Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018

Tài liệu Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 1 TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018 Lê Ngọc Quỳnh*, Phạm Phương Thảo*, Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng* TÓM TẮT Mở đầu: Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến hiện đang gia tăng trên thế giới. Đái tháo đường với trầm cảm sẽ dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ biến chứng, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí chăm sóc sức khỏe. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quận 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 216 bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Quận 2 từ 01/04/2018 đến 30/05/2018. Tỷ lệ và mức độ trầm cảm được đánh giá bằng thang PHQ-9. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn mặt đối mặt, kèm tra cứu sổ khám bệnh và kết quả xét nghiệm HbA1c. Kết...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 1 TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018 Lê Ngọc Quỳnh*, Phạm Phương Thảo*, Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng* TÓM TẮT Mở đầu: Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến hiện đang gia tăng trên thế giới. Đái tháo đường với trầm cảm sẽ dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ biến chứng, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí chăm sóc sức khỏe. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quận 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 216 bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Quận 2 từ 01/04/2018 đến 30/05/2018. Tỷ lệ và mức độ trầm cảm được đánh giá bằng thang PHQ-9. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn mặt đối mặt, kèm tra cứu sổ khám bệnh và kết quả xét nghiệm HbA1c. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân bị trầm cảm là 25% (KTC 95%: 19% - 31%). Trong đó, 24,5% trầm cảm mức độ trung bình và 0,5% mức độ nặng. Trầm cảm có liên quan với giới nữ, trình độ học vấn thấp, kinh tế gia đình khó khăn, có mâu thuẫn trong gia đình, mức độ bệnh nặng và những bệnh nhân có biến chứng. Kết luận: Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cần được quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tâm thần, đặc biệt là những bệnh nhân nữ có trình độ học vấn thấp và xuất hiện biến chứng. Từ khóa: trầm cảm, đái tháo đường type 2, PHQ-9 ABSTRACT DEPRESSION AND ASSOCIATED FACTORS AMONG OUT-PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES MELLITUS AT DISTRICT 2 HOSPITAL, HO CHI MINH CITY, IN 2018 Le Ngoc Quynh, Pham Phuong Thao, Le Huynh Thi Cam Hong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 01-08 Backgrounds: Depression is a common mental disorder which is increasing around the world. Depression in patients with type 2 diabetes could lead to decrease the quality of life, increases risks of complications as well as mortality rate and health care expenditure. Objectives: To estimate the prevalence of depression and associated factors among out-patients with type 2 diabetes mellitus at District 2 Hospital. Methods: A cross-sectional study was done of 216 patients at District 2 hospital, from April 1st to May 30th, 2018. The prevalence of depression was measured by the Patient Health Questionnaire -9 scales. The data were collected from face-to-face interviews, medical records, and HbA1c test results. Results: The overall prevalence of depression was 25% (95% CI: 1.9-3.1). Of them, 24.5% were moderately depressed and 0.5% were moderately severely depressed. Depression was associated with female gender, low education level, poor economic status, family conflicts, disease severity, and complications. *Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Lê Ngọc Quỳnh ĐT: 0348789015 Email: lengocquynh.yds@gmailcom Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 2 Conclusions: Type 2 diabetic patients should be concerned about their mental health, especially female patients with low education levels and diabetic complications. Keywords: depression, Type 2 diabetes, PHQ-9 ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, hiện đang gia tăng trên toàn thế giới; trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng khuyết tật về tinh thần và thể chất; và là một đóng góp chính cho gánh nặng bệnh tật toàn cầu(18). Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mãn tính với tỷ lệ hiện mắc ngày càng gia tăng do sự thay đổi lối sống, đô thị hóa và gia tăng tuổi thọ(20). Tại Việt Nam, theo báo cáo gánh nặng bệnh tật toàn cầu vào năm 2016 nhóm bệnh không lây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong đó có đái tháo đường và trầm cảm(11). Trong những năm gần đây, các nghiên cứu phân tích gộp đã chỉ ra rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa hai bệnh mãn tính là đái tháo đường và trầm cảm(6,14). Trầm cảm trên bệnh nhân đái tháo đường làm tăng nguy cơ tử vong gấp 1,5 lần so với những người chỉ bị đái tháo đường(15). Đái tháo đường đi kèm với trầm cảm sẽ dẫn đến những ảnh hưởng bất lợi đáng kể về kết cục sức khỏe bao gồm giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ biến chứng, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí chăm sóc sức khỏe(8). Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài nhằm xác định tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan của người bệnh. Từ đó giúp cán bộ y tế có cái nhìn tổng quát về thực trạng bệnh của bệnh nhân, để đề ra các biện pháp nhằm chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn cho bệnh nhân. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 216 bệnh nhân đái tháo đường type 2 đến khám và điều trị ngoại trú tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Quận 2 trong thời gian nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện những bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Quận 2 cho đến khi đạt được cỡ mẫu cần thiết. Tiêu chí chọn mẫu Bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến khám và điều trị ngoại trú tại phòng khám Bệnh viện Quận 2, đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường type 2 và có kết quả HbA1c trong 3 tháng gần nhất. Thu thập số liệu Phỏng vấn trực tiếp và ghi lại thông tin qua bộ câu hỏi soạn sẵn. Một số thông tin sẽ thu thập bổ sung từ sổ khám bệnh: chỉ số HbA1c, các bệnh kèm theo, biến chứng, phương pháp điều trị. Xử lí số liệu Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 13. Sử dụng phép kiểm Chi bình phương hoặc phép kiểm chính xác Fisher để xác định mối liên quan giữa trầm cảm với đặc điểm cá nhân, kinh tế, xã hội, đặc điểm bệnh lý, yếu tố tâm lý, yếu tố gia đình. Độ lớn mối liên quan được tính bằng tỷ số tỷ lệ hiện mắc PR (prevalence ratio) với khoảng tin cậy 95% (KTC 95%) với ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,05. Đánh giá trầm cảm bằng thang đo PHQ-9 (gồm 9 câu).Theo thang điểm PHQ-9 điểm cắt 5,10,15,20 tương ứng với mức độ trầm cảm nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng điểm cắt PHQ-9 ≥10. Điểm cắt này là khoảng cách cắt tối ưu được khuyến nghị trên quần thể người trưởng thành và người mắc bệnh mãn tính, đảm bảo độ nhạy và độ đặc hiệu trong việc đo lường rối loạn trầm cảm(13). KẾT QUẢ Đa số bệnh nhân đái tháo đường đến khám tại phòng khám là nữ (63,9%), nam giới chỉ chiếm 36,1%. Tuổi trung bình là 59 tuổi. Độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là trên 60 tuổi (56,5%). Phần Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 3 lớn người bệnh có trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống (74,5%). Nghiên cứu ghi nhận nghề nghiệp của bệnh nhân đa số là hưu trí (35,7%) và nội trợ (35,7%). Kinh tế gia đình của bệnh nhân đa số ở mức trung bình (77,8%). Các đối tượng có tình trạng hôn nhân chủ yếu là đã kết hôn chiếm 68,1%. Hầu hết bệnh nhân đều sống chung với ít nhất một người thân trong gia đình (94%) chỉ có 6% bệnh nhân sống một mình. Bảng1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n=216) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ(%) Giới Nam 78 36,1 Nữ 138 63,9 Tuổi Trung bình ± độ lệch chuẩn 59±9 Nhóm tuổi <60 tuồi 94 44,5 ≥60 tuổi 122 56,5 Trình độ học vấn ≤ Cấp1 94 43,5 Cấp 2 67 31 ≥Cấp 3 55 25,5 Nghề nghiệp Nội trợ 77 35,7 Hưu trí 77 35,7 Nghề khác 154 28,6 Kinh tế gia đình Khá giả 13 6,0 Trung bình 168 77,8 Khó khăn 35 16,2 Tình trạng hôn nhân Kết hôn 147 68,1 Góa 39 18,0 Độc thân 19 8,8 Ly thân/li dị 11 5,1 Tình trạng sống chung Sống chung 203 94 Sống 1 mình 13 6 Bảng 2: Các yếu tố tâm lý và sự hỗ trợ gia đình (n=216) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ(%) Nhận thức về mức độ bệnh Không biết 47 21,8 Nhẹ 15 6,9 Bình thường 106 49,1 Nặng 46 21,3 Rất nặng 2 0,9 Mối quan hệ Hòa thuận, hạnh phúc 193 90,2 Có mâu thuẫn 23 9,8 Sự quan tâm Thăm hỏi, động viên 200 92,6 Chăm sóc 198 91,7 Hỗ trợ chi phí 102 47,2 Thờ ơ,bỏ mặc 10 4,7 Đa số bệnh nhân đánh giá tình trạng bệnh của bản thân là bình thường (49,1%), bên cạnh đó có 21,8% bệnh nhân không biết mình bị bệnh mức độ nào; 21,3% bệnh nhân nghĩ là bệnh mình nặng. Đa số bệnh nhân đều sống hòa thuận, hạnh phúc cùng gia đình (90,2%). Bên cạnh đó vẫn còn 9,8% bệnh nhân có mâu thuẫn trong gia đình. Phần lớn bệnh nhân nhận được sự hỗ trợ từ gia đình bằng việc quan tâm chăm sóc (91,7%) và thăm hỏi, động viên (92,6%) từ người thân, gia đình và bạn bè. Ngoài ra, có 47,2 % bệnh nhân còn được hỗ trợ chi phí điều trị trong quá trình bệnh. Bảng 3: Đặc điểm bệnh lí (n=216) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ(%) Số năm mắc bệnh Trung vị (khoảng tứ phân vị) 6(3-10) <1 năm 28 13 1-< 5 năm 73 33,8 5- dưới 10 năm 80 37 ≥10 năm 35 16,2 Phương pháp điều trị Uống thuốc hạ đường huyết 157 72,7 Thuốc uống kết hợp thuốc tiêm 56 25,9 Thuốc tiêm insulin 3 1,4 Tuân thủ điểu trị thuốc Tốt 118 54,6 Trung bình 24 11,1 Kém 74 34,3 Tuân thủ chế độ dinh dưỡng Có 154 71,3 Tuân thủ luyện tập thể dục Tốt 116 53,7 Trung bình 17 7,9 Kém 83 38,4 Tình trạng kiểm soát đường huyết Đạt(≥ 7%) 53 24,5 Biến chứng Có 40 18,5 Biến chứng bệnh ĐTĐ Biến chứng thận 18 8,3 Bệnh võng mạc 18 8,3 Bệnh thần kinh ngoại biên 12 5,6 Bệnh mạch máu ngoại biên 8 3,7 Bệnh tim mạch, đột quỵ 5 2,3 Bệnh mãn tính kèm theo Có 208 96,3 Bệnh kèm theo Tăng huyết áp 179 82,9 Rối loạn Lipid máu 170 78,7 Khác 155 71,7 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 4 Thống kê cho thấy thời gian mắc bệnh trung vị là 6 năm với khoảng tứ phân vị từ 3 đến 10. Tỷ lệ bệnh nhân có thời gian mắc bệnh < 5 năm chiếm tỷ lệ 46,8%. Đa số bệnh nhân tuân thủ chế độ dinh dưỡng chiếm 71,3%. Dựa vào chỉ số HbA1c để theo dõi đường huyết của bệnh nhân trong vòng 3 tháng, đa số bệnh nhân vẫn không kiểm soát được mức đường huyết của mình chiếm 75,5%. Phần lớn bệnh nhân vẫn chưa xuất hiện biến chứng (81,5%). Số lượng bệnh nhân mắc bệnh kèm theo chiếm tỷ lệ cao (96,3%) chủ yếu là bệnh tăng huyết áp (82,9%) và rối loạn lipid máu (78,7%). Bảng 4: Tỷ lệ và mức độ trầm cảm (n=216) Tỷ lệ và mức độ trầm cảm Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ trầm cảm 54 25 Mức độ trầm Nhẹ 64 29,6 cảm Trung bình 53 24,5 Nặng 1 0,5 Rất nặng 0 0 Tỷ lệ trầm cảm theo điểm cắt PHQ-9 ≥ 10 điểm là 25%. Phân mức độ theo thang điểm PHQ-9, bệnh nhân có trầm cảm mức độ nhẹ là 29,6%; trầm cảm mức độ trung bình là 24,5% chỉ có 1 bệnh nhân có mức độ trầm cảm nặng và không có ai ở mức độ trầm cảm rất nặng. Mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ trầm cảm và giới tính của bệnh nhân. Theo đó, bệnh nhân nam có tỷ lệ trầm cảm giảm 69% so với bệnh nhân nữ với p< 0,001, KTC 95% (0,15- 0,62) (Bảng 5). Bảng 5: Mối liên quan giữa trầm cảm với các đặc tính mẫu (n=216) Đặc tính mẫu Trầm cảm p PR (KTC 95%) Có (%) Không (%) Giới tính: Nữ Nam 46(33,3) 8(10,3) 92(66,7) 70(89,7) <0,001 1 0,31(0,15-0,62) Trình độ học vấn: ≤ Cấp 1 Cấp 2 ≥ Cấp 3 32(34,04) 11(16,42) 11(20,0) 62(65,96) 56(83,58) 44(80,0) - 0,019 0,082 1 0,48(0,26-0,89) 0,58(0,32-1,07) Kinh tế: Khá giả Trung bình Khó khăn 2(15,4) 36(21,4) 16(45,7) 11(84,6) 132(78,6) 19(54,3) - 0,003* 0,003* 1 1,99(1,27-3,14) 3,99(1,61-9,89) *Kiểm định chi bình phương khuynh hướng Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ trầm cảm và trình độ học vấn của bệnh nhân. Ở những bệnh nhân có trình độ học vấn cấp 2 thì tỷ lệ trầm cảm bằng 0,48 lần so với bệnh nhân có trình độ học vấn từ cấp 1 trở xuống với p = 0,019, KTC95%(0,26-0,89). Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố: nhóm tuổi, tôn giáo của bệnh nhân (p>0,05). Có mối liên quan có tính chất khuynh hướng giữa tỷ lệ trầm cảm và tình trạng kinh tế của bệnh nhân với p= 0,003. Cụ thể, tình trạng kinh tế ở mức trung bình thì tỷ lệ trầm cảm cao gấp 1,99 lần so với tình trạng kinh tế ở mức khả giả, KTC95% (1,27-3,14). Bệnh nhân có tình trạng kinh tế khó khăn thì tỷ lệ trầm cảm cao gấp 3,99 lần so với bệnh nhân có tình trạng kinh tế ở mức khả giả, KTC95%: 1,61-9,89. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ trầm cảm với các yếu tố: nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và tình trạng sống chung(p>0,05). Kết quả cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ trầm cảm và nhận thức về mức độ bệnh của bệnh nhân với p= 0,007. Ở những bệnh nhân có nhận thức bệnh đang ở mức độ nặng có tỷ lệ trầm cảm cao cấp 2,14 lần so với những bệnh nhân nghĩ rằng bệnh không nặng với KTC 95% là 1,23-3,73 (Bảng 6). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ trầm cảm và mối quan hệ trong gia đình bệnh nhân với p=0,001. Những bệnh nhân sống trong Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 5 gia đình có mâu thuẫn có tỷ lệ trầm cảm cao gấp 2,35 lần so với những bệnh nhân sống trong gia đình hoà thuận hạnh phúc, KTC95%: 1,45-3,82. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ trầm cảm và sự hỗ trợ từ gia đình. Ở những bệnh nhân được quan tâm chăm sóc sẽ giảm tỷ lệ trầm cảm 48% so với những những bệnh nhân không được gia đình quan tâm chăm sóc với p=0,047, KTC95%: 0,29-0,92. Ở những bệnh nhân được thăm hỏi, động viên từ người thân và bạn bè có tỷ lệ trầm cảm giảm 54% so với những bệnh nhân không được thăm hỏi với p=0,016, KTC95%: 0,26-0,79. Ở những bệnh nhân bị người thân thờ ơ, bỏ mặc có tỷ lệ trầm cảm cao gấp 2,56 lần so với bệnh nhân không bị thờ ơ, bỏ mặc với p= 0,009, KTC95%: 1,46-4,50. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ trầm cảm và biến chứng võng mạc, biến chứng thận, biến chứng mạch máu lớn với p<0,05. Những bệnh nhân bị biến chứng võng mạc có tỷ lệ trầm cảm cao gấp 2,81 lần so với những bệnh nhân chưa biến chứng, KTC95%: 1,79-4,42. Những bệnh nhân bị biến chứng thận có tỷ lệ trầm cảm cao gấp 2,5 lần so với những bệnh nhân chưa biến chứng KTC95%: 1,53-4,07. Những bệnh nhân có biến chứng biến chứng mạch máu lớn có tỷ lệ trầm cảm cao hơn gấp 3,85 lần so với những bệnh nhân chưa biến chứng KTC95%: 2,4-5,4 (Bảng 7). Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân ĐTĐ với các yếu tố: thời gian mắc bệnh, phương pháp điều trị, tuân thủ dùng thuốc, tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tuân thủ tập luyện thể dục, tình trạng kiểm soát đường huyết và bệnh kèm theo của bệnh nhân (p>0,05). Bảng 6: Mối liên quan giữa trầm cảm với các đặc điểm tâm lí và sự hỗ trợ gia đình(n=216) Đặc tính mẫu Trầm cảm p PR(KTC 95%) Có (%) Không (%) Nhận thức về mức độ bệnh: Không nặng Nặng 20(16,5) 17(35,4) 101(83,5) 31(64,6) - 0,007 1 2,14(1,23-3,73) Mối quan hệ: Hòa thuận, hạnh phúc Có mâu thuẫn 43(22,3) 11(52,38) 150(77,7) 10(47,62) - 0,001 1 2,35(1,45-3,82) Chăm sóc: Không Có 8(44,4) 46(23,2) 10(55,6) 152(76,8) - 0,047 1 0,52(0,29-0,92) Thăm hỏi, động viên: Không Có 8(50) 46(23) 8(50) 154(77,0) - 0,016 1 0,46(0,26-0,79) Thờ ơ/ bỏ mặc: Không Có 48(23,4) 6(60) 157(76,7) 4(40) - 0,009** 1 2,56(1,46-4,50) **Kiểm định chính xác Fisher Bảng 7: Mối liên quan giữa trầm cảm với các đặc điểm bệnh lí (n=216) Đặc tính mẫu Trầm cảm p PR (KTC 95%) Có (%) Không (%) Bệnh võng mạc: Có Không 11(61,1) 43(21,7) 7(38,9) 155(78,3) <0,001 2,81(1,79-4,42) Biến chứng thận: Có Không 10(55,6) 44(22,2) 8(44,4) 154(77,8) 0,002 2,5(1,53-4,07) Biến chứng mạch máu lớn: Có Không 8(80) 46(22,3) 2(20) 160(77,7) <0,001* 3,58(2,4-5,4) *Kiểm định chính xác Fisher BÀN LUẬN Đặc tính mẫu nghiên cứu Các đặc điểm về dân số - xã hội từ nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân bị đái tháo đường típ 2 đang điều trị có những đặc điểm nổi bật như: đa số là nữ, học vấn thấp, đa số bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đã về hưu và công việc là nội trợ. Kết quả này tương đồng với báo cáo mới nhất của Hiệp Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 6 hội Đái tháo đường Thế giới năm 2015 khi ghi nhận nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là từ 60 tuổi trở lên(12). Trình độ học vấn thấp sẽ hạn chế bệnh nhân tiếp cận với những thông tin sức khỏe dẫn đến việc bệnh nhân dễ có những hành vi nguy cơ cao, bệnh nhân không kiểm soát đường huyết tốt làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh(3). Có thể thấy rằng trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân là nữ có độ tuổi trên 60 tuổi, công việc chủ yếu là nội trợ. Đối tượng này có nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm cao hơn những đối tượng khác(2). Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn đối tượng nghiên cứu phát hiện mình mắc bệnh trong khoảng thời gian dưới 5 năm (46,8%) và bệnh nhân chủ yếu điều trị bằng thuốc uống (72,7%). Kết quả này tương đồng với kết quả của tác giả Đỗ Trung Quân (2015) nghiên cứu về trầm cảm trên bệnh nhân đái tháo đường với ghi nhận tỷ lệ là 68,8%(10). Trong nghiên cứu của chúng tôi có 75,5% bệnh nhân không đạt được mức kiểm soát đường huyết chung (HbA1C≥7%). Khi chỉ số này tăng đồng nghĩa với việc đường huyết trong máu không có được mức ổn định cần thiết và từ đó gia tăng khả năng xuất hiện các biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình điều trị bệnh(4). Nghiên cứu trên thế giới cho thấy tâm lý của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 bị ảnh hưởng tiêu cực nếu bệnh nhân mắc kèm theo các bệnh mãn tính khác(19). Tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh kèm theo trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao (96,3%), các bệnh mãn tính thường gặp ở trên bệnh nhân đái tháo đường là tăng huyết áp (82,9%) và rối loạn lipid máu (87,7%). Điều lo ngại đối với bệnh nhân đái tháo đường chính là việc xuất hiện những biến chứng, điều này chứng tỏ bệnh của bệnh nhân nặng lên. Tỷ lệ bệnh nhân mắc biến chứng thận trong nghiên cứu của chúng tôi là 8,3% tương đồng với một số nghiên cứu khác cũng ghi nhận tỷ lệ mắc biến chứng thận trên 8%(19). Tuy nhiên tỷ lệ mắc biến chứng võng mạc lại có sự khác biệt lớn giữa nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác. Tỷ lệ mắc bệnh võng mạc trong nghiên cứu của chúng tôi là 8,3%, trong khi đó nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ (2016) lại cho thấy tỉ lệ này là 24,1%(19). Tỷ lệ và mức độ trầm cảm Nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng bệnh nhân bị đái tháo đường típ 2, đa số bệnh nhân đã lớn tuổi nên chúng tôi sử dụng điểm cắt ≥10 để xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm. Tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm trong nghiên cứu là 25% trong đó có 53 người (24,5%) bị trầm cảm mức trung bình và 1 người (0,5%) bị trầm cảm mức độ nặng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu được thực hiện tại Canada năm 2016 trên 148 bệnh nhân ghi nhận tỷ lệ chỉ là 12%(17) và cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Trung Quân (2015) trên cùng đối tượng ghi nhận tỷ lệ trầm cảm là 16,9%(10). Kết quả của nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu tại Ả Rập Xê Út năm 2017 trên 385 bệnh nhân ghi nhận tỷ lệ trầm cảm là 37,6%(1). Sự khác biệt có thể do nghiên cứu tại Ả Rập Xê Út thực hiện tại 7 trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu, lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Còn nghiên cứu của chúng tôi thực hiện bằng phương pháp cắt ngang mô tả tại một phòng khám nội tiết và sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 Nghiên cứu ghi nhận nữ giới có tỷ lệ rối loạn trầm cảm cao hơn gấp 3 lần so với nam giới. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng nữ giới có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn nam giới trong dân số chung(5) cũng như ở trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2(16). Những phân tích gộp trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cũng cho thấy rằng tỷ lệ trầm cảm ở nữ cao hơn nam(9). Chúng tôi cũng nhận thấy ở những bệnh nhân có kinh tế càng khó khăn thì có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm càng cao. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy ở những bệnh nhân thu nhập thấp thì nguy cơ bị trầm cảm cao hơn(1). Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra có mối liên quan giữa trầm cảm và mức độ bệnh. Bệnh nhân nghĩ rằng mình bị bệnh nặng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 7 thì có tỷ lệ trầm cảm cao hơn. Tình trạng bệnh càng nặng có thể gây cho bệnh nhân tâm lý bất ổn, lo lắng và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận thức bệnh tật liên quan đến niềm tin cá nhân về bệnh tật của bệnh nhân và có thể ảnh hưởng đáng kể đến hành vi sức khỏe(7). Chúng tôi nhận thấy rằng có mối liên quan giữa biến chứng của bệnh và tỷ lệ trầm cảm, ở những người bị biến chứng thì sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn. Điều này có thể là do khó khăn trong việc tuân thủ chế độ ăn uống, tập thể dục và tuân thủ kém trong việc sử dụng thuốc của bệnh nhân cùng với việc tỷ lệ kiểm soát đường huyết kém (>75%), mà sẽ dẫn đến sự phát triển và tiến triển của cả hai biến chứng mạch máu lớn (mạch vành, đột quị, mạch máu nhỏ ngoại vi) và mạch máu nhỏ(4). KẾT LUẬN Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trầm cảm là 25% (KTC 95%: 19-31%). Trong đó 24,5% bệnh nhân có mức độ trầm cảm trung bình, 0,5% có mức độ nặng. Đồng thời, nghiên cứu tìm thấy mối liên quan đến tỷ lệ trầm cảm của bệnh nhân: bệnh nhân nữ, trình độ học vấn thấp, tình trạng kinh tế khó khăn, có mâu thuẫn trong gia đình, mức độ bệnh nặng và bệnh nhân bị biến chứng đái tháo đường. KIẾN NGHỊ Từ kết quả nghiên cứu, vấn đề trầm cảm cần được quan tâm nhiều hơn trên bệnh nhân đái tháo đường đặc biệt là những bệnh nhân nữ, có trình độ học vấn thấp và xuất hiện biến chứng của bệnh đái tháo đường. Đối với những bệnh nhân lớn tuổi, trình độ học vấn thấp cần giải thích rõ tình trạng bệnh lý, giải thích những thắc mắc của bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh, dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với bệnh nhân. Nên đưa việc khám sàng lọc trầm cảm vào công tác khám, chăm sóc và điều trị bệnh để nâng cao hiệu quả điều trị góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Albasheer O, Mahfouz M, Solan Y, Khan D, Muqri M, Almutairi H et al (2017). “Depression and related risk factors among patients with type 2 diabetes mellitus, Jazan area, KSA: A cross- sectional study”. Diabetes Metab Syndr, 12(2):117-121. 2. Altinok A, Marakoglu K, Kargin NC (2016). “Evaluation of quality of life and depression levels in individuals with Type 2 diabetes”. J Family Med Prim Care, 5 (2): 302-308. 3. Arshad A, Alvi K (2016). “Frequency of depression in type 2 diabetes mellitus and an analysis of predictive factors”. J Pak Med Assoc, 66 (4): 425-429. 4. Bộ Y tế (2015). Bệnh đái tháo đường. In: Nguyễn Thị Xuyên. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết–chuyển hóa. Nhà Xuất Bản Y học, Hà Nội, tr 174-237. 5. Bromberger J, Kravitz H (2011). “Mood and Menopause: Findings from the Study of Women’s Health Across the Nation (SWAN) over ten years”. Obstetrics and gynecology clinics of North America, 38 (3): 609-625. 6. Chen P, Chan Y, Chen H, Ko M, Li C (2013). “Population-based cohort analyses of the bidirectional relationship between type 2 diabetes and depression”. Diabetes care, 36(2): 376-82. 7. Chew B, Vos C, Heijmans M, Shariff-Ghazali S, Fernandez A, Rutten G (2017). “Validity and reliability of a Malay version of the brief illness perception questionnaire for patients with type 2 diabetes mellitus”. BMC Medical Research Methodology, 17: 118-128. 8. Coleman S, Katon W, Lin E, Von Korff M (2013). “Depression and Death in Diabetes; 10-year follow up of all cause and cause specific mortality in a diabetic cohort”. Psychosomatics, 54 (5): 428-436. 9. Demmer RT, Gelb S, Suglia SF et al (2015). “Sex differences in the association between depression, anxiety, and type 2 diabetes mellitus”. Psychosomatic medicine, 77 (4): 467-477. 10. Đỗ Trung Quân (2015). “Nhận xét thực trạng trầm cảm của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 bằng bộ câu hỏi PHQ-9”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Bạch Mai, tr 64. 11. Global Burden of Disease Compare (2016). https://vizhub.healthdata.org/gbd-compare/, truy cập ngày 16/04/2018. 12. International Diabetes Federation (2015). IDF Diabetes Atlas seventh, p.37-53. 13. Moriarty A, Gilbody S, McMillan D, Manea L (2015). “Screening and case finding for major depressive disorder using the Patient Health Questionnaire (PHQ-9): a meta-analysis”. Gen Hosp Psychiatry, 37(6): 567-576. 14. Naskar S, Victor R, Nath K (2017). “Depression in diabetes mellitus-A comprehensive systematic review of literature from an Indian perspective”. Asian J Psychiatr, 27: 85-100. 15. Park M, Katon. W, Wolf F (2013). “Depression and Risk of Mortality in Individuals with Diabetes: A Meta-Analysis and Systematic Review”. General hospital psychiatry, 35 (3): 217-225. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 8 16. Sweileh WM, Abu-Hadeed HM, Al-Jabi SW, Zyoud SH (2014). “Prevalence of depression among people with type 2 diabetes mellitus: a cross sectional study in Palestine”. BMC Public Health, 14: 163-174. 17. Wong EM, Afshar R, Qian H, Zhang M, Elliott TG, Tang TS (2017). “Diabetes Distress, Depression and Glycemic Control in a Canadian-Based Specialty Care Setting”. Can J Diabetes, 41 (4): pp.362-365. 18. World Health Organiation (2018). “Depression”. https://www.who.int/en/news-room/fact- sheets/detail/depression, truy cập ngày 22/01/2018. 19. Yu S, Yang H, Guo X, Zheng L, Sun Y (2016). “Prevalence of Depression among Rural Residents with Diabetes Mellitus: A Cross-Sectional Study from Northeast China”. Int J Environ Res Public Health, 13 (6): 542-550. 20. Zhang D, Zhang W, Jin S, Wang W, Guo D, Wang L (2018). “Elevated Serum Total Bilirubin Concentrations Are Negatively Associated with Diabetic Retinopathy among the Chinese Northeastern Population”. International Journal of Endocrinology, p.6539385. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftram_cam_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_benh_nhan_dai_thao_duong.pdf
Tài liệu liên quan