có thể kết
hợp bổ sung 10 ml/giờ malnitol 15% nếu BN
không thiểu niệu, do manitol là chất ưu trương
nên có các lợi ích: (1) làm tăng lưu lượng máu
đến thận và tăng GFR, (2) kéo dịch từ mô kẽ vào
lòng mạch, giảm phù nề và chèn ép khoang; (3)
tăng lượng nước tiểu, ngăn ngừa tắc nghẽn ống
thận do trụ myoglobin và (4) khử các gốc tự do.
Duy trì bù dịch đến khi myoglobin niệu được
loại bỏ (bằng chứng nước tiểu trong hoặc que
nhúng nước tiểu cho kết quả âm tính với máu).
Các thuốc lợi tiểu quai (furosemide,
bumetanide và torsemide) làm tăng lưu lượng
ống, giảm kết tủa myoglobin, nhưng cũng làm
acid hóa nước tiểu và tăng mất calcium.
Allopurinol làm giảm tạo acid uric và cũng
hoạt động như chất dọn dẹp các gốc tự do. Một
chất tương tự purin khác, pentoxyfilline cũng
được xem xét điều trị ly giải cơ, do tăng lưu
lượng mao mạch và giảm kết dính neutrophil và
phóng thích cytokine.
Điều trị tăng kali máu
Các biện pháp làm dịch chuyển kali từ ngoại
bào vào nội bào (glucose, bicarbonate) chỉ có tác
dụng tạm thời, cần thêm chất gắn kết kali hoặc
chạy thận nhân tạo nếu suy thận nặng. Thận
trọng khi dùng calci carbonat và calci kayexalate
vì nguy cơ lắng đọng calci trong cơ. Cần kiểm tra
kali máu thường xuyên.
Điều trị hạ calci
Hạ calci là biến chứng thường gặp ở giai
đoạn đầu của ly giải cơ nhưng không cần điều
chỉnh, một phần do làm tăng nguy cơ lắng đọng
calci trong cơ. Chỉ điều chỉnh calci khi có triệu
chứng (cứng cơ hoặc co giật) hoặc khi tăng kali
máu nặng.
Lọc máu ngoài cơ thể
BN có chỉ định lọc máu khi (1) tổn thương
thận cấp nặng, thiểu niệu (<0,5ml nước
tiểu/kg/giờ trong 12 giờ), vô niệu, (2) tăng kali
máu trên 6,5 mmol/lít kháng trị, có triệu chứng
(biểu hiện trên điện tâm đồ), tốc độ tăng kali
máu nhanh, (3) quá tải dịch hoặc (4) toan chuyển
hóa kháng trị (pH<7,1). Ngoài kali, lọc máu cũng
giúp loại bỏ hiệu quả các chất tan như phosphate
và các proton ở những BN dị hóa nặng. Phương
thức lọc máu liên tục hoặc siêu lọc giúp điều
chỉnh từ từ quá tải dịch và thải chất tan. Còn
tranh cãi về việc dùng thay huyết tương để loại
bỏ myoglobin(18).
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP DO
HEMOGLOBIN
Định nghĩa
Tổn thương thận cấp do hemoglobin gây ra
do sắc tố heme phóng thích từ hemoglobin và
gây độc cho thận.
Cơ chế bệnh sinh
Hemoglobin (Hb) là 1 protein có kích thước
phân tử 68.000 Dalton, với 4 chuỗi globin, 2
chuỗi và 2 chuỗi bọc quanh nhân
ferrihemate. Khi tán huyết, Hb được phóng
thích, kết gắn với haptoglobin tạo thành phức
hợp protein haptoglobin-hemoglobin
(haptoglobin-hemoglobin protein complex).
Phức hợp này với kích thước lớn nên không lọc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 21
qua cầu thận và được hệ võng nội mô (gan, lách,
tủy xương, ...) bắt giữ và phân hủy. Khi lượng
Hb phóng thích nhiều vượt quá khả năng bão
hòa của haptoglobin trong cơ thể (khoảng
100mg/dL, khác với myoglobin chỉ cần 1,5mg) sẽ
có xuất hiện hemoglobin tự do (free hemoglobin)
trong huyết tương(14).
Hb tự do sẽ tự tách từ cấu trúc Hb 4 phân
tử (Hb tetrameric) thành cấu trúc Hb 2 phân
tử (dimeric Hb). Cấu trúc 2 phân tử lọc dễ
dàng qua cầu thận hơn cấu trúc 4 phân tử, và
sau đó, Hb 2 phân tử sẽ được ống thận gần tái
hấp thu qua hệ thống megalin-cubulin
receptor ở trên bề mặt của ống thận gần. Khi
vào trong tế bào ống thận, Hb sẽ tách thành
heme và globin. Heme sẽ được phân hủy
thành heme oxygenase (HO) và đồng vị HO-1.
Sự xuất hiện của HO-1 kéo theo tăng tổng hợp
ferritin và ferrin sẽ kết gắn sắt tự do. Cả 2
phản ứng đồng thời giúp giảm thiểu việc tiếp
xúc của tế bào trực tiếp với heme và sắt tự do.
Như vậy, khi lượng heme tự do trong nội
bào quá nhiều, sẽ dẫn đến tổn thương tế bào ống
thận. Heme gây tổn thương ống thận cấp (AKI)
thông qua 3 cơ chế: (1) giảm tưới máu thận, (2)
gây độc trực tiếp tế bào ống thận, (3) thành lập
trụ heme bít tắc lòng ống thận do kết hợp giữa
protein heme với protein Tamm-Horsfall. Thực
nghiệm cho thấy heme gây tổn thương nặng hệ
thống ty thể, làm ảnh hưởng lên tiêu thụ oxy nội
bào. Các ty thể bị tổn thương sẽ bị thực bào và
tạo thành các không bào trong tế bào.
Nhiều đợt AKI nếu không hồi phục, khiến
BN chuyển sang bệnh thận mạn. Sau khi thận bị
ngộ độc do heme, thận sẽ gia tăng hiện diện
MCP-1 (monocyte chemoattractant protein 1) và
TGF-β1 (transforming growth factor β1 isoform
1) là những cytokine có tác dụng thu hút mạnh
monocytes/đại thực bào đến thận và kích hoạt
quá trình xơ và dẫn đến bệnh thận kẽ.
Nguyên nhân gây AKI do tiểu hemoglobin
Bệnh lý do đột biến gene: thiếu men glucose-
6-phosphate dehydrogenase, tiểu Hb kịch phát
về đêm, Tiểu Hb tháng 3 (March
hemoglobinuria).
Nhiễm trùng: sốt rét (blackwater fever, sốt
kèm tiểu đen), nhiễm clostridia.
Tai biến truyền máu.
Hóa chất: ngộ độc Arsine copper sulfate,
glycerol, quinine sulfate, Analine.
Benzene, Hydralazine, Fava beans, Cresol,
Sodium chlorate, Methyl chloride, Coal tar
products (hắc ín than đá).
Độc chất động vật: rắn chuông, rắn
copperhead, nhện tarantula, nhện brown recluse.
Chấn thương/ tổn thương cơ học: van tim
nhân tạo, DIC, tuần hoàn ngoài cơ thể.
Linh tinh: Shock nhiệt, phosphor trắng,
truyền hemoglobin.
Với việc kiểm soát và theo dõi nghiêm ngặt
bệnh nhân khi truyền máu và khống chế tốt
bệnh sốt rét, nên AKI do tiểu hemoglobin ngày
càng hiếm tại các nước trên thế giới.
Lâm sàng và cận lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng bao gồm bệnh căn
nguyên (sốt rét, ngộ độc, tai biến truyền máu...)
gây tán huyết nội mạch. Cận lâm sàng (tán huyết
nội mạch) bao gồm (1) tăng lactate
dehydrogenase (LDH) huyết thanh, (2) giảm
haptoglobin huyết thanh, (3) tăng bilirulin gián
tiếp huyết thanh, (4) tăng hồng cầu mạng và (5)
tăng kali máu.
Tổn thương thận cấp biểu hiện bằng thiểu
niệu, tiểu máu xá xị do có trụ sắc tố trong nước
tiểu. Việc quan sát màu huyết tương giúp phân
biệt giữa tiểu hemoglobin và myoglobin. Trong
tán huyết, do Hb không lọc qua cầu thận và tăng
trong huyết tương, sẽ làm huyết tương có màu
hồng. Ngược lại, trong ly giải cơ vân, do
myoglobin được thải nhanh qua thận, nên màu
huyết tương vẫn không đổi.
Điều trị và phòng ngừa
Tương tự tiểu myoglobin.
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3* 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 22
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP DO SẮC TỐ
MẬT (BILE CAST NEPHROPATHY)
Định nghĩa và tần suất bệnh
Bệnh thận do trụ sắc tố mật (bile cast
nephropathy hoặc cholemic nephrosis) là nhóm
bệnh tổn thương ống thận gây ra do trụ sắc tố
mật ở BN tăng bilirubin. Bệnh đã được mô tả từ
những năm 1920. Ở BN tăng bilirubibin nặng, sẽ
thành lập trụ sắc tố mật gây tổn thương thận cấp
tương tự như các bệnh lý thận gây ra do trụ (cast
nephropathy) như đa u tủy. Tổn thương thận
cấp này có thể hồi phục khi nguyên nhân gây
vàng da được hồi phục(7).
Bệnh có tần suất bệnh không rõ, tùy theo
loại nghiên cứu, giao động từ 2,6% đến 73,5%.
Nghiên cứu hồi cứu tử thiết ở 68 BN vàng gia
tắc mật của Holmes và CS ghi nhận tổn
thương ống thận, trụ sắc tố mật, kèm phì đại
và tăng sinh lớp biểu mô tạng của bao
Bownman ở 73,5% BN. De Tezanos và CS tìm
thấy trụ sắc tố trong 12% trong tổng số 105 BN
bệnh gan có kèm suy thận(16).
Cơ chế bệnh sinh
Ở điều kiện bình thường, bilirubin được bài
tiết ở gan và 1 lượng ít không gắn albumin, lọc
hoàn toàn qua cầu thận và bài tiết dưới dạng
bilirubin trực tiếp với lượng ít. Khi bilirubin tăng
cao bệnh lý gây (1) trực tiếp tổn thương ống thận
thông qua giảm hoạt tính của men ATPase ống
thận, gây tổn thương quá trình phosphoryl hóa
tại ty thể, và gây rối loạn chức năng ống thận.
Bilirubin ức chế bơm Na-H, bơm Na-K, bơm Na-
Cl tại ống thận gần và quai Henle gây tổn
thương màng đáy ống thận và dẫn đến thay đổi
pH ở ống thận xa; (2) tắc nghẽn ống thận thông
qua việc thành lập trụ sắc tố (bilirubin dễ lắng
đọng khi gặp môi trường acid của ống thận xa),
(3) cơ chế toàn thân gây giãn mạch toàn thân và
co mạch thận gây giảm tưới máu thận(7,8).
Đặc điểm lâm sàng
Bệnh xảy ra ở BN bệnh gan với (1) BN
bệnh gan cấp hoặc mạn, hoặc bệnh lý đường
mật gây tắc mật như ung thư đường mật (2)
do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra (siêu
vi, thuốc, tắc mật...) (3) kèm vàng da với
bilirubin toàn phần ≥20mg/dL, trong đó
bilirubin trực tiếp ≥ 16mg/dL. Nếu bilirubin
tăng cấp tính, kéo dài khoảng 40 ngày trước
khi có tổn thương thận, (4) xét nghiệm chức
năng gan rối loạn nặng. Theo Foshat M và CS,
nghiên cứu tử thiết thận ở 94 BN xơ gan, do
viêm gan siêu vi C, do rượu. Tác giả ghi nhận
52 trường hợp tìm thấy trụ sắc tố mật. 80% BN
trong nhóm này, bilirubin tăng mạn tính
khoảng 10mg/dL. Tác giả giải thích ngay cả
khi bilirubin không tăng quá cao, nhưng mạn
tính ở BN xơ gan, có thể thành lập trụ sắc tố,
và gây tổn thương thận. Một số yếu tố nguy cơ
làm tăng nhạy cảm với tổn thương thận như
giảm albumin máu, tăng áp lực trong ổ bụng,
giảm tưới máu thận do tăng tác dụng ức chế
co bóp cơ tim của muối mật, do kích thích hệ
renin angiotensin aldosterone, tác dụng co
mạch thận và giãn mạch toàn thân thông qua
nitric oxid(5,8,16). Tổn thương thận thay đổi tùy
vào độ nặng và khả năng hồi phục của bệnh
gan tắc mật.
Tổn thương nhẹ
Rối loạn chức năng ống thận gần như hội
chứng Fanconi với tiểu glucose, tiểu amino acid,
tiểu phosphate, tiểu bicarbonate, tiểu uric acid.
Tổn thương nặng
Là tổn thương thận cấp (AKI). Khi bệnh gan
tắc mật diễn tiến nặng, mạn tính, trụ sắc tố mật
đã thành lập lan tỏa, bệnh diễn tiến đến AKI với
thiểu niệu, tăng nhanh creatinine huyết thanh
mỗi 24-48h. Đặc điểm của AKI tại thận với sự
hiện diện của trụ hạt nâu bùn, FENa>2%, FE
Urea >35%. Một khi đã vào AKI, thận cần thời
gian nhiều tuần mới hồi phục chức năng thận.
Tuy việc sinh thiết thận giúp xác định chẩn đoán
bệnh thận do sắc tố mật, nhưng không được
khuyến cáo, vì nguy hiểm trên BN bệnh gan
nặng kèm tắc mật và rối loạn đông máu. Do vậy,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 23
việc tìm thấy trụ sắc tố trong nước tiểu bằng kỹ
thuật nhuộm Hall trở thành tiêu chuẩn quan
trọng để xác định bệnh này.
Mô bệnh học(5)
Hầu hết y văn chẩn đoán chủ yếu dựa vào tử
thiết. Đại thể, 2 thận tử thiết có màu vàng xanh
của sắc tố mật và mô thận khi cố định bằng
formalin sẽ chuyển thành màu xanh lá cây đậm.
Vi thể, ống thận bị tổn thương hoại tử bong tróc
tế bào, lộ màng đáy không tế bào, xen kẽ với
những vùng có hiện tượng tế bào tân tạo, ống
thận xẹp, và phù nề mô kẽ xung quanh. Trụ sắc
tố bít trong lòng ống thận, hình thái tương tự trụ
hạt, bắt màu khi nhuộm Hall (đặc trưng để nhận
diện sắc tố mật). Trụ sắc tố thường tìm thấy đầu
tiên tại ống thận xa, và trường hợp nặng, sẽ tìm
thấy ở ống thận gần (Bảng 3).
Bảng 3: Phân biệt các trụ sắc tố dựa vào các kỹ thuật nhuộm mô thận
Tên trụ niệu Nhuộm H&E Nhuộm PAS Nhuộm MT Nhuộm Hall
Trụ sắt tố mật Đỏ nâu, hạt Màu dền tím (amaranth
purple)
Đỏ kèm đường viền không
đều, ± mảnh vỡ tế bào
Màu olive hoặc xanh
ngọc bích (emeral green)
Trụ protein trong
đa u tủy
Nâu, trụ bị vỡ, chiết quang,
kèm có nhiều tế bào khổng lồ
đa nhân xung quanh
Đỏ sậm
(magenta)
Đỏ Nâu
Trụ hemoglobin Màu đỏ, trụ hạt Màu tím (purple) Đỏ, hạt Vàng nâu (yellow brown)
Trụ Myoglobin Màu đỏ, trụ hạt Màu tím Đỏ, hạt Vàng nâu
H&E: Hematoxylin Eosin, PAS Periodic Acid Schiff, MT Masson Trichrome
Điều trị
Do bệnh hiếm nên vẫn chưa có hướng dẫn
chung(12). Điều trị bao gồm:
(1) Điều trị bệnh căn nguyên để giảm
bilirubin như điều trị tắc mật
(2) Điều trị thay thế thận bằng chạy thận
nhân tạo ở BN AKI để bảo vệ tính mạng cho BN
và chờ thận hồi phục và ít có hiệu quả giảm
bilirubin máu.
(3) Các biện pháp lọc bilirubin, cytokine
viêm như lọc gan (MARS, molecular adsorbents
recycling system), coupled plasma filtration
adsorption (CPFA), plasma filtration adsorption
dialysis, thay huyết tương. Thay huyết tương có
hiệu quả giảm bilirubin máu, nhưng sẽ gây tăng
bilirubin trở lại khi ngưng. Những biện pháp
này hỗ trợ cho BN choáng nhiễm trùng, suy gan
cấp và suy gan cấp trên nền suy gan mạn, thông
qua việc lấy bớt cytokine viêm, bilirubin và acid
mật, kèm theo các thành phần khác như amino
acid, acid béo tự do. Với những điều trị này, cho
phép gan có thời gian và cơ hội để hồi phục chức
năng thận khi bị suy gan cấp để chờ đợi cho đến
lúc BN được ghép gan hoặc là cầu nối trước
ghép gan.
(4) Các điều trị nội khoa bằng thuốc (như
dùng steroid, cholestyramine, ursodeoxycholic
acid, lactulose) ít có hiệu quả. Trên súc vật thí
nghiệm, lactulose chứng minh có tác dụng bảo
vệ thận qua việc giảm các độc tố nội sinh.
A B
Hình 3: Trụ sắc tố mật trong lòng ống thận(16). A- Nhuộm Hematoxylin Eosin (trụ bắt màu vàng xanh), B-
Nhuộm Hall (trụ bắt màu xanh olive)
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3* 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 24
KẾT LUẬN
Khảo sát trụ niệu qua soi cặn lắng nước tiểu
cung cấp thông tin gián tiếp về mô bệnh học
thận (liquid biopsy) và không xâm phạm. Phối
hợp thông tin của trụ niệu cùng với lâm sàng và
cận lâm sàng giúp chẩn đoán và xử trí sớm bệnh
thận do trụ sắc tố.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Behzad N and Agnes BF (2017). Atlas of Renal Pathology:
Myoglobin Cast Nephropathy. Am J Kidney Di, 69: e7-e8.
2. Bosch X, Poch E, and Grau JM (2009). Rhabdomyolysis and
Acute Kidney Injury, N Engl J Med, 361: 62-72.
3. Carmen A, Sanches I, and Roberto P (2011). Comparative
analysis of two methodologies for the identification of urinary
red blood cell casts. J Bras Nefrol, 33: 402-407.
4. Dimitriu A, Lupescu O, and Ciurea N (2016). Markers of
inflammation in crushing trauma of the lower limbs. Therapeutics
Pharmacology and Clinical Toxicology, 20: 20-25.
5. Foshat M, Ruff HM, Fischar WG and et al (2017). Bile cast
nephropathy in cirrhotic patients: Effect of Chronic
hyperbilirubinemia. Am J Clin Pathol, 147: 525-535.
6. Huerta-Alardín AL, Varon J, and Marik PE (2005). Bench-to-
bedside review: Rhabdomyolysis -- an overview for clinicians.
Crit Care Med, 9: 158-169.
7. Jain K, Gupta A, Singh HK and et al (2015). Bile cast
nephropathy. Kidney Int, pp.484.
8. Kritmetapak K, Sathidatekoonchorn T, and Papanrueng W
(2018). Bile cast nephropathy in a patient with
cholangiocarcinoma- a case report. Clinical Case Reports 6:179-183.
9. Khan FY (2009). Rhabdomyolysis: a review of the literature. Neth
J Med, 67: 272 - 283.
10. Liapis H, Boils C, Hennigar S, et al (2016). Myoglobin casts in
renal biopsies: immunohistochemistry and morphologic
spectrum. Hum Pathol, 54:25-30.
11. Nath KA (2006). Heme oxygenase-1: a provenanc pathways in
the kidney and other tissues. Kidney Int, 70: 432-443.
12. Patel J, Walayat S, Kalva N, et al (2016). Bile cast nephropathy: A
case report and review of the literature. World J Gastroenterol,
22:6328-6334.
13. Petejova N and Martinek A (2014). Acute kidney injury due to
rhabdomyolysis and renal replacement therapy: a critical
review. Crit Care Med, 18:224-232.
14. Qian Q, Nath KA, Wu Y and et al (2010). Hemolysis and Acute
Kidney Failure. Am J Kidney Di, 56:780-784.
15. Ronco C, Bellomo R, and Kellum JA (2009). In Myoglobin as a
Toxin, pp.1103-1109. Place published.
16. Slambrouck CM, Salem F, Meehan SM and et al (2013). Bile cast
nephropathy is a common pathologic finding for kidney injury
associated with severe liver dysfunction. Kidney Int, 84: 192-197.
17. Susan KS and Marjorie SDL (2008). Microscopic examination of
urine. In: Susan KS and Marjorie SDL. Urinalysis and body
fluids, 5th edition, pp.81-119. E.A. DAVIS Company, Place
published.
18. Vanholder R, Sukrusever M, Erek E, et al (2000). Rabdomyolysis.
J Am Soc Nephrol, 18:1553-1561.
19. Warren JD, Blumbergs PC, and Thompson PD (2002),
Rhabdomyolysis: a review, Muscle Nerve, 25:332-347.
20. Zager RA (1996). Rhabdomyolysis and myohemoglobinuric
acute renal failure. Kidney Int, 49:314-326.
Ngày nhận bài báo: 01/04/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/06/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tru_nieu_va_ton_thuong_than_cap_do_sac_to.pdf