Tài liệu Tống sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn qua sắc phong, lăng mộ và tín ngưỡng thờ phụng ở Huế: 54 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
TỐNG SƠN QUẬN CHÚA NGUYỄN THỊ NGỌC VẠN
QUA SẮC PHONG, LĂNG MỘ VÀ TÍN NGƯỠNG
THỜ PHỤNG Ở HUẾ
Võ Vinh Quang*
Nguyễn Đình Đính**
1. Công nữ Ngọc Vạn trong quan điểm của các nhà nghiên cứu
Công nữ Ngọc Vạn - vị thứ nữ của Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên - trước
nay được giới nghiên cứu khẳng định là Hoàng hậu Somdach Prea Peaccayo
dey Preavoreac của Quốc vương Chey Chettha II (ở ngôi: 1618-1628) nước Chân
Lạp. Sự khẳng định ấy có lẽ bắt nguồn từ nhìn nhận của sử gia Phan Khoang
trong Việt sử xứ Đàng Trong (1969), ông cho rằng: “... chúa Hy Tông có 4 người
con gái, hai nàng Ngọc Liên, Ngọc Đãnh [tức Ngọc Đĩnh] thì có chép rõ sự tích
chồng con, còn hai nàng Ngọc Vạn, Ngọc Khoa thì chép “khuyết truyện”, nghĩa
là không rõ tiểu truyện, tức là không biết chồng con thế nào. Vậy người gả cho
vua Chey Chetta II phải là Ngọc Vạn hoặc Ngọc Khoa”.(1) Tiếp đó, năm 1973, ở
sách Biên Hòa sử lược toàn biên, tập 2, mục “Anh ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tống sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn qua sắc phong, lăng mộ và tín ngưỡng thờ phụng ở Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
54 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
TỐNG SƠN QUẬN CHÚA NGUYỄN THỊ NGỌC VẠN
QUA SẮC PHONG, LĂNG MỘ VÀ TÍN NGƯỠNG
THỜ PHỤNG Ở HUẾ
Võ Vinh Quang*
Nguyễn Đình Đính**
1. Công nữ Ngọc Vạn trong quan điểm của các nhà nghiên cứu
Công nữ Ngọc Vạn - vị thứ nữ của Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên - trước
nay được giới nghiên cứu khẳng định là Hoàng hậu Somdach Prea Peaccayo
dey Preavoreac của Quốc vương Chey Chettha II (ở ngôi: 1618-1628) nước Chân
Lạp. Sự khẳng định ấy có lẽ bắt nguồn từ nhìn nhận của sử gia Phan Khoang
trong Việt sử xứ Đàng Trong (1969), ông cho rằng: “... chúa Hy Tông có 4 người
con gái, hai nàng Ngọc Liên, Ngọc Đãnh [tức Ngọc Đĩnh] thì có chép rõ sự tích
chồng con, còn hai nàng Ngọc Vạn, Ngọc Khoa thì chép “khuyết truyện”, nghĩa
là không rõ tiểu truyện, tức là không biết chồng con thế nào. Vậy người gả cho
vua Chey Chetta II phải là Ngọc Vạn hoặc Ngọc Khoa”.(1) Tiếp đó, năm 1973, ở
sách Biên Hòa sử lược toàn biên, tập 2, mục “Anh thơ, Liệt nữ”, tác giả Lương
Văn Lựu xác quyết rằng “Công chúa Ngọc Vạn (Hoàng hậu Thủy-Chân-lạp) mở
đường Nam tiến đến đất Đồng Nai”.(2) Ông đã dành 6 trang sách (từ trang 89
đến trang 95) để chứng minh về công lao “môi giới mở đường” của công nương
Ngọc Vạn đối với tiến trình Nam tiến của chúa Nguyễn: “Riêng đối với Ngọc
Vạn công chúa, đã làm môi giới mở đường cho cả một Việt tộc Nam tiến và
khai khẩn miền Đông phố hoang vu, nhờ đó đến nay tỉnh nhà được trở thành
Đông đô Nam Việt...”.(3)
Năm 1995, Ban Trị sự Nguyễn Phúc tộc thực hiện bộ tư liệu tông phả
rất quan trọng: Nguyễn Phúc tộc thế phả, tại mục “đức Thần Tông Hiếu
Chiêu Hoàng Đế, húy Nguyễn Phúc Lan (1601-1648) Thượng vương (chúa
Thượng)” khi nói về anh chị em của chúa Thượng đã viết: “Nguyễn Phúc Ngọc
Vạn 阮福玉萬 (Hoàng hậu Chân Lạp): bà húy là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn, con
gái thứ hai của đức Hy Tông. Cùng mẹ với Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc
Kỳ. Tiểu sử không rõ. Năm Canh Thân (1620) bà được đức Hy Tông gả cho
vua Chân Lạp là Chey Chetta II. Về sau, nể tình bà, vua Chân Lạp đã cho
người Việt lập một dinh điền tại Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay)”.(4) Bên cạnh đó,
có rất nhiều bài báo, tạp chí liên quan từ trước đến nay khi nhắc đến Hoàng
hậu người Việt của nước Chân Lạp đương thời đều khẳng định đấy là Nguyễn
Phúc Ngọc Vạn? Thậm chí, nhà văn Ngô Viết Trọng ở hải ngoại cũng đã
cho xuất bản một cuốn sách mang tên Công nữ Ngọc Vạn theo thể loại tiểu
thuyết lịch sử.
* Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế.
** Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT).
55Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
Hẳn vị Hoàng hậu người Việt của Quốc vương Chey Chetta II nước Chân
Lạp có vị trí, vai trò không nhỏ đối với quá trình Nam tiến, thiết đặt dấu ấn
của người Việt lên đất Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến nay. Tuy vậy, vị Hoàng hậu
đó có đúng là công nữ Ngọc Vạn(5) hay không? Nếu bà đúng là Ngọc Vạn, thì
tại sao với công lao to lớn đó mà từ sử sách, thư tịch, địa chí của quốc gia nói
chung, và ở vùng đất Nam Bộ nói riêng (như Gia Định thành thông chí, Hoàng
Việt nhất thống dư địa chí, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam
nhất thống chí...) cho đến tín ngưỡng thờ phụng, phong tục tập quán... của cư
dân địa phương lại hiếm khi nhắc đến tên bà?
Vừa qua, trong quá trình điền dã làng xã ở Thừa Thiên Huế, chúng tôi
tình cờ phát hiện một số tư liệu sắc phong, tẩm mộ, bài vị và tín ngưỡng thờ
cúng Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn do dân chúng hai làng Dã Lê
Chánh (xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy) và Dã Lê Thượng (xã Thủy Phương,
thị xã Hương Thủy) bảo lưu, gìn giữ và tế lễ thường niên. Ở bài viết này, chúng
tôi xin cung cấp các tư liệu liên quan đến nhân vật trên.
2. Khảo sát về sắc phong và tín ngưỡng thờ phụng Tống Sơn
quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn
2.1. Về sắc phong
Trong tổng số 28 sắc phong hiện được lưu giữ tại làng Dã Lê Thượng thì có
2 sắc phong cho Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn: 1 sắc phong riêng
cho bà vào ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 2 (1917), sắc phong còn lại là sắc
phối phong vào ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924) gồm nhiều vị thần
linh ứng như Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi thượng đẳng thần, Kim Đức trung
đẳng thần, Mộc Đức trung đẳng thần, Thủy Đức trung đẳng thần, Hỏa Đức trung
đẳng thần, Thổ Đức trung đẳng thần, Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc
Vạn. Hai sắc phong này vẫn còn nguyên vẹn, có chiều dài 125cm, chiều rộng là
50cm, thể hiện trên giấy long đằng đặc trưng phổ biến của thời Khải Định. Dưới
đây, xin công bố nguyên tác, phiên âm và dịch nghĩa hai văn bản sắc phong ấy.
- Sắc phong ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 2 (1917):
Nguyên văn:
敕承天府香水縣 野犁上社奉事宋山郡主阮氏玉萬貴娘尊神護國庇民稔著靈應。肆今
丕承耿命緬念神庥,著封為貞婉翊保中興尊神,準其奉事。庶幾神其相佑保我黎民。欽哉
啟定貳年參月拾捌日[硃印: 敕命之寶]
Ảnh 1:
Sắc phong
Tống Sơn
quận chúa
Nguyễn Thị
Ngọc Vạn
năm Khải Định
thứ 2.
56 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
Phiên âm:
Sắc Thừa Thiên phủ Hương Thủy huyện Dã Lê Thượng xã phụng sự Tống
Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn quý nương tôn thần hộ quốc tý dân nẫm
trứ linh ứng. Tứ kim phi thừa Cảnh mệnh, miến niệm thần hưu, trứ phong vi
Trinh Uyển Dực Bảo Trung Hưng tôn thần, chuẩn kỳ phụng sự. Thứ cơ thần
kỳ tương hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai!
Khải Định nhị niên tam nguyệt thập bát nhật [Chu ấn: sắc mệnh chi bảo]
Dịch nghĩa:
Sắc cho xã Dã Lê Thượng, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên thờ
phụng Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn quý nương tôn thần phò
nước giúp dân linh ứng rõ rệt. Bèn nay, cả vâng Mệnh Sáng, nghĩ sâu đến
công đức của thần, nên phong là Trinh Uyển Dực Bảo Trung Hưng tôn thần,
chuẩn cho thờ phụng. Ngõ hầu thần hãy ban ơn giúp đỡ bảo vệ dân đen của
ta. Khâm tai!
Ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 2 (1917) [Ấn son: sắc mệnh chi bảo]
- Sắc phong ngày 25 tháng 7 năm Khải Định 9 (1924)
Nguyên văn:
敕承天府香水縣野犁犁上社從前奉事原贈弘惠普濟靈感妙通默相莊徽翊保中興天依
阿那演玉妃上等神,光顯効應和義利物靈邃翊保中興金德中等神。清秀堅直榮戊廣廕靈
邃翊保中興木德中等神。洋澤顯靈弘霑博潤靈邃翊保中興水德中等神。溫厚光應彰感麗
明靈邃翊保中興火德中等神。弘大厚慶重厚含育靈邃翊保中興土德中等神。貞婉翊保中
興宋山郡主阮氏玉萬貴娘尊神護國庇民稔著靈應。節蒙頒給敕封,準許奉事。肆今正直
朕四旬大慶節,經頒寶詔覃恩禮隆登秩。天依阿那演玉妃上等神特準依舊奉事。金德,
木德,水德,火德,土德中等神著加贈莊徽上等神。宋山郡主阮氏玉萬貴娘尊神著加贈
齋靜中等神。特準奉事用誌國慶而申祀典。欽哉
啟定玖年柒月貳拾五日[硃印: 敕命之寶]
Phiên âm:
Sắc Thừa Thiên phủ Hương Thủy huyện Dã Lê Thượng xã tòng tiền
phụng sự nguyên tặng Hoằng Huệ Phổ Tế Linh Cảm Diệu Thông Mặc Tướng
Ảnh 2: Sắc hợp phong (có Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn) năm Khải Định thứ 9.
57Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
Trang Huy Dực Bảo Trung Hưng Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi thượng đẳng
thần; Quang Hiển Hiệu Ứng Hòa Nghĩa Lợi Vật Linh Thúy Dực Bảo Trung
Hưng Kim Đức trung đẳng thần; Thanh Tú Kiên Trực Vinh Mậu Quảng Ấm
Linh Thúy Dực Bảo Trung Hưng Mộc Đức trung đẳng thần; Dương Trạch Hiển
Linh Hoằng Triêm Bác Nhuận Linh Thúy Dực Bảo Trung Hưng Thủy Đức
trung đẳng thần; Ôn Hậu Quang Ứng Chương Cảm Lệ Minh Linh Thúy Dực
Bảo Trung Hưng Hỏa Đức trung đẳng thần; Hoằng Đại Hậu Khánh Trọng Hậu
Hàm Dục Linh Thúy Dực Bảo Trung Hưng Thổ Đức trung đẳng thần; Trinh
Uyển Dực Bảo Trung Hưng Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn quý
nương tôn thần hộ quốc tý dân nẫm trứ linh ứng. Tiết mông ban cấp sắc phong,
chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trực trẫm Tứ tuần đại khánh tiết, kinh
ban bảo chiếu đàm ân lễ long đăng trật. Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi thượng
đẳng thần đặc chuẩn y cựu phụng sự; Kim Đức, Mộc Đức, Thủy Đức, Hỏa Đức,
Thổ Đức trung đẳng thần trứ gia tặng Trang Huy thượng đẳng thần; Tống Sơn
quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn quý nương tôn thần trứ gia tặng Trai Tĩnh
trung đẳng thần. Đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển.
Khâm tai!
Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật [Chu ấn: sắc mệnh
chi bảo]
Dịch nghĩa:
Sắc cho xã Dã Lê Thượng, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên từ trước
thờ phụng [các thần] vốn tặng [mỹ tự] Hoằng Huệ Phổ Tế Linh Cảm Diệu
Thông Mặc Tướng Trang Huy Dực Bảo Trung Hưng Thiên Y A Na Diễn Ngọc
Phi thượng đẳng thần; Quang Hiển Hiệu Ứng Hòa Nghĩa Lợi Vật Linh Thúy
Dực Bảo Trung Hưng Kim Đức trung đẳng thần; Thanh Tú Kiên Trực Vinh Mậu
Quảng Ấm Linh Thúy Dực Bảo Trung Hưng Mộc Đức trung đẳng thần; Dương
Trạch Hiển Linh Hoằng Triêm Bác Nhuận Linh Thúy Dực Bảo Trung Hưng
Thủy Đức trung đẳng thần; Ôn Hậu Quang Ứng Chương Cảm Lệ Minh Linh
Thúy Dực Bảo Trung Hưng Hỏa Đức trung đẳng thần; Hoằng Đại Hậu Khánh
Trọng Hậu Hàm Dục Linh Thúy Dực Bảo Trung Hưng Thổ Đức trung đẳng
thần; Trinh Uyển Dực Bảo Trung Hưng Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc
Vạn quý nương tôn thần phò nước giúp dân, linh ứng rõ rệt; đã từng được ban
cấp sắc phong, chuẩn cho thờ phụng. Bèn nay, gặp lễ Tứ tuần đại khánh của
trẫm, trải ban chiếu báu ân sâu, lễ dày trật hậu. [Bèn phong] Thiên Y A Na
Diễn Ngọc Phi thượng đẳng thần đặc biệt chuẩn cho thờ phụng như cũ; Kim
Đức, Mộc Đức, Thủy Đức, Hỏa Đức, Thổ Đức trung đẳng thần tặng thêm Trang
Huy thượng đẳng thần; Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn quý nương
tôn thần tặng thêm Trai Tĩnh trung đẳng thần. Đặc biệt chuẩn cho thờ phụng
dùng ghi phúc của nước nhà mà tỏ bày điển lễ thờ tự. Khâm tai!
Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924). [Ấn son: sắc mệnh chi bảo]
2.2. Vài nét về lăng miếu và tín ngưỡng thờ tự Tống Sơn quận chúa
Nguyễn Thị Ngọc Vạn ở làng Dã Lê Chánh, Dã Lê Thượng
Bên cạnh 2 sắc phong được làng Dã Lê Thượng (Thủy Phương, Hương
Thủy) giữ gìn, tôn thần Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn còn được
58 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
cả hai làng Dã Lê Chánh,
Dã Lê Thượng thờ phụng,
có lăng tẩm, miếu mạo
và luôn được xướng danh
trong những buổi hội tế của
dân làng hai xứ ấy. Ở Dã
Lê Chánh, miếu của bà với
tên gọi Quận Chúa miếu
郡主廟 hiện đặt trang trọng,
đồng hàng trong khuôn
viên các miếu của những
vị Khai cơ (được sắc phong
Khai canh), bài vị (thần
chủ) ở miếu ghi rất rõ là: “Phụng vị hiển linh Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị
Ngọc Vạn quý nương, thụy Từ Hoan, pháp hiệu Diệu Đức trung đẳng thần 奉
為顯灵宋山郡主阮氏玉萬貴娘謚慈歡法号妙德中等神” (xem ảnh 3-4). Theo các chức
sắc của làng Dã Lê Chánh, miếu thờ bà được dân làng kính trọng gọi là “Miếu
Bà Vàng” (một cách kiêng gọi thẳng tên của bà Ngọc Vạn). Bà cũng luôn được
xướng danh trong các lễ tế của làng Dã Lê Chánh từ xưa đến nay (tuy nhiên, ở
đây không có sắc phong của bà).
Ở làng Dã Lê
Thượng (Thủy
Phương, Hương
Thủy), qua tìm
hiểu chúng tôi
được biết nơi đây
không có miếu
thờ bà, nhưng
lại có bài vị, sắc
phong (như đã
công bố ở trên).
Trước đây, bài
vị và sắc phong
đều được lưu giữ
tại đình làng Dã
Lê Thượng, nhưng sau này do biến động, nên dân làng xin ký gửi vào hậu điện
chùa Linh Sơn, làng Dã Lê Thượng (xem ảnh 5-6).
Thần chủ của tôn thần Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn ở chùa
Linh Sơn viết là: “Phụng vị hiển linh Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc
[Vạn] quý [nương], thụy Từ Hoan, pháp hiệu Diệu Đức nhất vị kim linh 奉為顯
靈宋山郡主阮氏玉貴謚慈歡法號妙德一位金靈”.
Dân làng Dã Lê Thượng cho biết từ lâu nay họ cũng xướng danh vị thần
này là “Bà Vàng”. Đấy chính là cách gọi chệch kiểu kiêng húy “Ngọc Vạn” thể
hiện sự tôn kính rất lớn đối với bà.
Ảnh 3: Thần chủ bà Ảnh 4: Miếu thờ bà
Ngọc Vạn ở miếu Bà Vàng, Ngọc Vạn (Miếu Bà Vàng)
làng Dã Lê Chánh. ở Dã Lê Chánh.
Ảnh 5: Chùa Linh Sơn, Ảnh 6: Thần chủ
làng Dã Lê Thượng, nơi thờ bà Ngọc Vạn
thần chủ bà Ngọc Vạn. ở chùa Linh Sơn.
59Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
Bên cạnh đó, theo
chỉ dẫn của các
bậc cao niên trong
làng, chúng tôi đã
lên vùng núi Bằng
Lãng, nơi tọa lạc
lăng mộ của Tống
Sơn quận chúa
Nguyễn Thị Ngọc
Vạn. Mộ vẫn giữ
nguyên kiểu cách
hình yên ngựa (mã
liệp) đặc trưng từ
thời xa xưa. Tương
truyền, ngày xưa ngôi mộ ấy có khuôn viên rất lớn và có người được triều đình
cắt đặt coi giữ lăng mộ (xem ảnh 7 và 8).
Qua khảo sát về sắc phong, lăng mộ và miếu thờ Tống Sơn quận chúa
Nguyễn Thị Ngọc Vạn, chúng tôi có một số nhận định về nhân vật Tống Sơn
quận chúa dưới đây.
3. Một số nhận định
Về địa danh Tống Sơn và danh hiệu Tống Sơn quận chúa 宋山郡主.
Tống Sơn là một trong bốn huyện thuộc phủ Hà Trung vào thời Lê (3
huyện còn lại là Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn), được đổi tên từ huyện Tống
Giang vào thời thuộc Minh. Vùng đất Gia Miêu Ngoại Trang thuộc huyện Tống
Sơn, phủ Hà Trung (nay là làng Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh
Thanh Hóa) chính là nơi phát tích của dòng tộc Nguyễn Phước của các chúa
Nguyễn và vua Nguyễn. Năm Gia Long thứ 3 (1804), huyện Tống Sơn được gọi
là Quý huyện, Gia Miêu được gọi là Quý hương. Cũng bởi thế, từ khi chúa Tiên
Nguyễn Hoàng đặt chân vào Đàng Trong năm 1558, thiết lập một “cõi Nam
Hà” đối lập với chúa Trịnh ở Bắc Hà, các đời chúa Nguyễn luôn ưu ái, hậu đãi
đối với bề tôi gốc gác ở làng Gia Miêu nói riêng và huyện Tống Sơn nói chung.
Tống Sơn quận chúa là danh hiệu tôn xưng cho các công nữ - con gái của
các chúa Nguyễn ở Đàng Trong - sau khi họ qua đời. Qua quá trình tìm hiểu về
tên gọi Tống Sơn quận chúa, chúng tôi bắt gặp một số công nữ được vinh xưng
danh hiệu này như: Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Đĩnh (1608-1684),
con gái thứ tư của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và là chánh phối của Nghĩa
quận công Nguyễn Cửu Kiều; Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Đơn: con
gái đầu của Nghĩa vương Nguyễn Phúc Thái; Tống Sơn quận chúa Nguyễn
Thị Ngọc Sáng (?-1721), công nữ của Minh vương Nguyễn Phúc Chu và là phu
nhân của Chưởng vệ Tống Văn Xuân; Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc
Phượng (?-1722), con gái của Minh vương Nguyễn Phúc Chu và là phu nhân của
Chưởng doanh Nguyễn Cửu Thế (cháu nội Nguyễn Cửu Kiều)...
Từ những liên kết ấy, chúng tôi cho rằng tôn thần có danh hiệu Tống Sơn
quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn nay đang hiện hữu tại hai làng Dã Lê Chánh
Ảnh 7: Mộ Tống Sơn quận chúa Ảnh 8: Bia mộ
Nguyễn Thị Ngọc Vạn. bà Ngọc Vạn.(6)
60 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
và Dã Lê Thượng chính là vị công nữ thứ hai của Thụy quốc công Nguyễn Phúc
Nguyên. Điều này cũng khiến cho câu chuyện được lưu truyền lâu nay là công
nữ Ngọc Vạn được gả cho Quốc vương Chey Chettha II nước Chân Lạp cũng
như việc chúa Sãi có bao nhiêu công nữ cần được tiếp tục nghiên cứu, giải mã.
Liệu phải chăng công nữ Ngọc Vạn chính là vị Hoàng hậu nước Chân Lạp?
Và, những năm cuối đời, sau khi dựng chùa Gia Lào ở núi Chứa Chan (Đồng
Nai) để tịnh tu, bà lại quay về làng Dã Lê Chánh để sinh sống, rồi qua đời tại
đây như hai nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu - Huỳnh Đình Kết từng khẳng định
rằng: “Bà công nữ nối gót Huyền Trân ấy, chưa ai xác định được tên cô nào
trong hai cô, nhưng ta có thể biết chắc là Ngọc Vạn, vì cuối đời, bà về nước, trú
tại làng Dã Lê Chánh... và sau khi qua đời (lăng mộ tại làng Bằng Lãng) do có
công đức được dân làng thờ phụng tại đình làng Dã Lê Thượng và chùa làng
Linh Sơn... Như thế không còn gì phải nghi ngờ”?(7) Và nếu có thực như nhận
định của hai nhà nghiên cứu trên, thì tại sao bà Ngọc Vạn lại không quay về
với Hiền vương Nguyễn Phúc Tần ở quanh phủ chúa, mà lại chọn làng Dã Lê
để cư trú và lưu công nghiệp?
Thứ nữa, từ câu chuyện ấy lại nảy sinh vấn đề về các con gái của chúa Sãi
Nguyễn Phúc Nguyên. Theo Đại Nam liệt truyện, chúa Sãi có 4 công nữ là: Ngọc
Liên, Ngọc Vạn, Ngọc Khoa, Ngọc Đĩnh. Trong đó, công nữ Ngọc Liên lấy Mạc
Cảnh Vinh (con trai bậc Khai quốc công thần Mạc Cảnh Huống), Ngọc Đĩnh
lấy Nguyễn Cửu Kiều (hai bà đều có chuyện trong Đại Nam liệt truyện). Còn
hai bà Ngọc Vạn, Ngọc Khoa thì lâu nay được giới nghiên cứu cho là Hoàng hậu
nước Chân Lạp (Ngọc Vạn) và Hoàng hậu nước Chiêm Thành (Ngọc Khoa). Thế
nhưng, nếu 4 công nữ con Thụy quốc công Nguyễn Phúc Nguyên đã rõ ràng nơi
chốn như vậy thì vị công nữ được gả cho thương gia Araki Sotaro (âm Hán Việt:
Hoang Mộc Tông Thái Lang [荒木宗太郎], được chúa ban cho tên Việt là Nguyễn
Thái Lang [阮太郎]), là một trong 8 đại gia giàu có bậc nhất Nhật Bản thời bấy
giờ, được cấp châu ấn trạng để vượt biển ra ngoài giao lưu buôn bán) là ai?
Câu chuyện ấy, chúng tôi nghĩ sẽ cần được giới nghiên cứu trong và ngoài
nước quan tâm thấu đáo, và hy vọng rằng với những phát hiện bổ khuyết trong
tương lai, những vị công nữ này sẽ được trả lại nguyên vị thế và giá trị vốn có.
Đồng thời, một số câu chuyện của lịch sử Việt Nam vốn đương còn tranh luận
sẽ dần được sáng tỏ trong khoảng thời gian không xa.
Nói tóm lại, với những phát hiện về sắc phong, miếu mộ và tín ngưỡng
thờ phụng tôn thần Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn tại 2 ngôi làng
Dã Lê Chánh, Dã Lê Thượng (vốn là một làng Dã Lê, được chia tách từ năm
Gia Long thứ 10 [1811]), chúng tôi cho rằng công lao của bà Ngọc Vạn đối với
vùng đất Dã Lê là có thật, thể hiện rõ nét trong tín ngưỡng văn hóa của cư
dân nơi đây. Còn câu chuyện có hay không việc công nữ Ngọc Vạn là Hoàng
hậu Chân Lạp – người đặt nền móng cho tiến trình khai mở biên cương chúa
Nguyễn ở toàn cõi Nam Bộ ngày nay – chính là câu hỏi cần được tiếp tục tìm
hiểu kỹ càng dựa trên các cứ liệu khoa học khách quan thuyết phục.
V V Q - N Đ Đ
61Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
CHÚ THÍCH
(1) Phan Khoang (1969), Việt sử xứ Đàng Trong 1558-1777: Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt
Nam, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn, tr. 401.
(2) Lương Văn Lựu (1973), Biên Hòa lược sử toàn biên, tập 2, tác giả xuất bản, tr. 89.
(3) Lương Văn Lựu (1973), sđd, tr. 95.
(4) Ban Trị sự Nguyễn Phúc tộc (1995), Nguyễn Phúc tộc thế phả, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 126.
(5) Ở đây, chúng tôi dùng “công nữ Ngọc Vạn” theo đúng vị thế của những người con gái chúa
Nguyễn. Thời kỳ trấn nhậm Nam Hà, các chúa Nguyễn vẫn tôn phò vua Lê, dùng niên hiệu
của vua Lê. Theo Phủ Biên tạp lục: “Con đều xưng là công tử, đại công tử, chỉ phong tước
hầu...” (Lê Quý Đôn, Phủ Biên tạp lục, Viện Sử học dịch, Nxb Văn hóa-Thông tin, 2007, tr.
83) và sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương (1744) thì về vai vế, cách gọi “cũng
không lập phi cùng thế tử. Vợ cả thì gọi là Tả Hành lang, các vợ lẽ thì gọi là Hữu Hành lang.
Con trưởng vẫn gọi là Đại công tử, còn thì theo thứ tự gọi là đệ nhị, đệ tam, đệ tứ, đệ ngũ
công tử...” (Phủ Biên tạp lục, Sđd, tr. 84). Cho nên con gái của chúa dứt khoát không thể nào
gọi là công chúa (con vua), mà phải là công nữ (con chúa).
(6) Bia mộ bà Ngọc Vạn được khắc chữ Hán gồm:
- Phần chính giữa là: 皇朝誥授宋山郡主阮氏玉貴娘翊保中興尊神之墓 (Hoàng triều cáo thụ Tống
Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc quý nương Dực Bảo Trung Hưng tôn thần chi mộ).
- Phần bên phải là: 歲次癸亥年季秋重造 (Tuế thứ Quý Hợi niên quý thu trùng tạo) [Mộ] được
tôn tạo lại vào tháng cuối thu (tháng 8), năm Quý Hợi [có thể là năm 1923].
- Phần bên trái là: 野犁上社同奉誌 (Dã Lê Thượng xã đồng phụng chí) Xã Dã Lê Thượng cùng
vâng mệnh, ghi nhớ.
(7) Lê Nguyễn Lưu - Huỳnh Đình Kết (2011), Ấn chương Việt Nam từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ
XIX trong dân gian vùng Huế, Nxb Thuận Hóa, tr. 85.
TÓM TẮT
Công nữ Ngọc Vạn - người con gái thứ hai của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên - trong
nhiều năm qua được các nhà nghiên cứu dần đi đến khẳng định về công lao mở cõi trên cương
vị là Hoàng hậu nước Chân Lạp. Tuy nhiên, những bí ẩn về cuộc đời bà cho đến nay vẫn chưa
được làm sáng tỏ. Qua việc phát hiện về lăng mộ, sắc phong và tín ngưỡng thờ phụng tôn thần
Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn tại Huế, chúng tôi mong muốn góp thêm vài cứ liệu
cụ thể về vị trí của nhân vật lịch sử này ở vùng đất Dã Lê (Chánh - Thượng) của chốn Thần Kinh.
Hy vọng rằng qua đó, giới học giả trong và ngoài nước tiếp tục có những nghiên cứu chuyên sâu,
chứng minh xác thực để giải mã bí ẩn về vị công nữ có vai trò đặc biệt trong cuộc hôn nhân chính
trị giữa chúa Nguyễn và Chân Lạp mà bấy lâu vẫn cho là bà Ngọc Vạn.
ABSTRACT
TỐNG SƠN PRINCESS NGUYỄN THỊ NGỌC VẠN WITH HER TOMB,
HER ROYAL DECREES AND THE CULT OF WORSHIPPING IN HUẾ
Princess Ngọc Vạn - the second daughter of Nguyễn Phúc Nguyên Lord (Lord Sãi) -
researchers have gradually come to the affirmation of her credit for the expansion of Vietnamese
territory as the Queen of Chenla Kingdom. However, the mystery of her life has not been
elucidated. Through the discovery of her tomb, the royal decrees and the cult of worshipping
Tống Sơn Princess Nguyễn Thị Ngọc Vạn in Huế, we hope to contribute some specific data about
the position of this historic figure in the land of Dã Lê (Chánh - Thượng) in Huế; it is hoped that
both domestic and foreign scholars continue to carry out in-depth studies in order to decrypt the
mystery of the princess called Ngọc Vạn, who took a special role in the political marriage between
Southern Vienam (ruled by Nguyễn Lords) and Chenla Kingdom.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 23029_78812_2_pb_1024_2157802.pdf