Tài liệu Tổng quan về phương tây cổ - Trung đại: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG TÂY CỔ - TRUNG ĐẠI
I. Tổng quan về phương Tây cổ - trung đại.
1. Cơ sở hình thành nền văn minh phương Tây cổ đại
Thuật ngữ phương Tây đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử. Vào thời cổ đại, khi con người còn chưa
tìm ra những lục địa mới người Hy Lạp đã gọi khu vực mặt trời lặn so với họ là phương Tây, các vùng
đất còn lại (Châu Á, châu Phi) gọi là phương Đông. Sự phân loại này mang tính chất tương đối và chỉ là
sự quy ước của con người mà thôi. Văn minh phương Tây cổ đại ngày nay được hiểu chính là hai nền
văn minh lớn : Hi Lạp và La Mã cổ đại.
1.1 Hi Lạp.
*Điều kiện tự nhiên:
Hi Lạp cổ đại nằm ở phái Nam bán đảo Balkans, giống như cái đinh ba của thần biển từ đất liền
vươn ra địa Trung Hải. Thế kỉ IX TCN, người Hi Lạp gọi tên nước mình là Hellad hay Ellad dựa theo
tên tộc người của họ. Qua phiên âm từ Trung Quốc, ta gọi là Hi Lạp.
Đất đai Hi Lạp cổ đại bao gồm Hi Lạp ngày nay, các đảo trong biển Aegean tới phía Tây Tiểu Á,
và phía Bắc của B...
15 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về phương tây cổ - Trung đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG TÂY CỔ - TRUNG ĐẠI
I. Tổng quan về phương Tây cổ - trung đại.
1. Cơ sở hình thành nền văn minh phương Tây cổ đại
Thuật ngữ phương Tây đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử. Vào thời cổ đại, khi con người còn chưa
tìm ra những lục địa mới người Hy Lạp đã gọi khu vực mặt trời lặn so với họ là phương Tây, các vùng
đất còn lại (Châu Á, châu Phi) gọi là phương Đông. Sự phân loại này mang tính chất tương đối và chỉ là
sự quy ước của con người mà thôi. Văn minh phương Tây cổ đại ngày nay được hiểu chính là hai nền
văn minh lớn : Hi Lạp và La Mã cổ đại.
1.1 Hi Lạp.
*Điều kiện tự nhiên:
Hi Lạp cổ đại nằm ở phái Nam bán đảo Balkans, giống như cái đinh ba của thần biển từ đất liền
vươn ra địa Trung Hải. Thế kỉ IX TCN, người Hi Lạp gọi tên nước mình là Hellad hay Ellad dựa theo
tên tộc người của họ. Qua phiên âm từ Trung Quốc, ta gọi là Hi Lạp.
Đất đai Hi Lạp cổ đại bao gồm Hi Lạp ngày nay, các đảo trong biển Aegean tới phía Tây Tiểu Á,
và phía Bắc của Bắc Hải, nhưng vùng quan trọng nhất là vùng lục địa Hi Lạp ở phía Nam Balkans. Lục
địa Hi Lạp gồm 3 phần: miền Bắc là vùng đồng bằng rộng lớn và quan trọng nhất Hi Lạp; miền Trung
ngăn cách với phía bắc bởi đèo Thermopil hiểm trở, nơi đây có 2 đồng bằng lớn là Attique và Beotie trù
phú với thành thị Athens nổi tiếng; miền Nam là bán đảo Peloponesus như hình bàn tay bốn ngón xòe ra
Địa Trung Hải – đây là nơi xuất hiện nhà nước thành bang đầu tiên của Hi Lạp – nhà nước Sparta.
Mặc dù có nhiều đồng bằng rộng lớn nhưng nhìn chung đất đai Hi Lạp không phì nhiêu lắm, chủ
yếu trồng nho, ô liu và phát triển các nghề thủ công, còn lương thực chính là lúa mì phần lớn được nhập
từ Ai Cập.
Địa hình Hi Lạp tương đối trở ngại về giao thông đường bộ nhưng có sự thuận lợi tuyệt vời với
con đường giao thông trên biển, bờ biển có nhiều cảng, vịnh, thuận lợi cho tàu bè hoạt động. Từ đây,
người Hi Lạp dễ dàng tới vùng Tiểu Á, Bắc Hải để giao thương.
Nằm giữa vùng tiếp giáp giữa 3 châu, Hi Lạp sớm tiếp thu những thành tựu của nền văn minh
phương Đông cổ đại và tạo ra một nền văn minh Hi Lạp cổ đại độc đáo và rực rỡ, với những thành tựu
tuyệt vời đóng góp cho sự phát triển của văn minh phương Tây nói riêng và văn minh nhân loại nói
chung.
*Các thời kì phát triển:
- Văn minh Crete – Mycenae (thiên niên kỉ III – thế kỉ XII TCN)
- Thời kì Homer (thế kỉ XI – IX TCN)
- Thời kì xã hội có giai cấp, nhà nước : các quốc gia thành bang Sparta và Athens (thế kỉ VII – IV
TCN)
- Thời kì Macedonia và thời kì Hi Lạp hóa (337 – 30TCN)
1.2 La Mã
* Điều kiện tự nhiên:
Nơi phát sinh quốc gia La Mã cổ đại là bán đảo Ý – một dải đất dài và hẹp như chiếc hia duỗi
thẳng xuống Địa Trung Hải với diện tích lớn gấp 5 lần bán đảo Hi Lạp. Phía Bắc có dãy núi Apels như
một bức tường thành tự nhiên ngăn cách bán đảo với lục địa châu Âu; ba phía Đông, Tây, Nam đều có
biển bao bọc. Dãy núi Apennines như một chiếc xương sống chạy dọc bán đảo từ Tây Bắc xuống Đông
Nam.
Khác với Hi Lạp, điều kiện tự nhiên của La Mã tương đối thuận lợi hơn. Nơi đây có nhiều đồng
bằng rộng lớn, màu mỡ và phì nhiêu: đồng bằng sông Pô (miền Bắc), đồng bằng sông Tibrơ (miền
Trung), các đồng bằng trên đảo Xixin. Ở miền Nam còn có nhiều đồng cỏ rộng lớn thuận tiện cho việc
phát triển nghề nông và chăn nuôi gia súc. Ở phía Tây và Nam, bờ biển có nhiều cảng, tàu bè ra vào dễ
dàng, thuận lợi cho giao thông và buôn bán.
* Các thời kì phát triển:
Thời kì Vương chính (753 – 510 TCN)
Thời kì Cộng hòa (thế kỉ VI – I TCN)
Thời kì Đế chế (thế kỉ I – V)
Tóm lại: Văn minh phương Tây cổ đại mà nền tảng là 2 nền văn minh của Hi Lạp và La Mã đã
hình thành và phát triển trên cơ sở điều kiện tự nhiên của những cư dân gốc du mục. Khác với các quốc
gia cổ đại phương Đông, nền văn minh chủ yếu được hình thành trên những khu vực gần các con sông
lớn, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, văn minh phương Tây cổ đại hình thành và phát triển trên
những khu vực điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt và phức tạp hơn. Điều kiện tự nhiên đó tuy khó
khăn cho sự phát triển của nông nghiệp, nhưng bù lại nền văn minh phương Tây có được sự trợ giúp
tuyệt vời của biển đảo. Những con đường giao thương trên biển, hải cảng, tàu bè không chỉ tạo điều
kiện phát triển trong mối quốc gia mà còn thúc đẩy sự giao lưu, buôn bán giữa các nước, mang những
thành tựu văn hóa, văn minh phương Tây truyền bá khắp nơi trên thế giới. Sự phát triển về kinh tế, đặc
biệt là kinh tế thương nghiệp hàng hải đã tạo ra một nền kinh tế giàu mạnh cho các quốc gia phương Tây
cổ đại, đặc biệt là sự phát triển cực thịnh của chế độ chiếm nô. Phương thức sản xuất chiếm nô thời bấy
giờ đạt đến mức hoàn chỉnh và cao nhất của nó trong xã hội phương Tây cổ đại. Chính sự phát triển của
chế độ chiếm nô đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần của nền văn minh
phương Tây. Sự giàu mạnh về kinh tế cùng với những con đường giao thông trên biển là những nguyên
nhân quan trọng đã thúc đẩy quá trình bành trướng của các quốc gia được mệnh danh là đế quốc cổ đại:
Hi Lạp và La Mã.
Như vậy, điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã không chỉ là nền tảng, cơ sở tạo ra nền văn minh
phương Tây cổ đại với nhiều thành tựu rực rỡ mà điều kiện tự nhiên cũng là một yếu tố cực kỳ quan
trọng đã mang nền văn minh phương Tây cổ đại truyền bá khắp thế giới dù bằng nhiều con đường khác
nhau: hòa bình hoặc chiến tranh.
2. Phương Tây thời kì trung đại (Tây Âu)
2.1 Thời kì phong kiến Tây Âu
Vào thời kì cuối của đế quốc Rôma, chế độ chiếm hữu nô lệ bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm
trọng, kinh tế suy sụp, nền văn hóa huy hoàng một thời cũng dần lụi tàn. Bên cạnh đó, những cuộc viễn
chinh của các tộc Giecmanh đã tàn phá nặng nề những di sản của nền văn minh cổ đại.
Bước vào đầu thời kì trung đại, các quốc gia phong kiến dần hình thành, cùng với nó là sự ra đời
của các thành thị trung đại và nền kinh tế hàng hóa phong kiến. Tuy nhiên, cũng chính thành thị và nền
kinh tế hàng hóa đã ngầm phá hoại dần chế độ phong kiến.
Một đặc điểm đáng lưu ý của thời kì này là đạo Kitô đã trở thành tôn giáo phục vụ đắc lực cho cho
chế độ phong kiến. Chính sự yếu kém của nền kinh tế và suy tàn về văn hóa là nền tảng để truyền bá
những học thuyết cuồng tín, ma quỷ được giáo sĩ, nhà thờ tận dụng triệt để để bảo vệ tối đa quyền lợi
cho giai cấp thống trị. Tòa thánh Rôma lúc này rất có thế lực về chính trị, cùng với giai cấp phong kiến
Tây Âu, trong gần 200 năm đã tiến hành 8 cuộc viễn chinh sang phương Đông, được gọi là “Những cuộc
viễn chinh của quân Thập tự”. Đây được xem như một cuộc chiến tranh xâm lược và bành trướng cả về
kinh tế lẫn văn hóa. Cuộc viễn chinh để lại nhiều hệ quả tốt xấu khác nhau nhưng nhìn chung cũng đã
mang lại những hệ quả tích cực góp phần thúc đẩy kinh tế - văn hóa Tây Âu phát triển một bước.
Tóm lại, giai đoạn phong kiến Tây Âu từ thế kỉ X – XIII, tuy bị giáo hội Thiên chúa lũng đoạn về
tư tưởng nhưng cũng về văn hóa cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Đó là một trong những
tiền đề quan trọng dẫn đến sự ra đời và phát triển của văn hóa Phục hưng giai đoạn sau.
2.2 Thời kì văn hóa Phục hưng
Cuối thời trung đại, ở châu Âu xuất hiện một phong trào văn hóa mới, gọi là phong trào văn hóa
Phục hưng. Văn hóa Phục hưng không chỉ là một phong trào phục hồi văn hóa Hy-La cổ đại một cách
đơn thuần mà nó được nảy sinh và phát triển dựa trên những điều kiện lịch sử mới.
Từ thế kỉ XIV – XVI, những mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu xuất hiện ở các quốc gia
Tây Âu ngay trong lòng chế độ phong kiến. Đến thế kỉ XVI, chủ nghĩa tư bản chính thức ra đời và phát
triển ở châu Âu. Sự ra đời của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã mang đến cho xã hội loài người nói
chung và châu Âu nói riêng một sự tiến bộ vượt bậc cả về kinh tế lẫn xã hội, thể hiện rõ tính chất của
một chế độ ưu việt hơn chế độ phong kiến với nhiều tác động tích cực làm thay đổi xã hội. Nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế các nước, quan hệ sản xuất tư bản xâm nhập và chi phối
hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Về xã hội, cùng với nền sản xuất mới đã làm xuất hiện hai giai cấp mới đối
lập nhau về quyền lợi kinh tế, chính trị là giai cấp tư sản và vô sản. Trong buổi đầu hình thành, giai cấp
tư sản là giai cấp tiến bộ, đại diện cho một phương thức sản xuất mới, làm thúc đẩy sự phát triển của xã
hội. Trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản đã tạo ra những
biến động lớn. Cùng với sự xuất hiện của giai cấp tư sản là sự ra đời của một trào lưu tư tưởng mới tiến
bộ hơn, đối lập với hệ tư tưởng phong kiến. Cuộc đấu tranh giữa tư sản và phong kiến trong buổi đầu
chính là cuộc đấu tranh hết sức gay gắt và quyết liệt trên lĩnh vực văn hóa-tư tưởng, tạo ra một phong
trào quyết liệt và mạnh mẽ là “Phong trào văn hóa Phục hưng”. Thực chất đó là trận chiến đầu tiên của
hai giai cấp đối lập nhau, một là giai cấp phong kiến với hệ tư tưởng lạc hậu, lỗi thời với một nền kinh tế
yếu kém với một giai cấp mới đang lên là giai cấp tư sản với sự tiến bộ và ưu việt về nhiều mặt.
Như vậy, châu Âu thời hậu kì trung đại đã có những biến đổi về mọi mặt. Từ trong lòng xã hội
phong kiến, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tư bản đã ra đời với những tiến bộ vượt bậc đã thúc đẩy nền
kinh tế các nước nhanh chóng phát triển. Giai cấp tư sản với thế lực kinh tế ngày càng mạnh đang gặp
phải những trở lực từ phong kiến và giáo hội mang nặng tính chất bảo thủ và kiên cố. Chính vì vậy, châu
Âu từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI sôi động và quyết liệt với cuộc đấu tranh toàn diện của giai cấp tư sản
chống lại chế độ phong kiến trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, khoa học, văn hóa-nghệ thuật, tư tưởng và
tôn giáo với những thành tựu rực rỡ. Bên cạnh đó, giai đoạn nửa sau thế kỉ XV, người châu Âu đã tiến
hành nhiều cuộc thám hiểm vượt đại dương với mục đích tìm con đường biển sang phương Đông: Cuộc
thám hiểm tìm ra châu Mĩ (1492) của Christopho Columbo, cuộc thám hiểm đi vòng quanh thế giới của
Magienlăng (1519 – 1522)cùng với những cuộc thám hiểm là những phát kiến địa lý khai phá những
vùng đất mới, mang một nền văn hóa mới của châu Âu đến các quốc gia, dân tộc trên khắp thế giới.
Giai đoạn văn hóa Phục hưng chính là tiền đề trực tiếp cho văn minh châu Âu thời kì cận-hiện đại.
II. Những thành tựu của văn hóa phương Tây cổ - trung đại và ảnh hưởng của nó đối với nền
văn hóa thế giới
1. Chữ viết
Những thành tựu huy hoàng của văn minh Hi Lạp đã trở thành mẫu mực và đỉnh cao cuả nhiều
thời đại. Đó là kết quả của một nền kinh tế phát triển cao, một thể chế dân chủ không bị chi phối bởi tôn
giáo và sự tiếp thu một cách tinh tế những thành tựu của văn hóa phương Đông.
Chữ viết của Hi Lạp đã xuất hiện từ thời Crete – Mycenae. Vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX, người ta đã tìm thấy hàng nghìn tấm đất sét được khắc chữ cổ được xác định là của thời kì
này.
Sau khi bị người Dorien thống trị, loại chữ trên đã bị mai một. Đến cuối thế kỉ VII TCN, người Hi
Lạp khôi phục lại chữ viết của mình trên cơ sở văn tự của người Phoenicia. Đến năm 403 TCN, nhà
nước Athens đã thống nhất quy định thể thức viết từ trái sang phải và giảm từ 40 chữ cái xuống còn 27
chữ 9sau này rút lại còn 24 chữ). Loại chữ này được sử dụng rộng rãi và được coi là thứ chữ đẹp nhất
thế giới bởi sự cân đối, hài hòa, thanh nhã và tiện dụng.
So với hệ thống chữ tượng hình của người phương Đông, hệ thống chữ cái Hi Lạp đã đạt đến trình
độ khái quát hóa rất cao. Với khoảng hơn 20 chữ cái người ta có thể diễn đạt mọi ý tưởng trừu tượng
nhất bằng cách ghép chữ dựa theo âm tiết. Đây là một trong những cống hiến lớn lao của Hi Lạp vào
kho tàng văn hóa chung của nhân loại. Từ chữ cái Hy Lạp cổ sau này đã hình thành nên chữ cái Latinh
và chữ cái Cyrill (của các ngôn ngữ gốc Slav). Đó là các cơ sở chữ cái mà nhiều dân tộc trên thế giới
ngày nay đang sử dụng.
Tiếng Hy Lạp viết bằng bảng chữ cái Hy Lạp có từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Bảng chữ cái
Hy Lạp bao gồm:
Chữ Hoa:
Α, Β, Γ, Δ, Ε, Ζ, Η, Θ, Ι, Κ, Λ, Μ, Ν, Ξ, Ο, Π, Ρ, Σ, Τ, Υ, Φ, Χ, Ψ, Ω.
Chữ Thường:
α, β, γ, δ, ε, ζ, η, θ, ι, κ, λ, μ, ν, ξ, ο, π, ρ, σ (ς), τ, υ, φ, χ, ψ, ω.
Tiếng Hy Lạp được dạy trong các trường và đại học ở nhiều nước từ thời Phục hưng trở đi. Tiếng
Hy Lạp hiện nay có khác nhiều so với tiếng Hy Lạp cổ đại nhưng vẫn có thể nhận ra nhiều điểm giống
nhau. Trên thế giới có khoảng 12 triệu người sử dụng tiếng Hy Lạp (ở Hy Lạp và những quốc gia có
người Hy Lạp sinh sống).
Ở La Mã, chữ viết của người Etrusque xuất hiện vào khoảng thế kỉ VIII – VII TCN nhưng đến
hiện giờ người ta vẫn chưa đọc được loại chữ này. Theo nhiều nguồn tài liệu, người La Mã chính thức
có chữ viết vào thế kỉ VI TCN có nguồn gốc từ văn tự Hi Lạp. Trên cơ sở chữ viết Hy Lạp cổ, người La
Mã đã bổ sung và hoàn thiện, đặt ra một loại chữ riêng của mình mà ngày nay ta quen gọi là chữ
Latinh.
Với hệ thống chữ viết đơn giản và tiện lợi, tiếng Latinh đã ngày càng trở nên phổ biến và được sử
dụng rộng rãi ở các nước thuộc đế chế La Mã. Chữ Latinh chính là nguồn gốc của nhiều ngôn ngữ châu
Âu hiện đại (Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, PhápNgười La Mã còn để lại hệ thống chữ số mà ngày
nay người ta vẫn thường dùng và quen gọi là chữ số La Mã.
Có thể nói, từ bảng chữ cái Latinh, chúng ta có những ngôn ngữ mà ngày nay được sử dụng làm
ngôn ngữ chung cho cả thế giới, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học,
nghệ thuậtmang mọi nền văn hóa của các quốc gia dần xích lại gần nhau hơn.
2. Văn học
Văn học Hi Lạp gồm 3 bộ phận gắn bó chặt chẽ với nhau: thần thoại, thơ, kịch. Theo tiếng Hi Lạp
thần thoại có nghĩa là một tập hợp, tổng thể những câu chuyện dân gian truyền miệng với những nội
dung hoang đường, kì ảo gồm những truyện về sự sáng tạo thế giới, các đấng thần linh, các anh hùng,
dũng sĩ Hi Lạp... Điểm nổi bật trong thần thoại Hi Lạp chính là hình ảnh các vị thần. Hệ thống các vị
thần trong thần thoại Hi Lạp đa dạng và phong phú, được miêu tả rất gần với cuộc sống đời thường của
con người, khác với các vị thần của phương Đông. Sau này người La Mã đã tiếp thu các vị thần của Hi
Lạp và cải biên đi thành các vị thần của mình:
- Thần Zeus – thần Jupiter: thần sấm sét tối cao trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus
- Nữ thần Aphrodite – nữ thần Venus: thần tình yêu và sắc đẹp
- Nữ thần Demeter – nữ thần Cerès: nữ thần nông nghiệp
Thần thoại Hi Lạp là những câu chuyện rất hấp dẫn về các vị thần và các anh hùng với những tính
cách, khát vọng, tình cảm gần gũi với con người. Đằng sau cái vẻ cổ xưa thần thoại là những vấn đề
nhân văn và nhân sinh rất con người được thể hiện qua hình ảnh các vị thần. Không phải ngẫu nhiên mà
cho đến nay vô số chủ đề thơ kịch, tiểu thuyết của châu Âu lấy đề tài từ những vị thần của Hi Lạp.
Những giá trị nhân văn của văn học Phục hưng có thể được bắt nguồn từ đây.
Thần thoại Hi Lạp là nguồn cảm hứng cho nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác của Hi Lạp: thơ, kịch,
kiến trúc, điêu khắc
Về thơ ca, nổi bật lên là 2 bộ sử thi Iliade và Odixe của Homer, có giá trị cả về lịch sử lẫn văn học,
để lại cho thế giới nhiều điển tích VH cho đến ngày nay: gót chân Asin, con ngựa thành TroyHai bộ
sử thi này cũng được nhiều nhà văn, nhà thơ La Mã lựa chọn đề tài để sáng tác.
Nghệ thuật kịch Hi Lạp ra đời và phát triển rực rỡ với nhiều nhà soạn kịch nổi tiếng: Etsin,
SôpôclơĐây chính là nguồn gốc của kịch châu Âu đương đại. Sau này chính Shakespear là người đã
kế thừa truyền thống và tinh hoa của kịch Hi Lạp, La Mã cổ đại đưa nghệ thuật kịch lên tuyệt đỉnh.
Nghệ thuật kịch Hi Lạp đã cho ra đời một công trình kiến trúc khá hiện đại và quy mô: nhà hát
Athens.
Văn học La Mã về sau chủ yếu tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Hi Lạp. Hai tập sử
thi nổi tiếng của Hi Lạp là Iliat va Ôđixe đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, nhà soạn kịch
La Mã tiêu biểu như nhà thơ Vieecsgilut với trường ca Eneit có chủ đề, kết cấu, tình tiết ngôn từ được
phỏng theo sử thi Iliat và Ôđixe. Hay các nhân vật trong Iliat và Ôđixe như tráng sĩ Agamemnong trở
thành nhân vật trong vở Orextex của Etsin.
Thời kì Phục hưng, trên cơ sở kế thừa những thành tựu của văn học Hi Lạp và La Mã, văn học Tây
Âu phát triển rực rỡ, để lại nhiều tác phẩm giá trị cho văn học thế giới.
Về thơ ca, tiêu biểu là Đantê với “Thần khúc”, mở đầu cho thơ ca thời kì phục hưng. Ngoài ra còn
có Pêtêraca, Bôcaixôđây đều là những tác giả say mê nghiên cứu và chịu những ảnh hưởng nhất định
từ nền văn học của Hi Lạp và La Mã. Về tiểu thuyết, Rabơle được xem là học giả vĩ đại nhất của văn
học Phục hưng Pháp với tác phẩm “Cuộc đời đáng chán của người khổng lồ Gácgăngchuya và người
con Păngtagruyen”, trở thành cha đẻ của hai nhân vật khôi hài nhất trong lịch sử văn chương. Đặc biệt
trong nền văn học Phục hưng nổi lên một học giả lừng danh là nhà văn Xecvantec với tác phẩm
Đônkihôtê. Cuốn tiểu thuyết là một bắc tranh chân thực, rõ ràng về xã hội Tây Ban Nha thế kỉ XVI,
đồng thời cũng là tác phẩm châm biếm toàn bộ xã hội phong kiến. Giá trị và ảnh hưởng của tác phẩm
không cần phải nói gì nhiều, chỉ nghe đến tên thì rất nhiều người biết rất rõ về tác giả và tác phẩm, đủ
cho thấy tầm ảnh hưởng của nó rộng rãi như thế nào.
Về kịch, đại văn hào William Shakespears đã trở thành nhà soạn kịch vĩ đại của không chỉ của
nước Anh mà của cả thế giới với các tác phẩm: Romeo và Juliet, Hămlet, Macbeth, vua LearNhững
tác phẩm của ông vừa mang tính chất bi kịch vừa mang tính chất hài kịch nhưng tràn đầy một sức sống
huy hoàng, mạnh mẽ. Tài năng và tầm ảnh hưởng của ảnh hưởng của ông đã được cả thế giới công nhận
“Shakespear không chỉ thuộc về nước Anh mà ông thuộc về mọi thời đại”, các tác phẩm của ông cho đến
ngày nay vẫn đang được biểu diễn trên khắp các sân khấu kịch châu Âu và thế giới. Tài năng của
Shakespears được K. Marx và F. Engels nhắc nhiều trong các tác phẩm của mình.
Tại Việt Nam, sau 1975 ở trường phổ thông và đại học đã bắt đầu giảng dạy một số tác phẩm của
Shakespear
*Vài nét về Shakespears: ông sinh ra và lớn lên ở Staford, trong một gia đình khá giả, ông được
học hành tử tế cho đến năm 18 tuổi phải thôi học vì hoàn cảnh gia đình và lấy vợ. Cuộc đời Shakespear
trải qua nhiều thăng trầm, để có thể viết kịch và làm trong nhà hát ông đã phải làm rất nhiều nghề: nhắc
tuồng, giữ chân ngựa, sửa bản innhưng cuối cùng đã trở thành một nhà viết kịch thiên tài của thế giới.
Nhìn chung, văn học thời kì Phục hưng mang tính nhân văn sâu sắc, một mặt văn học đóng vai trò
phê phán lên án giáo hội và phong kiến, mặt khác nó lại đề cao những giá trị con người, tính lạc quan,
lòng yêu tự do, công bằng, danh dự Tuy nhiên nền văn học Phục hưng cũng là một trong những cơ sở
cho sự ra đời của chủ nghĩa cá nhân sau này.
Tóm lại, trải qua một thời dài từ cổ đại đến trung đại, nền văn học phương Tây đã để lại cho thế
giới một kho tàng văn học đồ sộ với một hệ thống các tác phẩm có giá trị về nhiều mặt, nhiều tác phẩm
được xem là khuôn mẫu, chuẩn mực cho văn học và nghệ thuật của châu Âu và thế giới. Sự đóng góp và
ảnh hưởng của những thành tựu văn học phương Tây cổ trung đại đối với châu Âu và thế giới không chỉ
trong giai đoạn cổ trung đại mà cho đến tận ngày nay, nhiều tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị và không
ngừng được khai thác, nghiên cứu, phát triển nhiều mặt.
3. Nghệ thuật
Trong số những thành tựu rực rỡ của nền văn minh Hi Lạp và La Mã thời kì cổ trung đại đối với
thế giới, người ta đặc biệt ghi nhận sự đóng góp của những thành tựu về nghệ thuật, bao gồm 3 lĩnh vực:
kiến trúc, điêu khắc, hội họa. Văn minh Hi-La được xem là nền tảng, là cơ sở của văn minh Tây Âu –
châu Âu cận hiện đại, có thể nói nếu không có những thành tựu của văn minh Hi-La thì không thể có
văn minh Tây Âu trung đại và châu Âu ngày nay. Trên nền tảng của nghệ thuật Hi-La, nghệ thuật Phục
hưng đã kế thừa và phát triển một cách rực rỡ, để lại những giá trị và thành tựu đặc sắc, đưa nghệ thuật
Tây Âu mang tầm giá trị thời đại.
3.1 Kiến trúc
Mặc dù kế thừa những thành tựu nghệ thuật của Ai Cập và Lưỡng Hà nhưng ngwời Hi Lạp đã sáng
tạo và phát triển một cách mạnh mẽ phong cách nghệ thuật riêng biệt của mình, tạo ra những giá trị nghệ
thuật đạt mức điêu luyện. Trong lĩnh vực kiến trúc, người Hi Lạp đã tạo ra những công trình kiến trúc
bất hủ với thời gian.
Công trình kiến trúc đẹp nhất của Hi Lạp là đền Parthenon. Đây được xem là kiệt tác về kiến trúc
và là biểu tượng của kiến trúc Hi Lạp cổ. Người xây dựng nên công trình này là là kiến trúc sư Ictinus
dưới sự hướng dẫn của nhà điêu khắc thiên tài Phidias.
Tọa lạc trên đỉnh đồi Acropolis, từ đây người ta có thể quan sát toàn bộ khu vực Athens. Đền
Parthernon dài 70 m, rộng 314 m, cao 14 m được xây dựng để thờ nữ thần Athena, vị thần bảo hộ của
Athens. Toàn bộ đền được xây bằng đá trắng, xung quanh là dãy cột đã cẩm thạch hình tròn được chạm
khắc tinh vi. Công trình thể hiện tài năng của một bậc thầy xuất chúng về kiến trúc và điêu khắc. Kiệt
tác này được giữ nguyên vẹn suốt 2000 năm, đến 1697 mới bị chiến tranh tàn phá.
Trong nghệ thuật kiến trúc của Hi Lạp, người ta dễ dàng nhận thấy nổi bật lên lối kiến trúc cột.
Kiến trúc cột là cách người Hi Lạp tìm kiếm vẻ đẹp lý tưởng trong nghệ thuật kiến trúc. Những thức cột
Hy Lạp đã mang đến cho kiến trúc một hình thức, một sức sống, chịu đựng được thử thách của thời gian,
biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và tinh tế của kiến trúc cổ điển. Có 3 loại thức cột cơ bản
trong kiến trúc Hy Lạp: cột Doric, cột Ionic và cột Corinth. Thức cột Hy Lạp được xem như biểu
tượng của kiến trúc cổ điển.
Công trình tiêu biểu: quần thể Aropolis ở Athens, trong đó có đền Pathernon.
*Ngôi đền Delphi, sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Hi Lạp và vùng tiểu Á được xây dựng vào thế
kỉ V TCN để thờ thần Apolo – thần mặt trời (nay thuộc thành phố Ephesus – Thổ Nhĩ Kì).
Mãi đến thời đế chế, nghệ thuật La Mã mới có điều kiện phát triển mang tính chất riêng biệt và
phản ánh đúng bản sắc nghệ thuật dân tộc. Mặc dù chịu ảnh hưởng nhất định của nghệ thuật Hi Lạp
nhưng người La Mã cũng đã tạo ra những công trình mang đậm bản sắc riêng của mình với số lượng và
quy mô vượt trội.
Kiến trúc La Mã mang tính chất thực dụng, bề thế và đồ sộ. Khi thiết kế những công trình kiến
trúc, người La Mã chú ý đến tính năng sử dụng của nó hơn là sự hài hòa, cân đối giữa công trình với môi
trường xung quanh. Những đường nét uốn lượn thay bằng những nét sổ thẳng hình học, vóc dáng các
công trình đơn điệu, nặng nề nhưng vững chắc.
Ba công trình tiêu biểu cho nghệ thuật và nếp sống của người La Mã là đấu trường Colosseum, nhà
tắm Caracalla và đền thờ Pantheon.
Kiến trúc của đấu trường Colosseum biểu hiện cho sự hùng cường và vĩ đại của đế chế La Mã triều
đại Flavius. Công trình được xây dựng trong suốt 8 năm, chu vi 524m, bao gồm nhiều tầng với vật liệu
chủ yếu là đá cẩm thạch. Theo tính toán hiện nay, đấu trường chứa được khoảng 45.000 đến 50.000
người. do sự hủy hoại cuả thiên nhiên và con người, công trình hiện nay chỉ còn khoảng một phần ba.
Caracalla là một công trình nhà tắm công cộng được hoàn thành dưới thời hoàng đế Alexander
năm 235 với tổng diện tích lên đến 14.000 hecta. Đây không chỉ đơn thuần là nơi giải trí mà còn là một
công trình văn hóa với các thư viện và phòng đọc sách, được trang bị các khu thi đấu thể thao, nghỉ
dưỡng, nhà hàng ăn, phòng trưng bày nghệ thuậtĐây là một sự tiến bộ không chỉ về nghệ thuật mà
còn là sự văn minh trong đời sống văn hóa của người La Mã.
Đền Pantheon được xây dựng dưới thời hoàng đế Agustus. Công trình bị hủy hoại sau hai trận hỏa
hoạn và được xây dựng lại vào thời hoàng đế Hadrian (117-138) sau đó được chuyển thành nhà thờ
Công giáo.
Đặc điểm nổi bật của kiến trúc La Mã chính là kĩ thuật vòm cuốn, có thể thấy được qua những
công trình kiến trúc tiêu biểu.
Đấu trường Colosseum của La Mã và đền Parthenon của Hi Lạp là 2 trong số 7 kì quan của thế
giới cổ đại.
Những thành tựu của kiến trúc Hi-La cổ đại đã được thế giới thừa nhận và ứng dụng cho những
công trình kiến trúc hiện đại.
Kiến trúc thời Phục hưng mang đậm nét tôn giáo, đặc biệt là đạo Thiên chúa, nổi bật lên với 2
phong cách kiến trúc tiêu biểu là kiến trúc Gôtich và Roman. Cả hai phong cách kiến trúc này đều là sự
kế thừa và phát triển từ nghệ thuật kiến trúc của Hi Lạp và La Mã cổ đại. Nghệ thuật kiến trúc thời Phục
hưng thể hiện sự giàu có, lộng lẫy cao sang quý phái.
Những thánh đường Kitô giáo có kiến trúc chủ yếu mang phong cách Roman, Gô tích và Cổ điển
Hy Lạp-La Mã. Khi đạo Kitô phát triển mạnh mẽ, những phong cách kiến trúc này đã được mang đến
khắp nơi trên thế giới.
Tóm lại, kiến trúc châu Âu ngày nay được phát triển trên nền tảng của kiến trúc thời cổ trung
đại của Hi-La và Tây Âu. Mức độ ảnh hưởng và phát triển không chỉ ở trong phạm vi châu Âu mà đã lan
rộng toàn thế giới. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra phong cách kiến trúc châu Âu ở rất nhiều công trình
kiến trúc lớn, nhỏ ở rất hầu hết quốc gia trên thế giới hiện nay.
3.2 Hội họa và điêu khắc
Cùng với nghệ thuật kiến trúc với những công trình đã trở thành kiệt tác của nhân loại, nghệ thuật
điêu khắc Hi Lạp cũng được xem là những giá trị có một không hai trong nền nghệ thuật thế giới. Hai
nhà điêu khắc vĩ đại nhất của Hi Lạp là Praxitele và Scopas ở thế kỉ IV TCN. Tượng thần Hermes và
thần Aphrodite (thần vệ nữ - Venus), được xem là những mẫu mực của nghệ thuật điêu khắc cổ đại, thể
hiện vẻ đẹp hoàn hảo của nam và nữ. Cho đến ngày nay, với một nền nghệ thuật hiện đại, chưa có nơi
nào mà nghệ thuật điêu khắc vượt qua trình độ nghệ thuật của người Hi Lạp cổ đại. Bức tượng thần Zeus
ở Olympia, một trong 7 kì quan của thế giới cổ đại cũng được tạo ra bởi nhà điêu khắc của Hi Lạp là
Phidias.
Ngoài ra, tượng nữ thần Athena và tác phẩm lực sĩ ném đĩa cũng được xem là những tác phẩm
tuyệt vời thể hiện trình độ bậc thầy của nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp cổ đại.
Về hội họa người Hi Lạp cũng có nhiều thành tựu rỡ nhưng rất tiếc các phẩm hiện nay không còn
được lưu giữ. Theo nghiên cứu, những họa sĩ Hi Lạp là người đã phát minh ra phép phối cảnh theo tỉ lệ
xa gần của các nhân vật trong tranh. Ngày nay người ta chỉ còn lưu giữ một số tác phẩm do người La Mã
phỏng theo họa mà ra.
Đỉnh cao của hội họa phương Tây chính là hội họa thời Phục hưng. Bước sang thế kỉ XVI, nghệ
thuật Phục hưng phát triển đến đỉnh cao với các tên tuổi của Leonardo da Vinci, Michelangelo,
RaphaelĐặc điểm nổi bật của hội họa thời Phục hưng chính là sự biểu hiện tinh tế đời sống nội tâm,
chiều sâu cá tính của nhân vật. Điều này được thể hiện rất rõ qua nhiều tác phẩm nổi tiếng của các họa sĩ
thời kì này.
Leonardo da Vinci (1452-1519) là một thiên tài của nước Ý trên lĩnh vực nghệ thuật. Ông không
những là một hoạ sĩ thiên tài mà còn là một con người thông thái trên nhiều lĩnh vực. Ông đã để lại
những bức hoạ nổi tiếng như Bữa tiệc cuối cùng, Nàng La Joconde , Đức mẹ đồng trinh trong hang
đá Ông nghiên cứu rất kĩ và sâu sắc về tâm lý, giải phẩu; xác định cá quy luật phối cảnh, ánh sáng
Từ thế kỉ XV, ông đã đưa ra ý tưởng sử dụng cánh quạt đẩy nước cho thuyền thay mái chèo; vẽ ra
nguyên tắc hoạt động của máy bay trực thăng, dù thoát hiểm...nhưng những kĩ thuật hồi đó không cho
phép ông thực hiện những ý tưởng của mình.
Michelangelo (1475-1564) cũng là một người Ý, sống cùng thời với Leonardo da Vinci. Ông là
một danh hoạ, một nhà điêu khắc nổi tiếng, đồng thời còn là một kiến trúc sư, một thi sĩ. Ông là người
đã đưa điêu khắc Phục hưng đến tuyệt đỉnh. Tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất của ông là bức tượng
David. Tượng được tạc trên đá cẩm thạch cao 5.3m, thể hiện một chàng thanh niên đang độ đôi mươi
với cơ bắp khoẻ mạnh, vầng trán thông minh, ánh mắt tự tin, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thử
thách. Mượn hình tượng David, Michelangelo thể hiện sức sống đang lên của một lớp người đại diện
cho một thời đại mới, thời đại cần những con người khổng lồ và đã sản sinh ra những con người khổng
lồ. Ông là kiến trúc sư đầu tiên thiết kế thánh đường Xanh Pie (nhà thờ thánh Peter ở La Mã), sau khi
ông mất nhiều chi tiết đã bị thay đổi nhưng nguyên mẫu vẫn là thiết kế của ông.
Về hội họa ông cũng đã để lại nhiều tác phẩm tiêu biểu: Sáng tạo thế giới, Cuộc phán xét cuối
cùngTrong đó tác phẩm lớn nhất là bức họa Sáng tạo thế giới với 343 nhân vật được ông vẽ trong 4
suốt 4 năm. Tác phẩm này được trang trí trên trần nhà thờ Sistine ở Vatican.
Raphael Sanzio (1483-1520) cũng là một họa sĩ thiên tài người Ý. Tác phẩm của ông thường thể
hiện quang cảnh vui tươi, êm dịu, cuộc sống sung túc; hình ảnh những người phụ nữ đẹp, hiền hậu; trẻ
em ngây thơ Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Người làm vườn xinh đẹp; ngoài ra còn có các bức
tranh về Thánh mẫu
Tóm lại, nghệ thuật Phục hưng chính là sự hồi sinh hay sự khôi phục lại những giá trị của nghệ
thuật Hi-La cổ đại. Phong trào văn hóa Phục hưng là một bước tiến vĩ đại trong lịch sử văn minh Tây
Âu. Phong trào đã cống hiến cho nền văn minh nhân loại “những con người khổng lồ” với những tác
phẩm bất hủ tồn tại cùng thời gian, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa thế giới.
4. Giáo dục
Tại Hi Lạp, trong giai đoạn phát triển rực rỡ của nhà nước Athens và Spart, giáo dục đã được chú
trọng. Trong khi thành bang Spart chủ yếu chú trọng đến giáo dục quân sự thì Athens xây dựng một nền
giáo dục theo hướng tự do dân chủ.
Tại La Mã, dưới thời kì đế chế, giáo dục phát triển với những nội dung, đề tài giáo dục liên quan
nhiều đến chính trị, chiến tranh, chủ yếu để đào tạo những ra những thủ lĩnh quân sự, những nhà lãnh
đạo, quản lý chính quyền.
Trong thời kì cổ đại, giáo dục Hi Lạp và La Mã tuy còn sơ khai nhưng được xem là cực kì tiến bộ.
Họ đào tạo ra những con người họ cần cho đất nước theo những phương pháp chủ động, tích cực. Những
môn học được giảng dạy ở thời kì này bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: chính trị, quân sự, văn hóa,
lịch sử, xã hội, ngữ pháp, hùng biện, logicvới phương pháp học đòi hỏi sự tư duy và lý luận sâu sắc.
Đây là nền tảng quan trọng cho một nền giáo dục Tây Âu đương đại.
Đến trước thế kỉ X, giáo dục Tây Âu chịu ảnh hưởng nặng nề của giáo hội và kinh thánh. Đầu thế
kỉ XI, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, sự đòi hỏi của con người về tri thức ngày càng cao nhiều
trường đại học đã ra đời ở nhiều nước khi giáo dục giáo hội không còn đủ điều kiện để đáp ứng. Trường
đại học ra đời sớm nhất là Đại học Bôlôna ở Italia. Sang thế kỉ XII, XIII, rất nhiều trường đại học khác
đã lần lượt xuất hiện: Đại học Pari, đại học Oóclêăng (Pháp); đại học Oxford, đại học Cambridge (Anh);
đại học Xalamanca ở Tây Ban NhaĐến cuối thế kỉ XIV ở châu Âu đã có tất cả hơn 40 trường đại học.
Ngôn ngữ được giảng dạy ở các trường đại học là tiếng Latinh. Phương pháp học tập là nghe
giảng, ghi chép và thảo luận, trong đó thảo luận giữ vai trò rất quan trọng. Khi tốt nghiệp sinh viên phải
làm và bảo vệ luận văn.
Như vậy, ngay từ thời cổ đại, những con người năng động, tích cực của phương Tây đã tạo ra
một nền giáo dục hết sức tiến bộ cả về phương pháp lẫn nội dung giảng dạy. Sự vượt trội về tư duy và
phương pháp giáo dục ngay buổi đầu đã tạo một nền tảng khá vững chắc cho sự phát triển của giáo dục
Tây Âu sau này. Những nội dung và phương pháp giáo dục thời cổ đại hầu như được tiếp nhận và áp
dụng trong các thời kì sau. Điều này rất dễ lý giải cho sự tiến bộ vượt bậc và hiệu của nền giáo dục
phương Tây hiện nay. Hầu hết những trường đại học thời trung đại hiện nay đều trở thành những trường
đại học danh tiếng của thế giới, nơi đào tạo những con người với bộ óc tuyệt vời cho mọi quốc gia. Mọi
quốc gia có nền giáo dục tiên tiến hiện nay đều tiếp nhận nền giáo dục tiên tiến của phương Tây.
5. Tổ chức nhà nước và luật pháp
Khi nói đến văn minh phương Đông người ta nhắc nhiều đến những thành tựu văn hóa thiên về
lĩnh vực tinh thần còn khi nói đến văn minh phương Tây người ta hay nói đến những thành tựu văn minh
thiên về giá trị vật chất cho nhân loại. Một trong số những thành tựu đó là tổ chức nhà nước và luật
pháp.
Trong hàng chục quốc gia thành thị của Hi Lạp thì Athens có hình thức nhà nước dân chủ điển
hình nhất và giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Hi Lạp cổ đại. Ra đời trên cơ sở tan rã của
xã hội thị tộc, nhà nước dân chủ chủ nô Athens dân chủ hóa và hoàn thiện qua những cải cách: cải cách
Solon, cải cách Cleisthenes. Tổ chức bộ máy nhà nước gồm các cơ quan như: Đại hội nhân dân, Hội
đồng nhân dân (hội đồng 500), Tòa án nhân dân, Hội đồng cấp chính (hội đồng trưởng lão )được sửa
đổi và bổ sung qua từng thời kì khác nhau nhằm tăng cường và hoàn thiện thể chế dân chủ. Đỉnh cao của
thể chế nhà nước Athens là dưới thời Pericles.
Nếu như trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật người La Mã được xem như một học trò của người
Hi Lạp thì về mặt luật pháp, người La Mã được xem là bậc thầy. Cùng với những thành tựu khác, luật
pháp của người La Mã cũng đã có những đóng góp nhất định vào nền văn minh chung của nhân loại.
Khi nhà nước La Mã thành lập đã cho ban hành bộ luật thành văn đầu tiên Luật 12 bảng trên cơ sở
kế thừa và tham khảo luật Solon của người Hi Lạp. Nội dung bộ luật khá rộng rãi và tiến bộ, nó chống
lại sự xét xử độc đoán của quý tộc, bảo vệ quyền lợi và danh dự cho mọi công dân, đề ra những nguyên
tắc về tố tụng, vấn đề thừa kế tài sản Mặc dù còn nhiều hạn chế khi xét về bản chất vẫn là bảo hệ
quyền lợi cho giai cấp quý tộc, tuy nhiên tại thời điểm đó, bộ luật là một sự tiến bộ đối với xã hội đương
thời.
Tóm lại, những hạn chế về thời đại là không tránh khỏi nhưng thiết chế nhà nước dân chủ và
những bộ luật được ban hành của Hi Lạp và La Mã là biểu hiện của sự văn minh về mặt chính trị và xã
hội. Sau này, trong thời kì trung đại, để chống lại phong kiến, giai cấp tư sản không chỉ khôi phục lại
những của nền văn hóa Hi-La mà còn dựa trên những thành tựu về nhà nước và luật pháp của Hi-La cổ
đại để thiết lập nên thể chế chính trị và nền dân chủ của giai cấp tư sản. Các hình thức nhà nước quân
chủ và chế độ cộng hòa qua các giai đoạn lịch sử sau này chính là sự kế thừa và phát triển từ thể chế
chính trị của Hi Lạp và La Mã. Những thuật ngữ chính trị quen dùng ngày nay như: chính trị, dân chủ,
quân chủ, cộng hòađều có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp.
6. Thể thao
Thể thao Olympia của Hy Lạp cổ đại thể hiện tinh thần thượng võ và tín ngưỡng của các thành phố
Hy Lạp. Hình thức thể thao này được ra đời từ năm 776 TCN và kéo dài tới năm 393. Được tổ chức mỗi
4 năm tại Olympia, Hy Lạp, số môn tham gia thi đấu chính thức có lúc lên đến 292 bộ môn khác nhau.
Lịch sử xa xưa về các cuộc thi đấu Olympia của người Hy Lạp cổ đại bị phai mờ theo thời gian, tuy vậy
nó vẫn sống lâu dài trong các câu chuyện truyền thuyết và thần thoại Hy Lạp.
Thế vận hội Olympic ngày nay chính là sự bắt nguồn từ thể thao của Hi Lạp. Cũng 4 năm tổ chức
một lần tại các thành phố lớn, thế vận hội Olympic đã trở thành thành sân chơi thể thao của cả thế giới
với nhiều nội dung thi đấu phong phú và đa dạng. Olympic hiện nay là đỉnh cao của thể thao nhân loại.
Năm 2004 Olympic được tổ chức tại Athens – Hi Lạp, lần đầu tiên được trở về với nơi mà hoạt động thể
thao này đã ra đời từ thời cổ đại.
6. Tôn giáo
Thời cổ đại, người Hy Lạp theo đa thần giáo. Về sau khi tiếp xúc với nền văn hóa Hy Lạp, người
La Mã đã tiếp thu toàn bộ hệ thống thần thoại Hy Lạp và đổi tên gọi các vị thần Hy Lạp theo kiểu La
Mã.
Đến cuối thế kỉ thứ II - đầu thế kỉ thứ I – TCN, đạo Kitô ra đời ở La Mã. Trong buổi đầu, đạo Kitô
là tôn giáo của những người nghèo khổ, của những người chịu nhiều áp bức trong xã hội. đạo tuyên
truyền những tư tưởng bình đẳng, bác ái của con người trước Chúa, lòng tin nơi thiên đàng và lên án chế
độ thống trị hà khắc của chính quyền lúc bấy giờ. Đạo có nhiều ảnh hưởng đến các tầng lớp trong xã hội
và vượt ra khỏi phạm vi La Mã.
Hiện nay, đạo Kitô là một trong những tôn giáo lớn của thế giới, tầm ảnh hưởng lan rộng hầu khắp
các quốc gia.
Thời kì trung đại, cùng với những cuộc cải cách tôn giáo đã cho ra đời tôn giáo mới trên cơ sở sự
điều chỉnh và tách ra từ giáo hội Kitô: đạo Tin lành, Công giáo, Thiên chúa giáo...Đây đều là những tôn
giáo lớn và có tầm ảnh hưởng đến thế giới.
Tôn giáo phương Tây thời kì cổ trung đại qua các thời kì phát triển đã tác động nhiều mặt đến
nền văn hóa-nghệ thuật thế giới: kiến trúc, hội họa, đieu khắc và đời sống của con người. Hiện nay
mức độ ảnh hưởng của các tôn giáo đã mang tầm thế giới. Sự ảnh hưởng của các tôn giáo hiện nay đối
với thế giới là sự tác động đa chiều, nhiều mặt và phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau.
III. Kết luận
Những thành tựu rực rỡ của văn minh Hi-La cổ đại được ghi vào lịch sử nhân loại như những ánh
hào quang rực rỡ nhất. Cùng với những giá trị của văn minh thời kì trung đại mà điển hình là phong trào
văn hóa Phục hưng, văn minh phương Tây thời kì cổ trung đại đã đặt một nền tảng khá vững chắc cho
văn minh châu Âu nói riêng và mang đến cho nền văn hóa thế giới nói chung những thành tựu bất hủ
mọi thời đại. Giá trị và tầm ảnh hưởng của văn minh phương Tây cổ trung đại được khẳng định và thừa
nhận xét cho cùng chính là những giá trị có tầm ảnh hưởng đến thời đại ngày nay.
Khẳng định những giá trị và đóng góp của văn minh Hi-La cổ đại, Engels viết: “Dại dột là những
ai không thấy hết giá trị của thời cổ đại Hi Lạp đối với chủ nghĩa xã hội vừa chiến thắng trong sự
nghiệp xây dựng lại đời sống nhân loại” và “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hi Lạp, không
có nghệ thuật và khoa học Hi Lạp; không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia La Mã. Mà không có cơ
sở của văn minh Hy Lạp và Đế quốc La Mã thì cũng không có châu Âu hiện đại”. Nói như vậy để thấy
được giá trị và tầm ảnh hưởng của văn minh phương Tây thời kì cổ trung đại đối với nền văn hóa thế
giới lớn như thế nào.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_quan_ve_phuong_tay_co_trung_dai_1916_2181384.pdf