Triết lý của cư dân đồng bằng Bắc Bộ về sự sống và con người trong truyện cổ tích Việt Nam

Tài liệu Triết lý của cư dân đồng bằng Bắc Bộ về sự sống và con người trong truyện cổ tích Việt Nam: 28 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRIẾT LÝ CỦA CƯ DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VỀ SỰ SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM Nguyễn Thị Ngọc Trường Đại học Y Hà Nội Tóm tắt: Vấn đề con người luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học và của các nhà tư tưởng trong lịch sử triết học. Trong truyện cổ tích Việt Nam, các tác giả dân gian đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cũng là chủ thể của các truyện cổ tích, đã rút ra nhiều triết lý sâu sắc về sự sống, cái chết, linh hồn và vấn đề số phận của con người. Từ khóa: Cư dân Bắc Bộ, cuộc sống, con người, truyện cổ tích Nhận bài ngày 24.5.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.6.2019 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Ngọc; Email: nguyenngochmu@gmail.com 1. MỞ ĐẦU Truyện cổ tích là thể loại văn học dân gian chứa đựng trong đó nhiều yếu tố triết lý rất sâu sắc. Những triết lý này đã phản ánh tư tưởng, quan điểm của người Việt nói chung cũng như của cư dân đồng bằng Bắc Bộ nói riêng về các vấn đề của đời...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triết lý của cư dân đồng bằng Bắc Bộ về sự sống và con người trong truyện cổ tích Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRIẾT LÝ CỦA CƯ DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VỀ SỰ SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM Nguyễn Thị Ngọc Trường Đại học Y Hà Nội Tóm tắt: Vấn đề con người luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học và của các nhà tư tưởng trong lịch sử triết học. Trong truyện cổ tích Việt Nam, các tác giả dân gian đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cũng là chủ thể của các truyện cổ tích, đã rút ra nhiều triết lý sâu sắc về sự sống, cái chết, linh hồn và vấn đề số phận của con người. Từ khóa: Cư dân Bắc Bộ, cuộc sống, con người, truyện cổ tích Nhận bài ngày 24.5.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.6.2019 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Ngọc; Email: nguyenngochmu@gmail.com 1. MỞ ĐẦU Truyện cổ tích là thể loại văn học dân gian chứa đựng trong đó nhiều yếu tố triết lý rất sâu sắc. Những triết lý này đã phản ánh tư tưởng, quan điểm của người Việt nói chung cũng như của cư dân đồng bằng Bắc Bộ nói riêng về các vấn đề của đời sống xã hội như thế giới, con người, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội. Đặc biệt thông qua truyện cổ tích, các tác giả dân gian đã đúc rút những triết lý sâu sắc và toàn diện về cuộc sống của con người như như triết lý về sự sống, cái chết, linh hồn, vấn đề số phận của con người.. Tuy chưa đạt đến tầm triết học và tính phổ quát; tính trừu tượng hóa và khoa học của các triết lý nhân sinh này chưa cao, nhưng đó là những bài học quí cần được suy ngẫm, nghiên cứu một cách nghiêm túc. 2. NỘI DUNG 2.1. Triết lý về sự sống của con người Trong suốt quá trình lịch sử tồn tại phát triển lâu dài của dân tộc Việt Nam, người Việt nói chung và cư dân đồng bằng Bắc Bộ nói riêng luôn tìm mọi cách để nhận thức và lý giải về sự sống, sự tồn tại của chính mình. Trong điều kiện nhận thức của con người còn nhiều hạn chế, khoa học tự nhiên chưa phát triển thì cách giải thích và nhận thức của người Việt TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 29 xưa về sự sống chỉ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, mang tính chất phỏng đoán kết hợp với trí tưởng tượng phong phú. Thông qua các truyện cổ tích, tác giả dân gian đã cố gắng lý giải về sự sống, sự tồn tại của con người; từ đó xây dựng những triết lý sơ khai, mộc mạc đầu tiên của người Việt về cuộc sống của con người. Cư dân đồng bằng Bắc Bộ đã xây dựng nên triết lý vạn vật tương quan, họ cho rằng giữa con người và vạn vật, vũ trụ có liên quan mật thiết với nhau. Bằng trí tượng tượng sơ khai, họ chỉ ra rằng, cõi trần chính là nơi mà con người sống (hạ giới). Ngoài cõi trần còn có Thượng giới (cõi Trời) do Ngọc Hoàng Thượng đế cai trị, Thủy Phủ (cõi Nước), Âm Phủ (cõi Âm), ba thế giới này có ảnh hưởng chi phối thế giới loài người, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Với tín ngưỡng như thế, người Việt Nam nói chung và cư dân đồng bằng Bắc Bộ nói riêng tin rằng vũ trụ không phải tự nhiên mà có như các nhà vô thần quan niệm, mà nó được tạo nên bởi một Đấng sáng tạo. Người sáng tạo ra con người cũng như muôn vật trên trần gian đó là ông Trời (hay Ngọc Hoàng Thượng đế). Cơ sở của quan điểm duy tâm này là do vũ trụ quan tự phát của nhân dân kết hợp với những biến chuyển mới trong nhận thức và tư duy người xưa đã chuyển hóa thành một vũ trụ quan mới trong tưởng tượng của dân chúng. Hệ thống những quan niệm có tính thần bí ấy về vũ trụ là sản phẩm của một kiểu tư duy còn chất phác, hồn nhiên của người bình dân; nhưng cũng thể hiện thái độ sống hòa mình với thiên nhiên tạo vật, nâng niu trân trọng những dạng thức khác nhau của sự sống xung quanh mình. Mặc dù nhận thức của người Việt xưa về nguồn gốc sự tồn tại của con người còn chưa thực sự chính xác; tuy nhiên, về cơ bản, cư dân đồng bằng Bắc Bộ đã đề cập, phản ánh, khái quát được nhiều triết lý sâu sắc khi chỉ ra được sự sống cũng như sự tồn tại của con người luôn gắn liền với tự nhiên, con người muốn tồn tại được thì không thể tách rời khỏi giới tự nhiên. Trong truyện Sự tích quả dưa hấu, Mai An Tiêm vì phạm thượng mà bị vua cha đẩy ra ngoài hoang đảo. Nhờ sự cần cù chăm chỉ, cả gia đình Mai An Tiêm đã biết dựa vào tự nhiên, tận dụng những thứ mà giới tự nhiên ban cho như nước uống, thức ăn, hạt giống do loài chim mang tới... để có thể tồn tại được trên hoang đảo. Trong hầu hết các truyện cổ tích, tự nhiên luôn xuất hiện và đồng hành với hoạt động sống, sinh hoạt, lao động sản xuất vật chất, và chiến đấu chống ngoại xâm của con người. Vì vậy mà các tác giả dân gian thường khuyên con người phải hành động hợp với tự nhiên. Triết lý này của cư dân đồng bằng Bắc Bộ có nhiều điểm tương đồng với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên. Mác đã từng viết: “Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Con người sống bằng giới tự nhiên và con người là một bộ phận của giới tự nhiên” [3, tr.135]. Từ góc độ triết học, có thể nói, triết lý của cư dân đồng bằng Bắc Bộ về sự sống của con người mang đậm yếu tố duy tâm khách quan khi cho rằng nó chịu ảnh hưởng và bị chi 30 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI phối bởi một lực lượng siêu nhiên mà dân gian vẫn gọi là ông Trời. Tuy nhiên bên cạnh đó, họ cũng thấy được mối quan hệ biện chứng và mật thiết giữa cuộc sống của con người với tự nhiên. Giới tự nhiên là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người, đặc biệt là với cuộc sống của cư dân đồng bằng Bắc Bộ khi người dân của vùng đất này chủ yếu sống bằng nghề nông. 2.2. Quan niệm về cái chết và sự tồn tại của linh hồn Trong quan niệm của cư dân đồng bằng Bắc Bộ, sự sống và cái chết nằm ngoài mong muốn, ước nguyện hay sự can thiệp của con người. Sống chết cũng như họa phúc, là một quy luật tự nhiên. Truyện cổ tích Nguồn gốc sinh tử đã thể hiện rất rõ quan điểm này: “sống chết là lẽ thường, hễ có sanh là có tử”; chỉ có điều, cái chết thường bất thình lình, không có cơ hội trải nghiệm. Người ta tin rằng sau khi chết con người sẽ phải xuống Ðịa ngục, nơi đó có quỷ sứ, có Diêm Vương định luận, phán xét những việc mà họ đã làm trên dương gian. Truyện cổ tích Người họ Liêu và Diêm vương kể về một người họ Liêu vì muốn biết tại sao dòng họ nhà anh ta ai cũng chết non năm ba mươi tuổi, nhưng lại có ông lão họ Lã sống đến hơn ba trăm tuổi mà vẫn chưa chết, nên anh ta chấp nhận chết để xuống âm phủ, yết kiến Diêm Vương xin người phân xử cho dòng họ mình. Người họ Liêu đó đã gặp quỷ sứ, gặp Diêm Vương, được chứng kiến cõi âm, nơi mà con người ta đến sau khi chết, song chuyện tuyệt nhiên không nói thêm về việc anh chàng này có được “đầu thai” hay không hay làm cách nào để hóa giải định mệnh. Câu chuyện đơn giản, thể hiện sự tò mò, trí tưởng tượng phong phú của dân gian về cõi âm cũng như những quan điểm của họ về cái chết, về thế giới bên kia. Mặc dù cư dân đồng bằng Bắc Bộ cũng như mọi người dân ở các vùng miền khác đều quan niệm rằng, sự sống và cái chết của con người đều được định đoạt bởi Diêm Vương và cách lý giải này về cái chết rõ ràng mang tính chất duy tâm thần bí; song trong ý thức của họ, cái chết không phải là sự chấm dứt vĩnh viễn, mà nó còn là khởi đầu cho một cuộc sống mới của con người ở một thế giới khác, dưới một hình hài khác. Theo truyện Thần Tử và Thần Sinh thì hai vị Nam Tào Bắc Ðẩu ngoài trọng trách trông nom loài người cũng như loài vật lúc sinh đến lúc chết, còn qui định số mạng giàu nghèo, lành dữ của mỗi người và sau khi chết sẽ đầu thai kiếp gì. Người dân Bắc Bộ tin tưởng ở sự đầu thai của con người người ở một kiếp khác theo luật nhân quả luân hồi của đạo Phật. Bên cạnh quan niệm về cái chết, trong triết lý nhân sinh về con người của cư dân đồng bằng Bắc Bộ còn có những lí giải khá trừu tượng, thần bí về sự hiện diện của linh hồn. Với quan niệm thế giới vạn vật hữu linh, người Việt cho rằng, người - trời tương thông, mọi vật tuần hoàn theo vòng quay luân hồi và luôn tồn tại một thế giới vĩnh hằng, bất tử vượt thoát ra ngoài mọi lẽ thường tình của nhân gian. Xác thịt con người chẳng qua chỉ là chỗ trú ngụ của linh hồn. Cái chết làm cho thân xác con người tan rữa, nhưng linh hồn vẫn tiếp tục TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 31 sống một cuộc đời khác, ở một thế giới khác. Người dân đồng bằng Bắc Bộ quan niệm mỗi người sống có thể xác và có linh hồn. Họ ý thức về sự tồn tại của linh hồn sau khi chết. Bên cạnh những quan niệm về cõi Trời, về sự hiện hữu của Thượng đế, về đời sống sau khi chết, người bình dân thời xưa còn tin rằng linh hồn là bất tử. Truyện Hồn Trương Ba, da Hàng thịt thể hiện rất rõ quan niệm về linh hồn của con người. Truyện chỉ ra rằng linh hồn phải có thể xác mới có chỗ trú ngụ và thể xác phải có linh hồn mới sống được, mới không rữa nát. Tuy vậy, có lẽ trong truyện này, các tác giả đã tuyệt đối hóa vai trò của linh hồn mà coi nhẹ thể xác, nên khi Trương Ba mượn được thể xác của người Hàng thịt để nhập vào thì hiển nhiên, từ ý thức, tình cảm, bản tính và thói quen sinh hoạt thường ngày, anh ta vẫn giữ nguyên như hồi còn đang sống. Từ đây dẫn đến những khiếu kiện, tranh chấp nhân sinh bi hài, vượt cả ra ngoài phạm vi những mối quan hệ gia đình, chồng vợ muôn đời muôn thuở. Cũng có lẽ vì thế, nên ngay cả sau này khi cố nhà viết kịch Lưu Quang Vũ tái dựng câu chuyện này trên sân khấu, nó vẫn thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả. 2.3. Triết lý về số phận của con người Do chịu ảnh hưởng của học thuyết “Thiên mệnh” trong Nho giáo, nên cư dân đồng bằng Bắc Bộ mà cụ thể là các tác giả dân gian tin tưởng vào sự hiện hữu của Ngọc Hoàng Thượng đế, là người quyết định vận mệnh của muôn loài và muôn người. Trong truyện Người dân nghèo và Ngọc Hoàng, anh học trò nghèo không biết tại sao mà dù đã cố gắng chăm chỉ làm thuê làm mướn, nhưng cuộc đời anh vẫn không thể thoát khỏi sự nghèo khổ. Để tìm câu trả lời cho số phận của mình, anh đã quyết tâm đi đến tận biển Đông xa xôi, nơi mà anh nghe có người kể lại rằng Ngọc Hoàng thường hay xuống để nghỉ ngơi. Trên đường đi tìm Ngọc Hoàng để hỏi về số phận của mình, anh đã được rất nhiều người nhờ để hỏi Ngọc Hoàng về những trắc trở, khó khăn trong cuộc đời mà họ gặp phải. Như thế, cuộc sống của con người không phải do họ định đoạt mà lệ thuộc vào các lực lượng siêu nhiên và có liên hệ mật thiết với giới thần tiên ma quỷ, thiên đàng hay địa ngục. Ngoài cõi trần, còn ba cõi nữa là cõi trời, cõi nước và cõi âm. Mỗi cõi đều được các tác giả dân gian mô tả có vua quan, có dân chúng, có kẻ giàu sang, có người nghèo hèn. Cõi trần về cơ bản là nơi mà người và vạn vật sinh sống, tuy nhiên nó là nơi trú ngụ hoặc chỗ đi về của thần tiên, ma quỷ. Thần tiên, ma quỷ... cũng có phân biệt thiện ác, tốt xấu; có hạng đáng thương, có hạng đáng ghét, có hạng đáng tôn thờ, có hạng đáng sợ. Trong nhận thức của các tác giả dân gian, Ngọc Hoàng, Tiên, Bụt... luôn thấu hiểu, soi tỏ mọi việc của cõi trần, luôn trợ giúp và có thể thay đổi mọi việc, thay đổi số phận con người. Cho rằng tính cách và số phận của con người đã được định sẵn của cư dân đồng bằng Bắc Bộ là một quan điểm duy tâm khách quan. Nó phản ánh sự bất lực của người xưa khi lý giải về đời sống xã hội và thân phận, số kiếp của họ. Quan niệm này cho rằng bản chất mỗi con người là cái tiền định, đồng thời thừa nhận sự phân biệt đẳng cấp và sự thống trị 32 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI của chế độ phong kiến trong xã hội trước đây như một lẽ tự nhiên. Tuy vậy, tin vào thiên mệnh, tin rằng số phận của con người sinh ra là do Trời quyết định, nhưng trong nhận thức của cư dân Bắc Bộ vẫn có những điểm tiến bộ khi cho rằng con người không thụ động chấp nhận số phận. Trong một số truyện cổ tích, ý thức muốn cải tạo thiên mệnh đã bộc lộ rõ. Nguyễn Đổng Chi từng viết “ Ai cũng biết truyện cổ tích không tránh khỏi sự chi phối nặng nề của tư tưởng thiên mệnh, nhưng điều trớ trêu là thiên mệnh trong truyện cổ tích nhiều khi lại bắt nguồn từ sự cưỡng chống thiên mệnh mà có” [1, tr.178]. Cô gái xinh đẹp trong Cô gái lấy chồng hoàng tử vốn có một ước muốn được lấy chồng hoàng tử nên ngày ngày đến đền để cầu xin thần linh cho cô được toại ước muốn. Nhưng không may cho cô là gã buôn hương từ lâu có tình ý với cô đã lợi dụng lòng tin của cô giả lời thần phán rằng số của cô là phải làm vợ người buôn hương ở chợ. Rốt cuộc, cô gặp được hoàng tử rồi trở thành vợ chàng như mong ước bấy lâu, trong khi tên bán hương dối trá đã phải chuốc lấy kết cục bi thảm cho hành vi của mình đó là bị hổ vồ. Anh nho sinh trong truyện Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng vốn dĩ có một bản mệnh vô cùng tốt đẹp, trong sổ Thiên Tào đã sớm ghi đỗ Tiến sĩ, làm quan đến chức Thượng thư. Nhưng anh ta ỷ vào điềm báo do người thủ từ cung cấp, chưa đỗ ông nghè đã toan bỏ vợ và chiếm đất của người, kết quả anh bị xóa tên, thi mãi không đỗ, cuộc đời dần tàn lụi. Như vậy, “mệnh trời” rõ ràng không phải là một cái gì bất biến, mà thực tế con người có thể tác động để thay đổi nó. Trong truyện Sự tích đầm Mực, hai anh em nhà Gàn, con thần Nước, đã tự nguyện đánh đổi sự sống của mình để giúp đỡ thầy học chống lại lệnh “phong bế” vô lý của thiên đình. Câu chuyện thể hiện sự lạc quan của con người trước khát vọng làm chủ số phận. Đó là ước mơ thay đổi số phận, mong muốn có được số phận tốt đẹp và có cuộc sống hạnh phúc hơn của người Việt nói chung cũng như của cư dân đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Cư dân Đồng bằng Bắc Bộ không bi quan; không coi cuộc sống nhân gian là cõi tạm, đau khổ và không lấy việc thoát ly cuộc sống trần thế là lý tưởng như quan niệm của một số tôn giáo. 3. KẾT LUẬN Những triết lý của cư dân Đồng bằng Bắc Bộ về cuộc sống của con người trong truyện cổ tích Việt Nam rất độc đáo và sâu sắc. Nó bộc lộ tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của người xưa về ý nghĩa của sự sống cũng như ý thức, giá trị của con người trong cuộc chiến sinh tồn chống lại định mệnh. Mặc dù còn mang đậm yếu tố duy tâm, yếm thế, song nghiên cứu những quan niệm, những bài học nhân sinh được đúc rút trong truyện cổ tích vẫn luôn là cần thiết, bổ ích: “Truyện cổ tích khái quát hóa kinh nghiệm sống của nhân dân dưới một hình thức mà mọi người có thể tiếp thu được và có hiệu lực về mặt thẩm mỹ, và trong đời sống của bản thân nhân dân, nó là một phương tiện giáo dục quan trọng đối với thế hệ trẻ” [2]. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đổng Chi (1952-1982), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 5, - Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.178. 2. V.E.Gu-xép (1967), Mỹ học trong phôn-clo (Hoàng Ngọc Hiến dịch), - Nxb Khoa học, Lê-nin-grát. 3. C.Mác và Ph.Ănghen (1994), Toàn tập, tập 42, - Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Vũ Anh Tuấn (2012), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb giáo dục, Hà Nội. tr147. THE PHILOSOPHY OF THE NORTHERN INHABITANTS ABOUT THE LIFE AND THE PEOPLE IN VIETNAMESE FAIRYTALE Abstract: The people is always the object of research of many scientific and thinkers in the history of philosophy. In Vietnamese fairytales, the folk writers have drawn profound philosophies of life, death, soul and human destiny. Keywords: The northern inhabitants, life, human, fairytale.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf47_pdf_5536_2203410.pdf
Tài liệu liên quan