Tài liệu Trị liệu hành vi – Nhận thức trong trợ giúp tâm lí cho trẻ vị thành niên có khó khăn kiểm soát cơn tức giận: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0199
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 122-130
This paper is available online at
TRỊ LIỆU HÀNH VI – NHẬN THỨC TRONG TRỢ GIÚP TÂM LÍ
CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ KHÓ KHĂN KIỂM SOÁT CƠN TỨC GIẬN
Bùi Thị Thu Huyền
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Liệu pháp hành vi – nhận thức đã được sử dụng như một công cụ phòng ngừa
và can thiệp tâm lí khá phổ biến và có hiệu quả trong trường học ở các nước có nền tâm lí
học phát triển như Mỹ, Anh, Úc. Tuy nhiên việc sử dụng liệu pháp này trong nhà trường ở
Việt Nam còn nhiều hạn chế. Bài viết tập trung lí giải bốn lí do cơ bản cần triển khai và
áp dụng liệu pháp này như một phương pháp can thiệp sớm để giúp đỡ trẻ vị thành niên có
khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc tức giận ở trẻ em Việt Nam. Việc sử dụng các kết
quả nghiên cứu từ các nghiên cứu nước ngoài và kết quả nghiên cứu trong cuộc khảo sát
gần đây ở Hà Nội sẽ góp phần làm cơ sở khẳ...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trị liệu hành vi – Nhận thức trong trợ giúp tâm lí cho trẻ vị thành niên có khó khăn kiểm soát cơn tức giận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0199
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 122-130
This paper is available online at
TRỊ LIỆU HÀNH VI – NHẬN THỨC TRONG TRỢ GIÚP TÂM LÍ
CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ KHÓ KHĂN KIỂM SOÁT CƠN TỨC GIẬN
Bùi Thị Thu Huyền
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Liệu pháp hành vi – nhận thức đã được sử dụng như một công cụ phòng ngừa
và can thiệp tâm lí khá phổ biến và có hiệu quả trong trường học ở các nước có nền tâm lí
học phát triển như Mỹ, Anh, Úc. Tuy nhiên việc sử dụng liệu pháp này trong nhà trường ở
Việt Nam còn nhiều hạn chế. Bài viết tập trung lí giải bốn lí do cơ bản cần triển khai và
áp dụng liệu pháp này như một phương pháp can thiệp sớm để giúp đỡ trẻ vị thành niên có
khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc tức giận ở trẻ em Việt Nam. Việc sử dụng các kết
quả nghiên cứu từ các nghiên cứu nước ngoài và kết quả nghiên cứu trong cuộc khảo sát
gần đây ở Hà Nội sẽ góp phần làm cơ sở khẳng định cho đề xuất của bài viết.
Từ khóa: Trị liệu hành vi - nhận thức, trẻ vị thành niên, cơn tức giận, tâm lí học trường
học, kiểm soát tức giận.
1. Mở đầu
Có rất nhiều liệu pháp tâm lí được sử dụng trong trị liệu để giúp cho thân chủ có các rối
nhiễu về tâm lí làm chủ được các khó khăn của mình và có đời sống tinh thần lành mạnh. Trị liệu
hành vi - nhận thức (Cognive Behaviour Therapy) là một trong những liệu pháp tâm lí được sử
dụng khá phổ biến như một công cụ can thiệp cho các rối nhiễu tâm thần (như trầm cảm, lo âu, rối
nhiễu ám ảnh cưỡng bức...) ở các nước có nền tâm lí học phát triển như Anh, Mỹ, Úc. Liệu pháp
này cũng đồng thời được sử dụng như một công cụ phòng ngừa và can thiệp có hiệu quả trong
trường học ở Mỹ [13] hay ở Anh [16]. Tuy nhiên việc áp dụng liệu pháp trị liệu hành vi - nhận
thức trong trường học ở Việt Nam còn hạn chế.
Thực tế ở Việt Nam cho thấy, những năm gần đây tỉ lệ học sinh đánh nhau trong và ngoài
nhà trường gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng. Đặc biệt hiện tượng
bạo lực học đường nhức nhối đến mức báo động. Theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ và Chăm
sóc trẻ em, Bộ Lao động Thương binh &Xã hội năm 2012 cho thấy các vụ đánh nhau trong trường
học tăng gấp 13 lần so với 10 năm về trước. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong nước cũng cho thấy
tỉ lệ học sinh có tâm trạng bất an và gặp các khó khăn tâm lí khá lớn dẫn đến nhu cầu mong muốn
được tham vấn học đường cao. Ở góc độ nghiên cứu các bệnh học đường do Bộ y tế tiến hành cũng
cho thấy, rối loạn tâm thần ở học sinh tăng nhanh, được xếp vào vị trí thứ 10 trong nhóm bệnh tật
của trẻ em Việt Nam. Cụ thể một khảo sát của Bệnh viện Nhi trung ương năm 1998 - 1999 ở hai
Ngày nhận bài: 5/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015
Liên hệ: Bùi Thị Thu Huyền, e-mail: huyenbuithu2004@gmail.com
122
Trị liệu hành vi – nhận thức trong trợ giúp tâm lí cho trẻ vị thành niên có khó khăn...
quận nội thành Hà Nội cho thấy 10% trẻ có biểu hiện rối loạn cảm xúc, con số của một nghiên
cứu khác trên 10 vùng đại diện cho cả nước năm 2000 phát hiện 2,24% trẻ có rối loạn tâm thần,
trong đó chủ yếu là rối loạn hành vi và cảm xúc. Có nhiều nguyên nhân được đề cập và phân tích
để lí giải cho hiện tượng trên song phần lớn nguyên nhân được quy về do áp lực học [3]. Tuy nhiên
nguyên nhân sâu xa nằm trong đời sống tâm lí học sinh và đặc biệt các công cụ và phương pháp,
chương trình can thiệp cho học sinh có vấn đề về tâm lí lại không được đề cập thỏa đáng. Câu
hỏi đặt ra là liệu chương trình can thiệp dựa trên trị liệu hành vi - nhận thức có hiệu quả với học
sinh có khó khăn tâm lí, cụ thể là học sinh có khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc tức giận hay
không? Cơ sở nào để áp dụng liệu pháp này như một chương trình can thiệp sớm trong trường phổ
thông? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích các cơ sở lí luận với các số liệu nghiên cứu thực tế để làm
sáng tỏ vấn đề nêu trên.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Trị liệu hành vi – nhận thức và ứng dụng trong trợ giúp tâm lí cho trẻ vị
thành niên có khó khăn kiểm soát cơn tức giận
Trị liệu hành vi - nhận thức là liệu pháp trị liệu tâm lí tập trung giúp thân chủ hiểu được
căn nguyên vấn đề của mình, từ việc thay đổi nhận thức sẽ dẫn đến thay đổi cảm xúc và hành
vi. Liệu pháp can thiệp tâm lí này cho rằng suy nghĩ (thoughts), cảm xúc (emotions) và hành vi
(behaviours) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, và sự thay đổi của bất kì một thành tố này trong
quan hệ trên cũng dẫn tới sự thay đổi ở các thành tố còn lại. Vì thế mối quan hệ tác động qua lại
của ba thành tố nêu trên đóng vai trò then chốt trong tất cả các chương trình can thiệp liên quan đến
liệu pháp hành vi - nhận thức [7]. Điều này được thể hiên qua mô hình do nhóm tác giả Wesbrook,
Kenerly và Kirk xây dựng nhằm lí giải sự phát triển vấn đề tâm lí dưới góc độ hành vi - nhận thức
như sau (Hình 1):
Hình 1. Mô hình phát triển vấn đề tâm lí [17;13]
Theo tác giả Kendall [10], trị liệu hành vi – nhận thức là một liệu pháp bao gồm rất nhiều kĩ
123
Bùi Thị Thu Huyền
thuật trị liệu dựa trên mối quan hệ chặt chẽ giữa nhận thức, xúc cảm và hành vi. Một trong những
nguyên lí cơ bản của liệu pháp hành vi – nhận thức là: chính suy nghĩ của con người về sự việc
nào đó là nguyên nhân khiến cho họ có cảm xúc buồn, vui, tức giận khác nhau chứ không phải là
do bản thân sự việc hay tình huống gây ra.
Trong lịch sử các phương pháp trị liệu tâm lí, trị liệu hành vi – nhận thức ra đời như một
sự kết hợp và ảnh hưởng lẫn nhau của hai trường phái trị liệu nhận thức (cognitive therapy) được
Beck đề xướng và trị liệu hành vi (behaviour therapy) – một xu hướng ra đời như một phản ứng
chống lại trường phái phân tâm học trong những năm 1950. Trong thập kỉ 70, cả trị liệu nhận thức
và trị liệu hành vi đều phát triển nở rộ, đặc biệt là sự ra đời cuốn sách của Beck về trị liệu nhận
thức với chứng trầm cảm vào năm 1979 đã dẫn đến sự ra đời của trường phái trị liệu mới mà hiện
nay gọi là trị liệu hành vi - nhận thức. Có lẽ vì thế mà khi định nghĩa về xu hướng này, tác giả
Naeem (2011) cho rằng trị liệu hành vi – nhận thức là sự kết hợp những nguyên lí của trị liệu hành
vi và trị liệu nhận thức trong quá trình trị liệu cho thân chủ [12].
Dưới góc độ trị liệu cho thanh thiếu niên có rối nhiễu về hành vi và cảm xúc, liệu pháp
hành vi - nhận thức đã chứng minh được hiệu quả áp dụng thông qua nhiều nghiên cứu của các nhà
tâm lí trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ như Nelson và Finch [13, 14]; Smith, Graber và Gaunic [15];
DiGiuseppe và Tafrate [5]; Sukhodolsky và Scahill [16] hay ở Anh như tác giả Wesbrook [17];
Nadeem [12]. Có rất nhiều chương trình can thiệp cho thanh thiếu niên trầm cảm, lo âu hay hung
tính, tức giận dựa trên liệu pháp này được ra đời, đặc biệt nở rộ ở Mỹ trong những năm gần đây
[11]. Tại Anh, viện nghiên cứu quốc gia về các vấn đề sức khỏe và tiêu chuẩn chăm sóc (Viết tắt là
NICE) – một cơ quan nghiên cứu thuộc chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu tính hiệu quả của các
liệu pháp trị liệu khác nhau, và đưa ra các hướng dẫn, gợi ý các liệu pháp nên áp dụng cho từng rối
nhiễu tâm lí cụ thể. Theo NICE trị liệu hành vi - nhận thức được khuyến khích và đề nghị áp dụng
điều trị cho bệnh nhân bị trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối nhiễu sau khủng hoảng, rối nhiễu ám ảnh
cưỡng bức... Đáng chú ý là chính phủ Anh cũng nhận thức được vai trò của liệu pháp này với việc
đảm bảo sức khỏe tinh thần cho người dân. Đó là lí do của sự ra đời một chương trình mang tên
Improving Access to Psychological Therapies (2007) được chính phủ đầu tư 170 triệu bảng Anh
với mục đích đào tạo 3600 nhà tâm lí trị liệu sử dụng được liệu pháp hành vi - nhận thức vào làm
việc trong hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần quốc gia. Ở Việt Nam, việc áp dụng liệu
pháp trị liệu này trong tâm lí học lâm sàng cũng còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực tâm lí học
trường học.
2.2. Tức giận và mô hình trị liệu hành vi – nhận thức
2.2.1. Tức giận (Anger)
Tác giả Vũ Dũng trong cuốn Từ điển thuật ngữ tâm lí học (2012) định nghĩa “giận dữ là
phản ứng căng thẳng hoặc thù địch được gợi lên bởi một loạt những ấm ức, tổn thương, bị coi nhẹ,
khinh thường, đe dọa hoặc bất công. Giận dữ thường được hướng ra ngoài thông qua các phản ứng
hành vi có thể có phạm vi từ né tránh nguyên nhân gây giận dữ đến bạo lực bằng lời nói” [1;156].
Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê (2007) cho rằng “giận dữ thể hiện qua
thái độ, vẻ mặt, trạng thái khiến người khác phải sợ” [2;617].
Kassinove (1995) quan niệm: “tức giận là phản ứng cảm xúc tiêu cực mang tính cá nhân,
có liên quan đến yếu tố nhận thức cụ thể, những sai lệch trong quan niệm, hay cách “dán nhãn” sự
việc, thay đổi về cơ thể và xu hướng hành động” [8;7].
124
Trị liệu hành vi – nhận thức trong trợ giúp tâm lí cho trẻ vị thành niên có khó khăn...
Qua các định nghĩa trên có thể thấy phần lớn các nhà tâm lí học đều cho rằng tức giận là
cảm xúc mang tính cá nhân trước tình huống có tính kích động. Có nhiều nguyên nhân khiến con
người tức giận, song dưới góc độ tâm lí nguyên nhân cơ bản được cho là do khi con người cảm
thấy bức bối, bị khiêu khích hay khi mục tiêu của họ không được thực hiện [15]. Và biểu hiện hành
vi phổ biến khi con người tức giận đó là la hét, từ chối tiếp xúc, đưa ra những nhận định không
hay về người khác hoặc có thể đập phá [16]. Ngoài ra các nhà tâm lí học cũng đã chỉ ra cấu trúc
tâm lí của sự tức giận gồm 4 thành tố: nhận thức (cogntion), cảm xúc (affective), phản ứng cơ thể
(physical reactions) và xu hướng hành vi (behaviour tendencies).
Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng, tức giận không phải lúc nào cũng là cảm xúc tiêu cưc, trong
những trường hợp nhất định sự tức giận còn mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân. Ví dụ tức giận là
sự thể hiện rõ thái độ của cá nhân khiến cho người khác có hành vi phù hợp, đồng thời tức giận
đôi khi còn như một động lực khiến cho con người vượt qua khó khăn đạt được mục đích của mình
(như tức giận do thi trượt phải cố gắng thi đỗ). Có thể nói tức giận là một trong những cảm xúc
bình thường có ở tất cả mọi người, tuy nhiên nếu sự tức giận thể hiện thường xuyên, với mức độ
cao thì có thể trở thành một rối nhiễu cảm xúc cần phải can thiệp.
2.2.2. Hung tính (aggression)
Ở góc độ lí luận cho thấy, dù đưa ra định nghĩa sự giận dữ (tức giận) ở nhiều góc độ khác
nhau song các nhà tâm lí - giáo dục đều thống nhất hai điểm chung: thứ nhất sự giận dữ không
phải lúc nào cũng gây ra phản ứng hành vi hung tính, bởi lẽ phản ứng hung tính đôi khi còn do sự
thất vọng, buồn chán... Tuy nhiên thực tế nghiên cứu cho thấy tức giận và hung tính có mối quan
hệ gần gũi với nhau, sự tức giận đóng vai trò then chốt là nguyên nhân “châm ngòi” cho rất nhiều
hành vi hung tính hay hành vi bạo lực [15]. Thứ hai, tức giận là phản ứng cảm xúc mang tính cá
nhân trước tình huống nhất định trong cuộc sống (vì thế cùng một sự việc như bị thi trượt nhưng
có người cảm thấy tức giận, có người cảm thấy thất vọng, người khác cảm thấy buồn bã, xấu hổ...),
còn hung tính là phản ứng hành vi được thể hiện ra bên ngoài mà ai cũng thấy. Hung tính thường
dẫn đến hành vi làm đau, tổn thương về thể chất cho người khác và thường đi liền với các hành vi
chống đối xã hội, vi phạm pháp luật nhất là ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Tác giả Dog, Coie, Lynam [6] quan niệm sự hung tính bao gồm các hành vi có chủ ý làm
tổn thương cho người khác, hành vi này có thể là tổn thương về thể chất như đánh, hay tổn thương
bằng lời nói như chửi, la hét hoặc làm tổn thương tinh thần như tẩy chay khỏi nhóm, nói xấu. Cụ
thể hơn, tác giả Kassinove và Sukhodolsky (1995) cho rằng hung tính “là hành vi có chủ ý, có mục
đích làm đau hay tổn thương người khác” [9;8].
2.2.3. Tức giận dưới góc nhìn của trị liệu hành vi – nhận thức
Dưới góc nhìn của trường phái hành vi – nhận thức, sự tức giận được lí giải khá logic như
sau: Người có cảm xúc tức giận thường có suy nghĩ rằng hành vi của người khác là không công
bằng, không đúng và họ thường xuyên trải nghiệm mô hình suy nghĩ quen thuộc là “Họ không nên
làm thế với tôi, thật không công bằng, họ đang cố ý làm tổn thương, hạ thấp tôi”. Chính suy nghĩ
này đã làm nảy sinh cảm xúc giận dữ và hành vi hung tính.
Tác giả Nelson và Finch đã mô hình hóa sự tức giận dưới góc nhìn của trường phái hành vi
– nhận thức như ở Hình 2:
Nhìn vào mô hình trên có thể thấy, tức giận được nảy sinh do sự tương tác giữa tình huống
có tính kích thích, sự sai lệch hay thiếu sót trong nhận thức và phản ứng cơ thể. Khi con người gặp
125
Bùi Thị Thu Huyền
Hình 2. Mô hình hành vi – nhận thức về sự tức giận [10;138]
một tình huống có vấn đề như thất bại, bị đối xử bất công, bị xúc phạm hay bị lạm dụng về thể chất
hoặc tinh thần... sẽ khiến cho họ có những suy nghĩ và niềm tin không đúng, sai lệch. Họ thường
có những suy nghĩ như “thật không công bằng”, “họ cần phải tôn trọng và tử tế với tôi”, “họ đang
cố tình hạ thấp tôi”... Những mẫu suy nghĩ “không hợp lí” này đi kèm với những phản ứng cơ thể
như tim đập nhanh, mặt đỏ hoặc tái đi, hơi thở gấp, các cơ căng lên... khiến cho họ nảy sinh cảm
xúc tức giận và từ đó dễ có phản ứng hành vi hung tính, thậm chí là bạo lực. Mô hình trên cho thấy
cùng lúc có ba thành tố bên trong chi phối các tình huống bên ngoài và phản ứng hành vi, đó là sự
sai lệch về nhận thức (như khó khăn trong việc duy trì và tập trung chú ý; có suy nghĩ quá mức về
ý định chống đối hay thù địch; thiếu ý thức trách nhiệm), sự thiếu sót về nhận thức (như khả năng
giải quyết vấn đề kém, thiếu suy nghĩ logic về quan hệ nhân – quả) và phản ứng cơ thể. Nói tóm
lại, mô hình hành vi – nhận thức nêu trên được xây dựng dựa trên câu nói nổi tiếng của một triết
gia viết trong thế kỉ đầu sau công nguyên, đó là “Đàn ông nổi giận không phải bởi vấn đề họ gặp
phải mà bởi chính quan điểm của họ về vấn đề đó” [13].
Vận dụng mô hình này để lí giải sự tức giận ở trẻ vị thành niên có thể thấy: trong cuộc sống
hàng ngày các em gặp phải rất nhiều tình huống hay sự kiện mang tính kích thích cơn tức giận
khác nhau. Bản thân các em đã hình thành thái độ mong đợi từ trước – cái được ví như “bộ lọc”
khi tiếp nhận bất kì vấn đề nào và khi phải “đối mặt” với các tình huống này, chính cái “bộ lọc” có
sẵn đã ảnh hưởng đến sự lí giải và đánh giá tình huống, dẫn đến sự nhận thức và đánh giá có thể
đúng hoặc không đúng. Nếu các em nhìn nhận hay đánh giá tình huống, sự kiện là vấn đề mang
tính đe dọa, kích động, hay gây trở ngại cộng với sự biểu hiện các phản ứng cơ thể (như mặt đỏ,
tim đập nhanh, hệ cơ căng cứng) thì khả năng cơn tức giận và phản ứng hung tính xuất hiện là rất
126
Trị liệu hành vi – nhận thức trong trợ giúp tâm lí cho trẻ vị thành niên có khó khăn...
cao. Đặc biệt những trẻ hung tính thường có suy nghĩ là người khác sẽ chống đối chúng, do vậy
trẻ thường có xu hướng nổi xung nhiều hơn so với các trẻ khác. Chính điều này còn khiến cho trẻ
hung tính thường có sai lệch trong quá trình xử lí thông tin và khó khăn trong việc tìm ra các giải
pháp thay thế hợp lí cho vấn đề mình đang gặp phải. Đối với trẻ vị thành niên do đặc điểm phát
triển tâm sinh lí của lứa tuổi nên các em thường thiếu các kĩ năng và kiến thức tâm lí cần thiết để
giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống. Vì thế trẻ vị thành niên dễ cáu giận và
có phản ứng hành vi hung tính trước những tình huống hay sự việc không thoải mái. Theo tác giả
Nelson và Finch (2008) việc áp dụng liệu pháp trị liệu hành vi – nhận thức cho đối tượng này vì
thế cần tập trung vào việc nâng cao kĩ năng để các em biết cách kiểm soát cảm xúc tức giận và có
hành vi phù hợp [13]. Có rất nhiều kĩ thuật được sử dụng để thực hiện liệu pháp này như thư giãn,
mô hình hóa và giải quyết vấn đề...
2.3. Cơ sở của việc sử dụng liệu pháp trị liệu hành vi - nhận thức cho trẻ vị
thanh niên
Như đã trình bày ở trên vấn nạn bạo lực học đường không chỉ là mối quan tâm trong các
trường học ở Việt Nam mà còn là vấn đề nhức nhối của nhiều nước phát triển trên thế giới, đặc
biệt là Mỹ. Hành vi hung tính và bạo lực không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí bình thường
của học sinh, mà còn là một thách thức không nhỏ cho thầy cô giáo, các nhà quản lí và cha mẹ học
sinh. Các nhà tâm lí học đã chỉ ra rằng, bạo lực có nhiều nguyên nhân như áp lực học tập, thi cử,
sự thay đổi tâm sinh lí lứa tuổi, ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường bên ngoài, đáng chú ý là nguyên
nhân do hành sự hung tính (aggression) và tức giận (anger) không kiểm soát gây ra.
Trong một cuộc khảo sát gần đây nhất được tiến hành ở một trường THPT trên địa bàn Cầu
Giấy, Hà Nội về sự tức giận và kĩ năng kiểm soát cảm xúc này ở 395 học sinh trung học cơ sở và
trung học phổ thông cho thấy tỉ lệ học sinh dễ tức giận và gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm
xúc này cần có sự trợ giúp tâm lí là 13%. Một chương trình can thiệp nhóm dựa trên xu hướng trị
liệu hành vi – nhận thức được áp dụng trên nhóm học sinh có khó khăn trên và có kết quả rất khả
thi. Trong quá trình hướng dẫn học sinh hình thành kĩ năng kiểm soát cảm xúc tức giận, chúng tôi
nhận thấy chương trình can thiệp dựa trên trị liệu hành vi – nhận thức rất phù hợp với học sinh có
khó khăn về mặt cảm xúc (cụ thể là cảm xúc tức giận) bởi các lí do cả về lí thuyết và thực tiễn sau:
Thứ nhất, bản thân trị liệu hành vi – nhận thức là một liệu pháp can thiệp mang tính trực
tiếp, chủ động, có thời gian nhất định và có cấu trúc rõ ràng. Nguyên tắc cơ bản của trường phái
này là nhận thức hay sự lí giải của con người về tình huống, sự kiện của cuộc sống là nguyên nhân
khiến cho họ có thể có cảm thấy buồn, vui hay tức giận... khác nhau chứ không phải do chính bản
thân sự kiện gây ra. Hay nói cách khác, nhận thức sai lệch hoặc chưa đầy đủ là nguyên nhân chính
của cảm xúc và hành vi, do đó mục tiêu rõ ràng trong trị liệu là thay đổi nhận thức của chủ thể
về tình huống thực tế từ đó dẫn đến sự thay đổi về cảm xúc và hành vi. Tác giả Nelson và Finch
(2008) còn khẳng định đây là liệu pháp có tính giáo dục, rất hiệu quả trong việc điều chỉnh sự sai
lệch và thiếu sót trong nhận thức của con người. Bất kì một chương trình can thiệp nào dựa trên
liệu pháp này đều phải quan tâm đến yếu tố nhận thức và được thực hiện thông qua các kĩ năng
như giải quyết vấn đề, kĩ năng ứng phó, tự chủ cảm xúc và kĩ năng liên cá nhân. Tóm lại bản thân
liệu pháp trị liệu này rất rõ ràng về cấu trúc và mục tiêu, việc thực hiện được cụ thể hóa thông qua
rèn luyện các kĩ năng nên có tính ứng dụng cao.
Thứ hai, Trị liệu hành vi – nhận thức có những nguyên tắc riêng như nguyên tắc nhận thức,
nguyên tắc hành vi, nguyên tắc liên tục, nguyên tắc hiện tại và nguyên tắc tương tác hệ thống. Các
127
Bùi Thị Thu Huyền
nguyên tắc này khá hợp lí khi sử dụng trong can thiệp cho trẻ vị thành niên – lứa tuổi đang có
nhiều biến động về tâm sinh lí và rất nhạy cảm. Ví dụ với nguyên tắc hiện tại, không giống như
trường phái trị liệu phân tâm học chỉ chú ý đến quá khứ của thân chủ trong can thiệp, trường phái
hành vi – nhận thức lại tập trung đến hiện tại, đến những gì đang diễn ra trong con người của thân
chủ ở thời điểm hiện tại, đến quá trình đang duy trì triệu chứng của thân chủ hơn là những gì đã
xảy ra trong quá khứ. Tâm lí học lứa tuổi đã chỉ rõ tuổi vị thành niên, đặc biệt giai đoạn từ 16 đến
18 tuổi là giai đoạn các em chuẩn bị hành trang bước vào đời, rất háo hức với cái mới, có xu hướng
nhìn mọi việc thực tế hơn do vậy việc can thiệp các vấn đề tâm lí tập trung khai thác những khó
khăn trong thời điểm hiện tại sẽ dễ dàng khai thác được nhiều thông tin và dễ nhận được sự hợp
tác của các em hơn. Thực tế áp dụng chương trình can thiệp hành vi – nhận thức cho trẻ vị thành
niên trong nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trong tháng 6 năm 2015 cũng khẳng định kết luận
trên. Nhóm học sinh được can thiệp rất hứng thú với chương trình và thực hành các kĩ năng khá
hiệu quả.
Thứ ba, xuất phát từ đặc điểm tâm lí của trẻ em có khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc
giận dữ, dể nổi nóng và có xu hướng phản ứng hung tính là các em rất thường xuyên mắc lỗi trong
việc đánh giá động cơ và ý định ẩn sau các hành vi xã hội của bạn bè hoặc người lớn [13]. Do đó
các em có xu hướng có phản ứng thù địch với những hành vi không có chủ ý, vô tình của người
khác và dẫn đến kết quả là có hành vi không phù hợp [14]. Vì thế tác giả Gressham và Lochman
[7] cho rằng can thiệp với trẻ hung tính cần tập trung vào điều chỉnh quá trình nhận thức - xã hội
chưa đúng, như sai lệch trong quan niệm của trẻ về người khác và về hành vi của chính mình, đặc
biệt chú ý đến mối tương tác giữa nhận thức của trẻ với môi trường xã hội có liên quan. Ngoài ra
một trong những nguyên tắc trọng yếu của can thiệp hành vi – nhận thức là nhà tâm lí không thể
làm việc được với trẻ em nếu tách rời trẻ với môi trường nơi trẻ sinh sống và các quan hệ xã hội mà
trẻ tham gia. Quan hệ với bạn trong và ngoài nhà trường đóng vai trò quan trọng trong đời sống
của trẻ vị thành niên, do vậy có thể nói chính đặc điểm tâm lí lứa tuổi sẽ giúp thực hiện nguyên tắc
này hiệu quả và là một sự đảm bảo cho sự thành công của quá trình can thiệp.
Thứ tư, thực tế nghiên cứu về tính khả thi của liệu pháp hành vi - nhận thức cho thấy, liệu
pháp này đặc biệt có hiệu quả đối với trẻ em và thanh thiếu niên [15]. Trong nghiên cứu của tác giả
Vechino và O’Leary tiến hành năm 2004 [4] với 23 công trình được công bố cho thấy trị liệu tâm lí
thực sự có hiệu quả với trẻ hay tức giận và dễ mất kiểm soát cơn giận dữ với độ sai biệt trung bình
(mean effect size) dao động từ 0,61 – 0,91. Khi so sánh hiệu quả của các liệu pháp trị liệu tâm lí
trong can thiệp trẻ có rối nhiễu cảm xúc (giận dữ) kết quả cho thấy trị liệu nhận thức có hiệu quả
không cao (độ sai biệt d= 0,38) trong khi đó trị liệu hành vi – nhận thức thể hiện sự chuyển biến
tích cực đáng kể (d= 0,61). Hai tác giả cũng phát hiện ra với các chương trình can thiệp kéo dài
trong 12 buổi gặp gỡ thì tỉ lệ thành công là 65 – 70%, từ đó tác giả kết luận trị liệu hành vi – nhận
thức chỉ có hiệu quả khi tiến hành trong thời gian nhất định, lí tưởng là từ 10- 19 buổi cho một lộ
trình can thiệp. Ngoài ra các nghiên cứu quốc tế cũng chỉ rõ trị liệu hành vi – nhận thức cho nhóm
trẻ có khó khăn và rối nhiễu cảm xúc (như tức giận, hung tính) sẽ mang lại hiệu quả cao khi tiến
hành trong nhóm. Sukhodolsky (2012) nhận thấy 80% các công trình nghiên cứu đã và chưa xuất
bản đều sử dụng can thiệp nhóm khi áp dụng cho trẻ em [16]. Ngoài ra tác giả này cũng phát hiện
tỉ lệ thành công khi sử dụng liệu pháp trị liệu hành vi – nhận thức với trẻ vị thành niên cao hơn
so với học sinh tiểu học (7- 10 tuổi) với độ sai biệt lần lượt là d= 0,74 và d= 0,54. Đối chiếu với
nghiên cứu của chúng tôi sử dụng chương trình can thiệp hành vi – nhận thức thông qua tài liệu
“Keeping Your Cool Workbook” - tài liệu hướng dẫn kiểm soát cơn tức giận (do Nelson và Finch
biên soạn) cũng kéo dài trong 17 buổi và thực hiện trong nhóm nhỏ. Kết quả nghiên cứu của chúng
128
Trị liệu hành vi – nhận thức trong trợ giúp tâm lí cho trẻ vị thành niên có khó khăn...
tôi một lần nữa làm rõ hơn cho kết luận nêu trên và góp phần khẳng định việc áp dụng liệu pháp
trị liệu hành vi – nhận thức cho trẻ vị thành niên ở Hà Nội theo mô hình trị liệu nhóm là hoàn toàn
có cơ sở lí luận và đúng hướng.
3. Kết luận
Thực tế cho thấy việc áp dụng bất kỳ biện pháp phòng ngừa hay can thiệp cho học sinh gặp
khó khăn hoặc rối nhiễu tâm lí cũng đều có những ưu thế và nhược điểm riêng. Bốn lí do cơ bản
được phân tích trong bài viết này đã chỉ rõ biện pháp can thiệp tâm lí dựa trên trị liệu hành vi –
nhận thức thể hiện ưu thế vượt trội so với các phương pháp khác trong việc giúp đỡ học sinh có
khó khăn tâm lí, đặc biệt là học sinh có khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc giận dữ của bản
thân. Việc áp dụng liệu pháp trị liệu hành vi – nhận thức cho trẻ em có rối nhiễu hành vi và cảm
xúc đã được nghiên cứu nhiều ở các nước có nền tâm lí học phát triển. Thực tế này mở ra triển
vọng cũng như yêu cầu cần có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng liệu pháp trị liệu này trên trẻ
em Việt Nam hơn để đánh giá mức độ phù hợp cũng như hiệu quả can thiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Dũng, 2012. Từ điển thuật ngữ Tâm lí học. Nxb Từ điển Quốc gia.
[2] Hoàng Phê, 2007. Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.
[3] Bạo lực học đường, 2013. nguồn
-giaoduc/item/21233602-bao-luc-hoc-duong-s-o-s.html.
[4] Del Vecchio, T., and O’Leary, K. D., 2004. “Effectiveness of anger treatments for specific
anger problems: A meta-analytic review”. Clinical Psychology Review, 24(1), 15-34.
[5] DiGiuseppe, R., and Tafrate, R. C., 2010. Understanding anger disorders. Oxford University
Press.
[6] Dodge, K.A., Coie, J.D., and Lynman, D., 2006. Aggresson and antisocial behaviours in youth.
Handbook of child psychology, pp.719 -788, Wiley, New York.
[7] Gressham, F. M. and Lochman, J.E., 2009. “Methodologies issues in research using cognitive
behaviour intervention”, cogntive behavioural interventions for emotional an behavioral
disorders – a school –based practice. The Guildford Press, New York, pp.58- 82.
[8] Kassinove, H., 1995. Anger disorders - definition, dianogse and treatment. Taylor and Francis
publications.
[9] Kassinove, H and Sukhodolsky, D. G., 1995. “Anger disorders: basic science and practice
issues”, Anger disorders - definition, dianogse and treatment. Taylor and Francis publications.
[10] Kendal, P., 2000. Child and Adolescents therapy. The Guilford Press, New York.
[11] Mayer, M.J., Acker, R. V., Lochman, J. E., and Gresham, F. M., 2009. Cogntive behavioural
interventions for emotional an behavioral disorders – a school –based practice. The Guildford
Press, New York.
[12] Naeem, F., 2011. Adaptation of cognitive behaviour therapy for depression in Pakistan.
Lambert Academic Publishing.
[13] Nelson, W. M., and Finch, A. J., 2008. Keeping your cool: The anger management workbook
(2nd). Workbook Publishing.
[14] Nelson, W. M., and Schultz, J. R., 2009. “Managing anger and aggression in students
with externalizing behaviour problems – focus on exemply programs”. Cogntive behavioural
129
Bùi Thị Thu Huyền
interventions for emotional an behavioral disorders – school - based practice, pp. 143 -170, The
Guildford Press, New York.
[15] Smith, S.W., Graber, J. A., and Daunic, A. P., 2009. “Review of research and research - to
- practice issues”. Cogntive behavioural interventions for emotional an behavioral disorders –
school - based practice, pp. 111- 142, The Guildford Press, New York.
[16] Sukhodolsky, D. G., and Scahill, L., 2012. Cognitive-behavioral therapy for anger and
aggression in children. Guilford Press, New York.
[17] Wesbrook, D., Kenerley, H. And Kirk, J., 2011. An introduction to cognitive behaviour
therapy – skills and appliacations (2nd). Sage publications Ltd, London.
ABSTRACT
Cognitive Behavior Therapy to help adolescents manage their anger
Cognitive Behavior Therapy (CBT) has been effectively used as a prevention and early
intervention tool in countries where the field of psychology is recognized and understood by the
general population, such as the US, the United Kingdom and Australia, etc. Unfortunately, the
concept of psychology is still quite foreign to the Vietnamese population and the application of
this therapy in Vietnamese schools has been rare. In this article, four reasons are given for why
CBT should be used as an early intervention method for Vietnamese adolescents having difficulty
in managing their anger. Information gleaned from several foreign articles and from a recent
investigation conducted in Hanoi helps to clarify the recommendations made in this article.
Keywords: Cognitive behavior therapy, adolescents, anger, school psychology, managing
anger.
130
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3685_btthuyen_9116_2178329.pdf