Tổng quan về làng nghề nông thôn Việt Nam

Tài liệu Tổng quan về làng nghề nông thôn Việt Nam: Lời mở đầu Những thập niên cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, sự phát triển của khoa học kỹ thuậtvà trí tuệ con người làm cho nền sản xuất tăng nhanh, nhưng môi trường đã và đang xấu dần đi, môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, báo hiệu nguy cơ suy thoái đối với sự sống của mọi sinh vật trên toàn trái đất trong đó có con người. Để khắc phục hiện tượng xấu đi của môi trường sống, cộng đồng thế giới đã có những hội nghị bàn về vấn đề môi trường và chất thải công nghiệp, những tổ chức phi chính phủ hoật động dưới mọi hình thức vơis mục đích cứu lấy trái đất trước nguy cơ huỷ diệt và bảo vệ môi trường toàn cầu. Hầu hết các nước đều có luật bảo vệ môi trường, có bộ máy quản lý nhà nước về môi trường, các cơ quan, ban ngành chuyên ghiên cứu lĩnh vực môi trường… ở Việt Nam trong những năm gần đây với cơ chế mở, xuất hịên khá nhiều khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Những cơ sở kinh tế này góp phần không nhỏ đưa nền kinh tế đất nư...

doc14 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về làng nghề nông thôn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Những thập niên cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, sự phát triển của khoa học kỹ thuậtvà trí tuệ con người làm cho nền sản xuất tăng nhanh, nhưng môi trường đã và đang xấu dần đi, môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, báo hiệu nguy cơ suy thoái đối với sự sống của mọi sinh vật trên toàn trái đất trong đó có con người. Để khắc phục hiện tượng xấu đi của môi trường sống, cộng đồng thế giới đã có những hội nghị bàn về vấn đề môi trường và chất thải công nghiệp, những tổ chức phi chính phủ hoật động dưới mọi hình thức vơis mục đích cứu lấy trái đất trước nguy cơ huỷ diệt và bảo vệ môi trường toàn cầu. Hầu hết các nước đều có luật bảo vệ môi trường, có bộ máy quản lý nhà nước về môi trường, các cơ quan, ban ngành chuyên ghiên cứu lĩnh vực môi trường… ở Việt Nam trong những năm gần đây với cơ chế mở, xuất hịên khá nhiều khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Những cơ sở kinh tế này góp phần không nhỏ đưa nền kinh tế đất nước đi lên. đảng và nhà nước ta đã sớm quan tâm đến vấn đề môi trường, kịp thời đua ra các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường. Công tác quản lý môi trường đã dạt những kết quả đáng kể nhưng chủ yếu ở các đô thị, các khu công nghiệp. ở nông thôn, môi trường đặc biệt là môi trường làng nghề chưa được quan tâm đúng mức. Trước đây làng nghề sản xuất với quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản, lượng chất thải nhỏ môi trường tự nhiên có thể đồng hoá được. Nhưng ngày nay với sự gia tăng của sản xuất và tiêu thụ kèm theo những công nghệ phức tạp đã thải ra môi trường một lượng lớn chất thải vượt quá khả năng đồng hoá của môi trường xung quanh, gây ô nhiễm môi trường, đe doạ đến môi trường và sức khoẻ người dân. Đảm bảo môi trường xanh sạch và phát triển bền vững là việc không dễ dàng cho các làng nghề nông thôn. do quy mô sản xuất nhỏ dưới dạng kinh tế hộ gia đình nên không đủ điều kiện áp dụng phương pháp xử lý cuối đường ống. Mặt khác sản xuất lại được tiến hành tại ngay chính nơi ở nên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân. cho đến nay môi trường làng nghề nông thôn đã và đang trở thành vấn đề bức xúc, mức độ ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng vì số hộ làm nghề phụ rất lớn, phạm vi rộng. Vì vậy vấn đề cấp thiết là phải có những chính sách ưu tiên để cải thiện môi trường làng nghề góp phần phát triển một cách bền vững hơn. Tổng quan về làng nghề nông thôn Việt Nam Trong những năm của quá trình đổi mới, sự phát triển của các làng nghề cũng có những bước thăng trầm chung như nền kinh tế quốc dân. có thể nêu một số nét nổi bật sau: Có nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và hình thành làng nghề mới. Chẳng hạn ở Nam Định và Hà Nam là 123 làng nghề, Hà Tây là 73 làng nghề, Bắc Ninh là 63 làng nghề,…Sự phát triển của những làng nghề đó đã mở và kéo theo nhiều dịch vụ khác có liên quan. Chẳng hạn sản phẩm phụ của ngành chế biến lương thực thực phẩm góp phần phát triển chăn nuôi gia đình; các ngành sản xuất ngũ kim và tái chế khác tạo việc làm cho hệ thống màng lưới thu gom nguyên liệu, phế liệu, phế phẩm,… trong đó có những ngành nghề đã có những đổi mới để vươn lên cạnh tranh với hàng ngoại với mức độ nhất định như làng nghề gốm sứ Bát Tràng,…Có làng nghề phục hồi được nghề truyền thống như nghề dát vàng quỳ ở Kiêu Kị ( Gia Lâm - Hà Nội) có làng nghề đang trong quá trình hình thành và phát triển như mặt hàng thủ công mỹ nghệ bằng đá ở Mai Lâm ( Đông Anh - Hà Nội ),… Lại có những làng với sự hình thành và phát triển một cách tự phát như ở xã Đông Hội(Đông Anh - Hà Nội) có thôn làm bếp lò đun than tổ ong, thôn làm chổi tre, thôn làm bằng giấy xi măng đựng hàng khô, thôn làm bánh mứt kẹo… Đồng thời cũng có những làng nghề còn tiếp tục gặp khó khăn trong việc xác định phương hướng phát triển mặt hàng sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường như làng nghề giấy bưởi ( Hà Nội), chế biến cói, hoặc như hoặc như mặt hàng dao kéo của làng rèn Đa Sĩ ( Hà Đông) tuy chất lượng tốt nhưng giá lại không cạnh tranh nổi với mặt hàng dao kéo Thái,Trung Quốc vì thua kém về mặt mẫu mã, hình dáng, nguyên liệu sử dụng. Nhìn chung với nhiều loại hình sản phẩm: Phong phú về chủng loại đa dạng về mẫu mã, độc đáo tinh sảo, các làng nghề thủ công đã mang lại cho nền kinh tế đất nước nói chung và nền kinh tế nông thôn Việt Nam nói riêngmột sắc diện mới, tạo nhiều việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng dần mức sống của người dân, đồng thời cung cấp một lượng hàng hoá khổng lồ cho cả nước và khu vực. Từ những bước đổi mới trong thời gian gần đây đã khuyến khích các nhà hoạch định chính sách xem xét và nhìn nhận phát triển làng nghề thủ công như là một sự lựa chọn đúng đắn cho quá trình phát triển nông thôn. Tuy nhiên sự thay đổi quy trình, mở rộng quy mô sản xuất làm cho môi trường làng nghề bị suy thoái dần, có nguy cơ bị huỷ hoại. ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của người dân ở địa phương. Lịch sử phát triển làng nghề nông thôn việt nam Các làng nghề thủ công đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của nền kinh tế việt nam. Vượt lên trên những nhu cầu của nông nghiệp, các làng nghề điển hình đã sản xuất ra mặt hàng thủ công với chất lượng cao và có ý nghĩa rất lớn tới đời sống văn hoá, tinh thần dân sinh. Vào đầu thế kỷ 20, người ta đã liệt kê vùng châu thổ sông Hồng có tới 108 nghề thủ công, sử dụng gần nửa triệu lao động. Dọc theo các dòng sông của tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, tỷ lệ người nông dân tham gia vào thủ công nghiệp chiếm 20%-30%. Một số chuyển hẳn sang thủ công nghiệp. [1] Trong giai đoạn 1945- 1963 nghề thủ công không được coi trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Nhà nước chỉ chú trọng vào những ngành công nghiệp nặng, do vậy người thợ thủ công được khuyến khích tham gia vào sản xuất ở các hợp tác xã. Vào những năm 1963- 1978 dưới áp lực của nền kinh tế thời chiến, sản xuất thủ công không không vượt qua khỏi nền kinh tế bao cấp. Trong cơ chế tập chung, nhà nước giao kế hoạch và thu mua sản phẩm, sản xuất tập trung ở các làng nghề đã có biến đổi. Song chưa có chính sách giá cả hợp lý, môi trường kinh doanh chưa phù hợp nên người thợ thủ công không sống được bằng nghề của mình, thợ tài hoa ngày một ít đi. Sau nhiều năm trì trệ, từ cuối những năm 70, kinh tế đất nước có những thay đổi đáng kể. Nhà nước mở rộng thị trường cho các sản phẩm Việt Nam sang Đông Âu đã giúp cho làng nghề thủ công mỹ nghệ, sản xuất hành xuất khẩu có cơ hội phát triển. Do thiếu kinh nghiệm trong quản lý, trình độ tổ chức sản xuất yếu kém, lại thêm cấm vận của Mỹ, trong một thời gian dài nền kinh tế của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn. Vào cuối những năm 80 Đảng ta chủ trương xoá bỏ hoàn toàn hệ thống bao cấp, chuyển sang “nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Những năm đầu đổi mới do thiếu nguồn vốn đầu tư cho công nghệ nên sự thay đổi của các làng nghề diễn ra chậm chạp, khó khăn. Trong 10 nưm trở lại đây, đảng và nhà nước đã quan tâm tới tiềm năng phát triển kinh tế nông thôn, thông qua cải cách luật pháp, chương trnhf cho vay vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Kết quả là trong 10 năm đó tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của các ngành tiểu thủ công nghiệp đạt 8% [1]. Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và xuất hiện thêm một số làng nghề mới. Sản xuất kinh doanh phát triển mạnh. Chiến lược phát triển làng nghề nông thôn đã thu được kết quả to lớn và đang từng bước khẳng định vai trò tất yếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Những đặc điểm cơ bản của làng nghề nông thôn việt nam đặc điểm về trình độ công nghệ. Công nghệ sản xuất của làng nghề nông thôn mang tính truyền thống, có từ lâu đời.Công cụ lao động chính của người thợ là đôi bàn tay và các dụng cụ, thiết bị đơn giản, do vậy mà năng suất thấp, quy mô sản xuất thấp, quy mô sản xuất nhỏ, tiêu hao nguyên liệu lớn.Từ sau đại hội toàn quốc lần thứ VI được đảng và nhà nước đầu tư khuyến khích làng nghề nông thôn Việt Nam đã có những thay đổi bước đầu về công nghệ thông qua cải tiến theo hướng hiện đại hoá công nghệ truyền thống. Theo điều tra phi nông nghiệp của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy37% các doanh nghiệp ở nông thôn đã có những thay đổi về công nghệ, từng bước cơ khí hoá các khâu trong sản xuất. Trong những năm gần đây các làng nghề đã đầu tư máy móc thiết bị vào sản xuất như: làng Đa Hội, đầu tư hơn 600 máy móc thiết bị công nghệ mới cho sản xuất; Phong Khê ( Yên Phong) đầu tư 40 dây chuyền sản xuất giấy hoàn chỉnh công suất từ 150 - 750 tấn giấy một năm.. nhưng nhìn chung tốc độ còn chậm, địa bàn còn chưa được mở rộng, chủng loại mẫu mã chưa phong phú đa dạng. Kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu phần lớn là thủ công; cũng đã có nơi mua lại công nghệ của nước ngoài( Trung Quốc, Đài Loan) nhưng hầu hết đã qua sử dụng, do vậy năng suất chất, lượng không và hàm lượng công nghệ của sản phẩmkhông cao, sức cạnh tranh trên thị trường giảm. mặt khác tính bảo thủ trì trệ về kỹ thuật còn khá phổ biên trong các làng nghề do thiếu thông tin, thiếu kiến thức và nguồn vốn hạn hẹp. Thực tế hiện nay ở các làng nghề cho thấy( ở Bắc Ninh) - cơ sở có giá trị thiết bị dưới 100 triệu đồng chiếm 47% - cơ sở có giá trị thiết bị từ 100 - 500 triệu chiếm 32% - cơ sở có giá trị thiết bị từ 500 triệu đến 1 tỷ chiếm 12% - cơ sở có giá trị thiết bị trên 1 tỷ chiếm 9% Những thay đổi về công nghệ này là minh chứng quan trọng cho sự phát triển nông thôn, công nghệ mới tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, sản lượng cao. Tuy công nghệ sản xuất của các làng nghề ở nông thôn vẫn còn có những hạn chế chủ yếu sau: - Trình độ công nghệ ở nông thôn còn thấp, sự thay đổi diễn ra thấp, sự thay đổi diên x ra chậm chạp, lao động giản đơn không được đào tạo cơ bản, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. - đổi mới công nghệ chưa chú ý tới vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn lao động. - Đổi mới công nghệ thực hiện chưa có hệ thống cơ bản, mới chỉ dừng lại ở đổi mới có trọng điểm và tập chung vào một số khâu chính. - chưa có lực lượng nghiên cứu, triển khai, tư vấn về công nghệ cho người dân. kết cấu hạ tầng phục vụ cho kỹ thuật chưa cao. Nhìn chung trình độ kỹ thuật, công nghệ vẫn còn ở trình độ thấp kém, chủ yếu dựa vào lao động thủ công, vào trình độ thành thạo nghề nghiệp và tài phối liệu của người thợ. điều kiện lao động khó khăn nên người thợ làm việc rất vất vả, giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm thấp. Do vậy khả năng cạnh tranh trên thị trường rất khó khăn và hạn chế. Những hạn chế trên đã ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển chung của làng nghề và tác động nghiêm trong đến môi trường làng nghề. đặc điểm về trình độ quản lý, tổ chức sản xuất. Hộ gia đình là một đơn vị cơ bản của sản xuất trong các làng nghề nông thôn, với nguôn nhân lực là các thành viên trong gia đình và cơ sở hạ tầng sẵn có. Những nghề đơn giản ít công đoạn thì một hộ sản xuất sẽ đảm bảo từ công đoạn đầu cho đến công đoạn cuối là cho gia sản phẩm. Các làng nghề phức tạp, càng có nhiều công đoạn, chi phí cho công đoạn đó càng lớn thì càng dễ được chuyên môn hoá. Mỗi gia đình chỉ thực hiện một trong các công đoạn của quá trình sản xuất. Việc quy hoạch, định hướng phát triển cho lnàg nghề của các tỉnh còn chậm, nhất là việc quy hoạch mặt bằng cho sản xuất, quản lý nhà nước còn lúng túng thiếu chặt chẽ. Cho đến nay ở các địa phương ( thôn, xã) đến huyện thị - ngành còn buông lỏng và chưa được phân cấp, phân định rõ ràng nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển tất yếu khách quan nền kinh tế của tỉnh. Do các chỉ tiêu về làng nghề chưa có cơ quan nào quản lý chặt chẽ và đầy đủ, nên đã gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các làng nghề. Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đều do cá nhân và các hộ trong làng tự lo liệu. Do đó dẫn đến tình trạng làng nghề nào tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm thì làng đó tồn tại phát triển, còn làng nghề nào không tiếp cận được thị trường thì rơi vào tình rrạng khó khăn, thậm chí đến nay vẫn không phục hồi nổi Chính hình thức tổ chức sản xuất đơn lẻ ở quy mô hộ gia đình đã tạo nhiều khó khăn cho chính quyền địa phương trong quản lý, cung ứng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm Đặc biệt khó khăn hơn cả là việc quản lý lượng chất thải, thải vào môi trường của mỗi hộ sản xuất. Hiện nay có một số làng nghề có điều kiện tổ chức lại sản xuất như ở Đồng Kỵ Bắc Ninh đã xây dựng được khu vực sản xuất riêng tách hẳn ở với khu dân cư. như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, thu gom chất thải, xử lý tập trung và giảm giá thành xử lý. Nếu như tất cả các làng nghề đều làm được như vậy thì môi trường làng nghề sẽ được cải thiện. đặc điểm về quy mô sản xuất Quy mô sản xuất của làng nghề Việt Nam hiện nay đều nhỏ chỉ ở mức độ quy mô hộ gia đình. Trước đây, khi sản xuất của các hộ gia đình hầu hết là thủ công nên quy mô sản xuất nhỏ. Mục đích của sản xuất chỉ là để tận dụng sức lao động lúc nông nhàn và duy trì nghề truyền thống. Từ khi kinh tế phát theo cơ chế mở, hàng hoá có thị trường tiêu thụ thì quy mô sản xuất tăng lên đáng kể gấp:5-10 lần trước kia. Công nghệ truyền thông đã từng bước hiện đại hoá, góp phần làm tăng nhanh sản lượng, đem lại lợi cao hơn cho người sản xuất. Tuy nhiên điều này làm tăng nhanh hơn nguy cơ ô nhiễm môi trường làng nghề vốn đã rất phức tạp. Các dạng làng nghề và môi trường ở một số làng nghề điển hình Làng nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ Làng nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ thường là các làng nghề truyền thống có từ lâu đời, chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp ( bàn, ghế, giường, tủ, đồ trang trí nội thất…) những loại hình sản phẩm này mang giá trị thẩm mỹ cao và có ý nghĩa lớn đối với đời sống tinh thần. Hàng mỹ nghệ chỉ đẹp và tinh sảo dưới bàn tay của các nghệ nhân, nó không thể sản xuất được hàng loạt bằng sản xuất công nghiệp. điều đó cho thấy tầm quan trọng và thế mạnh của làng nghề thủ công mỹ nghệ trong cơ chế thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay. Làng nghề Đồng Kỵ là một trong những làng nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ thuộc xã Đông Quang - Từ Sơn - Bắc Ninh, nguồn nguyên liệu chính là gỗ, tiêu thụ mỗi năm là 15000 m3 gỗ quý như: Trắc, Gụ, Pơmu, Hương… trang thiết bị rất đơn giản như : cưa, bào, khoan, đục, búa, máy mài, máy khoan…[3] Sức sản xuất của làng nghề rất lớn, thị trường tiêu thụ rông khắp trong và ngoài nước, đặc biệt Trung Quốc. Bên cạnh sự phát triển sản xuất là vần đề ô nhiễm môi trường. Môi trường không khí của làng nghề rất phức tạp. bụi từ các khâu cưa gỗ, trà, mài có kích thước nhỏ, mịn có khả năng phân tán rộng, kết hợp với các loại dung môi hữu cơ độc hại từ khâu hoàn thiện vécni, sơn gỗ đã và đang gây ra những bệnh nguy hiểm về phổi, đường hô hấp… không chỉ cho những người trực tiếp tham gia mà còn cả khu vực xung quanh. Làng nghề dệt nhuộm Nước ta có các làng nghề dệt nhuộm truyền thống như:làng nghề dệt nhuộm Tương Giang - Bắc Ninh, Lụa Nho Xá - Hà Nam, tơ tằm Vọng Nguyệt - Bắc Ninh…những làng nghề này đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu của xã hội. Làng nghề dệt điển hình là Tương Giang - Từ Sơn - Bắc Ninh với sản xuất theo nhu cầu thị trường. Sản lượng hàng ngày của Tương Giang: Vải thô: 3690m/ngày Khăn các loại: 12,92 tạ/ ngày Vải gạc y tế: 5730m/ ngày [3] Nguyên liệu sản xuất là sợi tổng hợp polyeste, sợi pha PE/Co, sợi bông Coton Môi trường làng nghề dệt nhuộm nhìn chung đều ô bị nhiễm nặng. ậ làng nghề Tương Giang môi trường không khí có nguy cơ ô nhiễm nhất, các chất thải chủ yếu là bụi bông nhỏ to chủ yếu trong khu vực dệt, hơi hoá chất tại các khu vực tẩy, nhuộm và khí than từ lò đốt làm ảnh hưởng đến người lao động như: gây ra mệt mỏi, suy nhược cơ thể, gây bệnh về đường hô hấp… Công nghệ dệt nhuộm sử dụng nhiều hoá chất trong quá trình tẩy, nhuộm, làm bóng nên nước thải có COD, BOD, độ kiềm, độ màu cao, chứa nhiều chất hữu cơ độc hại… - COD = 148 - 357mg/l vượt TCVN( 5945-1995) : 1,79- 3,6 lần - BOD = 92,5 - 190mg/l vượt TCVN( 5945-1995) : 1,8-3,5 lần các chỉ tiêu khác như độ kiềm cao: PH = 6,78 - 8,5, độ màu lớn[3] nước thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận làm ảnh hưởng đến môi trường nước mặt, nước ngầm và tới sức khoẻ người dân. môi trường đất ít bị ô nhiễm, ô nhiễm tiếng ồn vượt quá TCCP 5,7 - 10,2 dB làm cho người dân dễ bị bệnh điếc nghề nghiệp. cụm làng nghề tái chế chất thải * các làng nghề giấy tái sinh tái chế giấy là một trong những nghề tiểu thủ công nghiệp được phát triển với quy mô lớn, tốc độ cao đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Làng giấy Phong Khê và Phú Lâm là hai làng nghề tiêu biểu cho loại hình sản xuất này.cả hai đều có nguồn gốc từ làng nghề giấy truyền thống Dương ổ Phong Khê, chuyên sản xuất giấy dó. Nguyên liệu của làng nghề là giấy bìa, giấy viết thải thu gom từ khắp nơi.công nghệ tái chế giấy tương đối ổn định. Thiết bị đã được cơ giới hoá, nhiều máy móc đã thay cho lao động thủ công. Quy mô sản xuất mở rộng ra khỏi phạm vi gia đình. Việc tái sử dụng nguyên liệu giấy thải không chỉ làm giảm chi phí cho xử lý rác mà còn tiết kiệm hoá chất, năng lượng, tiết kiệm được ngoại tệ nhập khẩu bột đặc biệt là giảm được nguyên liệu chặt phá rừng. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển sản xúât, chất lượng môi trường các làng nghề tái chế giấy càng trở nên phức tạp. do trang thiết bị tự lắp đã cũ không đồng bộ nên hiệu suất không cao, bột giấy trong quá xeo theo nước thải ra nhiều, tạo thành lớp dày nổi lên trên mặt nước. Các loại bao bì thải, nilông… được đổ vào các ao hồ, bờ sông, gây ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm đất, ảnh hưởng tới các động vật thuỷ sinh và gây mất mỹ quan. Nước thải từ khâu ngâm kiềm, tẩy giấycó chứa các hoá chất ( như xút, nước giaven, chất tẩy quang hoạt …) không xử lý trước khi đưa vào sông Ngũ Huyện Khuê nên đã làm ô nhiễm nước sông, làm cho cá và động vật thuỷ sinh không phát triển được đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người dân sống dọc hai bên bờ sông. Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai - Như Quỳnh - Mỹ Văn - Hưng Yên là làng nghề tái chế nhựa điển hình với 80% số hộ tham gia sản xuất, đây là làng nghề mới được hình thành từ năm 1978. Nguyên liệu chính của công nghệ tái chế nhựa là các đồ nhựa hỏng được thu gom từ các nguồn công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt ở nhiều nơi đưa về làng, phân loại rồi mới đưa vào sản xuất. Sản phẩm của làng nghề rất phong phú và đa dạng như các loại túi nilông, chậu nhựa, đồ dùng sinh hoạt… từ khi có nghề tái chế nhựa phế liệu, cuộc sống của người dân có nhiều đổi mới, cơ sở hạ tầng của làng nghề được nâng cấp. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của sản xuất thì chất lượng môi trường cũng bị xuống cấp nghiêm trọng. đặc trưng ô nhiễm của làng nghề chủ yếu là môi trường không khí: - bụi trong không khí 0,24 - 1,22 mg/m3 vượt TCCP 1 - 4 lần, chủ yếu là bụi nhựa có chưa các hợp chất hữu cơ, khói. đặc biệt tại các sàng phân loại hạt nhựa hàm lượng bụi cao ( 2.36 mg/m3 ). - nồng độ CO và CN- được phát hiện ra vượt TCCP 1- 3 lần ( CO: 13,35 - 25,36 mg/m3) [1] các chất khí sinh ra do đốt than lớn: CO, CO2, SO2, NOx… Mùi hôi do chất thải phế liệu phân loại, hơi hữu cơ trong công đoạn bùn ép. Các nguồn gây ô nhiễm trên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường không khí. Gây ra các bệnh nguy hiểm về phổi, đường hô hấp, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của con người. Nước thải làm sạch phế liệu có chứa hàm lượng chất ô nhiễm khá cao, và do chưa có phương pháp giặt rửa hợp lý nên dùng nước rất lãng phí, đây là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường ở Minh Khai. Ngoài ra tái chế nhựa còn gây ô nhiễm nhiệt và tiếng ồn từ các công đoạn: tạo hạt, đùn, ép và xay nghiền. Máy móc thiết bị ở đây đều đã cũ, không đồng bộ. Sản xuất phát triển tự phát, theo hộ gia đình, sản xuất theo nhu cầu thị trường, ý thức môi trường của người dân chưa cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khoẻ người dân. Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm Lương thực thực phẩm là nhu cầu tất yếu hàng ngày của cuộc sống. Căn cứ vào mức độ tiêu thụ lương thực,thực phẩm có thể nhận biết được sự phát triển của xã hội, của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Khi mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng tăng. Chất lượng bữa ăn của người dân được cải thiện, các loại thực phẩm ăn nhanh có sức tiêu thụ lớn. Theo thống kê của sở lương thực Hà Nội, hàng ngày chỉ riêng thành phố Hà Nội tiêu thụ khoảng 70 tấn bún, 50 tấn bánh các loại, 30 tấn mì ăn liền, miến, bánh đa khô và hàng trăm tấn nông sản thực phẩm khác.[5] Trong nhiều năm qua, ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm của nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, vì vậy các làng nghề chế biến nông sản đã phát triển khá mạnh, đã góp phần thoả mãn một phần cho nhu cầu của người dân và cung cấp nguyên liệu cho cơ sở sản xuất công nghiệp. Bên cạnh các làng nghề truyền thống nhiều làng nghề mới ra đời, quy mô sản xuất tăng gấp 5 -10 lần. đến nay chế biến nông sản ở quy mô làng nghề đã trở thành loại hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp phổ biến ở các vùng nông thôn. Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm tiêu biểu: - Làng nghề bánh bún thôn đoài Tam Giang - Yên Phong_ Bắc Ninh chuyên sản xuất bún khô, bánh phở với công suất 1200 tấn / năm. - Làng nghề rượu Tam Đa - Yên Phong - Bắc Ninh, rượu Tam Đa chuyên cung cấp cho khắp các tỉnh phía bắc, với trên 50% số hộ tham gia nấu rượu, sản xuất khoảng 1,2 triệu lít/ năm. tiêu thụ hàng năm 18000 tấn sắn khô. - Làng nghề chuyên sản xuất tinh bột, dong sắn, mạch nha và miến nằm tập trung trọng điểm tại 3 xã Cát Quế- Dương Liễu- Minh Khai thuộc tỉnh Hà Tây. - Làng nghề chuyên sản xuất bánh cuốn xã Thanh Trì - huyện Thanh Trì - Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc16544.DOC
Tài liệu liên quan