Trầm cảm, lo âu, stress và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone

Tài liệu Trầm cảm, lo âu, stress và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 130 TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ THAY THẾ CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE Nguyễn Thị Linh Huệ*, Phạm Phương Thảo**, Lê Minh Thuận*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trầm cảm, lo âu, stress là các rối loạn tâm thần thường gặp. Trầm cảm, lo âu, stress có liên quan đến nhiều loại bệnh tật và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các y văn cho thấy rối loạn trầm cảm, lo âu, stress chiếm tỷ lệ cao ở những người đang điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone, tuy nhiên các yếu tố liên quan vẫn chưa được mô tả đầy đủ. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ rối loạn trầm cảm, lo âu, stress và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trong giai đoạn duy trì tại cơ sở điều trị Methadone quận 4 TP.HCM năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trầm cảm, lo âu, stress và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 130 TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ THAY THẾ CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE Nguyễn Thị Linh Huệ*, Phạm Phương Thảo**, Lê Minh Thuận*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trầm cảm, lo âu, stress là các rối loạn tâm thần thường gặp. Trầm cảm, lo âu, stress có liên quan đến nhiều loại bệnh tật và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các y văn cho thấy rối loạn trầm cảm, lo âu, stress chiếm tỷ lệ cao ở những người đang điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone, tuy nhiên các yếu tố liên quan vẫn chưa được mô tả đầy đủ. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ rối loạn trầm cảm, lo âu, stress và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trong giai đoạn duy trì tại cơ sở điều trị Methadone quận 4 TP.HCM năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 241 bệnh nhân đang điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trong giai đoạn duy trì. Kết quả: Bệnh nhân có rối loạn trầm cảm, lo âu và stress lần lượt là 22%, 22%, 14,1%. Bệnh nhân bị cả ba rối loạn là 7,5%. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm gồm: việc làm, tình trạng hôn nhân, kinh tế, tình trạng nhiễm HIV/AIDS và đang điều trị ARV, lao, viêm gan siêu vi C, nhận thức điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình. Các yếu tố liên quan đến lo âu gồm: Việc làm, hôn nhân, kinh tế, tình trạng nhiễm HIV/AIDS và đang điều trị ARV, lao, nhận thức điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình. Các yếu tố liên quan đến stress gồm: tình trạng nhiễm HIV/AIDS và đang điều trị ARV, nhận thức điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Kết luận: Trầm cảm: những bệnh nhân đang điều trị Methadone bị thất nghiệp/về hưu, sống độc thân/ly hôn, kinh tế dưới mức trung bình, không có sự quan tâm hỗ trợ từ gia đình, nhận thức điều trị nghiện khó và dễ tái nghiện, nhiễm HIV/AIDS và đang điều trị ARV, mắc bệnh lao, bệnh viêm gan siêu vi C có tỉ lệ trầm cảm cao hơn những bệnh nhân không có các đặc tính này. Lo âu: những bệnh nhân đang điều trị Methadone bị thất nghiệp/về hưu, sống độc thân/ly hôn, kinh tế dưới mức trung bình, không có sự quan tâm hỗ trợ từ gia đình, nhận thức điều trị nghiện khó và dễ tái nghiện, nhiễm HIV/AIDS và đang điều trị ARV, mắc bệnh lao có tỉ lệ lo âu cao hơn những bệnh nhân không có các đặc tính này. Stress: những bệnh nhân đang điều trị Methadone nhận thức điều trị nghiện khó và dễ tái nghiện, nhiễm HIV/AIDS và đang điều trị ARV có tỉ lệ stress cao hơn những bệnh nhân nhận thức điều trị nghiện bình thường, không bị nhiễm HIV/AIDS. Từ khóa: Trầm cảm, lo âu, stress, DASS-21. *Bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM, **Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, ***Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Linh Huệ ĐT: 01288856569 Email: nguyenlinhhue.yds@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 131 ABSTRACT DEPRESSION, ANXIETY, STRESS AND CORRELATES IN DRUG USERS RECEIVING METHADONE MAINTENANCE TREAMENT Nguyen Thi Linh Hue, Pham Phuong Thao, Le Minh Thuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1 - 2018: 130 - 136 Introduction: Depression, anxiety, stress are common mental disorders. Depression, anxiety, stress are associated with various diseases. Without being adequately treated, depression, anxiety, stress can result in suicide. Literature showed that the prevalence of depression, anxiey, stress were high in drug users receiving methadone maintenance treatment; however, factors associated with depression, anxiety, stress have not been investigated. Objectives: To identify prevalence of depression, anxiety, stress and its associated factors in drug users receiving methadone maintenance treatment. Methods: A cross-sectional study was conducted in 241 drug users receiving methadone maintenance treament users in the Center for Preventve Medicine in District 4. Results: The prevalence of depression, anxiety, stress in drug users receiving methadone maintenance treatment was 22%, 22% and 14%, respectively. Marital status, personal income, HIV/AIDS, ARV treatment, tuberculosis, Hepatitis C, support from the family, awareness of treatment were associated with depression. Marital status, personal income, HIV/AIDS and ARV treatment, tuberculosis, support from the family, awareness of treatment wereassociated with anxiety and HIV/AIDS, ARV treatment, awareness of treatment were associated with stress. Conclusion: Depression: Findings showed that those who are unemployed/ retired, single/ divorced, low income, without family support, cognitive drug treatment is difficult and easy to relapse, HIV/ AIDS and ARV treatment, tuberculosis, hepatitis were more likely to have depression. Anxiety: Patients on methadone treatment who are unemployed/ retired, single/ divorced, low income, without family support, cognitive drug treatment is difficult and easy to relapse, HIV/ AIDS and ARV treatment, tuberculosis have higher rates of anxiety than patients without these characteristics. Stress: Findings showed that those who are cognitive drug treatment is difficult and easy to relapse, HIV / AIDS and ARV treatment were more likely to have stress. Keywords: Depression, anxiety, stress, DASS-21. ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm, lo âu, stress là các rối loạn tâm lý phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của con người, tạo nên một gánh nặng bệnh tật rất lớn cho cả bản thân, gia đình và xã hội(9). Trầm cảm là một loại rối loạn tâm lý thường gặp có đặc điểm là buồn bã, mất hứng thú, mặc cảm tội lỗi, ngủ ít, cảm giác mệt mỏi và tập trung kém(19). Lo âu được đặc trưng bởi cảm giác căng thẳng, suy nghĩ lo lắng và thay đổi về thể chất. Các rối loạn lo âu như rối loạn hoảng loạn và chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế gây ra những suy nghĩ và lo lắng liên tục hay những triệu chứng thể chất như đổ mồ hôi, run rẩy, chóng mặt, nhịp tim nhanh(1). Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đó đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần(2). Trầm cảm, lo âu, stress đang được quan tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng(18), với tỉ lệ mắc của mỗi bệnh từ 17% đến 25% và ngày càng tăng lên(5,9). Tại Mỹ, hằng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 132 năm chi phí cho từng rối loạn trầm cảm, lo âu và stress từ 42 tỉ đến 53 tỉ đô la Mỹ(7,9,16), bao gồm chi phí điều trị tâm lý, điều trị các thương tật do nguyên nhân từ các rối loạn tâm lý, năng suất làm việc giảm và tử vong(7,16). Năm 2008, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) ước tính nhóm bệnh do tâm lý gây ra gánh nặng bệnh tật nhiều hơn các nhóm khác, kể cả ung thư hay bệnh tim mạch ở tất cả các lứa tuổi(4,9). Các nghiên cứu trên thế giới về bệnh nhân phụ thuộc các chất dạng thuốc phiện đang điều trị thay thế bằng Methadone trong giai đoạn duy trì, cho thấy có khoảng 13% - 67% bệnh nhân biểu hiện rối loạn tâm thần trong đó trầm cảm, lo âu và stress chiếm ưu thế(3,10,11). Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Huỳnh Ngọc Vân Anh và Nguyễn Thị Thu Trang cho kết quả bệnh nhân đang điều trị Methadone có nguy cơ rối loạn tâm thần từ 14%- 42,4%, với tỉ lệ này thì trầm cảm có khoảng 25,2%-29,4%, lo âu là 34% và stress là 21,5%(8,14). Quận 4 là một trong những quận được chọn để thí điểm chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone của bộ y tế và đạt được hiệu quả nhất định(12). Tuy nhiên, chưa có một báo cáo nào về tỉ lệ và mức độ bị stress, lo âu, trầm cảm cùng các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị bằng Methadone. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần đánh giá hiệu quả của chương trình cai nghiện. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Trầm cảm, lo âu, stress và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trong giai đoạn duy trì tại phòng khám Methadone quận 4, TP.HCM.” PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại phòng khám Methadone Quận 4. Sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện các bệnh nhân đang điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone với liều duy trì. Sau khi được giải thích rõ ràng về mục tiêu của nghiên cứu và sẵn sàng tham gia nghiên cứu thì đối tượng tham gia sẽ được phỏng vấn mặt đối mặt và hồi cứu hồ sơ bệnh án với bộ câu hỏi soạn sẵn. Thang đo DASS-21 Thang đo DASS21 đã được kiểm tra về độ tin cậy và tính giá trị. Kết quả các nghiên cứu đã báo cáo các ước tính tốt về độ tin cậy (coefficient-α) khoảng từ 0,82 đến 0,97 trong các mẫu thực nghiệm và lâm sàng (Henry & Crawford, 2005; Lovibond & Lovibond, 1995). Trong nghiên cứu mới nhất “Thang đo căng thẳng, lo âu, trầm cảm DASS-21”, kiểm tra thêm kích thước, độ tin cậy và mối tương quan của tác giả Osman. A cùng cộng sự cho thấy hệ số coefficient-α đối với lo âu là 0,81. Tính giá trị omega(ω) cũng khá tốt: kết quả cho cả thang đo DASS-21 là 0,89(15). Xử lý và phân tích số liệu Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1; xử lý thống kê, phân tích bằng Stata 13.1. KẾT QUẢ Tỉ lệ trầm cảm, lo âu, stress Nghiên cứu thực hiện trên 241 bệnh nhân,kết quả số bệnh nhân có rối loạn trầm cảm, lo âu, stress lần lược là 53 bệnh nhân (22%), 53 bệnh nhân (22%), 34 bệnh nhân (14,1%), bệnh nhân bị cả ba rối loạn là 18 bệnh nhân (7,5%), (biểu đồ 1). Mức độ của từng rối loạn được thể hiện qua biểu đồ 2. Biểu đồ 1. Tỉ lệ trầm cảm, lo âu, stress Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 133 Biểu đồ 2. Mức độ Trầm cảm, lo âu, stress Các yếu tố liên quan Bảng 1: Các yếu tố liên quan đến trầm cảm (n=53) Đặc tính Trầm cảm n (%) Giá trị p PR (KTC 95%) Nhóm tuổi ≤ 35 tuổi 14(15,9) 0,084 1 < 35 tuổi 39(25,5) 1,60 (0,92-2,78 Trình độ học vấn Từ trung học phổ thông trở lên 8 (14,0) 0,097 1 Dưới trung học phổ thông 45(24,5) 1,74 (0,87-3,48) Tình trạng nghề nghiệp Có nghề nghiệp 25(16,5) 0,008 1 Thất ngiệp/về hưu 28 (31,1 1,88 (1,17-3,01) Tình trạng hôn nhân Lập gia đình 10(10,1) <0,001 1 Độc thân/ ly hôn 43(30,3) 3,00 (1,58-5,68) Tình trạng kinh tế Từ mức trung bình trở lên 17(14,4) 0,005 1 Dưới trung bình 36(29,3) 2,03 (1,21-3,41) Sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình Chăm sóc/ hỗ trợ 35(17,8) 0,001 1 Bỏ mặc 18(40,9) 2,50 (1,41-3,70) Nhận thức điêu trị Methadone Khó điều trị, dễ tái nghiện 29(29,0) 0,027 1 Điều trị bình thường 24(17,0) 0,6 (0,4-0,9) Nhiễm HIV/AIDS, điều trị ARV Không 8 (8,4) 0,001 1 Có 45(30,8) 2,03 (1,27-3,25 Lao Không 34(18,0) 0,004 1 Có 19(36,5) 2,03 (1,27-3,25) Bệnh viêm gan B Không 45(20,7) 0,157 1 Có 8 (33,3) 1,61 (0,86-3,00) Bệnh viêm gan C Không 24(16,2) 0,006 1 Có 29(31,2) 1,92 (1,20-3,09) Tình trạng việc làm,tình trạng hôn nhân, kinh tế, sự tuân thủ điều trị, bệnh HIV/AIDS và điều trị ARV, lao, viêm gan siêu vi C, nhận thức điều trị Methadone, sự quan tâm và hỗ trợ từ gia đình liên quan đến tỉ lệ trầm cảm. Bảng 2: Các yếu tố liên quan đến lo âu (n=53) Đặc tính Lo âu n (%) Giá trị P PR (KTC 95%) Nhóm tuổi ≤ 35 tuổi 20(22,7) 0,834 1 < 35 tuổi 33(21,6) 0,95 (0,58-1,55) Trình độ học vấn Từ trung học phổ thông trở lên 12(21,1) 0,845 1 Dưới trung học phổ thông 41(22,3) 1.06 (0,60-1,87) Tình trạng nghề nghiệp Có nghề nghiệp 26(17,2) 0,020 1 Thất ngiệp/về hưu 27(30) 1,74 (1,09- 2,79) Tình trạng hôn nhân Lập gia đình 13(13,1) 0,006 1 Độc thân/ ly hôn 40(28,2) 2,15 (1,21-3,80) Tình trạng kinh tế Từ mức trung bình trở lên 18(15,3) 0,013 1 Dưới trung bình 35(28,5) 1,87 (1,12-3,10) Sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình Chăm sóc/ hỗ trợ 38(19,3) 0,032 1 Bỏ mặc 15(34,1) 1,70 (1,10-3,30) Nhận thức điêu trị Methadone Khó điều trị, dễ tái nghiện 32(32,0) 0,002 1 Điều trị bình thường 21(14,5) 0,51 (0,30-0,80) Nhiễm HIV/AIDS, điều trị ARV Không 11(11,6) 0,002 1 Có 42 (28,8 2,48 (1,35-4,58) Lao Không 11(11,6) <0,001 1 Có 42(28,8) 3,00 (1,93-4,70) Bệnh viêm gan B Không 49(22,6) 0,507* 1 Có 4 (16,7) 0,74 (0,29-1,87 Bệnh viêm gan C Không 29(19,6) 0,257 1 Có 24(25,8) 1,32 (0,82-2,13) *kiểm định chính xác fisher Tình trạng việc làm, hôn nhân, kinh tế, tình trạng nhiễm HIV/AIDS và đang điều trị ARV, bệnh lao, nhận thức điều trị Methadone, sự quan tâm và hỗ trợ từ gia đình liên quan đến tỉ lệ lo âu. Bảng 3. Các yếu tố liên quan đến stress (n = 34) Đặc tính Stress n (%) Giá trị P PR (KTC 95%) Nhóm tuổi ≤ 35 tuổi 12(13,6) 0,873 1 < 35 tuổi 22(14,4) 1,05 (0,55-2,03) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 134 Đặc tính Stress n (%) Giá trị P PR (KTC 95%) Trình độ học vấn Từ trung học phổ thông trở lên 28(15,2) 0,374 1 Dưới trung học phổ thông 6(10,5) 0,69 (0,30-1,59) Tình trạng nghề nghiệp Có nghề nghiệp 17(11,3) 0,100 1 Thất ngiệp/về hưu 17(18,9) 1,68 (0,90-3,12) Tình trạng hôn nhân Lập gia đình 9(9,1) 0,062 1 Độc thân/ ly hôn 25(17,6) 1,94 (0,95-3,97) Tình trạng kinh tế Từ mức trung bình trở lên 16(13,6) 0,811 1 Dưới trung bình 18(14,6) 1,08 (0,58-2,01) Sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình Chăm sóc/ hỗ trợ 25(12,7) 0,181 1 Bỏ mặc 9 (20,5) 1,61 (0,81-3,21) Nhận thức điêu trị Methadone Khó điều trị, dễ tái nghiện 20(20,0) 0,027 1 Điều trị bình thường 14(9,9) 0,50 (0,26-0,93) Nhiễm HIV/AIDS, điều trị ARV Không 8 (8,4) 0,041 1 Có 26 (17,8) 2,11 (1,01-4,47) Lao Không 25 (13,2) 0,454 1 Có 9 (17,3) 1.31 (0,65-2,63) Bệnh viêm gan B Không 29(13,4) 0,319 1 Có 5 (20,8) 1,55 (0,67-3,65) Bệnh viêm gan C Không 17(11,5) 0,140 1 Có 17(18,3) 1,59 (0,86-2,96) Những bệnh nhân đang điều trị Methadone bị nhiễm HIV/AIDS và điều trị ARV, nhận thức điều trị Methadone khó, dễ tái nghiện có tỉ lệ trầm cảm cao hơn những bệnh nhân không nhiễm HIV/AIDS và nhận thức điều trị bình thường. BÀN LUẬN Trong nghiên của chúng tôi Theo thang đo DASS-21 với điểm cắt cho trầm cảm là 7, lo âu là 6 và stress là 10 thì tỉ lệ trầm cảm, lo âu, stress lần lược là 22%, 22%, 14,1%. Bệnh nhân vừa bị trầm cảm vừa bị lo âu vừa bị stress là 7,4%. So sánh về tỉ lệ thì kết quả này thấp hơn so với các nghiên cứu khác trên cùng bệnh nhân. Cụ thể tỉ lệ trầm cảm, lo âu, stress của nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Trang (2016) là 25,2%, 34,4%, 21,5%(14). Tỉ lệ trầm cảm của Huỳnh Ngọc Vân Anh (2016) là 29,4%(8), nghiên cứu của W.Yin (2015) là 38,35(20), nghiên cứu của FHI (2014) là 44,87%(6). Có sự chênh lệch nhau về tỉ lệ trầm cảm, lo âu, stress giữa nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu Trang vì tác giả chọn mẫu là các bệnh nhân điều trị Methadone không phân biệt giai đoạn, còn nghiên cứu của chúng tôi chọn bệnh nhân đang điều trị Methadone ở liều duy trì để tránh tác động ảnh hưởng từ thuốc phiện mà bệnh nhân mới sử dụng, tránh các triệu chứng khi bệnh nhân mới làm quen sử dụng Methadone. Việc làm có liên quan đến tỉ lệ trầm cảm, lo âu của bệnh nhân, tỉ lệ trầm cảm ở nhóm thất nghiệp/ hưu trí cao gấp 1,9 lần so với nhóm người có việc làm với khoảng tin cậy 95% từ 1,2 đến 3 (p<0,01), tỉ lệ lo âu ở nhóm thất nghiệp/ hưu trí so với nhóm người có việc làm là cao hơn 1,7 lần, khoảng tin cậy 95% từ1,1 đến 2,8 (p=0,02). Những người điều trị methdone có trình độ học vấn thấp, dễ bị cộng đồng kì thị, phải đến trung tâm uống thuốc đúng giờ mỗi ngày làm cho bệnh nhân khó xin được công việc. Bệnh nhân không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày. Kết quả gây khó khăn nhiều hơn cho những người gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả phí chữa bệnh. Phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Cao (2012) là gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe. Người thất nghiệp dễ ở trong tình trạng mình là người thừa, tự ti, nhạy cảm rất dễ bị rối loạn tâm lý như buồn phiền, mất ngủ, trầm cảm, lo âu và đôi khi còn dẫn đến hành vi tự sát(13). Tình trạnghôn nhân có liên quan đến tỉ lệ trầm cảm, lo âu: tỉ lệ trầm cảm ở người thuộc nhóm độc thân nguy cơ cao gấp 3 lần so với những người hiện đang lập gia đình dao động Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 135 trong khoảng tin cậy 95% từ 1,6 đến 5,7( p=0,03). Tỉ lệ lo âu ở người thuộc nhóm độc thân/ ly hôn so với những người hiện đang lập gia đình là cao gấp 2,1 lần, khoảng tin cậy 95% là 1,2 đến 3,8 (p < 0,01). Kết quả này có thể hiểu rằng những người lập gia đình thường có sự quan tâm, chia sẻ, động viên từ vợ/ chồng. Tương tác giữa vợ và chồng giúp đỡ nhau vượt qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống làm cho tinh thần cảm thấy thoải mái hơn, trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thì vợ/chồng có mức hỗ trợ cao nhất 77,3% ở mức độ thường xuyên(17). Tình trạng kinh tế có liên quan đến tỉ lệ trầm cảm, cụ thể tỉ lệ trầm cảm, lo âu ở người có kinh tế dưới trung bình cao gấp 2-3 lần so với người có kinh tế từ trung bình trở lên. Kết quả này có thể hiểu rằng những người có kinh tế thấp thường bị áp lực do thiếu tiền trong chi tiêu điều trị bệnh theo nghiên cứu của tác giả Tiêu Thị Thu Vân (2012)(17), thiếu tiền mua sắp những vật dụng thiết yếu trong cuộc sống dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm. Ngoài ra, những người cai nghiện metathadone bị nhiễm HIV/AIDS, điều trị ARV và bệnh lao cũng liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress. Trầm cảm, lo âu , stress trong nhóm những người bị HIV/AIDS, điều trị ARV cao gấp 2-4 lần so với những người không bị nhiễm HIV/AIDS (p < 0,01), trong nhóm bị lao cao gấp 1,5-2 lần so với những người không bị lao (p<0,01). Khi mắc nhiều bệnh cùng lúc bệnh nhân dễ bị trầm cảm, phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi là những người bị bệnh lao, viêm gan siêu vi C cao hơn người không bị bệnh lao, không bị viêm gan siêu vi C. Cụ thể những người bị bệnh lao có tỉ lệ trầm cảm cao gấp 2 lần so với người không bị bệnh lao, khoảng tin cậy 95% dao động từ 1,3 đến 3,2 (p < 0,01). Những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan C có tỉ lệ trẩm cảm cao gấp 1,9 lần so với những bệnh nhân không mắc bệnh viêm gan C, khoảng tin cậy 95% dao động từ 1,2 đến 3,2 (p < 0,01). Có mối liên quan giữa trầm cảm, lo âu, stress và nhân thức về điều trị. Tỉ lệ trầm cảm, lo âu, stress ở những bệnh nhân có nhận thức điều trị nghiện khó, dễ tái phát nghiện cao hơn 40%-60% so với bệnh nhân cho rằng điều trị bình thường (p < 0,05). Giữatrầm cảm, lo âu và sự hỗ trợ gia đình có mối liên quan với nhau. Tỉ lệ trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân bị bỏ mặc, không sự quan tâm của gia đình cao gấp 1,7-2,5 lần so với người nhận được sự quan tâm từ gia đình với khoảng tin cậy 95% dao động trong khoảng 1,4 đến 3,7 (p=0,03). Sự hỗ trợ từ gia đình giúp bệnh nhân sẽ hiểu rõ được tình trạng hiện tại của mình, tin tưởng vào hiệu quả điều trị bệnh nhân có được sức mạnh về tinh thần để an tâm cai nghiện. Đồng thời gia đình hỗ trợ kinh tế, giúp bệnh nhân có kinh phí điều trị(17). KẾT LUẬN Bệnh nhân có rối loạn trầm cảm, lo âu và stress lần lược là 22%, 22%, 4,1%, bệnh nhân bị cả ba rối loạn là 7,4%. Những bệnh nhân đang điều trị Methadone bị thất nghiệp/về hưu, sống độc thân/ly hôn, kinh tế dưới mức trung bình, không có sự quan tâm hỗ trợ từ gia đình, nhận thức điều trị nghiện khó và dễ tái nghiện, nhiễm HIV/AIDS và đang điều trị ARV, mắc bệnh lao có tỉ lệ trầm cảm, lo âu cao hơn những bệnh nhân không có các đặc tính này. Những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêu vi C có tỉ lệ trầm cảm cao hơn những bệnh nhân không mắc bệnh viêm gan siêu vi C. Những bệnh nhân đang điều trị Methadone có nhận thức điều trị nghiện khó và dễ tái nghiện, nhiễm HIV/AIDS và đang điều trị ARV có tỉ lệ stress cao hơn những bệnh nhân nhận thức điều trị nghiện bình thường, không bị nhiễm HIV/AIDS. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Psychological Association (2017) Anxiety, 1/5/2017. 2. American Psychological Association (2016) stress, 7/04/2017. 3. Astals M, Domingo SA Diaz L, Martin SR, Bulbena A, Torrens M, (2009) "Impact of co-occurring psychiatric Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 136 disorders on retention in a methadone maintenance program: an 18-month follow-up study". Int J Environ Res Public Health, 6 (11): 2822-2832. 4. Belfer ML (2008) "Child and adolescent mental disorders: the magnitude of the problem across the globe". J Child Psychol Psychiatry, 49 (3): 226-236. 5. Blazer DG, McGonagle KA Kessler RC, Swartz MS, (1994) "The prevalence and distribution of major depression in a national community sample: the National Comorbidity Survey". Am J Psychiatry, 151 (7): 979-86. 6. Family Health International (2014) "Đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại Hải Phòng và TPHCM". Family Health International, 22 (5): 1-24. 7. Greenberg PE, Kessler RC Sisitsky T, Finkelstein SN, Berndt ER, Davidson JR, Ballenger JC, Fyer AJ, (1999) "The economic burden of anxiety disorders in the 1990s". J Clin Psychiatry, 60 (7): 427-35. 8. Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên, Nguyễn Thị Hoàng Mai, Tô Gia Quyền, (2016) "Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở những người đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone ". Tạp chí nghiên cứu y học TP.HCM, 20 (5): 1-9. 9. Lecrubier Y (2001) "The burden of depression and anxiety in general medicine". J Clin Psychiatry, 62 (8):1-6. 10. Mason BJ, Melia D, Kocsis JH, Khuri ET, Sweeney J, Wells A, Borg L, Millman RB, Kreek MJ, (1998) "Psychiatric comorbidity in methadone maintained patients". J Addict Dis, 17 (3): 75-89. 11. Mingxu J, Huifang X, Jing G, Chun H, Joseph TFL, Phoenix M, (2016) "Resilience associated with mental health problems among methadone maintenance treatment patients in Guangzhou, China". AIDS Care, 29 (5):660-650. 12. Nguyen TMT (2012) "Methadonee maintenance therapy in Vietnam: an overview and scaling-up plan. Advances in Preventive Medicine, 2012". Advances in Preventive Medicine, 2012 (732484): 2-4. 13. Nguyễn Thanh Cao (2012) Thực trạng trầm cảm và một số yếu tố nguy cơ đến trầm cảm ở người trưởng thành tại phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn năm 2011, Luận án bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên, tr. 1-20. 14. Nguyễn Thu Trang, Văn Đình Hòa, Nguyễn Bích Hiệp, Bùi Nguyên Hồng, Lê Minh Giang (2016) "Nguy cơ rối loạn tâm thần ở bệnh nhân điều trị methadone và các yếu tố liên quan". Tạp chí nghiên cứu y học, 99 (1):147-152. 15. Osman A, Bagge CL Wong JL, Freedenthal S, Gutierrez PM, Lozano G, (2012) "The Depression Anxiety Stress Scales-21 (DASS-21): further examination of dimensions, scale reliability, and correlates". J Clin Psychol, 68 (12): 1322-1338. 16. Ronald C, Greenberg PE, Kessler RC (2002), "The economic burden of anxiety and stress disorders". Scientific American, pp.1-12. 17. Tiêu Thị Thu Vân (2012) Khảo sát khả năng chi trả chi phí điều trị Methadone của bệnh nhân chuẩn bị tham gia mô hình xã hội hóa Methadone tại TP.HCM, Luận án bác sĩ chuyên khoa I, Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM, Đại học y dược TP.HCM, tr.27-70. 18. World Health Organization (2008) "Integrating mental health into primary care". World Health Organization, 9789241563680 (WM 140 2008IN), pp.1-124. 19. World Health Organization (2014) Mental disorders, 27/03/2017. 20. Yin W, et al. (2015) "Factors associated with depression and anxiety among patients attending community-based methadone maintenance treatment in China". Addiction, 110 Suppl 1: 51-60. Ngày nhận bài báo: 01/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftram_cam_lo_au_stress_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_benh_nhan_da.pdf