Tài liệu Tổng quan về khu du lịch Hoàng Gia và hiện trạng môi trường: CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH HOÀNG GIA
VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
GIỚI THIỆU VỀ KHU DU LỊCH HOÀNG GIA
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU DU LỊCH HOÀNG GIA
GIỚI THIỆU VỀ LÀNG DU LỊCH BÌNH QUỚI
GIỚI THIỆU VỀ KHU DU LỊCH BÌNH QUỚI I
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KDL BÌNH QUỚI I
GIỚI THIỆU VỀ KHU DU LỊCH HOÀNG GIA
Vị trí địa lý
Khu du lịch Hoàng Gia nằm tại khu phố 14, phường Mũi Né, Thành Phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Vị trí khu du lịch nằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 25 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 225 km.
- Phía Đông : Giáp biển Đông.
- Phía Tây : Giáp đường Hồ Xuân Hương.
- Phía Nam : Giáp Khu du lịch Hợp tác xã Gành.
- Phía Bắc : Giáp khu du lịch Thiên Hà – Thiên Thảo
Địa hình khu vực tương đối dốc về phía Đông. Cao độ cao nhất 10,0 m về hướng Tây và cao độ thấp nhất 3,0m về hướng Đông. Với địa hình tương đối dốc như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc ...
18 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về khu du lịch Hoàng Gia và hiện trạng môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH HOÀNG GIA
VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
GIỚI THIỆU VỀ KHU DU LỊCH HOÀNG GIA
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU DU LỊCH HOÀNG GIA
GIỚI THIỆU VỀ LÀNG DU LỊCH BÌNH QUỚI
GIỚI THIỆU VỀ KHU DU LỊCH BÌNH QUỚI I
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KDL BÌNH QUỚI I
GIỚI THIỆU VỀ KHU DU LỊCH HOÀNG GIA
Vị trí địa lý
Khu du lịch Hoàng Gia nằm tại khu phố 14, phường Mũi Né, Thành Phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Vị trí khu du lịch nằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 25 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 225 km.
- Phía Đông : Giáp biển Đông.
- Phía Tây : Giáp đường Hồ Xuân Hương.
- Phía Nam : Giáp Khu du lịch Hợp tác xã Gành.
- Phía Bắc : Giáp khu du lịch Thiên Hà – Thiên Thảo
Địa hình khu vực tương đối dốc về phía Đông. Cao độ cao nhất 10,0 m về hướng Tây và cao độ thấp nhất 3,0m về hướng Đông. Với địa hình tương đối dốc như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư khu du lịch nghĩ mát, tạo khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hài hòa giữa thiên nhiên với con người.
3.1.2. Đặc điểm địa chất
Theo báo cáo khảo sát địa chất của Khu du lịch Hoàng Gia như sau:
P Lớp 1: Cát hạt mịn đến hạt vừa, màu xám, vàng nhạt, trạng thái xốp đến chặt vừa. Nguồn gốc trầm tích.
P Lớp 2: Đá riolit phong hóa nứt nẻ mạnh thành dăm sạn sắc cạnh lẫn cát pha, màu nâu đỏ, xám vàng, đá tương đối cứng chắc.
P Lớp 3: Đá riolit phong hóa mãnh liệt thành á sét – á cát lẫn dăm sạn đá gốc, màu xám nâu, vàng, xám trắng, trạng thái dẻo cứng. Nguồn gốc phun trào.
P Lớp 4: Đá rolit phong hóa nứt nẻ vừa màu xám, xanh đen. Đá cứng rắn chắc.
3.1.3. Điều kiện khí tượng, thủy văn (hải văn)
Bình Thuận nằm ở cực Nam Trung Bộ, trên bờ biển Đông, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo. Khí hậu hàng năm ở khu vực này chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa, thông thường mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Quá trình lan truyền, phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm ngoài môi trường phụ thuộc vào các yếu tố:
Nhiệt độ không khí.
Độ ẩm không khí.
Lượng mưa.
Gió và hướng gió.
Theo tài liệu về Khí tượng thủy văn của Trạm Khí tượng Thủy văn Phan Thiết, Niên giám thống kê Tỉnh Bình Thuận, 2009, điều kiện khí tượng thủy văn tại khu vực dự án như sau:
Nhiệt độ
Nhiệt độ thay đổi theo mùa trong năm, tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn lắm.
- Nhiệt độ trung bình hằng năm : 27.00C
- Nhiệt độ trung bình cực đại tháng cao nhất (tháng 4) : 28,60C
- Nhiệt độ trung bình cực tiểu tháng thấp nhất (tháng 1, 2): 24,50C
Độ ẩm:
Độ ẩm không khí thay đổi theo mùa và vùng. Độ ẩm trung bình năm 82%. Mùa khô có độ ẩm trung bình dao động trong khoảng 70 – 79% và 81 – 85% vào mùa mưa. Các tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 8, 9 và tháng 11. Các tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 12 và tháng 02.
Lượng mưa:
Dự án nằm trong khu vực có lượng mưa tương đối cao. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80,4% lượng mưa hằng năm, trong đó tháng 5, 6 và 7 có lượng mưa cao nhất (tháng 7/2008 lượng mưa đạt trên 310 mm). Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 19,6% lượng mưa năm, tháng 1, tháng 2 và 3 hầu như không mưa. Lượng mưa trung bình năm là 1.220,4 mm/năm.
Tình hình hoạt động du lịch
Khu du lịch Hoàng Gia được thực hiện trên diện tích 17671.3 m2, tổng cộng 109 phòng được chia thành các phân khu như sau:
Nhà Trung tâm : 47 phòng.
Khối liên kế 1 trệt 1 lầu : 54 phòng.
Bungalow song lập : 08 phòng.
Diện tích một số hạng mục:
Bảng 3.1 : Diện tích một số hạng mục
STT
Hạng mục
Đơn vị
Diện tích
Tỉ lệ (%)
1
Nhà Trung tâm
m2
5530,6
31
2
Khối biệt thự song lập
m2
1890
11
3
Hồ Bơi trung tâm
m2
550
3
4
Bungalow song lập
m2
502
2,8
5
Sân Tennis
m2
648
3,7
6
Cổng chính, Bãi đậu xe, Nhà Bảo vệ, trạm hạ thế + phát điện, trạm Xử lý nước thải
m2
280
1,6
7
Cây xanh
m2
8270,7
46,9
Tổng cộng
17671,3 m2
100%
Nguồn: Dựa án đầu tư Khu du lịch Hoàng Gia,
Quy mô du khách
Căn cứ theo các hạng mục công trình của dự án và Thuyết minh đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng của dự án, tính toán quy mô k khi dự án khi đi vào hoạt động ổn định.
Khách sống trong nhà trung tâm: 47 phòng x 03 người/ phòng = 141 người;
Khách sống trong Bungalow: 08 phòng x 04người/ căn = 32 người;
Khách sống trong các khối liên kế: 54 phòng x 02người/phòng = 108 người;
Khách du lịch, khách vãng lai trong các khu thể thao, khu vui chơi giải trí, các phòng họp: 200 khách/ngày;
Nhân viên phục vụ khu du lịch: 75 người/3 ca.
Tổng cộng lượng khách mà dự án có thể phục vụ ước tính khoảng 480 người/ngày.
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU DU LỊCH HOÀNG GIA
3.2.1 . Hiện trạng chất lượng không khí.
Kết quả phân tích hiện trạng Môi trường không khí như sau:
Bảng 3.2 : Kết quả phân tích chất lượng không khí
Chỉ tiêu
Đơn vị
Vị trí lấy mẫu
QCVN 05:2009/BTNMT
QCVN 06:2009/BTNMT
QCVN 26:2010/BTNMT
K1
K2
Bụi
g/m3
150
170
300
SO2
g/m3
110
118
350
NO2
g/m3
100
130
200
CO
g/m3
9000
9500
30000
NH3
g/m3
KPH
KPH
200
H2S
g/m3
KPH
KPH
42
Độ ồn (*)
dBA
55
56
70
(Nguồn: Viện nghiên cứu Môi trường và Bảo hộ Lao động)
Ghi chú:
Các Quy chuẩn cho phép bao gồm:
- QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
- (*) QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
Nhận xét:
Kết quả khảo sát và phân tích cho thấy: Các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Điều này cho thấy chất lượng môi trường không khí khu vực triển khai dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.
Khí thải từ việc nấu nướng
Trong phạm vi khu du lịch, nguồn khí thải từ việc sử dụng nhiên liệu phục vụ nấu nướng cũng là một nguồn phát thải gây ô nhiễm. Nhiên liệu sử dụng cho nấu nướng chính là gas và điện. Khí thải phát sinh từ quá trình đốt gas phục vụ cho nấu nướng sẽ phát sinh khí NO2, CO2, CO,… và trong quá trình chế biến thức ăn sẽ phát sinh hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC).
Với quy mô khách du lịch khoảng 480 người và nhu cầu sử dụng gas trung bình là 0,88kg/người/tháng thì tổng lượng gas tiêu thụ tại khu du lịch là 422,8 kg/tháng, tương đương 14 kg/ngày.
Theo tài liệu “Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution” của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) ta có hệ số ô nhiễm từ việc đốt nhiên liệu gas để nấu nướng, từ đó tính ra được tải lượng ô nhiễm được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.3 Tải lượng ô nhiễm do hoạt động đun nấu tại khu dân cư
Chất ô nhiễm
CO
NOx
SO2
Bụi
VOC
(*) Hệ số (kg/tấn)
0,41
2,05
20.S
0,061
0,163
Tải lượng (kg/ngày)
0,006
0,0287
-
0,0008
0,0023
(*) Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution - WHO, 1993.
Tải lượng ô nhiễm sinh ra do các hoạt động đun nấu là không lớn. Mặt khác thực tế cho thấy lượng khí thải phát sinh từ các quá trình nấu nướng là không đáng kể và nguồn ô nhiễm được phân tán trên diện tích rộng.
Khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng
Để đảm bảo cho hoạt động của khu du lịch không bị ảnh hưởng bởi các sự cố mất điện, chủ đầu tư trang bị máy phát điện có công suất 150 KVA. Khi không có sự cố về điện hoặc máy phát điện hoạt động nhưng không liên tục thì tải lượng các chất ô nhiễm này được xem là nằm trong giới hạn chịu đựng của môi trường. Trong trường hợp này, nguồn ô nhiễm từ máy phát điện được xem là nguồn không liên tục.
Máy phát điện dự phòng sử dụng nhiên liệu dầu DO nên khi đốt sẽ thải ra các khí gây ô nhiễm môi trường như: SO2, NOx, CO, hydrocacbon, bụi... Việc xác định được tính chất và thành phần dầu DO sẽ được ứng dụng vào việc xác định thành phần và nồng độ chất ô nhiễm trong khi đốt. Bảng sau đây sẽ trình bày thành phần và tính chất của dầu DO:
Bảng 3.4 Thành phần và tính chất dầu DO
STT
Chỉ tiêu – Đơn vị đo
Mức quy định
1
Tỷ trọng
Max 0,870
2
Độ nhớt (Viscosity/500C, cSt)
Max 1,8 ¸ 5,0
3
Hàm lượng lưu huỳnh (%)
Max 1,00
4
Hàm lượng tro (%)
Max 0,02
5
Hàm lượng nước (% VOL)
Max 0,05
6
Nhiệt độ bắt cháy cốc kín (0C)
Max 60,00
7
Trị số Xetan
Max 45,00
8
Điểm đông đặc (0C)
Max 9,00
(Nguồn: Petrolimex)
Thông thường, nhiên liệu tiêu thụ để sinh ra 10 KVA điện là 1 kg dầu DO. Trong trường hợp máy hoạt động không đúng qui trình cũng như chưa ổn định, lượng dầu tiêu thụ có thể nhiều hơn. Mức tiêu hao nhiên liệu của máy phát điện 150 KVA của dự án khoảng 15kg DO/h.
Quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30%. Khi nhiệt độ khí thải là 200oC thì lượng khí thải đốt cháy 1 kg DO là 38 m3. Lưu lượng khí thải tương ứng là 0,15 m3/s. Nồng độ khí thải của máy phát điện được đưa ra trong bảng dưới đây.
Tải lượng ô nhiễm
Bảng 3.5 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện sử dụng dầu DO
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
(Kg/tấn dầu)
Tải lượng ô nhiễm (g/s)
Nồng độ ô nhiễm
(mg/m3)
Bụi
0,71
0,01
60
SO2
0,04
0,0006
3,8
NO2
9,62
0,144
911
CO
2,19
0,03
190
(Nguồn: Nguyễn Quốc Bình, Giáo trình Hóa kỹ thuật môi trường đại cương, ĐHQG TPHCM, năm 2000)
Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO = 0,05%
Bảng 3.6: Nồng độ của các chất ô nhiễm khí từ khí thải máy phát điện
STT
Chất ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm Qs (mg/m3)
Nồng độ các chất ô nhiễm ở điều kiện chuẩn Qn(mg/Nm3)
QCVN 21:2009/BTNMT(mg/Nm3) (cột B)
01
Bụi
60
54,4
200
02
SO2
3,8
3,44
500
03
NOx
911
826,25
850
04
CO
190
172,3
1.000*
Nguồn: Công ty CP Đầu tư và Phát triển giải pháp Công Nghệ Số dựa vào WHO tính toán
Ghi chú
*: QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
Nồng độ các chất ô nhiễm được tính toán trong điều kiện đứng gió (vgió = 0 m/s) và ngay tại miệng ống thải khí.
với ts là nhiệt độ ở điều kiện thực (280C).
Nhận xét:
So sánh nồng độ của các chất ô nhiễm trong khí thải do quá trình đốt nhiên liệu với quy chuẩn khí thải QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm đều không vượt quá giới hạn cho phép. Mặc dù máy phát điện chỉ sử dụng khi mất điện tạm thời và thời gian hoạt động tương đối ngắn nhưng chủ đầu tư cũng cần chú ý để giảm thiểu bớt lượng khí ô nhiễm do máy phát điện gây ra để tránh phát tán chất ô nhiễm ra Môi trường xung quanh.
3.2.2 Hiện trạng chất lượng nước.
Hiện trạng chất lượng nước ngầm
Chất lượng nước ngầm khu vực dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.7 : Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
STT
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
NƯỚC NGẦM
QCVN 09:2008/BTNMT
01
pH
-
6,96
5,5-8,5
02
Độ cứng toàn phần
(tính theo CaCO3)
mg/l
155
500
03
COD
mg/l
2,5
4
04
Nitrat
mg/l
5,15
15
05
Sắt (Fe)
mg/l
1,7
5
06
Sulfat
mg/l
225
400
07
Coliform
MPN/100ml
<3
3
(Nguồn: Viện nghiên cứu Môi trường và Bảo hộ Lao động)
Ghi chú:
QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
Nhận xét:
Hầu hết các chỉ tiêu phân tích hiện trạng nước ngầm tại khu vực đều nhỏ hơn quy chuẩn cho phép. Nước ngầm trong khu vực Dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.
Chất lượng nước biển ven bờ:
Chất lượng nước biển khu vực dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.8 : Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
STT
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
QCVN 10:2008/BTNMT
1
pH
-
7,5
6,5-8,5
2
DO
mg/l
5,5
>4
3
COD
mg/l
3,25
4
4
TSS
mg/l
10,6
50
5
Amoni
mg/l
0,09
0,5
6
Dầu mỡ khoáng
mg/l
KPH
0,1
7
Coliform
MPN/100ml
kph
1.000
(Nguồn: Viện nghiên cứu Môi trường và Bảo hộ Lao động)
Ghi chú:
QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.
Nhận xét:
Hầu hết các chỉ tiêu phân tích hiện trạng nước biển ven bờ tại khu vực đều nhỏ hơn quy chuẩn cho phép. Nước biển trong khu vực Dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.
Nước mưa
Khi dự án đi vào hoạt động hầu như cơ sở hạ tầng của khu du lịch được hoàn tất, tất cả các tuyến đường nội bộ, vỉa hè và các tuyến đường ngoài khu vực đều được tráng nhựa và phủ bằng các thảm cỏ, thảm cây xanh. Chính vì vậy khả năng thấm nước của đất giảm, khi mưa lớn toàn bộ lượng nước mưa chỉ có một hướng thoát theo hệ thống cống thoát nước của khu vực. Nếu hệ thống cống thoát nước tại khu vực không tốt khả năng gây ngập úng tại khu vực là điều chắc chắn. Ngập úng khu vực là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài côn trùng sinh sôi và phát triển, gây bệnh truyền nhiễm.
Lượng nước mưa chảy tràn trong giai đoạn hoạt động được tính tương tự như lượng nước mưa chảy tràn trong giai đoạn xây dựng.
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt từ dự án bao gồm 3 loại:
- Nước thải từ nhà vệ sinh;
- Nước thải từ phòng tắm, thoát nước sàn.
- Nước thải từ nhà bếp.
- Nước thải phát sinh từ các dịch vụ công cộng.
Tổng lưu lượng nước thải phát sinh từ hoạt động của dự án được ước tính theo lượng nước cấp (80% nước cấp) là 56m3/ngày đêm.
Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là có hàm lượng các chất hữu cơ cao, dễ bị phân hủy sinh học (như carbohydrat, protein, mỡ…), các chất dinh dưỡng (phosphat, nitơ), vi trùng, chất rắn và mùi.
Bảng 3.9 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm
Đơn vị
Nồng độ
QCVN 14:2008/BTNMT (Cột A, k=1)
Cặn hòa tan (TSS)
mg/l
500
50
BOD5
mg/l
350
50
Nitrat ( NO3-)
mg/l
75
30
Phosphat
mg/l
20
6
Dầu mỡ
mg/l
80
10
Tổng Coliform
MPN/ 100ml
104 – 106
3.000
(Nguồn Công ty CP Đầu tư và Phát triển giải pháp Công Nghệ Số dựa vào WHO tổng hợp)
Nước thải sinh hoạt có hàm lượng chất ô nhiễm tương đối cao, hơn nữa với lượng nước thải sinh hoạt lớn có khả năng gây ô nhiễm môi trường tiếp nhận. Do đó để bảo vệ môi trường, lượng nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi cho tự thấm và một phần để tưới cây.
3.2.3. Chất thải rắn
Các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của khu du lịch sẽ được phân loại trực tiếp ngay tại nguồn thải và bảo quản trong các thùng chứa tại các khu vực quy định. Chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của khu du lịch chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt, chất thải phát sinh từ hoạt động của các khu dịch vụ công cộng, bên cạnh đó còn có chất thải rắn đường phố và lượng nhỏ rác thải nguy hại.
Chất thải rắn từ khu nhà ở
Nguồn phát sinh: Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ hoạt động hàng ngày của du khách.
Khối lượng: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính theo tổng số khách du lịch (480 người). Ước tính lượng chất thải phát sinh khoảng 240kg/ngày (lượng chất thải phát sinh mỗi ngày ước tính khoảng 0,5 kg/ người/ ngày)
Thành phần rác bao gồm: Rác thực phẩm, giấy, nilon, carton, vải, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro,…
Bảng 3.10 : Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
STT
Thành Phần
Tỷ Lệ (%)
Khoảng dao động
Trung bình
Thực phẩm
61,0 – 96,6
79,17
Giấy
1,0 – 19,7
5,18
Carton
0 – 4,6
0,18
Nilon
0 – 36,6
6,84
Nhựa
0 – 10,8
2,05
Vải
0 – 14,2
0,98
Gỗ
0 – 7,2
0,66
Cao su cứng
0 – 2,8
0,13
Thủy tinh
0 – 25,0
1,94
Lon đồ hộp
0 – 10,2
1,05
Kim loại màu
0 – 3,3
0,36
Sành sứ
0 – 10,5
0,74
Xà bần
0 – 9,3
0,69
Styrofoam
0 – 1,3
0,12
Tổng cộng
100
(Nguồn: WHO, 1993)
Chất thải nguy hại
Nguồn phát sinh và thành phần: Từ các thiết bị văn phòng, đồ gia dụng (hộp mực in sau khi sử dụng, bóng đèn neon thải, thủy tinh thải, hộp chứa thuốc diệt côn trùng, bao bì thuốc bảo vệ thực vật.…), từ quá trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị (dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu nhớt,…).
Khối lượng: Ước tính khối lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng 10kg/tháng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHUONG 3.doc