Triết lí tự do của Trang Tử: Suy ngẫm và tham chiếu cho nghiên cứu hành pháp

Tài liệu Triết lí tự do của Trang Tử: Suy ngẫm và tham chiếu cho nghiên cứu hành pháp: VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 82-93 82 Original Article Theory of Freedom’s Zhuang Zhi: The Perspective of Limitation of Executive Power Pham Quang Huy* Legal Department, Ministry of Finance, 28 Tran Hung Dao, Hai Ba Trung, Hanoi, Vietnam Received 26 April 2019 Revised 03 June 2019; Accepted 19 September 2019 Abstract: On the basis of the presentation, analyzing the free doctrine of Zhuang Zhi, the author explains the origin and the rationale for this doctrine as well as the nature of Zhuang Zhi's free philosophy. At the same time, the author also refers to the philosophy of freedom with the doctrine of the rule of law, especially the content of executive limitation to freedom. Keywords: Theory of freedom, Zhuang Zhi, the rule of law.  ________  Corresponding author. E-mail address: phamquanghuy@mof.gov.vn https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4209 VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 82...

pdf12 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triết lí tự do của Trang Tử: Suy ngẫm và tham chiếu cho nghiên cứu hành pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 82-93 82 Original Article Theory of Freedom’s Zhuang Zhi: The Perspective of Limitation of Executive Power Pham Quang Huy* Legal Department, Ministry of Finance, 28 Tran Hung Dao, Hai Ba Trung, Hanoi, Vietnam Received 26 April 2019 Revised 03 June 2019; Accepted 19 September 2019 Abstract: On the basis of the presentation, analyzing the free doctrine of Zhuang Zhi, the author explains the origin and the rationale for this doctrine as well as the nature of Zhuang Zhi's free philosophy. At the same time, the author also refers to the philosophy of freedom with the doctrine of the rule of law, especially the content of executive limitation to freedom. Keywords: Theory of freedom, Zhuang Zhi, the rule of law.  ________  Corresponding author. E-mail address: phamquanghuy@mof.gov.vn https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4209 VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 82-93 83 Triết lí tự do của Trang Tử: Suy ngẫm và tham chiếu cho nghiên cứu hành pháp Phạm Quang Huy* Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính, Số 28 Trần Hưng Đạo, Hai Ba Trưng, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 26 tháng 4 năm 2019 Chỉnh sửa ngày 03 tháng 6 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 19 tháng 9 năm 2019 Tóm tắt: Trên cơ sở trình bày, phân tích học thuyết tự do của Trang Tử, tác giả lý giải nguồn gốc và lý do hình thành học thuyết này cũng như bản chất triết lý tự do của Trang Tử. Đồng thời, tác giả cũng tham chiếu triết lý tự do của Trang tử và học thuyết nhà nước pháp quyền, đặc biệt là nội dung giới hạn hành pháp để đảm bảo tự do. Từ khóa: Triết lý tự do, Trang Tử, pháp quyền. 1. Đặt vấn đề* Học thuyết tự do của Trang Tử xuất phát sâu xa từ những tiềm ẩn văn hoá của văn minh triết học Phương Đông khi mà hàng ngàn năm Nho giáo thống trị tư tưởng từ Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Nếu điều đó có thể coi là phần chìm sự ẩn ức của một hệ tư tưởng có nhiều biến thái và rất sinh động này, thì tác giả cảm giác những điều ấy như một khát vọng đi tìm phương thức trị nước, phương thức sống gần gũi với thiên nhiên, từ đó chế ngự thiên nhiên bằng cách hoà hợp với nó. Lâm Ngữ Đường nhận xét khá thâm thuý về người Trung Hoa “mỗi con người Trung Hoa là có một ông Khổng bên ngoài và một ông Lão bên ________ * Tác giả liên hệ. Địa chỉ email: phamquanghuy@mof.gov.vn https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4209 trong” [1]. Như vậy, trong bản thân Nho giáo đã tiềm ẩn những ẩn số không nhỏ của Lão giáo và cho thấy sự giao lưu học thuyết là không thể tránh khỏi của các triết gia vĩ đại. Điều này cũng cho thấy những biến thể tư tưởng không làm lu mờ sự tương quan của các tư duy lớn. Bên cạnh đó, tác giả còn cho rằng, nhìn từ góc độ lịch sử thì việc Việt Nam có ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa là điều chắc chắn. Do đó, những tìm hiểu này còn xuất phát từ những tìm tòi lịch sử có lợi cho sự hiểu biết về Việt Nam cũng như lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tác giả nhận thấy phong cách sống của các danh nhân như Nguyễn Công Trứ, hay gần đây là triết gia Cao Xuân Huy chắc chắn có ảnh hưởng không nhỏ của học thuyết Lão Trang. Điều này cho thấy P.Q. Huy / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 82-93 84 văn minh Trung Hoa, qua cảm nhận của các nhân cách lớn đã trở nên tuyệt vời đến như vậy. Thâm thuý hơn, sâu sắc hơn và quan trọng hơn cả là gần với cuộc sống hơn. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, sự ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, xét riêng từ góc độ Trang học là phong cách sống tự do, ẩn mình, sáng tạo của nhiều nhân sĩ trí thức Tây học nhưng uyên bác Hán học. Có thể kể đến như cố triết gia Cao Xuân Huy, nhà văn hoá Đào Duy Anh, nhà văn hoá Hoàng Xuân Hãn trong thời hiện đại. Quan trọng ở chỗ tác giả rất khâm phục những nhân cách lớn ấy và có những cố gắng nhất định để thực hành những điều mà tác gỉa tâm niệm. Ấy cũng là một lí do không nhỏ để tác giả theo đuổi đề tài này. 2. Tác giả, tác phẩm và uyên nguyên học thuyết tự do của Trang Tử 2.1. Tiểu sử Trang tử. Theo Tư Mã Thiên thì: “Trang Tử người huyện Mông, tên là Chu. Chu có lần làm lại ở thành Tất Viên thuộc huyện Mông, đồng thời với Lương Huệ Vương và Tề Tuyên Vương. Học thuyết của ông không việc gì không xét đến. Nhưng cái gốc là theo thuyết của Lão Tử. Ông làm sách có hơn mời vạn chữ, đại để đều theo lối ngụ ngôn. Ông làm những thiên Ngư phủ, Đạo Chích, Khư kíp để chê cười Khổng Tử và làm sáng tỏ học thuyết của Lão Tử” [2]. Nguyễn Duy Cần theo thuyết của Tư mã Luận trong “Trang Tử Tống nhơn khảo”, cho rằng Trang Tử là người nước Tống. Tác giả Tư mã Luận cũng cho biết Trang Tử sống vào khoảng Lương Huệ Vương nguyên niên và Triệu Văn Vương nguyên niên, tương ứng với năm thứ 6 đời Châu Liệt Vương và năm Châu Văn Vương thứ 17, nghĩa là vào khoảng 370 và 298 trước Tây lịch kỷ nguyên, đồng với thời của Mạnh Tử, Huệ Tử bên Đông phương và Aristotle, Zénon, Epicure bên Tây phương. Về thân thế, sự nghiệp của Trang Tử cũng khá mơ hồ. Ngoài những thiên trong Nam Hoa Kinh mà ông tự trở thành nhân vật đối đáp với Huệ Tử để bác bỏ học thuyết của học giả danh gia phái này ra thì chỉ có một thiên trong Sử ký Tư Mã Thiên là có bàn luận về ông. Ta thấy rằng học thuyết của ông khởi từ Lão Tử, và dường như ông cha bao giờ xa rời cái tôn chỉ ấy. Tôn chỉ “bất ngôn chi giáo” đó đã hoàn toàn hơn bao giờ hết trong phong cách sống tiêu diêu, thuận theo tự nhiên, không xu nịnh công quyền. Đoạn trích Thần Quy đã phần nào thể hiện được con người và nhân cách của ông. Xưa Trang Châu chiêm bao thấy mình là b- ướm, vui phận làm bướm, tự thấy thích chí, không biết là Châu nữa. Chợt tỉnh giấc, lại thấy mình là Châu. Không biết Châu chiêm bao là bướm, hay bướm chiêm bao là Châu? Châu và bướm ắt phải có tính phận khác nhau. Ấy là Vật hoá [3]. Sự nghĩ này đã đưa Đạo đạt lý, đạt tình. Thông hiểu cái lòng vật hóa của vạn vật. Cảm được cái tình lồng lộng của nhân sinh. Tất thảy đều hài hoà trong tư duy của Trang Tử. Cho thấy một con người học Đạo, hiểu Đạo và hướng tới chỗ đạt Đạo. 2.2. Tác phẩm Nam Hoa Kinh. Nam Hoa Kinh tác phẩm duy nhất và cũng là tác phẩm văn học – triết học bất hủ của Trang Tử. Sách này có thuyết cho rằng chính có 52 thiên, nhưng truyền đến chúng ta còn 33 thiên, bản do Quách Tượng san định là phổ thông hơn cả, và là bản mà tác giả sử dụng trên cơ sở bản dịch Việt ngữ của ông Thu Giang Nguyễn Duy Cần. Nam Hoa Kinh được người đời sau chia ra thành: Nội thiên, Ngoại thiên và Tạp thiên. Trong đó, Nội thiên gồm 07 thiên với Tiêu Diêu Du là thiên khả dĩ thể hiện sâu sắc và tinh túy hơn cả triết lí tự do tuyệt đối của Trang Tử. Ngoại thiên gồm 15 thiên; Tạp thiên gồm 11 thiên. Tô Đông Pha đời Tống trong Trang Tử từ đường ký (dẫn theo Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Trang Tử), cho rằng: Phân biệt các chương, đặt tên các thiên là do nơi thế tục, không phải bản ý của Trang Tử. Như vậy, cũng như Lão Tử, Trang Châu dường như cho rằng việc viết ra những suy nghĩ P.Q. Huy / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 82-93 85 về Đạo đã đi ngược lại sự thông hiểu Đạo, đi ngược lại thuyết bất ngôn chi giáo mà các ông chủ trương. Hai triết gia đã dằn lòng mình để làm trái lại những gì mình suy nghĩ, điều này thể hiện ở việc, mỗi triết gia để lại cho đời một cuốn sách, dường như điều đó, theo các ông, đã là quá lắm, quá lắm rồi. Nhưng ấy lại là một điều may mắn cho hậu thế. Bởi các ông đã truyền lại cho đời sau những suy nghĩ, những cảm nhận về một hệ thống triết học nhất nguyên, trong đó nguyên lí tự do tuyệt đối mang ý tứ sâu xa về một phương thức sống tiêu diêu, phóng khoáng. Điều này sẽ được bàn kĩ hơn ở phần sau. Nam Hoa Kinh là tác phẩm mang tính chất ngụ ngôn, phóng dụ. Văn phong hài hoà, ý tứ. Tuy rằng việc phân biệt chân nguỵ tư tưởng Trang Tử là không phải dễ, nhưng điều đó lại thật sự thú vị. Thu Giang Nguyễn Duy Cần cho rằng Nội thiên là mang ý vị chân chính của Trang Châu hơn cả, đặc biệt là thiên Tiêu Diêu Du. Ngoài ra một số thiên khác trong Ngoại thiên và Tạp thiên cũng có phong vị Trang Tử còn việc có phải do chính Trang Tử viết ra không thì đó là một câu chuyện cần bàn bạc kỹ lưỡng và sẽ mất khá nhiều thời gian. Theo tác giả thiết nghĩ thì Trang học cũng như các học phái khác, việc uyên nguyên ý chỉ thường càng về sau càng bị sai lạc đi rất nhiều. Nếu xét Nam Hoa Kinh trên phương diện văn học, thì quả thật ngôn ngữ trong tác phẩm nhiều chỗ đã đạt đến tuyệt bút. Dụ, luận gắn kết với nhau chặt chẽ, tới lui có quy củ. Văn phong nhàn tản, tiêu diêu, có khí vị của mây gió. Bay đấy mà trôi đấy. Chảy đấy mà rơi đấy. Hơi văn có sức sống nảy nở của mùa xuân, có cái giá lạnh của mùa đông. Đôi lúc lại man mác như thu về. Có khi lại rực rỡ hè sang. Vạn hoá luân chuyển luôn luôn không ngừng nghỉ. 2.3. Uyên nguyên triết lý tự do của Trang tử Triết lí tự do của Trang Tử được thể hiện bàng bạc trong văn phong của Trang Tử, nhưng kể đến uyên nguyên sâu xa triết lí ấy, không thể không nhắc tới học thuyết triết học của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh. Nguồn cội triết lí Trang Tử nói chung được nhiều học giả cho rằng khởi lên từ sự học của Lão Tử. Theo đó, “Học thuyết của ông không có việc gì là không xét đến. Nhưng gốc là theo thuyết của Lão Tử” [4]. Như vậy, sự học của Lão Tử có thể coi là gốc của cái học Trang Tử. Nhưng qua bộ óc vĩ đại của mình, triết gia họ Trang đã thể hiện riêng biệt ra lối học của mình trong “Nam Hoa Kinh”, sâu sắc châm biếm bằng những ngụ ngôn hóm hỉnh, hài hước và ý tứ. Suy ngẫm sự học của Lão cũng như của Trang, nếu chỉ suy xét theo câu chữ thì sự nghĩ đó thật là tệ hại. Điều khó là biết thả lòng theo hơi văn, dốc ruột mình theo tứ, cảm chân ý của mình theo khí văn, may chăng mới hiểu được đôi chút tấm lòng của cổ nhân. Lão Tử người làng Khúc Nhân, Hưng Lệ huyện Khổ, nước Sở, họ Lý, tên tự là Bá Dương, tên thuỵ là Đam. Ông là quan sử giữ nhà chứa sách của nhà Chu. Khổng Tử đến Chu, muốn hỏi Lão Tử về lễ, Lão Tử nói: - Những người ông nói đều đã tan xương nát thịt cả rồi, chỉ còn lời nói của họ thôi. Vả lại, người quân tử gặp thời thì xe ngựa ngênh ngang, không gặp thời thì như cỏ bông xoay chuyển. Tôi nghe nói : Người buôn giỏi thì biết giấu của báu, khiến người ta thấy dường như không có hàng; người quân tử có đức tốt thì diện mạo dường như ngu si. Ông nên bỏ cái khí kiêu ngạo cùng cái lòng ham muốn nhiều, cái vẻ hăm hở cùng cái chí tham lam đi. Những cái đấy đều không có ích gì cho ông; tôi chỉ bảo ông có thế thôi. Khổng Tử đi ra, bảo học trò: - Con chim, ta biết nó bay, con cá ta biết nó lội, con thú ta biết nó chạy. Đối với loài chạy thì ta có thể dùng lưới để săn, đối với loài lội thì ta dùng câu để bắt; đối với loài bay thì ta có thể dùng tên để bắn; đến như con Rồng cưỡi mây cưỡi gió lên trời, ta không sao biết được. Hôm nay gặp Lão Tử, ông ta có lẽ là con Rồng chăng? [5]. Trên đây là những dòng trích dẫn trong Sử ký Tư Mã Thiên, nó đã cho ta những hiểu biết sơ khởi về học thuyết của Lão Tử. Ông quan niệm không làm mà như làm. Tác giả cần trao đổi về vấn đề này - vấn đề Vô vi nhi vô bất vi - bởi theo tác giả đây không phải là biểu hiện của chủ nghĩa xuất thế hay yếm thế. Nếu bàn như vậy thì sự thực chưa hiểu hết tấm lòng của cổ nhân. Tác giả thiết nghĩ học thuyết của Lão Tử chỉ gợi mở sự P.Q. Huy / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 82-93 86 tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ nhất nguyên và sau đó là thuận theo nó. Tư tưởng yếm thế xuất thế là do người sau hiểu và thực hành theo cách hiểu những chỉ dạy của Lão Tử. Trong phần sau tác giả sẽ bàn kĩ hơn nữa vấn đề này. Về thân thế của Lão Tử, ngoài sự mơ hồ được viết trong Sử Ký Tư Mã Thiên ở Lão Tử Truyện được dẫn ra ở trên thì không còn gì khác trong chính sử. Có lẽ đây cũng là một ẩn ý trong phong cách sống của triết nhân khi lời ông phô diễn trong Đạo Đức Kinh chính là sự trở về với Đạo. Chính vì vậy, ngay cả việc viết ra tác phẩm triết học bất hủ này thì ông cũng đã dằn lòng mình, làm trái với lòng minh khi bắt buộc phải để lại chút danh cho hậu thế. Phùng Hữu Lan cho rằng cuốn Đạo Đức Kinh được viết ở vào khoảng sau thời đại của Huệ Thi và Công tôn Long, nghĩa là sau thời đại của Khổng Tử khá lâu. Ông lập luận dựa trên cơ sở đạo vô danh của Lão Tử nhằm phản bác phái danh gia của hai vị trên, có danh rồi mới xuất hiện vô danh, do đó tác phẩm triết học của Lão Tử phải xuất hiện sau những tác phẩm của phái danh gia. Đó là điều cần xem xét và tìm hiểu kĩ [6]. Cũng theo ông Phùng Hữu Lan thì có ba giai đoạn của triết học Đạo gia: 1. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn triết học vị kỷ của Dương Chu 2. Giai đoạn thứ hai là Lão Tử với tác phẩm đang bàn luận Đạo Đức Kinh bắt đầu nâng cao và phổ diễn học thuyết vô danh, đạo thường và trở lại cái động của Đạo (chương 40) 3. Giai đoạn thứ ba là Nam Hoa Kinh của Trang Tử, với triết học tự do tuyệt đối, hạnh phúc tuyệt đối, thuyết Thiên Quân và Vạn Hoá. Thông qua những câu chuyện ngụ ngôn hài hước và ý vị trong Nam Hoa Kinh Theo lí thuyết này thì nguồn gốc sâu xa của Đạo cũng như triết học của Trang Tử, cần tìm hiểu ở cả ba giai đoạn nêu trên, thế nhưng theo tác giả bản thì việc tìm hiểu uyên nguyên triết lí tự do tuyệt đối của Trang Tử thì sự nghiên cứu trong học thuyết triết học vô vi nhi trị và Đạo của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh là hợp lí hơn cả. Do đó, sau đây, tác giả sẽ trình bày hai luận điểm nêu trên. a) Đạo Chúng ta hãy cùng nhau theo dõi thiên đầu tiên rất tinh hoa và ý tứ như một tuyên ngôn học phái của Lão Tử: “Đạo khả Đạo, phi thường Đạo, Danh khả Danh, phi thường Danh”(Đạo (mà ta) có thể gọi được, không (còn) phải là Đạo thường, Danh mà ta có thể gọi được, không còn phải là Danh thường) Bản thể Đạo chính là nguyên lí tuyệt đối, đó cũng chính là xương sống tư tởng Lão Tử. Đạo không thể nắm lấy, sờ thấy được mà phải cảm nhận bằng trực giác và nhiều khi cả tâm linh nữa. Trong hơi văn của tác phẩm, ta thấy có điều gì như sự quay vòng, sự điệp trùng của ngôn ngữ, điều này khơi gợi khá nhiều trong tâm thức ta khi đọc và tìm hiểu bản chất của Đạo. Đạo phải chăng là nguyên lí tuyệt đối dọc và Đức là nguyên lí tuyệt đối ngang như ở phần trên đã mô tả trực quan bằng hình ảnh tờ giấy được xoay theo bốn phương tám hướng. Cái không gian sự sống dọc ngang này khơi gợi rất nhiều điều trong suy ngẫm của ta. Sự biến ảo của vũ trụ. Sự khôn lường của thời gian. Nhưng trong cảm nhận của tác giả về Đạo Đức Kinh. Tất cả đều quy về Một. Một chính là Mẹ của Không Thời gian. Đạo lan toả trong không gian như không khí dưỡng nuôi trời đất, cỏ cây, muôn vật và loài người. Nó bàng bạc trong tiềm thức và dường như là khó có thể nhận ra được. Ý niệm triết học của Lão Tử hướng tới học thuyết nguyên lí tuyệt đối. Có điều gì xuyên suốt trong tâm thức của sự sống. Đạo không bất biến. Đạo biến ảo như thể trò chơi trốn tìm của cuộc sống. Hiểu được nó không chỉ có một công việc đọc sách, mà hơn thế là cần phải sống, lao vào cuộc sống để chiêm nghiệm ra bản chất đích thực của nó. Cũng như việc khám phá bản chất đích thực của cuộc sống vậy. Bên cạnh nhìn vào nội dung, cảm theo cái ý của ngôn từ, tác giả mong muốn độc giả lưu ý hơn về văn phong cũng như âm điệu Lão Tử sử dụng trong việc phô diễn ý tưởng triết học qua tác phẩm Đạo Đức Kinh. Để ý rằng: Tín ngôn bất mỹ/Mỹ ngôn bất tín/Thiện giả bất biện/Biện giả bất thiện/Tri giả bất bác/Bác giả bất tri (Chương 81,sđd, trang 353,354) và Tri giả bất ngôn /Ngôn giả bất tri (Chương 56,sđd, trang 246, 247). P.Q. Huy / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 82-93 87 Việc sử dụng nghệ thuật điệp ngữ là có dụng ý trong tuyền tải ý nghĩa của triết thuyết. Ở đây, tác giả lưu ý độc giả ở chủ ý của Lão Tử khi tạo ra sự trùng điệp của âm thanh, điều này tất không phải là ngẫu nhiên ở một tác phẩm giàu trí tuệ như vậy. Theo tác giả thì bằng việc tạo ra sự co duỗi, đưa đẩy này của âm thanh đã khiến cho tạo ra tương hỗ giữa nội dung – ngôn từ và hình thức thể hiện của văn bản có cùng mục đích chung là phô diễn chân ý nghĩa của Đạo. Đây cũng là một ẩn ý sâu xa của Lão Tử trong mong muốn hậu thế hiểu trúng và hiểu đúng bản chất thực sự tư tưởng của ông. Tóm lại, Đạo là nguyên lí tuyệt đối trong t tởng nhất nguyên của Lão Tử được phổ diễn qua Đạo Đức Kinh. Tác phẩm triết học này đã thành công trong việc đưa người đọc tìm hiểu được thực chất ý tởng của ông, và hơn thế nữa trong đó ông đã tạo ra những gốc gác tiền đề sâu xa để hậu thế có thể tìm tòi, phát triển thành một sự học mới, uyên bác, tinh tế và cũng rất hài hước. Phải chăng đó chính là sự tiếp nối bởi Trang học. b) Vô vi nhi trị Cụ thể triết lý vô vi là: Vi vô vi/ Sự vô sự (Làm mà không làm/Lo mà “không lo” [7].Trên đây, là những cổ từ diễn tả đầy đủ hơn cả sự vi vô vi trong triết học của Lão Tử. Chính sự phô diễn trong đoạn trích này đã cho ta những ý hiểu sâu sắc không chỉ ở tư cách bàn luận về một nhân sinh quan, một thế giới quan mà còn cho ta những ý vị tinh tuý về sự thâu tóm vạn vật vũ trụ trong tầm kiểm soát của trí óc con người. Dần dần trong đoạn dưới, tác giả bản sẽ cố gắng khai diễn phần nào ý tưởng vô vi và vô vi nhi trị của Lão Tử. Chúng ta cần bàn luận với nhau ở phương diện rộng hơn nữa là với các học phái khác ngoài Lão Trang đưa ng xét đến trong bản này. Vấn đề là ở chỗ có nhiều ý hiểu cho rằng các học phái đã chỉ ra căn nguyên bản thể của con người. Theo tác giả thì đó chỉ là một mảng của vấn đề. Mảng tiếp theo ta cần tư duy theo hướng đó là những phương pháp luận thực hiện mô thức trị nước của mỗi triết gia. Nếu Khổng Tử buộc con người ta vào chữ Lễ, trói kẻ sĩ vào sự Chính Danh, khớp họ vào cỗ máy của Tam Cương Ngũ Thường thì dường như là tương hỗ trở lại (chứ không phải tương phản trở lại – tôi nhấn mạnh), Lão Tử đưa ta sống thuận theo tự nhiên, thuận theo những gì đã đưa ng và sẽ tự nhiên tồn tại, ông khuyên ta đừng sống nghịch lại tự nhiên. Theo ông thì ta nên thuận theo vòng quay muôn nghìn của Đạo, nương theo ngọn gió xa xôi vạn dặm của Đức, có thể hẳn mới là sống, mới là biết sống. Sự học của Lão Tử thể hiện đặc biệt sâu sắc qua tác phẩm “Lão Tử” mà người đời sau đã dùng cái nguyên lí được phổ diễn trong ấy đặt tên lại là Đạo Đức Kinh (vì Lão Tử dường như đã không đặt tên cho tác phẩm của mình), tác phẩm này gồm 81 chương. Những suy ngẫm trong tác phẩm xoay quanh Đạo và Đức nhưng thực ra chỉ là Một. Hãy tưởng tượng bạn kẻ một nét vẽ lên tờ giấy trắng tượng trưng cho triết học nguyên lí tuyệt đối của Đạo. Khi bạn quay tờ giấy ấy theo hướng nằm ngang hay bốn phương tám hướng thì Đạo đã biến ảo thành Đức. Sự quay vòng của Đạo của triết lí nhất nguyên mà Lão Tử suy ngẫm không hề giống với những luận đề tương tự trong Phật học, nó chỉ mang trong mình nó những ẩn số phát triển của tư duy Phật học và Thiền học. Đó là điều chúng ta cần lưu ý. Quay trở lại vấn đề đưa ng bàn là vô vi nhi trị, ta có thể hiểu đây như thể phương pháp trị nước mà Lão Tử đưa ra. Làm mà như không làm, trị mà như không trị. Điều này được Trang Tử về sau quảng diễn và ngụ ngôn trong Nam Hoa Kinh khi so sánh phép trị quốc như chăn ngựa, tựu chung lại là thuận theo tính của chúng, ngừa những thói xấu của chúng, chứ hoàn toàn không phải là quan niệm vô chính phủ mà nhiều người đã gán ghép cho Lão Tử. Đó là một điều đáng tiếc. Hiểu theo Thu Giang Nguyễn Duy Cần về vô vi nhi trị ta có thể lược lại mấy ý sau: 1. Mỗi vật đều có tính tự nhiên của chúng, không thể ép buộc đựợc 2. Thuận theo tự nhiên mà làm 3. Nếu trị thiên hạ mà được như trên, thì tuy có làm, dân không hay là mình làm. Như vậy, vô vi nhi trị tựa như thể nương theo ngọn gió của Đạo, chứ không phải nghịch lại ngọn gió ấy. Ta nên tưởng tượng Đạo như cây tre trước ngọn gió lớn. Dù gió có lớn thế nào nhờ nương theo ngọn gió và cái gốc của cây tre mà P.Q. Huy / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 82-93 88 cây tre vẫn tồn tại được. Lưu ý rằng điều này hoàn toàn khác với kiểu sống gió chiều nào che chiều ấy(tục ngữ Việt Nam). Khác ở chỗ Lão Tử dạy ta nên sống thuận theo chứ không phải xu nịnh tự nhiên. Đó là điều căn bản khác. Vô vi nhi trị quả thực cần hiểu dựa trên những hiểu biết căn bản về Đạo, một cái là phương thức, một cái là tiền đề, do đó chúng khó lòng tách rời nhau ra được. Vô vi nhi trị như thể cách dòng nước chảy trôi từ khe ngầm sự sống, nhẹ nhàng thấm sâu mà thành sông thành biển. Dịu dàng đi qua mà đá núi phải mòn. Sự ví von này đã được quảng diễn rất hay trong Đạo Đức Kinh, và sự thật Vô vi nhi trị nên hiểu như vậy. Vô vi nhi trị nên hiểu ở góc độ sự quảng diễn của tâm thức Đạo. Chính phương thức Vô vi nhi trị đã đẩy học thuyết của Lão Tử lên một tầm cao mới của nhận thức và thực tiễn xử thế cũng như sử dụng trong trị quốc an dân. Vô vi nhi trị là kết quả, là thành quả của việc tư duy Đạo dựa trên góc độ phương pháp luận. Nếu Đạo là cái khởi thuỷ thì Vô vi nhi trị là cái tiếp theo, cái cách để thực hiện sự khởi thuỷ âý. Ta nên hiểu Vô vi nhi trị theo góc độ đi lên, phát khởi thành từ Đạo, có vậy mới dần ngộ ra cái chân ý thực tiễn mà Lão Tử muốn phô diễn với Đời. Chỉ có như vậy thì thực tế Đạo mới được luân diễn trong cuộc sống chân thực. Hơn thế nữa Vô vi nhi trị còn thể hiện tầm nhìn lớn của nhà triết học vĩ đại Lão Tử, ông đã để lại cho hậu thế một phương thức trị quốc, một phong cách sống hướng về tự nhiên, thuận theo tự nhiên. Trong thời đại nguyên tử hiện nay, khi mà cuộc sống vùn vụt trôI theo cấp số nhân chóng mặt của thời gian và độ phù phiếm vì thế cũng nâng theo lên thì suy ngẫm về phương cách sống ấy quả thật không phải là không hữu ích. Vô vi nhi trị là một phương thức trị nước mà Lão Tử chỉ ra dựa trên triết thuyết của minh khởi từ Đạo. 3. Nội dung triết lý tự do của Trang Tử 3.1. Cơ sở triết học tự nhiên của quan niệm về tự do. Thiên Tiêu Diêu Du đã thể hiện gần như trọn vẹn triết lí tự do của Trang Tử, qua đó ông đã khởi phát học thuyết Đạo và Vô vi nhi trị của Lão Tử ỏ một phương diện mới: triết lí sống khoáng đạt của con người thuận theo tự nhiên. Nói khác đi qua đó ông mô tả sâu sắc cái lẽ tự do của vạn vật, trong đó bao gồm cả loài người. Bằng những mẩu chuyện ngụ ngôn rất ý vị, ông đã nhiều lần đối lập lớn với nhỏ, có với không, trên với dưới, trước với sau, để dần dần quy về cái lẽ nguyên lí tuyệt đối của vạn vật. Sự tự hoá của tự nhiên đã khiến cho Đạo luôn trôi chảy và vững bền. Phùng Hữu Lan bình về thiên Tiêu Diêu Du: “Thiên đầu sách Trang Tử nhan đề Tiêu Diêu Du, là một thiên giản dị, gồm nhiều câu chuyện vui. Tư tưởng tiềm tàng là có nhiều mức độ khác nhau trong sự đạt hạnh phúc. Sự phát triển tự do bản tính mọi người có thể dẫn ta đến một thứ hạnh phúc tương đối;muốn có hạnh phúc tuyệt đối, phải có một hiểu biết cao về bản chất sự vật” [8]. Những lời bình giản dị mà ông Phùng Hữu Lan đưa ra đã cho thấy chút ít nguồn gốc bản thể triết lí của Trang Châu. Như vậy trong thiên Tiêu Diêu Du, Trang Tử đã tìm hiểu bản thể, nguồn gốc của hạnh phúc tuyệt đối là ở chỗ có tự do tuyệt đối, tự do được hiểu ở nghĩa thiên hoá ở vạn vật, trong đó có cả mỗi cá nhân con người. Ngoài ra, để đạt đến hạnh phúc tuyệt đối thì con người cần phải hiểu bản chất của sự vật, sự việc ở những tầm cao vượt qua khỏi bản thể của sự vật. Hiểu cái sự ở ngoài việc tồn tại của bản thể đó. Trong các câu chuyện ngụ ngôn trong Nam Hoa Kinh, Trang Châu đã trải ý chỉ học thuyết của mình qua sự to nhỏ của vật, sự ngắn dài của thời gian, trong ngoài, trên dưới của Trời Đất. Huyền vi của Đạo là ở chỗ không màng đến những nơi nhị nguyên ấy, trỏ ra Đạo nằm giữa những đối lập từ sóng đôi đó. Đạo không có ngắn dài, không có trước sau, không có to nhỏ, không có trên dưới, chỉ có Đạo người người biến ảo trong tự nhiên, thuận theo tự nhiên. Nếu tôn chỉ học thuyết khởi từ Đạo của Lão Tử thì sự phát khai đã đến mức huyền diệu và thần bí của tự nhiên. Bản tính của tự nhiên là mang lại tự do tuyệt đối của sự vật. Hạnh phúc tuyệt đối nằm P.Q. Huy / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 82-93 89 giữa những sự trái ngược ấy. Và như thế chưa hẳn là đạt đạo. Triết lí tự do tuyệt đối do khởi phát từ Đạo nên những ý vị của nó được diễn giải trong Tiêu Diêu Du thực là Đạo thông hiểu giữa sự không sự có, sự trước sự sau, mọi vật đều phát triển theo cái ý nghĩa, giá trị mà chính tự nhiên nó đã vốn như thế, đã như thế và sẽ như thế. Tự do tuyệt đối còn được hiểu theo nghĩa tự nhiên vạn vật đã tự mình nhận lấy cái trách nhiệm tồn tại trong tự nhiên, phát triển và biến tháI trong tự nhiên để phục vụ cho sự biến ảo hợp lý hợp tình của Đạo. Để hiểu được triết lí tự do tuyệt đối của Trang Châu ta cần phải hiểu tự uyên nguyên sâu xa học thuyết của Trang Tử, hiểu được bản chất triết lí Đạo, vô vi nhi trị của Lão Tử, những điều này mới căn bản giúp ta hiểu được những ẩn ý suy ngẫm của cổ nhân. Việc hiểu như thế nào triết lí tự do tuyệt đối của Trang Tử sẽ khiến cho ta hiểu hơn ý nghĩa phương thức trị nước của Trang Châu, điều này sẽ bàn kĩ ở phần đặt vấn đề tích hợp giữa triết lí tự do của ông và học thuyết tự do của Tây phương. 3.2. Quan niệm về tự do Quan niệm tự do của Trang Tử xuất phát từ học thuyết Đạo của Lão Tử, tuy nhiên ông đã phát triển lên thành triết lí tự do tuyệt đối có nhiều khí vị rất lạ. Ở đây, Trang Châu đã kích hoạt tối đa học thuyết vô vi của Lão Tử thành triết lí tự do tuyệt đối và tự do tương đối. Vậy tự do tuyệt đối và tự do tương đối là gì và khác nhau như thế nào? Theo Trang Tử, tự do tuyệt đối là phiêu diêu như Liệt tử đi mây về gió khi ông viết trong thiên Liệt Ngữ Khấu. Nhưng nếu hiểu tự do tuyệt đối như những đạo sĩ đời Tấn – Tuỳ - Đường hiểu và kích hoạt lên thành trò ma quỷ mà tác giả Ngô Thừa Ân đã mỉa mai châm biếm trong tác phẩm văn học bất hủ “Tây du ký” thì như thế hẳn đã đúng? Chi tiết Liệt Tử đi mây về gió này đã được các đạo sĩ đời sau triệt để lợi dụng cho thuyết trường sinh bất lão. Nhưng đó chưa hẳn đã là bản ý của Trang Tử. Bởi thâm ý của ông là ở chỗ tự do đã đạt đến độ không ràng buộc gì nữa vào tự nhiên, một bản thể độc lập hoàn toàn với sự ngoàI bản thể đó. Để làm được như vậy thì chúng ta cần thực hiện lối sống vô vi như Lão Tử từng dạy. Bên cạnh đó tự do tương đối lại là một khía cạnh khác, ẩn đằng sau tập đại thành của triết thuyết Trang Tử, bởi tự do tương đối là bước nối tiếp của thuyết vô vi vô bất vi, sự tiếp nối này cho ta tới cực đại học thuyết Trang Châu ở tự do tuyệt đối. Như vậy hai ý niệm về tự do này được triển khai dựa trên một học thuyết mang tính nhất nguyên về tư tưởng của Trang Tử. Điều này gợi cho ta những cảm nghĩ sâu sắc về triết thuyết của ông. Để tìm hiểu rõ hơn nữa triết lí tự do tuyệt đối của Trang Tử, tác giả sẽ cố gắng mô tả học thuyết phương Tây và phương Đông như cố triết gia Cao Xuân Huy phân biệt trong tác phẩm Tư tưởng Phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu. Triết gia Cao Xuân Huy cho rằng con đường tư tưởng được chia làm hai nhánh: phương thức tư duy chủ toàn và chủ biệt. Phương thức tư duy chủ toàn là cái nhìn tổng quát bản thể sự vật. Sự vật không phải là số cộng lại các bộ phận. Tổng thể các bộ phận mới hình thành nên được sự vật. Ngược lại phương thức tư duy chủ biệt đưa người ta thiên về triết lí bộ phận, cấu thành bộ phận có thể suy ra sự vật [14]. Ở đây, tác giả muốn tham chiếu cho triết thuyết của Trang Tử. Trang Tử đã tư duy từ cái nhìn bao quát tất cả bản thể của vũ trụ, sự vật hiện tượng. Và ông đã phát khảI tư tưởng mình trở nên thành triết thuyết tự do. Mà theo ông tự do tuyệt đối đến cực đại của nó phảI là tự do tuyệt đối. Đó mới là giá trị đích thực của tự do. Nếu phương Đông đi từ sự hoà hợp tự nhiên và dần dần đẩy thành triết lí tự do thì phương Tây trong tư tưởng của họ được phát triển và đi lên từ những cuộc cách mạng. Tóm lại tư duy của phương Tây đi lên từ sự phát triển về vật chất của con người dẫn đến những biến đổi tương đương. Bên cạnh đó tư duy tự do của phương Đông là sự hoà hợp giữa con người với tự nhiên từ thể xác, tâm hồn và tư tưởng. Mỗi con đường một khác nhưng con đường tư tưởng từ Đạo của Lão Tử đến tự do tuyệt đối của Trang Tử là một sự phát triển hiếm có trong lịch sử tư tưởng nhân loại. P.Q. Huy / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 82-93 90 Tóm lại, Cao Xuân Huy nhận định về triết lý tự do của Trang Tử như sau: “Trong trạng thái tự nhiên con người được hưởng tự do tuyệt đối và bình đẳng tuyệt đối. Con người phải có tự do tuyệt đối mới thuận theo tính tự nhiên của mình để được hưởng hạnh phúc” [9]. 3.3. Từ tự do đến vô vi Nếu Lão Tử với học thuyết Đạo và diễn giảI thành vô vi vô bất vi, thì Trang Tử lại tư duy theo đó như một phương thức trị nước vô vi nhi trị. Xét ở một khía cạnh nào đó, mỗi triết gia tuy cùng học phái nhưng đã không ngừng tạo ra những nét riêng biệt về tư tưởng. Ở đây, đó là triết lí tự do của Trang Tử và vô vi theo cách nghĩ của ông. Trang Châu suy nghĩ dựa trên hai phương diện: Thứ nhất, tự do được hiểu theo nghĩa sống sát hợp với tự nhiên, thích hợp với tự nhiên, hoà theo tự nhiên. Từ ý niệm này có thể đẩy lên theo những tương quan logic khác nhau về học thuyết. Có cảm nghĩ điều này ông tư duy cho một bản thể, từ đó suy ra cho bản thể vũ trụ. Học thuyết của ông vì thế nhuốm màu chủ quan của tư tưởng tự do cá nhân. Điều này càng lạ lùng khi có đôI điểm trùng hợp trong tư duy Đông Tây. Thứ hai, Trang Châu suy xét trên bình diện phương thức trị nước được thể nghiệm dưới hình thức vô vi nhi trị. Điểm này có ý trùng khớp và phát triển lên từ học thuyết chính trị của Lão Tử. Ông tư duy trên mô thức trị quốc xuất phát từ việc tôn trọng sự hoà hợp của bản thể với vũ trụ. Nói khác đi là sự tôn trọng của chính quyền đối với tự do tuyệt đối của con người. Một điều chắc chắn đây là điểm trùng hợp khá ngẫu nhiên với triết lí tự do cá nhân và tiếp sau đó là giới hạn chính quyền của Tây phương. Nếu suy nghĩ theo hai quan điểm nêu trên, ta có cảm giác như đang cố gán ghép học thuyết tự do tuyệt đối của Trang Châu vào một khía cạnh mới của học thuyết nhà nước pháp quyền. Không hẳn là như vậy khi Trang Tử suy nghĩ phát khởi từ triết thuyết vô vi của Lão Tử và phát triển nó thành phương thức sống tiêu diêu. Phương Tây và phương Đông thiết nghĩ chưa hẳn đã tư duy một cách trùng khít nhưng ít ra đã có một số giao lưu về mặt tư tưởng. Mọi con đường đều dẫn đến La Mã. Đó là một câu châm ngôn của người phương Tây. 4. Từ triết lý tự do của Trang Tử đến việc nghiên cứu hành pháp trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 4.1. Tham chiếu triết lý tự do của Trang tử và học thuyết nhà nước pháp quyền. Việc suy ngẫm triết lí tự do của Trang Tử phục vụ cho hành pháp là một ý tưởng mới, lạ lẫm và nhiều khi là chưa thuyết phục. Chính vì thế, trước khi tích hợp hai vấn đề nêu trên, thì tác giả sẽ giải quyết trước tiên câu hỏi sau: (1) triết lí tự do của Trang Tử có liên quan tới học thuyết tự do của Tây phương hay không và nếu có thì như thế nào; (2) sau khi giải quyết câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau bàn bạc xem việc xuất phát từ triết lí tự do tuyệt đối của Trang Tử thì cần làm gì để đảm bảo tự do nếu đứng góc độ của hành pháp (còn về thuật ngữ “hành pháp”, tại bài viết này được hiểu trên phương diện công việc của chính quyền trong việc quản lí xã hội bằng quyền lực nhà nước). Triết lí tự do của Trang Tử có liên quan tới học thuyết tự do của Tây phương hay không. Câu hỏi này đặt ra nhằm giải quyết vấn đề có hay không có sự tương quan giữa học thuyết phương Tây và phương Đông hay chỉ là sự gán ghép của tư duy con người. Việc tìm hiểu những luận cứ khoa học nhằm kiến giảI thoả đáng điều này hẳn nhiên là không phải dễ, tuy nhiên, đó lại là một tiền đề có lí để tiếp tục trong phương án tìm nguyên do của sự hạn chế quyền lực nhà nước (chữ dùng của PGS.TS Nguyễn Đăng Dung). Trong tác phẩm cùng tên của mình PGS.TS Nguyễn Đăng Dung đã cho rằng việc hạn chế quyền lực là vô cùng cần thiết và ông kiến giải nguyên nhân của sự hạn chế này chính là việc đảm bảo tự do cho con người cũng như những quyền nguyên thuỷ của họ [10]. Lê Đình Chân nhìn nhận nguyên do của sự hạn chế chánh quyền cũng như nguồn gốc của lý P.Q. Huy / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 82-93 91 thuyết tự do công cộng: “Thiệt ra, khái niệm hạn chế chánh quyền bắt nguồn ở Thiên chúa giáo.Trước hết, theo Jesus Christ, con người ta được quan niệm như là hình ảnh của thần linh. Do đó, con người ở trên đoàn thể. Thứ chi: sự hiện hữu của Giáo hội Thiên chúa (Eglise catholique) đưa đến sự phân biệt giữa quyền chánh trị và quyền tôn giáo, thời Trung cổ, đã thất bại.” [11]. Như vậy, theo ông Lê Đình Chân thì học thuyết “hạn chế chánh quyền” là phát xuất từ lí thuyết tự do công cộng, và lí thuyết này thì tiên khởi từ Thiên chúa giáo. Tôn giáo này cho rằng cá nhân con người đứng trên đoàn thể, và như vậy quyền khởi thuỷ, quyền tự nhiên của họ phải được tôn trọng hơn quyền lực của chính quyền. Từ đây xuất phát lên những đặc điểm cơ bản của quyền nguyên thủy của con người cũng như ý niệm chính quyền phải tôn trọng nhân phẩm, có vậy quyền con người mới được thực thi. Khi bình luận về lý thuyết tự do của Trang Tử, Cao Xuân Huy cũng chỉ ra điều kiện của tự do tuyệt đối: “Bình đẳng tuyệt đối là điều kiện của tự do tuyệt đối, vì rằng nếu thừa nhận giữa người và người, vật và vật, người này có cái gì hơn người kia, vật này có cái gì hơn vật kia, thì tức là người nào hơn, vật nào hơn phải cải tạo người nào kém, vật nào kém, như thế thì những người, những vật bị cải tạo không được hoàn toàn được tự do nữa” [12]. Theo Herbert J. Muller, xét từ góc độ lịch sử, triết lý tự do của phương Tây được hình thành theo chiều dài lịch sử Thiên chúa giáo, các cuộc Thập tự chinh Trung cổ, thấm đẫm máu và nước mắt [13]. Từ dặm dài lịch sử, người phương Tây mới định nghĩa tự do thành: quyền nói, hành động không bị cản trở hoặc kiềm chế; điều kiện hoặc quyền có thể hoặc được phép làm, nói, suy nghĩ bất cứ điều gì bạn muốn, mà không bị kiểm soát hoặc giới hạnKinh điển là định nghĩa tại Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, Tạo hóa ban cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness) [14]. Đối chiếu với triết lí tự do của Trang Tử, ta thấy rằng điều này có điểm tương đồng. Tương đồng ở chỗ Trang Tử cũng cho rằng việc con người cần sống thuận theo tự nhiên, kẻ trị thiên hạ cũng vậy, phải nương theo tự nhiên để phòng và giữ thiên hạ. Một khi anh đã thuận theo tự nhiên để sống, nói khác đi anh phải được tự do để làm theo điều đó. Bên cạnh việc tự do để sống thuận theo tự nhiên, anh cần hiểu bản chất của sự vật ở tầm cao, có thế anh mới đạt được hạnh phúc tuyệt đối. Như vậy, trong học thuyết của ông có nhắc đến tự do, để khởi từ đây, ông chỉ ra phép trị nước tựa như việc chăn ngựa, chỉ cần ngừa những tính xấu của nó. Như ông đã viết trong thiên Tại Hựu: Ta nghe Phòng và Giữ thiên hạ, chứ không nghe chuyện trị thiên hạ. Phòng, là sợ thiên hạ đắm đuối mà mất Tánh; Giữ, là sợ thiên hạ dời đổi mà mất Đức. Thiên hạ mà không đắm đuốiđến mất Tánh, không dời đổi đến mất Đức,tại sao lại có chuyện trị thiên hạ? [15]. Đây là học thuyết khởi phát từ triết luận vô vi nhi trị của Lão Tử đã bàn ở trên. Tuy nhiên nếu đứng ở phương diện so sánh giữa học thuyết tự do công cộng của Phương Tây và lí thuyết tự do tuyệt đối của Trang Tử thì ắt hẳn đều thống nhất ở điểm cần tôn trọng tự nhiên, tự đó tôn trọng những quyền nguyên thuỷ của loài người. Từ những kiến giải nêu trên, tác giả cho rằng chắc chắn có mối tương đồng giữa hai học thuyết tự do của phương Đông và phương Tây. Tác giả không tư duy từ phương diện là cả hai nhà thuỷ tổ của lí thuyết ấy nghĩ giống nhau. Không có chuyện Trang Tử nghĩ y như Đức Chúa Ki – tô và ngược lại ngẫu nhiên mà Đức Chúa Ki – tô nghĩ không khác gì Trang Tử. Nếu tư duy như vậy thì ắt hẳn đây là một sự áp đặt không hơn không kém. Do đó, ở những luận giảI nêu trên thì tác giả đã khẳng định là chỉ có tương quan giữa hai học thuyết về sự tôn trọng tự nhiên và con người, ngoài ra còn sự ngẫu nhiên nào không thì tác giả chưa kiểm chứng được. P.Q. Huy / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 82-93 92 4.2. Giới hạn hành pháp để đảm bảo tự do - một hướng nghiên cứu về hành pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Nguyễn Đăng Dung chia ra các hình thức hạn chế quyền lực nhà nước như sau : 1. Hạn chế quyền lực nhà nước từ bên trong: việc phân chia, phân công, phân nhiệm và tự kiểm tra bằng cơ chế kìm chế đối trọng; việc chính phủ phải chịu trách nhiệm. 2. Hạn chế quyền lực nhà nước từ bên ngoài như việc thực thi tự do báo chí; việc công khai hoá, minh bạch hoá chính quyền; hay việc bỏ phiếu trưng cầu dân ý; hoặc ngay như sự vô tư, độc lập của tư pháp cũng là một phương thức thực hiện hạn chế quyền lực nhà nước. 3. Ngoài ra các nội dung khác cơ bản của triết lí hạn chế quyền lực nhà nước còn ở chỗ phải bảo đảm nhân quyền không bị vi phạm cũng như các chức danh quan trọng của nhà nước cần được bầu cử và có nhiệm kì. Bên cạnh đó tham chiếu với triết lí tự do tuyệt đối của Trang Tử và học thuyết vô vi nhi trị mà ông phát triển của Lão Tử thì có hai điểm tương đồng sau: Thứ nhất, quyền tự nhiên của con người phải được tôn trọng. Nếu như Trang Tử nhìn ở góc độ sống thuận theo tự nhiên nghĩa là ở tầm tiền đề luận, thì các học giả đương đại nhìn từ khía cạnh phát triển của vấn đề. Có sự thừa nhận học thuyết giữa hai bên. Thứ hai, việc minh bạch và công khai hoá chính quyền. Đối với Trang Tử là ở triết thuyết phòng và giữ thiên hạ, còn các học giả thời hiện đại thì lấy đó là sự minh bạch hoá chính quyền. Nói nôm na nghĩa là nếu kẻ phòng và giữ thiên hạ (như chữ dùng của Trang Tử) sống thuận theo tự nhiên, trong sáng như tự nhiên, thì không cần trị thiên hạ vẫn tuân phục. Hình ảnh gương mẫu của một lãnh tụ có ý nghĩa hơn rất nhiều so với những tập bàI giảng đồ sộ về luân lý. Đó là ý kiến của Trang Châu. Hai điểm tương đồng nêu trên là những suy luận có lí từ việc đối chiếu góc nhìn của hai học thuyết. Lý giải cho yếu tố mà có thể coi là gượng gạo khi sắp đặt hai vấn đề ở đây chính là địa dư và lịch sử. Người phương Đông sống ở một vùng có địa dư khí hậu khác với người phương Tây, bên cạnh đó thời mà Trang Tử sống là một giai đoạn có nhiều biến động của lịch sử Trung Quốc. Do đó sự tương đồng mà tác giả nêu trên ắt hẳn có những lu mờ nhất định nếu nhìn theo độ lùi của lịch sử và phân tích dựa trên cảm quan địa lí tự nhiên. nếu độc giả nào quan tâm có thể xem cuốn Đại cương triết học sử Trung Quốc, trong đó, nhà triết học sử Phùng Hữu Lan sẽ minh thị hơn nữa vấn đề này. Như vậy, triết lí tự do tuyệt đối của Trang Tử có tương quan nhất định đối với học thuyết tự do công cộng của các học giả cận hiện đại. Do đó quá trình suy luận trên hoàn toàn hợp lôgic để minh thị một số vấn đề học thuyết triết học phương Đông và sau sẽ làm nền tảng áp dụng trong tư tưởng nghiên cứu. Đây cũng là một hữu ích trong nghiên cứu tư tưởng Đông phương. Thuật ngữ nhà nước pháp quyền nên được hiểu theo khái niệm Anh Mỹ như thể là cụm từ “the rule of law”. Nghĩa là trong một chế độ công pháp mà mọi sự đều được hành xử dưới sự suy xét của pháp luật. Pháp luật là tối cao như thể dòng chữ được đắp nổi trên vòm cổng của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ “Equal Justice Under Law”) (Công bình Công lý dưới Luật). Điều này cho thấy sự thượng tôn pháp luật trong một nhà nước pháp quyền. Tiếp theo những tìm hiểu mang tính cơ bản nhất về nhà nước pháp quyền làm cảnh huống cho những suy nghĩ về việc giới hạn hành pháp để đảm bảo tự do. Như trên đã tìm hiểu về việc giới hạn chính quyền xuất phát tự ý nghĩ thượng tôn cá nhân trên đoàn thể trong giáo lí của Thiên chúa giáo. Từ đây xuất phát cho việc giới hạn chính quyền nhằm đảm bảo cho sự tồn tại của cá nhân trước đoàn thể, quốc gia hay chính quyền. Do đó, hướng nghiên cứu này tiếp nối những gì mà cổ nhân đã suy nghĩ từ nhiều thế kỷ trước, tuy nhiên, góc nhìn của tác giả xuất phát từ triết lí tự do tuyệt đối của Trang Tử cũng như phục vụ cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền trong tương lai. P.Q. Huy / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 82-93 93 5. Tóm lại việc nghiên cứu hành pháp xuất phát từ triết lí tự do tuyệt đối của Trang Tử theo hướng giới hạn quyền lực hành pháp nhằm đảm bảo tự do cá nhân là một suy nghĩ hợp lí và khá mới mẻ cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh Đạo giáo xâm nhập vào Việt Nam thông qua tín ngưỡng thờ Thái Thượng Lão Quân, đạo sĩ trừ tà ma, “giáng cơ, giáng bút”rất gần gũi với người dân Việt Nam thì hướng nghiên cứu xuất phát từ tìm hiểu triết lý tự do phương Đông, đặc biệt là triết lý tự do của Trang Tử để có những ứng dụng phù hợp vào xây dựng pháp quyền là một hướng nên làm. Tài liệu tham khảo [1] Thu Giang, Nguyễn Duy Cần, Cái cười của thánh nhân của, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 1999 trang 12. [2] Tư Mã Thiên, Phan Ngọc dịch, Sử Ký Tư Mã Thiên, NXB Văn học, Hà Nội, 2001, trang 301. [3] Trang Tử, “Mộng hồ điệp”, dẫn theo Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Sđd, trang 71. [4] Sử Ký Tư Mã Thiên, Sđd, trang 301. [5] Sử Ký Tư Mã Thiên, Sđd, trang 299. [6] Hồ Thích, Nguyễn Văn Dương dịch, Đại cương triết học sử Trung Quốc, NXB Thanh Niên, 1999, trang 105. [7] Thu Giang Nguyễn Duy Cần dịch Lão Tử Đạo Đức Kinh, Thanh Niên, 1999, trang 283. [8] Đại cương triết học sử Trung Quốc, sđd, tr 117. [9] Trang Tử Nam Hoa Kinh, sđd, tr 98 - 100. [10] Cao Xuân Huy, Triết học Phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, NXB Văn học, 1995 tr 494. [11] Nguyễn Đăng Dung, Sự hạn chế quyền lực nhà nước, NXB Đại học Quốc gia. 2005, [12] Lê Đình Chân, Luật Hiến pháp và các định chế chính trị, Đại học Luật khoa Sài Gòn, Sài Gòn, 1974, tr265. [13] J. Herbert Muller, Freedom in Western World: From the Dark Ages to the Rise of Democracy, Harper Colophon Books, New York, London, 1963, p275. [14] The Constitution of the United States of America with Explanatory Notes, adapted from The World Book Encyclopedia, International Information Program, Department of State of the U.S, 2004, pg73 [15] Trang Tử Nam Hoa Kinh, sđd, tr 59., truy cập ngày 18/12/2018.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4209_85_8238_1_10_20190924_0193_2180258.pdf
Tài liệu liên quan