Tài liệu Tổng quan về phẫu thuật điều trị viêm tụy mạn - Sỏi tụy: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 145
TỔNG QUAN VỀ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM TUỴ MẠN - SỎI TỤY
Phan Minh Trí, Võ Trường Quốc*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đau kéo dài là triệu chứng thường gặp của viêm tuỵ mạn. Do đó, các biện pháp làm giảm đau
và cải thiện chất lượng sống là tiêu chí hàng đầu trong điều trị bệnh nhân. Mục tiêu của bài tổng quan này là để
tổng kết lại những hiểu biết có sẵn trong việc chọn lựa phương pháp điều trị phẫu thuật cho các bệnh nhân viêm
tuỵ mạn, sỏi tuỵ.
Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp các bài báo và kiến thức có sẵn trên Medline và thư viện Cochrane,
được viết theo tiêu chuẩn PRISMA cho một bài tổng quan và phân tích tổng hợp. Bài tổng quan này chỉ giới hạn
tham khảo các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng ngẫu nhiên và các nghiên cứu phân tích tổng hợp. Tài liệu
tham khảo được trích dẫn có liên quan tới chủ đề phẫu thuật trong viêm tuỵ mạn. Kết quả được đánh giá bởi
nghiên cứu viên để chọ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về phẫu thuật điều trị viêm tụy mạn - Sỏi tụy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 145
TỔNG QUAN VỀ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM TUỴ MẠN - SỎI TỤY
Phan Minh Trí, Võ Trường Quốc*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đau kéo dài là triệu chứng thường gặp của viêm tuỵ mạn. Do đó, các biện pháp làm giảm đau
và cải thiện chất lượng sống là tiêu chí hàng đầu trong điều trị bệnh nhân. Mục tiêu của bài tổng quan này là để
tổng kết lại những hiểu biết có sẵn trong việc chọn lựa phương pháp điều trị phẫu thuật cho các bệnh nhân viêm
tuỵ mạn, sỏi tuỵ.
Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp các bài báo và kiến thức có sẵn trên Medline và thư viện Cochrane,
được viết theo tiêu chuẩn PRISMA cho một bài tổng quan và phân tích tổng hợp. Bài tổng quan này chỉ giới hạn
tham khảo các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng ngẫu nhiên và các nghiên cứu phân tích tổng hợp. Tài liệu
tham khảo được trích dẫn có liên quan tới chủ đề phẫu thuật trong viêm tuỵ mạn. Kết quả được đánh giá bởi
nghiên cứu viên để chọn lọc những dữ liệu có giá trị nhất về mặt khuyến cáo.
Kết quả: Có tổng cộng 419 bài tóm tắt được tham khảo trên hệ thống Pubmed, trong đó có 385 bài báo bị
loại trừ do nghiên cứu không đặc hiệu cho riêng điều trị phẫu thuật viêm tuỵ mạn hoặc bị trùng lắp. Do vậy nên,
chúng tôi hệ thống được 34 bài toàn văn để đưa vào tổng quan.
Kết luận: Có nhiều phương pháp giảm đau cho bệnh nhân viêm tuỵ mạn từ nội khoa, nội soi dẫn lưu ống
tuỵ, phong bế thần kinh tạng đến can thiệp phẫu thuật. Các nghiên cứu gần đây khuyến cáo điều trị phẫu thuật
được xem là tốt hơn cả can thiệp nội soi bởi vì nó hiệu quả hơn, đặc hiệu hơn và cho kết quả lâu dài tốt hơn. Tuỳ
vào các hình thái thương tổn nhu mô tuỵ mà có phương pháp điều trị phẫu thuật thích hợp cho bệnh nhân viêm
tuỵ mạn, sỏi tuỵ.
Từ khoá: Đau trong viêm tuỵ mạn, phương pháp giảm đau, điều trị phẫu thuật.
ABSTRACT
SURGERY IN PANCREATIC STONES, CHRONIC PANCREATITIS: A REVIEW
PhanMinh Tri, Vo Truong Quoc
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 145-149
Introduction: Prolonged pain is a common symptom of chronic pancreatitis. As a result, pain management
and quality of life are the primary criterias in those patients. The objective of this review is to summarize some
knowledge about surgical treatment that suitable for patients with chronic pancreatitis.
Method: A collection of articles and knowledge available on Medline and the Cochrane Library, be written in
accordance with the PRISMA standard for a review and meta-analysis. This review is limited in references to
Randomized Controlled Trials and meta-analysis studies. References are cited in relation to surgery for chronic
pancreatitis. The results were evaluated by researchers to select the most valuable data on evidence-based practice.
Results: There were a total of 419 abstracts referenced in the Pubmed system, of which 385 articles were
excluded due to non-specific study of surgery or coincidence. Therefore, we have 34 full-text articles to be included
in the review.
Conclusion: There are many pain-relieving methods for chronic pancreatitis patients, from medical
treatment, endoscopy, denervation procedure to surgical intervention. Recent studies suggest that surgical
treatment is considered to be superior to endoscopic intervention because it is more effective, more specific, and
* Bộ môn Ngoại tổng quát, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Phan Minh Trí ĐT: 0914157733 Email: phanminhtri2000@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 146
results in better long-term outcomes. Depending on the parenchymal injury’s form, there is a surgical treatment
suitable for patients with chronic pancreatitis.
Keywords: pain in chronic pancreatitis, pain relief, surgical treatment.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tuỵ mạn là quá trình viêm, lành tính,
tái đi tái lại nhiều lần, tiến triển mạn tính, kết
quả gây ra sự thay đổi mô tuỵ nội, ngoại tiết
bằng các mô sợi viêm. Ngoài ra, còn có sự vôi
hoá, tạo sỏi, dãn ống tuỵ và tạo sẹo hẹp trong
nhu mô tuỵ. Đau bụng vùng thượng vị hoặc
bụng trên trái là triệu chứng thường gặp nhất
(chiếm 70%) của viêm tuỵ mạn.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác
nhau trong điều trị viêm tuỵ mạn. Mỗi phương
pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Vậy
phương pháp phẫu thuật nào là chọn lựa thích
hợp cho các bệnh nhân viêm tuỵ mạn trong vấn
đề giảm đau và chất lượng cuộc sống sau mổ.
Mục đích của bài báo này là để tổng kết và so
sánh hiệu quả của các lựa chọn phẫu thuật điều
trị viêm tuỵ mạn (dựa trên mức độ khuyến cáo
của các nghiên cứu).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu các dữ liệu trên MEDLINE,
PubMed và thư viện Cochrane, các từ khoá được
sử dụng để tra cứu cùng liên quan tới vấn đề
“viêm tuỵ mạn”. Chúng tôi tìm các bài báo đã
được xuất bản tới hết năm 2017. Các nghiên cứu
chỉ giới hạn từ những bài báo tiếng Anh, các
nghiên cứu lâm sàng có nhóm chứng và các bài
phân tích tổng hợp để gia tăng mức độ chứng cứ
cao nhất.
KẾT QUẢ
Có 34 bài toàn văn liên quan đến vấn đề
nghiên cứu được tổng kết, chúng tôi chỉ đề cập
đến các chỉ định ngoại khoa trong điều trị viêm
tuỵ mạn.
Lịch sử phát triển các phương pháp phẫu
thuật cho viêm tuỵ mạn
Chỉ định cổ điển của phẫu thuật trong viêm
tuỵ mạn là chít hẹp ống mật hoặc tá tràng, tắc
nghẽn mạch máu, nang giả tuỵ, nghi ngờ tân
sinh ác tính và thất bại trong điều trị với thuốc
giảm đau. Mục đích của phẫu thuật vẫn là làm
giảm đau và bảo tồn mô tuỵ. Một nghiên cứu
của Nealon và Thompson cho rằng phẫu thuật
giải áp ống tuỵ nên được chỉ định sớm trên bệnh
nhân viêm tuỵ mạn vì có thể làm giảm tiến trình
tắt nghẽn ống tuỵ. Ihse và cộng sự cũng có kết
luận tương tự đối với các bệnh nhân có dãn ống
tuỵ. Chất lượng cuộc sống về mặt thể chất và
tinh thần đều cải thiện so với không phẫu thuật.
Do đó, các nghiên cứu khuyến cáo nên chỉ định
phẫu thuật trong vòng 3 năm kể từ thời điểm
khởi phát triệu chứng là tốt nhất.
Nỗ lực phẫu thuật giảm đau trong viêm
tuỵ mạn đã được khởi phát từ những năm đầu
của thế kỷ 19 và tập trung vào việc dẫn lưu
ống tuỵ. Sau phẫu thuật dẫn lưu, bệnh nhân
ghi nhận chất lượng cuộc sống được cải thiện
rõ rệt. Kể từ đó, phẫu thuật điều trị viêm tuỵ
mạn ngày càng phát triển. Duval và Zollinger
năm 1954 đã giới thiệu phương pháp cắt tuỵ
xa và cắt lách, ống tuỵ được dẫn lưu tận-bên
với hỗng tràng. Năm 1958, Puestow và
Gillesby là những người đầu tiên kết hợp cắt
đuôi tuỵ với mở dọc ống tuỵ và tạo miệng nối
tuỵ-ruột(5). Chỉ 2 năm sau đó, Partington và
Rochelle(4) phát triển phương pháp mới gọi là
phẫu thuật Puestow-Gillesby cải biên, trong đó
để lại đuôi tuỵ và chỉ mở rộng ống tuỵ. Kỹ
thuật này ngày nay gọi là phẫu thuật
Partington – Rochelle và thường được sử dụng
trên lâm sàng, cho thấy ít biến chứng và tử
vong, đặc biệt ở những bệnh nhân có đường
kính ống tuỵ dãn trên 7 mm. Tác dụng giảm
đau từ 60-70%, và thậm chí cao hơn tới 98%
trong vài báo cáo.
Phẫu thuật dẫn lưu thường là không hiệu
quả đối với bệnh nhân không giãn ống tuỵ. Cảm
giác đau ở những bệnh nhân này thường phát
sinh từ các dây thần kinh bản thể trong đầu tuỵ,
đã được mô tả từ trước. Trước khi khám phá ra
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 147
sự thay đổi về thay đổi về thần kinh bản thể, thì
đầu tuỵ đã được biết đến là nơi phát sinh ra các
cơn đau và trở thành một khối viêm. Do giả
thuyết trên nên đã phát triển các phẫu thuật về
cắt đầu tuỵ. Phẫu thuật Kausch-Whipple - cắt
đầu tuỵ, tá tràng, túi mật và môn vị đã được
thực hiện từ những năm đầu thế kỷ 19 để điều
trị bệnh lý ác tính vùng đầu tuỵ và quanh bóng
Vater, nhưng cuối cùng cũng được sử dụng cho
bệnh lý viêm lành tính vùng đầu tuỵ. Hai tác giả
Traverso và Longmire vào năm 1978 cũng thực
hiện cắt khối tá – tuỵ nhưng cải tiến ở chỗ bảo
tồn môn vị. Điểm chung của phẫu thuật cắt khối
tá tuỵ trong điều trị đau do khối viêm mạn tính
vùng đầu tuỵ là hiệu quả giảm đau khoảng 90%
trường hợp, nhưng tỉ lệ biến chứng sau mổ cao
như: rò tuỵ, chảy máu, nhiễm trùng. Do đó
năm 1972, Han –Gunther Beger đã giới thiệu
phương pháp cắt đầu tuỵ bảo tồn môn vị(2).
Trong phẫu thuật Beger, cổ tuỵ được bóc tách
khỏi tĩnh mạch cửa, chừa lại tá tràng và đoạn
cuối ống mật đi trong đầu tuỵ. Đến năm 1985,
Frey cải tiến phẫu thuật Beger, cũng liên quan
tới việc cắt bảo tồn tá tràng, tuy nhiên đầu tuỵ
không bị cắt bỏ hoàn toàn và ống tuỵ được mở
rộng, qua đó dẫn lưu qua miệng nối tuỵ-hỗng
tràng. Kỹ thuật Frey dễ thực hiện hơn phẫu
thuật Beger vì không đòi hỏi cắt tuỵ phía trên
tĩnh mạch cửa. Năm 2001, Markus W Buchler
cùng các cộng sự tại Berne - Thuỵ Sĩ đã cải biên
phương pháp của Beger, chỉ cắt một phần dầu
tuỵ và nối tuỵ - hỗng tràng bên – bên, được gọi
là kỹ thuật Berne(2). Năm 1998, Izbicki và cộng
sự giới thiệu một phương pháp bảo tồn nhu mô
khác đó là xẻ dọc mặt trước tuỵ dạng chữ V -
ngày nay không phổ biến lắm - nhưng vẫn còn
là một lựa chọn điều trị, nhất là ở những bệnh
nhân có ống tuỵ nhỏ.
Chỉ định điều trị phẫu thuật(1)
Đau kéo dài không giảm bằng các biện pháp
điều trị không phẫu thuật hoặc thường xuyên
phải vào viện vì các đợt đau bụng cấp.
Có biến chứng chèn ép cơ quan lân cận do
quá trình xơ hóa tụy: hẹp đường mật, hẹp tá
tràng, tắc tĩnh mạch lách, tăng áp lực tĩnh mạch
cửa và chảy máu do dãn tĩnh mạch dạ dày, hẹp
đại tràng có triệu chứng.
Biến chứng do vỡ ống tụy: nang giả tụy kéo
dài hoặc có triệu chứng, rò tụy không đáp ứng
với các biện pháp điều trị không phẫu thuật...
Điều trị bằng thủ thuật thất bại.
Nghi ngờ ung thư tụy. Bệnh nhân viêm tuỵ
mạn có nguy cơ ung thư tụy cao gấp 15 lần(3).
Các nghiên cứu về kết quả phẫu thuật
Các phẫu thuật dẫn lưu
Đa số an toàn, tỉ lệ tử vong dưới 5%, tỉ lệ
giảm đau sau mổ đạt 80%, hiệu quả trên các
bệnh nhân có dãn ống tuỵ chính. Tuy nhiên sau
2 năm theo dõi vẫn có 40% trường hợp đau tái
phát, bắt đầu xuất hiện các biến chứng như tắc
mật, tắc tá tràng.
Các phẫu thuật cắt tuỵ
Cắt khối tá tuỵ
Tỉ lệ tử vong 1%, biến chứng cao 30-50%.
Cắt khối tá tuỵ bảo tồn môn vị: một nhiên
cứu lâm sàng có nhóm chứng ngẫu nhiên so
sánh 72 bệnh nhân cắt khối tá tuỵ và cắt khối tá
tuỵ bảo tồn môn vị cho viêm tuỵ mạn cho kết
quả như nhau về tỉ lệ giảm đau, tình trạng dinh
dưỡng, tiểu đường và tình trạng cần sử men tuỵ
hỗ trợ. Biến chứng chậm tống xuất dạ dày cao
hơn sau phẫu thuật cắt khối tá tuỵ bảo tồn môn
vị (33% so với 12%).
Phẫu thuật Beger
Tỉ lệ tử vong sau mổ chiếm 0-2%, biến chứng
15-54%, tỉ lệ giảm đau sau 5 năm đạt 80%, bảo
tồn được chức năng nội, ngoại tiết, chất lượng
sống đạt 69%, chỉ số Karnofky từ 90-100%(2).
So sánh các phương pháp phẫu thuật
Tác giả Cahen D.L trong nghiên cứu 39 bệnh
nhân viêm tuỵ mạn (19 bệnh nhân được nội soi
giải áp và 20 bệnh nhân được phẫu thuật). Theo
dõi sau 24 tháng ghi nhận chỉ 32% giảm đau ở
nhóm nội soi so với 75% ở nhóm phẫu thuật
(p=0,007). Không thay đổi về tỉ lệ biến chứng,
thời gian nằm viện, chức năng tuỵ (p<0,001).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 148
Tác giả Klempa khi so sánh phẫu thuật Beger
và phẫu thuật cắt khối tá tuỵ/ cắt khối tá tuỵ bảo
tồn môn vị ghi nhận: tỉ lệ giảm đau sau 3,5 – 5
năm là 75% trong phẫu thuật Beger so với 47%
trong phẫu thuật cắt khối tá tuỵ, tỉ lệ tăng BMI
trong phẫu thuật Beger là 80% so với 29% trong
cắt khối tá tuỵ, thời gian mổ trung bình ngắn
hơn (368 phút so với 435 phút), thời gain nằm
viện ngắn hơn.
Tác giả Izbicki so sánh phẫu thuật Frey với
cắt khối tá tuỵ bảo tồn môn vị ghi nhận: tỉ lệ biến
chứng sau 24 tháng của phẫu thuật Frey ít hơn
(19% so với 53%), tỉ lệ giảm đau như nhau (94%
so với 95%), chất lượng cuộc sống cải thiện hơn
(71% so với 43%).
Phẫu thuật điều trị viêm tuỵ mạn tại bệnh
viện Chợ Rẫy
Tác giả Đồng Ngọc Quang (luận văn
Chuyên khoa II năm 2017) khi nghiên cứu 53
trường hợp phẫu thuật Partington điều trị sỏi
tuỵ, viêm tuỵ mạn trong 5 năm (2012-2017) cho
thấy: phương pháp này thích hợp cho các bệnh
nhân có dãn ống tuỵ, tỉ lệ biến chứng chảy máu
chiếm 9,4%, một trường hợp có rò tuỵ, một
trường hợp tắc mật sau mổ. Một nghiên cứu tiến
cứu đánh giá 58 trường hợp điều trị phẫu thuật
viêm tuỵ mạn, sỏi tuỵ trong thời gian từ 1/2016
đến 4/2017 tại bệnh viện Chợ Rẫy (tác giả Mai
Đại Ngà – luận văn Bác sĩ Nội trú năm 2017) cho
thấy việc lựa chọn phương pháp cắt nhu mô tụy
phụ thuộc vào kinh nghiệm và thói quen của
phẫu thuật viên: 100% bệnh nhân có khối viêm
đầu tụy được thực hiện các phẫu thuật cắt đầu
tụy. Trong khi đó, chỉ có 25% bệnh nhân có nang
đầu tụy được cắt đầu tụy, tỉ lệ này trên bệnh
nhân có sỏi đầu tụy là 19,2%, trên bệnh nhân tắc
mật là 12,5%.
Các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong điều
trị viêm tuỵ mạn, sỏi tuỵ
Phẫu thuật nội soi ra đời từ những năm cuối
thập niên 1980. Đến năm 1994, Gagner và Pomp
thực hiện phẫu thuật nội soi cắt khối tá tuỵ bảo
tồn môn vị đầu tiên cho bệnh nhân viêm tuỵ
mạn, bệnh nhân sau mổ có biến chứng chậm
tống xuất dạ dày và nằm viện 30 ngày. Tác giả
Cuschieri nghiên cứu 5 trường hợp phẫu thuật
nội soi cắt đuôi tuỵ kèm cắt lách cho các bệnh
nhân viêm tuỵ mạn, cho thấy thời gian nằm viện
ngắn, không có biến chứng sau mổ. Kể từ đó,
phẫu thuật nội soi ngày càng phát triển trong
phẫu thuật cắt nối tuỵ. Gần đây, phẫu thuật
robot với tầm quan sát rộng, ít rung và khâu nối
chính xác cũng được áp dụng trên các bệnh nhân
viêm tuỵ mạn.
Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong cắt toàn
bộ tuỵ
Trường hợp cắt toàn bộ tuỵ áp dụng cho
những bệnh nhân viêm tuỵ mạn thất bại với nội
khoa, nội soi giải áp và phẫu thuật. Phẫu thuật
này rất hiếm gặp và chỉ áp dụng cho các bệnh
nhân có ống tuỵ nhỏ, không kèm đái tháo
đường. Galvani và cộng sự mô tả 6 trường hợp
phẫu thuật robot cắt toàn bộ tuỵ cho bệnh nhân
viêm tuỵ mạn, cho thấy không có tai biến trong
mổ, không có trường hợp chuyển mổ mở, không
có tử vong hay biến chứng sau mổ.
Phẫu thuật nối tuỵ - hỗng tràng bên –bên
(Puestow cải biên)
Năm 1954, Du Val(3) mô tả phương pháp nối
tuỵ- hỗng tràng tận- tận cho bệnh nhân viêm tuỵ
mạn. Gagner và Kurian đã báo cáo 5 trường hợp
phẫu thuật nội soi nối tuỵ- hỗng tràng bên- bên
thành công. Tại Ấn Độ, Tantia báo cáo 17 trường
hợp phẫu thuật nội soi nối tuỵ- hỗng tràng bên-
bên, tỉ lệ biến chứng là 11,8%, trong đó có một
trường hợp nhiễm trùng vết mổ và một trường
hợp thoát vị nội cần phẫu thuật lại. Trong khi
đó, trong 12 trường hợp phẫu thuật nội soi của
tác giả Palanivelu, không có tử vong và biến
chứng sau mổ, 83,3% bệnh nhân giảm đau khi
theo dõi sau 4,4 năm. Đã có 1 trường hợp phẫu
thuật robot nối tuy-hỗng tràng bên-bên được
báo cáo, trên bệnh nhân 14 tuổi có viêm tuỵ mạn:
không ghi nhận biến chứng hay tử vong sau mổ,
không còn triệu chứng sau 2 năm theo dõi.
Phẫu thuật Frey xâm lấn tối thiểu
Zang và cộng sự thực hiện phẫu thuật Frey
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 149
nội soi cho 37 bệnh nhân: 2 trường hợp phải
chuyển mổ do không quan sát được ống tuỵ.
Một trường hợp biến chứng chảy máu sau mổ.
Tất cả các bệnh nhân đều giảm đau sau mổ khi
theo dõi sau 3 tháng. Tác giả Killburn mô tả 4
trường hợp phẫu thuật Frey nội soi, chỉ có 1
trường hợp biến chứng rò tuỵ kèm chảy máu.
Sau 6 tháng theo dõi, tất cả 4 bệnh nhân đều
giảm đau.
Phẫu thuật Berne xâm lấn tối thiểu
Chỉ một trường hợp phẫu thuật Berne qua
nội soi được thực hiện, không ghi nhận biến
chứng hay tử vong sau mổ, bệnh nhân xuất viện
sau 5 ngày. Sau 16 tháng theo dõi, bệnh nhân
cảm thấy giảm đau và chỉ cần sử dụng 1/3 liều
giảm đau so với trước mổ.
KẾT LUẬN
Hai mục tiêu chính của điều trị viêm tuỵ
mạn là làm giảm đau lâu dài và tăng chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân. Nếu triệu chứng đau
không cải thiện bằng phương pháp nội khoa, thì
phẫu thuật là lựa chọn điều trị ưu tiên hơn cả.
Các phẫu thuật cắt nhu mô tuỵ ngày nay có thể
được thực hiện với tỉ lệ biến chứng thấp và cho
kết quả giảm đau lâu dài ở bệnh nhân viêm tuỵ
mạn. Có nhiều phương pháp phẫu thuật với
những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, được
lựa chọn tuỳ theo hình thái tổn thương trong
viêm tuỵ mạn. Tuy nhiên, đa số nghiên cứu đều
có cỡ mẫu tương đối ít và mức độ chứng cứ
không cao. Vì thế, cần có thêm các nghiên cứu
đối chứng ngẫu nhiên với quy mô lớn hơn và
khảo sát trong thời gian dài để làm tăng mức độ
khuyến cáo đối với các phương pháp phẫu thuật
thích hợp điều trị bệnh nhân viêm tuỵ mạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anaparthy R, Pasricha PJ (2008). Pain and chronic
pancreatitis: is it the plumbing or the wiring? Curr
Gastroenterol Rep, 10 (2):pp. 101-6.
2. Beger HG, Krautzberger W, Bittner R, Buchler M, Limmer J
(1985). Duodenum-preserving resection of the head of the
pancreas in patients with severe chronic pancreatitis. Surgery,
97(4):pp. 467-73.
3. Duval MK (1954). Caudal pancreatico-jejunostomy for chronic
relapsing pancreatitis. AnnSurg, 140:775–785.
4. Partington PF, Rochelle RE (1960). Modified Puestow
procedure for retrograde drainage of the pancreatic duct.
AnnSurg, 152:1037–1043.
5. Puestow CB, Gillesby WJ (1958). Retrograde surgical drainage
of pancreas for chronic relapsing pancreatitis. AMAArchSurg,
76: 898–907.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_quan_ve_phau_thuat_dieu_tri_viem_tuy_man_soi_tuy.pdf