Tài liệu Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 285
TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV
Phạm Đình Quyết*, Võ Thị Duyên*, Huỳnh Ngọc Vân Anh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Người HIV/AIDS đang điều trị ARV có tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn các đối tượng khác
trong dân số và trầm cảm có liên quan đến các vấn đề như: các hành vi nguy cơ lây truyền bệnh, hiệu quả
điều trị, chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ trầm cảm khác nhau ở từng quốc gia, ở Việt Nam người nhiễm HIV
đang điều trị ARV chưa được nghiên cứu đầy đủ về sức khỏe tâm thần và các yếu tố liên quan.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người HIV/AIDS đang điều trị ARV tại
phòng khám ngoại trú HIV quận Gò Vấp, Tp.HCM.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 381 người đang điều trị ARV tại phòng
khám ngoại trú HIV quận Gò Vấp, Tp.HCM từ tháng 4 đến thàng 7 năm 20017. Đối tượng hoàn thành bộ
câu hỏi tự điền về các đặc ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 285
TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV
Phạm Đình Quyết*, Võ Thị Duyên*, Huỳnh Ngọc Vân Anh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Người HIV/AIDS đang điều trị ARV có tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn các đối tượng khác
trong dân số và trầm cảm có liên quan đến các vấn đề như: các hành vi nguy cơ lây truyền bệnh, hiệu quả
điều trị, chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ trầm cảm khác nhau ở từng quốc gia, ở Việt Nam người nhiễm HIV
đang điều trị ARV chưa được nghiên cứu đầy đủ về sức khỏe tâm thần và các yếu tố liên quan.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người HIV/AIDS đang điều trị ARV tại
phòng khám ngoại trú HIV quận Gò Vấp, Tp.HCM.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 381 người đang điều trị ARV tại phòng
khám ngoại trú HIV quận Gò Vấp, Tp.HCM từ tháng 4 đến thàng 7 năm 20017. Đối tượng hoàn thành bộ
câu hỏi tự điền về các đặc điểm dân số - xã hội, giúp đỡ xã hội, triệu chứng HIV, quá trình nhiễm và điều
trị, rối loạn lo âu, trầm cảm. Trầm cảm, rối loạn lo âu, giúp đỡ xã hội và triệu chứng liên quan bệnh HIV
được đánh giá lần lượt bằng bộ câu hỏi CES-D, HAM-A, MSPSS, HSI. Các yếu tố liên quan được xác định
bằng kiểm định 2 và phân tích hồi quy Poisson đa biến với ngưỡng ý nghĩa là 0,05.
Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm là 39,2%. Đa số người tham gia nghiên cứu thuộc nhóm 30-49 tuổi, giới nam
chiếm đa số, có nghề nghiệp ổn định, sống với người thân. Phân tích đa biến cho thấy tình trạng sống
chung, mức độ nhận được giúp đỡ từ xã hội, tiền sử uống thuốc an thần, mức độ rối loạn lo âu, triệu chứng
liên quan đến bệnh HIV, có liên quan tới trầm cảm.
Kết luận: Người nhiễm HIV đang điều trị ARV cần được quan tâm hơn về sức khỏe tâm thần, nhất là
nhóm người có nhiều triệu chứng liên quan đến bệnh HIV, sống với ba mẹ, nhận được giúp đỡ xã hội thấp,
có tiền sử sử dụng thuốc chống trầm cảm, lo âu.
Từ khóa: Trầm cảm, Rối loạn lo âu, Giúp đỡ xã hội, Triệu chứng HIV, CES-D, HAM-A, MSPSS,
HSI.
ABSTRACT
DEPRESSION AND CORRELATES IN PEOPLE LIVING WITH HIV/AIDS UNDERGOING ARV
Pham Dinh Quyet, Vo Thi Duyen, Huynh Ngoc Van Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 285 - 292
Background: the prevalence of depression in patients undergoing the ARV treatment is higher than
that in the general population and related to health risk behaviors, efficient treatment, quality of life. The
prevalence of depression vary from country to country, in Vietnam, the said statistic has not been entirely
described.
Objectives: To determine the prevalence of depression, and factors related to it in people living with
HIV who undergoing ARV at Outpatient clinic of GoVap district in HCM City.
Methods: a cross-sectional study was conducted on 381 eligible patient attending HIV clinic of GoVap
district in Ho Chi Minh City (Vietnam) from April to July 7, 2017. Participants completed a self-report
* Khoa YTCC, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Đình Quyết ĐT: 0965136846 Email: quyetpham1516@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 286
questionnaire that included demographics, socio- economics status, risk behaviors, social supports,
depression and anxiety symptom, CD4 count, virus load. Depression, anxiety, social supports, related HIV
symptom were assessed using CES-D, HAM-A, MSPSS, HSI, respectively. Chi squared test and
multivariable Poisson analysis were used to explore the association of depression and related factors with p
value of 0.05 as statistical significance.
Results: The prevalence of depression was 39.2%. Most of the participants were in the 30-49 age
group, male, stable occupations, living with relatives, attended high school or above. Multivariable analysis
showed that factors such as living with relatives, class of social support, HIV symptoms, grade of anxiety,
history of using anti-depression or anti-anxiety were related to depression.
Conclusion: People with HIV who undergo ART should be more concerned with their mental health,
especially those having low social supports, living with their relatives, HIV symptoms, and history of using
anti-depression or anti-anxiety.
Keywords: Depression, Anxiety Disorder, Social Support, HIV Symptoms, CES-D, HAM-A, MSPSS.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện tại trên Thế Giới năm 2015 có khoảng
36,7 triệu người mắc bệnh HIV(18). Ước tính số
người mới mắc giảm còn 35% so với năm 2000,
và 7,8 triệu người được cứu sống là do hiệu
quả của điều trị ARV(30). Những người có
những rối loạn về tâm thần có khả năng: thất
bại điều trị cao hơn(1), tuân thủ điều trị kém
hơn(2,3), chất lượng cuộc sống thấp hơn(3,5), kì
vọng sống thấp, thay đổi tế bào CD4 (Lympho
T CD4+)(1), có các hành vi nguy cơ lây truyền
cao hơn so với những người không có vấn đề
về sức khỏe tâm thần(19,25).
Trong các bệnh về tâm thần kinh ở nhóm
người HIV/AIDS thì tỷ lệ mắc cao nhất là trầm
cảm, và thay đổi theo từng quốc gia, khoảng
từ 20% đến 55%(3,9,10,13,26). Trong khi đó tỷ lệ này
ở dân số chung là khoảng 4,4%(31). Hiện tại, đã
có một số nghiên cứu tại Việt Nam báo cáo tỷ
lệ trầm cảm ở nhóm người HIV/AIDS thay đổi
từ 18,7 - 42%(10,14,27). Tuy nhiên, các nghiên cứu
chưa bao quát về các vấn đề người nhiễm HIV
gặp phải trong quá trình điều trị ARV.
Hiện tại, Phòng khám và điều trị ngoại trú
HIV quận Gò Vấp Tp.HCM có khoảng 1.000
bệnh nhân khám và điều trị ARV, chưa có
nghiên cứu về trầm cảm tại đây. Vì vậy,
nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu
là: Xác định tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên
quan ở những người nhiễm HIV/AIDS đang
điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú HIV
quận Gò Vấp, Tp.HCM năm 2017.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV
lớn hơn 1 tháng và người lớn hơn 18 tuổi,
đồng ý tham gia vào nghiên cứu, và loại ra
khỏi nghiên cứu những người không biết chữ,
thiểu năng về tâm thần, phụ nữ đang mang
thai, đối tượng trong tình trạng cấp cứu, và
không tìm được hồ sơ bệnh án.
Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện tự
tháng 4 đến tháng 7 tại phòng khám
HIV/AIDS quận Gò Vấp Tp.HCM. Với kỹ
thuật chọn mẫu thuận tiện trên những bệnh
nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV, cỡ mẫu tối
thiểu là 381 người được tính dựa vào công
thức ước lượng một tỷ lệ trong dân số(8), với tỷ
lệ trầm cảm dựa theo nghiên cứu của tác giả
Huỳnh Ngọc Vân Anh (p=0,42)(14), xác suất sai
lầm loại 1 bằng 0,05 và sai số biên cho phép là
0,05.
Những người đủ tiêu chí đưa vào sẽ được
phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi tự điền. Bộ
câu hỏi gồm 84 câu, chia làm các nội dung bao
gồm đặc điểm dân số xã hội, hành vi nguy cơ,
đặc điểm lây nhiễm và điều trị, giúp đỡ xã hội,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 287
triệu chứng liên quan đến bệnh HIV, rối loạn
tâm thần.
Trầm cảm
Đánh giá qua thang đo Center for
epidemiologic study depression scale (CES-
D)(22), gồm 20 câu thể hiện các mức độ tương
ứng với số ngày trải qua trong tuần gần nhất,
trong đó 0 điểm là không có hoặc có <1 ngày, 1
điểm tương ứng với đôi khi có từ 1 – 2 ngày, 2
điểm tương ứng với có triệu chứng từ 3 – 4
ngày và 3 điểm khi có biểu hiện từ 5 – 7 ngày.
Các câu hỏi có thứ tự số 4, 8, 12 và 16 trong
thang đo cần được chuyển ngược điểm trước
khi tính tổng điểm của thang đo. Những
người có tổng điểm theo thang đo từ 16 điểm
trở lên thì được cho rằng có các dấu hiệu rối
loạn trầm cảm. Bộ câu hỏi đánh được đánh gia
độ giá trị tại Việt Nam cho thấy hệ số
Cronbach’s α = 0,81, độ nhạy là 79,8%, độ
chuyên biệt là 83%(27).
Rối loạn lo âu
Đánh giá bằng thang đo Hamilton A(12):
gồm 14 câu hỏi thông tin liên quan đến các
khía cạnh rối loạn lo âu toàn thể, đánh giá
trong một tuần gần nhất. Mỗi câu hỏi được mã
hóa từ 1 đến 4 tương ứng với 4 mức độ: không
có, nhẹ, trung bình, nặng. Tổng điểm rối loạn
lo âu từ 1 đến 17 là “nhẹ”, 18-24 mức độ
“trung bình”, và 25 đến 56 là mức độ “nặng”.
Triệu chứng bệnh liên quan đến HIV
Đánh giá qua thang đo HSI (HIV Symptom
Index)(16): gồm 20 câu hỏi nhưng do có 3 câu hỏi
“rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu” trùng với
câu hỏi của thang đo trầm cảm, rối loạn lo âu
nên còn 17 câu hỏi, đánh giá trong một tháng
gần nhất. Mỗi câu hỏi mã hóa từ 1 đến 7 tương
ứng với mức độ làm phiền bệnh nhân: từ
“không có” cho đến “rất rất làm phiền”, mỗi
triệu chứng có xuất hiện và có làm phiền sẽ được
tính là một điểm, ngược lại là không điểm, tổng
điểm sẽ bằng tổng điểm các câu hỏi.
Giúp đỡ xã hội
Sử dụng thang đo MSPSS
(Mutidimensional scale of perceived social
support, MSPSS)(6): gồm 12 câu hỏi, thu thập
các dữ kiện liên quan đến giúp đỡ từ gia đình,
từ bạn bè và từ người quan trọng khác. Mỗi
câu hỏi với 7 mức lựa chọn tương ứng với rất
rất không đồng ý cho đến rất rất đồng ý. Sau
khi tính trung bình cộng các câu hỏi sẽ được
điểm số giúp đỡ xã hội và được chia làm 3
mức độ thấp (<3), trung bình (3-<5), cao (≥5).
Phần thu thập từ bệnh án
thu thập những dữ liệu liên quan đến quá
trình điều trị như CD4 hiện tại, tải lượng vi
rút, tác dụng phụ, phác đồ, khoảng thời gian
nhiễm bệnh, điều trị, điều trị phòng ngừa.
Nghiên cứu thử được tiến hành trên 35 người
nhiễm HIV tại phòng khám. Kết quả phân tích
thử về chỉ số Cronbach’s alpha (Bảng 1) cho
thấy bộ công cụ có độ tin cậy cao và được
chọn để sử dụng trong nghiên cứu này.
Bảng 1: Chỉ số Cronbach’s α (n=35)
Công cụ Cronbach’s α
MSPSS 0,94
Gia đình 0,95
Bạn bè 0,85
Người quan trọng khác 0,91
CES-D 0,83
HAM-A 0,83
HSI 0,90
Phân tích thống kê
Dữ liệu được nhập bằng phần mềm
Epidata 3.1, phân tích bằng phần mềm Stata
13. Thống kê mô tả dùng tần số và tỷ lệ cho
các biến định tính, trung bình (độ lệch chuẩn)
cho biến định lượng có phân phối chuẩn,
trung vị (khoảng tứ phân vị) cho biến định
lượng có phân phối lệch. Kiểm định χ² xác
định mối liên quan giữa trầm cảm và các yếu
tố khác với ngưỡng ý nghĩa là 0,05, và dùng tỉ
số tỷ lệ hiện mắc (PR) với khoảng tin cậy 95%
(KTC 95%) lượng giá mức độ liên quan. Phân
tích đa biến bằng mô hình hồi quy Poisson với
biến số đưa vào có chỉ số p trong phân tích
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 288
đơn biến <0,2, sau đó kiểm tra tính tương tác
giữa các biến số, cuối cùng đánh giá độ phù
hợp của mô hình.
Y đức
Nghiên cứu được thông qua hội đồng đạo
đức trong nghiên cứu y sinh học đại học Y
Dược Tp. HCM theo quyết định số 163 ký
ngày 10/5/2017. Các đối tượng tham gia
nghiên cứu được giải thích rõ về mục tiêu
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Những
thông tin đối tượng cung cấp chỉ phục vụ cho
mục đích nghiên cứu và không gây ảnh hưởng
đến quá trình điều trị của bệnh nhân.
KẾT QUẢ
Thực hiện trên 381 bệnh nhân HIV/AIDS
đang điều trị ARV.
Bảng 2: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (N=381)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %
Giới (Nam) 274 71,9
Nhóm tuổi
19 - 29
30 - 39
40 - 49
≥ 50
67
209
80
25
17,6
54,8
21,0
6,6
Tình trạng sống chung
Sống với vợ/chồng
Sống với ba/ mẹ
Độc thân
153
136
92
40,2
35,7
24,1
Sử dụng ma túy (có)
(một tháng gần nhất) 12 3,2
Sử dụng bao cao su (n= 161)
(một tháng gần nhất)
Luôn luôn
Thỉnh thoảng
Không
126
10
25
78,3
6,2
15,5
Mức độ được giúp đỡ xã hội
Thấp
Trung bình
Cao
36
186
159
9,5
48,8
41,7
Đường lây nhiễm
Tiêm chích
Tình dục
Không rõ
123
200
74
32,3
52,5
19,4
Thời gian điều trị ARV (năm)
≤ 1
1 - 5
5 - 10
≥ 10
26
184
154
17
6,8
48,3
40,4
4,5
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %
Tuân thủ điều trị (có)
(một tháng gần nhất) 309 81,1
CD4 hiện tại (tb/mm3) (n = 377)
< 200
200 - 349
350 - 499
≥ 500
53
69
77
178
14,1
18,3
20,4
47,2
Triệu chứng bệnh HIV/AIDS
(một tháng gần nhất)
1
2 - 4
≥ 5
210
90
81
55,1
23,6
21,3
Mức độ rối loạn lo âu (n= 317)
Nhẹ
Trung bình
Nặng
278
21
18
87,7
6,6
5,7
Khám Bs tâm thần/tâm lý (có) 33 8,7
Dùng thuốc an thần (có) 24 6,3
Trầm cảm (có) (một tuần gần nhất) 112 29,4
Có 381 người tham gia vào nghiên cứu,
nhóm tuổi từ 30-49 chiếm 75%, đa số họ sống
chung với gia đình hoặc người thân (75,9%),
có trình độ học vấn cấp 3 và lớn hơn cấp 3
chiếm 52,2%. Điểm số trung bình nhận được
giúp đỡ xã hội là 4,8 ± 1,28 điểm, chủ yếu ở
mức trung bình và mức cao (90,5%). Trong
tháng qua có 48% người tham gia hút thuốc lá,
40,9% sử dụng rượu bia, 3,2% sử dụng ma túy,
7,9% điều trị Methadone và ở những người có
quan hệ tình dục thì chỉ có 78,3% người luôn
luôn sử dụng bao cao su.
Thời gian trung vị (khoảng tứ phân vị)
mắc bệnh HIV và thời gian điều trị ARV lần
lượt là 5,8 (2,5-8,7), 4,3 (1,7-7,3) năm, đa số ở
giai đoạn lâm sàng 1 của bệnh (96,1%) và 84%
có ngưỡng tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát
hiện (<20cps/ml). Trung vị (khoảng tứ phân vị)
của triệu chứng liên quan đến bệnh HIV là 1
(0-4). Có 81,1% đang tuân thủ điều trị tốt. Có
29,4% có trầm cảm, 82% có rối loạn lo âu trong
đó mức độ nhẹ chiếm 87,7% và chỉ có 6,3 là đã
từng uống thuốc tâm thần và 8,7% khám bác sĩ
tâm lý, tâm thần.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 289
Bảng 3: Mối liên quan trầm cảm và các yếu tố liên quan bằng mô hình Possion đa biến
Đặc điểm Giá trị
Pthô
PR thô
(KTCthô 95%)
Giá trị
Phc
PR hc
(KTChc 95%)
Sống chung
Vợ/chồng, bạn tình
Ba/mẹ
Độc thân
0,002
0,852
1
1,76 (1,23–2,52)
1,04 (0,65–1,66)
0,001
0,595
1
1,67 (1,22–2,28)
0,66 (0,75–1,64)
Mức độ giúp đỡ xã hội
Thấp
Trung bình
Cao
0,029
0,765
1,64 (1,05–2,56)
1,05 (0,74–1,48)
1
0,002
0,676
1,93 (1,26–2,96)
1,06 (0,79–1,42)
1
Triệu chứng bệnh*
1
2 - 4
5
0,001
1
2,90 (1,53-2,36)
3,63 (2,35-5,60)
0,005
1
1,30 (1,08-1,56)
1,70 (1,15-2,49)
Sử dụng thuốc an thần
Có
Không
<0,001
2,66 (1,95-3,36)
<0,001
2,18 (1,57-3,04)
Mức độ rối loạn lo âu*
Nhẹ
Trung bình
Nặng
<0,001
1
1,99 (1,57 - 2,53)
3,97 (2,46 - 6,40)
<0,001
1
1,72 (1,49-1,99)
2,97 (2,22-23,96)
PRhc: PR hiệu chỉnh, KTChc: KTC hiệu chỉnh, * Có tính khuynh hướng
Sau khi phân tích đa biến cho thấy những
người sống với gia đình (PR=1,67, p=0,001),
nhận được giúp đỡ xã hội thấp (PR=1,93,
p=0,002), có tiền căn sử dụng thuốc chống
trầm cảm, lo âu (PR=2,18, p<0,001), có nhiều
triệu chứng liên quan đến bệnh HIV (PR=1,3,
p=0,005), có mức độ rối loạn lo âu càng cao
(PR=1,72, p<0,001) thì có tỷ lệ trầm cảm cao
hơn nhóm không có đặc điểm trên.
BÀN LUẬN
Có 391 bộ câu hỏi trả lời đầy đủ các bộ câu
hỏi thành phần, rối loạn trầm cảm, lo âu, giúp
đỡ xã hội và triệu chứng liên quan đến bệnh
HIV nhưng do không tìm được bệnh án. Còn
lại 381 bộ câu hỏi được đưa vào phân tích, với
tỷ lệ mất mẫu là 2,62%.
Dân số nghiên cứu có độ tuổi trung bình là
36,1 7,8 tuổi, tập trung chủ yếu ở nhóm 20
đến 39 tuổi (72,5%), nam giới chiếm 71,9%
điều này phù hợp với báo cáo của khu vực
phía Nam năm 2016 (70,3% giới Nam và nhóm
tuổi từ 20 đến 39 tuổi chiếm 77,8%(28). Đối với
vấn đề sống chung, có 24,2% người tham gia
nghiên cứu sống một mình, điều này có sự
khác biệt với nghiên cứu như Đặng Thị Thanh
Thảo 9,1%(7). Có thể do ảnh hưởng bởi nhóm
có quan hệ đồng giới cao trong nghiên cứu
(19,2%) bởi nhóm này có đến 40% trong số họ
đang sống một mình.
Có 52,5% số người tham gia lây nhiễm HIV
qua đường tình dục, 32% lây nhiễm qua
đường tiêm chích, thấp hơn báo cáo của Viện
Pasteur Tp. HCM về đường lây truyền ở khu
vực Đông Nam Bộ (60% , 27,2%) nhưng cao
hơn ở nhóm không rõ đường lây truyền
(19,4% so với 10,8%)(28). Điều này có thể do đặc
điểm riêng của địa điểm nghiên cứu, nhưng
cũng có thể do người tham gia có xu hướng
lựa chọn không rõ đường lây truyền vì sợ rằng
sẽ bị kì thị bởi những người xung quanh và
nghiên cứu viên khi hoàn thành bộ câu hỏi
nếu họ đọc được.
Đối với sử dụng rượu, hành vi nguy cơ thì
nghiên cứu của chúng tôi cũng có khác biệt so
với các nghiên cứu trong nước, như kết quả
của tác giả Thái Thanh Trúc(26) sự khác biệt này
có thể do hai nghiên cứu thực hiện ở hai vị trí
và thời điểm khác nhau, hơn nữa nghiên cứu
của chúng tôi có 71% số người có giới tính là
nam so với 64% trong nghiên cứu của tác giả
Thái Thanh Trúc, và có đến 32% người tham
gia bị lây nhiễm HIV qua đường tiêm chích vì
vậy làm cho tỷ lệ cao hơn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 290
Điểm số giúp đỡ xã hội trung bình của
người tham gia nghiên cứu là 4,8 1,26 điểm,
hầu hết thuộc vào nhóm trung bình và cao
(90%). So với một vài nghiên cứu khác thì
nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tốt hơn,
nghiên cứu của tác giả Petersen. I (3,5
1,14)(24). Eugene Kinyanda (70%) và Caroline
Kingori 47% người tham gia thuộc nhóm
trung bình và cao(20,21). Điều này có thể do đặc
điểm văn hóa của các đối tượng khác nhau, và
có thể do đa số người tham gia nghiên cứu của
chúng tôi họ cho người nhà hoặc bạn bè biết
về tình trạng bệnh của họ (84%) và đa số họ
sống với ba mẹ hoặc vợ chồng, con cái.
Một nửa số người tham gia có số triệu
chứng liên quan đến bệnh HIV mà họ cảm
thấy làm phiền ở một triệu chứng hoặc không
có triệu chứng, điều này hoàn toàn phù hợp vì
có khoảng 90% dân số khảo sát ở giai đoạn 1
lâm sàng. So với nghiên cứu của tác giả Peter
A. Vanable cũng cho thấy triệu chứng trung
bình là 1,4 0,79 triệu chứng(29), Michael S Yi
3,1 3,2 triệu chứng trong tháng qua(32).
Nghiên cứu cho kết quả 82% người tham
gia có rối loạn lo âu và chủ yếu tập trung ở
nhóm có mức độ nhẹ (73%). Tỷ lệ này cao hơn
so với nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Thanh
Thảo (54%)(7). Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ
trầm cảm là 29,4%, tỷ lệ này thấp hơn so với
các nghiên cứu của các tác giả ở Việt Nam,
Huỳnh Ngọc Vân Anh 42%(3), Thái Thanh Trúc
36,5%(26), và so với các nghiên cứu ở một số tác
giả trên thế giới thì tỷ lệ của chúng tôi cũng
thấp hơn: Ashraf Kagee (52,9%)(17), Wen-Li
Hou (41%)(13), Gibbie T (34,8%)(11), Celesia B M
(47%)(4), Brian Wells Pence (39%)(23), Và tương
đương với tác giả Fiona Judd(15) (27%),
Catherine O. Egbe (28,2%)(9). Chúng tôi nghĩ
rằng một số sự khác biệt này có thể do sự khác
biệt về sử dụng thang công cụ khác nhau, hay
do đặc điểm dân số nghiên cứu khác nhau.
Mặc dù có tỷ lệ trầm cảm và rối loạn lo âu
rất cao nhưng trong dân số nghiên cứu chỉ có
8,7% và 6,3% người tham gia là đã từng đến
khám, tham vấn ở bác sĩ tâm lý hoặc tâm thần,
đã từng sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ
hoặc thuốc chống trầm cảm hoặc lo âu (Bảng
1). Kết quả cũng tương đồng với tác giả
Lorenza Nogueira Campos (Brazil) với 10,6%
và 6,5% là đã từng đến khám, tham vấn ở bác
sĩ tâm lý hoặc tâm thần, và có sử dụng thuốc
an thần, thuốc ngủ hoặc thuốc chống trầm cảm
hoặc lo âu(3). Điều này phù hợp với thực trạng
trên thế giới cũng như của Việt Nam khi
những vấn đề về tâm thần chưa được quan
tâm đúng mức và đặc biệt ở nhóm người
nhiễm HIV.
Kết quả cho thấy mối liên quan giữa trầm
cảm và tình trạng sống chung (Bảng 3), Điều
này có thể lý giải rằng: khi họ sống với vợ
chồng thì họ có thể chia sẻ những khó khăn
trong cuộc sống do đó tỷ lệ trầm cảm ở nhóm
này thấp hơn nhóm sống với ba mẹ. Hơn nữa,
đôi khi sống với ba mẹ thì có thể khó tâm sự
hơn và khó nói cho họ biết về tình trạng bệnh
của họ vì sợ rằng ba mẹ họ lo lắng cho họ. Và
khi họ sống với vợ hoặc chồng thì có sự giúp
đỡ về tài chính lẫn nhau. Điều này còn thấy rõ
hơn khi chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa
trầm cảm và mức độ nhận được giúp đỡ xã
hội (Bảng 3). Những người nhận được giúp đỡ
xã hội cao thì có tỷ lệ trầm cảm ít hơn những
người có mức độ giúp đỡ xã hội thấp.
Những người đã từng sử dụng thuốc
chống trầm cảm hoặc lo âu thì có tỷ lệ trầm
cảm cao hơn (Bảng 3), có thể do họ có bất
thường trước đó, vậy nên bây giờ sẽ dễ tái
phát hơn những người chưa từng có bất
thường. Đối với mối liên quan với mức độ rối
loạn lo âu (Bảng 3) do hai nhóm triệu chứng
này đôi khi cũng không thể phân biệt được rõ
ràng. Chúng tôi chưa tìm thấy liên quan giữa
trầm cảm và các đặc điểm của quá trình lây
nhiễm và điều trị của bệnh nhân như: nguồn
lây nhiễm, khoảng thời gian phát hiện, điều
trị, bệnh kèm theo, mắc bệnh nhiễm trùng cơ
hội, phác đồ hiện tại, tác dụng phụ, CD4 hiện
tại, điều trị phòng ngừa, giai đoạn lâm sàng,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 291
tuân thủ điều trị, tiền sử khám bác sĩ tâm lý
hoặc tâm thần.
Điểm mạnh - hạn chế
Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi CES-D đã
được đánh giá tính giá trị và cho kết quả phù
hợp với đặc điểm của người Việt Nam. Hơn
nữa, trước khi nghiên cứu đã thực hiện nghiên
cứu thử để điều chỉnh phù hợp với đăc điểm
dân số nơi nghiên cứu và tính độ tin cậy của
bộ câu hỏi. Nghiên cứu dùng nhiều thang đo
chuẩn đánh giá các vấn đề khác nhau, do đó
sẽ có cái nhìn bao quát hơn về người nhiễm
HIV. Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu cắt
ngang do đó phần nào làm hạn chế khả năng
suy diễn các nguyên nhân giữa các biến số
quan trọng.
KẾT LUẬN
Người tham gia nghiên cứu có đa số là
nam, đa số có tuổi từ 30-49 tuổi, nhận được
giúp đỡ xã hội ở mức trung bình và cao. Tỷ lệ
trầm cảm là 29,4%. Những người sống chung
với gia đình nhận được giúp đỡ xã hội thấp,
tiền sử sử dụng thuốc an thần, chống trầm
cảm, chống lo âu, người có triệu chứng bệnh
liên quan đến bệnh HIV, có mức độ rối loạn lo
âu cao thì có tỷ lệ trầm cảm cao hơn những
người không có các đặc điểm trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alciati A, Gallo L, Monforte AD, Brambilla F, Mellad C
(2007). "Major depression-related immunological changes
and combination antiretroviral therapy in HIV-
seropositive patients". Hum Psychopharmacol, 22 (1): 33-40.
2. Belenky NM, Cole SR, Pence BW, Itemba D, Marm V,
Whetten K (2014) "Depressive symptoms, HIV medication
adherence, and HIV clinical outcomes in Tanzania: a
prospective, observational study". PLoS One, 9 (5): e95469.
3. Campos LN, Guimaraes MD, Remien RH (2010) "Anxiety
and depression symptoms as risk factors for non-
adherence to antiretroviral therapy in Brazil". AIDS Behav,
14 (2): 289-99.
4. Celesia BM, et al. (2013) "High prevalence of undiagnosed
anxiety symptoms among HIV-positive individuals on
cART: a cross-sectional study". Eur Rev Med Pharmacol Sci,
17 (15): 2040-6.
5. Charles B, Jeyaseelan L, Pandian AK, Sam AE,
Thenmozhz M, Jayaseelan V (2012). "Association between
stigma, depression and quality of life of people living
with HIV/AIDS (PLHA) in South India - a community
based cross sectional study". BMC Public Health, 12: 463.
6. Dahlem NW, Zimet GD, Walker RR (1991). "The
Multidimensional Scale of Perceived Social Support: a
confirmation study". J Clin Psychol, 47 (6): 756-61.
7. Đặng Thi Thanh Thảo, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Cao Ngọc
Nga (2015), Rối Loạn Lo Âu Và Các Yếu Tố Liên Quan
Trên Bệnh Nhân HIV Đang Điều Trị ARV Tại Bệnh Viện
Nhiệt Đới Năm 2015, khóa luận tốt nghiệp bác sĩ Y học
dự phòng, khoa Y Tế Công Cộng đại học Y Dược
Tp.HCM, trang 43.
8. Đỗ Văn Dũng (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học
với phần mềm stata, tái bản lần thứ 1, trang: 41, Đại Học
Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
9. Egbe CO, Dakum PS, Ekong E, Kohrt BA, Minto JG, Ticao
CJ (2017). "Depression, suicidality, and alcohol use
disorder among people living with HIV/AIDS in Nigeria".
BMC Public Health, 17 (1): 542.
10. Esposito CA, Steel Z, Gioi TM, Huyen TT, Tarantola D
(2009). "The prevalence of depression among men living
with HIV infection in Vietnam". Am J Public Health, 99
Suppl 2: S439-44.
11. Gibbie T, et al. (2006) "Depression and neurocognitive
performance in individuals with HIV/AIDS: 2-year
follow-up". HIV Med, 7 (2): 112-21.
12. Hamilton M (1959) "The assessment of anxiety states by
rating". Br J Med Psychol, 32 (1): 50-5.
13. Hou WL, et al. (2014) "Mediating effects of social support
on depression and quality of life among patients with HIV
infection in Taiwan". AIDS Care, 26 (8): 996-1003.
14. Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên, Dương Bá Vũ,
Nguyễn Thị Phương Thảo (2016) "trầm cảm và các yếu tố
liên quan ở người nhiễm hiv đang điều trị ARV". Tạp chí y
học Tp. HCM, 23 (1): 252.
15. Judd F, et al. (2005) "Nature of depression in patients with
HIV/AIDS". Aust N Z J Psychiatry, 39 (9): 826-32.
16. Justice AC, et al. (2001) "Development and validation of a
self-completed HIV symptom index". J Clin Epidemiol, 54
Suppl 1: S77-90.
17. Kagee A, Martin L (2010) "Symptoms of depression and
anxiety among a sample of South African patients living
with HIV". AIDS Care, 22 (2): 159-65.
18. Kaiser Family Foundation (2016), The Global HIV/AIDS
Epidemic, The Henry J.Kaiser Family Foundation,
hivaids-epidemic/, accessed on 4/22/2017.
19. Khan MR, et al (2009), "Depression, sexually transmitted
infection, and sexual risk behavior among young adults in
the United States". Arch Pediatr Adolesc Med, 163 (7): 644-
52.
20. Kingori C, Haile ZT, Ngatia P (2015). "Depression
symptoms, social support and overall health among HIV-
positive individuals in Kenya". Int J STD AIDS, 26 (3):
165-72.
21. Kinyanda E, Hoskins S, Nakku J, Nawaz S, Patel V (2011),
"Prevalence and risk factors of major depressive disorder
in HIV/AIDS as seen in semi-urban Entebbe district,
Uganda". BMC Psychiatry, 11:205.
22. Lenore Sawyer Radloff (1977) "The CES-D Scale: A Self-
Report Depression Scale for Research in the General
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 292
Population". Center for Epidemiologic Studies National
Institute of Mental Health, 1 (3): 385-401.
23. Pence BW, Miller WC, Whetten K, Eron JJ, Gaynes BN
(2006). "Prevalence of DSM-IV-defined mood, anxiety,
and substance use disorders in an HIV clinic in the
Southeastern United States". J Acquir Immune Defic Syndr,
42 (3):298-306.
24. Petersen I, Hanass Hancock J, Bhana A, Govender K
(2014) "A group-based counselling intervention for
depression comorbid with HIV/AIDS using a task shifting
approach in South Africa: a randomized controlled pilot
study". J Affect Disord, 158: 78-84.
25. Sikkema KJ, Watt MH, Drabkin AS, Meade CS, Hansen
NB, Pence BW(2010). "Mental health treatment to reduce
HIV transmission risk behavior: a positive prevention
model". AIDS Behav, 14 (2): 252-62.
26. Thai TT, Jones MK, Harris LM, Heard RC (2017). "The
association between symptoms of mental disorders and
health risk behaviours in Vietnamese HIV positive
outpatients: a cross-sectional study". BMC Public Health,
17 (1): 250.
27. Thai TT, Jones MK, Harrih LM, Heard RC (2016).
"Screening value of the Center for epidemiologic studies -
depression scale among people living with HIV/AIDS in
Ho Chi Minh City, Vietnam: a validation study". BMC
Psychiatry, 16:145.
28. Tổ HIV/AIDS viện Pasteur Tp.HCM (2016) Báo Cáo Tình
Hình Dịch Tại Khu Vực Phí Nam 2016, Tp.HCM, trang:
01.
29. Vanable PA, Carey MP, Blair DC, Littlewood RA (2006).
"Impact of HIV-related stigma on health behaviors and
psychological adjustment among HIV-positive men and
women". AIDS Behav, 10 (5): 473-82.
30. WHO (2016) HIV/AIDS Fact Sheets, WHO,
accessed on 4/21/2017.
31. WHO (2017) Depression and Other Common Mental
Disorders, Geneva, Switzerland, pp. 7,14.
32. Yi MS, et al. (2006) "Religion, spirituality, and depressive
symptoms in patients with HIV/AIDS". J Gen Intern Med,
21 Suppl 5:S21-7.
Ngày nhận bài báo: 02/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tram_cam_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_nguoi_nhiem_hivaids_dang.pdf