Tài liệu Tổng quan về nhà máy chế biến: CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY BIA BẾN THÀNH
Nhà máy Bia Bến Thành tiền thân là xưởng nước giải khát Bến Thành, được thành lập theo giấy phép số : 02/QĐ do Ban giám đốc Công ty Nông Lâm Hải Sản 7 – Quân khu 7 ký ngày 10/2/1994, chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ngày 1/4/1994.
Những cột mốc thời gian đáng ghi nhớ trong quá trình sản xuất kinh doanh
Từ năm 1994 – 1995: Sản xuất nước ngọt Bến Thành các loại như: Nước trái cây, bạc hà, chanh, coca, xá xị và rượu nhẹ có gaz Bến Thành.
Từ năm 1996, bắt đầu chuyển đổi công nghệ, nhập dây chuyền sản xuất nước giải khát lên men và sữa đậu nành Bến Thành.
Từ tháng 6/1996 đến nay: Liên tục cải tiến công nghệ và quy trình kỹ thuật để sản xuất bia Bến Thành các loại (bia chai, bia hơi, bia tươi Flash) và sữa đậu nành, nước tăng lực, nước giải khá...
11 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về nhà máy chế biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY BIA BẾN THÀNH
Nhà máy Bia Bến Thành tiền thân là xưởng nước giải khát Bến Thành, được thành lập theo giấy phép số : 02/QĐ do Ban giám đốc Công ty Nông Lâm Hải Sản 7 – Quân khu 7 ký ngày 10/2/1994, chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ngày 1/4/1994.
Những cột mốc thời gian đáng ghi nhớ trong quá trình sản xuất kinh doanh
Từ năm 1994 – 1995: Sản xuất nước ngọt Bến Thành các loại như: Nước trái cây, bạc hà, chanh, coca, xá xị và rượu nhẹ có gaz Bến Thành.
Từ năm 1996, bắt đầu chuyển đổi công nghệ, nhập dây chuyền sản xuất nước giải khát lên men và sữa đậu nành Bến Thành.
Từ tháng 6/1996 đến nay: Liên tục cải tiến công nghệ và quy trình kỹ thuật để sản xuất bia Bến Thành các loại (bia chai, bia hơi, bia tươi Flash) và sữa đậu nành, nước tăng lực, nước giải khát các loại.
Nhờ vào dây chuyền công nghệ tiên tiến với các thiết bị máy móc hiện đại, các nhiên liệu đều được nhập từ các nước Đức, Mỹ, Uùc, nhờ đó sản phẩm của nhà máy với chất lượng cao đã được khách hàng chấp nhận, đã có mặt hầu hết trên thị trường các tỉnh miền Trung, cao nguyên Trung bộ, miền Đông Nam Bộ, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và TPHCM. Về chất lượng sản phẩm: Có thể tóm tắt quá trình công nghệ tiên tiến trong sản xuất bia của Nhà máy như sau:
Malt và Houbon được nhập từ Uùc, Đức có chất lượng cao và ổn định.
Hệ thống nấu được điều khiển theo cấu hình nhà nấu ba nồi gồm các công đoạn hồ hóa, dịch hóa, đạm hóa và đường hóa. Thời gian và nhiệt độ nấu được kiểm tra bằng hệ thống điện tử tự ghi.
Giai đoạn lên men dài ngày: Là quá trình sinh hóa tự nhiên và thuần khiết, chuyển hóa Hydratcacbon, đạm, khoáng, vitamin, … dưới tác dụng của men giống thuần chủng Saccharomycess Carlsbergensis tạo ra sản phẩm tổng hợp độc đáo, thuần khiết mang hương vị đặc trưng của Bia Bến Thành.
Hệ thống thiết bị chai: Dây chuyền công nghệ chiết chai là một hệ thống thiết bị hoàn chỉnh, khép kín bao gồm: Máy gắp chai, máy rữa, máy chiết, máy hấp thanh trùng, máy dán nhãn.
3.1.1. Các giải thưởng chất lượng
Sản phẩm Nhà máy liên tục đạt nhiều Huy chương vàng như : HCV Hội chợ quốc tế Cần Thơ; Hội chợ Triển lãm Thương mại Quốc tế Quang Trung (TPHCM) do Sở KHCN Môi trường duyệt cấp; Hội chợ quốc tế TPHCM (Trung tâm HIEEC) tháng 4/1998.
Tháng 4/2000: Đạt thêm 2 HCV sản phẩm chất lượng cao và 2 HCV sản phẩm độc đáo và phong cách tiếp thị độc đáo tại Hội chợ Quang Trung TPHCM.
Năm 2001: Bia Bến Thành tiếp tục được người tiêu dùng bầu chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao trong 4 năm liền (1999 – 2001).
Bia Bến Thành đoạt danh hiệu là một trong ba sản phẩm bia của Việt Nam sản xuất chất lượng hàng đầu trong cả nước của ngành bia do người Việt Nam sản xuất (2000); và Number One là một trong ba sản phẩm nước giải khát hàng đầu tại Việt Nam (2002) do người tiêu dùng bình chọn.
Điều gì đã giúp cho Nhà máy bia và NGK Bến Thành từ một đơn vị nhỏ sinh sau đẻ muộn , hoạt động trong một ngành mà tính cạnh tranh rất quyết liệt lại nhanh chóng xác định và củng cố vị thế thị trường của mình? Có thể lý giải bằng chính sách chất lượng toàn diện của Nhà máy, điều cốt lõi về thành tích này nằm trong bí quyết về chất lượng.
3.1.2. Quy mô sản xuất
Hiện nay Nhà máy đang phát triển quy mô sản xuất trên ba phân xưởng:
Ø Phân xưởng 169 Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh.
Ø Phân xưởng 441 Phan Văn Trị, phường 5, quận Gò Vấp.
Ø Phân xưởng 219 Quốc lộ 13, tỉnh Bình Dương.
Trong đó, phân xưởng ở Bình Dương vừa mới được đầu tư mới toàn bộ. Đây là một nhà máy bia hiện đại, hoàn chỉnh gồm từ silo chứa (nồi chứa), nhà nấu bia, hệ thống tank lên men (hệ thống những dụng cụ chứa để lên men), hệ thống gây men, lọc nhiều cấp, phòng chiết vô trùng, dây chuyền chiết hiện đại, hoàn chỉnh, hoàn toàn tự động của Đức được thực hiện trên hệ điều hành Brewmaxx và Botex tại phòng điều khiển trung tâm của Nhà máy… nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
3.2. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Do quá trình phát triển nhanh chóng của Nhà máy với khả năng phát triển mạnh mẽ, cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của Nhà máy cũng biến đổi không ngừng nhằm phát triển về cơ cấu tổ chức cũng như chất lượng lao động của cán bộ công nhân viên của Nhà máy. Điều này thể hiện qua số liệu thống kê trong bảng sau:
Đơn vị tính: Người
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Tổng số lao động
185
222
237
Trình độ Đại học
20
32
53
Trình độ trung cấp
35
38
60
Công nhân kỹ thuật
32
45
40
Lao động phổ thông
98
107
84
Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của Nhà máy trong ba năm gần đây
3.2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty
GIÁM ĐỐC
Phòng QA
Phòng CNTT
PGĐ Tài chính
PGĐ Thường trực
PGĐ Sản xuất
PGĐ Kinh doanh
P. Bán hàng
P. Vật tư
P. Hành chính
P. Kháchàng
P. Kinh doanh
P. Tiếp thị
P. Bảo trì
P. Kế toán
P. Công nghệ
P. KCS
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của Nhà máy
3.2.2. Nhiệm vụ của phòng QA
Trưởng phòng QA tổ chức phân công công việc đến từng nhân viên để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, duy trì hoạt động của hệ thống theo đúng quy định đã được ban hành, đồng thời phối hợp với các đơn vị khác để thực hiện mục tiêu chất lượng của Nhà Máy đề ra.
Các nhân viên phòng QA điều hành các công việc liên quan đến trạng thái kiểm tra, thử nghiệm, liên quan đến kiểm tra chất lượng sản phẩm, nguyên vật liệu, và kiểm soát các thiết bị kiểm nghiệm đo lường có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo các nguyên liệu đầu vào luôn phù hợp với các yêu cầu qui định của Nhà Máy và đảm bảo chất lượng thành phẩm xuất xưởng luôn đạt yêu cầu kỹ thuật, và đề xuất các biện pháp hợp lý hóa công tác quản lý nhằm giúp Tổng Giám Đốc thực hiện công tác hữu hiệu hơn.
Kiểm soát viên của phòng QA báo cáo tình hình khiếu nại của khách hàng, tìm nguyên nhân gốc rễ, tham gia và giám sát việc xử lý sản phẩm không phù hợp, yêu cầu và giám sát việc thực hiện các hoạt động khắc phục phòng ngừa.
Phòng QA phối hợp các phòng ban chức năng để thực hiện trách nhiệm được giao.
3.3. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NHÀ MÁY TRONG NHỮNG NĂM QUA
Tổng vốn cố định của Nhà máy: 325. 200 Triệu đồng Việt Nam
Vốn cố định: 245. 200 Triệu đồng Việt Nam
Nhà xưởng: 68. 800 Triệu đồng Việt Nam Máy móc thiết bị: 176. 400 Triệu đồng Việt Nam
Vốn lưu động: 80. 000 Triệu đồng Việt Nam
Sau đây sẽ xem xét sơ qua hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Nhà máy trong ba năm gần đây:
Năm
2001
2002
2003
Đơn vị tính
Doanh thu
186.245
265.985
430.090
Triệu đồng
Chi phí
191.787
221.783
338.432
Triệu đồng
EBIT
36.781
44.202
91.675
Triệu đồng
EAT
24.968
30.057
62.327
Triệu đồng
Tổng lao động
185
222
237
Người
Thu nhập bình quân
950
1.050
1.165
Ngàn đồng/người
Bảng 3.2: Bảng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
3.4. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY
3.4.1. Giới thiệu về hệ thống chất lượng
Công ty áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 để thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng để chứng minh khả năng của Công ty cung cấp một cách ổn định các sản phẩm bia và nước giải khát các loại, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu luật định (nếu có). Công ty đảm bảo việc thỏa mãn khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng bao gồm cải tiến liên tục và phòng ngừa sự không phù hợp.
Công ty áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:1996 để thực hiện duy trì và cải tiến hệ thống môi trường để kiểm soát các khía cạnh môi trường mà Công ty đã công bố.
Công ty cam kết xác định, lập văn bản, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng và môi trường, cải tiến liên tục tính hiệu quả của hệ thống phù hợp với các yêu cầu của ISO 9001:2000 và 14001:1996.
Các văn bản của hệ thống chất lượng và môi trường trong Công ty bao gồm:
Chính sách chất lượng và môi trường, các mục tiêu chất lượng và môi trường.
Sổ tay chất lượng và môi trường.
Các thủ tục dạng văn bản do ISO 9001:2000 và ISO 14001:1996 yêu cầu và các tài liệu cần thiết do Công ty xác định để đảm bảo việc kiểm soát, điều hành, hoạch định có hiệu lực các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng và môi trường.
Hướng dẫn công việc, sơ đồ quản lý chất lượng, kế hoạch hành động, sơ đồ kiểm soát quá trình, kế hoạch kiểm soát quá trình, kế hoạch kiểm tra thử nghiệm, bản vẽ, các tài liệu kỹ thuật.
Các hệ số chất lượng do tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14001:1996 yêu cầu.
Cấu trúc hệ thống tài liệu có trong Công ty như sau:
Sổ tay chất lượng, chính sách chất lượng và môi trường
Thủ tục
Hướng dẫn công việc, sơ đồ quản lý chất lượng, mục tiêu chất lượng môi trường, kế hoạch hành động, sơ đồ kiểm soát quá trình, kế hoạch kiểm soát quá trình, kế hoạch kiểm tra thử nghiệm, bản vẽ các tài liệu kỹ thuật.
Hồ sơ, biểu mẫu
3.4.2. Chính sách chất lượng và môi trường
Định hướng phát triển của Nhà máy bia và NGK Bến Thành theo phương châm: “Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng không bằng ngày mai”. Chính sách của Nhà máy là:
“Thực hiện chất lượng toàn diện, thỏa mãn cao nhất mọi nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng và các bên liên quan, liên tục cải tiến các điều kiện tác động môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và cam kết thực hiện đúng pháp luật quản lý môi trường”.
Giám đốc Nhà máy bia và NGK Bến Thành đảm bảo tạo mọi điều kiện để thực hiện chính sách trên và kêu gọi mọi thành viên tích cực thực hiện chính sách này của Công ty.
Ban lãnh đạo nhà máy đảm bảo rằng, chính sách này được phổ biến đến toàn thể cán bộ CNV để mọi người thấu hiểu, thực hiện và duy trì ở tất cả các cấp.
Chính sách này là cơ sở để xây dựng và xem xét sự phù hợp của các mục tiêu chất lượng môi trường, các mục tiêu được giám đốc phê duyệt.
Triển khai và thực hiện triệt để chính sách chất lượng và môi trường:
Trưởng các bộ phận hoạch định kế hoạch đạt mục tiêu chất lượng và môi trường, triển khai việc thực hiện xuống nhân viên.
Đại diện lãnh đạo quản lý tình hình hoàn thành mục tiêu và báo cáo cho Giám đốc.
Các trưởng bộ phận tiếp thu chính sách, mục tiêu chất lượng và môi trường xúc tiến việc thực hiện kế hoạch đã lập để đạt mục tiêu.
Để đảm bảo chính sách chất lượng và môi trường được thấu hiểu, được thực hiện ở tất cả các cấp, ban lãnh đạo sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như bích chương, khẩu hiệu, đào tạo.
Chính sách này được xem xét định kỳ trong cuộc họp xem xét của lãnh đạo để đảm bảo sự phù hợp liên tục của nó với Công ty và sự thay đổi của môi trường sản xuất kinh doanh nội bộ cũng như bên ngoài.
Việc sử dụng chính sách, mục tiêu chất lượng và môi trường tạo thuận lợi cho cải tiến liên tục các hoạt động trong Công ty.
3.5. QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC TĂNG LỰC NUMBER ONE
Quy trình sản xuất nước tăng lực Number One gồm bốn công đoạn. Đầu tiên, nguyên vật liệu nhập về sẽ được kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý, các chỉ tiêu chất lượng, nếu các quy định đạt yêu cầu sẽ chuyển qua công đoạn nấu. Tại công đoạn nấu, nhân viên KCS cũng lần lượt kiểm tra các nồng độ cần thiết, và cuối cùng là chuyển qua công đoạn chiết và đóng gói.
Hình 3.2: Các công đoạn sản xuất Number One
3.5.1. Công đoạn xử lý nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất Number One gồm: Đường (đường RE và đường Glucose); nước và các hóa chất như Asp, Ben, Sod, HC, Cit, Ta, …
Khi nguyên vật liệu nhập về Nhà máy sẽ được xử lý như sau:
Hình 3.3: Quy trình xử lý nguyên vật liệu
Nước sau khi xử lý và kiểm tra sẽ đưa vào lưu trữ trong hồ nước lạnh công nghệ để đảm bảo chất lượng nước.
Nguyên vật liệu dùng để sản xuất Number One khi nhập về Nhà máy sẽ được kiểm tra chất lượng và các chỉ tiêu hóa lý bằng phương pháp lấy mẫu. Khi nhận nguyên vật liệu, nhân viên QC tiến hành lấy ngẫu nhiên một mẫu cho một lần nhập. Mẫu đã lấy sẽ được trãi đều ra mâm, chia làm bốn phần và lấy hai phần đối diện. Tiếp tục lặp lại như trên 3 – 4 lần sau đó lấy phần mẫu được chọn để đo các chỉ tiêu cần kiểm tra.
Các chỉ tiêu chất lượng đường RE sau khi kiểm tra và đánh giá sẽ được ghi nhận vào một phiếu kiểm tra chất lượng (Xem phụ lục 1). Tương tự đường Glucose cũng được đo đạc các chỉ tiêu hóa lý và được ghi nhận vào phiếu kiểm tra (Xem phụ lục 2).
3.5.2. Công đoạn nấu
Đường và nước sau khi qua kiểm tra được chuyển qua công đoạn nấu. Các hóa chất như: Aspartame, Benzoate, Sodium citrate, … khi nhập về Nhà máy sẽ được kiểm định chất lượng và kết quả được lưu vào phiếu kiểm tra để tiện việc điều tra và theo dõi khi có sự cố xảy ra. Xem phụ lục 3, phụ lục 4 và phụ lục 5.
Hình 3.4: Quy trình nấu
Sau khi nấu chung đường và nước sẽ tạo ra dung dịch Siro, tại công đoạn này sẽ kiểm tra nồng độ các chất, đạt yêu cầu thì chuyển sang công đoạn chiết và đóng gói.
3.5.3. Công đoạn chiết và đóng gói
Hình 3.5: Quy trình chiết
Sau khi chiết vào chai sẽ chuyển qua chuyền dập nắp, dán nhãn và bốc chai vào két.
Trên đây đã mô tả toàn bộ quy trình sản xuất nước tăng lực Number One của Nhà máy bia và NGK Bến Thành.
3.6. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NHÀ MÁY
Nhà máy bia và NGK Bến Thành cũng như nhiều doanh nghiệp khác hoạt động trong cơ chế thị trường, luôn gặp phải những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, …song Nhà máy đã tìm ra được một số giải pháp hữu hiệu nhằm đứng vững và phát triển. Qua thực tiễn những năm gần đây cho thấy Nhà máy bia và NGK Bến Thành có nhiều những thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn.
3.6.1. Thuận lợi
Một là, hiện nay Nhà máy có những khách hàng truyền thống, mua hàng với số lượng ổn định. Ngoài ra Nhà máy có một hệ thống các đại lý, nhà phân phối ở các tỉnh thành trên cả nước từ Bắc vào Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, TPHCM, … Trong mấy năm gần đây Nhà máy đã cố gắng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường miền Bắc, đặc biệt là miền Đông Nam Bộ có sức tiêu thụ rất lớn.
Hai là, Nhà máy có một đội ngũ cán bộ quản lý lãnh đạo không những giỏi về chuyên môn mà còn gắn bó, tận tâm với công việc. Đây cũng là một nguồn nội lực mạnh mẽ để Nhà máy vượt qua những khó khăn, phát huy những tiềm năng nhằm tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Ba là, từ khi Nhà máy đầu tư sản xuất mặt hàng nước tăng lực Number One đã mở ra sản phẩm mới cho Nhà máy, đây là bước ngoặt lớn đánh dấu sự cố gắng vượt bậc của Nhà máy. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay, nước tăng lực Number One của Nhà máy đã đảm bảo về điều kiện an toàn vệ sinh công nghiệp, sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Hơn nữa, tuy mới xuất hiện trên thị trường nhưng thương hiệu Number One đã có tiếng vang lớn trên thị trường nước giải khát trong nước. Trong thời gian tới Nhà máy sẽ tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh, mở rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu Number One trở thành thương hiệu mạnh có uy tín trên thị trường trong nước cũng như trong khu vực.
Bốn là, Nhà máy bia và NGK Bến Thành có một vị trí khá thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh và giao dịch, nằm ở khu vực trung tâm Kinh tế – Văn hóa – Xã hội của cả nước, Nhà máy có điều kiện nắm bắt những thông tin mới nhất về giá cả thị trường, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
Năm là, Nhà máy luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước, trong năm năm vừa qua sản phẩm của Nhà máy đã liên tục đạt tiêu chuẩn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, vì vậy đã tạo dựng được uy tín đối với khách hàng.
3.6.2. Khó khăn
Nhà máy luôn bị động về nguyên vật liệu. Các nguyên liệu chính dùng để sản xuất các sản phẩm của Nhà máy hầu như phải nhập khẩu trong khi giá các nguyên liệu này đều tăng trong những năm qua, đồng thời việc giá đồng USD tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất thường là cao, trong khi giá bán không thể tăng.
Tình hình tài chính của Nhà máy còn gặp nhiều khó khăn. Vốn lưu động của Nhà máy thiếu nghiêm trọng, mặc dù năm 2003 số vốn này có tăng thêm nhưng cũng không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư, cải tạo nâng cấp thiết bị công nghệ mới. Nguồn vốn dùng vào việc đầu tư chủ yếu là vay ngân hàng, lãi suất cao nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa được như mong muốn.
Nhà máy chịu áp lực lớn về cạnh tranh. Năm 2003 tình hình tiêu thụ của Nhà máy gặp phải sự cạnh tranh mãnh liệt của nhiều công ty sản xuất trong cùng ngành. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Nhà máy hiện nay là các Công ty nhà nước trong ngành, Công ty liên doanh và các doanh nghiệp mới vào ngành.
Vốn kinh doanh của Nhà máy bị khách hàng chiếm dụng nhiều, vì thế dẫn đến tốc độ quay vòng vốn chậm gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bộ phận nghiên cứu thị trường chỉ mang tính hình thức chứ chưa thật sự mang lại hiệu quả, chưa có chiến lược Marketing phù hợp.
Công tác đào tạo cán bộ công nhân viên lành nghề kế cận cho tương lai chưa đi sâu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHUONG3.doc