Trắc nghiệm lâm sàng nội thần kinh lần 1 (2012 – 2013)

Tài liệu Trắc nghiệm lâm sàng nội thần kinh lần 1 (2012 – 2013): TRẮC NGHIỆM LÂM SÀNG NỘI THẦN KINH LẦN 1 (2012 – 2013) - BV 115 Y2008A Từ câu 1 đến câu 4 – Tình huống sau đây: BN nam, 41 tuổi, nhập viện vì đột ngột lên cơn co giật nửa người bên (P). Vợ BN khai: BN có tiền căn chấn thương sọ não gây liệt nửa người (P) do tai nạn giao thông cách đây 3 năm, đã được điều trị phẫu thuật lấy máu tụ tại BV đa khoa tỉnh. Sau điều trị khoảng 6 tháng sức cơ nửa người (P) có hồi phục một phần. Ngày NV, BN lên cơn co giật khởi đầu ở mặt và tay bên (P), sau đó giật toàn bộ nửa người bên (P), cơn kéo dài khoảng 2 phút. BN được cho NV khoảng 8 giờ sau cơn co giật. Khám lúc NV phát hiện BN nằm nhắm mắt, gọi không mở mắt; khi kích thích đau bằng cách ấn cung mày, BN mở mắt, không nói được thành câu, chỉ rên ú ớ vài tiếng, và dùng tay bên (T) gạt tay người khám ra khỏi cung mày; BN không hiểu lời nói và không lặp lại được; mờ nếp mũi má bên (P), yếu nửa người (P) sức cơ khoảng 3/5, PXGC tăng bên (P), Babinski (+) bên (P). 1. Trong bệnh sử,...

pdf16 trang | Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 2525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm lâm sàng nội thần kinh lần 1 (2012 – 2013), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẮC NGHIỆM LÂM SÀNG NỘI THẦN KINH LẦN 1 (2012 – 2013) - BV 115 Y2008A Từ câu 1 đến câu 4 – Tình huống sau đây: BN nam, 41 tuổi, nhập viện vì đột ngột lên cơn co giật nửa người bên (P). Vợ BN khai: BN có tiền căn chấn thương sọ não gây liệt nửa người (P) do tai nạn giao thông cách đây 3 năm, đã được điều trị phẫu thuật lấy máu tụ tại BV đa khoa tỉnh. Sau điều trị khoảng 6 tháng sức cơ nửa người (P) có hồi phục một phần. Ngày NV, BN lên cơn co giật khởi đầu ở mặt và tay bên (P), sau đó giật toàn bộ nửa người bên (P), cơn kéo dài khoảng 2 phút. BN được cho NV khoảng 8 giờ sau cơn co giật. Khám lúc NV phát hiện BN nằm nhắm mắt, gọi không mở mắt; khi kích thích đau bằng cách ấn cung mày, BN mở mắt, không nói được thành câu, chỉ rên ú ớ vài tiếng, và dùng tay bên (T) gạt tay người khám ra khỏi cung mày; BN không hiểu lời nói và không lặp lại được; mờ nếp mũi má bên (P), yếu nửa người (P) sức cơ khoảng 3/5, PXGC tăng bên (P), Babinski (+) bên (P). 1. Trong bệnh sử, cần hỏi thêm triệu chứng gì để giúp phân loại cơn động kinh của BN này: a. Trong cơn có sùi bọt mép, có trợn mắt không b. Ý thức trong cơn và cơn có lan ra toàn thân hay không c. Trong và sau cơn có té chấn thương bộ phận nào ở cơ thể không d. Trong cơn đầu mắt xoay bên nào, và sau cơn có tiểu ra quần không 2. Điểm hôn mê Glasgow của BN này: a. 11 điểm b. 10 điểm c. 9 điểm d. 8 điểm 3. BN này có mất ngôn ngữ kiểu: a. Wernicke b. Dẫn truyền c. Toàn bộ d. Broca 4. Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất của BN này là: a. Bao trong (T) b. Vỏ não (T) c. Vành tia (T) d. Gian não (T) Từ câu 5 đến câu 10 – Tình huống sau đây: BN nữ 49 tuổi có tiền căng THA; nhập viện vì đột ngột liệt nửa người (P). Bệnh khởi phát trước NV khoảng 60 phút, và tiến triển từ lúc khởi phát đến khi liệt hoàn toàn nửa người (P) trong vòng khoảng 30 phút. BN than đau đầu nhiều và nôn ói 2 lần trên đường NV. Khám thần kinh phát hiện: BN tỉnh, ngôn ngữ bình thường; thị lực và thị trường bình thường. Đầu và mắt BN có xu hướng nhìn sang (P). Khi yêu cầu BN nhìn ngang sang bên (P) thì cả 2 mắt của BN đều nhìn được; khi yêu cầu nhìn ngang sang (T) thì chỉ có mắt bên (P) nhìn được, còn mắt bên (T) không nhìn được. BN mờ nếp mũi má bên (T), mắt bên (T) nhắm không kín, và mất nếp nhăn trán bên (T). Liệt nửa người (P) 0/5, phản xạ gân cơ giảm bên (P), Babinski (+) bên (P), cổ mềm, Kernig (-). HA lúc NV là 190/100 mmHg. 5. Trong các dây vận nhãn, BN này bị tổn thương: a. Dây III (P) b. Dây III (T) c. Dây VI (P) d. Dây VI (T) 6. Đối với dây VII, BN này có: a. Liệt mặt bên (T) kiểu ngoại biên b. Liệt mặt bên (T) kiểu trung ương c. Liệt mặt bên (P) kiểu trung ương d. Liệt mặt bên (P) kiểu ngoại biên 7. Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất của BN này là: a. Cầu não (P) b. Cầu não (T) c. Trung não (P) d. Trung não (T) 8. Chẩn đoán nguyên nhân nhiều khả năng nhất của BN này là: a. Xuất huyết não b. Nhồi máu não c. U não d. Áp xe não 9. Cận lâm sàng nào sau đây được ưu tiên chọn lựa đầu tiên cho BN này: a. MRI não không tiêm cản từ b. MRI não có tiêm cản từ c. CT não có tiêm cản quang d. CT não không tiêm cản quang 10. Hướng xử trí huyết áp lúc NV cho BN này: a. Điều trị hạ áp ngay với thuốc hạ áp truyền TM b. Chờ chụp hình ảnh học rồi sẽ quyết định có điều trị hạ áp ngay hay không c. Điều trị ngay với Nifedipin (Chẹn Calci) dạng nhỏ dưới lưỡi d. Điều trị ngay với Captopril (ƯCMC) dạng nhỏ dưới lưỡi 11. Các thuốc sau đây có thể dùng trong điều trị hội chứng Guillain Barré, ngoại trừ: a. Dịch truyền b. Immunoglobulin đường TM c. Vitamin nhóm B d. Corticosteroids Từ câu 12 đến câu 16 – Tình huống sau đây: Một BN nam, 76 tuổi, NV vì yếu 2 chi dưới. Bệnh trước NV khoảng 6 tháng, BN hay than đau vùng cổ gáy, đau có lúc lan dọc bờ ngoài cánh tay (P) xuống đến ngón tay cái bên (P). Ngày NV, BN đang đi lại trong nhà, trượt chân té ngửa ra sau, đập vùng cổ gáy vào cạnh bàn. Sau té BN đau vùng cổ gáy lan tay (P) nhiều hơn, yếu 2 chi dưới, không tự đi lại được, và được cho nhập Bv 115. Khám lúc NV phát hiện BN tỉnh, ngôn ngữ bình thường, không liệt dây sọ, yếu 2 chi dưới sức cơ 1/5, giảm toàn bộ cảm giác nông và sâu từ trên vú trở xuống, PXGC (-) ở 2 chi dưới, Babinski (+) 2 bên, BN bí tiểu, cầu bàng quang (+), và được đặt thông tiểu lưu tại cấp cứu Bv 115. Sưng bầm nhẹ vùng cổ gáy. 12. Triệu chứng đau lan tay (P) của BN này: a. Đau rễ C5 – C6 b. Đau rễ C3 – C4 c. Đau rễ C7 – C8 d. Đau rễ T1 – T2 13. Chẩn đoán hội chứng của BN này: a. Yếu hai chi dưới kiểu trung ương b. Yếu tứ chi kiểu ngoại biên c. Yếu tứ chi kiểu trung ương d. Yếu hai chi dưới kiểu ngoại biên 14. Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất ở BN này: a. Tủy ngực khoảng T4 b. Tủy ngực khoảng T2 c. Tủy cổ khoảng C2 d. Tủy cổ khoảng C4 15. Chẩn đoán nguyên nhân nhiều khả năng nhất của BN này: a. Chèn ép tủy do áp xe ngoài màng cứng b. Viêm tủy c. U tủy d. Chèn ép tủy do thoát vị đĩa đệm cột sống 16. Cận lâm sàng nào cần được ưu tiên chọn lựa đầu tiên cho BN này: a. MRI cột sống cổ / ngực không tiêm cản từ b. MRI cột sống cổ / ngực có tiêm cản từ c. CT cột sống cổ / ngực không tiêm cản quang d. CT cột sống cổ / ngực có tiêm cản quang Từ câu 17 đến câu 18 – Tình huống sau đây: BN nam 72 tuổi, thuận tay (P) nhập viện vì đột ngột nhìn mờ kèm tê nửa người (P). Khám lâm sàng phát hiện BN tỉnh, ngôn ngữ bình thường, thị lực bình thường, mắt (P) mất nửa thị trường phía thái dương; mắt (T) mất nửa thị trường phía mũi, sức cơ tứ chi 5/5, cảm giác tê và tăng đau nửa người (P), PXGC bình thường, Babinski (-) / 2 bên. 17. BN này có khiếm khuyết thị trường kiểu: a. Góc manh đồng danh bên (T) b. Góc manh đồng danh bên (P) c. Bán manh đồng danh bên (T) d. Bán manh đồng danh bên (P) 18. Vùng đột quỵ của BN này nhiều khả năng nhất liên quan đến: a. ĐM não sau (T) b. ĐM não giữa (P) c. ĐM não giữa (T) d. ĐM não sau (P) 19. Trong điều trị phòng ngừa đột quỵ thứ phát sau nhồi máu do cơ chế thuyên tắc từ tim, thuốc nào sau đây được ưu tiên chọn lựa đầu tiên: a. Thuốc tiêu sợi huyết (rTPA) b. Thuốc kháng Vitamin K c. Heparin trọng lượng phân tử thấp d. Thuốc chống kết tập tiểu cầu 20. Triệu chứng nào sau đây không phải là biểu hiện của bệnh thần kinh ngoại biên: a. Giảm cảm giác nông và sâu từ bụng / ngực trở xuống b. Teo cơ sớm và rõ rệt c. Tê ngọn chi kiểu đi găng đi vớ d. Rối loạn thần kinh tự chủ (bao gồm: rối loạn vận mạch, giảm tiết hoặc quá tăng tiết mồ hôi, rối loạn dinh dưỡng tổ chức gây loét da) 21. Lâm sàng của liệt cứng hai chi dưới bao gồm các triệu chứng sau: a. Sức cơ hai chi dưới giảm, phản xạ gân cơ giảm, trương lực cơ giảm b. Sức cơ hai chi dưới giảm, phản xạ gân cơ giảm, trương lực cơ tăng c. Sức cơ hai chi dưới giảm, phản xạ gân cơ tăng, trương lực cơ tăng d. Sức cơ hai chi dưới giảm, phản xạ gân cơ tăng, trương lực cơ giảm 22. Một BN hôn mê, kích thích đau co tay (P), phản xạ mắt búp bê dọc mất, phản xạ mắt búp bê ngang còn. Như vậy tổn thương đã xâm phạm đến: a. Thân não, vùng hành não b. Thân não, vùng cầu não c. Thân não, vùng tiếp giáp gian – trung não d. Hai bán cầu đại não 23. BN say rượu chạy xe bị té ngã xuống đất, khám lúc NV BN liệt 2 chi dưới, bí tiểu, mất cảm giác sờ, đau, nóng, lạnh từ vú trở xuống, mất cảm giác rung âm thoa, tư thế hai chân. Như vật BN bị hội chứng: a. Cắt ngang tủy D10 b. Cắt ngang tủy D8 c. Cắt ngang tủy D6 d. Cắt ngang tủy D4 24. Vị trí của một tổn thương gây mù mắt có phản xạ ánh sáng (+) là: a. Giao thoa thị giác b. Dây thần kinh thị c. Thùy chẩm d. Thùy trán 25. Mất cảm giác treo (mất cảm giác nông hai bên, còn cảm giác sâu), gặp trong: a. Hội chứng cắt ngang tủy b. Hội chứng rỗng ống tủy c. Hội chứng Brown – Séquad d. Hội chứng chèn ép tủy 26. Một BN nam, 85 tuổi, đi lại khó khăn, khám thấy mất cảm giác sâu và những người mất cảm giác sâu thường sẽ ngã khi đứng chụm hai chân và làm một trong các động tác sau: a. Nhắm hai mắt b. Gập cổ c. Đưa hai tay ra trước d. Xoay đầu 27. Run tay rõ nhất khi BN thức và cố gắng thực hiện một hành động thường do bệnh tổn thương một trong các cấu trúc sau: a. Đồi thị b. Chất đen c. Tiểu não d. Bao trong 28. BN có cơn co cứng ở bàn tay phải sau đó co giật bàn tay phải và lan toàn thân, trong cơn mất ý thức. Theo bảng phân loại cơn động kinh đây là cơn động kinh nào dưới đây: a. Cơn vắng ý thức b. Cơn giật cơ c. Cơn động kinh cục bộ phức tạp d. Cơn động kinh cục bộ toàn thể hóa 29. Hình ảnh sau đây phù hợp với chẩn đoán nào nhất: a. Xuất huyết trong nhu mô não b. Xuất huyết ngoài màng cứng c. Xuất huyết dưới màng cứng d. Xuất huyết khoang dưới nhện 30. Hình ảnh sau đây phù hợp với chẩn đoán nào nhất: a. Xuất huyết trong nhu mô não b. Xuất huyết ngoài màng cứng c. Xuất huyết dưới màng cứng d. Xuất huyết khoang dưới nhện 31. BN được đánh giá hôn mô bằng thang điểm Glasgow có kết quả như sau: E2V2M5 = 9. BN này có đặc điểm: a. Mở mắt khi kích thích đau, dùng từ không phù hợp, gồng cứng mất vỏ b. Mở mắt khi kích thích đau, phát âm vô nghĩa, vận động khu trú theo kích thích đau c. Mở mắt tự nhiên, phát âm vô nghĩa, không vận động khi kích thích đau d. Mở mắt tự nhiên, nói bình thường, vận động hữu ý 32. Một BN có đau đầu, nôn ói buổi sáng và nhìn đôi từ 3 tuần. Khám lâm sàng có rung giật nhãn cầu khi mắt nhìn về bên đối diện. Chẩn đoán phù hợp nhất là: a. U não hố sau b. U sọ hầu c. U thùy trán d. U tuyến yên 33. BN chấn thương sọ não nặng, xuất hiện giãn đồng tử 1 bên, chẩn đoán phù hợp nhất là: a. Tổn thương thùy chẩm b. Thoát vị não thùy thái dương c. Tổn thương dây thần kinh thị d. Hội chứng Horner 34. BN nhập viện vì liệt cấp hai chi dưới và khám thấy phân ly ở hai chân, với mất cảm giác đau và nhiệt, còn cảm giác tư thế, vị trí khớp và rung âm thoa. Chẩn đoán phù hợp nhất ở BN này là: a. Áp xe ngoài màng cứng b. Nhồi máu tủy c. U tủy d. Viêm não tủy lan tỏa 35. Hình ảnh sau đây phù hợp với chẩn đoán nào nhất: a. Hội chứng Horner bên phải b. Bệnh nhược cơ c. Liệt dây III bên trái d. Liệt dây III bên phải 36. Hình ảnh sau đây phù hợp với chẩn đoán nào nhất: a. Liệt dây IX phải b. Liệt dây IX trái c. Liệt dây XII phải d. Liệt dây XII trái 37. Một BN nam 30 tuổi, đang sinh hoạt bình thường đột ngột đau đầu dữ dội, hôn mê sau đó tỉnh lại. Lúc vào viện ghi nhận có dấu màng não, không yếu liệt chi, mạch 80 lần/ph, huyết áp 130/70 mmHg. Chẩn đoán phù hợp nhất ở BN này là: a. Động kinh cơn vắng ý thức b. Cơn thoáng thiếu máu não c. Xuất huyết trong não d. Xuất huyết khoang dưới nhện 38. Cận lâm sàng nào sau đây được ưu tiên làm ở BN này: a. Chụp MRI sọ não b. Chụp CT Scan sọ não c. Đo điện não d. Chọc dò dịch não tủy 39. Một BN 70 tuổi, HA 180/90 mmHg, đột ngột chóng mặt, ngã xuống liệt chân bên trái 0/5, yếu tay trái 4/5. Tổn thương nào phù hợp nhất: a. Cánh tay sau bao trong bên trái b. Cánh tay sau bao trong bên phải c. Đồi thị bên phải d. Mặt trong bán cầu bên phải 40. Đặc điểm nào không do sang thương tiểu não gây ra: a. Rối tầm b. Run lúc nghỉ c. Giảm trương lực cơ d. Rung giật nhãn cầu Từ câu 41 đến câu 44 – Tình huống sau đây: Một BN nữ 49 tuổi có tiền căn THA; nhập viện vì đột ngột liệt nửa người (P) kèm theo đau đầu nhiều và nôn ói. Khi khám thần kinh phát hiện BN liệt nửa người (P), sức cơ 0/5. BN nằm nhắm mắt, vẻ mặt nhăn nhó, có lúc đưa tay (T) lên sờ vào đầu; lay gọi BN mở mắt, không trả lời được, chỉ rên ú ớ vìa tiếng, không làm theo y lệnh được, và khi kích thích đau BN dùng tay bên (T) gạt tay người khám ra. BN có liệt mặt bên (P) kiểu trung ương. Giảm cảm giác nửa người bên (P). Phản xạ gân cơ giảm bên (P), Babinski (+) bên (P), cổ gượng (+), Kernig (+). HA lúc NV 190/100 mmHg. 41. Điểm hôn mê Glasgow của BN này là: a. 13 điểm b. 12 điểm c. 11 điểm d. 10 điểm 42. Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất nằm ở: a. Vỏ não (T) b. Bao trong – đồi thị (T) c. Trung não (T) d. Cầu não (T) 43. Nguyên nhân nhiều khả năng nhất của BN trên là: a. Xuất huyết khoang dưới nhện b. Xuất huyết não tràn vào não thất c. Xuất huyết não thất d. Nhồi máu não 44. Cận lâm sàng được chọn lựa đầu tiên giúp chẩn đoán xác định bệnh: a. Chọc dò dịch não tủy b. MRI não c. CT scan não d. Chụp DSA mạch máu não 45. Triệu chứng thường gặp nhất và sớm nhất trong tăng áp lực nội sọ là: a. Phù gai thị b. Nôn ói c. Đau đầu d. Liệt dây VI 46. Một BN 55 tuổi khởi bệnh cách 8 tháng, với triệu chứng rối loạn phối hợp vận động tiến triển tăng dần ở tay và chân (P). Khám thần kinh phát hiện giảm trương lực cơ ở tay và chân bên (P), rối tầm ở tay và chân bên (P). Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất là: a. Bán cầu tiểu não (T) b. Bán cầu tiểu não (P) c. Thùy giun tiểu não d. Hạnh nhân tiểu não 47. Khám LS phát hiện BN có yếu 2 chi dưới sức cơ 2/5, giảm cảm giác đau – nhiệt từ ngang rốn trở xuống, PXGC 2 chân (+++), Babinski (+) / 2 bên. Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất nằm ở: a. Đoạn tủy ngực khoảng T10 b. Đoạn tủy ngực khoảng T8 c. Đoạn tủy ngực khoảng T6 d. Đoạn tủy ngực khoảng T4 48. Trong điều trị phòng ngừa đột quỵ thứ phát sau nhồi máu não do cơ chế mạch máu lớn, thuốc nào sau đây được ưu tiên chọn lựa đầu tiên: a. Thuốc tiêu sợi huyết (rTPA) b. Heparin trọng lượng phân tử thấp c. Thuốc chống kết tập tiểu cầu d. Thuốc kháng Vitamin K 49. Triệu chứng nào sau đây không phải là biểu hiện của bệnh thần kinh ngoại biên: a. Teo cơ sớm và rõ rệt b. Tăng phản xạ gân cơ c. Tê ngọn chi kiểu đi găng đi vớ d. Trương lực cơ giảm 50. Khi cho hai mắt của BN nhìn về phía dưới và bên (T). Dây thần kinh vận nhãn nào sau đây đang được khám: a. Dây VI bên (P) và dây III bên (T) b. Dây VI bên (T) và dây III bên (P) c. Dây III bên (P) và dây IV bên (T) d. Dây III bên (T) và dây IV bên (P) 51. BN nhập viện vì liệt nửa người (P). Khám lâm sàng phát hiện BN tỉnh, ngôn ngữ bình thường, mờ nếp mũi má bên (T), mắt bên (T) nhắm không kín, mất nếp nhăn trán bên (T), liệt nửa người (P) sức cơ 0/5, Babinski (+) bên (P). Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất nằm ở: a. Vỏ não (T) b. Vỏ não (P) c. Cầu não (T) d. Cầu não (P) Từ câu 52 đến câu 55 – Tình huống sau đây: Một BN nam, 36 tuổi, NV vì tê và yếu tứ chi. Bệnh trước NV khoảng 2 tuần, BN có cảm sốt nhẹ, tự mua thuốc uống (không rõ loại) sau 3 ngày thì hết sốt. Trước NV 1 tuần, BN bắt đầu cảm thấy tê và yếu 2 bàn tay và 2 bàn chân, sau đó tê và yếu lan dần lên đến cổ tay và cổ chân. Khám lúc NV phát hiện BN tỉnh, ngôn ngữ bình thường, mờ nếp mũi má 2 bên, 2 mắt nhắm không kín, mất nếp nhăn trán 2 bên, yếu tứ chi sức cơ 3/5, cảm giác tê và châm chích ở 2 tay và 2 chân từ cẳng tay và cẳng chân ra đến các ngón, PXGC (-) cả tứ chi, Babinski (-) 2 bên, BN tiêu tiểu được. 52. Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất ở BN này: a. Nhiều dây thần kinh b. Đa rễ dây thần kinh c. Cầu não 2 bên d. Bao trong 2 bên 53. Nguyên nhân nhiều khả năng nhất ở BN này: a. Nhồi máu não b. Viêm não c. Hội chứng Guilliain – Barré d. U thân não 54. Các cận lâm sàng nào được ưu tiên chọn lựa giúp chẩn đoán ở BN này: a. EMG và chọc dò dịch não tủy b. EMG và MRI não c. MRI não và chọc dò dịch não tủy d. Chọc dò dịch não tủy, EMG và MRI não 55. Kết quả dịch não tủy nào được mong đợi phù hợp với chẩn đoán lâm sàng của BN này: a. Tăng bạch cầu đa nhân b. Tăng bạch cầu đơn nhân c. Phân ly đạm – tế bào d. Đạm tăng, đường giảm 56. Khi khám ngôn ngữ, BN hiểu lời nói tốt; không lặp lại được; nói vẫn còn trôi chảy. BN này có rối loạn ngôn ngữ kiểu: a. Wernicke b. Dẫn truyền c. Toàn bộ\ d. Broca Từ câu 57 đến câu 60 – Tình huống sau đây: BN nam, 41 tuổi, NV vì đột ngột lên cơn co giật nửa người bên (T). Vợ BN khai: bệnh trước NV khoảng 3 tháng, BN thỉnh thoảng hay than đau khắp đầu; đau đầu ngày càng tăng dần. Khoảng 1 tháng trước NV BN đau đầu liên tục, mức độ nặng, có đi khám Bs tư không rõ chẩn đoán và điều trị, triệu chứng không cải thiện. Cách NV 1 tuần, BN bắt đầu chậm chạp, có lúc đau đầu nhiều kèm theo nôn ói, và yếu nhẹ nửa người bên (T). Ngày NV BN lên cơn co giật khởi đầu ở mặt và tay bên (T), đầu mắt xoay sang (T), sau đó co giật toàn thân. Lúc giật BN không còn biết xung quanh, cơn kéo dài khoảng 2 phút, sau cơn BN có tiểu ra quần. BN được cho NV khoảng 8 giờ sau cơn co giật. Khám lúc NV phát hiện BN tỉnh, ngôn ngữ bình thường, mờ nếp mũi má bên (T), yếu nửa người (T) 3/5, PXGC tăng bên (T), Babinski (+) bên (T). 57. Phân loại cơn động kinh của BN này: a. Cơn co cứng co giật toàn thể b. Cơn vắng ý thức c. Cơn cục bộ vận động toàn thể hóa thứ phát d. Cơn cục bộ vận động phức tạp 58. Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất của BN này: a. Bao trong bên (P) b. Gian não bên (P) c. Vỏ não bên (P) d. Cầu não bên (P) 59. Nguyên nhân nhiều khả năng nhất là: a. Nhồi máu não b. Xuất huyết não c. Áp xe não d. U não 60. Phương pháp hình ảnh học được ưu tiên chọn lựa trên BN này là: a. MRI não không cản từ b. MRI não có cản từ c. CT scan não không cản quang d. CT scan não có cản quang 61. Một BN nam 60 tuổi, đêm ngủ thức dậy thì đột ngột liệt nửa người bên (T) 0/5, hôn mê, cổ gượng, Kernig (+), huyết áp lúc xảy ra đột quị là 180/100 mmHg. Tổn thương có thể là: a. Xuất huyết não – màng não b. Xuất huyết bán cầu não (P) c. Nhồi máu não bán cầu (P) d. Xuất huyết khoang dưới nhện 62. Để xác định chẩn đoán trường hợp trên, chúng ta cần xét nghiệm cận lâm sàng nào: a. Chụp mạch não đồ b. Chụp não cắt lớp c. Chọc dò dịch não tủy d. Siêu âm Doppler xuyên sọ 63. Trong điều trị cấp cứu trường hợp trên, chúng ta không nên: a. Cho thuốc hạ huyết áp mạnh ngay b. Thở Oxy c. Dịch truyền NaCl 0,9% d. Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn 64. Một BN 64 tuổi đi bộ bị vấp ngã có chạm đầu nhẹ, 1 tháng sau xuất hiện triệu chứng đau đầu, nôn ói, rối loạn tâm thần, yếu nửa người (P). Chẩn đoán có thể là: a. Nhồi máu não bán cầu (T) b. Áp xe não c. Tụ máu dưới màng cứng mãn tính d. U não 65. Một BN có triệu chứng sốt 38,5 độ C, ho, sổ mũi, 1 tuần sau BN xuât hiện triệu chứng tê rần 2 bàn tay, 2 bàn chân, sau đó vài ngày thì liệt tứ chi, 2 mắt nhắm không kín, nuốt sặc nghẹn. Khám thấy liệt VII ngoại biên 2 bên, liệt IX, X 2 bên, vận động tứ chi 0/5, phản xạ gân cơ mất, trương lực cơ giảm, giảm cảm giác tư thế 2 bên. Như vậy đây là hội chứng: a. HC liệt cứng tứ chi b. HC Guillain Barré c. HC cắt ngang tủy d. HC liệt mềm tứ chi trung ương 66. Tổn thương của hội chứng trên là: a. Đa dây thần kinh b. Đa rễ thần kinh c. Nhân thần kinh d. Đa rễ dây thần kinh 67. Để chẩn đoán bệnh lý trên cần xét nghiệm cận lâm sàng nào: a. Cộng hưởng từ hạt nhân b. Điện cơ c. Chụp cắt lớp tủy sống d. X Quang cột sống 68. Một BN có triệu chứng yếu tay bên (T) 3/5, chân (T) 1/5, rối loạn đường tiểu. Vị trí tổn thương ở: a. Vùng chi phối của động mạch não giữa bên (T) b. Vùng chi phối của động mạch não giữa bên (P) c. Vùng chi phối của động mạch não trước bên (P) d. Vùng chi phối của động mạch não trước bên (T) 69. Một BN có triệu chứng yếu nửa thân bên (P), độ ve vảy bên (P) giảm, độ co duỗi bên (P) giảm, độ chắc nhão bên (P) tăng, dấu phản xạ bệnh lý tháp Babinski (+) bên (P), Hoffmann (-) bên (P), PXGC tăng bên (P). Như vậy: a. Có thể là hội chứng liệt cứng nửa người (P) b. Đang ở giai đoạn chuyển từ liệt mềm qua liệt cứng c. Chắc chắn là hội chứng liệt cứng nửa người (P) d. Hội chứng liệt mềm nửa người (P) trung ương 70. Vị trí tổn thương của hôi chứng Brown Séquard (P) đoạn D5 là: a. Nửa khoang tủy bên (P) D5 b. Nửa trước khoang tủy D5 c. Nửa sau khoang tủy D5 d. Trung tâm tủy D5 71. Triệu chứng nào không đúng với hội chứng trên: a. Hội chứng tháp bên (P) b. Mất cảm giác đau nhiệt bên (T) c. Mất cảm giác sâu bên (T) d. Mất cảm giác đau nhiệt bên (P) 72. BN này có bệnh sử xuất hiện các triệu chứng trên trong vòng 5 tháng, để xác định căn nguyên chúng ta cần xét nghiệm cận lâm sàng nào: a. X quang D1 – D2 b. Chọc dò dịch não tủy c. Cộng hưởng từ hạt nhân d. Điện cơ 73. Triệu chứng rối loạn cơ tròn có thể gặp trong các bệnh lý ngoại biên như: a. Viêm đa dây thần kinh b. Viêm đa rễ dây thần kinh c. Hội chứng chùm đuôi ngựa d. B và C đúng 74. Một BN mắt bên (T) bị lé trong, khi nhìn sang trái thì thấy một hình thành hai hình. Như vậy BN bị liệt thần kinh: a. Thần kinh III (T) b. Thần kinh III (P) c. Thần kinh VI (T) d. Thần kinh VI (P) 75. Chóng mặt do tổn thương tiền đình ngoại biên có các đặc điểm: a. Thường có mức độ nặng nề hơn so với chóng mặt do tổn thương tiền đình trung ương b. Có thể kèm theo các triệu chứng của tổn thương tiểu não c. Có thể kèm theo các triệu chứng của tổn thương thân não d. Không kèm theo Nystagmus 76. Một BN nam 30 tuổi, làm nghề bốc vác. BN đang cúi khom người khiêng bao gạo 50kg thì thấy đau nhói vùng thắt lưng. Đau lan xuống mông và mặt sau đùi và cẳng chân (P) nhiều hơn chân (T). Khám: yếu 2 chi dưới 3/5, phản xạ gân cơ gối và gót mất, bí tiểu, mất cảm giác vùng quanh hậu môn. Đó là hội chứng: a. Hội chứng cắt ngang tủy b. Hội chứng chùm đuôi ngựa c. Hội chứng chèn ép tủy d. Hội chứng chóp cùng 77. Trên BN này có thể nghĩ đến nguyên nhân nào: a. Thoát vị đĩa đệm L5 – S1 b. Hội chứng Guillain – Barré c. U chùm đuôi ngựa d. Thoái hóa cột sống 78. Một BN nữ 70 tuổi, HA 190/100 mmHg, tiểu đường type 2. Năm 2004 bị nhồi máu bán cầu não (P). Năm 2005 BN lại bị đột quỵ liệt nửa người bên (P). Khám thấy BN thường hay cười khóc vô cớ, ăn uống bị sặc nghẹn, PXGC tăng tứ chi. Như vậy BN này bị hội chứng: a. Hội chứng liệt cứng tứ chi b. Hội chứng Wallenberg c. Hội chứng giả hành d. Hội chứng Jackson 79. Một BN có triệu chứng mất nếp nhăn trán (P), mắt (P) nhắm không kín, nếp mũi má (P) mờ, méo miệng qua (T); liệt nửa người bên (T), Babinski (+) bên (T). Triệu chứng thần kinh sọ trên là gì: a. Thần kinh III (P) b. Thần kinh VII ngoại biên (P) c. Thần kinh VII ngoại biên (T) d. Thần kinh VII trung ương (P) 80. Triệu chứng liệt thần kinh VII ngoại biên, tổn thương có thể ở: a. Tổn thương vỏ não b. Tổn thương nhân hay dây thần kinh VII c. Tổn thương chỉ ở dây thần kinh VII d. Tất cả đều đúng 81. Một BN nam 37 tuổi bị co giật ở ngón tay cái bên (T), trong vòng 30 giây co giật lan ra cả tay (T) và mặt bên (T). Sau đó BN không nhớ bị tiếp như thế nào nữa, vợ BN tả là BN ngã xuống nền nhà và co giật toàn bộ nửa người bên (T). BN cắn phải lưỡi và tiểu ra quần. Khi hết co giật BN bị bất tỉnh khoảng 3 phút, rồi bị lú lẫn mất 15 phút nữa. Phân loại cơn động kinh của BN này: a. Trạng thái động kinh co cứng – co giật b. Cơn vắng ý thức c. Cơn co cứng – co giật toàn thể d. Cơn cục bộ vận động nửa người (T) toàn thể hóa thứ phát 82. Khám lâm sàng thấy BN có sụp mi mắt bên (T); đồng tử bên (T) 5 mm, PXAS trực tiếp và đồng cảm (-); mắt bên (T) không nhìn vào trong được; kèm với liệt nửa người (P); Babinski (+) bên (P). Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất nằm ở: a. Trung não (P) b. Trung não (T) c. Cuống tiểu não (T) d. Cuống tiểu não (P) 83. BN đến khám vì chóng mặt. Khám lâm sàng phát hiện sức cơ tứ chi 5/5, thất điều nửa người (P) (biểu hiện bằng nghiệm pháp ngón tay chỉ mũi và gót chân đầu gối (+) / (P).) Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất nằm ở: a. Bán cầu tiểu não (T) b. Bán cầu tiểu não (P) c. Bao trong (T) d. Bao trong (P) 84. Điều nào sau đây không đúng đối với cơn động kinh co cứng co giật toàn thể: a. Bao gồm 3 giai đoạn là co cứng, co giật và phục hồi b. Tình trạng lú lẫn sau cơn kéo dài khoảng 10 – 30 phút, thậm chí có thể lâu hơn đối với trạng thái động kinh c. Không bao giờ kèm theo liệt nửa người sau cơn thoáng qua (Liệt Todd) d. Có mất ý thức trong cơn 85. Một BN 55 tuổi khởi bệnh cách 8 tháng, với triệu chứng rối loạn phối hợp vận động tiến triển tăng dần ở tay và chân (P). Khám thần kinh phát hiện giảm trương lực cơ ở tay và chân bên (P), và thất điều ở tay và chân bên (P). Chẩn đoán nhiều khả năng nhất là: a. Nhồi máu não bán cầu tiểu não (P) b. U bán cầu tiểu não (P) c. Nhồi máu não bán cầu tiểu não (P) d. U bán cầu tiểu não (T) 86. Khám LS phát hiện BN có yếu 2 chi dưới sức cơ 2/5, giảm cảm giác đau – nhiệt từ ngang vú trở xuống, PXGC 2 chân (+++), Babinski (+) / 2 bên. Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất nằm ở: a. Đoạn tủy ngực khoảng T4 b. Đoạn tủy ngực khoảng T6 c. Đoạn tủy ngực khoảng T8 d. Đoạn tủy ngực khoảng T10 87. Khám dây VII: BN có mờ nếp mũi má bên (T), nhân trung bị kéo lệch về bên (P), mắt nhắm chặt đều 2 bên, nếp nhăn trán 2 bên còn tốt. Kết luận nào sau đây là đúng nhất: a. Liệt mặt bên (T) kiểu ngoại biên b. Liệt mặt bên (T) kiểu trung ương c. Liệt mặt bên (P) kiểu ngoại biên d. Liệt mặt bên (P) kiểu trung ương 88. Khi cho hai mắt của BN nhìn về phía dưới và bên (P), các cơ vận nhãn nào sau đây đang được khám: a. Cơ thẳng trên bên (T) và cơ chéo dưới bên (P) b. Cơ thẳng trên bên (P) và cơ chéo dưới bên (T) c. Cơ thẳng dưới bên (T) và cơ chéo trên bên (P) d. Cơ thẳng dưới bên (P) và cơ chéo trên bên (T) 89. BN nhập viện vì liệt nửa người (P). Khám lâm sàng phát hiện có liệt nửa người (P) kiểu trung ương sức cơ 0/5; kèm theo liệt dây VI, VII (T) kiểu ngoại biên. Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất nằm ở: a. Vỏ não (T) b. Vỏ não (P) c. Cầu não (T) d. Cầu não (P) 90. Một nam kế toán viên 53 tuổi, vẫn làm việc bình thường cho đến khoảng 1 giờ đồng hồ trước khi bị bệnh. Ông ta được đồng nghiệp phát hiện nằm trên sàn nhà vệ sinh. Lúc ông ta được đưa nhập viên, khám thấy liệt nửa người (P) (tay và mặt bị liệt nặng hơn chân) và mất ngôn ngữ toàn bộ. Chẩn đoán nhiều khả năng nhất là: a. Đột quỵ liên quan đến vùng chi phối của động mạch não trước bên (T) b. Đột quỵ liên quan đến vùng chi phối của động mạch não giữa bên (T) c. U não lớn ở bán cầu não (T) d. U não vùng đồi thị (T) 91. Khi khám thang điểm hôn mê Glasgow, BN chỉ mở mắt khi có kích thích đau; đồng thời kích thích đau phát hiện BN rên ú ớ không thành từ có nghĩa và duỗi cứng tứ chi. BN này được bao nhiêu điểm: a. 10 điểm b. 8 điểm c. 6 điểm d. 4 điểm 92. Khi khám ngôn ngữ, BN hiểu lời còn tốt; không lặp lại được; nói không trôi chảy, khó khăn trong việc dùng từ ngữ để diễn đạt ý BN muốn nói. BN này có rối loạn ngôn ngữ kiểu: a. Broca b. Wernicke c. Toàn bộ d. Dẫn truyền 93. Vị trí thường gặp của xuất huyết não do tăng huyết áp là: a. Tiểu não b. Cầu não c. Nhân bèo d. Đồi thị 94. Bán manh đồng danh: a. Do tổn thương vùng hố yên, trước giao thoa thị b. Có thể xuất hiện trong nhồi máu não thuộc vùng chi phối của động mạch não sau c. Liên quan đến vỏ não thùy trán d. Do tổn thương giao thoa thị giác Từ câu 95 đến câu 97 – Tình huống sau đây: BN nam, 41 tuổi, nhập viện vì tê và yếu 2 chi dưới tăng dần. Bệnh khởi phát khoảng hơn 1 năm với triệu chứng tê, châm chích ở 2 bàn chân sau đó lan dần lên cẳng chân, kèm theo yếu nhẹ 2 chân. Cách khoảng 6 tháng, triệu chứng tê xuất hiện thêm ở 2 bàn tay và lan dần lên cẳng tay, kèm theo cầm đồ dễ rớt. Trong quá trình bệnh, BN tiêu tiểu bình thường, BN có tiền sử uống nhiều rượu, bia. Khám thần kinh phát hiện teo cơ rõ rệt ở 2 bàn tay và 2 bàn chân. Yếu nhẹ tứ chi, chủ yếu ở vùng ngọn chi. Giảm cảm giác nông sâu ở 1/3 xa của cả 2 tay và 2 chân. PXGC giảm ở cả tứ chi. Babinski (-) / 2 bên. 95. Chẩn đoán hội chứng của BN này: a. Yếu hai chi dưới kiểu trung ương b. Yếu hai chi dưới vừa kiểu trung ương, vừa kiểu ngoại biên c. Yếu tứ chi kiểu ngoại biên d. Yếu hai chi dưới kiểu ngoại biên 96. Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất là: a. Tủy sống đoạn ngực b. Tủy sống đoạn thắt lưng c. Đa dây thần kinh ngoại biên d. Synape thần kinh – cơ 97. Cận lâm sàng có giá trị nhất giúp xác định vị trí tổn thương ở BN này là: a. MRI cột sống ngực b. MRI cột sống thắt lưng c. Chọc dò tủy sống d. Điện cơ đồ (EMG) 98. Điều trị hạ áp trong nhồi máu não cấp: đối với BN không được điều trị với tiêu sợi huyết và không có các chỉ định hạ áp bắt buộc khác (như bệnh não do tăng huyết áp, phình bóc tách động mạch chủ), chỉ định điều trị hạ áp khi: a. HATT > 180 mmHg và / hoặc HATTr > 100 mmHg b. HATT > 220 mmHg và / hoặc HATTr > 120 mmHg c. HATT > 160 mmHg và / hoặc HATTr > 90 mmHg d. HATT > 140 mmHg và / hoặc HATTr > 90 mmHg ĐÁP ÁN: 1B 2C 3C 4B 5D 6A 7B 8A 9D 10B 11D 12A 13A 14B 15D 16A 17D 18A 19B 20A 21C 22C 23D 24C 25B 26A 27C 28D 29B 30C 31B 32A 33B 34B 35A 36C 37D 38B 39D 40B 41D 42B 43B 44C 45C 46B 47A 48C 49B 50D 51C 52B 53C 54A 55C 56B 57C 58C 59D 60B 61A 62B 63A 64C 65B 66D 67B 68C 69C 70A 71D 72C 73D 74C 75A 76B 77A 78C 79B 80B 81D 82B 83B 84C 85B 86A 87B 88D 89C 90B 91C 92A 93C 94B 95C 96C 97D 98B

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftn_lam_sang_noi_tk_bv115_7789.pdf
Tài liệu liên quan