Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 134 TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trương Thị Thiên Thấm*, Huỳnh Ngọc Vân Anh**, Nguyễn Ngọc Minh Châu*, Phạm Phương Thảo*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung và kết quả cho tỷ lệ khá cao. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung là đối tượng dễ mắc trầm cảm, trầm cảm góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh ung thư cổ tử cung. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 307 bệnh nhân ung thư cổ tử cung đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM trong khoảng thời gian từ tháng 3/2018 đến tháng 6/2018. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn và phiếu thu th...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 134 TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trương Thị Thiên Thấm*, Huỳnh Ngọc Vân Anh**, Nguyễn Ngọc Minh Châu*, Phạm Phương Thảo*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung và kết quả cho tỷ lệ khá cao. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung là đối tượng dễ mắc trầm cảm, trầm cảm góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh ung thư cổ tử cung. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 307 bệnh nhân ung thư cổ tử cung đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM trong khoảng thời gian từ tháng 3/2018 đến tháng 6/2018. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn và phiếu thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án. Tỷ lệ trầm cảm được đo lường bằng thang đo trầm cảm CES-D (Center for Epidemiologic Study Depression Scale), điểm số CES-D ≥ 16 là có dấu hiệu trầm cảm. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung là 16,6%. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung là điều kiện kinh tế, thời gian mắc bệnh, giai đoạn bệnh, điều trị hóa trị hoặc xạ trị. Kết luận: Điều trị ung thư cổ tử cung cần kết hợp điều trị về mặt tinh thần cho bệnh nhân, đặc biệt trên các đối tượng có điều kiện kinh tế nghèo, thời gian mắc bệnh dài, giai đoạn bệnh nặng, đang điều trị hóa trị hoặc xạ trị. Từ khóa: trầm cảm, CES-D, ung thư cổ tử cung ABSTRACT DEPRESSION AND RELATED FACTORS IN CERVICAL CANCER PATIENTS ARE TREATED IN HO CHI MINH CITY ONCOLOGY HOSPITAL Truong Thi Thien Tham, Huynh Ngoc Van Anh, Nguyen Ngoc Minh Chau, Pham Phuong Thao * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 134-139 Background: There have been many studies of incidence of depression in cervical cancer patients all over the world and the results are quite high. Cervical cancer patients are more susceptible to depression and depression contributing to a more serious incidence of cervical cancer. Objectives: To determine the incidence of depression and related factors with depression in patients with cervical cancer. Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 307 cervical cancer patients treated at the HCM City Oncology Hospital from March, 2018 to June, 2018. Study used prepared questionnaires and questionnaires to collect information from medical records. Depression rates were measured by the CES-D Depression Scale (CES-D), a CES-D score ≥ 16, indicating depression. Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh BM Thống kê y học - Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh BM Tâm lý y học - Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Trương Thị Thiên Thấm ĐT: 0969.930.590 Email: thientham28@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 135 Results: The incidence of depression in cervical cancer patients was 16.6%. Factors related to depression in patients with cervical cancer are economic conditions, duration of illness, stage of illness, chemotherapy or radiation therapy. Conclusions: Cervical cancer therapy should be combined with psychological treatment for patients, especially those with poor economic conditions, long illnesses duration, severe illness, and treatment chemotherapy or radiation therapy. Key words: Depression, CES-D, cervical cancer ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm là một căn bệnh nghiêm trọng với cảm giác buồn bã, thiếu quan tâm và thích thú trong các hoạt động hàng ngày, kéo dài ít nhất là hai tuần, kèm theo các triệu chứng như giảm cân hoặc mất cân đáng kể, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, thiếu năng lượng, không có khả năng tập trung, cảm giác vô dụng, tội lỗi. Trầm cảm trầm trọng có thể gây hại cho bản thân người bệnh như tự làm tổn thương bản thân hoặc có ý nghĩ tự sát.(2,18) Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu trong số các nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Từ năm 2005 đến năm 2015, số người sống với trầm cảm đã tăng lên hơn 300 triệu người trên toàn cầu - tăng hơn 18%(18). Ung thư cổ tử cung là một trong số 10 loại ung thư thường gặp nhất ở nữ(1,14). Trong báo cáo tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2013, tổng số năm sống bị mất đi hiệu chỉnh theo mức độ bệnh tật (DALYs) của ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ 3 trong nhóm gánh nặng bệnh tật do ung thư ở nữ, chỉ sau ung thư vú và ung thư phổi(8). Những người mắc bệnh ung thư thường ở trong trạng thái căng thẳng do những ảnh hưởng về thể chất, tinh thần và xã hội(13) Trầm cảm trên nhóm bệnh nhân ung thư thường phổ biến hơn so với nhóm bệnh nhân mắc các bệnh khác(12). Khi bị trầm cảm, trầm cảm góp phần làm cho người bệnh cảm thấy chán nản và thường không tuân thủ theo phác đồ điều trị, điều này càng làm cho tình trạng bệnh ung thư ngày càng nặng hơn(9). Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về trầm cảm trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung tại Anh, Hoa Kì, Hàn quốc, Trung Quốc, Zambia kết quả cho thấy tỷ lệ trầm cảm khá cao, khoảng 21,3% - 80,0%(3,10,11,16,19). Trong số 10 loại ung thư phổ biến nhất thì ung thư cổ tử cung có tỷ lệ trầm cảm đứng hàng thứ 5(15). Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 12.000 ca mắc mới bệnh ung thư cổ tử cung(17). Riêng tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, mỗi năm có hơn 6.000 lượt bệnh nhân điều trị ngoại trú và nội trú(4,5,6). Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2018 trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu được tuyển chọn dựa vào những tiêu chí (1) ≥18 tuổi đang điều trị nội trú và (2) bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Cỡ mẫu được tính dựa vào công thức ước lượng một tỷ lệ với xác xuất sai lầm loại 1 = 0,05, lấy p = 0,276 dựa theo nghiên cứu của Sarah Bradley, Stephen Rose (2006) tại Hoa Kì(7) sai số biên d = 5%. Ước tính cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là 307 bệnh nhân. Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện để lựa chọn đối tượng. Công cụ của nghiên cứu là bộ câu hỏi soạn sẵn phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và phiếu thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án. Đánh giá trầm cảm bằng thang đo CES-D, được Radloff xuất bản năm 1977, gồm 20 câu hỏi. Các nghiên cứu cho thấy CES-D có tính giá trị và độ tin cậy cao với Cronbach’s α > 0,85, phù hợp để sử dụng trong nghiên cứu tâm lí xã hội lâm sàng ở bệnh nhân ung thư. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 136 Số liệu sau khi thu thập sẽ được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. Phân tích dữ liệu bằng phần mềm Stata 13.0. Các kết quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng tần số và tỷ lệ % bao gồm nhóm tuổi, nơi sống, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, tình trạng hôn nhân, tình trạng sống chung, người sống chung, mối quan hệ trong gia đình, sự quan tâm của người thân, người chăm sóc, số lần sinh đủ tháng, số lần sinh thiếu tháng, số lần sẩy thai/nạo phá thai, số con hiện còn sống, hành vi khi biết bị bệnh, hành vi tuân thủ điều trị, nhóm thời gian mắc bệnh, giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị, tình trạng bệnh kèm theo, các bệnh kèm theo, trầm cảm. Trung bình và độ lệch chuẩn với biến tuổi, tứ phân vị và khoảng tứ phân vị với biến thời gian mắc bệnh và điểm số trầm cảm. Sử dụng kiểm định chi bình phương hoặc kiểm định chính xác Fisher để kiểm tra mối liên quan giữa biến số trầm cảm với các biến số, kết quả có ý nghĩa thống kê nếu giá trị p < 0,05. Sử dụng chỉ số lượng giá mức độ liên quan bằng số đo tỉ số tỷ lệ hiện mắc (PR) với khoảng tin cậy 95%. Nghiên cứu được chấp thuận về các khía cạnh đạo đức từ Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh số 117/ĐHYD-HĐĐĐ, kí ngày 21/03/2018. KẾT QUẢ Phần lớn đối tượng có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên (62,2%). Đa số là sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Dân tộc Kinh chiếm chủ yếu. Đa số các đối tượng không theo tôn giáo (47,6%), theo Phật giáo chiếm 39,4%. Chủ yếu là cấp I và cấp II với tỷ lệ lần lượt là 40,4% và 32,6% (Bảng 1). Điều kiện kinh tế của đối tượng đa số là trung bình chiếm 55,4%. Tỷ lệ đối tượng đã kết hôn chiếm cao nhất với 71,4. Hầu hết đối tượng sống chung với người thân. Các đối tượng đều có mối quan hệ hòa thuận và đa số nhận được nhiều sự hỗ trợ từ người thân (Bảng 2). Bảng 1: Đặc điểm dân số (n = 307) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Nhóm tuổi <40 tuổi 40 13,0 40-49 tuổi 76 24,8 50-59 tuổi 87 28,3 60-69 tuổi 70 22,8 ≥70 tuổi 34 11,1 Nơi sống TP.HCM 57 18,6 Khác 250 81,4 Dân tộc Kinh 293 95,4 Khác 14 4,6 Tôn giáo Không tôn giáo 146 47,6 Phật 121 39,4 Thiên chúa 22 7,2 Khác 18 5,8 Trình độ học vấn Dưới cấp 1 30 9,8 Cấp 1 124 40,4 Cấp 2 100 32,6 Cấp 3 41 13,3 Trên cấp 3 12 3,9 Bảng 2: Đặc điểm kinh tế-xã hội và sự hỗ trợ từ gia đình (n = 307) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Điều kiện kinh tế Rất nghèo 2 0,6 Nghèo 88 28,7 Cận nghèo 33 10,7 Trung bình 170 55,4 Khá giả 14 4,6 Tình trạng hôn nhân Độc thân 5 1,6 Đã kết hôn 219 71,4 Ly thân/ly dị 28 9,1 Góa 55 17,9 Sống chung Có 291 94,8 Không 16 5,2 Mối quan hệ Hòa thuận 298 97,1 Bất đồng quan điểm 26 8,5 Mâu thuẫn 4 1,3 Hỗ trợ từ người thân Thăm hỏi 305 99,4 Chăm sóc 278 90,5 Hỗ trợ chi phí 286 93,2 Thờ ơ 1 0,3 Đa số các đối tượng sinh con đủ tháng. Sinh con thiếu tháng chỉ 6,2%. Sẩy thai/nạo phá thai chiếm đến 43,3%. Có 48,5% đối tượng có từ 1 đến 2 con (Bảng 3). Hầu hết các đối tượng tham gia nghiên cứu có thời gian mắc bệnh dưới 6 tháng chiếm 65,5%. Giai đoạn 2 chiếm 43,3%. Phần lớn lựa chọn phương pháp điều trị xạ trị và hóa trị với tỷ lệ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 137 lần lượt là 63,2% và 47,6%. Có 34,5% bệnh nhân có mắc bệnh kèm theo. Các đối tượng tuân thủ điều trị chiếm đa số 86,6% (Bảng 4). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 307 đối tượng tham gia nghiên cứu có 51 đối tượng có dấu hiệu trầm cảm, chiếm tỷ lệ 16,6% (Bảng 5). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm với điều kiện kinh tế, thời gian mắc bệnh, giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị: Cụ thể so với nhóm có điều kiện kinh tế không nghèo thì nhóm có điều kiện kinh tế nghèo có tỷ lệ trầm cảm cao gấp 2,14 lần (KTC 95% là 1,28 - 3,55). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,003). Thời gian mắc bệnh càng dài thì tỷ lệ trầm cảm càng tăng. Cụ thể so với nhóm mắc bệnh ≤6 tháng thì tỷ lệ trầm cảm ở nhóm có thời gian mắc bệnh >6 tháng cao gấp 4,15 lần (KTC 95% là 2,41 - 7,14). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Giai đoạn bệnh càng nặng thì tỷ lệ trầm cảm càng tăng. Cụ thể so với nhóm bé hơn hoặc bằng giai đoạn 2 thì tỷ lệ trầm cảm ở nhóm lớn hơn giai đoạn 2 cao gấp 1,87 lần (KTC 95% là 1,14 - 3,07). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,013). Phương pháp điều trị xạ trị và hóa trị cũng là những yếu tố liên quan đến tỷ lệ trầm cảm. So với nhóm không hóa trị thì nhóm hóa trị có tỷ lệ trầm cảm cao gấp 2,21 lần (p = 0,003, KTC 95% là 1,29 - 3,77), so với nhóm không xạ trị thì nhóm xạ trị có tỷ lệ trầm cảm cao gấp 2,39 lần (p = 0,005, KTC 95% là 1,25 - 4,58) (Bảng 6). Bảng 3: Tiền sử sinh sản (n = 307) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Sinh đủ tháng 0 lần 21 6,8 1-2 lần 135 44,0 >2 lần 151 49,2 Sinh thiếu tháng Có 19 6,2 Không 288 93,8 Sẩy thai Có 133 43,3 Không 174 56,7 Con còn sống 0 con 14 4,6 1-2 con 149 48,5 >2 con 144 46,9 Bảng 4: Tình trạng bệnh và hành vi điều trị (n = 307) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Thời gian bệnh ≤6 tháng 201 65,5 >6 tháng 106 34,5 Giai đoạn bệnh Giai đoạn 0 2 0,7 Giai đoạn 1 67 21,8 Giai đoạn 2 133 43,3 Giai đoạn 3 77 25,1 Giai đoạn 4 28 9,1 Điều trị Xạ trị 194 63,2 Hóa trị 146 47,6 Phẫu thuật 78 25,4 Bệnh kèm Có 106 34,5 Không 201 65,5 Hành vi điều trị Tuân thủ 266 86,6 Không thường xuyên 31 10,1 Không điều trị 10 3,3 Bảng 5: Tỷ lệ trầm cảm theo thang đo CES-D (n=307) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Trầm cảm Có 51 16,6 Không 256 83,4 Bảng 6: Mối liên quan giữa trầm cảm và các đặc điểm (n = 307) Đặc điểm Trầm cảm Giá trị P PR (KTC 95%) Có (%) (n = 51) Không (%) (n = 256) Nhóm tuổi: <40 tuổi 40-49 tuổi ≥50 tuổi 7 (17,5) 14 (18,4) 30 (15,7) 33 (82,5) 62 (81,6) 161 (84,3) 0,903 0,778 1 1,05 (0,46 - 2,40) 0,90 (0,42 - 1,90) Nơi sống: Khác TP. HCM 45 (18,0) 6 (10,5) 205 (82,0) 51 (89,5) 0,171 1,71 (0,77 - 3,81) Dân tộc: Khác Kinh 2 (14,3) 49 (16,7) 12 (85,7) 244 (83,3) 1,000* 0,85 (0,23 - 3,16) Tôn giáo: Có Không 30 (18,6) 21 (14,4) 131 (81,4) 125 (85,6) 0,318 1,29 (0,78 - 2,16) Trình độ học vấn: < Cấp II Cấp II > Cấp II 31 (20,1) 14 (14,0) 6 (11,3) 123 (79,9) 86 (86,0) 47 (88,7) 0,220 0,168 1 0,70 (0,39 – 1,24) 0,56 (0,25 – 1,27) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 138 Điều kiện kinh tế: Nghèo Không nghèo 30 (24,4) 21 (11,4) 93 (75,6) 163 (88,6) 0,003 2,14 (1,28 - 3,55) Tình trạng hôn nhân Độc thân/Ly thân/Ly dị/Góa Đã kết hôn 15 (17,1) 36 (16,4) 73 (82,9) 183 (83,6) 0,897 1,04 (0,60 - 1,80) Tình trạng sống chung: Có Không 47 (16,2) 4 (25,0) 244 (83,8) 12 (75,0) 0,316* 0,65 (0,27 - 1,57) Thời gian mắc bệnh: >6 tháng ≤6 tháng 35 (33,0) 16 (8,0) 71 (67,0) 185 (92,0) <0,001 4,15 (2,41 - 7,14) Giai đoạn bệnh: > Giai đoạn 2 ≤ Giai đoạn 2 25 (24,0) 26 (12,9) 79 (76,0) 176 (87,1) 0,013 1,87 (1,14 - 3,07) Phương pháp xạ trị: Có Không 41 (21,1) 10 (8,8) 153 (78,9) 103 (91,2) 0,005 2,39 (1,25 - 4,58) Phương pháp hóa trị: Có Không 34 (23,3) 17 (10,6) 112 (76,7) 144 (89,4) 0,003 2,21 (1,29 - 3,77) * Kiểm định chính xác Fisher BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi có 16,6% bệnh nhân ung thư cổ tử cung bị trầm cảm theo thang đo CES-D, lấy điểm cắt từ 16 điểm trở lên. Tỷ lệ này thấp hơn so với các nghiên cứu khác trên cùng bệnh nhân. Cụ thể tỷ lệ trầm cảm trong nghiên cứu của tác giả Ruth Mccorkle (2006) tại Anh là 21,3%(11) của Sarah Bradley, Stephen Rose (2006) tại Hoa Kì là 27,6%(7) của Jin Sheng Hong, Jun Titan (2012) tại Trung Quốc là 71,13%(10) của Yi-Long Yang (2013) tại Trung Quốc là 52,2%(19) của Paul Ravi (2016) tại Zambia là 80,0%(16). Sự chênh lệch về tỷ lệ vì các nghiên cứu có sự khác biệt về lựa chọn thang đo trầm cảm, phương pháp chọn mẫu và về văn hóa – xã hội giữa các nước. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm với điều kiện kinh tế. Kết quả này phù hợp với kết quả của tác giả Ruth Mccorkle (2006) tại Anh(11). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung với thời gian mắc bệnh, giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị. Nghiên cứu của Bea H và Park H (2015) tại Hàn Quốc cũng cho thấy những bệnh nhân ung thư cổ tử cung dài hạn có điểm số trầm cảm cao hơn so với những người bị giai đoạn sớm của bệnh(3). Tuy nhiên kết quả này của chúng tôi có khác biệt với nghiên cứu của Ruth Mccorkle (2006) tại Anh và Sarah Bradley, Stephen Rose (2006) tại Hoa Kì, theo các nghiên cứu này thì thời gian mắc bệnh, giai đoạn bệnh và phương thức điều trị không liên quan đến trầm cảm. Có sự khác biệt này vì trong nghiên cứu của Ruth Mccorkle, Sarah Bradley và Stephen Rose vẫn còn hạn chế là mẫu được chọn chủ yếu là những bệnh nhân mới được chẩn đoán, chủ yếu là giai đoạn đầu của bệnh do đó mẫu chưa có đủ sức mạnh để phát hiện sự liên quan giữa trầm cảm và tình trạng bệnh tật(7,11). Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung với nhóm tuổi, nơi sống, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, tình trạng sống chung, sự hỗ trợ từ gia đình, tiền sử sinh sản, các đặc điểm hành vi, phương pháp điều trị phẫu thuật và tình trạng bệnh kèm theo (p > 0,05). Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả Ruth Mccorkle (2006) tại Anh cho thấy có mối liên quan giữa trầm cảm và tình trạng hôn nhân, mức thu nhập của gia đình.(11) Nghiên cứu của Sarah Bradley, Stephen Rose (2006) tại Hoa Kì cũng có mối liên quan giữa trầm cảm với trình độ học vấn, tình trạng việc làm và hôn nhân(7). Nghiên cứu của Paul Ravi (2016) tại Zambia cũng có mối liên quan giữa trầm cảm với tuổi, trình độ học vấn và công việc(16). Sự khác biệt này có thể lý giải là vì nghiên cứu của chúng tôi chọn mẫu thuận tiện và tỷ lệ trầm cảm trong nghiên cứu của chúng tôi cũng khá chênh lệch so với các nghiên cứu khác, cụ thể là thấp hơn nên cũng có sự khác biệt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 139 ít nhiều về các yếu tố liên quan. Điểm mạnh trong nghiên cứu này là sử dụng thang đo CES-D đã được chuẩn hóa, có tính giá trị và tính tin cậy tốt nên kết quả có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu cắt ngang nên chỉ có thể gợi ý những yếu tố liên quan đến trầm cảm, chưa khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố liên quan và trầm cảm. Nghiên cứu của chúng tôi dùng kĩ thuật chọn mẫu thuận tiện do đó kết quả có tính đại diện thấp. KẾT LUẬN Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 307 bệnh nhân ung thư cổ tử cung đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh đã xác định được tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung là 16,6%, đồng thời nghiên cứu tìm được các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung gồm: điều kiện kinh tế, thời gian mắc bệnh, giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị xạ trị hoặc hóa trị. Từ kết quả nghiên cứu, vấn đề đời sống tinh thần cần được quan tâm hơn trong quá trình điều trị bệnh nhân ung thư cổ tử cung, đặc biệt là những bệnh nhân có điều kiện kinh tế nghèo, thời gian mắc bệnh dài, giai đoạn bệnh nặng, đang điều trị hóa trị hoặc xạ trị. Sự hỗ trợ về mặt tâm lý từ gia đình, từ bệnh viện và nhân viên y tế đều rất cần thiết trong suốt quá trình điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Cancer Society (2015). What Is Cancer?, https://www.cancer.org/cancer/cancer-basics/what-is- cancer.html, accessed on 11/12/2017. 2. American Psychiatric Association (2017). Depression, accessed on 11/12/2017. 3. Bae H., Park H. (2016). "Sexual function, depression, and quality of life in patients with cervical cancer". Support Care Cancer, 24 (3):1277-83. 4. Bệnh viện Ung Bướu Thành phồ Hồ Chí Minh (2015). Báo cáo tổng kết năm 2015, 5. Bệnh viện Ung Bướu Thành phồ Hồ Chí Minh (2016). Báo cáo tổng kết năm 2016, 6. Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh (2017). "Báo cáo tổng kết năm 2017". 7. Bradley S, Rose S, Lutgendorf S, et al. (2006). "Quality of life and mental health in cervical and endometrial cancer survivors". Gynecologic Oncology, 100 (3):479-486. 8. Global Collaboration Burden of Disease Cancer (2015). "The Global Burden of Cancer 2013". JAMA oncology, 1 (4):505-527. 9. Grenard JL, Munjas BA, Adams JL, et al (2011). "Depression and Medication Adherence in the Treatment of Chronic Diseases in the United States: A Meta-Analysis". Journal of General Internal Medicine, 26 (10):1175-1182. 10. Hong JS, Tian J (2012). "Prevalence of anxiety and depression and their risk factors in Chinese cancer patients". Supportive Care in Cancer, 22 (2):453-459. 11. Mccorkle R, Tang ST, Greenwald H, et al. (2006). "Factors related to depressive symptoms among long-term survivors of cervical cancer". Health care for women international, 27 (1):45-58. 12. Mishra N, Dwivedi R (2015). "Study of depression in women with cervical and breast cancer". Journal of Evolution of Medical and Dental Sciences-Jemds, 4 (12):1936-1943. 13. National Cancer Institute (2012) Psychological Stress and Cancer, https://www.cancer.gov/about- cancer/coping/feelings/stress-fact-sheet, accessed on 22/11/2017. 14. National Cancer Institute (2015). What Is Cancer?, https://www.cancer.gov/about-cancer/understanding/what-is- cancer, accessed on 11/12/2017. 15. Park B, Youn S, Yi K, et al (2017). "The Prevalence of Depression among Patients with the Top Ten Most Common Cancers in South Korea". Psychiatry Investigation, 14 (5):618-625. 16. Paul R, Musa G, Chungu H (2016). "Prevalence of Depression among Cervical Cancer Patients Seeking Treatment at the Cancer Diseases Hospital". IOSR Journal of Dental and Medical Sciences, 15 (6):tr.57-62. 17. Ung Thư Việt Nam (2017). Báo động tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Việt Nam, https://ungthuvietnam.com/cac-benh-ung- thu/ung-thu-co-tu-cung/bao-dong-ty-le-ung-thu-co-tu-cung-o- phu-nu-viet-nam.html, accessed on 07/12/2017. 18. World Health Organization (2017). Let’s talk” campaign calls for end to mental health stigma, /en/, accessed on 11/12/2017. 19. Yang Y, Liu L, Wang X, et al (2014). "Prevalence and associated positive psychological variables of depression and anxiety among Chinese cervical cancer patients: a cross-sectional study". PloS one, 9 (4):e94804. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftram_cam_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_benh_nhan_ung_thu_co_tu_c.pdf
Tài liệu liên quan