Tài liệu Tổng quan về tập đoàn viễn thông quân đội viettel: CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn viễn thông quân đội:
1.1.1 Những mốc son lịch sử :
Những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, đất nước bước vào công cuộc đổi mới, yêu cầu nhiệm vụ quân đội có sự điều chỉnh nhiệm vụ, trong đó bên cạnh nhiệm vụ SSCĐ, phải đồng thời thực hiện nhiệm vụ xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng an ninh.
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, ngày 1 tháng 6 năm 1989 Đồng chí Võ Văn Kiệt - Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký nghị định số 58/HĐBT thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin trực thuộc Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc, Bộ Quốc phòng. Đây là dấu son lịch sử đánh dấu sự ra đời, và ngày 01/6 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
- Nội dung Quyết định nêu: Tổng công ty do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, thuộc Bộ Quốc phòng được uỷ quyền quản lý; là đơn vị SXKD, hoạt động theo chế ...
31 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3645 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tổng quan về tập đoàn viễn thông quân đội viettel, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn viễn thông quân đội:
1.1.1 Những mốc son lịch sử :
Những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, đất nước bước vào công cuộc đổi mới, yêu cầu nhiệm vụ quân đội có sự điều chỉnh nhiệm vụ, trong đó bên cạnh nhiệm vụ SSCĐ, phải đồng thời thực hiện nhiệm vụ xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng an ninh.
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, ngày 1 tháng 6 năm 1989 Đồng chí Võ Văn Kiệt - Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký nghị định số 58/HĐBT thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin trực thuộc Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc, Bộ Quốc phòng. Đây là dấu son lịch sử đánh dấu sự ra đời, và ngày 01/6 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
- Nội dung Quyết định nêu: Tổng công ty do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, thuộc Bộ Quốc phòng được uỷ quyền quản lý; là đơn vị SXKD, hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập; có tư cách pháp nhân. Quyền hạn: được mở tài khoản ở ngân hàng, trực tiếp ký hợp đồng kinh tế về sản xuất, gia công, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu; liên doanh với các cơ quan trong và ngoài nước theo chế độ chính sách, pháp luật Nhà nước; dùng con dấu riêng để giao dịch.
- Ngày đầu thành lập, tổ chức Tổng Công ty bao gồm 4 xí nghiệp, 2 Công ty trực thuộc và cơ quan Tổng Công ty, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các sản phẩm về điện tử - thiết bị thông tin, khảo sát, thiết kế, xây lắp, sản xuất, sửa chữa khí tài thông tin phục vụ quốc phòng và kinh tế.
Ngày 13/7/1993, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định 388/HĐBT về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, Tổng Công ty được tổ chức lại thành Công ty điện tử thiết bị thông tin.
Ngày 27/7/1993, BQP ra quyết định số 336/QĐ-QP (Thứ trưởng Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên ký) thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Điện tử thiết bị thông tin, tên giao dịch là SIGELCO, trụ sở chính tại 16 Cát Linh, Hà Nội.
Ngày 14/7/1995, trước yêu cầu phát triển của chiến lược viễn thông quốc gia, được phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 615/QĐ- QP đổi tên Công ty Điện tử thiết bị thông tin thành Công ty điện tử - viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế là VIETEL. (Lúc này cụm chữ chỉ có 01 chữ T). Từ đây danh từ Viettel đã chính thức trở thành tên và thương hiệu doanh nghiệp của Tập đoàn, từng bước để lại dấu ấn ngày càng đậm nét trong ngành bưu chính viễn thông cũng như trong đời sống kinh tế xã hội của cả nước.
Ngày 29/4/2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 80/2003/QĐ-TTg phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng giai đoạn 2003-2005.
Ngày 28/10/2003, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 262/2003/QĐ-BQP “Đổi tên Công ty Điện tử viễn thông Quân đội thành Công ty Viễn thông Quân đội”, tên giao dịch là VIETTEL.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 27/4/2004, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 51/QĐ-QP (do thứ trưởng BQP, Trung tướng Nguyễn Văn Rinh ký) quyết định từ 01 tháng 7 năm 2004 điều chuyển Công ty Viễn thông Quân đội từ Bộ Tư lệnh Thông tin về trực thuộc Bộ Quốc Phòng với tên gọi Công ty Viễn thông Quân đội tên giao dịch là VIETTEL.
Ngày 1/6/2004, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập, Tập đoàn Viễn thông Quân đội vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng Nhất.
Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ lĩnh vực viễn thông của nước ta đang phát triển mạnh mẽ, có nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông ra đời. Công ty Viễn thông Quân đội đã có những bước tiến vượt bậc.
+ Ngày 02/3/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội và ngày 06/4/2005 Bộ Quốc phòng có Quyết định số 45/2005/BQP về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION, viết tắt là VIETTEL. Đây là dấu ấn khẳng định bước phát triển mới của Tập đoàn cả về quy mô, năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông (từ Công ty phát triển thành Tổng Công ty).
+ Ngày 14/12/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 2079/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là VIETTEL GROUP, viết tắt là VIETTEL. Đây là mốc son khẳng định vị thế, vai trò của Tập đoàn trong lĩnh vực viễn thông, trong khi một lĩnh vực viễn thông mà có 2 Tập đoàn kinh tế và Viettel là Tập đoàn viễn thông đi sau đến 10 năm.
+ Ngày 12/01/2010, tại trụ sở số 01 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội, Viettel đã long trọng tổ chức Lễ ra mắt Tập đoàn và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Ba. Đây là dấu ấn khẳng định bước phát triển vượt bậc, một mốc son quan trọng đánh dấu sự lớn mạnh của Viettel cả về quy mô, năng lực và kinh nghiệm. (Mô hình Tập đoàn thí điểm, trực thuộc bộ chủ quản, không có hội đồng quản trị)
1.1.2 Các dấu mốc phát triển các dịch vụ BCVT
Năm 1997: Triển khai dịch vụ Bưu chính.
Năm 2000: Thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài 178, công nghệ VoIP.
Năm 2002: Khai trương dịch vụ Internet.
Năm 2003: Triển khai dịch vụ điện thoại cố định.
Năm 2004: Khai trương dịch vụ Điện thoại Di động.
Năm 2006: Đầu tư sang Căm Pu Chia.
Năm 2007: Đầu tư sang Lào.
Năm 2007: Triển khai dịch vụ Điện thoại cố định không dây.
Năm 2009: Khai trương dịch vụ Metfone tại CamPuChia và dịch vụ Unitel tại
Lào.
Năm 2010: Khai trương dịch vụ 3G.
1.2 Triết lý thương hiệu
Để xác định hướng đi chung cho các hoạt động của doanh nghiệp, Viettel đã xây dựng thương hiệu của riêng mình, tập hợp những phản hồi của khách hàng và sự đáp ứng của Viettel.
“Nhà sáng tạo với trái tim nhân từ ”
1.3 Triết lý kinh doanh
- Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng.
- Luôn quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu của khách hàng.
- Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, xã hội.
- Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển.
- Chân thành với đồng nghiệp, cùng góp sức xây dựng ngôi nhà chung Viettel.
1.4 Các giá trị cốt lõi của văn hóa Viettel
Tập đoàn luôn coi vấn đề con người là vấn đề cốt lõi cho sự phát triển của mình. Do đó, Tập đoàn không ngừng quan tâm đến chính sách tuyển dụng, đào tạo, tập huấn cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là nhân viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Đồng thời xây dựng văn hoá ngôi nhà chung Viettel. Tháng 7 năm 2006, Tập đoàn chính thức truyền thông 8 giá trị cốt lõi của văn hóa Viettel bao gồm:
1. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý
2. Trưởng thành qua những thách thức và thất bại
3. Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
4. Sáng tạo là sức sống
5. Tư duy hệ thống
6. Kết hợp đông tây
7. Truyền thống và cách làm người lín
8. Viettel là ngôi nhà chung
1.5 Tổng quan về công ty mạng lưới Viettel
1.5.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty :
Công ty mạng lưới Viettel được thành lập theo Quyết định số 214 /QĐ-VTQĐ-TCNL ngày 25/01/2010 của TGĐ Tập đoàn VTQĐ.
Ban giám đốc công ty gồm các đồng chí:
Đồng chí Tào Đức Thắng - Giám đốc
Đồng chí Nguyễn Thăng Long – Phó giám đốc
Đồng chí Đỗ Mạnh Hùng – Phó giám đốc
Đồng chí Hà Minh Tuấn – Phó giám đốc
Đồng chí Nguyễn Huy Dũng – Phó giám đốc
Đông chí Lưu Mạnh Hà - Phó giám đốc
Đồng chí Phạm Đình Trường – Phó giám đốc
Cơ cấu tổ chức của công ty mạng lưới
Các phòng ban gồm có:
Ban Giám Đốc
Phòng Truyền Dẫn
Phòng Điều Hành Viễn Thông (NOC)
Phòng Vô Tuyến
Phòng Mạng Lõi
Phòng CNTT
Phòng Khoa Học Công Nghệ
Phòng Hạ Tầng
Phòng Cơ Điện
Phòng Kinh Doanh Đầu Tư
Phòng Kỹ Thuật Nghiệp Vụ
Phòng Tài Chính
Phòng Quản Lý Tài Sản
Phòng Kế Hoạch
Phòng Tổ Chức Lao Động
Phòng Hành Chính
Phòng Chính Trị
Phòng KS Nội Bộ
Trung Tâm KTCNTT
Trung Tâm KV 1
Trung Tâm KV 2
Trung Tâm KV 3
1.5.3 Nhiệm vụ công ty mạng lưới Viettel
1. Kinh doanh hiệu quả hạ tầng mạng lưới viễn thông theo các tiêu chí: Triển khai nhanh - Chất lượng tốt - Giá thành thấp.
2. Hoạch định, quy hoạch, thiết kế kiến trúc mạng lưới viễn thông, truyền tải, CNTT theo định hướng, chỉ đạo của Tập đoàn.
3. Quản lý, khai thác hiệu quả hạ tầng mạng lưới viễn thông, truyền tải và CNTT của Viettel trên toàn quốc.
4. Tối ưu nâng cao chất lượng mạng lưới trên toàn quốc.
5. Xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới theo định hướng của Tập đoàn đảm bảo tài nguyên cho kinh doanh.
6. Xây dựng và đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao cho cả thị trường trong nước và ngoài nước.
7. Chuyên nghiệp hóa các hoạt động của Công ty bằng các quy trình công việc với sự trợ giúp của CNTT.
8. Thực hiện đúng các quy định trong công tác quản lý, công tác Đảng, công tác chính trị.
1.5.4 Trung Tâm Khu Vực 2
Các phòng,ban thuộc Trung tâm khu vực 2
Ban Giám đốc
Phòng Truyền dẫn
Phòng Kỹ thuật khai thác.
Phòng Kế hoạch
Phòng Quản lý tài sản
Phòng Hạ tầng
Phòng Tổ chức lao động
Phòng VAS-IN
Tổng trạm
Phòng Thiết kế tối ưu.
Phòng Điều hành viễn thông (NOC khu vực).
Ban Tài chính
Ban Chính trị
Ban Hành chính
Ban Cơ điện
1.5.4.1 Nhiệm vụ của Trung tâm khu vực 2
Trung tâm các Khu vực là một bức tranh thu nhỏ của Công ty Mạng lưới tại các khu vực, bao gồm nhưng không hạn chế những nhiệm vụ sau:
Trực tiếp khai thác các hệ thống sẵn có trên khu vực
Giám sát, Báo cáo.
Xử lý các sự lỗi, sự cố trên khu vực.
Điều hành lớp 1 tại khu vực.
Thực hiện các hoạt động khai thác theo quy trình.
Thống kê các số liệu: Alarm, failer... để phục vụ phân tích, đánh giá.
Nhiệm vụ Tối ưu: Tối ưu mạng core, mạng access, truyền dẫn tại khu vực.
Công tác xây dựng hạ tầng, hoàn công tại khu vực.
Lắp đặt thiết bị mạng core, truyền dẫn, truyền tải tại khu vực.
Tham gia quy hoạch, thiết kế mạng lõi, truyền dẫn chuyển tải tại khu vực.
Quy hoạch, thiết kế trạm các tỉnh trong khu vực.
Quản lý tài sản, KCS, quản lý kho tàng tại khu vực.
Thực hiện các công tác hỗ trợ, điều kiện đảm bảo cho hoạt động của Trung tâm.
1.5.4.2 Nhiệm vụ của các Phòng, ban thuộc Trung tâm khu vực 2
Phòng Truyền Dẫn
Thực hiện khai thác mạng truyền dẫn tại khu vực;
Thực hiện công tác quy hoạch, thiết kế mạng truyền dẫn tại khu vực;
Thực hiện công tác tối ưu mạng truyền dẫn.
Trực tiếp xử lý các lỗi của mạng truyền dẫn tại khu vực.
Quản lý cơ sở dữ liệu, tổng hợp nhu cầu sử dụng, đề xuất phương án triển khai theo định hướng phát triển mạng từng giai đoạn.
Phối hợp với các phòng/ban thống kê, tổng hợp báo cáo số liệu về: Sơ đồ mạng cáp, sơ đồ liên kết quang, topology mạng, dung lượng nhánh, dung lượng sử dụng của thiết bị theo tuần, tháng, quý và năm.
Phòng kỹ thuật khai thác
Thực hiện các thường trình khai thác theo quy định.
Khai báo, tác động hệ thống CR, mệnh lệnh và các quy trình, quy định.
Xử lý các lỗi.
Quản lý thiết bị tài sản tại các phòng máy tổng trạm.
Thực hiện công tác an toàn, PCCC, vệ sinh công nghiệp tại các phòng máy, tổng trạm.
Cấu hình tích hợp các node từ mức BSC, MSC, Core IP, Hệ thống VAS, IN.
Cấu hình tích hợp các thiết bị DSLAM, AGG_SW, Core_SW và BRAS khu vực.
Xử lý các sự cố nghiêm trọng.
Lập kế hoạch an toàn và tối ưu mạng lưới.
Đào tạo các nghiệp vụ vận hành khai thác cho CBCNV trong đơn vị và theo yêu cầu của Công ty.
Viết tài liệu đạo tạo và xây dựng các quy trình vận hành khai thác.
Quản trị hệ thống mạng công nghệ thông tin đảm bảo vận hành khai thác hệ thống và quản lý.
Tổng trạm
Thực hiện các thường trình khai thác theo quy định.
Vận hành, khai thác hệ thống thiết bị tại tổng trạm.
Tác động khai thác hệ thống theo các yêu cầu của các đơn vị đúng quy trình.
Xử lý các lỗi hệ thống thiết bị, sự cố mạng lõi.
Quản lí toạ độ truyền dẫn từ GMSC,MSC, HLR, BSC tới giá DDF.
Tích hợp, thay đổi cấu hình trạm BTS.NodeB theo các CR yêu cầu.
Quản lý các thiết bị và việc ra vào tại tổng trạm; đảm bảo an toàn các phòng máy tổng trạm.
Định kì vệ sinh công nghiệp phòng máy các tổng trạm.
Quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống nguồn, điều hòa tại các tổng trạm quản lý.
Khắc phục, xử lý sự cố về nguồn, điều hòa tại các các tổng trạm.
Quản lý vận hành các máy nổ phục vụ backup cho các tổng trạm.
Phòng điều hành viễn thông (NOC)
Giám sát các cảnh báo trên hệ thống, xử lý bước 1 các sự cố trong khu vực.
Điều hành xử lý các sự cố trên mạng lưới Viettel trong khu vực.
Đôn đốc các bộ máy kỹ thuật thực hiện công tác vận hành khai thác, bảo dưỡng mạng viễn thông Viettel trong khu vực.
Thực hiện các chế độ ghi chép sổ trực ca, bàn giao ca theo quy định.
Bảo quản hồ sơ mạng lưới, tài liệu thiết bị hệ thống trong khu vực.
Thực hiện các chế độ báo cáo lên các cấp theo qui định.
Phòng Thiết kế tối ưu
Nhiệm vụ thiết kế tần số:
Chịu trách nhiệm quy hoạch, thiết kế tần số và các thông số khai báo CDD.
Nghiên cứu thiết kế mạng theo quan điểm mắt lưới cho các tỉnh phụ trách.
Kiểm tra, khảo sát nhà trạm và thiết kế Call-off GSM, MW.
Quản lý và quy hoạch truyền dẫn viba:
Chịu trách nhiệm quản lý, thiết kế qui hoạch tần số viba, tối ưu hoá cho các tuyến truyền dẫn viba kết nối các trạm BTS.
Kiểm tra và tập hợp các thiết kế viba cung cấp cho Công ty Công trình.
Kết hợp Công ty truyền dẫn cập nhật sơ đồ truyền dẫn toàn khu vực phục vụ công tác điều hành mạng lưới và ƯCTT.
Tổng hợp và cập nhật cơ sở dữ liệu Homephone.
Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm soát và nâng cao chất lượng mạng;
Đề xuất các phương án thiết kế, điều chỉnh tham số mạng đề tối ưu chất lượng và dung lượng mạng;
Quy hoạch và định cỡ tài nguyên vô tuyến;
Đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ thiết kế và tối ưu cho các CNKT Tỉnh/Tp trong khu vực;
Đưa ra các định hướng, khuyến nghị tối ưu tổng thể và xuyên suốt thống nhất trên toàn mạng.
Thực hiện các định hướng của lãnh đạo về công tác phát triển mạng 3G.
Phòng VAS-IN
Thực hiện nhiệm vụ khai thác hệ thống VAS - IN tại khu vực.
Phòng Kế hoạch
Thực hiện các công tác:
Công tác Kế hoạch tổng hợp toàn Trung tâm.
Công tác quản lý kho tàng, đảm bảo vật tư, thiết bị cho toàn Trung tâm và khu vực.
Phòng Quản lý tài sản
Thực hiện công tác quản lý tài sản trên toàn khu vực.
Phòng Hạ tầng
Quản lý xây dựng hạ tầng viễn thông ( nhà trạm, tổng trạm, truyền dẫn): Quy hoạch; Thiết kế, Quản lý các dự án xây dựng tại khu vực.
Chủ trì công tác giám sát thi công, nghiệm thu bàn giao.
Chủ trì công tác hoàn công quyết toán các công trình, dự án tại khu vực.
Thực hiện lắp đặt mạng core, truyền tải tại khu vực.
Phòng Tổ chức lao động
Thực hiện công tác Tổ chức lao động tại Trung tâm ĐHKTKV theo phân cấp:
Thực hiện tổ chức lực lượng theo mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ tại Trung tâm ĐHKTKV đã được phê duyệt; thường xuyên đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy phù hợp với thực tế.
Thực hiện quản lý lao động, tiền lương tại Trung tâm ĐHKT khu vực theo phân cấp: tham gia tuyển dụng, tổ chức đào tạo tại Trung tâm ĐHKTKV, quản lý quân số, báo cáo, tổ chức lực lượng tại Trung tâm ĐHKTKV; Đánh giá, chấm điểm, bình xét thi đua đối với CBCNV, đơn vị thuộc Trung tâm ĐHKT theo định kỳ tháng/quý/năm làm căn cứ xét lương, thưởng theo phân cấp.
Thực hiện các công tác chính trị của Trung tâm ĐHKTKV.
Quản trị phần mềm nhân sự, phần mềm quản lý công việc tại Trung tâm ĐHKTKV;
Phối hợp đào tạo, đông đốc, kiểm tra, đanh giá và thực hiện công tác Tổ chức lao động tại các CNKT Tỉnh/TP theo chỉ đạo của Phòng TCLĐ Công ty.
Chịu sự chỉ đạo, điều hành về nghiệp vụ TCLĐ của Phòng TCLĐ Công ty.
Ban Hành chính:
Thực hiện công tác hành chính văn phòng phục vụ toàn Trung tâm ĐHKT.
Thực hiện các thủ tục xin phép ra vào phòng máy, tổng trạm cho các chuyên gia, đối tác theo quy định phân cấp của Công ty.
Thực hiện công tác văn thư, bảo mật theo quy định.
Quản lý trang thiết bị văn phòng, công cụ, dụng cụ, an toàn lao động.
Quản lý phương tiện xe ô tô tại Ban và các CNKT trong khu vực theo đúng định mức, quy định.
Theo dõi, kiểm tra, quản lý an ninh, trật tự, ATLĐ, PCCN.
Ban Tài chính:
Quản lý Tài của Trung tâm ĐHKT theo phân cấp của Công ty, cụ thể:
Thực hiện các thủ tục thanh quyết toán các khoản chi tài chính tại Trung tâm ĐHKTKV.
Tổng hợp đề nghị của các đơn vị, CNKT Tỉnh/tp đề xuất tài chính; tổng hợp trình ký và chuyển, đôn đốc các CNKT tỉnh/tp thực hiện.
Ban Chính trị
Thực hiện công tác cán bộ.
Giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ đảng viên CNV trong toàn Trung tâm nắm vững đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và tình hình nhiệm vụ của đơn vị để mọi CBCNV yên tâm xác định sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Chỉ đạo hướng dẫn xây dựng tổ chức Đảng, các chi bộ trong sạch, vững mạnh, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự lãnh đạo “Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” của Đảng đối với quân đội.
Tham mưu đề xuất với Đảng uỷ, Ban Giám đốc trung tâm và tổ chức thực hiện tốt các công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác dân vận, an ninh đối ngoại, xây dựng đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân tốt.
Tham mưu, đề xuất với Đảng uỷ, Ban Giám đốc về chế độ chính sách có liên quan tới quân đội, hậu phương quân đội và hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách hiện hành bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai.
Xây dựng các tổ chức quần chúng: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ ở cơ sở vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ thực hiện quy chế dân chủ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, CNV trong công ty.
Ban Cơ điện
Thực hiện các công tác thuộc lĩnh vực điện lạnh, điện công nghiệp, máy phát điện.
Quản lý, đề xuất trang thiết bị điện lạnh, hệ thống biến thế, hệ thống cung cấp điện công nghiệp, máy nổ, máy phát điện phục vụ hệ thống viễn thông và các tòa nhà tổng trạm, văn phòng.
Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, vận hành, khai thác các thiết bị cơ điện cho các đơn vị. Đảm bảo giải quyết các sự cố về cơ điện trong toàn trung tâm.
Khảo sát, thiết kế, thẩm định hệ thống cơ điện của các tòa nhà mới thuộc Trung tâm.
Xây dựng quy trình bảo dưỡng, vận hành máy phát điện công suất lớn, nhỏ.
Nghiên cứu, thử nghiệm các giải pháp về cơ điện, tiết kiệm chi phí đầu tư.
Hướng dẫn và đào tạo nghiệp vụ các đơn vị.
1.6 Văn hóa Viettel được thể hiện ở đơn vị tập nghề :
Công ty mạng lưới Viettel nói chung và tại trung tâm điều hành kỹ thuật khu vực 2 nói riêng luôn ánh xạ giá trị cốt lõi Viettel vào công việc hằng ngày:
- Trong công việc các anh luôn tìm cách đơn giản hóa, tối ưu hóa để tạo nên sự khác biệt của tập thể của từng cá nhân, luôn quan tâm chia sẽ hỗ trợ phối kết hợp hoàn thành tốt công việc được giao,biểu dương tấm gương đạo đức tốt, lao động tốt.
- Cấp trên đối với cấp dưới vừa là người chỉ huy là người thầy người bạn người anh em nên được sự yêu mến và chấp hành nghiêm của của cấp dưới không có hiện tượng gò bó thúc ép trong công việc, nếu Viettel là ngôi nhà lớn thì mỗi phòng ban như một căn phòng ấm cúng hòa đồng và đầy ắp tiến cười trong ngôi nhà ấy.
- Mọi sáng kiến ý tưởng của mỗi người đều được tôn trọng và thẩm định một cách kỹ càng, luôn biểu dương khen thưởng các sáng kiến ý tưởng làm lợi cho công ty cho tập đoàn.
-Trung tâm cũng thường xuyên tổ chức các buổi truyền thông giáo dục chính trị để nâng cao bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, đạo đức cũng như các cuộc thi giữa các công đoàn về văn hóa Viettel, người Viettel.
- Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao đội bòng đá, đội cầu lông, đặc biệt là đội bóng Òng-Ốc gồm các thành viên trưởng phó phòng và các thành viên trong ban giám đốc thì đấu với các đội bóng thành lập trong công ty vừa nâng cao tinh thần thể dục thể thao vừa tạo sự đoàn kết gắn bó giữa cấp trên và cấp dưới.
- Công ty không những nâng cao đời sống vật chất mà còn rất chú ý đên đời sống tinh thần của các cán bộ trong công ty như thăm viếng, ốm đau bệnh tật, cưới hỏi. Các phòng thường tổ chức sinh nhật cho nhân viên rất ấm cúng thân mật.
- Tất cả các nhân viên trong công ty đều chấp hành nghiêm các nề nếp, quy định của công ty và mang tinh thần ý thức, kỷ luật cao trong lao động.
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ MẠNG GSM
2.1 Cấu trúc tổng thể mạng GSM :
Hình 2.1 : Cấu trúc tổng thể của mạng GSM
Như vậy, hệ thống GSM được chia thành nhiều hệ thống con như sau :
Phân hệ chuyển mạch NSS (Network Switching Subsystem)
Phân hệ trạm gốc BSS (Base Station Subsystem)
Phân hệ bảo dưỡng và khai thác OSS (Operation Subsystem)
Trạm di động MS ( Mobile Station )
2.2 Mô hình mạng GSM :
Hình 2.2 : Mô hình mạng GSM
Các kí hiệu :
AUC : Trung tâm nhận thực
VLR : Bộ ghi định vị tạm trú
BTS : Trạm thu phát gốc
NSS : Phân hệ chuyển mạch
ISDN : Mạng liên kết số đa dịch vụ
HLR : Bộ ghi định vị thường trú
EIR : Bộ ghi nhận dạng thiết bị
BSC : Bộ điều khiển trạm gốc
MS : Trạm di động
BSS : Phân hệ trạm gốc
OSS : Trung tâm khai thác và bảo dưỡng
PSPDN : Mạng số liệu công cộng chuyển mạch gói
PSTN : Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng
CSPDN : Mạng số liệu công cộng chuyển mạch kênh
PLMN : Mạng di động công cộng mặt đất
MSC : Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động
GMSC : MSC cổng
2.2.1 Trạm di động MS :
MS là thiết bị được con người sử dụng để thực hiện các dịch vụ trong mạng GSM. Nó bao gồm 2 thiết bị : thiết bi di động ME và module nhận dạng thuê bao SIM. MS một mặt chứa các chức năng vô tuyến chung và xử lý cho giao diện vô tuyến, mặt khác MS phải cung cấp giao diện với người sử dụng như : Loa, micro, màn hình, bàn phím.... hoặc giao diện với các thiết bị đầu cuối khác như máy tính cá nhân....
2.2.2 Phân hệ trạm gốc BSS:
BSS là thành phần trung gian giữa trạm di động MS và tổng đài NSS. BSS kết nối với các MS thông qua giao diện vô tuyến nên nó bao gồm các thiết bị thu phát vô tuyến và quản lý các chức năng này. BSS bao gồm BSC và BTS.
Trạm thu phát gốc BTS :
BTS là bộ phận giao diện trực tiếp với trạm di dộng MS. Do đó BTS bao gồm các thiết bị thu phát (TRX), antenna, và khối xử lý tín hiệu đặc thù cho giao diện vô tuyến.
Bộ điều khiển trạm gốc BSC:
BSC có nhiệm vụ quản lý các BTS. Việc quản lý này được thực hiện thông qua các lệnh ấn định, giải phóng kênh truyền vô tuyến và quản lý chuyển giao. Một phía BSC được nối với BTS còn phía kia được nối với MSC. Một BSC trung bình có thể quản lý hàng chục BTS. Tập hợp các BSC và BTS mà nó quản lý được gói là phân hệ trạm gốc BSS.
2.2.3 Phân hệ chuyển mạch NSS :
Phân hệ chuyển mạch NSS bao gồm các chức năng chuyển mạch chính của GSM cũng như các cơ sở dữ liệu cần thiết cho số liệu thuê bao và quản lý di động của thuê bao. NSS bao gồm các phần chính sau đây :
Tổng đài MSC :
Trong NSS, chức năng chuyển mạch chính được thực hiện bởi MSC, nhiệm vụ của MSC là điều phối việc thiết lập cuộc gọi đến những người sử dụng mạng GSM.
Tổng đài cổng GMSC :
Khi MS thực hiện cuộc gọi đến 1 MS thuộc mạng khác ( PSTN, mobifone, vinaphone….) thì phải thông qua GMSC. GMSC sẽ thực hiện định tuyến cuộc gọi đến MSC hiện đang quản lý thuê bao được gọi.
Bộ đăng kí định vị thường trú HLR:
Đây là nơi lưu trữ toàn bộ cơ sở dữ liệu của thuê bao. Mọi thông tin liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ viễn thông của thuê bao, vị trí hiện thời của thuê bao đều được lưu trong HLR. Một mạng có thể có 1 hoặc vài HLR tùy theo số lượng thuê bao.
Có hai loại thông tin được lưu trữ tại HLR :
Thông tin thuê bao ( IMSI, MSISDN )
Thông tin liên quan đến việc thiết lập và định tuyến cuộc gọi đến MSC đang quản lí MS (ví dụ MSRN,địa chỉ VLR,địa chỉ MSC).
Trung tâm nhận thực AUC :
Cơ sở dữ liệu khác liên quan chặt chẽ với HLR là trung tâm nhận thực (AuC). AuC dùng để lưu trữ thông tin liên quan đến khía cạnh an ninh GSM, nghĩa là nhận thực người dùng và mật mã hóa đường vô tuyến.
Bộ đăng kí định vị tạm trú VLR :
VLR là một cơ sở dữ liệu được nối với một hay nhiều MSC và có nhiệm vụ lưu giữ tạm thời số liệu thuê bao của các thuê bao hiện đang nằm trong vùng phục vụ của MSC tương ứng và đồng thời lưu giữ số liệu về vị trí của các thuê bao nói trên ở mức độ chính xác hơn HLR.
Thông tin chứa trong VLR : IMSI, MSISDN, MSRN, TMSI, LAI...
Thanh ghi nhận dạng thiết bị EIR:
EIR có chức năng quản lý thiết bị di động, là nơi lưu giữ tất cả dữ liệu liên quan đến trạm di động MS. EIR được nối với MSC qua đường báo hiệu để kiểm tra sự được phép của thiết bị, một thiết bị không được phép sẻ bị cấm.
Tất cả các thành phần trong NSS liên kết với nhau sử dụng hệ thống báo hiệu số 7 ( SS7 ).
Hình 2.3 : Báo hiệu trong NSS
2.2.4 Phân hệ khai thác và bảo dưỡng OSS :
OSS thực hiện 3 chức năng chính là : Khai thác và bảo dưỡng mạng, quản lý thuê bao, tính cước và quản lý thiết bị di động. OSS cho phép các nhà khai thác mạng theo dõi và kiểm tra các trạng thái trong mạng như: tải của hệ thống, số lượng chuyển giao giữa các cell …vv. Nhờ vậy mà họ có thể giám sát được toàn bộ chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng và kịp thời xử lý sự cố. Khai thác và bão dưỡng cũng bao gồm việc thay đổi cấu hình để giảm những sự cố xuất hiện, nâng cấp mạng về dung lượng tăng vùng phủ sóng, định vị sữa chữa các sự cố.
2.3 Các tham số nhận dạng GSM :
MSISDN: Mobile Subscriber ISDN Number
Là số thuê bao di động.Nó được gán cho thuê bao bởi nhà mạng khi thuê bao đăng ký và được lưu trữ trong SIM
IMEI : International Mobile Equipment Identifier
Là số nhận dạng thiết bị di động quốc tế, đây là chuỗi số được nhà sản xuất gán trong phần cứng của máy điện thoại.Nó cũng được được đăng ký bởi nhà mạng và có thể được lưu trong AuC các mục đích xác thực.
IMSI : International Mobile Subscriber Identifier
Là số nhận dạng thuê bao di động quốc tế, khi thuê bao đăng ký với nhà mạng thì một số IMSI duy nhất được cung cấp và lưu trong SIM.Một thuê bao di động chỉ hoạt đông khi được kích hoạt với SIM và IMEI hợp lệ.
TMSI : Temporary Mobile Subscriber Identity
Là số nhận dạng thuê bao di động tạm thời, được dùng để bảo mật IMSI của 1 thuê bao. Nó được tạo ra và lưu trong VLR khi quá trình IMSI attach diễn ra hay cập nhật Location Area diễn ra.Tại MS,nó được lưu trữ trong SIM của MS.TMSI chỉ hợp lệ trong một LA xác định.
MSRN : Mobile Station Roaming Number
Là 1 số tạm thời và phụ thuộc vào vị trí của MS, MSRN được tạo bởi VLR cho tất cả các MS trong khu vực phục vụ của nó. Nó được lưu trong VLR và HLR nhưng không lưu trong SIM. MSRN được sử dụng bởi MSC/VLR cho định tuyến cuộc gọi.
LAI : Location Area Identity
Là số nhận dạng vùng định vị. Mỗi LA (Local Area ) trong PLMN (Public Land Mobile Network) có một số nhận dạng LAI duy nhất. LAI được quảng bá đều đặn bởi BTS trên BCCH.
BSIC : Base Station Identity Code
Là mã nhận dạng trạm gốc. Mỗi BTS có một số nhận dạng duy nhất là BSIC và nó được dùng để phân biệt với các BTS lân cận.
CI : Cell Identifier
CI là số nhận dạng cell, được gán cho mỗi cell trong mạng.
Các giao diện trong mạng GSM :
Hình 2.4 : giao diện trong mạng GSM
Giới thiệu các giao diện trong mạng GSM:
Giao diện Um ( MS- BTS ): Đây là giao diện vô tuyến giữa MS và BTS
Giao diện A-bis ( BTS – BSC ): Giao diện này để BSC điều khiển BTS. Giao diện A-bis là 1 luồng E1 có tốc độ 2 Mbps.
Giao diện A ( BSC-MSC ) : Giao diện A sẽ gồm n luồng E1 ghép lại, truyền cả thông tin báo hiệu báo hiệu và lưu lượng giữa BSC và MSC.
Giao diện B (MSC-VLR) : Giao diện này để MSC truy vấn thông tin thuê bao trong vùng phục vụ của nó
Giao diện C (MSC-HLR): Khi cần định tuyến cho 1 cuộc gọi, GMSC phải truy vấn đến HLR của thuê bao được gọi để biết được thông tin định tuyến cho cuộc gọi.
Giao diện D (HLR-VLR):
Giao diện này được dùng để thay đổi thông tin liên quan đến vị trí của MS và quản lý của thuê bao. Một VLR sẽ thông báo đến HLR ví trí của MS được quản lý bởi nó và cấp cho HLR một số roaming của trạm. HLR sẽ gửi đến VLR các thông tin cần thiết để hỗ trợ việc phục vụ đến thuê bao.
Giao diện E (MSC-MSC):
Khi MS di chuyển từ MSC này đến MSC khác trong thời gian gọi, thủ tục handover sẽ được thực hiện để cuộc gọi tiếp tục.Vì vậy, các MSC phải trao đổi dữ liệu để bắt đầu và thực hiện hoạt động này.
Giao diện F (MSC-EIR):
Giao diện này dùng giữa MSC và EIR để trao đổi dữ liệu, mục đích để EIR có thể xác nhận trạng thái IMEI nhận được từ MS.
Giao diện G (VLR-VLR):
Khi thuê bao di chuyển từ vùng VLR này sang VLR khác,thủ tục đăng ký vị trí thuê bao sẽ sẽ xảy ra. Thủ tục này bao gồm việc lấy lại số IMSI và thông số nhận dạng từ VLR cũ.
Giao diện H (HLR-AuC):
Khi HLR nhận yêu cầu xác thực và mã hóa dữ liệu cho MS, HLR sẽ yêu cầu dữ liệu từ AuC.
2.5 Giao diện vô tuyến :
Giao diện vô tuyến là giao diện giữa trạm di động MS và trạm thu phát gốc BTS. Tín hiệu truyền qua giao diện này phụ thuộc vào các yếu tố như : giải tần số có hạn, khí quyển, khoảng cách, công suất phát, mật độ thuê bao trên một đơn vị tần số trong 1 vùng…
Trong phần này sẽ tìm hiểu về các vấn đề sau:
Dải tần số sử dụng trong mạng GSM
Phương pháp đa truy cập trong mạng GSM
Các kênh và các khung ở giao diện vô tuyến
2.5.1 Dải tần số sử dụng trong GSM :
GSM sử dụng phương thức song công FDD(Frequency Division Duplexing), trong đó đường lên và đường xuống của mỗi kênh hoạt động ở hai dải băng tần số khác nhau. Phương thức song công FDD cho phép cùng 1 khoảng thời gian có thể phát và thu tín hiệu ở 2 tần số khác nhau. Mạng GSM sử dụng 2 tần số trung tâm là 900MHz và 1800 MHz.
GSM 900 sử dụng : 890 – 915 Mhz cho đường lên
935 – 960 Mhz cho đường xuống
Như vậy băng thông của đường lên là 25MHz, chia làm 124 kênh, mỗi kênh có băng thông là 200kHz. Đường xuống cũng tương tự như vậy.
Khoảng cách giữa 2 sóng thu và phát là 45 MHz. Tần số sóng mang đường lên và đường xuống được xác định như sau :
Tần số đường lên : Fu(n) = 890 + 0.2n (MHz) ( 1≤ n ≤124 )
Tần số đường xuống : Fd(n) = Fu(n) + 45 (MHz)
Dải tần GSM 900MHz được chia đều cho 3 nhà mạng Vinaphone, Viettel, Mobifone. Trong 124 sóng mang được chia thì mạng Viettel được cấp phép sử dụng các sóng mang ứng với n =43 ÷ 83.
Hình 2.5: Phổ tần GSM 900
GSM 1800 sử dụng : 1710 – 1785 MHz cho đường lên
1805 – 1880 MHz cho đường xuống
Như vậy băng thông của đường lên là 75MHz, chia làm 374 kênh, mỗi kênh có băng thông là 200kHz. Đường xuống cũng tương tự như vậy.
Khoảng cách giữa 2 sóng thu và phát là 95 MHz. Tần số sóng mang đường lên và đường xuống được xác định như sau :
Tần số đường lên : Fu(n) = 1710*2 + 0.2( n- 512) (MHz) ( 512 ≤ n ≤ 885 )
Tần số đường xuống : Fd(n) = Fu(n) + 95 (MHz)
Dải tần GSM 1800MHz được chia đều cho 3 nhà mạng Vinaphone, Viettel, Mobifone. Trong 374 sóng mang được chia thì mạng Viettel được cấp phép sử dụng các sóng mang ứng với n =712 ÷ 809.
Hình 2.6 : Phổ tần GSM 1800
2.5.2 Kỹ thuật đa truy cập :
GSM sử dụng kết hợp 2 kĩ thuật đa truy cập là: Đa truy cập phân chia theo thời gian TDMA và Đa truy cập phân chia theo tần số FDMA. Kĩ thuật FDMA thể hiện ở chỗ hệ thống GSM đã chia thành các dải tần số khác nhau để truy cập. Với mỗi tần số, lại chia thành 8 khe thời gian (Time Slot), mỗi khe thời gian dành cho 1 MS. Đây chính là đa truy cập phân chia theo thời gian TDMA.
Hình 2.6 : Đa truy cập phân chia theo thời gian
Hình 2.7 : Đa truy cập phân chia theo thời gian
2.5.3 Các kênh ở giao diện vô tuyến :
GSM định nghĩa 2 loại kênh cơ bản là : kênh vật lý và kênh logic
2.5.3.1 Kênh vật lý :
Mỗi kênh tần số vô tuyến được tổ chức thành các khung TDMA có 8 khe thời gian, thời gian mỗi khe là 577µs, vậy thời gian của một khung TDMA là 4,62 ms. Mỗi khe thời gian chính là 1 kênh vật lý.
Hình 2.8 : Kênh vật lý GSM
2.5.3.2 Kênh logic :
Hình 2.9 : Các kênh logic của GSM
Trong GSM có hai loại kênh logic chính là kênh lưu lượng TCH và kênh điều
khiển CCH.
Kênh lưu lượng TCH : Kênh này được phân thành 2 loại: toàn tốc (Full rate) hay bán tốc (Half rate). Ở chế độ toàn tốc người dùng chiếm hoàn toàn một khe thời gian ở các khung liên tiếp, trong khi ở bán tốc thì 2 người sẽ thay phiên nhau chiếm cùng 1 khe thời gian ở 2 khung liên tiếp.
TCH/F : có tốc độ 13 kb/s cho thoại, 9.6 kb/s cho dữ liệu
TCH/H : có tốc độ 6.5 kb/s cho thoại, 4.8 kb/s cho dữ liệu
Kênh điều khiển :
Có 3 loại kênh điều khiển chính: Kênh quảng bá BCH, kênh điều khiển chung CCCH, kênh điểu khiển riêng DCCH.
Các kênh quảng bá BCH: có 3 loại kênh tách biệt
Kênh hiệu chỉnh tần số FCCH: Kênh này được sử dụng ở đường xuống, mang thông tin hiệu chỉnh tần số cho các trạm MS. Thông tin này gồm các bít 0
Kênh điểu khiển quảng bá BCCH: Chỉ sử dụng ở đường xuống. Kênh này phát quảng bá các thông tin về Cell, mạng và tình trạng hiện tại của cell (cấu trúc điều khiển, các kênh lưu lượng còn rỗi, đang sử dụng hoặc nghẽn), do đó BCCH là kênh quan trọng và được duy trì với mức nhiễu thấp nhất.
Kênh đồng bộ SCH: Kênh này mang thông tin để đồng bộ khung cho trạm di động MS. Sử dụng thông tin cung cấp bởi SCH, MS có thể đồng bộ hoàn toàn các bộ đếm khung của nó với các bộ đếm của BTS. Kênh SCH còn chứa thông tin nhận dạng trạm BTS.
Các kênh điều khiển dùng chung CCCH: Có 3 loại
Kênh tìm gọi PCH: Thông tin được phát từ BTS đến MS để tìm gọi MS, PCH phát TMSI của thuê bao và yêu cầu MS đáp lại trên kênh đường lên RACH.
Kênh truy cập ngẫu nhiên RACH: Kênh này dùng ở đường lên để máy di động MS đáp lại lời tìm gọi hoặc để MS đề nghị khởi phát cuộc gọi (cung cấp một kênh). Khi thông tin trong kênh RACH gửi tới BS thì BS phải trả lời bằng cách phân kênh lưu lượng và dành một kênh điều khiển dành riêng SDCCH để báo hiệu cuộc gọi.
Kênh trợ giúp truy cập AGCH: Kênh này được sử dụng ở đường xuống để báo cho MS khi kênh SDCCH được ấn định cho MS.
Kênh CBCH : được sử dụng ở đường xuống để phát quảng bá một bản tin SMS
Kênh NCH : Sử dụng cho đường xuống để thiết lập dịch vụ thoại cho phase 2 như Voice Broadcast (VBS) và Voice Group Calling (VGCS).
Các kênh điều khiển dành riêng DCCH :
Được dùng cho một cuộc gọi cụ thể Dùng cho một cuộc gọi cụ thể, có 3 loại như sau:
Kênh điều khiển dành riêng đứng một mình SDCCH: kênh SDCCH được sử dụng cho các thủ tục cập nhật và trong quá trình thiết lập cuộc gọi trước khi ấn định kênh TCH. SDCCH được sử dụng ở cả đường lên và đường xuống. Đường lên được dùng để gửi các bản tin cập nhật vị trí, bản tin yêu cầu dịch vụ và thiết lập cuộc gọi. Đường xuống được dùng để ấn định kênh lưu lượng.
Kênh điều khiển liên kết chậm (SACCH) : Được sử dụng ở cả đường lên và đường xuống. Đường lên được dùng để gửi các kết quả đo lường các BTS lân cận, BTS đang phục vụ nó. Đường xuống mang thông tin sớm định thời và điều khiển công suất.
Kênh điều khiển liên kết nhanh (FACCH) :
Là kênh liên kết với kênh TCH. FACCH làm việc ở chế độ lấy cắp bằng cách làm thay đổi lưu lượng tiếng hay số liệu bằng báo hiệu. Kênh này được dùng cho mục đích chuyển giao ( Handover ).
2.5.3.3 Sắp xếp các kênh logic lên các kênh vật lý :
Về mặt thời gian các kênh vật lý ở một kênh tần số được tổ chức theo cấu trúc khung, đa khung, siêu đa khung và siêu siêu khung. Các khung TDMA được đánh số FN(Frame Number) trong siêu siêu khung từ 0 đến 2715647. Một siêu siêu khung được chia thành 2048 siêu khung. Mỗi siêu khung được chia thành các đa khung.
Hình 2.10 : Cấu trúc khung GSM
Có 2 loại đa khung :
Đa khung lưu lượng : Gồm 26 Time Slot, xắp xếp các kênh logic TCH, SACCH, FACCH, có cấu trúc như sau :
Hình 2.11: Đa khung lưu lượng
T = TCH, S= SACCH, I= Idle
Khe thời gian I được dùng để đọc BSIC của các BTS lân cận, phục vụ quá trình báo cáo kết quả đo lường. Khe thời gian S để gửi thông tin về kết quả đo giữa MS và BTS. FACCH không được ấn định trong khung, nó lấy cắp Timeslot TCH khi có yêu cầu.
Đa khung điều khiển : Có cấu trúc gồm 51 Time Slot
Hình 2.12: Đa khung điều khiển
Khe thời gian TS0 của Kênh điều khiển được tập hợp thành cấu trúc đa khung gồm 51 TS như hình trên. Trong đa khung này gồm các kênh logic như sau :
Downlink : FCCH, SCH, BCCH, CCCH
Uplink : RACK
CHƯƠNG 3 : TÌM HIỂU THIẾT BỊ BSC 6000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 104..doc