Trầm cảm ở sinh viên khoa y tế công cộng

Tài liệu Trầm cảm ở sinh viên khoa y tế công cộng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 120 TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG Tô Gia Kiên*, Lê Trường Vĩnh Phúc**, Huỳnh Ngọc Vân Anh*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trầm cảm là một vấn đề sức khỏe cộng đồng phổ biến ảnh hưởng đến hơn 350 triệu người trên thế giới. Theo các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ sinh viên các ngành y khoa tại Việt Nam có tình trạng trầm cảm dao động từ 38,9% đến 47,6%, theo thang đo CES-D. Một nghiên cứu đánh giá rối nhiễu tâm lý ở sinh viên Đại học Y Dược Tp.HCM năm 2014 cho thấy có khoảng 15% sinh viên có biểu hiện trầm cảm ở mức độ nặng, 9% sinh viên có biểu hiện trầm cảm rất nặng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm và các yếu tố liên quan tới trầm cảm ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên sinh viên khoa Y tế Công cộng. Tình trạng trầm cảm được đánh giá bằng thang đo CES-D với điểm cắt xá...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trầm cảm ở sinh viên khoa y tế công cộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 120 TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG Tô Gia Kiên*, Lê Trường Vĩnh Phúc**, Huỳnh Ngọc Vân Anh*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trầm cảm là một vấn đề sức khỏe cộng đồng phổ biến ảnh hưởng đến hơn 350 triệu người trên thế giới. Theo các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ sinh viên các ngành y khoa tại Việt Nam có tình trạng trầm cảm dao động từ 38,9% đến 47,6%, theo thang đo CES-D. Một nghiên cứu đánh giá rối nhiễu tâm lý ở sinh viên Đại học Y Dược Tp.HCM năm 2014 cho thấy có khoảng 15% sinh viên có biểu hiện trầm cảm ở mức độ nặng, 9% sinh viên có biểu hiện trầm cảm rất nặng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm và các yếu tố liên quan tới trầm cảm ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên sinh viên khoa Y tế Công cộng. Tình trạng trầm cảm được đánh giá bằng thang đo CES-D với điểm cắt xác định có dấu hiệu trầm cảm là 16). Các thông tin khác được thu thập bằng bộ câu hỏi tự soạn. Kết quả: Có 505/772 sinh viên tham gia nghiên cứu, đạt tỷ lệ 65,4%. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 50,3% sinh viên khoa Y tế Công cộng có dấu hiệu trầm cảm. Tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm được ghi nhận cao hơn ở các nhóm sinh viên: kinh tế gia đình khó khăn, tình trạng sức khỏe ở mức bình thường hoặc không tốt, cảm thấy người khác không thân thiện, có tình trạng stress trong tuần qua (p<0,05). Kết luận: Sinh viên tích cực rèn luyện, nâng cao sức khỏe bản thân; quan tâm đến bạn bè xung quanh. Nhà trường duy trì hoạt động ngoại khóa, quan tâm sinh viên khó khăn về kinh tế, tư vấn học tập đối với sinh viên năm Nhất và năm Ba. Đẩy mạnh công tác tham vấn tâm lý, qua đó giải tỏa stress, giúp sinh viên hòa nhập đời sống học tập tại Khoa. Từ khóa: trầm cảm, yếu tố liên quan, sinh viên ABSTRACT DEPRESSION AMONG STUDENTS AT FACULTY OF PUBLIC HEALTH To Gia Kien, Le Truong Vinh Phuc, Huynh Ngoc Van Anh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 120-126 Background: Depression is a common public health problem that affects more than 350 million people worldwide. Recent research in Vietnam found that depression prevalence among medical students was from 38.9% to 47.6%, accessed by CES-D questionnaire. A study on 2014 reported the prevalence of severe and very severe depression among UMP students were 15% and 9%, respectively. Objectives: To determine the prevalence of depression among students at Faculty of Public Health, UMP and related factors. Methods: A cross-sectional study, all full-time, regular system students at Faculty of Public Health were conducted to the study sample. Depression status was assessed by CES-D scale, which cutoff score was 16. Other subject characteristics and information were collected by a self-prepared questionnaire. Results: 505/772 (65.4%) students were conducted. The result showed that 50.3% students had depression. *Bộ môn Tổ chức - Quản lý y tế - Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Ban Quản lý Đào tạo - Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ***Bộ môn Thống kê y học và Tin học – Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: CN Lê Trường Vĩnh Phúc ĐT: 0902 871 884 Email: ltvphucytcc@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 121 The prevalence of depression was higher in students who had: poor family financial status, normal or poor health status, had feeling of unfriendly from people surrounded; had stress within the pass week (p value < 0.05). Conclusions: Students should practice exercises regularly to improve health; take care about their classmates. UMP should maintain outside activities, support students who have financial problems, counsel academic advices for first year and third year students. Promoting psychological consultation to help student relive stress and integrate with school life at UMP. Keywords: depression, related factors, student ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm là một vấn đề sức khỏe cộng đồng phổ biến, ảnh hưởng đến khả năng làm việc học tập và cuộc sống hằng ngày; người bị trầm cảm nặng có thể có hành vi tự tử(11,22). Tại Việt Nam, tỷ lệ trầm cảm trong dân số chung được báo cáo dao động từ 17%-47%(7,21). Một nghiên cứu cộng đồng sử dụng bộ công cụ CESD cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở thanh niênViệt Nam 25-29 tuổi là 22% và tỷ lệ trầm cảm nặng là 6%, năm 2011(3). Giai đoạn sinh viên là giai đoạn có nhiều thay đổi về môi trường học tập. Sinh viên y khoa cũng là đối tượng dễ mắc trầm cảm, lo âu và stress từ nhiều yếu tố nguy cơ như: chương trình học, thay đổi môi trường sống, áp lực đạt được mục tiêu học tập và những khó khăn trong cuộc sống như: chuyển từ trung học sang đại học, áp lực hoàn thành chương trình học để trở thành nhân viên y tế(1,13,14,23). Tại các trường y khoa công lập, tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm ở sinh viên dao động trong khoảng 10,4% đến 43,8%. Một nghiên cứu của Trần Quỳnh Anh trên sinh viên ngành Y học Dự phòng của Đại học Y Hà Nội năm 2014 ghi nhận tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm của đối tượng là 38,9% với điểm cắt CES-D ≥ 16(17). Khoa Y tế Công cộng được thành lập từ năm 1999 với loại hình đào tạo Cử nhân Y tế Công cộng. Năm 2008, Khoa đào tạo thêm đối tượng Bác sĩ Y học Dự phòng. Tương tự các sinh viên trong nhóm ngành khoa học sức khỏe, áp lực học tập tại Khoa là tương đối cao. Thời gian qua đã có một số nghiên cứu ghi nhận tình trạng này của sinh viên Khoa cũng như tại trường, tuy nhiên chưa tập trung vào đối tượng sinh viên chuyên biệt tại khoa Y tế Công cộng, bộ công cụ sử dụng cũng là khác nhau(4,5). Một nghiên cứu đánh giá tỷ lệ sinh viên khoa Y tế Công cộng có rối loạn trầm cảm và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ trầm cảm là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi bối cảnh học tập có nhiều thay đổi và đặc biệt là có đối tượng đào tạo mới: Bác sỹ Y học Dự phòng. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Sinh viên Cử nhân Y tế Công cộng, Bác sỹ Y học Dự phòng do khoa Y tế Công cộng Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh quản lý, đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả, một điều tra cắt ngang được thực hiện vào tháng 04/2016. Đối tượng được chọn vào nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu toàn bộ. Theo số liệu của Ban Quản lý Đào tạo khoa Y tế Công cộng, tại thời điểm nghiên cứu. Tổng cộng có 505/772 sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền, bao gồm 02 phần: 1) đặc điểm dân số xã hội học, mối quan hệ với cha mẹ và tình trạng sức khỏe bản thân (14 câu); 2) Bộ công cụ đánh giá trầm cảm CES-D: gồm 20 câu, khảo sát tần suất xảy ra các sự kiện ở sinh viên trong tuần vừa qua, gồm 04 mức độ: “< 1 ngày”, “1-2 ngày”, “3-4 ngày”, “5-7 ngày” tương ứng với 04 thang điểm từ 0 đến 4. CES-D (Center for Epidemiologic Studies Depression Scale) là thang đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức độ trầm cảm trong cộng đồng, trên nhiều đối tượng và ở nhiều quốc gia khác nhau(3,7,8,15,19). Tổng điểm của thang đo CES-D dao động từ 0 đến 60 điểm, điểm càng cao, trầm cảm càng nặng. Thang đo CES-D Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 122 phiên bản tiếng Việt đã được phát triển và đánh giá tính giá trị trên cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ năm 2003(19). Bộ công cụ CES-D Việt hóa cũng đã được sử dụng trong một số nghiên cứu cộng đồng trên đối tượng người trưởng thành cũng như nhiều đối tượng khác(3,7,8,15,19). Có nhiều điểm cắt xác định tình trạng trầm cảm, dao động từ 16 (có dấu hiệu trầm cảm, dùng trong tầm soát tại cộng đồng) đến 21 điểm (xác định “có trầm cảm”, thường dùng trong lâm sàng). Từ khuyến nghị của tác giả bộ công cụ và các nghiên cứu đi trước, trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn điểm cắt là 16 điểm để xác định đối tượng có dấu hiệu trầm cảm(12,20). Thống kê mô tả: báo cáo tần số và tỷ lệ phần trăm đối với các nhóm biến số: đặc điểm dân số xã hội học, mối quan hệ với cha mẹ và tình trạng sức khỏe bản thân và tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm; Báo cáo trung bình và độ lệch chuẩn đối với tuổi và điểm số CES-D. Thống kê phân tích: Kiểm định chi bình phương được sử dụng để xét mối liên quan giữa tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm với đặc điểm dân số xã hội học, mối quan hệ với cha mẹ và tình trạng sức khỏe bản thân. Kiểm định chính xác fisher để xét sự khác biệt về tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm giữa sinh viên năm Hai so với sinh viên năm Sáu ngành Y học Dự phòng. Qua phân tích đơn biến, các yếu tố có giá trị p < 0,25 được đưa vào mô hình hồi quy Poisson đa biến để xác định các yếu tố có liên quan thực sự đến trầm cảm ở sinh viên. Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa khi giá trị p<0,05. Nghiên cứu sử dụng số đo tỷ số tỷ lệ hiện mắc PR và khoảng tin cậy 95% để đo lường mức độ liên quan. KẾT QUẢ Thống kê mô tả đặc tính mẫu Đối tượng tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 21,6 ± 1,8 tuổi, đa phần là nữ giới (65,1%), là sinh viên ngành Bác sĩ Y học Dự phòng (64,4%), sinh viên năm Ba có tỷ lệ tham gia khảo sát cao nhất (31,3%). Sinh viên có học lực trung bình khá (41,2%), tự đánh giá sức khỏe bình thường (60,2%), địa chỉ thường trú ở tỉnh khác (77,0%), kinh tế gia đình từ khá trở lên (67,9%), hiện tại sống tại nhà trọ/ký túc xá (78,2%), ở chung với bạn bè (46,9%) (Bảng 1). Bảng 1. Đặc tính cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu (n = 505) Đặc tính mẫu Tần số Tỷ lệ (%) Tuổi (< 22 tuổi) 249 49,3 Giới (Nữ) 329 65,1 Ngành học (Bác sỹ Y học Dự phòng) 325 64,4 Địa chỉ thường trú (TP.HCM) 116 23,0 Lớp Năm Nhất 115 22,8 Năm Hai 52 10,3 Năm Ba 158 31,3 Năm Tư 95 18,8 Năm Năm 45 8,9 Năm Sáu 40 7,9 Học lực Trung bình trở xuống 98 19,4 Trung bình khá 208 41,2 Khá – Giỏi 199 39,4 Sức khỏe bản thân Tốt 164 32,5 Bình thường 304 60,2 Không tốt 37 7,3 Kinh tế gia đình Khó khăn 162 32,1 Khá – Giàu 343 67,9 Hiện tại sống tại Nhà riêng 110 21,8 Phòng/Nhà trọ 395 78,2 Người ở chung nhà Cha/mẹ/Ông/bà 123 24,4 Anh/chị/em ruột 95 18,8 Bạn bè 237 46,9 Một mình 50 9,9 Trong số 505 sinh viên tham gia nghiên cứu có 5,7% sinh viên mồ côi cha, 2,4% mồ côi mẹ. Cha mẹ của đối tượng tham gia nghiên cứu phần lớn có học vấn trên cấp 3 (lần lượt đạt 42,9% ở cha và 33,9% ở mẹ), có mối quan hệ tốt với con cái (71,9% và 84,8%), có sức khỏe bình thường theo đánh giá của sinh viên (61,3% và 56,2%) (Bảng 2). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 123 Bảng 2. Đặc điểm liên quan đến cha/mẹ của đối tượng tham gia nghiên cứu Đặc tính mẫu Tần số (n = 505) Tỷ lệ (%) Cha (Còn sống) 476 94,3 Học vấn của cha Cấp 1 trở xuống 64 13,4 Cấp 2 113 23,7 Cấp 3 95 20,0 Trên cấp 3 204 42,9 Mối quan hệ với cha (Tốt) 342 71,9 Sức khỏe của cha Tốt 134 28,2 Bình thường 292 61,3 Không tốt 50 10,5 Mẹ (Còn sống) 493 97,6 Học vấn của mẹ Cấp 1 trở xuống 78 15,8 Cấp 2 146 29,6 Cấp 3 102 20,7 Trên cấp 3 167 33,9 Mối quan hệ với mẹ (Tốt) 418 84,8 Sức khỏe của mẹ (n = 493) Tốt 156 31,6 Bình thường 277 56,2 Không tốt 60 12,2 Bảng 3. Cảm nhận về stress và sự thân thiện của người xung quanh Đặc tính mẫu Tần số (n = 505) Tỷ lệ (%) Cảm nhận về stress trong tuần qua Có stress 312 61,8 Không stress 193 38,2 Cảm nhận về người xung quanh Thân thiện 139 27,5 Bình thường – Không thân thiện 366 72,5 Có 312/505 (61,8%) sinh viên tự đánh giá mình bị stress trong tuần qua. Chỉ có 27,5% sinh viên cho rằng những người xung quanh thân thiện với mình (Bảng 3). Khảo sát trầm cảm theo thang đo CES-D ghi nhận có 254/505 sinh viên có điểm CES-D ≥ 16, chiếm 50,3%; tỷ lệ sinh viên có trầm cảm nghiêm trọng, CES-D ≥ 22 là 28,9%. Điểm CES-D của sinh viên đạt trung vị 16 điểm với khoảng tứ phân vị là 3 – 43 điểm, điểm thấp nhất là 0 và điểm cao nhất là 43 (Bảng 4). Bảng 4. Tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm ở đối tượng tham gia nghiên cứu (n = 505) Dấu hiệu trầm cảm Tần số (n=505) Tỷ lệ (%) Không có dấu hiệu trầm cảm 251 49,7 Có dấu hiệu trầm cảm, trong đó: 254 50,3 Trầm cảm nặng (CES-D ≥ 22) 73 28,9% Phân tích các yếu tố liên quan đến trầm cảm Thực hiện phân tích các yếu tố liên quan đến trầm cảm trên đối tượng tham gia nghiên cứu bằng phép kiểm đơn biến, ngoài yếu tố về năm học theo từng ngành học, xác định được 10 yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng trầm cảm. Sử dụng mô hình hồi quy Poisson đa biến nhiều lần trên 10 yếu tố này, với phân tích lần cuối (lần 2) bao gồm gồm các biến số: sức khỏe bản thân, kinh tế gia đình, mối quan hệ với cha, có stress trong tuần qua, cảm nhận về người xung quanh. Kết quả phân tích đơn biến đối với biến số năm học theo từng ngành học và kết quả phân tích đa biến lần cuối được trình bày trong Bảng 6, 7. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 6 tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm với năm học ở ngành học Y học Dự phòng. Theo đó, những sinh viên học năm 1 và năm 3 có dấu hiệu trầm cảm lần lượt bằng 1,7 lần và 2,0 lần so với sinh viên học năm 6 với giá trị p lần lượt bằng 0,022 và < 0,001. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm theo năm học ở ngành học Y tế Công cộng là không có ý nghĩa thống kê, với giá trị p > 0,05 (Bảng 6). Bảng 6. Mối liên quan giữa trầm cảm và các năm học theo từng ngành học Ngành học Tổng n (%) Trầm cảm Giá trị p PR (KTC 95%) Có Không YHDP 325 (64,4) 172 (52,9) 153 (47,1) Năm 1 61 (18,8) 34 (55,7) 27 (44,3) 0,022 1,7 (1,0 – 2,8) Năm 2 10 (3,1) 4 (40,0) 6 (60,0) 0,461* 1,2 (0,5 – 3,0) Năm 3 102 (31,4) 67 (65,7) 35 (34,3) < 0,001 2,0 (1,3 – 3,2) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 124 Ngành học Tổng n (%) Trầm cảm Giá trị p PR (KTC 95%) Có Không Năm 4 67 (20,6) 33 (49,3) 34 (50,7) 0,090 1,5 (0,9 – 2,5) Năm 5 45 (13,8) 21 (46,7) 24 (53,3) 0,183 1,4 (0,8 – 2,5) Năm 6 40 (12,3) 13 (32,5) 27 (67,5) 1 YTCC 180 (35,6) 82 (45,6) 98 (54,4) Năm 1 54 (30,0) 24 (55,6) 30 (44,4) 0,891 1,0 (0,6 – 1,7) Năm 2 42 (23,3) 20 (47,6) 22 (52,4) 0,695 1,1 (0,6 – 1,9) Năm 3 46 (31,1) 26 (46,4) 30 (53,6) 0,756 1,1 (0,6 – 1,8) Năm 4 28 (15,6) 12 (42,9) 16 (57,1) 1 *Kiểm định chính xác fisher Những sinh viên có các đặc tính như kinh tế gia đình khó khăn, tự đánh giá tình trạng sức khỏe ở mức bình thường hoặc không tốt, cảm thấy người khác không thân thiện hay bình thường và có stress trong tuần qua thì đều có tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm cao hơn so với những sinh viên không có các đặc tính này (Bảng 7). Bảng 7. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng trầm cảm bằng mô hình hồi quy Poisson đa biến Đặc tính PRhc KTChc Giá trị phc Sức khỏe hiện tại Tốt 1 Bình thường 1,56 1,13 – 2,16 0,007 Không tốt 1,79 1,09 – 2,92 0,020 Kinh tế gia đình Không khó khăn 1 Khó khăn 1,37 1,06 – 1,78 0,018 Quan hệ với cha Tốt 1 Bình thường 1,21 0,92 – 1,61 0,174 Không tốt 1,22 0,64 – 2,33 0,544 Cảm nhận về người khác Thân thiện 1 Bình thường 1,57 1,12 – 2,19 0,009 Không thân thiện 2,37 1,24 – 4,53 0,009 Stress trong tuần qua Không có stress 1 Có stress 2,04 1,49 – 2,79 < 0,001 Giá trị p của mô hình hồi quy < 0,001 BÀN LUẬN Tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm ở sinh viên Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi CES-D để đánh giá tình trạng trầm cảm trên 505 sinh viên khoa Y tế Công cộng cho thấy: tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm là 50,3%. Tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm ở sinh viên ngành Y tế Công cộng và ngành Y học Dự phòng lần lượt là 45,6% và 52,9%. Tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm trong nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn so với các nghiên cứu thực hiện trên cùng đối tượng, sử dụng cùng bộ công cụ đo lường(2,9,10,16,17). Sự khác biệt về tỷ lệ trầm cảm qua các nghiên cứu có thể do các nguyên nhân: a) sử dụng điểm cắt xác định dấu hiệu trầm cảm khác nhau của bộ công cụ CES-D (điểm cắt 16 sẽ ghi nhận tỷ lệ dấu hiệu trầm cảm cao hơn so với điểm cắt 22)(2); b) kết quả khảo sát toàn bộ sinh viên các năm học sẽ có khác biệt so với chỉ khảo sát một vài lớp nhất định(6,8); c) sự khác biệt về đặc điểm đầu vào của các ngành học(3,16); d) sự khác biệt về chương trình học giữa các trường Đại học(17); e) tính chuẩn hóa của bộ công cụ CES-D sử dụng cho nghiên cứu(20). Mối liên quan giữa trầm cảm và các yếu tố Sinh viên có sức khỏe càng kém, nguy cơ có dấu hiệu trầm cảm càng cao. Chương trình đào tạo y khoa là nặng hơn so với các lĩnh vực khác, sinh viên phải học tập với cường độ cao, cũng như thực tập thường xuyên tại các đơn vị y tế, do vậy nếu tình trạng sức khỏe không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả học tập, gián tiếp dẫn đến tình trạng mệt mỏi, lo âu, trầm cảm. Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe thể chất và trầm cảm cũng được tìm thấy trong một số nghiên cứu đi trước(9,17). Sinh viên học năm thứ Nhất và năm thứ Ba nhìn chung có tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm cao hơn so với sinh viên năm thứ Sáu. Sinh viên ngành Y học Dự phòng năm thứ Ba có khối lượng học tập nặng nhất, bao gồm cả học lý Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 125 thuyết và tham gia thực tập tại các bệnh viện và thực tập tại cơ sở y tế địa phương, dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng về tâm lý, thiếu ngủ cũng như trầm cảm. Ngoài ra, sinh viên năm cuối có thể đã quen với cường độ học tập tại Khoa. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đồng với nhận định từ các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần thực hiện tại cùng địa điểm, năm 2010 và 2011(4,6,5). Trong nghiên cứu của chúng tôi: sinh viên có kinh tế gia đình khá trở lên ít có dấu hiệu trầm cảm hơn so với sinh viên có kinh tế khó khăn. Kinh tế gia đình đã được ghi nhận là một yếu tố ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên trong các nghiên cứu đi trước(16,17). Việc sống xa gia đình và phần nào phải tự chủ về tài chính cũng tạo ra áp lực cho sinh viên trong bối cảnh phải đảm bảo chất lượng học tập. Những áp lực đó có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm của sinh viên. Có mối tương quan chặt chẽ giữa stress với trầm cảm, stress với lo âu và lo âu với trầm cảm(5). Sinh viên là đối tượng thường sống xa nhà, học tập tại môi trường mới, dễ cảm thấy bị cô lập nếu mối quan hệ với bạn bè, người xung quanh không tốt. Ngoài ra, môi trường học tập tại các trường Đại học Y khoa được ghi nhận là có nhiều áp lực gây hệ quả tiêu cực đến kết quả học tập, sức khỏe thể chất, trạng thái thoải mái về tâm lý, trong đó có trầm cảm(1). Kết quả tìm được trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy: Sinh viên tự đánh giá bản thân có stress trong tuần qua thì có tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm cao hơn so với sinh viên không có. Cảm nhận về sự thân thiện của những người xung quanh cũng ảnh hưởng nhiều đến tình trạng trầm cảm của sinh viên. Thông qua bộ công cụ đánh giá trầm cảm CES-D tiếng Việt đã được chuẩn hóa, có tính tin cậy và giá trị tốt, cùng với việc sử dụng điểm cắt là 16 điểm, kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã xác định được tỷ lệ sinh viên khoa Y tế Công cộng có dấu hiệu trầm cảm. Nghiên cứu cũng xác định được một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng trầm cảm ở sinh viên khoa Y tế Công cộng, góp phần làm đa dạng hơn nguồn số liệu tham khảo về vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên tại Khoa. Bên cạnh những kết quả ghi nhận được, nghiên cứu của chúng tôi còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu trên tổng số sinh viên còn thấp, 65,4%, kết quả nghiên cứu có thể chưa phản ánh chính xác tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm trên dân số nghiên cứu. Một số thông tin thu thập như tình trạng stress, cảm nhận về sức khỏe của bản thân cũng như cảm nhận về sự thân thiện của mọi người xung quanh được chúng tôi thu thập dựa vào đánh giá chủ quan của sinh viên, chưa sử dụng thang đo chuẩn để ước lượng. Các nghiên cứu về sau, sử dụng bộ công cụ đánh giá khoa học hơn là cần thiết để lượng hóa chính xác các yếu tố nguy cơ. KẾT LUẬN Tình trạng trầm cảm ở sinh viên khoa Y tế Công cộng bị chi phối bởi sức khỏe cá nhân, năm học theo ngành học, kinh tế gia đình cũng như cảm nhận của bản thân sinh viên về stress và về mức độ thân thiện của những người xung quanh. Về phía sinh viên, cần tích cực rèn luyện, nâng cao sức khỏe bản thân để giảm tỷ lệ trầm cảm; thân thiện, quan tâm đến bạn bè, qua đó kịp thời giúp đỡ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm. Về phía nhà trường, cần duy trì các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa, khuyến khích sinh viên tham gia; quan tâm hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế; tư vấn học tập đối với sinh viên năm Nhất và năm Ba, qua đó giảm áp lực học tập cho sinh viên. Đẩy mạnh hơn công tác tham vấn tâm lý đã có tại Khoa nhằm giải tỏa stress và giúp đỡ sinh viên hòa nhập đời sống học tập tại Khoa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bayram N, Bilgel N (2008). "The prevalence and socio- demographic correlations of depression, anxiety and stress among a group of university students". Social Psychiatry and Psychiatric Epidemiology, 43 (8), pp. 667-72. 2. Dinh DQ (2007). "Depression and stress among the first year medical students in University of medicine and pharmacy Hochiminh city, Vietnam". Thesis, Degree of Master of Public Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 126 Health Program in Health System Development, College of Public Sciences, Chulalongkorn University, PH:072464, 95 pp. 3. Doan VDK (2011). "What explains the association between socioeconomic status and depression among Vietnamese adults?". Brisbane: Queensland University of Technology, Deposited on: 30 Apr 2012, Last Modified: 21 Jun 2017. ID code: 50010. 4. Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh, Dunne M (2010). "Sức khỏe tâm thần của sinh viên Y tế Công cộng và sinh viên Điều dưỡng tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2009". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 14 (1). 5. Lê Minh Thuận (2011). "Một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh". Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Mã số: 603180, 89 trang. 6. Lê Minh Thuận (2011). "Sức khỏe tâm lý sinh viên: nghiên cứu cắt ngang". Tạp chí Y học Thực hành, 7 (774), tr. 71-4. 7. Leggett A, Zarit SH, Nguyen NH, Hoang CN, Nguyen HT (2012). "The influence of social factors and health on depressive symptoms and worry: a study of older Vietnamese adults". Aging Ment Health, 16 (6), pp. 780-86. 8. Nguyen HT (2006). "Child maltreatment in Vietnam: Prevalence and associated mental and physical health problems". Brisbane: Queensland University of Technology, Deposited on: 03 Dec 2008, Last Modified: 23 Jun 2017. ID code: 16331. 9. Nguyễn Thị Bích Liên. (2011). "Nguy cơ trầm cảm ở một số khối sinh viên đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 và một số yếu tố liên quan". Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội, 30/5/2012, 60 trang. 10. Nguyễn Thị Hưởng, Nguyễn Hữu Hiếu, Trần Thị Thanh Hương. (2014). "Thực trạng hành vi sức khỏe và nguy cơ trầm cảm của sinh viên năm thứ Hai Đại học Thương Mại". Tạp chí Y học Thực hành, 914 (4), tr. 101-5. 11. Onyishi M, Talukdar D, Sanchez R, Olaleye AO, Medavarapu S, et al (2016). "Prevalence of Clinical Depression among Medical Students and Medical Professionals: A Systematic Review Study". Arch Med, 8 (6). 12. Radloff LS (1977). "The CES-D Scale: A Self-Report Depression Scale for Research in the General Population". Applied Psychological Measurement, 1, pp. 385-401. 13. Sherina MS, Rampal L, Kaneson N (2004). "Psychological stress among undergraduate medical students". Medical Journal of Malaysia, 59 (2), pp. 207-11. 14. Tjia J, Givens JL, Shea JA (2005). "Factors associated with under treatment of medical student depression". Journal of American College Health, 53 (5), pp. 219-24. 15. To KG, Meuleners LB, Fraser ML, Van Duong D, Van Do D, Huynh VA, et al (2014). "The impact of cataract surgery on depressive symptoms for bilateral cataract patients in Ho Chi Minh City, Vietnam". Int Psychogeriatr, 26 (2), pp. 307-13. 16. Tran QA, Dunne MP, Luu HN (2014). "Well-being, depression amd suicidal ideation among medical students throughout Vietnam". Vietnam Journal of Medicine & Pharmacy, 6 (3), pp. 23- 30. 17. Trần Quỳnh Anh. (2016). "Dấu hiệu trầm cảm ở sinh viên hệ Y học Dự phòng trường Đại học Y Hà Nội và một số yếu tố liên quan". Tạp chí Nghiên cứu Y học, 104 (6), tr. 9-16. 18. Tran TV (1993). "Psychological traumas and depression in a sample of Vietnamese people in the United States". Health Soc Work, 18 (3), pp. 184-94. 19. Tran TV, Ngo D, Conway K (2003). "A cross-cultural measure of depressive symptoms among Vietnamese Americans". Social Work Research, 27 (1), pp. 56-64. 20. Vilagut G, Forero CG, Barbaglia G, Alonso J (2016). "Screening for Depression in the General Population with the Center for Epidemiologic Studies Depression (CES-D): A Systematic Review with Meta-Analysis". PLoS ONE, 11 (5). 21. Wada T, Ishine M, Sakagami T, Kita T, Okumiya K, Mizuno K, et al (2005). "Depression, activities of daily living, and quality of life of community-dwelling elderly in three Asian countries: Indonesia, Vietnam, and Japan". Arch Gerontol Geriatr, 2005;41(3):271-80. 22. World Health Organization (2012). "Depression Fact sheet N°369". accessed 31 January 2016. 23. Yusoff MSB, Rahim AFA, Yaacob MJ (2011). "The prevalence of final year medical students with depressive symptoms and its contributing factors". International Medical Journal, 18 (4), pp. 305-9. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftram_cam_o_sinh_vien_khoa_y_te_cong_cong.pdf
Tài liệu liên quan