Tài liệu Trồng sắn và sinh kế bền vững của các hộ sản xuất nhỏ ở tỉnh Sơn La: Sơ bộ kết quả khảo sát hộ gia đình: N
Ú
I C
Ơ
H
Ộ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
33
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Trồng sắn và sinh kế bền vững của các hộ sản xuất nhỏ
ở tỉnh Sơn La: Sơ bộ kết quả khảo sát hộ gia đình
Dominic Smith1, Jonathan Newby2, Cù Thị Lệ Thủy3 và Lava Yadav1
Cơ quan
1Trường Nông nghiệp và khoa học thực phẩm, Đại học Queensland, Brisbane,
Qld 4072, Australia
2Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Văn phòng Vientianee,
CHDCND Lào
3Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Văn phòng Hà nội, Việt Nam
Tác giả đại diện
d.smith1@uq.edu.au
Từ khóa
Trồng sắn quy mô nông hộ nhỏ, sinh kế bền vững, khảo sát hộ gia đình
Giới thiệu
Tại Đông Nam Á, cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là loại cây trồng ngày
càng quan trọng đối với cả sinh kế nông thôn và phát triển kinh tế vùng.
Sơn La là một trong những tỉnh trồng sắn chính ở Việt Nam, với sản lượng
tăng hơn hai lần từ năm 2001 đến năm 2011. Mức sản lượngkhá ổn định
từ 2011 tới 2016 vớ...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trồng sắn và sinh kế bền vững của các hộ sản xuất nhỏ ở tỉnh Sơn La: Sơ bộ kết quả khảo sát hộ gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N
Ú
I C
Ơ
H
Ộ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
33
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Trồng sắn và sinh kế bền vững của các hộ sản xuất nhỏ
ở tỉnh Sơn La: Sơ bộ kết quả khảo sát hộ gia đình
Dominic Smith1, Jonathan Newby2, Cù Thị Lệ Thủy3 và Lava Yadav1
Cơ quan
1Trường Nông nghiệp và khoa học thực phẩm, Đại học Queensland, Brisbane,
Qld 4072, Australia
2Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Văn phòng Vientianee,
CHDCND Lào
3Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Văn phòng Hà nội, Việt Nam
Tác giả đại diện
d.smith1@uq.edu.au
Từ khóa
Trồng sắn quy mô nông hộ nhỏ, sinh kế bền vững, khảo sát hộ gia đình
Giới thiệu
Tại Đông Nam Á, cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là loại cây trồng ngày
càng quan trọng đối với cả sinh kế nông thôn và phát triển kinh tế vùng.
Sơn La là một trong những tỉnh trồng sắn chính ở Việt Nam, với sản lượng
tăng hơn hai lần từ năm 2001 đến năm 2011. Mức sản lượngkhá ổn định
từ 2011 tới 2016 với năng suất giảm từ 12.3 xuống còn 11,7 tấn/ha trong
khi diện tích trồng sắn tăng tới 32.840 ha vào năm 2016. Chính sách của
nhà nước về phát triển trồng sắn trong những năm tới tại tỉnh Sơn La
hướng tới tăng năng suất qua cải thiện biện pháp canh tác và áp dụng
công nghệ sau thu hoạch.
Để hiểu về sinh kế và thực tiễn trồng sắn của các nông hộ, một khảo sát
hộ gia đình đã được thực hiện tại huyện Mai Sơn và Thuận Châu của tỉnh
Sơn La. Khảo sát bao gồm 8 thôn ở vùng cao khó tiếp cận với trung tâm
xã và các thôn trung du gần đường giao thông. Kết quả được sử dụng để
cung cấp thông tin đầu vào cho các hoạt động hỗ trợ của ACIAR trong thời
gian tới bao gồm việc áp dụng giống và các biện pháp canh tác cải tiến.
Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát hộ gia đình bao gồm các khía cạnh khác nhau của các hoạt động
sản xuất sắn, hoạt động sau thu hoạch và thị trường. Bên cạnh thông tin
về thực tiễn nông học, các dữ liệu về chi phí, sử dụng lao động và thu
nhập cũng được thu thập. Dữ liệu phân tách theo giới và dân tộc được
H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
34
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
thu thập khi phù hợp. Khảo sát cũng bao gồm các câu hỏi về sinh kế nông
hộ, bao gồm các cây trồng lưu niên tại vùng cao và đất thấp, sản xuất cây
trồng và chăn nuôi gia súc, cũng như các hoạt động phi nông nghiệp.
Các hoạt động khảo sát được triển khai tại xã Bó Mười và Púng Tra thuộc
huyện Thuận Châu và Chiềng Chăn và xã Nà Ớt thuộc huyện Mai Sơn tỉnh
Sơn La, mỗi xã có 1 thôn ở vùng cao và 1 thôn ở trung du được khảo sát.
Tại mỗi thôn trong 8 thôn này, 32 hộ gia đình trồng sắn được lựa chọn
khảo sát ngẫu nhiên từ danh sách hộ gia đình do trưởng thôn cung cấp.
Khảo sát được thực hiện trực tiếp với nông hộ ở những nơi có thể. Tổng
số 256 hộ gia đình đã được khảo sát bởi nhóm công tác sử dụng ứng dụng
Commcare trên máy tính bảng Android.
Kết quả
Phần lớn nông dân trồng sắn vẫn đang trồng lúa nước hoặc lúa nương làm
lương thực chính, ngô là cây hoa màu quan trọng, đặc biệt ở xã Chiềng
Chăn và Bó Mười. Hầu hết các hộ gia đình đều chăn nuôi gia súc, với đàn
gia súc lớn (trâu, bò hoặc dê) tại một nửa số hộ gia đình. Tại tất cả các xã
trừ Nà Ớt, sắn chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trong tổng thu nhập
(Hình 1).
Hình1: Thu nhập hàng năm theo nguồn (TriệuVND/năm)
Lưu ý- bao gồm giá trị sản xuất lúa gạo
N
Ú
I C
Ơ
H
Ộ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
35
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Chỉ 1,2% nông dân sử dụng phân bón hữu cơ, trong khi phân bón vô cơ
được 74% nông dân sử dụng. Chỉ 26,5% nông dân sử dụng thuốc diệt cỏ,
trong khi 99% nông dân làm cỏ bằng tay. Hơn 75% nông dân sử dụng các
dụng cụ cầm tay để làm đất, máy kéo chỉ chiếm 2%. Việc làm đất, làm
ruộng, làm cỏ và thu hoạch là những hoạt động lao động chủ yếu của cả
nam và nữ (xem Hình 2).
Hình 2: Ngày công lao động của hộ gia đình theo ha, theo giới
Hơn 80% nông dân cho rằng cỏ làm giảm năng suất, 90% nông dân cho
rằng xói mòn đất là một vấn đề, và gần 74% nông dân cho rằng năng suất
sắn đang bị giảm sút. Gần 25% nông dân không muốn trồng sắn trong
tương lai hoặc không chắc chắn về việc họ có trồng sắn hay không.
Thảo luận và kết luận
Bên cạnh những đặc điểm công nghệ khác nhau cũng như đặc điểm của
chuỗi giá trị sắn, các đặc điểm của hộ nông dân và cộng đồng có ảnh
hưởng đáng kể tới việc áp dụng và phổ biến những công nghệ cải tiến -
bao gồm các giống mới và phương pháp canh tác cải tiến.
Hầu như không có nông dân nào biết được họ đang trồng giống sắn gì,
nhưng phần lớn có thể chỉ ra rằng họ đang trồng một số giống mới. Việc
H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
36
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
giới thiệu các giống mới có năng suất cao hơn có thể cải thiện sinh kế của
nông dân cũng như tương đối dễ áp dụng và phổ biến.
Độ dốc của những thửa ruộng trồng sắn đồng nghĩa với việc làm ruộng,
làm đất, trồng cây và thu hoạch sẽ đòi hỏi nhiều công sức với khả năng cơ
giới hóa hạn chế. Chi phí nhân công đáng kể cho việc làm cỏ bằng tay cho
thấy việc sử dụng rộng rãi hóa chất diệt cỏ có thể làm giảm chi phí canh
tác và cải thiện lợi nhuận trong sản xuất.
Chỉ có 11% nông dân nhận thức được ý nghĩa giá trị của phân bón NPK
mà họ đang sử dụng, và trong nhiều trường hợp, công thức phân bón sử
dụng không phù hợp. Việc áp dụng các công thức phân bón phù hợp hơn,
kết hợp với thông tin sử dụng có khả năng tác động tích cực đến năng suất
và sinh kế của nông dân.
Giới thiệu giống mới có năng suất cao và các công thức phân bón phù hợp
hơn cũng như tăng cường áp dụng các phương pháp bảo tồn đất và thuốc
diệt cỏ có khả năng cải thiện sinh kế cho nông dân. Tuy nhiên, năng suất
và giá sắn suy giảm và thực tế cây sắn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong sinh
kế của nông dân có nghĩa là lợi ích của công nghệ mới phải rất lớn mới
khuyến khích được việc áp dụng rộng rãi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- s4_6931_2207165.pdf