Tài liệu Trao đổi huyết tương trong bệnh lý tăng gamma đơn dòng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 57
TRAO ĐỔI HUYẾT TƯƠNG TRONG BỆNH LÝ TĂNG GAMMA ĐƠN DỊNG
Nguyễn Chí Thành*, Vũ Đức Bình**, Nguyễn Lan Phương**
TĨM TẮT
Tăng gamma đơn dịng là một tình trạng bệnh lý do các tương bào sản xuất quá mức 1 loại paraprotein
đơn dịng. Tuy nhiên trong một số rối loạn protein M, đáng chú ý là đa u tủy xương và Waldenstrưm, nồng
độ protein M huyết tương thường tăng và điều này cĩ thể gây ra biểu hiện lâm sàng. Gạn tách huyết tương
là một biện pháp hiệu quả điều trị trong trường hợp tăng độ quánh máu, suy thận thứ phát do tăng gamma
đơn dịng. Trong đĩ, chỉ định điều trị dự phịng hội chứng tăng độ quánh máu khi cĩ các triệu chứng gợi ý
và/hoặc khi cĩ độ quánh huyết tương tăng tới 4-5cp, hoặc khi IgM huyết tương ≥3 g/dl, hoặc mức IgG ≥4
g/dl, hoặc mức IgA ≥6 g/dl. Phương pháp kết hợp đồng thời trao đổi huyết tương (TĐHT) và lọc máu,
cyclophosphamide và điều trị hỗ trợ giú...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trao đổi huyết tương trong bệnh lý tăng gamma đơn dòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 57
TRAO ĐỔI HUYẾT TƯƠNG TRONG BỆNH LÝ TĂNG GAMMA ĐƠN DỊNG
Nguyễn Chí Thành*, Vũ Đức Bình**, Nguyễn Lan Phương**
TĨM TẮT
Tăng gamma đơn dịng là một tình trạng bệnh lý do các tương bào sản xuất quá mức 1 loại paraprotein
đơn dịng. Tuy nhiên trong một số rối loạn protein M, đáng chú ý là đa u tủy xương và Waldenstrưm, nồng
độ protein M huyết tương thường tăng và điều này cĩ thể gây ra biểu hiện lâm sàng. Gạn tách huyết tương
là một biện pháp hiệu quả điều trị trong trường hợp tăng độ quánh máu, suy thận thứ phát do tăng gamma
đơn dịng. Trong đĩ, chỉ định điều trị dự phịng hội chứng tăng độ quánh máu khi cĩ các triệu chứng gợi ý
và/hoặc khi cĩ độ quánh huyết tương tăng tới 4-5cp, hoặc khi IgM huyết tương ≥3 g/dl, hoặc mức IgG ≥4
g/dl, hoặc mức IgA ≥6 g/dl. Phương pháp kết hợp đồng thời trao đổi huyết tương (TĐHT) và lọc máu,
cyclophosphamide và điều trị hỗ trợ giúp cải thiện tốt tình trạng suy thận đồng thời làm giảm số lần bệnh
nhân phải nhập viện để lọc máu và TĐHT.
Từ khĩa: trao đổi huyết tương, bệnh lý tăng gamma đơn dịng, tăng độ quánh máu
ABSTRACT
THERAPEUTIC PLASMA EXCHANGE IN MONOCLONAL GAMMOPATHY
Nguyen Chi Thanh, Vu Duc Binh, Nguyen Lan Phuong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 57 – 62
Monoclonal gammapathy is a condition which plasma cells produce excessively a monoclonal paraprotein.
However in the protein M disorders, especially Multiple myeloma and Waldenstrưm, the plasma protein M level
usually increases and causes the clinical characteristics. Apheresis is an effective method to prevent hyperviscosity
and acquired renal failure caused by hypergammaglobuline. Preventive hyperviscosity treatment is indicated
whenever the patients met clinical symptoms and/or the plasma viscosity increases to 4-5cp, or level of plasma
IgM ≥3 g/dl, or IgG ≥4 g/dl, or IgA ≥6 g/dl. The therapeutic combinating plasma exchange, dialysis,
cyclophosphamide and supported treatments improves effectively the renal failure and reduces the time number of
hospitalization for dialysis and plasma exchange.
Key words: therapeutic plasma exchange, monoclonal gammopathy, hyperviscosity syndrome
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng gamma đơn dịng là một tình trạng
bệnh lý do các tương bào sản xuất quá mức 1 loại
paraprotein đơn dịng. Globulin miễn dịch đơn
dịng hoặc các mảnh globulin miễn dịch tích lũy
trong huyết tương là gọi là M-protein. Khi nồng
độ trong huyết tương của protein M thấp (<3,0
mg/dL) và khơng tăng theo thời gian thì protein
M khơng cĩ ý nghĩa đặc biệt và tiên lượng nĩi
chung là lành tính. Tuy nhiên trong một số rối
loạn protein M, đáng chú ý là đa u tủy xương và
Waldenstrưm, nồng độ protein M huyết tương
thường tăng và điều này cĩ thể gây ra biểu hiện
lâm sàng(10).
Đa u tủy xương là một bệnh lý ác tính dịng
lympho đặc trưng bởi sự tích lũy các tương bào
(tế bào dịng plasmo) trong tủy xương, sản xuất
một lượng lớn globulin đơn dịng trong huyết
thanh gây tăng độ quánh máu, khi tăng sản xuất
các chuỗi nhẹ cĩ thể gây tổn thương các cơ quan,
đặc biệt là thận gây suy thận (Creatinin máu
>1,73 µmol/ml)(2).
Waldenstrưm là bệnh lý tăng IgM>3 mg/dl
và cĩ sự tăng sinh lympho cũng như tế bào dịng
*Đại học Y Hà Nội **Viện Huyết học - Truyền máu Trung Ương
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Chí Thành ĐT: 0968460593 Email: dr.chithanhnguyen@gmail.com
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 58
tương bào trong tủy xương. Bệnh biểu hiện chủ
yếu với các triệu chứng tăng độ quánh huyết
tương, triệu chứng tại gan, lách và hạch to cũng
thường gặp. Ngồi ra, bệnh nhân (BN) khơng cĩ
biểu hiện tổn thương xương(2).
Điều trị bệnh lý tăng gamma đơn dịng gồm
nhiều phương pháp: ghép tế bào gốc đồng lồi
hoặc tự thân, hĩa trị liệu, và các biện pháp điều
trị hỗ trợ. Điều trị hỗ trợ là một phần quan trọng
trong điều trị bệnh lý tăng gamma đơn dịng.
Gạn tách huyết tương là một biện pháp hiệu quả
điều trị trong trường hợp tăng độ quánh máu,
suy thận thứ phát do tăng gamma đơn dịng.
Trao đổi huyết tương (TĐHT) là một kĩ thuật
gạn tách phổ biến, được xem là phương pháp
ngăn ngừa bệnh thận do chuỗi nhẹ và loại bỏ
chuỗi nhẹ trong huyết tương(2,10).
Chuyên đề này tập trung giới thiệu chỉ định
cũng như hiệu quả điều trị gạn và trao đổi huyết
tương ở bệnh nhân tăng gamma đơn dịng.
CHỈ ĐỊNH TRAO ĐỔI HUYẾT TƯƠNG
Trao đổi huyết tương là một phương pháp
gạn tách thành phần máu hiện đang được sử
dụng như một phương thức trị liệu quan
trọng trong rất nhiều bệnh. Nhìn chung,
TĐHT được tiến hành khi một chất trong
huyết tương, chẳng hạn như globulin miễn
dịch, gây độc cấp tính và cĩ thể được loại bỏ
một cách hiệu quả. Rất nhiều bệnh thuộc các
chuyên ngành khác nhau (bao gồm thần kinh,
huyết học, chuyển hĩa, da liễu, cơ xương khớp
và bệnh thận, cũng như chống độc) cĩ thể
được điều trị bằng phương pháp TĐHT(14).
Ủy ban ứng dụng gạn tách của Hiệp hội gạn
tách Hoa Kỳ (ASA) định kỳ đánh giá các chỉ
định tiềm năng cho gạn tách và phân loại chúng
từ I đến IV trên cơ sở các tài liệu y khoa cĩ sẵn(8).
Sau đây là một số chỉ dẫn và phân loại từ các
hướng dẫn của Hiệp hội.
Loại I (các rối loạn mà Gạn tách được chấp
nhận là liệu pháp đầu tay, như là một điều trị
độc lập chính hoặc kết hợp với các phương thức
điều trị khác) như sau:
- Hội chứng Guillain Barre.
- Bệnh nhược cơ.
- Viêm đa dây thần kinh mãn tính.
- Tăng độ quánh huyết tương trong các tăng
gammaglobulin đơn dịng.
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối.
- Hội chứng Goodpasture (trừ trường hợp
phụ thuộc vào lọc máu và khơng cĩ xuất huyết
phế nang lan tỏa).
- Hội chứng tán huyết tăng urê huyết (khơng
điển hình, do tự kháng thể với yếu tố H).
- Bệnh Wilson, fulminant.
Loại II (các rối loạn mà Gạn tách được xem là
liệu pháp thứ hai, điều trị độc lập hoặc kết hợp
với các phương thức điều trị khác) như sau:
Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton.
- Bệnh đa xơ cứng (bệnh suy giảm hệ thống
thần kinh trung ương cấp tính khơng đáp ứng
với steroid).
- Tan máu miễn dịch trong thai kỳ.
- Ngộ độc nấm.
- Viêm não lan tỏa cấp tính.
- Hội chứng tan máu tăng ure máu (khơng
điển hình, do đột biến yếu tố bổ sung).
- Thiếu máu tan máu tự miễn (bệnh kháng
thể lạnh đe dọa tính mạng).
- Lupus ban đỏ hệ thống (nặng).
- Bệnh u tủy thận.
Loại III (các rối loạn mà Gạn tách khơng cĩ
vai trị tối ưu; việc ra quyết định nên được cá
nhân hĩa) như sau:
- Ban xuất huyết sau truyền máu.
- Thiếu máu tan máu tự miễn.
- Viêm tụy tăng triglyceride máu.
- Bão giáp trạng.
Loại IV (các rối loạn trong đĩ cĩ bằng chứng
cho thấy Gạn tách khơng hiệu quả hoặc cĩ hại;
của ủy ban phê duyệt thể chế [IRB] nếu mong
muốn điều trị Gạn tách được thực hiện trong
những trường hợp này) như sau:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 59
- Hội chứng tán huyết urê huyết (tiêu chảy
liên quan).
- Lupus ban đỏ hệ thống (viêm thận).
- Giảm tiểu cầu miễn dịch.
Như vậy, trong bệnh lý tăng gamma đơn
dịng, trao đổi huyết tương được coi là liệu pháp
đầu tay để điều trị tình trạng tăng độ quánh máu
huyết tương trong bệnh lý tăng gamma globulin
đơn dịng, cĩ trong chỉ định loại I của ASA và là
liệu pháp thứ 2, cĩ thể áp dụng độc lập hoặc
phối hợp với thuốc khác khi cĩ tổn thương thận
trong đa u tủy xương, cĩ trong chỉ định loại II
của ASA(8).
Trao đổi huyết tương dựa trên nguyên lý
phương pháp ly tâm tách huyết tương do đĩ các
thành phần máu được loại bỏ, phân biệt dựa trên
mật độ. Hiệu quả của phương pháp dựa vào
hiệu quả ly tâm của máy và dựa vào đặc tính của
các phân tử mục tiêu cần loại bỏ.
HIỆU QUẢ TRAO ĐỔI HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH
NHÂN TĂNG GAMMA ĐƠN DỊNG
Globulin miễn dịch đơn dịng hoặc các mảnh
globulin miễn dịch tích lũy trong huyết tương
gọi là protein M. Trong một số bệnh lý rối loạn
protein M, hay gặp là đa u tủy xương và
Waldenstrưm, nồng độ protein M trong huyết
tương thường tăng và cĩ thể dẫn đến các biểu
hiện khác nhau trên lâm sàng(10). Các biến chứng
của rối loạn protein M liên quan trực tiếp nhất
đến liệu pháp TĐHT là hội chứng tăng độ quánh
máu và tổn thương tại thận(1,4,14). Cả hai đều là
biến chứng lâm sàng trực tiếp của tăng protein
M ở bệnh nhân Waldenstrưm hoặc đa u tủy
xương, do đĩ cả hai được coi là chỉ định loại I và
II của Hiệp hội Gạn tách Hoa Kỳ. Chỉ định loại I
cĩ nghĩa là điều trị TĐHT là liệu pháp đầu tay
trong điều trị cịn chỉ định loại II cĩ nghĩa là một
phương pháp điều trị hỗ trợ hoặc bổ trợ nhưng
thơng thường khơng phải là phương pháp điều
trị duy nhất nên được sử dụng. Vì vậy, hĩa trị là
cần thiết để đạt được sự kiểm sốt lâu dài các rối
loạn này trong khi TĐHT được sử dụng để kiểm
sốt tạm thời hoặc điều trị triệu chứng(8) (Hình 1).
Các yếu tố chính chi phối việc loại bỏ các
chất mục tiêu trong TĐHT bao gồm thể tích
phân phối, t1/2, và khả năng phục hồi của phân
tử mục tiêu trong mạch máu sau liệu pháp(11).
BUN Creatinine VitB12 β 2-Microglobulin
Chuỗi nhẹ
κ
Chuỗi nhẹ
λ
Albumin IgG IgM
0.06 0.113 1.355 11.8 25 50 66 160 950
Hình 1. Hiệu quả gạn tách huyết tương liên quan với kích thước phân tử đích(11)
Liệu pháp trao đổi huyết tương trong bệnh lý
rối loạn protein M nhằm mục đích kiểm sốt
tăng độ quánh máu
Hội chứng tăng độ quánh máu là các triệu
chứng lâm sàng xuất hiện liên quan đến tăng độ
quánh máu, đây là một biến chứng hiếm gặp của
đa u tủy xương (2-6%), phổ biến nhất ở đa u tủy
xương IgG. Điều trị hội chứng tăng độ quánh
máu bằng TĐHT đi kèm với điều trị hĩa chất(7).
Độ quánh máu tồn phần thay đổi phụ
thuộc vào hematocrit, sự tập trung của hồng
cầu, protein huyết tương và tương tác giữa
máu và thành mạch. Khi độ quánh máu tăng
lên, đi kèm với sự gia tăng của sự tắc nghẽn
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 60
trong các mạch máu nhỏ, gây tổn thương nội
mơ tĩnh mạch của mắt và các bề mặt niêm mạc
khác. Hội chứng tăng độ quánh máu với biểu
hiện lâm sàng là tam chứng: xuất huyết niêm
mạc, giảm thị lực do tổn thương võng mạc và
triệu chứng thần kinh. Các dấu hiệu và triệu
chứng cụ thể bao gồm đau đầu, chĩng mặt,
rung giật nhãn cầu, giảm thính lực, suy giảm
thị lực, buồn ngủ, hơn mê và co giật. Các biểu
hiện khác bao gồm suy tim sung huyết (liên
quan đến mở rộng thể tích huyết tương), suy
hơ hấp, bất thường đơng máu, thiếu máu, mệt
mỏi (cĩ lẽ liên quan đến thiếu máu), tổn
thương đa dây thần kinh ngoại biên (tùy thuộc
vào đặc tính cụ thể của immunoglobulin) và
chứng chán ăn(14). Hội chứng này xảy ra điển
hình nhất ở Waldenstrưm, u lympho tế bào
lymphoplasmo cĩ tăng IgM đơn dịng (protein
M) trong huyết tương >3g/dL. Trong đa u tủy
xương, khi cĩ tăng IgA đơn dịng 6-7g/dL hoặc
tăng IgG3 đơn dịng trong huyết tương 4 g/dL.
Độ quánh máu tồn phần khơng nhất thiết
phải tăng tương đồng với độ quánh huyết
thanh (so với nước: chỉ số bình thường của độ
quánh huyết tương là 1,4 -1,8 centipoise [cp]).
Do đĩ, đo độ quánh huyết tương khơng tương
quan hồn tồn với các triệu chứng lâm sàng ở
từng bệnh nhân. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các
bệnh nhân sẽ cĩ triệu chứng khi độ quánh
huyết tương tăng lên từ 6-7 cp. Một số cĩ thể
cĩ triệu chứng ở độ quánh huyết tương thấp
từ 3-4 cp, một số khác cho đến khi độ quánh
của chúng đạt tới 8-10 cp. Dữ liệu gần đây cho
thấy những biểu hiện ban đầu của bệnh lý
võng mạc liên quan đến tăng độ quánh huyết
tương ở Waldenstrưm cĩ thể được phát hiện
khi độ quánh máu thấp tới mức 2,1 cp và IgM
<3 g/dL, sử dụng phương pháp soi đáy mắt
gián tiếp. Tuy nhiên, trung bình hội chứng
tăng độ quánh máu xuất hiện khi độ quánh
tăng tới 4-5 cp, tương ứng với lượng IgM
huyết tương ≥3 g/dl, hoặc mức IgG ≥4 g/dl,
hoặc mức IgA ≥6 g/dl(4,10).
Như vậy, chỉ định TĐHT được đưa ra điều
trị cấp cứu khi bệnh nhân cĩ các biểu hiện của
hội chứng tăng độ quánh máu, chỉ định điều trị
dự phịng hội chứng tăng độ quánh máu khi cĩ
các triệu chứng gợi ý và/hoặc khi cĩ độ quánh
huyết tương tăng tới 4-5cp, hoặc khi IgM huyết
tương ≥3 g/dl, hoặc mức IgG ≥4 g/dl, hoặc mức
IgA ≥6 g/dl.
Mỗi thủ thuật TĐHT trao đổi khoảng 1-1,5
lần thể tích huyết tương của bệnh nhân, với dịch
thay thế là albumin hoặc albumin/saline và cĩ
thể thực hiện hàng ngày đến khi đạt được mục
tiêu điều trị, làm giảm các triệu chứng của hội
chứng tăng độ quánh máu cấp tính. Khi nồng độ
protein M tăng trong máu, làm tăng độ quánh
máu, khi bệnh nhân đạt đến ngưỡng sẽ biểu
hiện triệu chứng. Cùng một ngưỡng biểu hiện
triệu chứng, loại bỏ một lượng tương đối protein
M ra khỏi huyết tương (bởi TĐHT) sẽ cĩ tác
dụng hạ thấp độ quánh. Do đĩ, TĐHT là nhanh
chĩng và hiệu quả trong việc làm giảm triệu
chứng. Độ quánh là yếu tố chính quyết định lưu
lượng máu mao mạch, TĐHT làm tăng đáng kể
lưu lượng máu mao mạch, được đo bằng kính
hiển vi(8).
Liệu pháp TĐHT trong bệnh lý rối loạn
Protein M nhằm mục đích kiểm sốt tổn
thương thận
Suy thận là một biến chứng phổ biến của
bệnh đa u tủy xương và các bệnh lý tăng sinh
tương bào khác, liên quan với tăng tỷ lệ tử vong.
Cĩ gần 50% bệnh nhân đa u tủy xương mới
được chẩn đốn cĩ kèm suy thận, khoảng 20%
bệnh nhân cĩ suy thận mức độ nặng(2,3). Các cơ
chế gây tổn thương thận liên quan đến
paraprotein ngày càng được hiểu rõ. Suy thận
liên quan đến đa u tủy xương cĩ thể là kết quả
độc lập của tăng globulin miễn dịch, cũng cĩ thể
do các cơ chế khác bao gồm tăng calci máu, bệnh
thận do axit uric, suy giảm thể tích, nhiễm trùng
huyết, tiêu cơ vân, thuốc chống viêm khơng
steroid và ức chế hệ thống renin-angiotensin(1).
Suy thận tiến triển nhanh chĩng gây ra bởi
các protein gây độc cho thận tiết ra bởi các tế
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 61
bào ung thư. Các tế bào B tổng hợp các chuỗi
nặng và nhẹ, bình thường cĩ sự dư thừa chuỗi
nhẹ so với chuỗi nặng để tổng hợp globulin
miễn dịch hiệu quả. Các chuỗi nhẹ được lọc
bởi cầu thận và tiết trong ống lượn gần bằng
cơ chế qua trung gian thụ thể. Độ bão hịa của
các thụ thể do sự tăng lên đáng kể chuỗi nhẹ
trong tuần hồn gặp ở bệnh nhân đa u tủy
xương. Tăng độ bão hịa chuỗi nhẹ gây tổn
thương trực tiếp tế bào biểu mơ ống lượn gần,
phụ thuộc vào liều và thời gian. Chuỗi nhẹ
xuất hiện trong ống thận và đi đến ống lượn
xa nơi chúng kết hợp với protein Tamm-
Horsfall để tạo thành phức hợp gây tắc nghẽn
ống thận. Sự tắc nghẽn này cĩ thể dẫn đến suy
thận cấp và nếu kéo dài, dẫn đến suy thận giai
đoạn cuối. Mặc dù một số cơ chế được đề xuất
để giải thích cơ chế suy thận tiến triển nhanh
trong đa u tủy xương, vai trị của thừa chuỗi
nhẹ với tổn thương ống lượn gần và hình
thành phức hợp gây tắc nghẽn ống lượn xa
được cho là trung tâm bệnh học của suy thận
tiến triển nhanh(1,2).
Trao đổi huyết tương lần đầu tiên được báo
cáo là một phương tiện cải thiện chức năng thận
bằng cách giảm chuỗi nhẹ đến ống lượn xa trong
báo cáo ca bệnh năm 1976, tiếp theo cĩ 3 bệnh
nhân đã được báo cáo trong năm 1979. Kể từ đĩ
ba thử nghiệm ngẫu nhiên đã chỉ ra rằng TĐHT
ngắn hạn, kết hợp với truyền dịch, kiềm hĩa
nước tiểu, lợi tiểu và hĩa trị sẽ cải thiện tình
trạng thận (và cải thiện tỉ lệ sống chung) của
bệnh nhân đa u tủy xương và u tủy thận(10).
TĐHT hay gạn huyết tương là phương pháp
quan trọng ngăn ngừa tổn thương thận do loại
bỏ chuỗi nhẹ ra khỏi tuần hồn, giúp tạm thời
giảm sự tiếp xúc của chuỗi nhẹ với thận cho đến
khi liệu pháp hĩa trị cĩ tác dụng ức chế sản xuất
các chuỗi nhẹ này(8).
Từ 2003, Tổ chức Gạn tách Hoa Kỳ đã khẳng
định, phương pháp kết hợp đồng thời TĐHT và
lọc máu, cyclophosphamide và điều trị hỗ trợ
giúp cải thiện tốt tình trạng suy thận đồng thời
làm giảm số lần bệnh nhân phải nhập viện để lọc
máu và gạn huyết tương(5,8).
Theo báo cáo của Sethi năm 2017, đa số bệnh
nhân (86%) cĩ tình trạng suy thận được cải thiện
sau 8 lần TĐHT, trong đĩ đáp ứng hồn tồn là
57%, đáp ứng một phần chiếm 29%(9).
Theo một số nghiên cứu, mặc dù tỉ lệ sống
thêm sau 6 tháng ở những bệnh nhân cĩ phối
hợp điều trị hĩa chất và TĐHT so với nhĩm
bệnh nhân khơng TĐHT là khơng cĩ sự khác
biệt đáng kể (75% so với 66,7%). Tuy nhiên, sau 6
tháng, nhĩm bệnh nhân cĩ TĐHT cĩ tỉ lệ cần tiếp
tục lọc máu thấp hơn rõ rệt so với nhĩm khơng
cĩ gạn huyết tương (15,6% với 37,2%)(13).
KẾT LUẬN
Như vậy, trao đổi huyết tương là liệu pháp
cĩ ý nghĩa quan trọng để điều trị cấp cứu cũng
như dự phịng bệnh lý tăng gamma đơn dịng
cĩ hội chứng tăng độ quánh máu hoặc cĩ suy
thận tiến triển. Vừa điều trị cấp cứu hội chứng
tăng độ quánh máu, giúp cải thiện chức năng
thận trong các trường hợp suy thận cấp, về lâu
dài vừa giảm nhu cầu lọc máu ở những bệnh
nhân cĩ tổn thương thận mạn tính. Hiện nay,
phương pháp kết hợp đồng thời TĐHT và lọc
máu đang được nghiên cứu và phát triển, gĩp
phần giảm số lần nhập viện, thời gian nằm
viện của bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Eliot C, Heher HGR (2013). Kidney Disease and Multiple
Myeloma. Clinical Journal of the American Society of Nephrology,
8(11):2007–2017.
2. Kourelis TV, Manola A, Moustakakis MN, et al (2013). Role of
plasma exchange in the treatment of myeloma nephropathy:
experience of one institution and systematic review. Conn
Med, 77(3):147–151.
3. Leung N và Nasr SH (2014). Myeloma-related kidney disease.
Adv Chronic Kidney Dis, 21(1): 36–47.
4. Mehta J (2003). Hyperviscosity Syndrome in Plasma Cell
Dyscrasias. In Seminars in thrombosis and hemostasis,
29(05):467-472. Thieme Medical.
5. Moist L (1999). Plasma Exchange in Rapidly Progressive Renal
Failure Due to Multiple Myeloma. American Journal of
Neuphrology, 19(1):45–50.
6. Mullen E và Mendez N (2008). Hyperviscosity syndrome in
patients with multiple myeloma. Oncol Nurs Forum, 35(3):350–
352.
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 62
7. Mullen E và Wang M (2007). Recognizing hyperviscosity
syndrome in patients with Waldenstrom macroglobulinemia.
Clin J Oncol Nurs, 11(1):87–95.
8. Schwartz J, Padmanabhan A (2016). Guidelines on the use of
therapeutic apheresis in clinical practice—evidence-based
approach from the Apheresis Applications Committee of the
American Society for Apheresis. Journal of Clinical
Apheresis,31:149–338.
9. Sethi J, Ramachandran R, Malhotra P, et al (2017). Plasma
exchange in the management of new onset multiple myeloma
with cast nephropathy treated with bortezomib based
chemotherapy. Nephrol Carlton Vic, 22(12):1035–1036.
10. Weinstein R (2005). Therapeutic plasma exchange for M-
protein disorders: Considerations for hyperviscosity and
myeloma kidney. Rev Med Inst Mex Seguro Soc, 43(1):158–161.
11. Williams ME, et al (2014). Principles of Separation: Indications
and Therapeutic Targets for Plasma Exchange. Clinical Journal
of the American Society of Nephrology, 9(1):181–190.
12. Winters JL (2008). Therapeutic aphresis, American Association
of Blood Banks.
13. Yu X, Gan L, Wang Z, et al (2015). Chemotherapy with or
without plasmapheresis in acute renal failure due to multiple
myeloma: a meta-analysis. Int J Clin Pharmacol Ther, 53(5):391–
397.
14. Zarkovic M (2003). Correction of Hyperviscosity by Apheresis.
In Seminars in thrombosis and hemostasis, 29(5):535-542.
Thieme Medical.
Ngày nhận bài báo: 15/07/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trao_doi_huyet_tuong_trong_benh_ly_tang_gamma_don_dong.pdf