Tài liệu Trắc nghiệm Hóa học 12 với 3 mức độ - Phần hữu cơ: CHƯƠNG 1. ESTE – LIPIT
Bài 1. ESTE
* BIẾT
1. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Hiểu
2. Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. D. C2H5COONa và CH3OH.
Hiểu
3. Đun nóng este X có CTPT C4H8O2 trong dd NaOH thu được muối natri và ancol metylic, vậy X có CTCT là A. CH3COO-C2H5 B. HCOO-CH2CH2CH3
C.HCOO-CH(CH3)2 D. CH3CH2COO-CH3
Hiểu
4. Este nào sau đây sau khi thủy phân trong môi trường kiềm (dd NaOH), thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 2 chất đều tham gia phản ứng tráng gương với dd AgNO3/NH3?
A. HCOOCH2CH3 B. CH3COOCH2CH3
C. HCOOCH=CH-CH3 D. HCOOCH2CH=CH2.
Hiểu
5. Trong các chất sau, chất nào không phải là este?
A. 1,1 đicloetan B. (CH3COO)2C2H4 C. HCOOC2H5 D. CH3-CH2-OCOCH3
* HIỂU
6. Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng xt) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều c...
21 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2244 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Trắc nghiệm Hóa học 12 với 3 mức độ - Phần hữu cơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. ESTE – LIPIT
Bài 1. ESTE
* BIẾT
1. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Hiểu
2. Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. D. C2H5COONa và CH3OH.
Hiểu
3. Đun nóng este X có CTPT C4H8O2 trong dd NaOH thu được muối natri và ancol metylic, vậy X có CTCT là A. CH3COO-C2H5 B. HCOO-CH2CH2CH3
C.HCOO-CH(CH3)2 D. CH3CH2COO-CH3
Hiểu
4. Este nào sau đây sau khi thủy phân trong môi trường kiềm (dd NaOH), thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 2 chất đều tham gia phản ứng tráng gương với dd AgNO3/NH3?
A. HCOOCH2CH3 B. CH3COOCH2CH3
C. HCOOCH=CH-CH3 D. HCOOCH2CH=CH2.
Hiểu
5. Trong các chất sau, chất nào không phải là este?
A. 1,1 đicloetan B. (CH3COO)2C2H4 C. HCOOC2H5 D. CH3-CH2-OCOCH3
* HIỂU
6. Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng xt) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là
A. metyl propionat. B. propyl fomat. C. ancol etylic. D. etyl axetat.
Vận dụng
7. Thủy phân 0,1 mol este CH3COOC6H5 cần dùng bao nhiêu mol NaOH.?
A. 0,1 mol B. 0,2 mol C. 0,3 mol D. 0,4 mol.
8. 4,2g este đơn no tác dụng đủ NaOH thu 4,76g muối. Axit tạo ra este là
A. HCOOH B. C2H5COOH C. RCOOH D. CH3COOH
Vận dụng
9. Phản ứng của cặp chất nào dưới đây tạo sản phẩm là muối và ancol?
A.CH3COOCH=CH2 (vinyl axetat) + dung dịch NaOH
B.C6H5Cl (phenyl clorua) + NaOH
C.CH3COOC6H5 (phenyl axetat) + dung dịch NaOH
D. HCOOCH2-CH=CH2 (anlyl fomat) + dung dịch NaOH
10. CTPT của este tạo bởi axit đơn no và đồng đẳng benzen là
A. CnH2n - 6O2 B. CnH2n – 8O2 C. CnH2n - 4 O2 D. CnH2n -2O2.
11. Dãy thuốc thử thích hợp để phân biệt 4 chất lỏng riêng biệt: ancol etylic, glucozơ, axit axetic, metyl fomat chứa riêng trong bốn lọ không dán nhãn là
A. Na, dd AgNO3/NH3. B. giấy quỳ tím, NaOH.
C. giấy quỳ tím, dd AgNO3/NH3. D. Cu(OH)2/ NaOH.
12. Số phản ứng có thể xảy ra khi cho các đồng phân mạch hở của C2H4O2 tác dụng lần lượt với Na, NaOH, Na2CO3 là
A. 6 B. 4 C. 3 D. 5
* VẬN DỤNG
13. Cho 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH vào một bình phản ứng có axit sunfuric đặc làm xúc tác, sau phản ứng thu được m gam este. Giá trị của m là
A. 46g B. 60g C. 88g D. 60g < m < 88g
14. Một hợp chất X có CTPT: C3H6O2. X không tác dụng với Na và có phản ứng tráng gương. Cấu tạo của X là
A. CH3CH2COOH B. HO–CH2–CH2–CHO
C. CH3COOCH3 D. HCOOCH2CH3
15. Thủy phân este X trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ A và B. Oxi hóa A tạo sản phẩm là chất B. Chất X không thể là
A. etyl axetat B. vinyl axetat
C. etilenglicol oxalat D. isopropyl propionat
16. Cho phản ứng: C4H6O2 + NaOH→ B + D; D + Z → E + Ag. B có thể điều chế được từ CH4 và C2H6. Vậy B có thể là
A. CH3COONa B. C2H3COONa C. A, B đều đúng D. A, B đều sai
17. Một este có CTPT là C4H6O2. Khi thủy phân trong môi trường axit thu được anđehit axetic. CTCT thu gọn của este là
A. HCOOCH2CH = CH2. B. CH3COOCH = CH2.
C. CH2 = CH – COOH. D. HCOOC(CH3) = CH2.
18. Số đồng phân ứng với CTPT C8H8O2 (đều là dẫn xuất của benzen) tác dụng với NaOH tạo thành muối và ancol là
A. 3. B. 2. C. 7. D. 4.
19. Cho các chất sau:
Axit propionic (1); axeton (2); metyl axetat (3); propan-1-ol (4)
Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi?
A. (2) < (3) < (4) < (1). B. (3) < (2) < (4) < (1).
C. (2) < (3) < (1) < (4). D. (3) < (2) < (1) < (4).
Hiểu
20. Một este có CTPT là C3H6O2, có phản ứng tráng gương với dd AgNO3/NH3. CTCT của este là
A. HCOOC2H5. B. CH3COOCH3. C. HCOOC3H7. D. C2H5COOH.
Hiểu
21. Câu nào sau đây không đúng?
A. CH3COOCH = CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2 = CHCOOCH3.
B. CH3CH2COOCH = CH2 tác dụng với dd NaOH tạo thành andehit và muối
C. CH3COOCH = CH2 tác dụng với dd Br2.
D. CH3COOCH = CH2 có thể trùng hợp tạo thành polime.
Hiểu
22. Xà phòng hóa 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dd NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dd thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 6,1 gam. B. 61 gam. C. 4,1 gam. D. 41 gam.
23. Thủy phân este X trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ A và B. Oxi hóa A tạo ra sản phẩm là chất B. Chất X không thể là
A. etyl axetat. B. etilen glicol oxalat.
C. vinyl axetat. D. Tất cả đều đúng.
24. Xà phòng hoá hoàn toàn 0,1 mol một este X cần vừa đủ 300 ml dd NaOH 1M, cô cạn dd sau phản ứng thu được 24,6 gam chất rắn. CTPT của X là
A. (HCOO)3C3H5. B. (CH3COO)3C3H5.
C. C3H5(COOCH3)3. D. (CH3COO)2C2H4.
25. Dãy thuốc thử thích hợp để phân biệt 4 chất lỏng riêng biệt: ancol etylic, axetanđehit, axit axetic, metyl fomat chứa riêng trong bốn lọ không dán nhãn là
A. Na, dd AgNO3/NH3. B. giấy quỳ tím, NaOH.
C. giấy quỳ tím, dd AgNO3/NH3. D. Cu(OH)2, NaOH.
26. Cho phản ứng: C4H6O2 + NaOH→ B + D; D + Z → E + Ag. B có thể điều chế được từ CH4 và C2H6. Vậy B có thể là
A. CH3COONa B. C2H5COONa C. A, B đều đúng D. A, B đều sai
Trùng
27. Cho 0,0125 mol este đơn chức M với dung dịch KOH dư thu được 1,4 gam muối.Tỉ khối của M đối với CO2 bằng 2. M có công thức cấu tạo là
A. C2H5COOCH3 B. CH3COOC2H5
C. HCOOC3H7 D. C2H5COOC2H5
28. (A) là este đơn chức, mạch hở và có . Số đồng phân của (A) là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
29. Cho 4,2g este đơn no tác dụng đủ NaOH thu 4,76g muối. Axít tạo ra este là
A. HCOOH B. C2H5COOH C. RCOOH D. CH3COOH
30. Đun một lượng dư axit axetic với 20,7 gam ancol etylic (có H2SO4 đặc làm xt). Đến khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng thu được 16,5 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 75%. B. 62,5%, C. 60%. D. 41,67%.
31. Một este tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức có tỉ khối hơi so với khí CO2 bằng 2. Khi đun nóng este với dd NaOH tạo ra muối có khối lượng lớn hơn este đã phản ứng. CTCT thu gọn của este là
A. CH3COOCH3. B. HCOOC3H7.
C. C2H5COOC2H5. D. C2H5COOCH3.
32. Thực hiện phản ứng este hóa hỗn hợp gồm 322,5 gam axit metacrylic và 150 gam ancol metylic với H = 60%. Khối lượng metyl metacrylat thu được là
A. 187,5 gam. B. 225 gam. C. 262,5 gam. D. 300 gam.
33. Thủy phân este X trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ A và B. Oxi hóa A tạo ra sản phẩm là chất B. Chất X có thể là
A. metyl axetat. B. isopropyl propioniat.
C. propyl axetat. D. propyl propioniat.
Giống câu 15, Chỉnh “có thể là”
34. Cho 0,0125 mol este đơn chức M với dung dịch KOH dư thu được 1,4 gam muối. Tỉ khối của M đối với CO2 bằng 2. M có công thức cấu tạo là
A. C2H5COOCH3 B. CH3COOC2H5
C. HCOOC3H7 D. C2H3COOCH3
35. X là este đơn chức có M = 88. Một lượng X tác dụng vừa hết 120 gam dung dịch NaOH 4% thoát ra 5,52gam ancol Y và được p gam muối. p có giá trị là
A. 11,86 B. 9,84 C.9,26 D. 11,26
Bài 2. LIPIT
* BIẾT
36. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A.Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các axit béo, no, tồn tại ở trạng thái rắn.
B. Dầu thực vật chủ yếu chứa các axit béo không no, tồn tại ở trạng thái lỏng.
C. Hiđro hóa dầu thực vật lỏng sẽ tạo thành các mỡ động vật rắn.
D. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
37. Chất nào sau đây không tác dụng với triolein?
A. Dung dịch NaOH B.Dung dịch Br2 C. H2 D. Cu(OH)2
38. Cho glixerol tác dụng với hỗn hợp ba axit béo gồm C17H35COOH, C15H31COOH và C17H31COOH thì tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm trieste chứa đồng thời ba gốc axit béo trên?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
39. Thủy phân trieste của glixerol thu được glixerol, natrioleat và natristearat. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với trieste này ?
A. 4 B. 8 C. 9 D. 6
Hiểu
* HIỂU
40. Chọn các phát biểu đúng về chất béo.
1/. Chất béo là trieste của glixerol với các axit cacboxylic có mạch cacbon dài, không phân nhánh.
2/. Chất béo rắn thường không tan trong nước, nặng hơn nước.
3/. Dầu thực vật là một loại chất béo trong phân tử chứa các gốc axit béo không no.
4/. Các loại dầu (dầu ăn, dầu nhờn..) đều không tan trong nước, cũng như dung dịch HCl, NaOH.
5/. Chất béo rắn, lỏng đều tan trong dung dịch kiềm KOH, NaOH.
6/. Có thể điều chế chất béo từ phản ứng este hóa giữa glixerol và các axit monocacboxilic mạch dài, không nhánh, số nguyên tử C chẵn.
A. 1,2,3,5 B. 1,2,3,6 C. 1,3,5,6 D. 1,3,4,6
41. Trong số các chất là trilaurin (glyxeryl trilaurat, cấu tạo axit lauric là CH3[CH2]10COOH), tripanmitin (glyxeryl tripanmitat), tristearin (glyxeryl tristearat) và triolein (glyxeryl trioleat) thì chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. trilaurin B. tripanmitin C. tristearin D. triolein
42. Sử dụng hóa chất nào dưới đây để phân biệt dầu mỡ động thực vật và dầu mỡ bôi trơn máy?
A.nước nguyên chất B. benzen nguyên chất C. dung dịch NaOH nóng D. dung dịch NaCl nóng
* VẬN DỤNG
43. Đun nóng 40 gam NaOH với 88,4 gam chất béo X. Sau khi kết thúc phản ứng xà phòng hoá, trung hoà lượng NaOH dư trong dung dịch thu được cần vừa đủ 350ml dung dịch HCl 0,2M. Để xà phòng hoá 1 tấn chất béo X trên. Lượng NaOH cần là
A. 136 kg B. 120 kg C. 160 kg D. 135.75 kg
44. Để tác dụng hết với 100 gam chất béo có chỉ số axit bằng 7 phải dùng 17,92 gam KOH. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 98,25 gam. B. 103,178 gam. C. 108,265 gam. D. 110,324 gam.
45. Xà phòng hoá hoàn toàn 89 gam chất béo cần vừa đủ 12 gam NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 101gam B. 91,8 gam C. 92,3gam D. 90,5 gam
46. Muốn trung hòa 14 gam một chất béo X cần 15 ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của chất béo X và khối lượng KOH cần để trung hòa 10 gam chất béo X có chỉ số axit bằng 5,6 lần lượt là
A, 5 và 14 mg KOH. B. 6 và 56 mg KOH C. 6 và 28 mg KOH D. 4 và 26 mg KOH.
47. Thủy phân một loại chất béo X thu được glixerol và axit oleic. Phát biểu không đúng là
A. cấu tạo thu gọn của X : (C17H33COO)3C3H5 B. X là chất lỏng ở điều kiện thường.
C. Tên của X là olein hoặc glixeryltrioleat. D. Khối lượng phân tử của X là 884 (u).
48. Xà phòng hóa 10 kg chất béo (RCOO)3C3H5 với 1,37 kg NaOH. Lượng NaOH dư được trung hòa bởi 500 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng glixerol và xà phòng nguyên chất thu được là
A. 1,035 kg và 11,225 kg xà phòng. B. 1,050 kg và 10,315 kg xà phòng.
C. 1,035 kg và 10,315 kg xà phòng. D. 10,315 kg và 11,225 kg xà phòng.
49. Đun nóng 4,03 kg chất béo glixerylpanmitat với lượng dư dung dịch NaOH. Khối lượng glixerol và khối lượng xà phòng chứa 72% muối natri pamitat điều chế được lần lượt là
A. 0,46 kg và 5,79 kg B. 0,41 kg và 5,97 kg
C. 0,42 kg và 6,79 kg. D. 0,45 kg và 6,97 kg
Bài 3. CHẤT GIẶT RỬA
* BIẾT
50. Một số este được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt là nhờ các este
A. là chất lỏng dễ bay hơi. B. có mùi thơm, an toàn với người.
C. có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng. D. đều có nguồn gốc từ thiên nhiên.
51. Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm là
A. có thể dùng để giặt rửa cả trong nước cứng. B. rẻ tiền hơn xà phòng.
C. dễ kiếm. D. có khả năng hoà tan tốt trong nước.
52. Hãy chọn khái niệm đúng.
A. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng giống như xà phòng nhưng được tổng hợp từ dầu mỏ.
B. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng làm sạch các vết bẩn trên bề mặt vật rắn.
C. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn.
D. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra các phản ứng hoá học với các chất đó.
* HIỂU
53. Xà phòng và chất giặt rửa có điểm chung là
A.chứa muối natri có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn.
B.các muối được lấy từ phản ứng xà phòng hóa chất béo.
C.sản phẩm của công nghệ hóa dầu.
D.có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật.
54. Trong thành phần của xà phòng và của chất giặt rửa thường có một số este. Vai trò của các este này là
A. làm tăng khả năng giặt rửa. B. tạo hương thơm mát, dễ chịu.
C. tạo màu sắc hấp dẫn. D. làm giảm giá thành của xà phòng và chất giặt rửa.
Biết
55. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm ta thu được
A. axit và glixerol B. muối và rượu
C. muối của axít béo và glixerol D. muối và etylenglicol
Biết
56. Đun nóng glixerol với hỗn hợp hai axit C15 H 31COOH và C17 H 35 COOH thì số triglixerit thu được là
A. 4 B. 6 C. 9 D. 12
57. Để điều chế xà phòng, người ta có thể
A. thủy phân chất béo. B. đun nóng chất béo với axit.
C. đun nóng chất béo với kiềm. D. este hóa ancol.
* VẬN DỤNG
58. Xà phòng hoá chất béo tristearin thu được 18,36 g xà phòng. Biết sự hao hụt trong toàn bộ phản ứng là 15%, khối lượng NaOH đã dùng là
A. 2.4 g B. 2.82 g C. 2.04 g D. 4,8 g
59. Khối lượng glixerol thu được khi đun nóng 2,225 kg chất béo (glixerin tristearat) chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH (biết phản ứng xảy ra hoàn toàn) là
A. 0,184 kg B. 1,84 kg C. 0,89 kg D. 1,78 kg
CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT
Bài 5: GLUCOZƠ
Câu 1. Glucozơ có công thức nào sau đây?
A.CH2OH-[CHOH]4-CHO B. C6H12O6C. C6(H2O)6 D. Cả 3 công thức trên.
Biết
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phải của glucozơ?
A. Có 5 nhóm –OH ở 5 nguyên tử cacbon kế cận.
B. Có khả năng tạo este có chứa 5 gốc axit.
C. Có mạch cacbon phân nhánh.
D. Có phản ứng tráng gương do có nhóm CHO.
B
Câu 3. Glucozơ và fructozơ là
A. đisaccarit B. ancol và xeton. C. đồng phân D. andehit và axit.
B
Câu 4. Có thể nhận biết glucozơ bằng phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng tráng gương. B. Phản ứng với H2.
C. Đun nóng với Cu(OH)2. D. Cả A và C.
B
Câu 5. Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là bao nhiêu phần trăm?
A. 0,0001 B. 0,01 C. 0,1 D. 1
B
Câu 6. Phản ứng nào có thể chuyển glucozơ, fructozơ thành những sản phẩm giống nhau?
A. Phản ứng với Cu(OH)2. B. Phản ứng với AgNO3/ ddNH3
C. Phản ứng với H2/Ni, nhiệt độ. D. Phản ứng với Na.
H
Câu 7. Chất nào sau đây thuộc loại monosacarit?
A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Tinh bột D. Xenlulozơ
B
Câu 8. Đồng phân của fructozơ là
A. glucozơ B. saccarozơ C. mantozơ D. Xenlulozơ
B
Câu 9. Trong công nghiệp chế tạo ruột phích, người ta thường sử dụng phản ứng hoá học nào sau đây?
A. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
B. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
C. Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Oxi hoá ancol thu được anđehit. B. Oxi hoá ancol bậc 1 ta thu được xeton.
C. Glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức. D. Fructozơ là hợp chất hữu cơ đa chức.
B
Câu 11. Để phân biệt 3 chất: glixerol, ancol etylic, glucozơ. Chất cần dùng là
A. quỳ tím B. CaCO3 C. CuO D. Cu(OH)2
H
Câu 12. Fructozơ không phản ứng được với
A. Cu(OH)2/NaOH (t0) B. AgNO3/NH3 (t0) C. H2 (Ni/t0) D. Br2
H
Câu 13. Phản ứng nào sau đây dùng để chứng minh trong công thức cấu tạo của glucozơ có nhiều nhóm –OH ở kề nhau?
A. Cho glucozơ tác dụng với H2, Ni, t0.
B. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam.
C. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, t0.
D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch Br2.
Câu 14. Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. kim loại Na B. AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng
C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
B
Câu 15. Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Glucozơ và fructozơ là 2 chất đồng phân của nhau.
B. Glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.
C. Glucozơ và fructozơ đều làm mất màu nước brom.
D. Glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng cộng H2 (Ni/t0).
H
Câu 16. Glucozơ là hợp chất hữu cơ thuộc loại
A. đơn chức. B. đa chức. C. tạp chức. D. polime.
B
Câu 17. Dữ kiện nào sau đây chứng minh glucozơ có nhóm chức anđehit?
A. Glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng cho dung dịch màu xanh lam.
B. Glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao cho kết tủa đỏ gạch.
C. Glucozơ phản ứng với dung dịch CH3OH/HCl cho ete.
D. Glucozơ phản ứng với kim loại Na giải phóng H2.
B
Câu 18. Thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được các chất sau: glucozơ, glixerol, metanol?
A. Cu(OH)2 B. AgNO3/NH3 C. Na D. Br2.
H
Câu 19. Thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được các chất sau: fructozơ, fomanđehit, etanol.
A. Cu(OH)2 B. AgNO3/NH3 C. Na D. Br2.
H
Câu 20. Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 là
A. propin, ancol etylic, glucozơ B. glixerol, glucozơ, anđehit axetic.
C. propin, propen, propan. D. glucozơ, propin, anđehit axetic.
B
Câu 21. Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, glixerol, etilenglicol, metanol. Số lượng dung dịch có thể hoà tan Cu(OH)2 là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 3
B
Câu 22. Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, etilenglicol, axetilen, fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
B
Câu 23. Dãy chất đều tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng với Cu(OH)2 đun nóng cho Cu2O kết tủa đỏ gạch là
A. glucozơ, fructozơ, anđehit axetic.. B. glucozơ, saccarozơ, anđehit axetic.
C. glucozơ, saccarozơ, fructozơ. D. xenlulozơ, fructozơ, glucozơ.
B
Câu 24. Chất không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) tạo thành Ag là
A. CH3COOH. B. C6H12O6 (fructozơ). C. C6H12O6 (glucozơ). D. HCHO.
B
Câu 25. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có dạng mạch vòng? (ban A)
A. Phản ứng với Cu(OH)2. B. Phản ứng với AgNO3/ ddNH3
C. Phản ứng với H2/Ni, nhiệt độ. D. Phản ứng với CH3OH/HCl
B
Câu 26. Cho 10kg glucozơ chứa 10% tạp chất lên men thành ancol etylic. Trong quá trình chế biến, ancol bị hao hụt 5%. Khối lượng ancol etylic thu được là
A. 4,65kg B. 4,37kg C. 6.84kg D. 5.56kg
VD 1
Câu 27. Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3/NH3, giả sử hiệu suất phản ứng là 75% thấy Ag kim loại tách ra. Khối lượng Ag kim loại thu được là
A. 24,3 gam B. 32,4 gam C. 16,2 gam D. 21,6 gam.
VD1
Câu 28. Cho glucozơ lên men thành ancol etylic. Toàn bộ khí cacbonic sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, tạo ra 40g kết tủa. Biết hiệu suất lên men đạt 75%. Khối lượng glucozơ cần dùng là
A. 2.4g B. 24g C. 48g D. 50g
VD1
Câu 29. Lên men b gam glucozơ, cho toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo thành 10g kết tủa. Khối lượng dung dịch so với ban đầu giảm 3,4g. Biết hiệu suất quá trình lên men là 90%. b có giá trị là
A.1g B. 1.5g C. 10g D. 15g
VD2
Câu 30. Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 2,73 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 3,375 gam B. 2,160 gam C. 33,75 gam D. 21,600 gam
VD1
Câu 31. Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,4 B. 45. C. 22,5 D. 11,25
VD1
Bài 6: SACCAROZƠ
Câu 32. Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt được các chất trong nhóm gồm
A. CH3COOH, C2H3COOH. B. C3H7OH, CH3CHO.
C. C3H5(OH)3, C2H4(OH)2. D. C3H5(OH)3, C12H22O11 (saccarozơ).
H
Câu 33. Saccarozơ là loại hợp chất hữu cơ
A. tạp chức B. có thành phần nguyên tố gốm C, H, O
C. không tham gia phản ứng tráng gương D. cả A, B, C đều đúng
B
Câu 34. Khi thủy phân saccarozơ thì thu được
A. glucozơ. B. glucozơ và fructozơ. C. Fructozơ. D. ancol etylic.
B
Câu 35. Đường saccarozơ có thể được điều chế từ
A. cây mía.. B. củ cải đường. C. quả cây thốt nốt. D. chất béo.
B
Câu 36. Saccarozơ là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là
A. C12H22O11 B. (C6H10O5)n C. C6H12O6 D. C11H22O12
B
Câu 37. Thủy phân X được sản phẩm gồm glucozơ và fructozơ. X là
A. saccarozơ B. glucozơ C. tinh bột D. xenlulozơ
B
Câu 38. Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với dung dịch H2SO4 lại có thể cho phản ứng tráng gương. Đó là do
A. đã có sự tạo thành anđehit sau phản ứng.
B. saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành glucozơ và fructozơ.
C. saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành glucozơ .
D. saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành fructozơ.
H
Câu 39. Đường saccarozơ (đường mía) thuộc loại saccarit nào?
A. Monosaccarit B. Đisaccarit C. Polisaccarit D. Trisaccarit
B
Câu 40. Một dung dịch có các tính chất:
- Làm tan Cu(OH)2 cho phức đồng màu xanh lam.
- Khử [Ag(NH3)2 ]OH và Cu(OH)2 khi đun nóng.
- Bị thuỷ phân khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim.
Dung dịch đó là
A. glucozơ B. fructozơ C. faccarozơ D. Mantozơ.
B(ban A)
Câu 41. Đồng phân của mantozơ là (ban A)
A. glucozơ B. fructozơ C. saccarozơ D. xenlulozơ
B
Câu 42. Đường mantozơ còn gọi là
A.dường mạch nha B. đường mía C. đường thốt nốt C. đường nho
B (ban A)
Câu 43. Cho 34,2 gam mẫu saccarozơ có lẫn mantozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 0,216 gam Ag . Độ tinh khiết của saccarozơ trên là
A. 1% B. 99% C. 90% D. 10%
VD1 (ban A)
Câu 44. Thủy phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu được dung dịch M. Cho AgNO3/NH3 vào dung dịch M và đun nhẹ, khối lượng Ag thu được là
A. 6,25g B. 6,5g C. 6,75g D. 8g
VD1
Bài 7,8: TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
Câu 45. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ.
B.Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.
C.Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.
D.Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của Xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột.
B
Câu 46. Thành phần của tinh bột gồm
A. glucozơ và fructozơ lien kết với nhau.
B. nhiều gốc glucozơ lien kết với nhau.
C. hỗn hợp 2 loại polisaccarit là amilozơ và amilopectin.
D. saccarozơ và xenlulozơ liên kết với nhau.
B
Câu 47. Trong mùn cưa có chứa hơp chất nào sau đây?
A. Xenlulozơ. B. Tinh bột. C. Saccarozơ. D. Glucozơ.
B
Câu 48. Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ . D. Fructozơ.
B
Câu 49. Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ, người ta dùng phản ứng
A. tráng gương. B. thuỷ phân. C. phản ứng màu với iốt . D. với axit.
B
Câu 50. Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ capron. B. tơ visco. C. tơ nilon -6,6. D. tơ tằm.
B
Câu 51. Trong một nhà máy csanr xuất ancol, người ta dùng mùn cưa chứa 50% xenlulozơ để sản xuất ancol, biết hiệu suất quá trình 70%. Để sản xuất 1 tấn ancol etylic thì khối lượng mùn cưa cần dùng là
A. 500Kg B. 5051kg C. 6000kg D. 5031kg
VD2
Câu 52. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy, nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,7kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) thì thể tích axit nitric 96% (D=1,52g/ml) cần dùng là A. 14,39lít B. 15lít C. 14,5lít D. 15,5 lít
VD2
Câu 53. Thuỷ phân 1 kg khoai có chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Nếu hiệu suất của quá trình là 75% thì khối lượng glucozơ thu được là
A. 166,67g. B. 200g, C. 150g. D. 1000g.
VD1
Câu 54. Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn xenlulozơ trinitrat (biết hao hụt trong sản xuất 10%) là
A. 0,6061 tấn B. 1,65 tấn C. 0,491 tấn D. 0,60 tấn
VD 1
Câu 55. Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 360 gam B. 250 gam C. 270 gam D. 300 gam
VD1
Câu 56. Phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 1750000 u và trong sợi gai là 5900000 u. Số mắt xích C6H10O5 gần đúng có trong các sợi trên lần lượt là
A. 10802 và 36420 B. 1080 và 3642 B. 10802.4 và 36419.7 D. 10803 và 36419
VD1
Bài 9: LUYỆN TẬP
Câu 57 . Cho các phản ứng:
(1): C6H12O6 ® 2C2H5OH + 2CO2 (2): (C6H10O5)n + nH2O ® nC6H12O6
(3): C6H12O6 ®2CH3CH(OH)COOH (4): 6nCO2 + 6nH2O ® (C6H10O5)n + 6nO2
Sắp xếp chúng theo thứ tự phản ứng thủy phân, phản ứng lên men ancol, lên men lactic, quang hợp.
A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4, 1 C. 2, 1, 3, 4 D. 1, 3, 2, 4
VD1
Câu 58. Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân?
A. Fructozơ B. Saccarozơ C. Tinh bột D. Xenlulozơ
B
Câu 59. Dãy gồm các chất có thể cho phản ứng tráng gương là
A. andehit axetic, saccarozơ, glucozơ. B. glucozơ, axit fomic, fructozơ.
C. glucozơ, saccarozơ, fructozơ. D. fomanđehit, tinh bột, glucozơ.
B
Câu 60. Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng cho dung dịch xanh lam là
A. glixerol, glucozơ, anđehit axetic. B. glixerol, glucozơ, fructozơ.
C. axetilen, glucozơ, fructozơ. D. saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic.
B
Câu 61. Cho các chất: X.glucozơ; Y.fructozơ; Z.Saccarozơ; T.Xenlulozơ. Các chất phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3, t0 cho ra Ag là
A. Z, T B. X, Z C. Y, Z D. X, Y
B
Câu 62. Saccarozơ và glucozơ đều có
A. Phản ứng với dung dịch NaCl.
B. Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
C. Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
D. Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng.
H
Câu 63. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở nhiệt độ thường glucozơ, fructozơ, glixerol, saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo dd xanh lam.
B. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (Ni,to) cho sobitol.
C. Xenlulozơ luôn có 3 nhóm (-OH).
D. Glucozơ, fructozơ bị oxi hóa bởi Cu(OH)2 cho kết tủa đỏ gạch khi đun nóng.
H
Câu 64. Chất nào sau đây thuộc loại đisacarit?
A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Tinh bột D. Xenlulozơ
B
Câu 65. Chất nào sau đây thuộc loại polisacarit?
A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Mantozơ D. Xenlulozơ
Câu 66. Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ. D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ.
H
Câu 67. Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được nhóm chất nào sau đây?
A. Glixerol, glucozơ, fructozơ. B. Saccarozơ, glucozơ, glixerol.
C. Saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic. D. Saccarozơ, glucozơ, fructozơ.
VD1
Câu 68. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X→ Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
A. glucozơ, etyl axetat. B. glucozơ, ancol etylic.
C. ancol etylic, anđehit axetic. D. glucozơ, anđehit axetic.
H
Câu 69. Trong phân tử của các gluxit luôn có
A. nhóm chức ancol. B. nhóm chức anđehit.
C. nhóm chức axit. D. nhóm chức xeton.
B
Câu 70. Saccarozơ, xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng
A. màu với iốt. B. với dung dịch NaCl.
C. tráng gương. D. thuỷ phân trong môi trường axit.
B
Câu 71. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2.
B. Thuỷ phân (xúc tác H+,t0) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosacarit.
C. Sản phẩm thuỷ phân xenlulozơ (xúc tác H+,t0) có thể tham gia phản ứng tráng gương.
D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
Hiểu (ban A)
Câu 72. Một hợp chất cacbohiđrat (X) có các phản ứng theo sơ đồ sau:
X dung dịch xanh lam kết tủa đỏ gạch.
Vậy X không phải là chất nào dưới đây?
A. Glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Mantozơ.
H
Câu 73. Dùng thuốc thử AgNO3/NH3 đun nóng có thể phân biệt được cặp chất
A. glucozơ và mantozơ B. glucozơ và glixerol
C. saccarozơ và glixerol D. glucozơ và fructozơ.
H
Câu 74. Cho 3 nhóm chất hữu cơ sau: 1. Saccarozơ và dung dịch glucozơ. 2. Saccarozơ và mantozơ. 3. Saccarozơ, mantozơ và anđehit axetic.
Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được các chất trong mỗi nhóm cho trên?
A. Cu(OH)2/NaOH B. AgNO3/NH3 C. Na D. Br2/H2O
Hiểu (ban A)
Câu 75. Cho các hợp chất hữu cơ sau : glucozơ, saccarozơ, mantozơ, tinh bột, glyxerol. Có bao nhiêu chất không tham gia phản ứng tráng gương?
A. 1 chất B. 2 chất C. 3 chất D. 4 chất
B
CHƯƠNG 3. AMIN-AMINO AXIT VÀ PROTEIN
Bài 11. AMIN
* BIẾT
1. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Amin được cấu tạo bằng cách thay thế H của amoniac bằng 1 hay nhiều gốc hiđrocacbon.
B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amino.
C. Tùy thuộc vào gốc hiđrocacbon, có thể phân biệt amin no, chưa no và thơm.
D. Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện đồng phân.
2. Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3CH(CH3)CH2NH2?
A. Isobutanamin B. Isobutylamin
C. butan –1– amin D. N – butanamin
Hiểu
3. Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là
A. 5. B. 7. C. 6. D. 8.
4. Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N ?
A. 3 amin. B. 5 amin. C. 6 amin. D. 7 amin.
Hiểu
5. Anilin có công thức là
A. CH3COOH. B. C6H5OH. C. C6H5NH2. D. CH3OH.
6. Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2 ?
A. H2N-[CH2]6–NH2 B. CH3–CH(CH3)–NH2 C. CH3–NH–CH3 D. C6H5NH2
7. Có bao nhiêu amin bậc hai có cùng công thức phân tử C5H13N ?
A. 4 amin. B. 5 amin. C. 6 amin. D. 7 amin.
Hiểu
8. Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5-CH2-NH2?
A. Phenylamin. B. Benzylamin. C. Anilin. D. Phenylmetylamin.
* HIỂU
9. Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất?
A. C6H5NH2 B. C6H5CH2NH2 C. (C6H5)2NH D. NH3
10. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là
A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2. B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.
C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. D. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.
11. Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là
A. C6H5NH3Cl. B. C6H5CH2OH. C. p-CH3C6H4OH. D. C6H5OH.
12. Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào
A. ancol etylic. B. benzen. C. anilin. D. axit axetic.
13. Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là
A. C2H5OH. B. CH3NH2. C. C6H5NH2. D. NaCl.
14. Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch
A. NaOH. B. HCl. C. Na2CO3. D. NaCl.
15. Chọn câu đúng.
A. Etyl amin trong nước làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh.
B. Anilin trong nước làm quỳ tím hóa xanh.
C. Dung dịch natri phenolat không làm quỳ tím đổi màu.
D. Phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
* VẬN DỤNG
16. Cho 4,5 gam C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, lượng muối thu được là
( Cho H = 1, C = 12, N = 14, Cl = 35,5)
A. 0,85 gam. B. 8,15 gam. C. 7,65 gam. D. 8,10 gam.
17. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức thu được 13,44 lít CO2 ; 2,24 lít N2 và 16,2 g H2O (các khí đo ở đktc). Công thức của amin là
A. C2H5NH2 B. C3H7NH2 C. CH3NH2 D. A, B, C sai.
18. Đốt cháy hoàn toàn một amin no đơn chức thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol . Công thức của amin đó là
A. trimetyl Amin. B. metyl etylamin.
C. propyl amin. D. kết quả khác.
19. Để nhận biết các ion trong dung dịch C6H5NH3Cl ta dùng các dung dịch
A. AgNO3, NaOH, brom. B. NaOH, brom.
C. brom. D. NaOH.
20. Cho 5,58 gam anilin tác dụng với dung dịch brom, sau phản ứng thu được 13,2 gam kết tủa 2,4,6-tribrom anilin. Khối lượng brom đã phản ứng là
A. 9,6 gam. B. 19,2 gam. C. 7,26 gam. D. 28,8 gam.
21. Khi cho 13,95g anilin tác dung hoàn toàn với 0,2 lít dd HCl 1M thì khối lượng của muối
phenylamoniclorua thu được là
A. 25,9g B. 20,25g C. 19,425g D. 27,15g
22. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai amin no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 22g CO2 và 14,4g H2O. CTPT của hai amin là
A. CH3NH2 và C2H7N B. C2H7N và C3H9N
C. C3H9N và C4H11N D. C4H11N và C5H13N
23. Cho một hỗn hợp A chứa NH3, C6H5NH2 và C6H5OH. A được trung hòa bởi 0,02 mol NaOH hoặc 0,01 mol HCl. A cũng phản ứng vừa đủ với 0,075 mol Br2 tạo kết tủa. Lượng các chất NH3, C6H5NH2 và C6H5OH lần lượt bằng
A. 0,01 mol; 0,005 mol và 0,02 mol
B. 0,005 mol; 0,005 mol và 0,02 mol
C. 0,005 mol; 0,02 mol và 0,005 mol
D. 0,01 mol; 0,005 mol và 0,005 mol
24. Cho 10 gam hỗn hợp 3 amin no, mạch hở, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dd HCl 1M, cô cạn dd thu được 15,84 gam hỗn hợp muối. Nếu 3 amin trên có tỷ lệ mol 1:10:5 theo thứ tự phân tử khối tăng dần thì công thức phân tử của các amin là
A. CH5N, C2H7N và C3H7NH2 B. C2H7N, C3H9N và C4H11N
C. C3H9N, C4H11N và C5H11N D. C3H7N, C4H9N và C5H11N
Bài 12. AMINO AXIT
* BIẾT
25. Glyxin còn có tên là
A.axit α- aminoaxetic B.axit β- aminopropionic
C. axit α- aminopropionic D.axit α- aminobutiric
26. Tên gọi axit β-aminopropionic phù hợp với chất nào sau đây?
A. CH3CH(NH2)COOH B. H2NCH2CH2CH2COOH
C. H2NCH2CH2COOH D. CH3CH(NH2)CH(CH3)COOH
27. Thành phần chính của bột ngọt (mì chính) là muối natri của axit nào?
A. Axit stearic. B. Axit glutamic.
C. Axit ađipic. D. Axit lactic.
28. Cho các chất sau: alanin, glyxin, anilin, phenol, valin, tyrosin, axit glutamic, lysin. Số chất làm quỳ tím không đổi màu là
A. 5 B. 6 C. 4 D. 7
29. Amino axit là hợp chất cơ sở xây dựng nên
A.chất đường. B.chất béo. C.chất đạm. D.chất xương.
* HIỂU
30. Cho các phản ứng
H2N-CH2-COOH + HCl → H3N+ - CH2-COOHCl-
H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O
Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic
A.có tính chất lưỡng tính. B.chỉ có tính bazơ.
C.chỉ có tính axit. D.vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
31. Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này với
A.dd HCl và dd Na2SO4 . B.dd KOH và CuO.
C.dd KOH và dd HCl. D.dd NaOH và dd NH3.
32. Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. H2NCH2COOH B.C2H5OH C.CH3COOH D.CH2 = CHCOOH
Biết
33. C3H7O2N có mấy đồng phân amino axit (với nhóm amin bậc một)?
A.5 B. 2 C. 3 D. 4
* VẬN DỤNG
34. Amino axit X chứa 1 nhóm chức amin bậc nhất trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng X thu được CO2 và N2 theo tỉ lệ thể tích là 4:1. X có CTCT là
A.H2NCH2CH2COOH B.H2N[CH2]3COOH
C.H2NCH2COOH D. CH3CH(H2N)COOH
35. Khi trùng ngưng 7,5g axit aminoaxetic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit dư người ta thu được m gam polime và 1,44g H2O. Giá trị của m là
A. 5,56 g B.5,25g C.4,25g D.4,56g
36. X là 1 amino axit no. Cho 1,78g X phản ứng vừa đủ với HCl tạo ra 2,51g muối. X có CTCT là
A.H2NCH2COOH B.CH3CH(NH2)COOH
C.H2N(CH2)COOH D.CH3CH(NH2)CH2COOH
37. Trung hòa 1 mol α –amino axit X cần 1mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,286% về khối lượng. Công thức cấu tạo của X là
A.H2N-CH2-CH(NH2)-COOH B.H2N-CH2-COOH
C.H2N-CH2-CH2-COOH D.CH3-CH(NH2)-COOH
38. 0,01mol amino axit A phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức của A có dạng
A. H2NRCOOH B. (H2N)2RCOOH
C. H2NR(COOH)2 D. (H2N)2R(COOH)2.
39. Cho - amino axit mạch không phân nhánh A có công thức H2NR(COOH)2 phản ứng hết với 0,1mol NaOH tạo 9,55 gam muối. A là
A. Axit 2 – aminopropađioic B. Axit 2 – aminobutađioic
C. Axit 2 – aminopentađioic D. Axit 2 – aminohexađioic.
40. X là một amino axit no chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 0,89gam X tác dụng với HCl vừa đủ tạo ra 1,255g muối. CTCT của X là
A. H2N – CH2 – COOH B. CH3 – CH(NH2) – COOH
C. CH3 – CH(NH2) – CH2 – COOH D. C3H7 – CH(NH2) – COOH
41. Chất A có % khối lượng các nguyên tố C, H, O N lần lượt là 32%, 6,67%, 42,66%, 18,67%. Tỉ khối hơi của A so với không khí nhỏ hơn 3. A vừa tác dụng với NaOH vừa tác dụng với HCl. A có cấu tạo là
A. CH3 – CH(NH2) – COOH B. H2N – [CH2]2 – COOH
C. H2N – CH2 – COOH D. H2N – [CH2]3 – COOH
42. Chất hữu cơ X có chứa 15,7303% N; 35,9551% O về khối lượng và còn các nguyên tố C và H. Biết X có tính lưỡng tính và tác dụng với dung dịch HCl chỉ xảy ra 1 phản ứng. Cấu tạo thu gọn của X là
A. H2N – COO – CH2CH3 B. H2N – CH2 - CH2 – COOH
C. H2N – CH2CH(CH3) – COOH D. H2N – CH2 –COOH – CH3.
43. Este X được điều chế từ amino axit Y và ancol etylic. Tỉ khối của X so với hidro bằng 51,5. Đốt cháy hoàn toàn 10,3g X thu được 17,6g CO2, 8,1g H2O và 1,12l N2 (đktc). CTCT thu gọn của X là
A. H2N – [CH2]2 – COO – C2H5 B. H2N – CH(CH3) – COOH
C. H2N – [CH2]3 – COO – C2H5 D. H2N – CH2CH(CH3) – COOH
44. Một hỗn hợp X gồm 2 amino axit trung tính đồng đẳng kế tiếp. 0,2 mol X phản ứng vừa đủ với NaOH cho ra 2 muối có tổng khối lượng là 20,8g. CTCT của 2 amino axit trên là
A. H2N – CH2 – COOH và CH3 – CH(NH2) – COOH
B. HOOC - CH(NH2) – COOH và HOOC – CH(NH2) - CH2 –COOH
C. H2N – CH2 – COOH và HOOC – CH(NH2)–COOH
D. H2N – CH2 – COOH và CH3 – CH(NH2)–COOH
45. Để tinh chế anilin từ hỗn hợp: phenol, anilin, benzen cách thực hiện nào sau đây là đúng?
A. Hoà tan vào dd HCl dư, chiết lấy phần tan. Thêm NaOH dư và chiết lấy anilin tinh khiết.
B. Hoà tan vào dd brom dư, lọc lấy kết tủa, đehalogen hóa thu được anilin.
C. Hoà tan NaOH dư và chiết lấy phần tan và thổi CO2 vào sau đó đến dư thu được anilin tinh khiết.
D. Dùng NaOH để tách phenol, sau đó dùng brom để tách anilin ra khỏi benzen.
46. 14,7g amino axit X với NaOH dư cho ra 19,2g muối. 14,7g X với HCl dư cho ra 18,35g muối clorua. CTPT của X là
47. Cho 0,1 mol A (a- amino axit dạng H2NRCOOH) phản ứng hết với HCl tạo 11,15g muối. A là
A. glixin. B. alanin.
C. phenylalanin. D. valin.
Bài 13. PEPTIT VÀ PROTEIN
* BIẾT
48. Trong cơ thể protein chuyển hóa thành
A.amino axit. B.axit béo. C.glucozơ. D.axit hữu cơ.
49. Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A.saccarozơ B.protein C.xelulozơ D.tinh bột
50. Tên của tripeptit dưới đây là
A. glixylalanylglyxin. B. alanylglyxylalanin.
C.glixylvalylglyxin. D. lanylglyxylglyxyl
51. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Các hợp chất có chứa hai hay nhiều α-amino axit liên kết peptit được gọi là peptit.
B.Phân tử có hai nhóm -CO-NH- được gọi là đipeptit, ba nhóm thì được gọi là tripeptit.
C.Các peptit có từ 11 đến 50 đơn vị α-amino axit hợp thành được gọi là polipeptit.
D.Trong mỗi phân tử peptit, các amino axit được sắp xếp theo một trật tự nhất định.
52. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
A. H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH
B. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH
C. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH
D. H2N-CH2-CH2 CONH-CH2-CH2-COOH
53. Phát biểu nào dưới đây về protein là không đúng?
A. Protein là những polipeptit cao phân tử (phân tử khối từ vài chục ngàn đến vài triệu).
B. Protein có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi sự sống.
C. Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc a và b-aminoaxit.
D. Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản và lipit, gluxit, axit nucleic,...
* HIỂU
* VẬN DỤNG
54. Lấy 14,6g một đipeptit tạo ra từ glixin và alanin cho tác dụng vừa đủ với dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng là
A. 0,1 lít B. 0,2 lít C. 0,3 lít D. 0,4 lít.
55. Thủy phân hoàn toàn một peptit thu được amino axit X có công thức tổng quát NH2RCOOH. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 6,72 lit CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. CTCT của X là
A. H2NCH2COOH B. H2NCH2CH2COOH
C. CH3CH(NH2)COOH D. B hoặc C
CHƯƠNG 4. POLIME
BÀI 16. ĐẠI CƯƠNG POLIME
* BIẾT
1. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Polime là hợp chất có nhiều phân tử monome hợp thành.
B. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn.
C. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.
D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.
2. Chọn các khái niệm đúng.
A. Monome là những phân tử nhỏ tham gia phản ứng tạo ra polime.
B. Monome là một mắt xích trong phân tử polime.
C. Monome là các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime.
D. Monome là các hợp chất có hai nhóm chức hoặc có liên kết bội.
3. Người ta có thể phân loại polime theo những cách nào sau đây : theo nguồn gốc (1) ; theo tên gọi (2) ; theo cách tổng hợp (3) ; theo phân tử khối (4) ; theo cấu trúc (5) ; theo cấu tạo của monome (6).
A. (1), (3), (5)
B. (2), (3), (4)
C. (3), (4), (5)
D. (1), (3), (6)
4. Polime không có đặc điểm cấu trúc nào sau đây?
A. Mạch không nhánh.
B. Mạch vòng.
C. Mạch phân nhánh.
D. Mạch mạng không gian.
5. Dãy các polime tổng hợp là
A. polietilen, xenlulozơ, nilon – 6, nilon – 6,6.
B. polietilen, tinh bột, nilon – 6, nilon – 6,6.
C. polietilen, nilon – 6,6, polibutađien, xenlulozơ.
D. polietilen, polibutađien, nilon – 6, nilon – 6,6.
6. Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?
A. Các polime không bay hơi.
B. Đa số polime khó hòa tan trong các dung môi thông thường.
C. Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
D. Các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit.
7. Trong các chất sau đây, chất nào không phải là polime?
A. Xenlulozơ triaxetat. B. Chất X có phân tử khối 28n (u).
C. Glixerol tristearat. D. Nhựa bakelit.
8. Hãy chọn đặc điểm cấu tạo đúng nhất dưới đây để một monome có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
A. Monome có phân tử khối nhỏ.
B. Phân tử monome có liên kết đôi.
C. Phân tử monome có nhiều liên kết đơn.
D. Phân tử monome có nhóm chức.
9. Hãy chọn đặc điểm cấu tạo đúng nhất dưới đây để một monome có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.
A. Phân tử monome có nhiều liên kết đôi.
B. Phân tử monome có nhiều nhóm chức.
C. Phân tử monome có nhiều nhóm chức có khả năng tác dụng với nhau tạo ra những phân tử nhỏ như nước
D. Phân tử monome có khả năng kết hợp liên tiếp nhau tạo thành chất có phân tử khối lớn.
10. Hãy chọn câu sai.
A. Ở điều kiện thích hợp, tất cả các hợp chất đơn chức cũng có thể trùng hợp thành polime.
B. Hệ số polime hóa hay độ polime hóa, n càng lớn phân tử khối của polime càng cao.
C. Nhiều polime được điều chế nhờ phản ứng trùng hợp, đồng trùng hợp và trùng ngưng.
D. Trong các phản ứng hóa học, có nhiều polime vẫn giữ nguyên mạch cacbon, nhưng cũng có các polime bị thay đổi mạch cacbon.
* HIỂU
11. Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng
A. trùng ngưng. B. trùng hợp.
C. trao đổi. D. nhiệt phân.
Biết
12. Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là
A. CH2=CH-CH3. B. CH3-CH2-CH3.
C. CH3-CH3. D. CH3-CH2-Cl.
13. Monome được dùng để điều chế polietilen là
A. CH2=CH2. B. CH≡CH.
C. CH2=CH-CH3. D. CH2=CH-CH=CH2.
Biết
14. Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. toluen. B. propen. C. isopren. D. stiren.
15. Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. propen. B. etan. C. toluen. D. propan.
16. Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là
A. polietilen. B. Poli (metyl metacrylat).
C. polistiren. D. poli(vinyl clorua).
Biết
17. Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol)?
A. CH2=CH-CH2OH. B. CH2=CH-COOC2H5.
C. CH2=CH-OCOCH3. D. CH2=CH-COOCH3.
18. Polime có tính bền cơ học cao và chịu được sự ma sát, va chạm thì polime này có cấu trúc
A. dạng mạch thẳng. B. dạng mạch vòng.
C. dạng mạch phân nhánh. D. dạng mạch không gian.
19. Những polime mà phân tử có cấu tạo mạch phân nhánh là
A. polietilen, xenlulozơ, amilozơ.
B. amilozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua).
C. poli(vinyl clorua), tơ nilon – 6,6, poli(vinyl axetat).
D. amilopectin.
20. Cặp polime được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng là
A. poli(etilen terephtalat); nilon-6,6 B. poli(vinyl clorua); nilon-6
C. tinh bột; polistiren D. polisaccarit; polibutadien
* VẬN DỤNG
21. Cho các polime sau: (-CH2 – CH2-)n ; (- CH2- CH=CH- CH2-)n ; (- NH-CH2 -CO-)n
Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là
A. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3- CH(NH2)- COOH.
B. CH2=CH2, CH2=CH-CH= CH2, NH2- CH2- COOH.
C. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, NH2- CH2- COOH.
D. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, NH2- CH2- CH2- COOH.
22. Một loại polietilen có phân tử khối là 50000 u. Hệ số trùng hợp của loại polietilen đó là
A. 920. B. 1230. C. 1786 D. 1529.
23. Clo hóa PVC thu được polime chứa 63,96 % Cl về khối lượng. Trung bình cứ một phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là
A. 3 B. 6 C. 5 D. 4
24. Trong các phản ứng dưới đây phản ứng nào giữ nguyên mạch polime?
A. nilon-6,6 + H2O B. cao su buna + HCl
C. polistiren D. rezol
25. Polime X có phân tử khối M = 280000 u và hệ số trùng hợp là 10000. X là
A. PE B. (– CF2 – CF2 –)n C. PVC D. polipropylen
26. Khi trùng hợp etilen ở điều kiện thích hợp thu được loại polietilen có phân tử khối trung bình là 100000 u. Hệ số polime hóa là
A. n = 2142 B. n = 3915 C. n = 3609 D. 3571
27. Trùng hợp etilen thu được PE. Nếu đốt cháy toàn bộ khối lượng etilen đó sẽ thu được 4400 gam CO2. Hệ số polime hóa là
A. 50 B. 100 C. 60 D. 40
28. Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi H2O với tỉ lệ số mol CO2 : số mol H2O là 1 : 1. Polime trên là
A. polipropilen. B. polietilen. C. tinh bột. D. protein.
BÀI 17. VẬT LIỆU POLIME
* BIẾT
29. Trong số các loại tơ sau:
(1) (-NH-[CH2]6-NH-OC-[CH2]4-CO-)n (2) (-NH-[CH2]5-CO-)n (3) [C6H7O2(OOC-CH3)3]n . Tơ nilon-6,6 là
A. (1). B. (1), (2), (3). C. (3). D. (2).
30. Trong số các polime sau đây: Sợi bông (1), sợi tơ tằm (2), len (3), tơ visco (4), tơ enang (5), tơ axetat (6), tơ nilon -6,6 (7), loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là
A. (2), (3), (4) B. (5), (6), (7) C. (1), (4), (6) D. (2), (4), (7)
31. Điểm giống nhau cơ bản giữa polime và vật liệu polime tương ứng là
A. trạng thái. B. thành phần nguyên tố.
C. tính chất vật lí. D. khó nóng chảy, không bay hơi.
32. Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime trùng ngưng là
A. cao su, nilon - 6,6, tơ nitron B. tơ axetat, nilon - 6,6
C. nilon - 6,6, tơ lapsan, caproamit D. nilon - 6,6, tơ lapsan, nilon - 6
33. Capron là một loại
A. tơ visco B. tơ polieste C. tơ poliamit D. tơ axetat
34. Lapsan là một loại
A. tơ visco B. tơ polieste C. tơ poliamit D. tơ axetat
35. Hãy chọn câu phát biểu sai.
A. Protein, tinh bột, và xenlulozơ là polime thiên nhiên.
B. Polime thiên nhiên là polime có sẵn trong tự nhiên.
C. Tơ sợi được điều chế từ những sản phẩm chế biến dầu mỏ gọi là tơ sợi tổng hợp.
D. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat là tơ tổng hợp được chế biến hóa học từ các polime tổng hợp.
36. Loại tơ nào sau đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét ?
A. Tơ nitron. B. Tơ lapsan. C. Tơ capron. D. Tơ nilon – 6,6.
37. Tác dụng chính của sự lưu hóa cao su là
A. tạo loại cao su nhẹ hơn.
B. giảm giá thành cao su.
C. làm cao su dễ ăn khuôn.
D. tạo cầu nối đisunfua giúp cao su có cấu tạo mạng không gian bền.
38. Phát biểu đúng nhất ?
A. Tơ visco, tơ axetat đều là những loại tơ thiên nhiên.
B. Tơ poliamit bền đối với nhiệt và bền về mặt hóa học.
C. Polime dùng để sản xuất tơ phải có mạch không nhánh, xếp song song, không độc, có khả năng nhuộm màu.
D. Tơ nhân tạo là loại tơ được điều chế từ những polime tổng hợp như tơ capron, tơ clorin.
* HIỂU
39. Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. C2H5COO-CH=CH2. B. CH2=CH-COO-C2H5.
C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3.
40. Poli(vinyl clorua) (PVC) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. trao đổi. B. oxi hoá - khử. C. trùng hợp. D. trùng ngưng.
Biết
41. Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng giữa các chất hoặc một chất là
A. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH. B. HOOC-[CH2]4-COOH và HO-[CH2]2-OH.
C. HOOC-[CH2]4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. D. H2N-[CH2]5-COOH.
Biết
42. Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ visco. B. tơ nilon-6,6. C. tơ tằm. D. tơ capron.
Biết
43. Cặp vật liệu nào sau đây đều là chất dẻo?
A. Polietilen và đất sét. B. Poli(metyl metacrylat) và nhựa bakelit.
C. Polistiren và nhôm. D. Nilon – 6,6 và cao su.
Biết
44. Công thức phân tử của cao su thiên nhiên là
A. ( C5H8)n B. ( C4H8)n C. ( C4H6)n D. ( C2H4)n
Biết
45 Trong các loại tơ dưới đây, tơ nhân tạo là
A. tơ visco. B. tơ capron. C. tơ nilon -6,6. D. tơ tằm.
Biết
46. Tơ nilon -6,6 thuộc loại
A. tơ nhân tạo. B. tơ bán tổng hợp. C. tơ thiên nhiên. D. tơ tổng hợp.
Biết
47. Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2 =CHCOOCH3.
C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2.
Biết
48. Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ ® X ® Y ® cao su buna. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CH2OH và CH3CHO. B. CH3CH2OH và CH2=CH2.
C. CH2CH2OH và CH3-CH=CH-CH3. D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2.
* VẬN DỤNG
49. Trùng hợp 1 mol etilen ở điều kiện thích hợp thì thu được bao nhiêu gam polime?
A. 14 gam B. 28 gam C. 56 gam D. Không xác định được.
50. Cho sơ đồ : X → Y → Z → polistiren
Các chất X, Y, Z phù hợp sơ đồ trên lần lượt theo thứ tự là
A. C6H6 , C6H5C2H5 , C6H5C2H3
B. C6H5CHClCH2 , C6H5CHOHCH2 , C6H5C2H3
C. C6H5C2H5 , C6H5CHClCH2 , C6H5C2H3
D. tất cả đều đúng.
51. Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)
A. 2,55 B. 2,8 C. 2,52 D.3,6
52. Phân tử khối trung bình của PVC là 750000u. Hệ số polime hoá của PVC là
A. 12000 B. 15000 C. 24000 D. 25000
53. Phân tử khối trung bình của polietilen (PE) là 420000u. Hệ số polime hoá của PE là
A. 12000 B. 13000 C. 15000 D. 17000
54. Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 u và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 u. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 113 và 152. B. 121 và 114. C. 121 và 152. D. 113 và 114.
55. Một đoạn cao su buna-S và tơ nilon-6,6 có phân tử khối là 23700 u và 56500 u. Số mắt xích có trong đoạn cao su buna-S và tơ nilon-6,6 lần lượt là
A. 150 và 250 B. 156 và 298 C. 172 và 258 D. 168 và 224.
56. Từ 150 kg metyl metacrylat có thể điều chế được bao nhiêu kg thủy tinh hữu cơ với hiệu suất 90% ?
A. 135n kg B. 150n kg C. 135 kg D. 150 kg
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Câu hỏi 3 mức độ_hưu cơ 12A.doc
- Câu hỏi 3 mức độ_hưuco12B.doc