Tài liệu Tràn dịch màng phổi dưỡng trấp tự phát kháng trị được điều trị bằng bleomycine tại khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1: Nhân một trường hợp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Nhi Khoa 180
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DƯỠNG TRẤP TỰ PHÁT KHÁNG TRỊ
ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG BLEOMYCINE TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP
Phạm Thị Lan Phương*, Nguyễn Thu Tịnh**
TÓM TẮT
Tràn dịch màng phổi dưỡng trấp thường vô căn là dạng tràn dịch màng phổi thường gặp nhất ở lứa tuổi sơ
sinh. Chúng tôi báo cáo trường hợp trẻ sơ sinh 13 ngày tuổi nhập viện với tràn dịch màng phổi dưỡng trấp và
được điều trị với Bleomycine. Tràn dịch kém đáp ứng với các điều trị nội khoa bao gồm truyền tĩnh mạch
Octreotide và dẫn lưu màng phổi. Chúng tôi kiến nghị Bleomycin có thể có hiệu quả trong điều trị tràn dịch màng
phổi dưỡng trấp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên cần có nghiên cứu so sánh với cỡ mẫu lớn hơn.
Từ khóa: Tràn dịch màng phổi dưỡng trấp thường vô căn.
ABSTRACT
REFRACTORY SPONTANEOUS NEONATAL CHYLOTHORAX TREATED WITH BLEOMYCINE AT
NEONATAL INTENSIVE CARE UNIT OF CHILD...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tràn dịch màng phổi dưỡng trấp tự phát kháng trị được điều trị bằng bleomycine tại khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1: Nhân một trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Nhi Khoa 180
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DƯỠNG TRẤP TỰ PHÁT KHÁNG TRỊ
ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG BLEOMYCINE TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP
Phạm Thị Lan Phương*, Nguyễn Thu Tịnh**
TÓM TẮT
Tràn dịch màng phổi dưỡng trấp thường vô căn là dạng tràn dịch màng phổi thường gặp nhất ở lứa tuổi sơ
sinh. Chúng tôi báo cáo trường hợp trẻ sơ sinh 13 ngày tuổi nhập viện với tràn dịch màng phổi dưỡng trấp và
được điều trị với Bleomycine. Tràn dịch kém đáp ứng với các điều trị nội khoa bao gồm truyền tĩnh mạch
Octreotide và dẫn lưu màng phổi. Chúng tôi kiến nghị Bleomycin có thể có hiệu quả trong điều trị tràn dịch màng
phổi dưỡng trấp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên cần có nghiên cứu so sánh với cỡ mẫu lớn hơn.
Từ khóa: Tràn dịch màng phổi dưỡng trấp thường vô căn.
ABSTRACT
REFRACTORY SPONTANEOUS NEONATAL CHYLOTHORAX TREATED WITH BLEOMYCINE AT
NEONATAL INTENSIVE CARE UNIT OF CHILDREN HOSPITAL 1: A CASE REPORT
Pham Thi Lan Phuong, Nguyen Thu Tinh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 180 – 185
Chylothorax, which is usually idiopathic, is the most common form of pleural effusion encountered in the
neonatal period. We report a 13-day-old infant who had spontaneous chylothorax and was treated with bleomycin.
Neonatal chylothorax didn’t respond to IV octreotide treatment and drainage of the pleural fluids. We suggest that
bleomycin may be effective in the treatment of neonatal chylothorax. However, a comparable study with larger size
is needed.
Keywords: Chylothorax, which is usually idiopathic.
ĐẠI CƯƠNG
Tràn dịch màng phổi dưỡng trấp là sự tích tụ
dịch dưỡng trấp (hỗn hợp của triglycerides,
acids béo, proteins, immunoglobulins và
lymphocytes) trong khoang màng phổi. Sự thất
thoát dịch này vào trong khoang màng phổi gây
ra các biến chứng suy dinh dưỡng, rối loạn điện
giải và suy giảm miễn dịch(9,18,20).
Tràn dịch màng phổi dưỡng trấp ở trẻ sơ
sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
như biến chứng của phẫu thuật, sang chấn lúc
sanh, dị dạng mạch bạch huyết ở phổi, chèn ép
ống ngực từ bên ngoài (như thoát vị hoành bẩm
sinh, u phổi, neuroblastoma), phù nhau thai
không do tán huyết, phối hợp với những hội
chứng khác nhau liên quan đến bất thường
mạch bạch huyết hay những nguyên nhân gây
tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên bên trong hay từ
bên ngoài (biến chứng của đặt catheter, huyết
khối). Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp
nhất vẫn là “vô căn”(4,6,9). Khoảng 50% các trường
hợp tràn dịch màng phổi dưỡng trấp ở trẻ sơ
sinh được phát hiện trong tuần đầu sau sanh(3,4).
Về phượng diện chẩn đoán tràn dịch màng
phổi ở trẻ sơ sinh dựa vào hai biểu hiện chính là
dịch có thành phần triglycerides cao và bạch cầu
cao với lymphocytes ưu thế. Hầu hết các tác giả
chấp nhận tiêu chí: (1) bạch cầu trong dịch màng
phổi > 1000/ml (lymphocytes > 70%), (2)
triglycerides > 100 mg/dl, protein > 20g/l(3,4).
Về phương diện điều trị: điều trị quy ước
gồm hỗ trợ hô hấp, dẫn lưu màng phổi, bù dịch
* Bệnh viện Nhi Đồng 1, ** Đại học Y dược TP HCM,
Tác giả liên lạc: TS.BS Nguyễn Thu Tịnh, ĐT: 0937911277, Email: tinhnguyen@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 181
và điện giải thất thoát, nuôi ăn tĩnh mạch toàn
phần hay nuôi ăn với triglycerides chuỗi trung
bình (MCTs), điều trị quy ước này thành công
trong 80% các trường hợp. Tiêu chí thành công
khi lượng dịch dẫn lưu màng phổi <10
ml/kg/ngày và thất bại khi dẫn lưu màng phổi ra
dịch >10 ml/kg/ngày sau 2 - 4 tuần(1,2,3,4,6,9). Sau
điều trị quy ước thất bại bệnh nhân có chỉ định
ngoại khoa: phẫu thuật thắt ống ngực, shunt
màng phổi – phúc mạc, cắt màng phổi hay làm
dày dính màng phổi(3,5,15).
Bleomycin là một tác nhân gây độc tế bào,
được sử dụng như một chất chống ung thư.
Bleomycin dùng điều trị các bệnh ung thư như
bệnh lymphoma, ung thư tinh hoàn, buồng
trứng, cổ tử cung. Bleomycin thường được sử
dụng chung với các thuốc chống ung thư khác,
nó có thể dùng qua đường tiêm tĩnh mạch, tiêm
bắp hoặc tiêm dưới da. Ngoài ra, nó còn được
tiêm vào khoang màng phổi để ngăn ngừa sự tái
lập dịch màng phổi ác tính do ưng thư gây ra.
Cơ chế tác dụng của Bleomycin là phá huỷ
cấu trúc các chuỗi ADN trong tế bào. Tuy nhiên
cơ chế tác động cụ thể vẫn chưa được biết rõ
ràng. Một vài nghiên cứu cho rằng Bleomycin
cũng ức chế sự gắn thymidine vào chuỗi ADN.
Một số giả thiết khác lại cho rằng Bleomycin tạo
phản ứng oxy hoá làm tan rã các phân tử ADN
hoặc cắt các gốc hydro ra khỏi cấu trúc
nucleotide trong chuỗi ADN. Với mục đích làm
xơ hoá màng phổi, Bleomycin sau khi được bơm
vào khoang màng phổi sẽ kích thích gây viêm và
làm dính hai lá màng phổi. Sau đó lại kích hoạt
hệ thống đông máu và sản xuất các cytokine như
yếu tố tăng trưởng dẫn đến việc sản xuất
collagen trong khoang màng phổi làm xơ hoá và
dính hai lá màng phổi(17).
Ngoài Bleomycin còn có nhiều hoá chất gây
dày dính màng phổi khác như bột talc,
tetracycline, doxycyline, iodopovidine, OK-
432(12,13). Năm 2003, O Brissaud và cộng sự(8) báo
cáo điều trị thành công 4 trường hợp tràn dịch
dưỡng trấp bẩm sinh bằng phương pháp xơ hoá
màng phổi bằng povidone-iodine và không ghi
nhận trường hợp nào bị ảnh hưởng chức năng
tuyến giáp sau phẫu thuật. Từ năm 2013, tại đơn
vị phẫu thuật của bệnh viện trẻ em Bambino
Gesù của Ý(16) đã thực hiện phương pháp xơ hoá
màng phổi bằng povidine-iodine cho các trường
hợp tràn dịch dưỡng trấp kháng trị vì cho rằng
đó là hoá chất an toàn và hiệu quả. Năm 2011, JR
Pan và cộng sự(14) thành công khi làm dày dính
màng phổi bằng erythromycine cho 3 trẻ bị tràn
dịch dưỡng trấp kháng trị.
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu nhằm đánh
giá hiệu quả cũng như biến chứng giữa các tác
nhân xơ hoá màng phổi. Nghiên cứu gần đây
nhất (2012)(17) cho thấy hiệu quả thành công là
như nhau, các tác giả đề nghị tuỳ vào sự sẵn có
của thuốc, giá thành và kinh nghiệm bác sĩ để
chọn lựa loại hoá chất phù hợp, nhất là tại các
nước đang phát triển.
Tác dụng phụ sau khi sử dụng Bleomycin(11)
được báo cáo bao gồm các biểu hiện toàn thân
(gặp trên 30% bệnh nhân) như sốt, ớn lạnh, biểu
hiện ở da (đỏ da, lở loét, lột da, dày da, vết rạn),
rụng tóc, dày móng. Ít gặp hơn (dưới 30% bệnh
nhân) là các vấn đề về đường tiêu hoá như ói,
chán ăn, sụt cân, lở miệng, viêm tĩnh mạch, viêm
phổi, hiếm hơn là xơ hoá phổi.
Sau đây chúng tôi báo cáo trường hợp tràn
dịch màng phổi dưỡng trấp được điều trị với
bleomycine.
BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP
Con bà Mai Thị H., nữ, sinh ngày 25/8/2016.
Nhập viện Nhi Đồng 1 lúc 11h20 6/9/2016. PARA
0121. Lần mang thai thứ nhất, siêu âm tiền sản
phát hiện thai nhi bị tràn dịch màng phối hai
bên, sản phụ phải bỏ thai lúc thai 20 tuần. Lần
mang thai thứ hai, siêu âm tiền sản cũng phát
hiện thai nhi bị tràn dịch màng phổi hai bên, sản
phụ bị thai lưu lúc 30 tuần. Lần mang thai này,
sản phụ được siêu âm tiền sản phát hiện thai nhi
bị tràn dịch màng phổi hai bên và được chọc ối
cho kết quả nhiễm sắc thể đồ bình thường.
Bệnh nhân được sanh thường, lúc tuổi thai
31 tuần, cân nặng lúc sanh 2200 gram, tại BV Từ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Nhi Khoa 182
Dũ lúc 3:30. Sau sanh bé tự thở yếu, APGAR
không rõ được hồi sức với bóp bóng qua mask,
đặt nội khí quản. Sau hồi sức bé được thở máy,
chích kháng sinh claforan, ampicillin,
gentamycin và nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn với
dextrose 10%, đạm, lipid, siêu âm ngực: tràn dịch
màng phổi 2 bên lượng nhiều. Bé được chọc dịch
màng phổi giải áp, kết quả dịch màng phổi: Bạch
cầu 16408/mm3, đa số đơn nhân, Triglycerid 5,43
mmol/L, Cholesterol 1,6 mmol/L, Rivalta (-). Sau
13 ngày điều trị, em được rút ống NKQ, thở
NCPAP và chuyển đến BV Nhi Đồng I với chẩn
đoán: Phù mạch bạch huyết di truyền, suy hô
hấp, trẻ non tháng trong tình trạng trẻ tỉnh, môi
hồng với oxy canulla, Sp02 92%, chi ấm, mạch rõ,
tim đều rõ 140 lần/phút, thở đều 60 lần/phút,
bụng mềm, thóp phẳng.
Khám lâm sàng lúc nhập viện: chiều dài 43
cm, vòng đầu 34 cm, mạch 124 lần/phút, nhiệt độ
36.5oC. Hình thể bên ngoài bình thường, không
ghi nhận các dị tật bẩm sinh. Tím khi thở oxy ẩm
qua cannula SpO2: 46% Hồng hơn khi thở
NCPAP SpO2: 96%. Chi ấm, mạch rõ 160 l/p. Sau
đó, bé thở co lõm ngực nặng dần với tần số 64
l/p, đừ, rên rỉ, SpO2 80 – 85%. Tim đều, không
âm thổi. Phổi phế âm giảm 2 bên P > T. Bụng
mềm, gan lách không to. Thóp phẳng. Em được
đặt nội khí quản thở máy. Chụp XQ cho kết quả
thâm nhiễm cả hai phế trường và tràn dịch màng
phổi P lượng nhiều. Siêu âm ngực cho kết quả
tràn dịch màng phổi 2 bên, bên P nhiều hơn bên
T, Siêu âm tim Doppler màu trong giới hạn bình
thường. Chọc hút dịch màng phổi ngày 7 tháng 9
cho kết quả tế bào rất nhiều bạch cầu (90% đơn
nhân), LDH: 142 U/L, Triglyceride: 6 mg/dl, Cấy
dịch (-) và Albumin máu 20 g/l. Bệnh nhân được
hỗ trợ hô hấp với máy thở Babylog 8000,
PIP/PEEP là 18/6 cmH20 và Fi02 60%, nuôi ăn
tĩnh mạch toàn phần, kháng sinh ciprofloxacine.
Tình trạng suy hô hấp không cải thiện, XQ và
siêu âm ngực cho thấy dịch màng phổi tiến triển.
Chọc hút dịch màng phổi lần thứ 2 vào ngày
14 tháng 9 cho kết quả dịch vàng, hơi đục, tế bào
có nhiều hồng cầu, bạch cầu (75% L), lactate: 1.44
mmol/L, LDH: 72.11 U/L, triglyceride: 6 mg/dl,
Cấy (-) và albumin 21.6 g/l. Bệnh nhân tiếp tục
được hỗ trợ hô hấp với máy thở, nuôi ăn tĩnh
mạch toàn phần và dùng sandostatin liều 4
ug/kg/h tăng dần lên liều 10 ug/kg/h. Tuy nhiên,
tình trạng bệnh nhân vẫn không cải thiện, diễn
tiến suy hô hấp tăng dần.
Chọc hút dịch màng phổi lần thứ 3 vào ngày
19 tháng 9 cho kết quả pH 8, tế bào: nhiều hồng
cầu, bạch cầu (90% L), LDH: 71.5 U/L,
triglyceride: 16 mg/dl, cấy (-) và albumin: 16g/l.
Lâm sàng ghi nhận bệnh nhân phù nhiều nên
được truyền albumin, tiếp tục thở máy, kháng
sinh levofloxacin và truyền sandostatin. Sau đó
bệnh nhân tiếp tục suy hô hấp tiến triển nên
phải chọc hút màng phổi giải áp thêm 1 lần nữa
và quyết định đặt dẫn lưu màng phổi 2 bên.
Tình trạng suy hô hấp có chiều hướng cải thiện,
thông số máy giảm dần. Chúng tôi quyết định
cho bệnh nhân nuôi ăn tĩnh mạch bán phần kèm
sữa thuỷ phân 14% tăng dần, kháng sinh như
trên, kháng nấm dự phòng bằng Fluconzole, tiếp
tục duy trì sandostatin, truyền albumin.
Sau đó 10 ngày, bệnh nhân cải thiện, giảm
dần thông số máy thở, dẫn lưu màng phổi ra
dịch ít dần, siêu âm thấy tràn dịch màng phổi 2
bên lượng ít. Bệnh nhân được rút ống dẫn lưu
màng phổi hai bên, sau 3 ngày bệnh nhân được
rút nội khí quản thở NCPAP với áp lực 6 cmH20
và Fi02 40%, giảm dần sandostatin còn liều 6
ug/kg/h.
Tuy nhiên sau 1 tuần, bệnh nhân suy hô hấp
nặng lên, siêu âm ngực tràn dịch màng phổi hai
bên lượng nhiều phải đặt nội khí quản để thở
máy, chọc dò màng phổi giải áp, tăng ) sẽ gây
vỡ ống ngực bẩm sinh(3,4,7,9,10,19). Sandostatin 10
ug/kg/h và truyền Albumin. Kết quả dịch
màng phổi ngày 22 tháng 10 như sau: dịch
vàng đục, tế bào rất nhiều (56% L), pH 8, LDH
107,4 U/L, lactate: 1,09 mmol/L, triglyceride:
127 mg/dl và albumin 16,5 g/l. Sau đó, bệnh
nhân được siêu âm ngực kiểm tra vẫn còn dịch
màng phổi lượng nhiều hai bên, thông số thở
máy còn chưa giảm được nên phải chọc hút
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 183
màng phổi thêm một lần nữa.
Với tình trạng bệnh nhân hiện tại, chúng
tôi đánh giá bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi
dưỡng trấp kháng với điều trị nội khoa.
Chúng tôi phối hợp với các bác sĩ ngoại khoa
sơ sinh quyết định phẫu thuật cột ống ngực và
tiêm Bleomycine vào màng phổi vào ngày 26
tháng 10.
Sau phẫu thuật 2 ngày, bệnh nhân được
ngưng truyền sandostatin. Sau 1 tuần, bệnh
nhân cai được máy thở, thở NCPAP với áp lực 6
cmH20 và Fi02 40%. Bệnh nhân tiếp tục được
điều trị bằng kháng sinh levofloxacin, dinh
dưỡng tiêu hoá hoàn toàn bằng sữa thuỷ phân
14% và sữa non tháng 22 kcalo/oz.
Sau phẫu thuật 3 tuần, bệnh nhân cai được
NCPAP, chuyển qua thở oxy canulla với oxy ẩm
0,5 l/ph. Sau đó bệnh nhân được cai oxy, ngưng
kháng sinh, các xét nghiệm về nhiễm trùng trong
giới hạn bình thường. Bệnh nhân được tập bú
với sữa non tháng 24 kcalo/oz phối hợp MCT.
Siêu âm ngực kiểm tra cho thấy tràn dịch màng
phổi lượng rất ít hai bên, không gây cho bệnh
nhân suy hô hấp.
Bệnh nhân xuất viện sau 3 tháng điều trị và
không ghi nhận có bất kỳ biến chứng nào. Bệnh
nhân được tái khám 1 tuần, 2 tuần và 3 tuần sau
xuất viện với tình trạng ổn định.
BÀN LUẬN
Trường hợp của chúng tôi gặp khó khăn
trong chẩn đoán khi mới tiếp nhận bệnh nhân.
Do nhận bệnh nhân tràn dịch màng phổi sớm
phát hiện ngay sau sanh, do đó trẻ chưa được
cho ăn qua đường tiêu hoá, nên dịch màng phổi
không cho thấy sự gia tăng triglyceridesnhận
xét này cũng được ghi nhận trong bài tổng quan
của Helin(10).
Chúng tôi không ghi nhận bất kỳ yếu tố
nguy cơ gây nào gây nên tràn dịch màng phổi
dưỡng trấp trong trường hợp của chúng tôi như
phẫu thuật vùng ngực, chấn thương sản khoa,
đặt catheter trung ương gây huyết khối tĩnh
mạch chủ trên nên đây là trường hợp tràn dịch
màng phổi dưỡng trấp tự phát(4,6,9).
Như ghi nhận của y văn phần lớn trường
hợp tràn dịch màng phổi dưỡng trấp ở trẻ sơ
sinh là không biết nguyên nhân. Tràn dịch màng
phổi bẩm sinh vô căn thường liên quan u mạch
bạch huyết, dãn mạch bạch huyết bẩm sinh, hội
chứng Down, mẹ đa ối. Những trẻ sơ sinh này có
ống ngực hoạt động chức năng kém hay dị dạng
mạch bạch huyết, khi gặp phải sự gia tăng áp lực
tĩnh mạch trong chuyển dạ sanh.
Tràn dịch màng phổi dưỡng trấp tự phát ở
trẻ sơ sinh thường là thoáng qua, thuyên giảm
khi làm giảm lưu lượng bạch mạch trong ống
ngực. Để giảm lưu lượng bạch mạch trong ống
ngực cần loại trừ axit béo chuỗi dài trong sữa
hay nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần(4,9,10). Tuy nhiên
phương pháp này sẽ làm kéo dài thời gian
thuyên giảm dịch và tăng nguy cơ xảy ra biến
chứng của việc dẫn lưu màng phổi, thở máy,
NCPAP, nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần kéo
dàivì vậy dẫn đến mất nước, giảm bạch cầu
lympho, đạm, yếu tố đông cầm máu và kháng
thể. Do đó làm tăng nguy cơ xảy ra các biến
chứng giảm đạm máu, giảm bạch cầu lympho,
rối loạn đông – cầm máu, giảm globulin miễn
dịch, nhiễm trùng nặng, các biến chứng liên
quan thở máy(9,10). Từ năm 2003, việc sử dụng
somatostatin trong điều trị tràn dịch dưỡng trấp
ở trẻ em đã giúp rút ngắn được thời gian thuyên
giảm dịch cũng như giảm các biến chứng do
nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài và dẫn lưu màng
phổi. Tuy nhiên đối với các trường hợp kém đáp
ứng với điều trị nội khoa như trường hợp của
chúng tôi thì somatostatin dường như không có
hiệu quả.
Đối với các trường hợp kháng trị với các
biện pháp trên, chỉ định ngoại khoa cần được
đặt ra. Trường hợp chúng tôi báo cáo, trẻ được
tiến hành phẫu thuật cột ống ngực kèm với xơ
hoá màng phổi bằng hoá chất. Hiện nay trong
báo cáo y văn, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy
trường hợp tràn dịch dưỡng trấp nào ở trẻ em
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Nhi Khoa 184
được xơ hoá bằng Bleomycin như trường hợp
của chúng tôi.
Kết quả sau khi được can thiệp ngoại khoa,
bệnh nhân hết tràn dịch màng phổi, cai được thở
máy, ăn hoàn toàn bằng đường tiêu hoá chỉ sau 3
tuần hậu phẫu và xuất viện về nhà sau 3 tháng
điều trị. Hiện sau 3 tháng theo dõi sau khi xuất
viện, chúng tôi vẫn chưa ghi nhận bất kỳ tác
dụng phụ nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi
bệnh nhân trong thời gian tới nhằm phát hiện
được sớm nhất các biến chứng có thể xảy ra cho
bệnh nhân do Bleomycine.
KẾT LUẬN
Qua điều trị thành công trường hợp tràn
dịch màng phổi dưỡng trấp tự phát kháng trị và
tổng quan một số báo cáo của các tác giả khác
trong y văn chúng tôi đề nghị:
Chẩn đoán tràn dịch màng phổi dưỡng trấp
dựa vào: (1) bạch cầu trong dịch màng phổi >
1000/ml (lymphocytes > 70%), (2) triglycerides >
100 mg/dl, protein > 20g/l. Tuy nhiên khó khăn
trong chẩn đoán là tràn dịch màng phổi dưỡng
trấp khi trẻ không được cho ăn lipid qua đường
tiêu hoá.
Đối với trường hợp tràn dịch dưỡng trấp tái
lập nhiều lần, chúng tôi đề nghị xem xét dẫn lưu
màng phổi trong thời gian ngắn với lợi ích giảm
thiểu xâm lấn và giảm đau cho trẻ sơ sinh. Với
nguy cơ dẫn lưu dịch màng phổi sẽ gây mất các
chất dinh dưỡng như đạm, điện giải có ghi nhận
trong y văn, hiện nay chúng tôi nghĩ có thể bù
đắp được qua dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần.
Đối với trường hợp tràn dịch dưỡng trấp
kháng trị, chúng tôi đề nghị phối hợp thủ
thuật cột ống ngực, một phương pháp đòi hỏi
nhiều kinh nghiệm và kĩ năng, với xơ hoá
màng phổi bằng hoá chất sẽ hiệu quả hơn cột
ống ngực đơn thuần.
Bleomycin có thể là một hoá chất gây xơ hoá
màng phổi có hiệu quả và ít tác dụng phụ quan
sát thấy ở các trẻ sơ sinh bị tràn dịch màng phổi
dưỡng trấp kháng trị.
Tuy nhiên cần có nghiên cứu với cỡ mẫu
đủ lớn ở trẻ sơ sinh để so sánh liều dùng và
biến chứng sau thủ thuật tiêm Bleomycin vào
màng phổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al-Arfaj AL, Upadhyaya P et al (1992), "Current status of
management of neonatal chylothorax", Indian J Pediatr.
59(1), pp. 133-6.
2. Al-Zubairy SA, Al-Jazairi AS (2003), "Octreotide as a
therapeutic option for management of chylothorax", Ann
Pharmacother. 37(5), pp. 679-82.
3. Au M, Weber TR, Fleming RE (2003), "Successful use of
somatostatin in a case of neonatal chylothorax", J Pediatr
Surg. 38(7), pp. 1106-7.
4. Beghetti M, La Scala G, Belli D, Bugmann P, Kalangos A
and Le Coultre C (2000), "Etiology and management of
pediatric chylothorax", J Pediatr. 136(5), pp. 653-8.
5. Cheung Y, Leung MP, Yip M (2001), "Octreotide for
treatment of postoperative chylothorax", J Pediatr. 139(1),
pp. 157-9.
6. Copons Fernandez C, Benitez Segura I, Castillo Salinas F,
Salcedo Abizanda S (2008), "Neonatal chylothorax:
aetiology, clinical course and efficacy of treatment", An
Pediatr (Barc). 68(3), pp. 224-31.
7. Coulter MD (2004), "Successful treatment with octreotide of
spontaneous chylothorax in a premature infant", J Perinatol.
24(3), pp. 194-5.
8. Desfrere BL, Mohsen R, Fayon M, Demarquez JL (2003),
"Congenital idiopathic chylothorax in neonates: chemical
pleurodesis with povidine-iodine (Betadine)", Arch Dis
Child Neonatal Ed 2003. 88, pp. 531-533.
9. Ercan S, Deniz D et al (2004), "Spontaneous Neonatal
Chylothorax Treated with Octreotide in Turkey: A Case
Report", J Perinatol. 24(4), pp. 261-262.
10. Helin RD, Angeles ST, Bhat R (2006), "Octreotide therapy
for chylothorax in infants and children: A brief review",
Pediatr Crit Care Med. 7(6), pp. 576-9.
11. Hudson (2016), Bleomycine, Lexi-Comp Online, Lexi-Drugs,
accessed Apr 7-2016.
12. Kim JE, Lee C, Park KI et al (2012), "Successful pleurodesis
with OK-432 in preterm infants with persistent pleural
effusion", Korean J Pediatr. 55(5), pp. 177-80.
13. Murki S, Faheemuddin M, Gaddam P (2010), "Congenital
chylothorax--successful management with chemical
pleurodesis", Indian J Pediatr. 77(3), pp. 332-4.
14. Pan JR, Shi LP, Sun MY (2011), "Treatment of idiopathic
congenital chylothorax in neonates using chemical
pleurodesis with Erythromycin", HK J Paediatr (New Series).
16(2), pp. 128-130.
15. Rimensberger PC, Muller-Schenker B, Kalangos A and
Beghetti M (1998), "Treatment of a persistent postoperative
chylothorax with somatostatin", Ann Thorac Surg. 66(1), pp.
253-4.
16. Scottoni F et al (2013), "Plerodesis with povidine-iodine for
refractory chylothorax in newborns: Personal experience
and literature review", Journal of Pediatric Surgery. 50, pp.
1722-1725.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 185
17. Shouman W, Elgazzar A, Hussien RM, et al (2012),
"Chemical pleurodesis for malignant pleural effusion",
Egyptian Journal of Chest Diseases and Tuberculosis. 61(3), pp.
115-120.
18. Siu SL, Lam DS (2006), "Spontaneous neonatal chylothorax
treated with octreotide", J Paediatr Child Health. 42(1-2), pp.
65-7.
19. Turan O, Canter B, Ergenekon E, Koc E and Atalay Y (2001),
"Chylothorax and respiratory distress in a newborn with
trisomy 21", Eur J Pediatr. 160(12), pp. 744-5.
20. Tutor JD (2014), "Chylothorax in infants and children",
Pediatrics. 133(4), pp. 722-33.
Ngày nhận bài báo: 14/06/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/07/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/08/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tran_dich_mang_phoi_duong_trap_tu_phat_khang_tri_duoc_dieu_t.pdf