Tài liệu Tổng quan về PLC: Chương 2:
TỔNG QUAN VỀ PLC
2.1 Tổng quan về hệ thống điều khiển :
Một hệ thống sản xuất có khả năng tự khởi động, kiểm soát, xử lý và dừng một quá trình theo yêu cầu hoặc đo đếm các giá trị đã đạt được xác định nhằm đạt kết quả tốt nhất ở sản phẩm đầu ra thì được gọi là Hệ thống điều khiển.
Trong kỹ thuật tự động, các bộ điều khiển chia làm 2 loại:
● Điều khiển nối cứng.
● Điều khiển logic khả trình.
Một hệ thống điều khiển bất kỳ được tạo thành từ các thành phần sau:
● Khối vào.
● Khối xử lý-điều khiển.
● Khối ra.
§Khối vào:
Khối có nhiệm vụ chuyển đổi các đại lượng vật lý thành các tín hiệu điện, các bộ chuyển đổi có thể là: nút nhấn, cảm biến …và tùy theo bộ chuyển đổi mà tín hiệu ra khỏi khối vào có thể ON/OFF hoặc dạng liên tục(analog).
§Khối xử lý:
Khối có nhiệm vụ xử lý thông tin từ khối vào để tạo những tín hiệu ra đáp ứng yêu cầu điều khiển.
§Khối ra:
Tín hiệu ra là kết quả của quá trình xử lý của hệ thống điều khiển. Các tín hiệu này được sử dụng t...
66 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2585 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tổng quan về PLC, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2:
TỔNG QUAN VỀ PLC
2.1 Tổng quan về hệ thống điều khiển :
Một hệ thống sản xuất có khả năng tự khởi động, kiểm soát, xử lý và dừng một quá trình theo yêu cầu hoặc đo đếm các giá trị đã đạt được xác định nhằm đạt kết quả tốt nhất ở sản phẩm đầu ra thì được gọi là Hệ thống điều khiển.
Trong kỹ thuật tự động, các bộ điều khiển chia làm 2 loại:
● Điều khiển nối cứng.
● Điều khiển logic khả trình.
Một hệ thống điều khiển bất kỳ được tạo thành từ các thành phần sau:
● Khối vào.
● Khối xử lý-điều khiển.
● Khối ra.
§Khối vào:
Khối có nhiệm vụ chuyển đổi các đại lượng vật lý thành các tín hiệu điện, các bộ chuyển đổi có thể là: nút nhấn, cảm biến …và tùy theo bộ chuyển đổi mà tín hiệu ra khỏi khối vào có thể ON/OFF hoặc dạng liên tục(analog).
§Khối xử lý:
Khối có nhiệm vụ xử lý thông tin từ khối vào để tạo những tín hiệu ra đáp ứng yêu cầu điều khiển.
§Khối ra:
Tín hiệu ra là kết quả của quá trình xử lý của hệ thống điều khiển. Các tín hiệu này được sử dụng tạo ra những hoạt động đáp ứng cho các thiết bị ở ngõ ra. Các ngõ ra là: động cơ điện, xy lanh, solenoid, van, role…
2.2 Sơ lược về lịch sử của PLC :
Ngày nay tự động hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng đời sống và công nghiệp, tự động hóa đã phát triển đến trình độ cao nhờ những tiến bộ của lý thuyết điều khiển tự động, tiến bộ của ngành điện tử, tin học…Chính vì vậy mà nhiều hệ thống điều khiển ra đời, nhưng phát triển mạnh và có khả năng ứng dụng rộng là Bộ điều khiển lập trình PLC.
Bộ điều khiển lập trình đầu tiên (Programmable controller) đã được những nhà thiết kế cho ra đời năm 1968(Công ty General Motor-Mỹ), với các chỉ tiêu kỹ thuật nhằm đáp ứng các yêu cầu điều khiển :
● Dễ lập trình và thay đổi chương trình.
● Cấu trúc dạng Module mở rộng, dễ bảo trì và sữa chữa.
● Đảm bảo độ tin cậy trong môi trường sản xuất.
Tuy nhiên hệ thống còn khá đơn giản và cồng kềnh, người sử dụng gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành và lập trình hệ thống. Vì vậy các nhà thiết kế từng
bước cải tiến hệ thống đơn giản, gọn nhẹ, dễ vận hành. Để đơn giản hóa việc lập trình, hệ thống điều khiển lập trình cầm tay (Programmable controller Handle) đầu
tiên được ra đời vào năm 1969. Điều này đã tạo ra sự phát triển thật sự cho kỹ thuật lập trình. Trong giai đoạn này các hệ thống điều khiển lập trình (PLC) chỉ đơn giản nhằm thay thế hệ thống Relay và dây nối trong hệ thống điều khiển cổ. Qua quá trình vận hành, các nhà thiết kế đã từng bước tạo ra được một tiêu chuẩn mới cho hệ thống, đó là tiêu chuẩn: Dạng lập trình dùng giản đồ hình thang.
Sự phát triển của hệ thống phần cứng từ năm 1975 cho đến nay đã làm cho hệ thống PLC phát triển mạnh mẽ hơn với các chức năng mở rộng :
● Số lượng ngõ vào, ngõ ra nhiều hơn và có khả năng điều khiển các ngõ vào, ngõ ra từ xa bằng kỹ thuật truyền thông.
● Bộ nhớ lớn hơn.
● Nhiều loại Module chuyên dùng hơn.
Trong những đầu thập niên 1970, với sự phát triển của phần mềm, bộ lập trình PLC không chỉ thực hiện các lệnh Logic đơn giản mà còn có thêm các lệnh về định thì, đếm sự kiện, các lệnh về xử lý toán học, xử lý dữ liệu, xử lý xung, xử lý thời gian thực..
Ngoài ra các nhà thiết kế còn tạo ra kỹ thuật kết nối các hệ thống PLC riêng lẻ thành một hệ thống PLC chung, tăng khả năng của từng hệ thống riêng lẻ. Tốc độ của hệ thống được cải thiện, chu kỳ quét nhanh hơn. Bên cạnh đó, PLC được chế tạo có thể giao tiếp với các thiết bị ngoại nhờ vậy mà khả năng ứng dụng của PLC được mở rộng hơn.
2.3 Phân loại PLC:
2.3.1 Theo hãng sản xuất:
Các nhãn hiệu như Siemens, Ormon, Misubishi, Alenbratlay…
2.3.2 Theo version:
PLC Siemens có các họ như S7-200, S7-300, S7-400,…
PLC S7-200 của hãng Siemens
PLC S7-300 của Siemens PLC S7-400 của Siemens
Misubishi có các họ như Alpha, Fx, Fx0, Fx0N,Fx1N,Fx2N…
PLC loại ALPHA
Đây là loại PLC có kích thước thật nhỏ gọn, phù hợp với các ứng dụng với số lượng I/O nhỏ hơn 30 cổng. Dòng ALPHA có màn hình LCD và các phím nhấn cho phép thao tác, lập trình, sửa đổi… chương trình được tích hợp bên trong bộ đếm tốc độ cao và bộ ngắt (role trung gian), cho phép xử lý tốt một số ứng dụng phức tạp…
PLC loại FX0S
Đây là loại PLC có kích thước siêu nhỏ, phù hợp với các ứng dụng với số lượng I/O nhỏ hơn 30, giảm chi phí lao động và kích cỡ panel điều khiển. Với việc sử dụng bộ nhớ chương trình bằng EEPROM cho phép dữ liệu chương trình được lưu lại trong bộ nhớ trong trường hợp mất nguồn đột xuất, giảm thiểu thời gian bảo hành sản phẩm. Dòng FX0 được tích hợp sẵn bên trong bộ đếm tốc độ cao và các bộ tạo ngắt, cho phép xử lý tốt một số ứng dụng phức tạp.
Nhược điểm của dòng FX0 là không có khả năng mở rộng số lượng I/O, không có
khả năng nối mạng, thời gian thực hiện chương trình lâu.
PLC loại FX0N
FX0N PLC sử dụng cho các máy điều khiển độc lập hay các hệ thống nhỏ với số lượng I/O có thể quản lý nằm trong miền 10-128 I/O. FX0N thực chất là bước đệm trung gian giữa FX0S với FX PLC. FX0N có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của dòng FX0S, đồng thời còn có khả năng mở rộng tham gia nối mạng.
PLC loại FX1N
PLC FX1N thích hợp với các bài toán điều khiển với số lượng đầu vào ra trong khoảng 14-60 I/O. Tuy nhiên khi sử dụng các module vào ra mở rộng lên tới 128 I/O
Bộ nhớ chương rình 8000 kstep.
Chu kỳ lệnh 0.55us/lệnh
6 bộ đếm tốc độ cao(60KHz), hai bộ phát xung đầu ra với tần số điều khiển tối đa là 100KHz.
Nguốn cung cấp:12-24VDC, 120-240VAC
Nhìn chung, dòng FX1N PLC thích hợp cho các ứng dụng dùng trong công nghiệp chế biến gỗ, trong các hệ thống điều khiển cửa, hệ thống máy nâng, thang máy, sản xuất xe hơi, hệ thống điều hòa không khí trong các nhà kính, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống điều khiển máy dệt,…
PLC loại FN2N
Đây là loại PLC có tính năng tương đối mạnh, FX2N trang bị tất cả các tính năng dòng FX1N.
Tốc độ xử lý tăng cường với thời gian thực hiện 0.08us/lệnh.
Điều khiển số lượng đầu ra từ 16-128I/O.
Trong trường hợp cần thiết có thể mở rộng lên tới 256 I/O.
Bộ nhớ 8kstep, trong trường hợp cần điều khiển các quà trình phức tạp, có thể mở rộng bộ nhớ lên tới 16kstep.
Những tính năng vượt trội cùng với khả năng truyền thông, nối mạng nói chung của dòng FX1N đã đưa FX2N lên vị trí hàng đầu trong dòng FX, có thể đáp ứng tốt các đòi hỏi khắt khe nhất đối với các ứng dụng điều khiển dây chuyền sản xuất, xử lý nước thái, các ứng dụng hệ thống xử lý môi trường, điều khiển các máy dệt và trong các ứng dụng dây chuyền đóng lắp ráp tàu biển….
PLC Q series của hãng Mitsubishi
2.3.3 Theo số lượng các đầu vào/ra:
Ta có thể phân PLC thành bốn loại sau:
Micro PLC là loại có dưới 32 kênh vào/ra
PLC nhỏ có đến 256 kênh vào/ra
PLC trung bình có đến 1024 kênh vào/ra
PLC có đến trên 1024 kênh vào/ra
Các micro-PLC
Thường có ít hơn 32 đầu vào/ra. Ở hình vẽ bên là ví dụ về PLC họ T100MD-1616 do hãng Triangle Research International sản xuất. Cấu tạo tương đối đơn giản và toàn bộ các bộ phận được tích hợp trên một bảng mạch có kích thước nhỏ gọn. Micro-PLC
có cấu tạo gồm tất cả các bộ phận như bộ xử lý tín hiệu, bộ nguồn, các kênh vào/ra trong một khối. Các micro – PLC có ưu điểm hơn các PLC nhỏ là giá thành rẻ, dễ lắp đặt.
Một loại micro PLC khác là DL05 của hãng Koyo, loại này có 32 kênh vào/ra
Micro PLC họ DL05 của hãng Koyo
PLC loại nhỏ:
Có thể có đến 256 đầu vào/ra. Hình dưới là PLC của hãng OMRON loại ZEN-10C. Loại PLC này có 34 kênh vào/ra gồm: 6 kênh vào và 4 kênh ra trên mô đun CPU, còn lại 3 mô đun vào/ra, với 4 kênh vào và 4 kênh ra cho mỗi mô đun.
PLC loại ZEN-10C của Omron.
Hãng Siemens có các loại PLC nhỏ như S5-90U,S5-100U,S7-200, có số lượng kênh vào/ra nhỏ hơn 256.
.
PLC S5-100U của Siemens
Các PLC trung bình:
Có thể có đến 1024 đầu vào/ra. Loại CJ1M của Omron hình bên dưới có 320 kênh vào/ra.
PLC loại CJ1M của Ormon
Các PLC loại lớn :
Hãng Siemens là các loại series S7-300, S7-400. Các loại này có số lượng kênh vào/ra rất lớn. Các kênh này không thể đấu trực tiếp lên PLC mà phải thông qua các bộ dồn kênh và tách kênh (demultiplexeur và multiplexeur). PLC S7-400 của Siemens là PLC mạnh nhất hiện nay.
2.4 Cấu trúc của PLC :
PLC là một thiết bị cho phép thực hiện các thuật toán điều khiển số thông qua một ngôn nhữ lập trình. Toàn bộ chương trình điều khiển được lưu nhớ trong bộ nhớ của PLC. Điều này có thể nói PLC giống như một máy tính, nghĩa là có bộ vi xử lý, một bộ điều hành, bộ nhớ để lưu chương trình điều khiền, dữ liệu và các cổng
ra vào để giao tiếp với các đối tượng điều khiển…Như vậy có thể thấy cấu trúc cơ bản của một PLC bao giờ cũng gồm các thành phần cơ bản sau :
●Mô đun nguồn
●Mô đun xử lý tín hiệu
●Mô đun vào
●Mô đun ra
●Mô đun nhớ
●Thiết bị lập trình
Sơ đồ của một bộ PLC cơ bản được biểu diễn ở hình bên dưới. Ngoài các mô đun chính này, các PLC còn có các mô đun phụ trợ như mô đun kết nối mạng, mô đun truyền thông, mô đun ghép nối các mô đun chức năng để xử lý tín hiệu như mô đun kết nối với các can nhiệt, mô đun điều khiển động cơ bước, mô đun kết nối với encoder, mô đun đếm xung vào…
BỘ XỬ LÝ
TRUNG TÂM
(CPU)
NHÕ VÀO
(INPUT)
NGÕ RA
(OUTPUT)
NGUỒN CẤP
BỘ NHỚ
Các thành phần cơ bản của một PLC
Cấu trúc của một PLC
Trạng thái ngõ vào của PLC được phát hiện và lưu vào bộ nhớ đệm,(bộ nhớ trong PLC gồm các loại sau: ROM, EPROM, EEOROM PLC ) thực hiện các lệnh logic trên các trạng thái của chúng và thông qua chương trình trạng thái, ngõ ra được cập nhật và lưu vào bộ nhớ đệm. Sau đó, trạng thái ngõ ra trong bộ nhớ đệm được dùng để đóng/mở các tiếp điểm kích hoạt các thiết bị tương ứng. Như vậy, sự hoạt động của các thiết bị được điều khiển hoàn toàn tự động theo chương trình trong bộ nhớ. Chương trình được nạp vào PLC thông qua thiết bị lập trình chuyên dụng.
2.5 Hoạt động của một PLC :
Bộ vi xử lý sẽ lần lượt quét các trạng thái của đầu vào và các thiết bị phụ trợ, thực hiện logic điều khiển được đặt ra bởi chương trình ứng dụng, thực hiện các tính toán và điều khiển các đầu ra tương ứng của PLC. Các PLC thế hệ cuối cho phép thực hiện các phép tính số học và các phép tính logic, bộ nhớ lớn hơn, tốc độ xử lý cao hơn và có trang bị giao diện với máy tính, với mạng nội bộ.v.v.
Bộ vi xử lý điều khiển chu kỳ làm việc của chương trình. Chu kỳ này được gọi là chu kỳ quét của PLC, tức là khoảng thời gian thực hiện xong một vòng các lệnh của chương trình điều khiển. Chu kỳ quét được minh họa ở hình sau :
Chu kỳ quét của PLC
Khi thực hiện quét các đầu vào, PLC kiểm tra tín hiệu từ các thiết bị vào như công tấc, cảm biến,…Trạng thái của tín hiệu vào được lưu tạm thời váo một mảng nhớ. Trong thời gian quét chương trình, bộ xử lý quét lần lượt các lệnh của chương trình điều khiển, sử dụng các trạng thái của tín hiệu vào trong mảng nhớ để xác định các đầu ra đáp ứng hay không. Kết quả là các trạng thái của đầu ra được ghi vào mảng nhớ, PLC sẽ cấp hoặc ngắt điện cho các mạch ra để điều khiển các thiết bị ngoại vi. Chu kỳ quét của PLC có thể kéo dài từ 1 đến 25 mili giây. Thời gian quét đầu vào và đầu ra thường ngắn so với chu kỳ quét của PLC.
Chương 3:
TẬP LỆNH PLC HỌ MELSEC FX SERIES
CỦA MITSUBISHI
3.1 Các thiết bị của PLC HỌ FX :
●X: ngõ vào gắn trực tiếp vào PLC
●Y: ngõ ra nối trực tiếp từ PLC
●T: thiết bị định thì
●C: thiết bị đếm
●M: relay phụ trợ, cờ chuyên dụng (M8000-M8255)
●S: relay trạng thái, cờ hiệu (S900-S999)
●D: thanh ghi
●P: con trỏ
●K: hằng số thập phân
●H: hằng số thập lục phân
3.2 TẬP LỆNH CƠ BẢN FX SERIES :
3.2.1 Lệnh Load và Load Inverse :
●Load(LD): có nhiệm vụ khởi tạo lại công tắc NO.
●Load inverse (LDI) : có nhiệm vụ khởi tạo lại công tắc NC.
3.2.2 Lệnh OUT :
●Điều khiển cuộn dây.
●Nhiều lệnh OUT có thể được nối song song.
3.2.3 Lệnh AND và AND INVERSE :
AND: Nối tiếp nhiều công tắc NO, có thể nối tiếp nhiều công tắc cùng một lúc.
●ANI (AND INVERSE): Nối tiếp nhiều công tắc NC, có thể nối tiếp nhiều công tắc cùng một lúc.
3.2.4. Lệnh OR, OR INVERSE :
●OR: Nối song song các công tắc NO, tối đa là 10 nhánh nối song song cho một cuộn dây.
●ORI (OR INVERSE): OR : Nối song song các công tắc NC, tối đa là 10 nhánh nối song song cho một cuộn dây.
3.2.5 Lệnh Load Pulse and Load Trailing pulse :
●LDP (Load Pulse): hoạt động khi có xung chuyển từ OFF sang ON
●LDF ( Load Falling Pulse): hoạt động khi có xung chuyển từ ON sang OFF
3.2.6 Lệnh And Pulse, And Trailing Pulse :
●Lệnh ANDP (And Pulse) hoạt dộng khi có xung chuyển từ trạng thái OFF sang ON.
●Lệnh ANDF (And Falling Pulse) hoạt động khi có xung chuyển từ trạng thái ON sang OFF.
●Lệnh ANDP và ANDF sử dùng tương tự lệnh AND và ADNI.
3.2.7 Lệnh OR Pulse ,OR Trailling Pulse :
●Lệnh ORP( OR Pulse) hoạt dộng khi có xung chuyển từ trạng thái OFF sang ON.
●Lệnh ORF (OR Falling Pulse) hoạt độnh khi có xung chuyển từ trạng thái ON sang OFF.
●Lệnh ORP và ORF sử dùng tương tự lệnh AND và ADNI.
3.2.8 Lệnh Set và Reset :
Đặc điểm: SET và RESET có thể dùng cho cùng một thiết bị bao nhiêu lần tùy ý. Tuy nhiên trạng thái cuối cùng mới là trạng thái tác động.
Nhận xét:
●Khi X0 đã bật ON thì Y0 hoạt động và duy trì trạng thái ON ngay cả khi X0 đã tắt OFF.
●Khi X1 bật ON thì Y0 sẽ OFF và duy trì trạng thái OFF ngay cả sau khi X1 tự nó chuyển thành OFF.
●Quá trình xảy ra tương tự cho các M0, D0, S0.
3.2.9 Lệnh Timer, Counter (Out and Reset) :
§Dạng chung OUT và RESET của timer và Counter :
●OUT: Điều khiển cuộn dây bộ định thời hoặc bộ đếm
●RST(Reset): Đặt lại giá trí tác động cho bộ định thời hoặc bộ đếm.
§Hoạt động của bộ định thì và bộ đếm :
Bộ định thì (Timer)
●Các bộ định thì hoạt động bằng cách đếm các xung clock. Ngõ ra của Timer được kích hoạt khi giá trị đếm được đạt đến giá trị hằng số K. Khoảng thời gian trôi qua được tính bằng cách lấy giá trị đếm được nhân với độ phân giải của Timer.
VD: Timer 10 ms đếm giá trị 100 khi đó khoảng thời gian trôi qua được tính như sau:
100*10ms= 100*0.01s= 1s
●Khoảng thời gian định thì được đặt trực tiếp thông qua hằng số K, hoặc gián tiếp qua thanh ghi dữ liệu D. Thường dùng thanh ghi dữ liệu được chốt để đảm bảo không bị mất dữ liệu khi mất điện. Tuy nhiên nếu điện áp của nguồn Pin giảm quá mức thì thời gian định thì có thể bị sai.
Bộ đếm (Counter):
●Khi dùng Counter hằng số K xác định số cần đếm.
VD : Counter với hằng số K10 sẽ phải được kích 10 lần trước khi cuộn dây Counter có điện.
3.2.10 Lệnh END :
●Khi đặt tên END trong chương trình có tác dụng buộc kết thúc quá trình quét chương trình hiện hành và tiến hành cập nhật các ngõ vào/ra, các bộ định thời. Thực hiện cập nhật các ngõ vào ở đầu chu kỳ quét và cập nhật các ngõ ra ở cuối chu kỳ quét.
●Việc quét chương trình là quá trình xử lý từng lệnh trong chương trình từ đầu đến cuối. Khoảng thời gian này gọi là thời gian quét, phụ thuộc vào độ dài và sự phức tạp của chương trình. Ngay khi dòng quét hiện hành được hoàn tất thì dòng quét tiếp theo sẽ bắt đầu ngay. Toàn bộ quá trình là một chu kỳ liên tục.
3.3 Tập lệnh nâng cao của FX SERIES :
3.3.1 Nhóm lệnh điều khiển lưu trình :
§Lệnh CJ :
Cấu trúc lệnh:
●Chức năng: nhảy tới một vị trí con trỏ đích đã định trước.
●Hoạt động : khi lệnh CJ được thực thi thì nó buộc chương trình nhảy đến vị trí đã xác định bởi con trỏ đích, có nghĩa là chương trình sẽ bỏ qua các lệnh từ sau lệnh CJ đến vị trí con trỏ đích.
●Nhiều lệnh CJ có thể dùng cùng một con trỏ đích.
●Bất kỳ đoạn chương trình nào bị bỏ qua thì trạng thái ngõ ra sẽ không được cập nhật ngay cả khi ngõ vào thay đổi trạng thái.
●Các bộ định thì và bộ đếm sẽ được cố định giá trị hiện hành nếu chúng bị bỏ qua bởi lệnh CJ.
●Các bộ đếm tốc độ cao là ngoại lệ vì chúng hoạt động độc lập với chương trình chính.
●Lệnh CJ có thể nhảy đến bất kỳ vị trí nào trong chương trình chính hoặc sau lệnh FEND.
●Lệnh FEND dùng để chỉ ra điểm kết thúc đầu tiên của chương trình chính để sử dụng cho chương trình con.
§Lệnh CALL:
Cấu trúc lệnh :
●Chức năng: gọi chương trình con hoạt động.
●Hoạt động: khi lệnh CALL được thực thi nó sẽ buộc chương trình chạy chương trình con được xác định bởi con trỏ đích.
●Lệnh CALL phải được dùng với lệnh FEND và SRET.
●Lệnh SRET có chức năng kết thúc chương trình con hiện hành, trở về bước ngay sau lệnh CALL vừa được thực thi .
●Nhiều lệnh CALL có thể cùng truy xuất đến một chương trình con.
●Các chương trình con có thể có 5 mức lồng nhau (kể cả mức đầu tiên).
3.3.2 Nhóm lệnh So sánh :
Lệnh compare :
Hoạt động: dữ liệu của S1 được so sánh với dữ liệu của S2, kết quả được trả về trong 3 bit có địa chỉ đầu là D.
●Nếu S2 nhỏ hơn S1 thì D = On
●Nếu S2 bằng S1 thì D+1 = On
●Nếu S2 lớn hơn S1 thì D+2 = On
Lệnh zone compare :
Hoạt động: dữ liệu của S3 được so sánh với dãy dữ liệu (S1, S2).
●Nếu S3 nhỏ hơn (S1, S2) thì D = On
●Nếu S3 thuộc (S1, S2) thì D+1 = On
●Nếu S3 lớn hơn (S1, S2) thì D+2 = On
3.3.3 Lệnh MOV :
●Hoạt động: dữ liệu của thiết bị nguồn S được sao chép đến thiết bị đích D.
3.3.4 Lệnh XCH :
●Hoạt động: dữ liệu của hai thiết bị đích D1 và D2 được hoán đổi cho nhau.
3.3.5 Lệnh BCD :
●Hoạt động: dữ liệu nhị phân trong thiết bị nguồn S được chuyển đổi sang số BCD tương ứng và lưu trong thiết bị đích D.
3.3.6 Lệnh BIN :
●Hoạt động: dữ liệu nhị phân trong thiết bị nguồn S được chuyển đổi sang số BCD tương ứng và lưu trong thiết bị đích D.
Chương 4:
TỒNG QUAN VỀ HMI
Khái niệm về HMI :
HMI là viết tắt của Human-Machine-Interface, có nghĩa là thiết bị giao tiếp giữa người thi hành, thiết kế và máy móc.
Biểu thị dữ liệu cho người vận hành và cho phép nhập lệnh điều khiển qua nhiều dạng: hình ảnh, sơ đồ, cửa sổ, menu, màn hình cảm ứng …
HMI có thể là màn hình GOT(Graphic Operation Terminal) của Mitsubishi, màn hình NT của Omron, hoặc một PC chạy phần mềm SoftGOT của Mitsubishi…
Nói một cách chính xác, bất cứ cách nào mà con người “giao diện” với một máy móc thì đó là một HMI, hệ thống số điều khiển trên máy giặt, bảng hướng dẫn lựa chọn phần mềm hoạt động từ xa trên TV đều là HMI.
4.2 Các thiết bị HMI truyền thống:
4.2.1 Thành phần HMI truyền thống :
●Thiết bị nhập thông tin: công tắc chuyển mạch, nút bấm…
●Thiết bị xuất thông tin: đèn báo, còi, đồng hồ đo…
HMI truyền thống
4.2.2 Nhược điểm của HMI truyền thống :
●Thông tin không đầy đủ.
●Thông tin không chính xác.
●Khả năng lưu trữ thông tin hạn chế.
●Độ tin cậy và ổn định thấp.
●Đối với hệ thống rộng và phức tạp: độ phức tạp rất cao và rất khó mở rộng.
4.3 Các thiết bị HMI hiện đại :
Các ưu điểm của HMI hiện đại :
●Tính đầy đủ kịp thời và chính xác của thông tin.
●Tính mềm dẻo, dễ thay đổi bổ xung thông tin cần thiết.
●Tính đơn giản của hệ thống, dễ mở rộng, dễ vận hành và sửa chữa.
●Tính “Mở”: có khả năng kết nối mạnh, kết nối nhiều loại thiết bị và nhiều loại giao thức.
●Khả năng lưu trữ cao.
4.4 Các thành phần của HMI :
Phần cứng:
●Màn hình.
●Các phím bấm.
●Chíps: CPU, ROM,RAM, EPROM/Flash, …
Phần Firmware:
●Các đối tượng.
●Các hàm và lệnh.
Phần mềm phát triển:
●Các công cụ xây dựng HMI.
●Các công cụ kết nối, nạp chương trình và gỡ rối.
●Các công cụ mô phỏng.
Truyền thông:
●Các cổng truyền thông.
●Các giao thức truyền thông.
4.5 Các thông số đặc trưng của HMI :
●Độ lớn màn hình: quyết định thông tin cần hiển thị cùng lúc của HMI.
●Dung lượng bộ nhớ chương trình, bộ nhớ dữ liệu, Flash dữ liệu: quyết định số lượng tối đa biến số và dung lượng lưu trữ thông tin.
●Số lượng các phím và các phím cảm ứng trên màn hình: khả năng thao tác vận hành.
●Chuẩn truyền thông, các giao thức hỗ trợ.
Số lượng các đối tượng, hàm lệnh mà HMI hỗ trợ.
●Các cổng mở rộng: Printer, USB, PC100...
4.6 Quy trình xây dựng hệ thống HMI :
4.6.1 Lựa chọn phần cứng:
●Lựa chọn kích cở màn hình: trên cơ sở số lượng thông số/thông tin cảm biến hiển thị đồng thời nhu cầu về đồ thị, đồ họa(lưu trình công nghệ...).
●Lựa chọn số phím cứng, số phím cảm ứng tối đa cùng sử dụng cùng lúc.
●Lựa chọn các cổng mở rộng nếu có nhu cầu in ấn, đọc mã vạch, kết nối các thiết bị ngoại vi khác.
●Lựa chọn dung lượng bộ nhớ: theo số lượng thông số cần thu thập số liệu, lưu trữ dữ liệu, số lượng trang màn hình cần hiển thị.
4.6.2 Xây dựng giao diện:
●Cấu hình phần cứng: chọn phần cứng, chuẩn giao thức...
●Xây dựng các màn hình.
●Gán các biến số (tag) cho các đối tượng.
●Sử dụng các đối tượng đặc biệt.
●Viết các chương trình.
●Mô phỏng chương trình.
●Nạp thiết bị xuống HMI.
Chương 5
HMI CỦA MITSUBISHI
5.1 Khái niệm về GOT:
GOT (Graphic Operation Terminal) có thể xem là một bảng vận hành điện tử (electronic panel) mà có thể đặt lên đó màn hình giám sát, các nút vận hành, đèn báo, vùng hiển thị dữ liệu cùng các chức năng khác .
GOT là một Panel vận hành hệ thống điện tử, mà có thể đặt lên đó mọi thứ cần thiết cho việc vận hành một cách linh hoạt, dễ thay đổi, dễ sửa chữa và tiết kiệm hơn so với các panel truyền thống.
5.2 Giao diện hiển thị trên GOT :
Màn hình hiển thị trên GOT được tạo ra trên máy tính nhờ phần mềm chuyên dụng GT Designer.
Sử dụng GT Designer ta có thể tạo ra các chức năng cho GOT bằng cách đặt vào màn hình hiển thị các thành phần có chức năng tương ứng như: công tắc, đèn,
hiển thị số,…Và các đối tượng khác. Sau đó, ta thực hiện cài đặt các thuộc tính, chức năng hoạt động kết nối với CPU PLC.
Màn hình hiển thị đã được tạo ra trên PC sẽ được đổ vào GOT qua cáp RS-232C hoặc PC Card.
5.3 Sử dụng GOT cho hệ thống điều khiển :
5.3.1 Một hệ thống cơ bản :
5.3.2 Hoạt động của hệ thống:
Khi nhấn phím Run trên GOT, do đã liên kết trước nên tiếp điểm M0 trong PLC sẽ ON.
Khi M0 lên ON thì ngõ ra Y0 cũng lên ON. Khi đó, do ngõ ra Y10 được nối với đèn nên khi Y10=1 thì đèn trên GOT cũng sáng lên.
Vì bit MO=1, nên giá trị 123 được chuyển vào thanh ghi D10 theo chương trình đã nạp trên PLC.
Giá trị 123 trên PLC khi xuất ra có dạng BIN. Tuy nhiên do ta chọn dạng hiển thị trên GOT dang thập phân nên giá trị 123 được hiện ra đúng dạng thập phân trên GOT.
Khi nút nhấn Stop trên GOT được tác động , bit M1=1, khi đó ngõ ra Y10 trở về OFF và đèn trên GOT cũng tắt.
5.4 CÁC PHẦM MỀM HỖ TRỢ GOT :
5.4.1. GT Designer :
5.4.1.1 Giới thiệu :
GT designer là phầm mềm hỗ trợ cho người lập trình thiết kế giao diện màn hình GOT trên máy tính. Sau đó, thực hiện việc đổ chương trình đã thiết kế từ PC vào GOT để vận hành. Ngoài ra, GT Designer còn cho phép import dữ liệu có sẳn trên GOT vào máy tính để chỉnh sửa hoặc import từ một project khác.
Chương trình GT Designer có rất nhiều phiên bản, phiên bản thực hiện trong luận văn này là phiên bản GT Designer 2 version 2 cụ thể là GOTA900.
Chương trình GT Designer 2 Version 2 hỗ trợ cho các GOT900,GOT1000.
Với PLC, GT Designer 2 Version 2 có thể kết nối với các PLC họ Q, họ QnA, họ A và dòng FX
Giao diện thiết kế và các thanh công cụ, chức năng được thể hiện hình vẽ bên dưới:
.
5.4.1.2 Cài đặt chương trình :
Do chương trình GT Designer 2 đã có tương đối lâu nên yêu cầu cấu hình của PC không cần cao. Hầu hết các máy tính hiện nay đều có thể hỗ trợ được.
5.4.1.3 Dùng GT Designer thíêt kế chương trình :
Để thiết kế chương trình cho GOT, ta xem xét các tính năng và các công cụ chủ yếu được sử dụng trong GT Designer.
5.4.1.4 Các thanh công cụ :
§Thanh Toolbar(Main) :
Chứa các chức năng cơ bản của chương trình :
+1,2,3: Các lệnh tạo mới, mở, lưu project.
+4,5 : Các lệnh tạo mới, mở 1 màn hình.
+6,7,8 : Các lệnh cut, copy, paste.
+9,10,11,12,13,14 : Các lệnh undo, redo, xem màn hình thiết kế trước, sau.
+15: Hiển thị danh sách các object đã dùng trong project.
+16:Hiển thị danh sách các object đã dùng trong project và còn cho biết ngõ vào/ra có định dạng gì (bit hay word)
+17,18: Công cụ thêm các ghi chú (comments), và con trỏ.
Trong quá trình design cho GOT, chúng ta có thể thiết kế nhiều màn hình với mỗi màn hình là một chức năng riêng. Trong đó có một màn hình chính sẽ hiển thị đầu tiên và rất nhiều màn hình con. Trên mỗi màn hình được thiết kế các phím liên kết di chuyển đến các màn hình khác.
§Thanh hiển thị trạng thái(Toolbar view) :
Thanh này cho biết trạng thái và giá trị của một số đường nét…mà ta đang dùng. Nói cách khác, thanh này tương tự thanh format trong Word hay thanh status trong autocard.
§Thanh công cụ object :
Thanh công cụ này chứa các bit swich, bit lamp, các numerical display, numerical input, đồng hồ thời gian thực, đồ thị, biểu đồ,v.v..
§Thanh công cụ Figure :
Thanh công cụ này cho phép ta thực hiện vẽ các hình cơ bản cũng như chèn hình từ bên ngoài vào screen.
§Thanh chức năng Edit: thanh này giúp người thiết kế chỉnh sửa các đường nét, nhóm đối tượng,…
§Thanh Menu : thanh menu của GT designer cũng gồm rất nhiều các lệnh như trong các chương trình ứng dụng khác.
5.4.1.5 Truyền thông với GT Designer :
GT Designer, ngoài việc giúp thiết kế giao diện cho GOT, nó còn cho phép đồ dữ liệu từ PC ra GOT, nhận dữ liệu từ GOT vào PC, cài đặt chương trình giao tiếp với GOT và điều chỉnh các thông số trong việc truyền dữ liệu.
Để mở chức năng này, trên menu bar, chọn Communication. Một cửa sổ sẽ mở ra giúp ta lựa chọn :
Trong mục hiện ra, ta có các lựa chọn:
Download -> GOT : Ghi chương trình vào GOT.
Upload -> Computer : Đọc chương trình từ GOT lên máy tính.
OS install -> GOT: Cài đặt 1 chương trình Driver vào GOT để cho GOT nhận dạng được thiết bị.
Rom_bios install -> GOT: Cài đặt lại phiên bản bios mới cho GOT từ máy tính.
Memory information: Chi tiết về bộ nhớ của màn hình GOT.
Comunication configuration: Chọn port và tốc độ Baud.
Special data: Ghi những dữ liệu đặc biệt từ các thiết bị khác vào GOT.
Ngoài ra chúng ta có thể chép dữ liệu vào thẻ nhớ để gắn vào sử dụng trong màn hình GOT mà không cần phải kết nối trực tiếp màn hình GOT với máy tính để download dữ liệu :
5.4.1.6 Chức năng Script trong GT Designer 2
Ngoài chức năng chính là tạo giao diện điều khiển cho GOT, GT Designer còn có chức năng chạy đoạn mã lệnh Script. Chức năng này cho phép lập trình điều khiển bằng đoạn mã lệnh Script, đoạn mã lệnh này có thể thay thế được chương trình điều khiển PLC.
Trong cấu trúc đoạn mã lệnh Script thường sử dụng các câu lệnh như:
if,if to else, set, reset(rst)
Các thuật toán Logic: AND(&&), OR(||), NOT(!)
Các phép toán số học :+, -, * ,/
Các phép toán lượng giác : sin, cos, tan, asin, acos, atan
Các phép toán logarit(log), hàm số mũ(exp), căn bậc hai(sqrt)
Các biểu thức quan hệ: , >=,= =, !=
Trong đoạn mã lệnh Script các thiết bị được sử dụng là:
Bit device[b: X0], Word device[w: D0].
Trạng thái của thiết bị có thể 1 or 0, cũng có thể là ON or OFF, SET
Với các phần mềm, ta có thể tự tạo một mô hình GOT và thực hiện mô phỏng ngay trên PC mà không cần một GOT thật. Để làm điều đó, ta cần (ít nhất) các công cụ sau:
GX Developer : tạo chương trình trên PLC.
GX Simulator : thực hiện mô phỏng PLC ảo trên máy tính.
GT Designer: tạo giao diện điều khiển cho GOT.
GT Simulator: thực hiện mô phỏng GOT ảo dựa trên giao diện đã thiết kế trong Designer.
5.4.2. GT Simulator :
5.4.2.1Giới thiệu về GT Simulator :
GT Simulator là chương trình giả lập của màn hình GOT trên máy vi tính cá nhân.
Việc mô phỏng những hoạt động trên máy tính cá nhân dễ dàng sửa lỗi dữ liệu
giám sát nếu không có GOT.
Khi GT designer có thể hoạt động với GT Simulator để sửa lỗi màn hình, việc cài đặt GX simulator và GT designer trên máy vi tính cá nhân tương tự cho phép những hoạt động từ việc tạo màn hình đến việc sửa lỗi được hỗ trợ bởi máy vi tính.
GT Simulator có khả năng tương ứng với những module đặc biệt và điều kiện hoạt động nối mạng thích hợp.
Với màn hình trên GT Designer có thể được kiểm tra ngay lập tức trên GT Simulator, cải tiến hiệu quả thiết kế.
5.4.2.2 Các PLC và GOT có thể được mô phỏng với GT Simulator:
PLC
GOT
5.4.2.3 Dùng GT Simulator thực hiện mô phỏng trên máy tính :
Sau khi đã tạo xong giao diện cho GOT, để kiểm tra hoạt động này, ta dùng phần mềm GT Simulator.
GT Simulator có chức năng tạo một GOT ảo cho việc mô phỏng.
Nếu máy tính có nối với PLC thi GT Simulator sẽ thực hiện mô phỏng với PLC thực. Nếu không có PLC thực, thì ta cần một PLC ảo để thực hiện mô phỏng. Phần PLC ảo sẽ được xét tới trong phần tiếp theo.
5.4.2.4 Thực hiện mô phỏng :
Sau khi cài thông số xong, ta vào File/Open để mở file Designer ta đã tạo. Một hộp thoại hiện ra yêu cầu cầu xác nhận. Nhấn OK để chấp nhận. Trong các lần sau, nếu vẫn dùng file Designer này, thì ta chỉ cần chọn Simulate/start là chương trình sẽ tự động load file designer trên ra.
Trước khi chạy mô phỏng chúng ta phải cấu hình lại chương trình, chọn loại màn hình GOT, PLC :
Vào menu -> simulate -> option
Trong hộp option hiện ra có hai tab là: Communication setup và Action setup
Trong phần tab Action setup có hai phần cài đặt là: Simulate và GX developer Project
Trong phần Simulate ta chọn loại GOT cần dùng và độ phân giải của GOT.
Trong phần GX developer Project ta chọn chương trình để chạy mô phỏng từ PLC trong ô Fixed.
Trong tab communication setup: ta chọn mô phỏng với PLC ảo hay thật .
Với PLC ảo : trong mục Connection, ta chọn GX simulator và chọn loại PLC phù hợp với loại PLC đã chọn trong GT designer khi thiết kế.
Với PLC thực: trong connection ta chọn CPU và loại PLC đang sử dụng. Khi chọn PLC thực, chương trình cần xác nhận ngõ giao tiếp nào đang kết nối với PLC (COM1,COM2)
5.4.2.5 Các chức năng khác của GT Simulator:
Chức năng giám sát:
Ngoài việc mô phỏng trực tiếp, GT Simulator còn cho phép ta giám sát trạng thái, các kết nối với PLC của các nút nhấn, đèn báo, màn hình hiển thị trên giao diện GOT.
Chức năng giám sát thiết bị cho phép kiểm tra và chuyển đổi giá trị thiết bị của dữ liệu giám sát màn hình đã mô phỏng trên GT Simulator.
Ta có thể thực thi hiệu quả sửa lỗi từ việc chuyển đổi giá trị thiết bị với chức năng giám sát thiết bị và kiểm tra những chuyển đổi được trình bày trong GT Simulator.
Những mục chính trên màn hình giám sát :
Object : tạo tên đối tượng
Position : Trình bày vị trí các đối tượng đã hiển thị (coordinates)
Device kind : Cho biết loại thiết bị
Device : Cho biết những thiết bị đặt cho đối tượng. Những thiết bị được trình bày trên GT Designer.
Type: Chỉ ra loại thiết bị đã được sử dụng.
Khi thiết bị bit được sử dụng : Bit
Khi thiết bị ký tự (16bit): word (16)
Khi thiết bị ký tự (32bit): word (32)
Value: Chỉ ra giá trị của các thiết bị hiển thị bên dưới theo định dạng của chúng và hệ thống hiển thị.
Chức năng in ấn:
Chức năng in cho phép in giao diện màn hình, các trạng thái giám sát.
Để thực hiện chức năng này, ta chọn Project/Print.
5.4.3 GX Developer :
5.4.3.1 Sử dụng GX Developer để tạo chương trình cho PLC :
GOT, trên thực tế cũng như trên máy tính, chỉ là một Panel điều khiển. Do đó để có thể hoạt động được, GOT cần kết nối với một PLC và thực hiện chương trình đã lập trình sẵn trên đó.
Vì lí do đó, ta cần xem xét thêm phần mềm hỗ trợ lập trình trên PLC là GX Developer.
5.4.3.2 Tạo một project mới trên GX Developer :
Để tạo một project mới, ta chọn file/New Project.
Trong hộp thoại hiện ra, ta chọn PLC series và loại PLC. Trong luận văn này ta chọn PLC họ FX và cụ thể là loại FX2N.
Chọn xong PLC, ta chọn loại chương trình: Ladder hay SFC.
Sau khi thực hiện bước trên, ta đã có một màn hình lập trình Ladder chuẩn.
Cần lưu ý là hệ thống các phím tắt trong Training không sử dụng được trong GX.
Để thêm các ngõ vào, ra,… ta sử dụng các nút chức năng trên thanh Toolbar.
5.4.3.3 Mô phỏng chương trình :
Sau bước trên ta đã tạo được chương trình PLC cho GOT. Để mô phỏng PLC ảo cho GOT, ta có thể dùng GT Simulator như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, ngay tại màn hình GX Developer, ta cũng có thể tạo được PLC ảo nhờ GX Simulator.
Sau khi cài xong GX Simulator, chương trình này sẽ chạy ẩn trong GX Developer. Để mô phỏng PLC ảo, ta chọn Tool/Start Ladder Logic Test.
Một hộp thoại điều khiển hiện ra. Hộp thoại này chính là hộp thoại mà GT Simulator tạo ra khi ta mô phỏng GOT.
Khi này, nếu ta dùng GX Simulator để mô phỏng GOT thì GX sẽ mở ngay màn hình mô phỏng GOT mà không cần tạo PLC ảo (do PLC ảo đang chạy ngầm).
Chương 6: ỨNG DỤNG
MÔ PHỎNG ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT CÁC HỆ THỐNG
TRONG CÔNG NGHIỆP
Bài 1: Hệ thống điều khiển Động cơ
1 Nguyên lý hoạt động của hệ thống :
1.1 Bảng phân chia địa chỉ ngõ vào / ngõ ra:
§Hoạt động thuận nghịch :
STT
Input/Output
Kí hiệu
Mô tả
1
INPUT
X0
Stop, dừng hệ thống
2
X1
Stop, khởi động hệ thống
3
X2
Chạy chế độ bình thường(Manual)
4
X3
Chạy chế độ tự động(Auto)
5
X4
Chạy Thuận
6
X5
Chạy Nghịch
7
OUTPUT
Y0
Động cơ chạy Thuận
8
Y1
Động cơ chạy Nghịch
Màn hình 1
§Hoạt động tuần tự:
STT
Input/Output
Kí hiệu
Mô tả
4
INPUT
X6
Nút nhấn Stop
6
X7
Nút nhấn RUN
7
OUTPUT
Y2
Động cơ 1
8
Y3
Động cơ 2
Y4
Động cơ 3
Màn hình 2
1.2 Hoạt động của hệ thống :
Hệ thống được thiết kế trên hai màn hình :
Màn hình chính động cơ hoạt động ở chế độ thuận nghịch.
Màn hình 2 dộng cơ hoạt động ở chế độ tuần tự.
§Hoạt động thuận nghịch :
Khi nhấn nút nhấn Start hệ thống sẽ thực hiện việc khởi động hệ thống, khi đó đèn Y0 sẽ sáng lên báo hệ thống bắt đầu hoạt động.
Khi nhấn nút nhấn X2 hệ thống sẽ chạy ở chế độ bình thường. Hệ thống sẽ quay thuận khi nút nhấn X4 được tác động. Hệ thống sẽ quay nghịch khi nút nhấn X5 được tác động.
Khi nhấn nút nhấn X2 hệ thống sẽ chạy ở chế độ tự động, ban đầu hệ thống sẽ quay thuận trong thời gian là 15s sau đó sẽ quay nghịch với thời gian la 15s và hệ thống sẽ lặp lại.
Khi nhấn nút nhấn Stop hệ thống sẽ dừng, Quá trình cứ diễn ra như vây.
§Hoạt động tuần tự:
Khi nhấn nút nhấn chuyển màn hình hệ thống sẽ chuyển sang màn hình điều khiển động cơ ở chế độ hoạt động tuần tự.
Khi nhấn nút nhấn X7 hệ thống sẽ chạy theo tuần tự, động cơ 1 chạy sau 5s động cơ 2 chạy và 5s tiếp theo động cơ 3 chạy.
Khi nhấn nút nhấn X7 hệ thống sẽ dừng tuần tự, động cơ 3 dừng trước sau 5s động cơ 2 dùng và sau 5s tiếp động cơ 1 dừng.Quá trính hoạt động sẽ lặp lại.
2. Sơ đồ kết nối PLC :
3. Tao giao diện điều khiển :
3.1 Tạo chương trình mới :
Mở chương trình GT Designer, để tạo file mới ta vào file/new.
Trong hộp thoại hiện ra ta chọn loại GOT và PLC, ở bài tập này ta chọn:
GOT type: A97*/GT soft Got(640x480)
PLC : chọn Melsec – Fx
3.2 Tạo khung giới hạn màn hình GOT :
Ta dùng các thanh công cụ (line) vẽ khung hình nền
Đặc tính của đường Line ta có thể điều chình được bằng cách double click vào line, khi đó sẽ xuất hiện bảng sau :
Line Style: chọn loại đường trơn hay đứt khúc…
Line Width: chọn độ rộng đường thẳng.
Line color: chọn màu cho đường thẳng.
Sau khi điều chỉnh các đặc tính ta có giao diện :
3.3 Tạo nút nhấn, đèn báo :
3.3.1 Tạo nút nhấn:
Đầu tiên ta tạo nút Stop(X0)
Nút nhấn có thể được tạo ra bằng cách click vào biểu tượng trên thanh menu sẽ hiện ra các loại công tắc sau:
Bit switch
Data set switch
Special function switch
Go to sreen switch
Key code switch
Change station No. switch
Multi action switch
Ta cũng có thể tạo ra nút nhấn bằng cách vào click vào library, khi đó sẽ hiện ra danh sách thư viện về nút nhấn, đèn…ta click vào nút nhấn muốn sử dụng và kéo thả vào màn Screen .
Sau khi double click vào đối tượng sẽ hiện ra bảng cài đặt thông số cho công tắc:
Dựa vào bảng này ta tiến hành cài đặt nút nhấn, đặt tên nút nhấn, kiểu tác động nút nhấn(chọn Set: nút nhấn sẽ ON khi bị tác động, Alternate: nút nhấn sẽ ON/OFF mỗi khi chạm vào, Momentary: nút nhấn lên ON chỉ khi bị tác động), thuộc tính của nút nhấn khi ở trạng thái ON hoặc OFF…
Ớ bài tập này ta đặt tên nút nhấn là X0, tác động theo kiểu Mometary.
Các nút nhấn còn lại được tạo tương tư.
3.3.2 Tạo đèn báo :
Đèn được tạo ra bằng cách click vào biểu tượng biểu tượng Bit lamp trên thanh menu:
Tương tự như nút nhấn đèn cũng được tạo ra bằng cách vào click vào library, khi đó sẽ hiện ra danh sách thư viện về nút nhấn, đèn…ta click vào đèn muốn sử dụng và kéo thả vào màn hình Screen.
Sau khi double click vào đối tượng sẽ hiện ra bảng cài đặt thông số cho đèn:
Dựa vào bảng này ta tiến hành cài đặt đèn, đặt tên đèn, thuộc tính hiển thị của đèn khi ở trạng thái ON hoặc OFF…
Ớ bài tập này ta đặt đèn báo là Y0.
Các đèn còn lại được tạo tương tư.
3.4 Tạo đồng hồ đếm giây:
Để tạo đồng hồ đếm giây ta click vào biểu tượng:
trên thanh manu. Sau đó Click vào vị trí mà ta muốn đặt thiết bị hiển thị số trên màn hình screen.
Sau khi double click vào đối tượng sẽ hiện ra bảng cài đặt các thông số :
Dựa vào bảng này ta tiến hành cài đặt các đặc tính cho đồng hồ hiển thi, cài đặt địa chỉ hiện thị số, chọn kiểu hiển thị(Hexadecimal, Octal, Binary, Real), số kí tự hiển thị, kích thước khung số..
Ở bài tập này ta cài kiểu hiển thị là Decimal, hiển thị 3 kí tự, kích thước là 2x2
3.5 Tạo chú thích trên giao diện :
Sau khi đặt tất cả các nút nhấn, đèn báo, đồng hồ hiển thị để tiện cho việc theo giỏi và điều khiển ta đặt tên cho mỗi nút nhấn và đèn. Ta click vào biểu tượng chữ A trên thanh công cụ:
Khi đó sẽ xuất hiện bảng cho phép ta ghi chữ và định dạng phông chữ.
Sau khi nhấp OK ta được :
Các chú thích còn lại được tạo tương tự
3.6 Tạo liên kết giữa hai màn hình :
Do ở bài tập này ta thiết kế hai màn hình điều khiển khác nhau nên để từ màn hình điều khiển này chuyển qua màn hình điều khiển khác ta tạo nút liên kết giữa hai màn hình.
Ta click vào biểu tượng Go to sreen switch trên thanh menu. Click vào vị trí mà ta muốn đặt nút nhấn chuyển màn hình.
Ta cũng có thể tạo ra nút nhấn chuyển mạch bằng cách vào click vào library, khi đó sẽ hiện ra danh sách thư viện về nút nhấn, click vào nút nhấn muốn sử dụng và kéo thả vào màn Screen. Tuy nhiên khi tạo nút nhấn chuyển mạch thay vì ta chọn kiểu tác động là Bit như trên thì ở đây ta chọn la Base, và trong ô Fixe ta chọn màn hình mà ta muốn chuyển.
Trong ví dụ này từ màn hình chính là màn hình điều khiển động cơ quay thuận nghịch. Khi ta nhấn nút chuyển màn hình, thì màn hình sẽ chuyển sang màn hình điều khiển động cơ chạy tuần tự và ngược lại.
Sau khi tao nút nhấn, đèn báo, đồng hồ hiển thị ta có màn hình GOT như sau:
Màn hình chính : điều khiển động cơ chạy thuận nghịch
Màn hình 2: Điều khiển động cơ chạy tuần tự
4 Lưu đồ giải thuật :
5. Viết chương trình điều khiển :
Trên cơ sở dựa vào nguyên lý hoạt động và cấu trúc phần cứng của hệ thống ta viết chương trình cho hệ thống sử dụng chương trình GX Developer.
Viết chương trình sử dụng dạng Lader.
Sử dụng các thanh công cụ trên Toolbar click vào projectàchọn new project, khi đó xuất hiện bảng thông báo, ta chọn PLC và loại chương trình viết:
Sau khi chọn các loại PLC, ta tiến hành viết chương trình.
Chương trình PLC của hệ thống:
6. Mô phỏng hoạt động của hệ thống :
Do ta sử dung PLC ảo nên trước khi mở giao diện GOT, GT sẽ gọi chương trình mô phỏng PLC là GX Simulator ra. Chương trình này sẽ load Project mà ta đã tạo trong GX Developer ra PLC ảo, ta có hộp thoại điều khiển PLC ảo. Hộp thoại này có tên là Lader Logic Test Tool
Sau khi PLC ảo được tạo thì GOT ảo cũng được load ra màn hình. Lúc này thay vì tác động nút nhấn điều khiển như mô hình thật thì ta tác bằng cách nhấp chuột vào nút nhấn, khi đó ngõ ra sẽ tác động và sáng lên.
Trạng thái của ngõ ra và các vào ta có thể quan sát được từ Device Memory Monitor: Startà Device Memory Monitor
Trạng thái ngõ ra ta còn có thể theo dõi vào bảng sau:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lý thuyết PLC.doc